Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá một số giống lúa chống chịu mặn có triển vọng tại kiến thụy hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 110 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------

------------------

PHẠM VĂN NGHĨA

ðÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU MẶN
CĨ TRIỂN VỌNG TẠI KIẾN THỤY – HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOAN

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Phạm Văn Nghĩa

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành đến PGS.TS. Nguyễn
Văn Hoan, Bộ mơn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Trường ðại học Nơng
nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong việc định hướng đề tài
cũng như trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc và tập thể cán bộ công nhân
viên trong Bộ môn Chọn tạo giống lúa cho vùng khó khăn, Trung tâm Nghiên
cứu và phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Liên
Hồng, Gia Lộc, Hải Dương ñã giúp ñỡ, tạo mọi ñiều kiện về mặt vật chất và
thời gian ñể tơi hồn thành khố học.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy cơ giáo trong Viện Sau đại
học, Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa Nơng học, Trường ðại
học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Qua đây, tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân, bạn bè, là những người ln ủng hộ tơi trong suốt q trình học tập và
thực tập tốt nghiệp.

Tác giả luận văn

Phạm Văn Nghĩa

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….


ii


MỤC LỤC
Lời cam ðoan

i

Lời cảm õn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục ðồ thị

viii

1


MỞ ðẦU

i

1.1

Tính cấp thiết của đề tài.

1

1.2

Mục đích u cầu

3

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1


Ảnh hưởng của ñất mặn ñến canh tác lúa

5

2.2

Hiện trạng ñất nhiễm mặn và tình hình canh tác lúa trên các vùng
đất nhiễm mặn ở Việt Nam.

11

2.3

Nghiên cứu trong và ngoài nước về chịu mặn ở cây lúa

15

3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1

Vật liệu nghiên cứu

36


3.2

Nội dung nghiên cứu

36

3.3

Phương pháp nghiên cứu

37

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

46

4.1

Kết quả ñánh giá khả năng chịu mặn nhân tạo

46

4.2

Kết quả ñánh giá các dịng, giống tại vùng nhiễm mặn.

48


4.2.1

ðặc điểm nơng sinh học của các dịng giống trên đồng ruộng

49

4.2.2

Thời gian sinh trưởng của các dịng, giống tham gia thí nghiệm
tại vùng nhiễm mặn.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

51

iii


4.2.3

Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống ñổ của các dịng, giống
lúa trong điều kiện mặn tự nhiên

52

4.2.4

ðánh giá khả năng chịu mặn trong ñiều kiện mặn tự nhiên

54


4.2.5

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trong ñiều kiện mặn
tự nhiên

4.3

ðánh giá ảnh hưởng của mật ñộ ñến sinh trưởng và năng suất của
các dòng, giống tham gia thí nghiệm.

4.3.1

56
59

ðánh giá ảnh hưởng của mật độ đến thời gian từ cấy ñến ñẻ
nhánh tối ña, ñến bắt ñầu trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng
của các giống thí nghiệm

4.3.2

Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh ñẻ tối ña và số nhánh ñẻ
hữu hiệu của các dịng, giống.

4.3.3

64

Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh

của các dòng, giống.

4.3.5

62

Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ bơng hữu hiệu, chiều cao
cây của các dịng, giống.

4.3.4

59

65

Ảnh hưởng của mật độ cấy ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các dòng, giống.

67

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

70

5.1

Kết luận


70

5.2

ðề nghị

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

72

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
F1

: Thế hệ ñầu tiên của con lai

F2

: Thế hệ thứ hai của con lai

CM

: Chịu mặn


TGST

: Thời gian sinh trưởng

S.E.S

: Hệ thống ñánh giá tiêu chuẩn trên cây lúa

CURE : Chương trình nghiên cứu và phát triển lúa cho vùng khó
khăn
FAO

: Tổ chức Nơng lương thế giới

CIAT

: Trung tâm Nơng nghiệp nhiệt đới Quốc tế

WMO

: Tổ chức Khí tượng thế giới

IRRI

: Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế

IRAT

: Viện Nghiên cứu Nơng nghiệp nhiệt đới


IITA

: Viện Nơng nghiệp nhiệt đới Quốc tế

D1: Dịng số 1
D2: Dòng số 2
D3: giống M16
D4: giống M6
LSD0,05 Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
CV: Hệ số biến động

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Hệ thống phân loại của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ

7

2.2


Hệ thống phân loại của Hội Khoa học ñất Việt Nam

7

2.3

Phân bố diện tích ñất nhiễm mặn nhiều ở Việt Nam

8

2.4

Phân bố diện tích đất nhiễm mặn trung bình và ít ở Việt Nam

9

4.1

Khả năng

chịu mặn của các dịng, giống trong dung dịch

Yoshida có nồng độ muối 0,3% và 0,6%.

47

4.2

Kết quả đo độ mặn nước tại điểm thí nghiệm


49

4.3

Chiều cao cây lúa, khả năng ñẻ nhánh, ñặc ñiểm lá địng, đặc
điểm bơng của các dịng, giống tham gia thí nghiệm tại Ngũ
Phúc, Kiến Thuỵ, Hải Phịng.

4.4

Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm tại Ngũ
Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2010

4.4

55

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống tham
gia thí nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phịng vụ mùa 2010

4.7

53

Khả năng chịu mặn một số giai ñoạn của các giống tham gia thí
nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2010

4.6


52

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống tham gia thí
nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phịng vụ mùa 2010

4.5

49

57

Ảnh hưởng mật độ ñến thời gian từ cấy ñến ñẻ nhánh tối ña, ñến
bắt ñầu trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng của các giống thí
nghiệm.

