Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển các nhà máy xi măng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.89 KB, 119 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------***---------------

PHẠM VĂN KHIÊM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ MÁY
XI MĂNG ðẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Phạm Văn Khiêm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới thầy TS. Nguyễn Mậu Dũng người ñã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp
ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa kinh tế &
PTNT, Viện ñào tạo sau ñại học - Trường đại học nơng nghiệp Hà Nội cùng
tồn thể các thầy giáo, cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.
Cho phép tơi được gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Thanh Liêm - tỉnh
Hà Nam ñã cung cấp số liệu, thơng tin để thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp ñỡ, ñộng viên của tất cả bạn bè, ñồng nghiệp, gia
đình và những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong
suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả

Phạm Văn Khiêm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan


i

Lời cảm ơn

i

Mục lục

i

Danh mục bảng

i

Danh mục hình

i

1.

MỞ ðẦU

i

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.

2

1.3.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.2.

Cơ sở thực tiễn

3.


ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

17

NGHIÊN CỨU

46

3.1.

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu

46

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

57

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

62

4.1.

Tình hình phát triển các nhà máy xi măng ở huyện Thanh Liêm


62

4.1.1. Tình hình phát triển

62

4.1.2. Những vấn đề phát sinh do phát triển các nhà máy xi măng ở
huyện Thanh Liêm.
4.2.

66

Ảnh hưởng của phát triển nhà máy xi măng ñến sản xuất nông
nghiệp

68

4.2. 1. Ảnh hưởng của phát triển nhà máy xi măng đến sản xuất nơng
nghiệp của huyện Thanh Liêm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii

68


4.2.2. Ảnh hưởng của phát triển nhà máy xi măng ñến sản xuất nông
nghiệp của hộ ñiều tra

76

4.3.


Ảnh hưởng của phát triển nhà máy xi măng đến mơi trường.

94

4.4.

ðịnh hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm, nâng
cao thu nhập cho người lao ñộng và phát triển sản xuất nơng
nghiệp bền vững trong điều kiện phát triển các nhà máy xi măng.

95

4.4.1. ðịnh hướng

95

4.4.2. Giải pháp ñể giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao ñộng và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trong ñiều
kiện phát triển các nhà máy xi măng

97

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

104

5.1.


Kết luận.

104

5.2.

Kiến nghị.

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình sử dụng đất đai

49


3.2

Tình hình dân số và lao ñộng huyện Thanh Liêm năm 2009

53

3.3

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Thanh Liêm qua các năm
2007 – 2009

4.1

Số lượng, quy mô các nhà máy xi măng trên địa bàn huyện
Thanh Liêm

4.2

65

Tình hình đất nơng nghiệp của Huyện Thanh Liêm trước và sau
khi có nhà máy xi măng

4.5

63

Tình hình doanh thu của nhà máy xi măng và thu nhập của cán
bộ công nhân viên trong các nhà máy xi măng


4.4.

62

Tình hình lao động trong một số nhà máy xi măng của huyện
Thanh Liêm

4.3

54

68

Tình hình lao ñộng trước và sau khi có các nhà máy xi măng của
huyện Thanh Liêm

70

4.6

Chất lượng lao ñộng trước và sau khi có nhà máy xi măng

73

4.7

Cơ sở hạ tầng trước và sau khi có nhà máy xi măng

75


4.8

Tình hình chủ hộ nơng dân điều tra

77

4.9

Tình hình đất đai của nhóm hộ ñiều tra

79

4.10

Cơ cấu lao ñộng trước và sau khi có nhà máy xi măng của nhóm
hộ điều tra

4.11

81

Tình hình sử dụng đất đai trong sản xuất nơng nghiệp của các
nhóm hộ

83

4.12

Năng suất bình qn của hộ điều tra


85

4.13

Kết quả sản xuất ngành trồng trọt

86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v


4.14

Quy mơ chăn ni của nhóm hộ điều tra

88

4.15

Tình hình sản xuất ngành chăn ni

89

4.16

Biến động cơ cấu ngành nghề của nhóm hộ điều tra

91


4.17

Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ điều tra

93

4.18

Mơi trường mặt nước ở huyện Thanh Liêm năm 2009

95

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vi


DANH MỤC HÌNH
STT
3.1

Tên hình

Trang

Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Liêm qua 3 năm (20072009)

