Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ quả nhỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 154 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

HÀ THU HIỀN

ðÁNH GIÁ, TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA
QUẢ NHỎ, QUẢ NHỠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 60.62.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG MINH

HÀ NỘI - 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan rằng:
1. ðây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tơi thực hiện trong vụ
thu đơng 2007 và vụ xn hè 2008, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh.


2. Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào ở trong
và ngoài nước.
3. Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2008
Tác giả luận văn

Hà Thu Hiền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Trong khi thực hiện ñề tài nghiên cứu và hồn thành bản luận văn
này tơi ln nhận được sự giúp đỡ tận tình và q báu của Ban giám
hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Sau đại học, Khoa
Nơng học.
Tơi xin gửi tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới.
Thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh Bộ môn Di truyền–
Giống, khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Tập thể cán bộ Khoa nông học Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội. Các anh chị cán bộ, công nhân Trung tâm nghiên cứu và phát triển
giống rau chất lượng cao Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
ðã giúp ñỡ và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Cảm ơn bạn bè, gia đình đã cổ vũ và giúp đỡ về mọi mặt để tơi hồn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2008
Tác giả luận văn


Hà Thu Hiền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MC LC
Lời cam đoan.................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ...............................................................vi
Danh mục các bảng............................................................................. vii
Danh mục các hình ............................................................................... ix
1. mở đầu .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài ...................................................................................3
1.2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài....................................................................................3
2. TổNG QUAN Tài Liệu nghiên cứu ....................................................4
2.1. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cà chua trên thế giới....................................4
2.1.1. Nguồn gốc................................................................................................4
2.1.2. Phân loại .................................................................................................5
2.1.3. Phân bố cà chua trên thế giới..................................................................6
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới ........................................7
2.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới .................................................7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua chế biến trên thế giới ............................11
2.2.3. Một số nghiên cứu về giống cà chua chịu nhiệt độ cao trên thế giới ..............19
2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ở Việt Nam.......................................28
2.3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam ................................................28
2.3.2. Tình hình nghiên cứu giống và phát triển các giống cà chua ở Việt Nam...30

3. Vật liệu nội dung và phơng pháp nghiªn cøu .................36
3.1. Néi dung nghiªn cøu.............................................................................................36

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.2. Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................................36
3.3. Phơng pháp bố trí thí nghiệm..............................................................................36
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................................36
3.4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trởng...............................................36
3.4.2. Một số đặc điểm sinh trởng và cấu trúc cây........................................36
3.4.3. Một số đặc điểm hình thái, ra hoa và đậu quả......................................37
3.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất ...........................................................37
3.4.5. Tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng .................................................37
3.4.6. Đặc điểm về hình thái quả và chất lợng quả.......................................38
3.5. Phơng pháp xử lý số liệu.....................................................................................38
3.6. Các biện ph¸p kü tht trång trät .........................................................................38
3.6.1. Thêi vơ ...................................................................................................38
3.6.2. V−ên ơm...............................................................................................38
3.6.3. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất ........................................................38
4. kết quả nghiên cứu........................................................................39
4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trởng của các tổ hợp lai cà chua...................40
4.1.1. Thời gian từ trồng đến ra hoa đầu........................................................40
4.1.2. Thời gian từ trồng đến bắt đầu quả chín ..............................................41
4.1.3. Thời gian từ trồng đến chín rộ...............................................................41
4.2.1. Tăng trởng chiều cao cây ....................................................................45
4.2.2. Sự tăng trởng số lá trên thân chính .....................................................51
4.3. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua...............................53
4.3.1. Chiều cao và số đốt từ gốc tíi chïm hoa thø nhÊt ................................53
4.3.2. ChiỊu cao c©y ........................................................................................58

4.4. Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai cà
chua...............................................................................................................................59
4.4.1. Màu sắc lá .............................................................................................59
4.4.2. Dạng hình chùm hoa..............................................................................61

Trng i hc Nụng nghip H Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


4.4.3. Đặc điểm nở hoa....................................................................................62
4.4.4. Màu sắc vai quả khi xanh......................................................................62
4.5. Tình hình nhiễm bệnh virus của các tổ hợp lai cà chua ..................63
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua.................................70
4.6.1. Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua .........................................................70
4.6.2. Số chùm quả trên cây.............................................................................71
4.6.3. Tổng số quả trên cây .............................................................................73
4.6.4. Khối lợng trung bình một quả..............................................................74
4.6.5. Năng suất cá thể của các tổ hợp lai cà chua ........................................74
4.7. Một số tính trạng về hình thái và chất lợng quả của các tổ hợp lai cà chua.....77
4.7.1. Chỉ tiêu về hình dạng quả......................................................................77
4.7.2. Số hạt/quả ..............................................................................................77
4.7.3. Độ dày thịt quả ......................................................................................79
4.7.4. Hàm lợng các chất hoà tan (độ brix) ..................................................80
4.7.5. Màu sắc quả khi chín.............................................................................83
4.7.6. Độ chắc của quả....................................................................................84
4.7.7. Đặc điểm thịt quả và độ ớt thịt quả.....................................................85
4.7.8. Hơng vị, khẩu vị...................................................................................86
4.8. Phân tích tơng quan một số tính trạng chọn giống............................................86
4.9. Tuyển chọn các tổ hợp lai triển vọng vụ thu đông 2007 và vụ xuân hè 2008 ...89
5. Kết luận và đề nghị .........................................................................96
5.1. Kết luận..................................................................................................................96

5.2. Đề nghị...................................................................................................................97
Tài liƯu tham kh¶o ...............................................................................98
Phơ lơc ......................................................................................................108

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AVRDC

: Trung tâm nghiên cứu rau Châu Á.