4.8

Ảnh hưởng mật độ đến thời gian từ cấy ñến ñẻ nhánh tối ña, ñến
bắt ñầu trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng của giống D3

4.9

60
61

Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến số nhánh ñẻ tối ña và số nhánh ñẻ
hữu hiệu của các dòng, giống.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….


62
vi


4.10

Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến số nhánh ñẻ tối ña và số nhánh ñẻ
hữu hiệucủa giống D2

4.11

Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ bơng hữu hiệu, chiều cao
cây của các dịng, giống.

4.12

66

Ảnh hưởng của mật độ cấy ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các dịng, giống

4.15

65

Ảnh hưởng của mật độ cấy ñến khả năng chống chịu sâu bệnh
của các dòng, giống

4.14


64

Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ bơng hữu hiệu, chiều cao
cây của giống D3.

4.13

63

67

Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống D3

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

69

vii


DANH MỤC ðỒ THỊ
STT

Tên ñồ thị

Trang

1


ðồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của các nhóm

2

ðồ thị biểu diễn năng suất thực thu của các dòng, giống tại vùng
nhiễm mặn.

3

63

ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật ñộ ñến tỷ lệ bông hữu hiệu
của giống D3

6

61

ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật ñộ ñến số nhánh ñẻ hữu hiệu
của giống D2

5

58

ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật ñộ tới thời gian sinh trưởng
của giống D3.

4


48

65

ðồ thị biểu diễn năng suất của giống lúa D3 khi cấy ở các mật ñộ
khác nhau

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

69

viii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng ñược gieo trồng
rộng rãi ở các vùng ven biển, do đó lúa rất dễ bị thiệt hại do sự lấn chiếm vào
ñất liền của nước biển. Theo Munns (2002) thì tình trạng ñất bị nhiễm mặn
ñang trở nên nghiêm trọng ở cả hai vùng trồng lúa khác nhau: vùng trồng lúa
nước tưới và vùng trồng lúa nước trời. Nền nông nghiệp trồng lúa nước tưới
cung cấp 1/3 lương thực thế giới, trong đó 20% diện tích trồng lúa nước tưới
bị nhiễm mặn. Do đó, hạn chế mức độ gây hại của sự nhiễm mặn ñến năng
suất lúa ở mức thấp nhất là rất cần được quan tâm nghiên cứu. Ước tính đất bị
nhiễm mặn lên tới 450 triệu Chỉ riêng châu Á có khoảng 21,5 triệu ha đất bị
nhiễm mặn. [1]
Liên hợp quốc (2008) cảnh báo, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng của hiện tượng băng tan. Khi mực nước biển toàn cầu tăng thêm
1 mét, Việt Nam sẽ phải ñối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỷ USD/năm. 1/5
dân số sẽ mất nhà cửa và 12,3% diện tích đất trồng trọt của VN sẽ biến mất, ở

khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông, sông Hồng sẽ chịu tác động của
những trận lũ ở mức độ khơng thể dự đốn được.
Dự báo, mỗi thập kỷ mực nước biển có thể dâng 5cm, năm 2070 có thể
dâng 69cm, năm 2100 nước biển có thể sẽ dâng tới khoảng 1m. Nếu nước
biển dâng cao theo dự báo như vậy sẽ ảnh hưởng đến 12% diện tích và 10,8%
dân số khiến 22 triệu người mất nhà cửa và làm giảm 10% GDP. Tại hội thảo:
“ðánh giá nhu cầu nâng cao năng lực về dự báo biến đổi khí hậu cho các tổ
chức phi chính phủ”, các đại biểu xác nhận, nếu nước biển dâng cao 30 cm thì
ðBSCL nước mặn sẽ xâm nhiễm sâu thên vào ñất liền khoảng 10km, nguy cơ
mặn hóa ở ðBSCL làm giảm 9% năng suất cây trồng vật nuôi vào năm 2030.
Theo Vũ Thái Trường (tổ chức CARE thế giới tại Việt Nam), nếu nước biển
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

1


dâng 1m, ðBSH sẽ bị ngập khoảng 5.000 km2, ðBSCL sẽ bị ngập 200.000
km2 dẫn ñến mất ñất và giảm sản lượng nông nghiệp. ðất bị nhiễm mặn,
những người dân nghèo ở hai ñồng bằng này sẽ ñứng trước nguy cơ thiếu ñất
canh tác, tạo kế sinh nhai…
Ở Việt Nam, nước mặn ñang xâm nhập sâu vào ñất liền, tiếp tục diễn
biến theo chiều hướng phức tạp khiến cho người dân những vùng này gặp rất
nhiều khó khăn về nước trong sinh hoạt; ñặc biệt là nước cung cấp cho hoạt
ñộng sản xuất lúa.
Hiện tại, hầu hết các tỉnh ven biển ñang bị mặn xâm nhập vào sâu
trong nội ñồng từ tháng 2 – 3 khoảng 15 – 20 km ở phía Bắc và 30 - 40km ở
ðBSCL, với độ mặn lên tới 0,4% (4g/lít) trên diện rộng. Tình hình xâm nhập
mặn có khả năng kéo dài nước biển có khả năng dân cao 30 cm nếu như diễn
biến mưa xảy ra muộn hơn mọi năm cộng với gió chướng thổi mạnh ñã ñẩy
nước mặn vào sâu ñất liền theo các cửa sơng và rất có thể, vào tháng 4 - 5

nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào ñất liền khoảng 60 -65 km. ðộ mặn 0,1% 0,3 gần như sẽ bao trùm hết lên các sông. Nhiều khả năng, ñộ mặn trong
tháng cao ñiểm sẽ ñạt từ 1,0 - 1,5%. ðiều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nơng nghiệp, nhất là diện tích lúa xuân hè (Dự báo của TTKTTV).