51

3.2

Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Liêm


55

4.1

Tình hình đất nơng nghiệp của huyện Thanh Liêm trước và sau
khi có NMXM

4.2

69

Tình hình lao động trong độ tuổi trước và sau khi có nhà máy xi
măng của huyện Thanh Liêm

71

4.3

Chất lượng lao động trước và sau khi có nhà máy xi măng

74

4.4

Cơ cấu diện tích đất trước và sau thu hơi đất của nhóm hộ điều tra

80

4.6


Diện tích các loại cây trồng trước và sau khi có nhà máy xi măng 84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình CNH - HðH, các cơng trình xây dựng ngày càng được
mở rộng cả về số lượng và quy mơ. Các ngành công nghiệp phục vụ cho các
cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển mạnh như công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng (sắt thép, bê tông, gạch...) và dĩ nhiên là cơng nghiệp sản xuất xi
măng đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển cơ sở hạ tầng của
đất nước.
Q trình hình thành và hoạt ñộng của các nhà máy xi măng có một ý nghĩa
kinh tế xã hội rất to lớn ñối với sự phát triển đất nước. Thứ nhất, sản xuất xi
măng góp phần tạo ra công ăn việc làm và nâng cao ñời sống của nhân dân trong
vùng; là nguồn thu hút lao động lớn và giải quyết việc làm khơng chỉ cho người
dân địa phương mà cịn tạo việc làm cho hàng trăm công nhân khác ở các vùng
lân cận. Thứ hai, sản xuất xi măng tạo nên cảnh quan mới với tiến trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, sản xuất xi măng thúc ñẩy phát triển
thương mại và dịch vụ trên ñịa bàn huyện.
Huyện Thanh Liêm có đường quốc lộ 1A đi qua, là đường giao thông
huyết mạch nối thành phố Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh. Là vùng có tốc
độ phát triển thương mại, dịch vụ. Trong những năm gần ñây, theo quy hoạch
của tỉnh Hà Nam rất nhiều xã thuộc huyện Thanh Liêm nằm trong diện phải
chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp để xây dựng các nhà máy xi măng. Chỉ
trong 5 năm (2003-2008) huyện Thanh Liêm ñã xây dựng 4 nhà máy xi măng
lớn là nhà máy xi măng Hồng Long với diện tích 55ha, nhà máy xi măng
Tràng An với diện tích 30ha, nhà máy xi măng Thanh Liêm với diện tích

35ha, nhà máy xi măng Xuân Thành với diện tích 59ha. Hoạt động cơng
nghiệp đặc biệt là sản xuất xi măng trên ñịa bàn huyện trong những năm qua đã
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1


góp phần đáng kể cho nền kinh tế - xã hội tiếp tục ổn ñịnh và phát triển, tạo sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình phát triển chung của tỉnh. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động sản xuất cơng nghiệp đã có những ảnh
hưởng đến sản xuất nơng nghiệp của các hộ nơng dân trên địa bàn huyện Thanh
Liêm. Vì nhường đất cho xây dựng các nhà máy xi măng mà diện tích ñất
nông nghiệp của huyện Thanh Liêm ñã dần bị thu hẹp ñất lại. Việc xây
dựng các nhà máy xi măng ñã tạo nhiều cơ hội việc làm mới, phát triển
nhiều loại hình dịch vụ nhờ đó nâng cao thu nhập cho người lao ñộng. Tuy
nhiên, phát triển các nhà máy xi măng cũng gây ra khơng ít những vấn đề
khó khăn, tạo ra những áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm của những
hộ nơng dân bị mất đất, việc ñào tạo nghề, việc thay ñổi suy nghĩ và cách
làm kinh tế mới, việc ñền bù ñất cho người nơng dân và vấn đề xã hội.
Hoạt động cơng nghiệp ñặc biệt là sản xuất xi măng trên ñịa bàn huyện
trong những năm qua đã góp phần đáng kể cho nền kinh tế - xã hội tiếp tục ổn
ñịnh và phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình
phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, trong q trình phát triển, hoạt động sản
xuất cơng nghiệp đã có những ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp của các
hộ nơng dân trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Xuất phát từ những lý do nêu
trên, chúng tôi lựa chọn ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển các
nhà máy xi măng đến sản xuất nơng nghiệp của hộ nơng dân trên địa bàn
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam ” làm ñề tài luận văn nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Mục tiêu chung của ñề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển các
nhà máy xi măng đến sản xuất nơng nghiệp của hộ nơng dân, từ đó đề ra một