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới.

EU

: Liên minh châu Âu

ðHNNHN

: ðại học Nông nghiệp Hà Nội

KLTB1Q

: Khối lượng trung bình 1 quả

NSCT


: Năng suất cá thể

THL

: Tổ hợp lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MC CC BNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới (từ 2000-2005) ...........................9
2.2. Sản lợng cà chua trên thế giới và 10 nớc đứng đầu thế giới ...................9
2.3. Diện tích, năng suất và sản lợng cà chua của Việt Nam những năm gần
đây (2000-2005) ..............................................................................................29
4.1. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai vụ thu đông 2007 ....55
4.2. Một số đặc điểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai quả nhỏ vụ xuân hè
2008 .................................................................................................................56
4.3. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua quả nhỡ vụ
xuân hè 2008....................................................................................................57
4.4. Một số tính trạng hình thái cây và quả của các tổ hợp lai cà chua vụ thu
đông 2007 ........................................................................................................60
4.5. Một số tính trạng hình thái cây và quả của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ
vụ xuân hè 2008...............................................................................................60

4.6. Một số tính trạng hình thái cây và quả của các tổ hợp lai cà chua quả nhỡ
vụ xuân hè 2008...............................................................................................61
4.7. Tình hình nhiễm virus của các tổ hợp lai cà chua vụ thu đông 2007 .......65
4.8. Tình hình nhiễm virus của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2008 ......67
4.9. Tình hình nhiễm virus của các tổ hợp lai cà chua quả nhỡ vụ xuân hè 2008 ......69
4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua vụ thu đông 2007........72
4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ
xuân hè 2008...................................................................................................75
4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỡ vụ
xuân hè 2008....................................................................................................76
4.13. Độ brix, chỉ số hình dạng quả (I), số ngăn hạt/quả, số hạt/quả, độ dày
thịt quả của các tổ hợp lai cà chua vụ thu ®«ng 2007......................................78

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


4.14. Độ brix, chỉ số hình dạng quả (I), số ngăn hạt/quả, số hạt/quả và độ dày
thịt quả của các tổ hợp lai cà chua quả nhỡ vụ xuân hè 2008 .........................80
4.15. Độ brix, chỉ số hình dạng quả (I), số ngăn hạt, số hạt/quả và độ dày thịt
của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2008.......................................81
4.16. Một số tính trạng về hình thái và phẩm chất quả của các tổ hợp lai cà
chua vụ thu đông 2007.....................................................................................83
4.17. Một số tính trạng về hình thái và phẩm chất quả của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ vụ xuân hè 2008 ........................................................................84
4.18. Một số tính trạng về hình thái và phẩm chất quả của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỡ vụ xuân hè 2008 ........................................................................85
4.19. Phân tích tơng quan một số tính trạng cà chua vụ thu đông 2007........88
4.20. Phân tích tơng quan một số tính trạng tổ hợp lai quả nhỏ vụ xuân hè 2008.....88
4.21. Phân tích tơng quan một số tính trạng tổ hợp lai quả nhỡ vụ xuân
hè 2008 ...........................................................................................................89

4.22. Mục tiêu lựa chọn của các tổ hợp lai cà chua vụ thu đông 2007............91
4.23. Tóm tắt về phần lựa chọn của các tổ hợp lai cà chua vụ thu đông 2007 91
4.24. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua triển vọng
trồng trong vụ thu đông 2007 ..........................................................................91
4.25. Mục tiêu lựa chọn của các tổ hợp lai cà chua vụ thu đông 2007............93
4.26. Tóm tắt về phần lựa chọn của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân
hè 2008 ...........................................................................................................92
4.27. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ triển
vọng trồng trong vụ xuân hè 2008...................................................................93
4.28. Mục tiêu lựa chọn của các tổ hợp lai cà chua quả nhỡ vụ xuân hè
2008.................................................................................................................94
4.29. Tóm tắt về phần lựa chọn của các tổ hợp lai cà chua quả nhỡ vụ xuân
hè 2008 ...........................................................................................................95
4.30. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua quả nhì triĨn
väng trång trong vơ xu©n hÌ 2008...................................................................95

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

TÊN
THỊ

ðỒ
TRANG

4.1. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC THL CÀ CHUA VỤ THU
ðÔNG 2007 .................................................................................................42

4.2. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC THL CÀ CHUA QUẢ NHỎ VỤ
XUÂN HÈ 2008 ...........................................................................................43
4.3. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC THL CÀ CHUA QUẢ NHỠ VỤ
XUÂN HÈ 2008 ...........................................................................................43
4.4. ðỘNG THÁI TĂNG CHIỀU CAO CÂY CỦA CÁC TỔ HỢP LAI CÀ
CHUA VỤ THU ðÔNG 2007 ........................................................................46
4.5. ðỘNG THÁI TĂNG CHIỀU CAO CÂY CỦA CÁC TỔ HỢP LAI QUẢ
NHỎ VỤ XUÂN HÈ 2008 .............................................................................46
4.6. ðỘNG THÁI TĂNG CHIỀU CAO CÂY CỦA CÁC TỔ HỢP LAI QUẢ
NHỠ VỤ XUÂN HÈ 2008.............................................................................50
4.7. ðỘNG THÁI TĂNG SỐ LÁ/THÂN CHÍNH CỦA CÁC TỔ HỢP LAI QUẢ
NHỎ VỤ XUÂN HÈ 2008 .............................................................................50
4.8. ðỘNG THÁI TĂNG SỐ LÁ/THÂN CHÍNH CỦA CÁC TỔ HỢP LAI QUẢ
NHỠ VỤ XUÂN HÈ 2008 ..................................................................................... 52
4.9. ðỘNG THÁI TĂNG SỐ LÁ/THÂN CHÍNH CỦA CÁC TỔ HỢP LAI
VỤ THU ðƠNG 2007..................................................................................52