Những

năm gần ñây, phong trào chuyển ñổi từ trồng lúa sang nuôi tôm nước mặn ở
các tỉnh ven biển ñã làm cho một số vùng ñất lúa lân cận trở nên nhiễm mặn,
gây ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì thế việc xác định
các giống lúa chịu mặn ñang là một nhu cầu cấp thiết góp phần nâng cao tính
bền vững trong sản xuất lúa các vùng ven biển.[17]
Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là huyện ven biển có diện tích 164,3
km2, dân số 172 800 người, mật độ dân số 1052 người/km2. Kiến thụy có
khoảng 50% diện tích đất đai bị chua mặn, 20% đất trũng, kinh tế chủ yếu dựa
vào nông ngư nghiệp. Huyện có 19,68 km bờ biển, 4.500 bãi triều ngập nước,
trong đó có 200 bãi triều cao, diện tích đất nhiễm mặn cao, mật độ dân số
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

2


ñông ảnh hưởng xấu ñến sản xuất lương thực.Mặt khác người dân quen trồng
các giống lúa ñịa phương như: Cườm, nhộng, tẻ tép, Chiêm bầu, Chiêm cút,
Cút hương năng suất rất thấp chỉ khoảng 20-22 tạ/ha, các giống lúa mới có
năng suất cao như HT1, Pð211... cũng khó chịu nổi ñộ mặn cao vùng này và
các ñiều kiện bất thuận khác. [32]
Vì vậy, việc cải tạo các giống lúa có nguồn gốc địa phương cho năng
suất cao, thích nghi với ñiều kiện sinh thái của vùng mặn, nhằm ñảm bảo an
ninh lương thực cho người dân nơi ñây là ñiều quan trọng và cần thiết hơn
bao giờ hết.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi tiến hành đề tài: “ðánh giá
một số giống lúa chống chịu mặn có triển vọng tại Kiến Thụy – Hải Phịng ”
1.2. Mục đích u cầu
1.2.1. Mục đích
ðánh giá khả năng chịu mặn của các dịng, giống lúa chịu mặn triển
vọng nhằm xác định những giống có khả năng chịu mặn cho chương trình
chọn tạo giống lúa thích ứng với vùng mặn ven biển Miền Bắc Việt Nam
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh khả năng chịu mặn của các dịng, giống lúa chịu mặn trong
điều kiện nhân tạo.
- ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, các đặc điểm nơng sinh
học, năng suất của các dịng, giống triển vọng chịu mặn trong điều kiện
đất mặn.
- ðánh giá ảnh hưởng các mật ñộ cấy cho các dịng, giống chịu mặn có
triển vọng.
1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học của ñề tài
- ðánh giá ñược những ñặc ñiểm cơ bản của giống lúa chịu mặn.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

3


- ðánh giá, đưa ra được mật độ cấy thích hợp hiệu quả nhất cho các giống
vùng nhiễm mặn.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài

- ðánh giá nhanh ñược nguồn vật liệu chọn giống trên cơ sở xác ñịnh
khả năng chống chịu mặn, đặc điểm nơng sinh học, năng suất...
- Chọn lọc được những dịng, giống lúa có khả năng chịu mặn tốt, và
nhiều tính trạng q khác để vận dụng trong các tổ hợp lai nhằm khai thác
chúng trong các chương trình lai tạo giống, đặc biệt chương trình lai tạo giống
lúa chịu mặn thích hợp cho vùng nhiễm mặn ven biển Bắc bộ và Bắc trung bộ.
- ðưa ra được phương thức cấy thích hợp cho nhóm giống chịu mặn.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

4


2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Ảnh hưởng của ñất mặn ñến canh tác lúa
Tất cả các loại ñất ñều có chứa một lượng muối tan nào đó. Trong số đó
có nhiều loại muối là các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên,
khi số lượng các muối trong đất vượt q một giá trị nào đó, thì sự phát triển,
năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây ñều bị ảnh hưởng xấu, tới một
mức ñộ tuỳ thuộc vào loại và số lượng muối có mặt trong ñất, tuỳ thuộc vào
giai ñoạn sinh trưởng, vào loại thực vật và các yếu tố mơi trường. Do đó khi
đất chứa một lượng muối có ảnh hưởng đến năng suất thực vật thì đất đó được
gọi là đất mặn (salt affected soil).
Nói chung, mặn là một thuật ngữ bao gồm tất cả những vấn đề gây ra
do sự có mặt của muối ở trong ñất. Phân làm 2 loại là nghiệm trọng Sodic (
hoặc kiềm alkali) và mặn Saline (Một loại thứ ba có thể sử dụng là kiềm –
mặn saline-sodic soils). Trong tổng số 444 triệu ha như sau [18]
DT ( tr.ha)