số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp trên ñịa bàn huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hóa những vấn ñề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của
công nghiệp hóa nói chung và sản xuất xi măng nói riêng đến sản xuất nơng
nghiệp của hộ.
- Khái qt thực trạng phát triển các nhà máy xi măng trên ñịa bàn
huyện.
- Phân tích ảnh hưởng của việc phát triển các nhà máy xi măng đến sản
xuất nơng nghiệp của hộ nơng dân trên địa bàn huyện.
- ðề xuất giải pháp hạn chế các tác ñộng tiêu cực của phát triển các nhà
máy xi măng đến sản xuất nơng nghiệp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp
bền vững, nâng cao thu nhập cho hộ nơng dân trên địa bàn huyện.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu.
- Các hộ nơng dân trên địa bàn huyện.
- Các nhà máy xi măng trên ñịa bàn huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung:
Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển
các nhà máy xi măng đến sản xuất nơng nghiệp của hộ nơng dân trên địa bàn
huyện.
- Phạm vi về khơng gian:
ðề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Liêm.
- Phạm vi về thời gian: thời gian nghiên cứu của ñề tài từ tháng 5 năm
2009 ñến tháng 10 năm 2010.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơng nghiệp hóa
2.1.1.1. Khái niệm
Từ cuối thế kỉ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại cơng
nghiệp hố khác nhau: Cơng nghiệp hố tư bản chủ nghĩa và cơng nghiệp hố
xã hội chủ nghĩa. Các loại cơng nghiệp hoá này xét về mặt lực lượng sản xuất,
khoa học và cơng nghệ là giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về mục
đích, về phương thức tiến hành, về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị.
Công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời ñiểm lịch sử
khác nhau, trong những ñiều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung
khái niệm có sự khác nhau.
Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái qt nhất, cơng nghiệp hố là q
trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước cơng nghiệp.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại
về cơng nghiệp hố vào ñiều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, ðảng ta
nêu ra quan niệm về công nghiệp hố, hiện đại hố như sau: Cơng nghiệp hố,
hiện đại hố là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ
cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với cơng nghệ,
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện ñại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao ñộng xã hội cao.
Quan niệm nêu trên cho thấy, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở
nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung cơng nghiệp hố và hiện đại hố
trong q trình phát triển. Qúa trình ấy, khơng chỉ đơn thuần phát triển cơng
nghiệp mà cịn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4



vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kĩ thuật và cơng nghệ hiện đại.
Qúa trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hố, tự động hố, tin
học hố, mà cịn sử dụng kết hợp thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại
2.1.1.2.Tác dụng của cơng nghiệp hố, hiện đại hố:
Thực hiện đúng đắn q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố sẽ có những
tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước:
- Tạo ñiều kiện về thay ñổi nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao
ñộng, tăng sức chế ngự của con người ñối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát
triền kinh tế, nâng cao ñời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, góp phần
quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
- Tạo ñiều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế
của Nhà nước, nâng cao năng lực quản lí, khả năng tích lũy và phát triển sản
xuất, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người
trong mọi hoạt ñộng kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học cơng nghệ phát triển nhanh đạt
trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kĩ thuật cho quốc
phịng - an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày
càng được cải thiện. Tạo ñiều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế ñộc
lập tự chủ, ñủ sức thực hiện sự phân cơng và hợp tác quốc tế.
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa cơng
nghiệp hố, hiện đại hố với lực lượng sản xuất. Cơng nghiệp hố, hiện đại
hố là để thực hiện xã hội hoá sản xuất về mặt kinh tế - kĩ thuật theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng và toàn diện.
2.1.1.3 Vai trị của phát triển cơng nghiệp hóa trong phát triển kinh tế
Sự nghiệp CNH – HðH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới là một cuộc
cách mạng tồn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực ñời sống kinh tế - xã
hội. Tại ðại hội ðại biểu tồn quốc lần thứ VIII (1996), khi thơng qua đường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5