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cà chua là một loại rau trái rất thơng dụng, có sức tiêu thụ lớn so với
nhiều loại trái khác. Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum,
thuộc họ cà Solanaceae, là loại rau quan trọng nhất và ñược phổ biến trên thế
giới, ñồng thời cũng là loại rau quan trọng nhất vùng nhiệt ñới. Cà chua ñược
trở thành một trong những loại rau được ưa chuộng và trồng phổ biến khơng
chỉ vì nguồn dinh dưỡng đặc biệt của nó mà cịn vì nó là nguồn nguyên liệu
phong phú cho các nhà máy chế biến. Khơng những chỉ có ý nghĩa nơng
nghiệp quan trọng mà cà chua cịn được sử dụng như một đối tượng nghiên

cứu di truyền tế bào và chọn giống ở thực vật bậc cao. Cà chua là loại trái cây
không thể thiếu trong thực đơn gia đình cũng như các nhà hàng. Cà chua cũng
giúp phần làm cho món ăn, nước uống trở nên ngon và bổ hơn. Cà chua
không những ñược dùng trực tiếp trong những bữa ăn hằng ngày mà nó cịn
được bảo quan lâu qua các dạng khác nhau nhưng vẫn giữ ñược hương vị ñặc
trưng, phẩm chất tốt. Với đặc tính đó cây cà chua góp phần tích cực trong việc
cân đối nguồn thực phẩm giữa các tháng trong năm, cũng như các vùng khác
nhau ñể khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Sản xuất cà chua ở Việt Nam có nhiều thuận lợi do có quỹ đất lớn, thời
tiết phù hợp, nguồn lao động dồi dào, nơng dân có kinh nghiệm, cần cù trong
lao ñộng. Nên nó là loại rau quả chủ lực ñược nhà nước ta xếp vào nhóm cây
ưu tiên phát triển. Phát triển cà chua quả nhỏ, quả nhỡ phục vụ ăn tươi và chế
biến đóng hộp đã và đang được sản xuất quan tâm và phát triển mạnh.
Với tính ưu việt của cây cà chua và khả năng thích ứng rộng, cho năng
suất cao, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế lớn, cây cà chua luôn là một trong
những ñối tượng của các nhà nghiên cứu khoa học nhằm mục đích khơng
ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


thước quả ñể ñáp ứng thị hiếu phức tạp của người tiêu dùng và tăng cường bộ
giống, mở rộng diện tích trồng, đưa tổng sản lượng cà chua lên cao nhất.
Trong những năm gần đây, cà chua khơng những được trồng trong vụ
đơng (chính vụ) mà cịn được trồng trong vụ sớm (thu đơng) và vụ xn hè.
ðây là một bước tiến quan trọng trong ngành sản xuất cà chua, vừa có ý nghĩa
giải quyết vấn đề rau giáp vụ, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản
xuất.
Cà chua trồng trong vụ xuân hè thường cho năng xuất và chất lượng thấp
hơn so với vụ đơng. Bởi vì nguồn giống ở Việt Nam chưa nhiều, vụ xuân hè
có khí hậu khắc nghiệt, giai đoạn cây con gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ khơng khí

cao, ngược lại thời kỳ ra hoa, ñậu quả gặp nhiệt ñộ cao, cường ñộ ánh sáng rất
mạnh, mưa lớn dẫn ñến tỷ lệ ñậu quả của giống cũng như sự tích luỹ các chất
dinh dưỡng vào quả kém, màu sắc ít hấp dẫn hơn ở chính vụ.
Tuy nhiên ở Việt Nam việc trồng, sản xuất cà chua cịn nhiều bất cập
như chưa có bộ giống tốt, lượng giống ñược cung cấp chủ yếu ñược nhập
khẩu từ nước ngồi, giống ngoại có giá thành đắt, chất lượng chưa cao, chưa
ñáp ứng ñược nhu cầu của thực tiễn sản xuất, chưa ñủ giống cho sản xuất, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu tập trung ở chính vụ, nửa thời gian còn lại trong
năm thường bị thiếu cà chua, ñầu tư cho sản xuất cà chua thường thấp, chưa
có quy trình canh tác thích hợp cho từng vụ và các giống khác nhau, sản xuất
cịn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sản phẩm hàng hố lớn cho chế
biến cơng nghiệp, q trình canh tác thu hái hồn tồn thủ cơng. Tuy nhiên
việc sản xuất cà chua cũng đã gặp phải khơng ít khó khăn buộc các nhà
nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh phải tính đến. ðó là giá cả sản phẩm trên thị
trường rất bấp bênh. Vì vậy, diện tích và sản lượng cà chua ở nước ta khơng
ổn định. Mặt khác, do mơi trường thay ñổi, do nhập khẩu ồ ạt các loại hạt
giống rau, sau một số năm sản xuất nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh hại đã
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


bùng phát lan tràn trên diện tích rộng nhất là những vùng trồng nhiều rau,
trước là dịch bệnh chết cây héo xanh, sau là dịch bệnh virus xoăn lá cà chua.
Ở nhiều mùa vụ và nhiều vùng diện tích sản xuất cà chua bị giảm
nghiêm trọng, hầu hết các bộ giống trước đây khó đứng vững được
trước nguy cơ các dịch bệnh lan tràn. Nếu chúng ta không khẩn trương
tiến hành các nghiên cứu này, chúng ta sẽ bị chậm trễ, lạc hậu và càng bị
phụ thuộc vào nguồn giống nước ngoài. Càng nhiều giống ngoại nhập trồng
trong sản xuất lớn nguy cơ cho các chu kỳ dịch bệnh lan tràn càng mạnh.
Càng sử dụng giống tạo ra trong nước chúng ta cành ít bị phụ thuộc, đem lại
việc làm trong nước và càng ít bị nguy cơ dịch bệnh. Chính vì thế việc tìm ra

các giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt ñồng thời phối hợp ñược
khả năng chống chịu với các ñiều kiện bất thuận của mơi trường như chịu
nóng, chịu bệnh virus và chết héo cây là địi hỏi vơ cùng bức thiết. ðể đa
dạng hố sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thích đáng của người tiêu dùng nên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá, tuyển chọn các tổ hợp lai
cà chua quả nhỏ, quả nhỡ trồng trong vụ thu đơng năm 2007 và vụ xuân
hè năm 2008 trên ñất Gia lâm hà Nội”.
1.2. Mục đích u cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Tuyển chọn được các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ, quả nhỡ có khả năng
sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu
sâu bệnh khá ñể giới thiệu cho sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá khả năng sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái, cấu trúc cây
của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ, quả nhỡ trồng trong vụ thu đơng và vụ xuân
hè.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


- ðánh giá khả năng ra hoa, ñậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ, quả nhỡ trồng trong vụ thu đơng
và xn hè.
- ðánh giá một số ñặc ñiểm hình thái quả và một số chỉ tiêu về chất
lượng quả.
- ðánh giá khả năng chống chịu nóng của các tổ hợp lai thông qua khả
năng ra hoa, ñậu quả ở hai thời vụ nghiên cứu.
- ðánh giá tình hình nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng theo các triệu
chứng quan sát trên cây qua các lần theo dõi ở hai thời vụ trên.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cà chua trên thế giới

2.1.1. Nguồn gốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng quê hương của cà chua ở vùng Nam Mỹ, dọc
theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapagos tới Chilê.
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cà chua
trồng. Một số tác giả cho rằng cà chua trồng có nguồn gốc từ L.esculentum var.
Pimpinellifolum, tuy nhiên nhiều tác giả khác nhận ñịnh L.esculentum
var.cerasiforme (cà chua anh ñào) là tổ tiên của cà chua trồng. Theo các nghiên
cứu của Jankins (1948)[45], có thể dạng này được chuyển từ Peru và Equado tới
nam Mêhicơ, ở đó nó đã được dân bản xứ thuần hố và cải tiến. ða số tác giả
cho rằng, trong tiến hoá ñã xảy ra quá trình ñột biến liên quan ñến sự liên kết
ở nỗn, dẫn tới hình thành dạng quả lớn, theo Leslry (1926) dạng ñột biến quả
lớn ñược kiểm tra bởi hai gen lặn. Theo Stuble (1967), kết quả tích luỹ dần
các gen đột biến (lặn) ở dạng dại L.esc.var.pimpinellifolium ñã xuất hiện cà
chua trồng.
Jenkins (1948) ñã ñề xuất hai hướng tiến hố về kích thước và hình dạng
quả. Một hướng liên quan đến việc tăng kích thước ơ hạt, hạt và thịt quả, kết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


quả hình thành quả hình mận, hình lê và các dạng quả hình dài khác. Hướng
thứ 2 ở nỗn xảy ra sự liên kết các ô hạt làm quả tăng về đường kính, hình
thành dạng quả lớn có nhiều ơ hạt.
Brezhnev (1964) ñã chia sẻ ý kiến là dạng hạt quả lớn hình thành do liên
kết tiến hố tăng kích thước và số lượng ơ hạt ở nỗn.
Theo Luckwill (1943)[18] cà chua ở Nam Mỹ ñược ñưa vào châu Âu từ
thế kỷ 16, và ñầu tiên ñược trồng ở Tây Ban Nha, Bồ ðào Nha, từ đó cà chua
được lan truyền ñi các nơi khác. Rất nhiều năm con người ñã coi cà chua như
cây thuốc và cây cảnh, mãi ñến cuối thế kỷ 18 ñầu thế kỷ 19 cà chua mới
được liệt vào cây rau thực phẩm có giá trị và từ đó nó được phát triển mạnh
[14].

2.1.2. Phân loại
Cà chua thuộc chi Lycopersicon Tourn, họ cà (SolanaceaeI). Chi
Lycopersicon Tourn ñược phân loại theo nhiều tác giả: Mul1er (1940),
Daskalov và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev
(1955, 1964), Zhucopski (1964). Ở Mỹ thường dùng phân loại của Mul1er, ở
châu Âu, Liên Xô cũ thường dùng phân loại của Bzezhnev. Với cách phân
loại của Bzezhnev (1964) [14], chi Lycopersicon Tourn gồm 3 loài thuộc 2
chi phụ:
- Subgenus 1–Eriopersicon. Chi phụ này gồm các loài dại, cây dại 1 năm
hoặc nhiều năm, gồm các dạng quả có lơng, màu trắng, xanh lá cây hay vàng
nhạt, có các vệt màu atoxian hay xanh thẫm. Hạt dày khơng có lơng, màu nâu
... Chi phụ này gồm 2 loài và các chi phụ.
1. Lycopersicon peruvianum Mill.
1a. L. peruvianum var. Cheesmanii Riloey và var. Cheesmanii f.
Minor C.H. Mull. (L.esc.var.miror Hook).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