249

195

Saline

Sodic
Nguồn: FAO database

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

5


Saline soils: xảy ra ở vùng khô cằn(arid), cửa sông (estuaries)và ven
gần biển(coastal fringes). ðất mặn (Saline soils) có cations Na+ chiếm ưu thế
và ñộ dẫn ñiện (electrical conductivity - EC) lớn hơn 4 dSm-1( ñe xi
xiemen/m), nhưng anion Cl và sulphate hòa tan chiếm ưu thế. Phần trăm Na
trao ñổi (Exchangeable Sodium Percentage) ESP < 15) và pH ñất này thấp
hơn ñất sodic .
ðất Sodic hoặc ñất kiềm (alkaline soil): Phân bố rộng ở vùng khô hạn
và bán khô hạn.
ðất Sodic có nơng độ cao của carbonate và bicarbonate tự do vượt Na
trao ñổi, chúng thiếu hụt nitrogen, phosphorus và zinc. ðất có pH cao(cao
hơn 8.5 và đơi khi ñến 10.7) , ESP (> 15) và cấu trúc của đất kém. Phần sét và
mùn phân rã vì vậy nó trở lên nhão khi ướt và rắn khi khô. ðộ dẫn nước kém
và cản trở sinh trưởng của rễ.
Các nhà khoa học ñất ñã cố gắng phân loại các loại ñất mặn dựa vào
các chỉ tiêu
sau: ñộ pH của ñất bão hồ nước (pHs), tổng số muối tan, độ dẫn ñiện của
dịch chiết của ñất bão hoà nước (ECe), hàm lượng phần trăm Na
trao ñổi (Exchangeable sodium percentage - ESP).

Các nhà khoa học của Phịng thí nghiệm đất mặn Hoa kỳ (Richards,
1954) ñã phân chia ra 3 loại ñất mặn: ñất mặn, ñất kiềm, ñất mặn kiềm. Vì khi
ECe trong ñất
mặn ñạt ñến giá trị 4 dS/m thì hầu hết các cây trồng ñều bị giảm năng suất ñến
50% nên người ta ñã ñề xuất sử dụng giá trị ECe này làm tiêu chí để phân
biệt đất mặn và đất khơng mặn. Tương tự, khi ESP lớn hơn 15 thì các tính
chất vật lý, nhất là tính thấm nước của ñất bịảnh hưởng ñáng kể nên ñây cũng
là một tiêu chí để phân loại đất mặn.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

6


Bảng 2.1: Hệ thống phân loại của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ
Loại ñất

ECe, dS/m

ESP

pH

ðất mặn

>4

<15

<8,5


ðất kiềm

<4

>15

>8,5

ðất mặn kiềm

>4

>15

>8,5

Căn cứ vào nồng độ muối hịa tan trong đất Hội Khoa học ñất Việt
Nam chia làm 3 loại:
- ðất

mặn

sú vẹt ñước

(Gleyic

salisols hay Gleyi

salic


Fluvisols theo FAO- UNESCO).
- ðất mặn nhiều (Haplic salisols hay Hapli salic Fluvisols theo FAO UNESCO).
- ðất mặn trung bình và ít (Mollic salisols hay Molli salic Fluvisols).
ðất mặn sú vẹt đước có diện tích 105.318 ha, phân bố ở nhiều vùng ven biển
từ Nam ra Bắc nhưng nhiều nhất là ở vùng ven biển Nam Bộ từ Bến Tre ñến
Cà Mau. ðất mặn sú vẹt ñước chiếm 0,34% diện tích đất tự nhiên tồn quốc
và 10,63% nhóm đất mặn và phân bố như sau:
Bảng 2.2: Hệ thống phân loại của Hội Khoa học đất Việt Nam
Khu vực

Diện tích (ha)

ðồng bằng sông Cửu long

56,448

Duyên hải miền Trung

5,166

Khu bốn cũ

1,796

ðồng bằng sơng Hồng

15,807

Tổng cộng


105,318

Thảm thực vật rừng ngập mặn mang tính ñặc thù theo vùng, có ảnh hưởng
ñến ñất ñai và ñộng vật muôn màu muôn vẻ: ở Nam bộ thường gặp rừng
ñước, rừng vẹt, rừng bần, rừng dừa nước và các loại hình hỗn hợp đước -

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

7


mắm, đước - vẹt ... ở miền Bắc ít gặp các quần thể như trên, thường gặp sú,
vẹt, ñăng, trang...
ðất sú vẹt ñước ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường dở đất, dở nước,
đang
trong q trình bồi lắng, dạng bùn lỏng, lầy ngập nước triều, bão hoà NaCl,
lẫn hữu cơ, glây mạnh, đất trung tính hay kiềm yếu, tầng mặt lượng hữu cơ
khá, đạm tổng số trung bình và khá, lân tổng số trung bình, kali tổng số giàu,
lân và kali dễ tiêu khá và giàu, tỷ lệ Ca++/Mg++ thường nhỏ hơn 1. Thành
phần cơ giới trung bình (ở miền Bắc) và nặng (ở Nam Bộ).
ðất mặn nhiều có diện tích 133.288 ha. Loại đất này chiếm 0,42% diện
tích ñất tự nhiên cả nước và 15% của nhóm ñất mặn. Phần lớn tập trung ở
vùng ven biển ðồng bằng sơng Cửu long: 102.000 ha.
Bảng 2.3: Phân bố diện tích ñất nhiễm mặn nhiều ở Việt Nam
Khu vực