lối ñẩy mạnh CNH – HðH, ðảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của CNH – HðH
xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện
ñại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, ñời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an
ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [9]. Tại
ðại hội này, ðảng ta cũng xác ñịnh rõ mục tiêu “phấn ñấu ñến năm 2020 ñưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [9].
CNH – HðH ở nước ta có nhiều nét đặc thù cả về nội dung, hình thức,
quy mơ, cách thức tiến hành và mục tiêu chiến lược. Những nét ñặc thù này
ñược thể hiện khái quát ở một số ñiểm sau ñây:
Thứ nhất: Quá trình CNH – HðH ở nước ta là một quá trình rộng lớn,
phức tạp và tồn diện. Mục tiêu của q trình CNH – HðH đến năm 2020
nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện ñại,
nhưng mục tiêu sâu xa hơn là nước ta trở thành một nước “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thứ hai: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học, cơng
nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, nước ta không thể chờ thực hiện xong CNH rồi
mới tiến hành HðH, mà phải thực hiện ñồng thời và ñồng bộ CNH – HðH
như một quá trình thống nhất. Về đại thể, riêng bvề mặt kinh tế, có thể nhìn
nhận q trình lấy từ hai mặt thống nhất với nhau: (i) q trình xây dựng nền
cơng nghiệp hiện đại, cũng có nghĩa là tạo lập nền tảng vật chất – kỹ thuật
(lực lượng sản xuất) của nền kinh tế; và (ii) quá trình cải cách hệ thống thể
chế và cơ chế kinh, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, hội nhập. CNH gắn với HðH là cách làm ñẩy lùi
nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khi vực và trên thế
giới, nhanh chóng đưa nước ta tiến kịp các nước trong khu vực, hội nhập vào
sự pháp triển chung của khu vực và thế giới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6



Thứ ba: Quá trình CNH – HðH ở nước ta cần và có thể được “rút
ngắn”. Việc cần được “rút ngắn” ở đâu là địi hỏi khách quan của nhiệm vụ
thốt khỏi tình trạng tụt hậu pháp triển. Về cơ bản, cách để nước ra có thể
thực hiện được CNH – HðH rút ngắn bao gồm hai mặt: (i) ñạt và duy trì một
tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước ñi trước liên tục trong một thờigain dài
ñể rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các nước đó (thực chất
là tăng tốc để đuổi kịp); và (ii) lựa chọn và áp dụng một phương thức CNH –
HðH cho phép bỏ qua một soos bước ñi bốn là bắc buộc theo kiểu pháp triển
tuần tự, ñể đạt tới một nền kinh tế có trình độ pháp triển cao hơn (thực chất là
lựa chọn con ñường, bước ñi và giải pháp CNH ñể ñi nhanh tới hiện đại). Hai
mặt này khơng đối lập mà có thể thống nhất với nhau, và ñang tiếp tục ñược
làm rõ ñể ñịnh hình sáng tỏ hơn con ñường ñấu nhanh CNH – HðH ở nước ta.
Thứ tư: Ở nước ta, quá trình CNH – HðH có quan hệ chặt chẽ với việc
từng bước phát triển kinh tế tri thức, phải nắm bắt các tri thức và công nghệ
mới nhất của thời ñại ñể HðH nông nghiệp và các ngành kinh tế hiện có,
đồng thời pháp triển nhanh các ngành cơng nghiệp, dịch vụ dựa vào tri thức,
vào khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
nhanh các ngành kinh tế tri thức.
Từ những nét trên, có thể thấy nội dung cốt lõi về kinh tế của CNH –
HðH ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
1) ðạt và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn ñịnh và bền vững;
2) ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương tăng tỷ trọng của
các ngành công nghiệp và dịch vụ;
3) Nắm bắt tri thức và cơng nghệ mới nhất để hiện đại hóa nông nghiệp
và các nhàng công nghiệp và dịch vụ;
4) Phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa trên tri thức,
khoa học và công nghệ;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7