1b. L. peruvianum var. dentatum Dun.
2. Lycopersicon hirsutum Humb.et.Bonpl.
2a. L. hirsutum var. Glabratum C.H.Mull.
2b.L.hirsutum var. Glandulosum C.H.Mull.
- Subgenus 2–Eulycopersicon. Các cây dạng một năm, quả khơng có
lơng, màu đỏ hoặc màu ñỏ–vàng, hạt mỏng, rộng, ... chi phụ này gồm một
loài.
3. Lycopersiconesculentum Mill. Loài này bao gồm 3 loài phụ:
a) L.esculentum Mill.ssp. spontaneum Brezh.-cà chua dại, bao gồm
2 dạng sau:
- L.esculentum var. Pimpinell
- L.esculentum var. Racemigenum (Lange) Brezh.

b) L.esculentum Mill.ssp. subspontaneum–cà chua bán hoang dại,
gồm 5 dạng sau:
- L.esculentum var. cersiforme (A Gray) Brezh.-cà chua anh ñào.
- L.esculentum var. Pyriforme (C.H. Mull) Brezh.-cà chua dạng lê.
- L.esculentum var. pruniforme Brezh.–cà chua dạng mận.
- L.esculentum var. elongatum Brezh.–cà chua dạng quả dài.
- L.esculentum var. succenturiatum Brezh.–cà chua dạng nhiều ô
hạt.
c) L.esculentum Mill.ssp.cultum–cà chua trồng có 3 dạng sau:
- L.esculentum var. vulgare Brezh.
- L.esculentum var. validum (Bailey) Brezh.
- L.esculentum var. grandiflium (Bailey) Brezh.
2.1.3. Phân bố cà chua trên thế giới
ðể có được vị trí như ngày nay, cà chua đã trải qua nhiều bước thăng
trầm. Tuy vào Châu Âu từ lâu, nhưng mấy trăm năm sau, cà chua vẫn bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


người dân Tây Ban Nha xem là cây cảnh có quả độc. Cà chua có nguồn gốc từ
Nam Mỹ và ñược trồng nhiều nhất ở Peru và Ecuador. ðó là những nơi có khí
hậu nóng ẩm và rất nhiều ánh sáng, thuận lợi cho sinh trưởng, ñơm hoa và kết
quả của cà chua. Theo Luckwill (1943) cà chua từ Nam Mỹ ñược ñưa vào
châu Âu từ những năm ñầu của thế kỷ 16 do những nhà buôn Tây Ban Nha,
Bồ ðào Nha [69]. Từ Châu Âu cà chua ñược mang sang Châu Phi qua những
người thực dân ñi chiếm thuộc ñịa.
Những ghi nhận ñầu tiên cho thấy cà chua có mặt ở Bắc Mỹ vào
những năm 1710 nhưng với quan niệm cà chua độc, có hại cho sức khoẻ,
nên chưa ñược chấp nhận. Mãi ñến năm 1830, cà chua mới ñược coi là
cây thực phẩm cần thiết như ngày nay [71].
Cà chua ñược ñưa tới châu Á vào thế kỷ 18, đầu tiên là Phillipin,

đơng Java (Inđơnêxia) và Malaysia từ châu Âu qua các nhà buôn và thực
dân Tây Ban Nha, Bồ ðào Nha và Hà Lan. Vào ñầu thế kỷ XX có nhiều
người Mỹ vẫn coi cà chua là loại quả dại, thậm chí ở tiểu bang New
Jersey cịn ban hành luật cấm trồng cà chua và cấm coi ñó như một loại
thức ăn. Từ năm 1930, luật này mới ñược bãi bỏ. Cà chua ñược phổ biến
ñến các vùng khác của châu Á. Vào ñầu thế kỷ XX, cà chua ñược người
Pháp di thực vào Việt Nam.
Mặc dù lịch sử trồng trọt cà chua có từ rất lâu ñời nhưng ñến tận nửa ñầu thế
kỷ XX cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên toàn thế giới (Morrison,
l938) [54].
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần ñây vẫn tiếp tục gia
tăng, tuy nhiên xuất hiện xu hướng khơng ổn định và chững lại. Năm 2006,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


do điều kiện thời tiết khơng thuận lợi tại Hy Lạp, một trong những nước cung
ứng cà chua lớn cho EU nên sản lượng cà chua của nước này chỉ ñạt 710
nghìn tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo. Tại Hoa Kỳ nguồn cung ứng cà
chua cũng giảm, chỉ ñạt 10,1 triệu tấn, giảm 13% so với 2005. Trong khi đó,
sản lượng cà chua của Trung Quốc vẫn ñược duy trì trong năm 2006. Nguồn
cung ứng cà chua thế giới thiếu hụt ñương nhiên ñã thúc ñẩy xuất khẩu của
Trung Quốc. Theo phòng thương mại Trung Quốc, năm 2006, lượng cà chua
xuất khẩu của Trung Quốc ñã tăng tới 4,71% so với năm trước, ñạt 630 triệu
kg. Lượng cà chua xuất khẩu của nước này sang thị trường Hoa Kỳ trong năm
2006 ñạt 9,44 triệu kg, tăng 735,5% so với năm 2005 với lợi nhuận thu ñược
từ hoạt ñộng xuất khẩu cà chua là 5,01 triệu USD, tăng 933,2% so với năm
trước đó. Theo số liệu FAO (2002), diện tích trồng cà chua trên thế giới năm
2001 đạt xấp xỉ 3,6 triệu ha, sản lượng 98,62 triệu tấn giảm 3,3% so với năm