Diện tích (ha)

ðồng bằng sông Cửu long


102,000

Ven biển khắp các vùng

14,318

Khu 4 cũ

6,609

Duyên hải miền Trung

11,426

ðông Nam Bộ

19,592

Trung du miền núi Bắc Bộ

18,704

Tổng cộng

133,288

ðất mặn nhiều thường do nước mặn tràn theo thuỷ triều và cũng có nơi
do nước mạch mặn do muối NaCl trong nước biển.
ðất

sơng,

mặn
cao

nhiều

thường

ở địa

hình

thấp ven biển, cửa

trình 0,5 - 0,8 m sự thay ñổi mặn theo hai mùa: về mùa mưa,

luồng nước mưa, nước ngọt từ thượng nguồn ñuổi nước mặn ra xa làm ngọt
tầng ñất mặt, nên lúa mùa phát triển ra đến sát biển. Vì vậy có thể gọi là đất

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

8


mặn thời vụ, và nghiên cứu xác ñịnh ñất mặn được chính xác phải thực hiện
trong những thời kỳ khơ hạn nhất.
ðất mặn nhiều thường có Cl- > 0,25%, tổng số muối tan > 1% và EC
thường > 4 ms/cm. Về mùa mưa những trị số trên có hạ thấp hơn. Tỷ lệ
Ca++/Mg++ thường <1. ðất mặn nhiều thường chứa các chất dinh

dưỡng trung bình đến khá, nhất là ở Nam Bộ. Thành phần cơ giới từ
sét ñến limon hay thịt pha sét. ðất mặn ở Nam Bộ thường có thành phần cơ
giới nặng hơn và sâu hơn. ðất mặn miền Bắc thường có thành phần cơ giới
trung bình (limon hay thịt pha sét) và có nền cát hay cát pha ởñộ sâu chưa ñến
100 cm và ở ñộ sâu khoảng 50 - 80 cm thường gặp lớp cát xám xanh, có xác
vỏ sị, ốc biển.
ðất mặn trung bình và ít có tổng diện tích 732.584 ha. Phân bố tiếp
giáp ñất phù sa, bên trong vùng ñất mặn nhiều, ñại bộ phận ở địa hình trung
bình và cao và cịn ảnh hưởng của thuỷ triều. Loại ñất này chiếm 2,4% diện
tích đất tồn quốc và khoảng 75% của nhóm đất mặn, tập trung nhiều nhất ở
đồng bằng sơng Cửu long.
Bảng 2.4: Phân bố diện tích đất nhiễm mặn trung bình và ít ở Việt Nam
Khu vực

Diện tích (ha)

% diện tích

ðồng bằng sông Cửu long 586,422

80

ðồng bằng sông Hồng

53,307

7,30

Khu 4 cũ


38,358

5,20

Duyên hải miền Trung

35,561

4,90

ðông Nam Bộ

2,500

0,34

16,360

2,20

732,584

100

Trung du miền núi Bắc
Bộ
Tổng cộng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….


9


ðất mặn trung bình và ít có Cl- < 0,25% và EC < 4 ms/cm. đất có phản
ứng trung tính ít chua, xuống sâu pH có tăng lên do nồng ñộ muối cao hơn, tỷ
lệ Ca++/Mg++ <1, mùn, ñạm trung bình, lân trung bình và nghèo.
ðất mặn chứa một lượng muối hòa tan trong nước ở vùng rễ cây, làm
thiệt hại ñến hoạt ñộng sinh trưởng của cây trồng. Mức ñộ gây hại
của ñất mặn tùy thuộc vào loài cây trồng, giống cây, thời gian sinh
trưởng, các yếu tố môi trường đi kèm theo nó, và tính chất của đất. Do đó,
người ta rất khó định nghĩa đất mặn một cách chính xác và đầy đủ. Hội Khoa
Học ðất của Mỹ (SSSA 1979) ñã xác ñịnh ñất mặn là ñất có độ dẫn điện
(EC) lớn hơn 2 dS/m, khơng kể ñến hai gía trị khác : tỉ lệ hấp thu sodium
(SAR) và pH.
Tuy nhiên, hầu hết các ñịnh nghĩa khác ñều chấp nhận ñất mặn là ñất
có ñộ dẫn ñiện EC cao hơn 4dS/m ở ñiều kiện nhiệt ñộ 25 ñộ C, phần trăm
sodium

trao ñổi

ESP

kém

hơn

15,




pH

nhỏ hơn

8,5

(US

Salinity Laboratory Staff 1954).
ðất mặn bị ảnh hưởng mặn chiếm 7% diện tích đất tồn thế giới. ðất bị
ảnh hưởng mặn khơng phải đều có khả năng canh tác giống như nhau, mà nó
được chia ra thành từng nhóm khác nhau để sử dụng đất hợp lý. ðất bị ảnh
hưởng mặn ở ñại lục thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ rất ít có khả năng trồng trọt.
Ở Châu Á, hơn 80% ñất bịảnh hưởng mặn có khả năng trồng trọt, và đã được
khai thác cho sản xuất nông nghiệp. Ở Châu Phi và Nam Mỹ, khoảng 30% đất
bị nhiễm mặn có khả năng trồng trọt. Hiện tượng nhiễm mặn là mối ñe dọa
lớn nhất ñến việc gia tăng sản lượng lương thực ở các quốc gia Chấu Á
(Abrol 1986).
Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2000), tổng diện
tích đất bị nhiễm mặn trên thế giới là 397 triệu ha (chiếm khoảng 30% tổng
diện tích đất canh tác tồn thế giới), và chúng tập trung chủ yếu ở các nước
thuộc châu Á Thái Bình Dương. Dự đốn đến năm 2050, khoảng 50% diện
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