5) Khơng ngừng hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN. [16]
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển nơng nghiệp nơng thơn.
Việt Nam đang từng bước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, CNH rút ngắn
dựa trên việc phát triển các ngành kinh tế tri thức sẽ từng bước tạo ra năng lực
cạnh tranh, ñể hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Thực
hiện được điều đó, điều trước tiên chúng ta phải tiến hành CNH - HðH nông
nghiệp, nông thơn.
Hơn 10 năm qua (từ năm 1994 đến nay), nơng nghiệp nước ta về cơ
bản ñã chuyển sang sản xuất hàng hoa, phát triển tương đối tồn diện, tăng
trưởng khá (bình quan 4,2%/năm). Cơng nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở
nơng thơn bước dầu tư xây dựng, đời sống nơng dân được cải thiện rõ
rệt,…Những thành tựu trên đã góp phần quan trọng vịa sự ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội, tạo tiền ñề ñẩy nhanh CNH – HðH đất nước. Trước tình hình
đó, Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành trung ương ðảng khóa X ñã ra nghị quyết
về ñẩy mạnh CNH – HðH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 [1].
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH – HðH nông nghiệp, nông
thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền
vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các
thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, ñáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu; xây dựng nơng thơn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngàu càng hiện ñại [1]
Hiện nay, đối với nước ta vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn vẫn có tầm
chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải ln coi trọng đẩy mạnh CNH – HðH
nơng nghiệp, nơng thôn hướng tới xây dựng một nền công nghiệp hàng hóa
lớn và đa dạng, phát triển nhanh và bền vững với năng suất, chất lượng và khả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8



năng cạnh tranh cao; bảo ñảm an ninh lương thực cho đất nước và tạo điều
kiện để hình thành nền nông nghiệp sạch. Cũng giống như công cộng CNH –
HðH đất nước nói chung, CNH – HðH nơng nghiệp, nơng thơn có nhiều
thuận lợi nhưng đồng thời đứng trước nhiều khó khăn. Xét khái quát, những
thuận lợi và khó khăn thể hiện ở một số điểm chính sau đây:
- Nước ta có vị trí địa lý và tài ngun thiên nhiên thuận lợi để phát
triển một nền nơng nghiệp đa dạng nhưng chưa ñược khai thác hiệu quả, tài
nguyên ñang xuống cấp nhanh.
- Nơng thơn là vùng có lực lượng lao động dồi dào, giá cơng nhân rẻ,
lao động cần cù nhưng trình đồ chun mơn kỹ thuật thấp, năng suất lao ñộng
thấp, tỷ lệ lao ñộng thất nghiệp cao.
- Nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư có thể được huy động cho phát
triển nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn lớn, nhưng cịn ít các cơ hội và điều
kiện ñầu tư thực sự hấp dẫn ñể thu hút nguồn vốn này.
- Quy mơ thị trường trong nước tương đối lớn và ngày càng tăng,
nhưng mức thu nhập chung của dân cư cịn thấp, sự chệnh lệch mức sống giữa
nơng thôn và thành thị ngày càng tăng.
Thị trường thế giới đang điều chỉnh trong q trình tồn cầu hóa, nhu
cầu nông sản ở nhiều nước trong vùng, nhất là Trung Quốc ñang tăng nhanh,
nhưng năng lực cạnh tranh của hàng nơng sản nước ta nhìn chung cịn yếu
song bối cảnh cạnh trang thương mại thế giới gay gắt.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học,
tạo ñiều kiện cho nước ta tận dụng tốt lợi thế là nước ñi sau, tăng cường áp
dụng những tiến bộ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng năng lực
chuyển giao và tiếp công nghệ mới thấp.
Trong những năm qua, nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhanh và liên
tục nhưng chưa ñược tận dụng ñể tăng thu nhập và tăng khả năng tái sản xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9