1999, tuy nhiên vẫn tăng khoảng 10 triệu tấn so với năm 1997. Trong đó, các
nước Châu Á chiếm 44%, Châu Âu 22%, Châu Mỹ 15%, Châu Phi 12% và
các khu vực khác chiếm 7%.
Châu Âu luôn là khu vực xuất khẩu cà chua lớn nhất ở tất cả các dạng sản
phẩm (tươi, đóng hộp, cơ ñặc...). Xuất khẩu cà chua trên thế giới có sự biến
ñộng rất lớn ñặc biệt là cà chua chế biến dạng cơ đặc. Giá bán có xu hướng
giảm mạnh trong thời gian gần ñây. Năm 1999 xuất khẩu cà chua cơ đặc của
Châu Âu chiếm tới 56% lượng xuất khẩu của thế giới trong khi đó Châu Á chỉ
là 24%.
Cà chua chế biến ñược sản xuất tại nhiều nước trên thế giới song nhiều
nhất là Mỹ và Italia. Ở Mỹ gần 85% sản lượng cà chua chế biến ñược sản xuất
ở California với việc thu hoạch được cơ giới hố tồn bộ. Sản xuất cà chua
chế biến ở Mỹ được thực hiện trên quy mơ lớn, mỗi trang trại có dao động từ
70-50 ha thậm chí tới 2400 ha.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Hiện trạng và kết quả sản xuất ở một số nước ñứng ñầu thế giới cụ thể
như sau: Mỹ là nước có sản lượng nhiều nhất ước đạt 10,1 triệu tấn, tăng
22% so với năm 2001. Sản lượng tăng chủ yếu do tăng diện tích gieo trồng.
Sản phẩm cà chua chế biến của Mỹ chủ yếu là sản phẩm cô ñặc. Sản lượng
cà chua chế biến của Italia ước tính ñạt 4,7 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm
2001 nhờ năng suất tăng.
Tây Ban Nha sản xuất ñạt 1,45 triệu tấn sản lượng cà chua chế biến, thấp
hơn 2001 không ñáng kể. Giá thị trường cà chua chế biến tại Tây Ban Nha
khoảng 47,30 USD/tấn trong niên vụ 2001/2002 và 45,75 USD/tấn niên vụ
2002/2003.

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới (từ 2000-2005)
Năm


Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

2000

3.750,176

27,192

101.975,637

2001

3.745,229

26,770

100.259,346

2002

3.998,219

27,005

107.972,098


2003

4.118,389

27,921

116.943,619

2005

4.570,869

27,222

124.426,995

(Nguồn FAO Database Static 2006)
Bảng 2.2. Sản lượng cà chua trên thế giới và 10 nước ñứng ñầu thế giới
Quốc gia

1995

2000

2003

2005

Thế giới


87.592,093

108.339,598

116.943,619

124.426,995

Trung Quốc

13.172,494

22.324,767

28.842,743

31.644,040

Mỹ

11.784,000

11.558,800

10.522,000

11.043,300

Thổ Nhĩ Kỳ


7.250,000

8.890,000

9.820,000

9.700,000

Ấn §é

5.260,000

7.430,000

7.600,000

7.600,000

Italy

5.182,000

7.538,100

6.651,505

7.087,016

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9



Ai Cập

5.034,179

6.785,640

7.140,195

7.600,000

Tây Ban Nha

2.841,100

3.766,328

3.947,327

4.651,000

Braxin

2.715,016

2.982,840

3.708,600


3.396,767

Iran

2.403,367

3.190,999

4.200,000

4.200,000

Mêhicô

2.309,968

2.086,030

3.148,136

2.800,115

(Ngun FAO Database Static 2006)
Sn lng c chua chế biến của Thổ Nhĩ Kỳ ñạt khoảng 1,45 triệu tấn
trong năm 2002, tăng 12% so với 2001. Sản lượng cà chua cơ đặc thương mại
của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2002 ñạt khoảng 220.000 tấn, tăng 30% so với 2001.
Xuất khẩu tăng 10% do giá bán cao hơn. Ngoài ra một số nước có khối lượng
sản xuất lớn khác gồm:
Brazil với sản lượng ước tính đạt khoảng 1,27 triệu tấn tăng 2% so với
năm 2001 do tăng diện tích và áp dụng thành công các thành tựu về bảo vệ

thực vật, chọn tạo giống. Bồ ðào Nha ñạt khoảng 972.000 tấn tăng 6% so với
năm 2001. Năng suất trung bình 78 tấn/ha tăng 20% so với năm trước nhờ
thời tiết thuận lợi.
Năm 2002 là năm Ixrael ñạt sản lượng cà chua chế biến cao nhất với 165.000
tấn (tăng 13% so với 2001). Khoảng 85-90% sản lượng cà chua chế biến của
nước này được gieo trồng trên qui mơ diện tích từ 50-150 ha.
Tại Châu Á, ðài Loan một trong số ít nước có nền cơng nghiệp chế
biến cà chua sớm nhất. Ngay từ 1918 họ ñã phát triển cà chua đóng hộp,
năm 1931 mặc dù sản xuất cà chua của Nhật Bản tăng lên nhưng sản phẩm
cà chua chế biến của ðài Loan vẫn ñược thị trường Nhật Bản chấp nhận và
nổi tiếng ở Nhật. Năm 1967 ðài Loan chỉ có 1 cơng ty chế biến cà chua là
Kagome Food Company là công ty liên doanh giữa ðài Loan và Nhật Bản,
lúc đó cơng ty này sản xuất cà chua đóng hộp và xuất khẩu sang Nhật với
60% sản lượng, sau đó ngành cơng nghiệp cà chua chế biến ñã phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