10


tích đất nơng nghiệp sẽ bị nhiễm mặn nghiêm trọng do tác động của biến đổi
khí hậu và nước biển dâng. ðiều này sẽ là một thách thức rất lớn trong việc
ñảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 9,3 tỷ người vào năm 2050 (Flowers,

2004), dân số đơng cũng có nghĩa cần đảm bảo đủ sản lượng lương thực cho
con người ñặc biệt là người nghèo. [2]
2.2. Hiện trạng ñất nhiễm mặn và tình hình canh tác lúa trên các vùng
ñất nhiễm mặn ở Việt Nam.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia chịu tác ñộng nhiều nhất khi khí
hậu thay đổi và mực nước biển dâng cao xâm nhập vào ñất liền nguy hại nhất
là lũ mặn.
Khác với lũ thông thường (lũ ngọt) mang phù sa màu mỡ, tơm cá về
cho đồng bằng, theo các chun gia thuỷ lợi, “lũ mặn” từ biển theo sơng tiến
vào ruộng đồng ñang gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.
Cuộc sống người dân đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Năng suất lúa,
hoa màu, cây ăn trái giảm.
Thậm chí, mực nước biển dâng mang theo lũ mặn sẽ nhấn chìm nhiều
vùng đất ở đồng bằng sơng Cửu Long là điều khó tránh khỏi. Có thời điểm,
trên hai con sơng Tiền và sơng Hậu nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội ñồng
ñến 60 - 65km. Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Cần Thơ cịn
cho hay, mùa khơ vài năm trở lại đây, nước mặn ñã xâm nhập sâu cách trung
tâm thành phố Cần Thơ khoảng 12km. ðộ mặn cũng tăng lên theo thời gian.
Mặt khác tình trạng nhiễm mặn cịn do tác động của con người tại nhiều vùng,
nơng dân phá đê đưa nước mặn vào vùng ngọt hố để ni tơm cá, bất chấp
khuyến cáo về tác hại mà nó gây ra (quy hoạch bị phá vỡ, hiệu quả kinh tế
bấp bênh, ô nhiễm môi trường…).
Ở Việt Nam, các vùng nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở hai vùng châu
thổ lớn là ðBSH và ðBSCL. Ảnh hưởng của nước biển ở vùng cửa sông vào

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

11



ñất liền ở ðBSH chỉ khoảng 15 km, nhưng ở vùng ðBSCL lại có thể xâm
nhập tới 40-50 km (FAO,2000). [3]
ðBSCL có diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả
nước; trong đó đất sản xuất nơng nghiệp khoảng 2,9 triệu ha, đất sản xuất lâm
nghiệp là 430.770 ha, ñất khác chiếm 277.000 ha và ñất chuyên dùng khoảng
262.682 ha (Nguyễn Ngọc Anh, 2005) [19]. Nhiệt độ khí hậu ðBSCL trung
bình hằng năm trên 27 - 28°C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12
và tháng 1, nằm trong khoảng 25 - 26°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ trung bình: 28 - 29°C. Số giờ nắng bình qn/ngày
là 6 giờ, tháng 04 có số giờ nắng cao nhất vượt 200 giờ và tháng 11 có số giờ
nắng thấp nhất đạt từ 140 - 180 giờ. Năng lượng bức xạ năm ñạt 75 - 80
Kcal/cm2. Lượng mưa trung bình hàng năm tồn vùng là 1.520-1.800 mm, phân
bố khơng đều theo thời gian và khơng gian. Suốt mùa mưa từ tháng 05 ñến tháng
10 lượng mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, và lượng mưa rất ít trong
mùa khơ (tháng 11 đến tháng 4). Về đất nơng nghiệp, theo Trần Thanh Cảnh
(1998), [20] vùng ðBSCL có các nhóm đất chính sau: (1) ðất phù sa có diện
tích khoảng 1.180.000 ha, chiếm 30,1% diện tích tồn vùng; (2) ðất phèn mặn
chiếm diện tích khoảng 1.600.000ha, ước tính 40,7% diện tích tồn vùng; (3)
ðất mặn có diện tích là 744.000 ha, chiếm 18,9 %, có độ phì tự nhiên cao, nhưng
bị nhiễm mặn, nên việc tăng vụ, tăng năng suất trong sản xuất bị hạn chế; (4) ðất
xám có diện tích khoảng 134.656 ha, chiếm 3,4 %, bao gồm ñất xám trên phù sa
cổ, ñất xám ñọng mùn gley trên phù sa cổ.
ðBSCL bị chia cắt bởi hệ thống sông tự nhiên kết hợp với hệ thống
sơng ngịi chằng chịt đã tạo thành hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp, thau chua rửa mặn và cũng là hệ thống ñường vận chuyển
thủy tốt, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hố, nơng sản. Mùa lũ thường kéo
dài 5 tháng với lượng nước chiếm khoảng 3/4 tổng lượng nước cả năm, và 7

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….