của nơng dân, trong khi đó cơng nghiệp và dịch vụ chưa hỗ trợ đắc lực cho
phát triển nơng ngihệp.
Nền kinh tế nước ta ñang tiến nhanh trên con ñường ñổi mới ở mọi
lĩnh vực, trong ñó ñổi mới lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn đã đạt được
những thành quả tích cực và tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên hiệu
quả của cải cách đối với nơng nghiệp, nơng thơn cịn hạn chế, đổi mới trong
lĩnh vực này cịn gặp phải khơng ít ràng buộc.
Nơng thơn Việt Nam có nhiều nhân tố truyền thống tốt đẹp và xuất
hiện các nhân tố mới thúc ñẩy sự phát triển, tuy nhiên vẫn cịn khơng ít nhân
tố lạc hậu là những mặt trái kìm hãm sự phát triển. [1]
Nhận định khái qt về thuận lợi và khó khăn trên đây gợi ra những
ñịnh hướng ñể ñề ra giải pháp quan trọng. Từ những phân tích xun suốt
trong chun đè này, trong số các chủ trương, chính sách, có thể nêu ra một
số khâu đột phá đóng vai trị như “bí quyết” của sự thành cơng như sau:
ðẩy mạnh cải cách chính sách đất đai
ðổi mới cơng tác quy hoạch phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.
ðẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở
nơng thơn.
Thúc đẩy sự phát triển của các loại thị trường ở nông thôn.
ðẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường ở nông thôn, mở
rộng dân chủ, phát triển con người
2.1.2. Một số vấn đề về sản xuất nơng nghiệp.
2.1.2.1. Khái niệm sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng
chính và chăn ni đàn gia súc (ni trong nhà). Cơng việc nơng nghiệp cũng
được biết đến bởi những người nơng dân, trong khi đó các nhà khoa học,
những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10


thuật ñể làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi
nước, ñặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi cơng nghiệp chưa phát triển
và nơng nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
Trong nơng nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nơng nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính
gia đình của mỗi người nơng dân. Khơng có sự cơ giới hóa trong nơng nghiệp
sinh nhai.
Nơng nghiệp chun sâu: là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp được
chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản
phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Các hoạt ñộng trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
Nông nghiệp hiện ñại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,
loại sản xuất nôn nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nơng nghiệp hiện đại ngày nay ngồi
lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người cịn các loại khác
như: sợi dệt (sợi bơng, sợi len, lụa, sợi lanh), chất ñốt (mê tan, dầu sinh học,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11


ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì
chính, cồn, nhựa thơng), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và
không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine..)
2.1.2.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, ñảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà cịn sản xuất ra
những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại
cũng như trong tương lai, nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển của xã hội loài người, khơng ngành nào có thể thay thế được. Trên
40% số lao ñộng trên thế giới ñang tham gia vào hoạt ñộng nông nghiệp. ðảm
bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn
định chính trị, phát triển nền kinh tế.
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp.
1. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền ñề cơ bản để phát triển và phân bố nơng
nghiệp. Mỗi loại cây trồng, vật ni chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong
những ñiều kiện tự nhiên nhất ñịnh. Các ñiều kiện tự nhiên quan trọng hàng
ñầu là ñất, nước và khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng ni trồng các loại
cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất
nơng nghiệp, ñồng thời có ảnh hưởng lớn ñền năng suất cây trồng, vật ni.
a) ðất đai
ðất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn
ni. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mơ, cơ
cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. ðất nào, cây ấy. Kinh
nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trị của ñất ñối với sự phát triển và phân bố

nông nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12


Nguồn tài ngun đất nơng nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm
12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn khơng ngừng tăng lên. Tuy diện
tích đất hoang hố cịn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nơng
nghiệp rất khó khăn, địi hỏi nhiều cơng sức và tiền của. ðó là chưa kể đến việc
mất đất do nhiều ngun nhân như xói mịn, rửa trơi, nhiễm mặn và chuyển đổi
mục đích sử dụng. Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nơng
nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất.
b) Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu
cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp
ở từng địa phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt
đới, cận nhiệt, ơn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa
của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các ñiều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh
và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những
tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sản xuất nơng nghiệp. Chính điều này làm cho ngành nơng nghiệp có tính bấp
bênh, khơng ổn định.
c) Sinh vật
Sinh vật với các lồi cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ
sở ñể thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự
nhiên cho gia súc và tạo ñiều kiện cho phát triển chăn nuôi.
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và
phân bố nơng nghiệp.
a) Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao ñộng ảnh hưởng tới hoạt ñộng nông nghiệp ở hai
mặt: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản. Các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 13