nhanh ở ðài Loan và đến 1976 đã có tới 50 nhà máy sản xuất cà chua đóng
hộp (Yu Kang Mao, 1979)[13].
Thái Lan là một nước ở khu vực ðông Nam Á có khí hậu nhiệt đới với
sự đa dạng các chủng loại rau quả. Song gần ñây, Thái Lan cũng ñã bắt ñầu
tập trung vào các sản phẩm chế biến có giá trị cao. Một trong những sản phẩm
đó là cà chua cơ đặc. Năm 1991 sản lượng cà chua của Thái Lan ñạt 171,9
ngàn tấn (Farming Japan Vol 31/5/1997)[35].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua chế biến trên thế giới
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế, công tác nghiên cứu
cà chua về chọn tạo giống cũng như các biện pháp kỹ thuật ñã ñược quan tâm
từ rất sớm. Vào những năm 1960-1970, ñã có những cơng trình nghiên cứu
trật tự các gen trên bộ nhiễm sắc thể cà chua (Cook, 1968; Zhuchenco, 1973),
thời gian sau, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học hiện ñại

trong chọn tạo giống ñã ñược sử dụng như ni cấy bao phấn để tạo các dịng
thuần, chuyển nạp gen có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu sâu
bệnh hại,… và tới nay công nghệ sản xuất hạt giống lai F1 đã trở thành ngành
cơng nghiệp ñem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, ñã cung cấp giống cho hơn
80% diện tích trồng cà chua trên tồn thế giới.
Bằng kỹ thuật biến đổi gen, Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học
thuộc Viện Khoa Học Kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc sau hơn 10 năm
nghiên cứu ñã cho ra ñời một giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm
nhập của virus gây bệnh viêm gan B vào cơ thể người [13].
Khi nghiên cứu chọn tạo giống chín sớm cho cà chua chế biến các thí
nghiệm nghiên cứu năm 1997 tại S-ontario chỉ ra rằng người ta có thể cải
thiện sức sống của cà chua trên đồng ruộng bằng cách cấy chuyển
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Pacloburazol dưới ñiều kiện bất lợi. Kết quả thu ñược cho thấy khơng có sự
sai khác về năng suất thu ñược giữa cây trồng ñược cấy chuyển Pacloburazol
và ñối chứng, tuy nhiên có sự sai khác về tính chín sớm đối với quả khi thu
hoạch và nó có thể chín sớm hơn đối chứng từ 7-10 ngày [74].
Tính dễ rụng quả của giống cũng ñược các nhà chọn giống quan tâm.
Nếu giống có quả dễ rụng tỷ lệ hao hụt sẽ cao song nếu khó rụng cũng sẽ gây
khó khăn trong quá trình thu hoạch. Một số giống cà chua thu hoạch bằng
máy được chuyển gen khơng có tầng rời để khi thu hoạch phần cuống khơng
dính vào quả.
Gen có sự ảnh hưởng ñến số quả/chùm ở cà chua. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng có sự sai khác giữa giá trị trung bình của bố mẹ và con cháu về chỉ
tiêu số quả/chùm hoa, các gen bổ xung ảnh hưởng đến sự di truyền tính trạng
trên ở tất cả các tổ hợp quan sát [44].
Khi nghiên cứu tác ñộng qua lại giữa kiểu gen và môi trường với việc sử
dụng gen Nor, gen Rin và gen ALC người ta thấy khả năng bảo quản tốt nhất

ñạt ñược ở ñột biến gen ALC là 100% với thời gian bảo quản tốt 140 ngày và
71% với thời gian bảo quản 243 ngày. Khả năng bảo quản này giảm dần ở dị
hợp tử giữa gen Nor và gen Rin cùng ở mức 60%. Sự khác nhau ở các thể dị
hợp này có thể giải thích bởi khối lượng quả ban đầu. Quả nhỏ của ñột biến
gen Nor dưới ñiều kiện ẩm ñộ thấp, nhiệt ñộ 25oC bị hỏng nhanh hơn bởi ñột
biến gen Rin [63].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các giống thuộc chi Lycopersicon và các
dòng hoang dại với bệnh xoăn lá cà chua thì 1201 dịng giống cà chua thuộc chi
Lycopersicon ñược ñánh giá thử nghiệm với bệnh xoăn lá virus ở cả 2 ñiều kiện
trên ñồng ruộng và trong phịng thí nghiệm trong mùa hè từ 1986-1989. Hai
dịng thuộc lồi L.hirsutum là PI390658 và PI390659 và 2 dịng thuộc lồi L.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


peruvianum là PI 127830 và PI 127831 kháng với bệnh xoăn lá cà chua. Những
dịng này khơng thể hiện triệu trứng xoăn lá cả trên ñồng ruộng và cả sau khi lây
nhiễm bằng bọ phấn trắng. Trưởng thành của bọ phấn trắng chết trong khoảng 3
ngày sau khi thả trên những dịng kháng trên trong khi chúng sống được đến 25
ngày trên những dịng mẫn cảm. Quan sát trên đồng ruộng người ta thấy có từ 04 hoặc 5-25 con bọ phấn trắng trưởng thành trên những dòng kháng và dịng
mẫn cảm [73].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ñạt năng suất cao thông qua sử
dụng các giống tiềm năng năng suất cao hoặc cải thiện chế ñộ canh tác thì
hàm lượng chất khơ của quả nhìn chung giảm. Hàm lượng đường dễ tan góp
phần quan trọng vào việc tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm. Các loại
ñường dễ tan trong quả cà chua gồm Fructosa và Glucosa, ở hầu hết các
giống chúng tạo nên ít nhất 50% lượng chất khô tổng số, mà hàm lượng chất
khô tổng số có liên quan rất chặt đến thành phẩm sau chế biến và là chỉ tiêu
quan trọng ñối với giống cà chua chế biến ñược các nhà chế biến quan tâm.
Nhiều cơng trình nghiên cứu nhằm làm tăng hàm lượng chất khơ tổng số đối
với các giống có năng suất cao đã được thực hiện thơng qua việc lai tạo giữa