12


tháng mùa khơ cạn, lượng nước cịn lại rất ít. Do đó, thủy triều có ảnh hưởng
rất lớn đến phần lớn vùng hạ lưu sơng Mekong, tồn bộ ðBSCL của Việt
Nam. Do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn từ biển thường tràn vào sâu
trong đất liền vào mùa khơ. Các vùng lúa ven biển ðBSCL thuộc các tỉnh:
Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
đều bị nhiễm mặn, nhiều hay ít tùy thuộc vào ảnh hưởng của thủy triều và hệ
thống kênh ngòi, ñê ngăn mặn của từng vùng. ðộ mặn lớn nhất trong sông
theo quy luật thường xuất hiện trùng với kỳ triều cường trong tháng, nước
biển càng mặn, càng vào sâu trong đất liền ở các vùng triều mạnh và ít có
nước thượng nguồn đổ về. Mức độ xâm nhập mặn tùy thuộc vào sự xâm nhập
của nước biển, và tùy vào mùa trong năm, cao điểm vào các tháng có lượng
mưa thấp, khoảng tháng 3 - 4 dương lịch. Qua chuỗi số liệu thực ño 10 năm
(1991-2000) ở ðBSCL, Lê Sâm (2003) [21] đã phân tích diễn biến nồng độ
mặn, xác ñịnh ñường ñẳng trị mặn ứng với các trị số: 0,4 g/l, 2 g/l, 4 g/l, 16
g/l theo thời gian từng tháng trong mùa khơ, tìm ra diễn biến mặn trung bình
tháng 4 (tháng có nồng độ mặn cao nhất trong năm) của thời ñoạn 10 năm
trên ðBSCL diện tích bị xâm nhập mặn >0,4 g/l chiếm 2.126.635 ha
ðồng bằng sơng Cửu Long có khoảng 1,8-2,1 triệu ha đất tự nhiên chịu
ảnh hưởng của mặn tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang, phần lớn là đất bị nhiễm mặn kết
hợp với phèn, ngập nước (Lê Sâm, 2003).
Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2001) [22] chia vùng ðBSCL ra làm 06
vùng: vùng ven và giữa sông Tiền và sông Hậu, vùng ðồng Tháp Mười, vùng
Tây sông Hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bán ñảo Cà Mau, vùng ven
biển ðơng. Trong đó các vùng bị ảnh hưởng mặn chính là:
- Vùng Bán đảo Cà Mau: diện tích tự nhiên: 946.000 ha. Diện tích hiện
đang sử dụng: 676.000 ha, gồm các loại ñất: ñất mặn và ñất phèn mặn. Yếu tố

chính ảnh hưởng đến sản xuất của vùng là thiếu nước ngọt và ảnh hưởng mặn.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

13


Hiện nay đang sản xuất theo một số mơ hình sau: 1 đến 2 vụ lúa trong năm;
ni thủy sản; rừng ngập mặn; 1 vụ lúa + 1 vụ tôm; rừng - tơm.
- Vùng ven biển ðơng: diện tích tự nhiên: 1.073.000 ha. Diện tích hiện
đang sử dụng: 844.000 ha, gồm các loại ñất: ñất phù sa, ñất mặn và ñất cát
giồng. Yếu tố chính ảnh hưởng ñến sản xuất của vùng là không ngập lũ, thiếu
nước ngọt và ảnh hưởng mặn. Hiện nay đang có những mơ hình sản xuất như:
1 đến 2 vụ lúa trong năm; ni thủy sản; dừa; cây ăn trái; 1 vụ lúa + 1 vụ tơm;
rừng - tơm.
-Diện tích ni thủy sản nước mặn, lợ chỉ tập trung ở 8 tỉnh ven biển
vùng ðBSCL: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Năm 2005, diện tích có thể ñạt: 564.650 ha, tăng
142.458 ha so với năm 2001 (diện tích năn 2001: 422.192 ha) và dự kiến năm
2010 sẽ ñạt: 649.430 ha, tăng 84.780 ha so với năm 2005 (Nguyễn Ngọc Anh,
2005).
Các vùng lúa nhiễm mặn ở ðBSH thuộc các tỉnh như: Thái Bình, Hải
Phịng, Nam ðịnh, Ninh Bình, Thanh Hóa,…Một số vùng ven biển thuộc Hải
Phịng bị nhiễm mặn khoảng 20.000 ha ở cả hai dạng nhiễm mặn tiềm tàng và
nhiễm mặn xâm nhiễm từ 0.3-0.5%, chủ yếu tập trung tại các huyện như: Kiến
Thụy, Tiên Lãng, Thủy Ngun, Vĩnh Bảo,… Tỉnh Thái Bình có khoảng 18.000
ha nhiễm mặn chủ yếu ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương,… Tỉnh
Nam ðịnh có khoảng 10.000 ha chủ yếu ở các huyện như Nghĩa Hưng, Xuân
Trường, Giao thủy,…Tỉnh Thanh Hóa có khoảng 22.000 ha đất nhiễm mặn ở
các huyện như Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hà Trung,… riêng huyện Hậu
Lộc có 8.000 ha do nước biển tràn vào sau mùa lũ năm 2005. Các giống lúa mùa

ñịa phương trước ñây thường ñược gieo trồng là: Cườm, Nhộng, Tẻ Tép, Tẻ ðỏ,
Chiêm Bầu, Cút Hương,… năng suất thấp, chỉ ñạt 18-20 tạ /ha. Gần ñây một số
giống chịu mặn trung bình như: Mộc Tuyền, X21, Xỉ, X19, VD97,