cây trồng và vật ni cần nhiều cơng chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi
đơng dân, có nhiều lao ñộng. Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống của các
dân tộc có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
b) Các quan hệ sở hữu ruộng đất
Các quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát
triển nơng nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp. Việc thay
ñổi quan hệ sở hữu ruộng ñất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác ñộng
rất lớn tới phát triển nông nghiệp.
c) Tiến bộ khoa học – kỹ thuật
Tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp thể hiện tập trung ở các
biện pháp cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và
thu hoạch), thuỷ lợi hố (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu, hoặc áp dụng tưới
tiêu theo khoa học), hóa học hố (sử dụng rộng rãi phân hố học, thuốc trừ
sâu, diệt cỏ, chất kích thích cây trồng…), điện khí hố (sử dụng điện trong
nơng nghiệp), thực hiện cuộc cách mạng xanh (tạo ra và sử dụng các giống
mới có năng suất cao) và áp dụng cơng nghệ sinh học (lai giống, biến đổi gen,
cấy mơ…)
Nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, con người hạn
chế ñược những ảnh hưởng của ñiều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt
động nơng nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng.
d) Thị trường
Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nơng nghiệp và
giá cả nơng sản. Thị trường cịn có tác dụng ñiều tiết ñối với sự hình thành và
phát triển các vùng chun mơn hố nơng nghiệp. Xung quanh các thành phố,
các trung tâm công nghiệp lớn ở nhiều nước trên thế giới đều hình thành vành

đai nơng nghiệp ngoại thành với hướng chun mơn hố sản xuất rau, thịt,
sữa, trứng cung cấp cho nhu cầu của dân cư.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 14


Ngồi ra, đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển
nơng nghiệp nói riêng cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp.
2.1.3. Ảnh hưởng của phát triển cơng nghiệp nơng thơn đến sản xuất nơng
nghiệp
2.1.3.1. Ảnh hưởng đến diện tích đất nơng nghiệp
Trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn,
các nhà máy được hình thành và phát triển tạo ra bộ mặt nơng thơn mới. Tuy
nhiên, bên cạnh đó diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng ñến quá
trình sản xuất và thu nhập cho các hộ nơng dân. Các hộ nơng dân sẽ mất một
phần đất nơng nghiệp của mình, sản lượng nơng nghiệp giảm mạnh.
2.1.3.2. Ảnh hưởng đến lao động nơng nghiệp
CNH – HðH mang lại số tiền lớn cho hộ nông dân bị mất ñất do ñền
bù. Với số tiền ñó họ có thể ñầu tư vào SXKD như dịch vụ, tiểu thủ CN, trang
thiết bị hiện ñại hơn, ñem lại năng suất lao động cao hơn. Khơng chỉ vậy, họ
cịn có thể xây dựng nhà cửa, mua các phương tiện ñi lại, con em họ cũng
ñược học hành tốt hơn. ðặc biệt khi các KCN mọc lên ở các vùng nơng thơn,
nó sẽ thu hút lao ñộng ñịa phương vốn là những lao ñộng chân tay lạc hậu,
tiếp xúc với công nghệ hiện ñại, tác phong làm việc CN, lương tương ñối cao
và ổn định. Ngồi ra, các dịch vụ ngành nghề đi kèm KCN cũng có cơ hội
phát triển. Mặt khác cơng nghiệp hóa nơng thơn làm cho tỷ lệ lao động trong
nông nghiệp giảm và tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và hộ
nơng nghiệp kiêm ngành nghề tăng
Có nhiều lao động nơng nghiệp khi khơng cịn nhiều đất, họ chưa
chuẩn bị cho nghề nghiệp mới, nên có thể thất nghiệp tạm thời, gây ra tình

trạng “nhàn cư vi bất thiện”. Cịn nếu khơng họ sẽ đổ dồn ra thành phố kiếm
việc làm, gây sức ép về việc làm, mơi trường cho khu vực đơ thị. Hoặc cũng
có thể họ khơng dùng số tiền được đền bù vào SXKD mà chỉ lo mua xe, tiêu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 15