các lồi khác nhau của chi Lycopersicon, Rick đã tạo ra các dịng cà chua mới
có hàm lượng chất khơ cao [13]. Tuy nhiên việc chuyển các gen qui ñịnh hàm
lượng chất khơ cao vào giống có gen qui định tính trạng chịu va đập trong
chọn tạo giống cho thu hoạch bằng máy là việc làm rất khó, đồng thời nghiên
cứu cho thấy nếu lựa chọn yếu tố hàm lượng chất khơ cao thì năng suất sẽ
giảm và ngược lại do đó trong chọn giống cần dung hồ được hai yếu tố này
[13].
Một trong những lý do liên quan ñến sự đối ngược giữa hàm lượng chất
khơ và năng suất là do những giống năng suất cao thường có số quả nhiều nên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


khơng đủ khả năng quang hợp để cung cấp chất khơ cho quả. Theo Augustin
có sự biến đổi hiệu suất quang hợp giữa các loại gen có mật độ hạt diệp lục
trong lá mầm khác nhau. Những giống có số lượng hạt diệp lục cao thì hiệu
suất quang hợp cao cịn những giống có gen qui định hiệu suất hơ hấp cao
nhưng tốc độ hơ hấp giảm thì có tiềm năng năng suất và hàm lượng chất khô
cao [17].
Hàm lượng chất khơ có thể được cải thiện nhờ kỹ thuật canh tác nhiều
hơn là chọn giống. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng nước hợp lý cũng cải
thiện hàm lượng chất khơ trong quả.
Hàm lượng các axít hữu cơ trong quả cà chua là ñặc trưng quan trọng với
cà chua chế biến vì chúng là yếu tố chủ yếu xác ñịnh ñộ pH. Hàm lượng axit
và ñộ pH là các yếu tố quan trọng tạo nên hương vị cà chua. Trong nhiều
trường hợp các giống quả chắc có hàm lượng axit thấp vì quả của các giống
này có số ngăn ơ nhỏ hơn (với cà chua thì hàm lượng axit chứa trong ngăn ô
cao hơn trong thịt quả). ðể giải quyết vấn ñề này các nhà nghiên cứu ñã sử
dụng phương pháp lai giống có gen qui định hàm lượng axit cao với giống có
tiềm năng năng suất cao ñể cải thiện lượng axit trong quả.
Một số nghiên cứu cho rằng việc nâng cao chất khô dễ tan trong giống quả

mềm dễ hơn trong giống quả chắc. Có thể tạo ra giống có năng suất thấp nhưng
hàm lượng chất khơ khơng tan và khó tan, hàm lượng axit cao nhưng để tạo ra được
giống có năng suất cao cùng với các chỉ tiêu về chất lượng cao là rất khó [13].
Màu sắc quả cà chua được tạo nên bởi sự kết hợp của sắc tố ñỏ (qui ñịnh
bởi gen og) và chất nhuộm màu (qui ñịnh bởi gen hp). Nếu chỉ có sắc tố đỏ sẽ
tác động bất lợi ñến hàm lượng Vitamin A của quả. Người ta ñã dùng phép lai
ngược lại ñể chọn gen hp ở thời kỳ cây con và og ở thời kỳ nở hoa thơng qua
việc sử lý cây con ở nhiệt độ thấp. ðây là sự kết hợp tốt vì nó tạo cho thế hệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


con lai bảo vệ ñược cả 2 gen từ thời kỳ cây con cho tới trước khi trồng. Hơn
nữa sự kết hợp giữa 2 gen này tạo cho quả cà chua có màu đỏ đẹp, bền. Ngồi
ra một số giống có thân lá phát triển, độ che phủ quả tốt tạo cho quả ít bị biến
đổi màu do ánh sáng mặt trời.
Hương vị của cà chua có thể ảnh hưởng ñến chất lượng của nó và chịu
ảnh hưởng lớn bởi sự tác ñộng giữa việc giảm hàm lượng ñường (Glucose,
Fructose) và axit hữu cơ (axit Citric và axit Malic) [58].
Vitamin A và C là các thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong quả cà
chua. Hàm lượng vitamin C liên quan ñến các yếu tố như cỡ quả, dạng quả, số
ngăn quả. Thường các giống quả nhỏ có hàm lượng vitamin C cao hơn. Trong
quả Vitamin C tập trung ở gần vỏ quả, trong mơ của ngăn quả điều này cho
thấy các giống quả chắc thường có hàm lượng vitamin C thấp hơn. Ngồi ra
các giống có quả dài, bộ lá rậm rạp cũng cho quả có hàm lượng Vitamin C
thấp hơn.

Vỏ cà chua là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các nhà chế biến vì nó
ảnh hưởng đến tỷ lệ thành phẩm. Vỏ quả và hạt chiếm 18-20% khối lượng
quả sau khi bóc. Giống cà chua chế biến cần dễ bóc vỏ, màu vỏ đồng đều,
diện tích phần vỏ mất màu ít. Tuy nhiên thường các giống cà chua dễ bóc vỏ

thì quả mềm, giống cứng quả thì khó bóc vỏ. ðể khắc phục tình trạng này
nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng giống có gen dễ bóc vỏ để cải thiện đặc tính
này cho các giống quả cứng nhằm tạo ra giống quả cứng và dễ bóc vỏ.
Bên cạnh thành tựu về công tác giống, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật trong sản xuất cà chua thương phẩm cũng có những bước tiến đáng kể,
những kết quả nghiên cứu về phân bón, quản lý dịch hại,… ñã ñược ứng dụng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


×