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

14


VD920,…cho năng suất khá cao nhưng có dạng hình yếu rạ, ít chịu phân , cao
cây, lá lướt (Nguyễn Tấn Hinh và ctv., 2005). [23]
Dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung đất cũng bị nhiễm mặn như Hà
Tĩnh có khoảng 17.919 ha , Quảng Bình có có hơn 9.300 ha bị nhiễm mặn và
Ninh Thuận có gần 2300 ha ñất bị nhiễm mặn. Các giống lúa ñịa phương
thường ñược canh tác tại các vùng này là: Thuận Yến, nếp Bờ Giếng, Trắng
ðiệp, ,…thời gian sinh trưởng cây lúa dài, cao cây chống đổ kém, ít chịu
thâm canh vì vậy năng suất thấp (chỉ 18-20 tạ/ha).
Nhìn chung ở Việt Nam, ñất bị nhiễm mặn ñược xếp vào trong một
những trở ngại chính của Việt Nam. Những năn gần đây, phong trào chuyển
đổi từ trồng lúa sang ni tơm nước lợ nhiễm mặn ở các tỉnh ven biển ñã làm
cho một số vùng lúa lân cận trở nên bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng xấu ñến
sản lượng lúa.
2.3. Nghiên cứu trong và ngoài nước về chịu mặn ở cây lúa
2.3.1. Ngoài nước
2.3.1.1. Cơ chế chống chịu mặn của cây lúa (Oryza sativa)
Lúa là cây lương thực thích hợp nhất trên đất mặn, dù nó ln được
đánh giá là nhiễm trung bình với mặn. Vì đất mặn ln ở dưới điều kiện bị
ngập nước, những cây trồng khác không thể sinh trưởng ñược ngoại trừ lúa
(Aslam và ctv., 1993). [4] Nhiễm mặn gây tổn hại ñến cây lúa là do mất cân
bằng thẩm thấu và tích lũy quá nhiều ion Cl- (Akbar, 1975)[5]. Nhưng những

nghiên cứu gần ñây cho thấy rằng, nguyên nhân gây tổn hại cho cây lúa trong
môi trường mặn là do tích lũy quá nhiều ion Na+, và ion này trực tiếp gây ñộc
trên cây trồng, làm cho Cl- trở thành anion trơ nên phổ kháng của cây tương
ñối rộng (Yeo và Flowers, 1986) [6]. Như vậy, sự tổn hại ở cây lúa trên ñất
mặn là do cây hấp thu quá dư cả ion Na+ và Cl-.
Ảnh hưởng của Na+ là phá vỡ và cản trở vai trò sinh học của tế bào
chất. Hơn nữa, sự mất cân bằng tỷ lệ Na-K trong cây sẽ làm giảm năng suất
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

15


hạt. Cây lúa chống chịu mặn bằng cơ chế ngăn chặn, giảm hấp thu Na+ và gia
tăng hấp thu K+ ñể duy trì sự cân bằng Na-K tốt trong chồi. Ion K có vai trị
quan trọng làm kích hoạt enzyme và đóng mở khí khổng, tạo ra tính chống
chịu mặn (Ponnamperuma, 1984). [7] Tuy thế việc khám phá ra cơ chế và
những tổn hại trên cây lúa do mặn thì rất phức tạp, ngay cả dưới những ñiều
kiện ngoại cảnh kiểm sốt được.
Mặn gây hại trên cây lúa bắt đầu bằng triệu chứng giảm diện tích lá,
những lá già nhất bắt đầu cuộn trịn và chết, theo sau đó là những lá già kế
tiếp và cứ thế tiếp diễn. Cuối cùng, những cây sống sót có những lá già bị
mất, những lá non duy trì sự sống và xanh. Trong điều kiện thiệt hại nhẹ,
trọng lượng khơ có xu hướng tăng lên trong một thời gian, sau đó giảm
nghiêm trọng do giảm diện tích lá. Trong điều kiện thiệt hại nặng hơn, trọng
lượng khô của chồi và rễ suy giảm tương ứng với mức ñộ thiệt hại (Gregorio
và ctv, 1997). [8]
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng, cây lúa chống chịu mặn trong suốt
giai ñoạn nẩy mầm, trở nên rất nhiễm trong giai ñoạn mạ non (giai ñoạn 2-3
lá), tiếp tục chống chịu trong giai ñoạn sinh trưởng dinh dưỡng, kế ñến nhiễm
trong suốt giai ñoạn thụ phấn và thụ tinh, cuối cùng trở nên chống chịu hơn

trong giai ñoạn chín (Ponnamperuma, 1984). Tuy thế, một nghiên cứu khác
cho rằng, tại giai đoạn trổ, cây lúa khơng mẫn cảm với mặn (Aslam và ctv.,
1993). Do đó, sinh trưởng và phát triển của cây lúa phải ñược chia ra nhiều
giai ñoạn ñể nghiên cứu một cách ñầy ñủ về cơ chế chống chịu mặn của lúa.
Theo Yeo và Flowers (1984) những thay đổi sinh lý của cây lúa liên
quan đến tính chống chịu mặn được tóm tắt như sau:
+ Cây lúa không hấp thu (hoặc hạn chế ở mức rất thấp) lượng muối dư
thừa nhờ hiện tượng hấp thu có chọn lọc
+ Cây lúa hấp thu lượng muối thừa nhưng tái hấp thu lại trong mơ libe,
do đó Na+ khơng di chuyển đến chồi thân
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

16


×