xài phung phí. Cơng nghiệp hóa nơng thơn là ngun nhân tác ñộng ñến nguy
cơ mất việc làm của một số lao động. Khi q trình đơ thị hóa phát triển mạnh
thì các ngành cơng nghiệp sẽ phát triển đồng bộ với đơ thị hóa. Các doanh
nghiệp sẽ áp dụng cơng nghệ máy móc hiện đại, tự động hóa được ñưa vào
sản xuất, một số lao ñộng chủ chốt ñược giữ lại và số lao ñộng chân tay khác
sẽ bị thay thế bởi máy móc. Do đó cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa sẽ góp
phần làm tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp.
2.1.3.3. Ảnh hưởng đến mơi trường, năng suất, chất lượng sản phẩm
Bên cạnh những mặt mạnh của đơ thị hóa như tăng trưởng kinh tế, nâng
cao dân trí và chất lượng cuộc sống, nâng có kỹ năng lao động và giải quyết
cơng ăn việc làm thì cơng nghiệp hóa cũng kéo theo hàn loạt các vấn đề tiêu
cực như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, vấn ñề chất thải công nghiệp và ô nhiễm
môi trường ngày một gia tăng. ðặc biệt ở các nước ñang phát triển có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh, các vấn đề mơi trường càng bức xúc hơn.
Các vấn đề tồi tệ mà con người phải chịu ñựng lại thường xảy ra ở các
thành phố nghèo, nhất là các nước ñang phát triển. ðặc biệt là các thành phố có
tốc độ tăng dân số nhanh, chính quyền khơng có khả năng cung cấp đủ nhu cầu
tối thiểu cho dân số đơ thị. Trong thế giới phát triển, người nghèo đơ thị ln
sống trong điều kiện khơng an tồn, ít nhất có tới 220 triệu dân khơng có đủ
nước sạch. Khoảng 1/3 đến 2/3 lượng chất thải rắn khơng được thu gom chất
đống trên ñường phố, ñổ bừa bãi xuống cỗng rãnh, gây ngập úng và phát sinh
bệnh tật. Hiện nay có trên 1,1 tỷ người sống trong khu vực đơ thị, các mức ơ
nhiễm khơng khí vượt qua mức cho phép [15]. Nhiều thành phố trên thế giới,
nước thải sinh hoạt và công nghiệp thải vào các thủy vực, chỉ xử lý qua loa hoặc

khơng xử lý, đe dọa đến sức khỏe và ñời sống con người lẫn ñời sống thủy sinh.
Các vấn đề mơi trường cũng đồng thời đe dọa tới sự thịnh vượng về
kinh tế và sức khỏe con người, mức bụi hạt trong khơng khí vượt qua mức
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 16


tiêu chuẩn, ít nhất 173 ngày/năm. Khí thải xe cộ là nguồn gây ô nhiễm quan
trọng nhất (44% hạt bụi, 89% hydrocacbons, 73% nitro và 100% chì)
2.1.3.4. Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Sản xuất xi măng phát triển thúc ñẩy nhanh nền kinh tế làm chuyển ñổi
mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Q trình phát triển đơ thị hóa được gắn liền với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong vùng. Trên góc độ dân số
và lao động, đơ thị hóa là q trình chuyển đổi dân số từ khu vực nơng thơn
sang thành thị. Với những người nơng dân trước đây gắn bó với ruộng vườn
sau đó trở thành dân cư đơ thị, do mất một phần diện tích đất canh tác cùng
với số tiền nhà nước ñền bù, họ dùng ñể tạo nghề mới, tìm việc làm mới ngồi
nơng nghiệp.
Trong q trình cơng nghiệp hóa nơng thơn cơ cấu ngành kinh tế trong
vùng cũng thay ñổi theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp, tăng
tỷ trọng kinh tế ngành công nghiệp và dịch vụ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Công nghiệp hóa và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp ở
một số nước trên thế giới.
Hơn 4 thập lỷ qua (1960 - 2002), thế giới ñã chứng kiến sự trỗi dậy của
xu hướng CNH nông thôn của các nước Châu Á, trước hết là ðài Loan, Thái
Lan và gần ñây là Trung Quốc. Sự xuất hiện và phát triển nhanh của xu
hướng này trước hết bắt nguồn từ sự thất vọng về nền đại cơng nghiệp quy mơ
lớn hiện ñại trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập, xố đói giảm nghèo ở
nơng thơn và khả năng giải phóng lao động nơng nghiệp khỏi quan hệ truyền
thống của nó với tư cách là nguồn sống cơ bản đối với dân số ở một số quốc

gia nông nghiệp.
Trong chặng ñường ñầu của quá trình CNH - HðH ñất nước với ñặc
ñiểm xuất phát thấp của một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống và kỹ thuật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 17


×