Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu bệnh chấm xám hại chè và biện pháp phòng trừ tại xí nghiệp chè lương mỹ chương mỹ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 97 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

NGHIÊN CỨU BỆNH CHẤM XÁM HẠI CHÈ VÀ BIỆN
PHÁP PHỊNG TRỪ TẠI XÍ NGHIỆP CHÈ LƯƠNG MỸ,
CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGƠ BÍCH HẢO

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Tơi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2011
Tác giả

Nguyễn Trường Sơn

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp Hà nội. Viện đào tạo sau đại
học. Khoa Nơng học và Bộ mơn bệnh cây. ðặc biệt xin được bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngơ Bích Hảo - Bộ bộ môn bệnh cây thuộc khoa Nông
học trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, người đã nhiệt tình, chu đáo, tỷ mỉ
hướng dẫn tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi cũng xin được trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại bộ môn Bệnh
cây - Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin được chân thành cảm các hộ nhận khốn, các đồng chí đội
trưởng và Ban Giám đốc Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tơi thực hiện tốt luận văn này.
ðồng thời tơi cũng xin được chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã
động viên và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện luận văn.
Lương Mỹ, ngày … tháng … năm 2011
Tác giả


Nguyễn Trường Sơn

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục đồ thị


ix

1

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích, yêu cầu của ñề tài.

3

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

ðặc ñiểm sinh vật học của cây chè.


4

2.2

Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam.

8

2.3

Tình hình nghiên cứu bệnh hại chè trên thế giới và ở Việt Nam.

11

2.4

Giới thiệu về xí nghiệp chè Lương Mỹ.

27

3

ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30


3.1

ðối tượng và ñịa ñiểm nghiên cứu.

30

3.2

Vật liệu nghiên cứu.

30

3.3

Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

30

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

38

4.1

ðiều tra thành phần bệnh hại chè tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ
Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội.


38

4.1.1

Bệnh chấm xám (Pestalozzia theae Sawada).

39

4.1.2

Bệnh chấm nâu (Colletorichum camelliae Masse).

39

4.1.3

Bệnh tóc đen (Marasmius equinis Muler Berk).

40

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

iii


4.1.4

Bệnh sùi cành chè (Bacterium sp).

40


4.1.5

Bệnh ñốm mắt cua (Cercosporella theae Petch).

41

4.2

Ảnh hưởng của một số ñiều kiện sinh thái kỹ thuật (Giống, tuổi
cây, phương pháp ñốn, ñịa thế ñất, chế độ chăm sóc …) đến nấm
bệnh chủ yếu hại chè tại XN chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ
- TP Hà Nội.

44

4.2.1

¶nh hưởng của giống chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám.

44

4.2.2

Ảnh hưởng của tuổi chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám.

46

4.2.3


Ảnh hưởng của hình thức ñốn tới sự phát triển của bệnh chấm
xám hại chè.

48

4.2.4

Ảnh hưởng của ñịa thế ñất tới sự phát triển của bệnh chấm xám.

51

4.2.5

Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc tới sự phát triển của bệnh chấm
xám h¹i chÌ.

52

4.2.6

Ảnh hưởng của lượng phân bón đến bệnh chấm xám hại chè.

55

4.2.7

Ảnh hưởng của phương thức bón phân đến bệnh chấm xám hại
chè.

59


4.2.8

Ảnh hưởng của bón phân qua lá đến bệnh chấm xám hại chè.

61

4.3

Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ nấm đến sự phát triển
của bệnh chấm xám ngồi ñồng ruộng.

4.4

Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh chấm xám và tìm hiểu một số
đặc điểm hình thái, sinh học của nấm gây bệnh.

4.4.1

67

Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau ñến sự phát
triển của nấm Pestalozzia theae Sawada.

4.4.3

67

ðặc ñiểm hình thái và sinh học của nấm gây bệnh chấm xám hại
chè Pestalozzia theae Sawada.


4.4.2

63

68

Ảnh hưởng ñiều kiện nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Pestalozzia theae Sawada.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

70

iv


4.4.4

Ảnh hưởng của pH mơi trường ni cấy đến sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.

4.4.5

72

Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ nấm ñến sự phát triển
của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.

73


5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ nghÞ

76

5.1

Kết luận.

76

5.2

ðề xuất biện pháp hữu hiệu để phịng trừ bệnh chấm xám hại chè
tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ - Thành phố
Hà Nội.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC

82

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TLB

: Tỷ lệ bệnh.

CSB

: Chỉ số bệnh.

XN

: Xí nghiệp.

C.ty

: Cơng ty.

TP

: Thành phố.

CTV

: Cộng tác viên.


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

ðHH

: ðộ hữu hiệu.

PDA

: Môi trường nhân tạo gồm khoai tây, agar, đường glucose và

nước cất.
PCA

: Mơi trường nhân tạo gồm khoai tây, agar, cà rốt và nước cất.

Czapeck

: Mơi trường nhân tạo gồm đường Saccarose,NaN03, MgS04,

FeCl3, KCl, agar và nước cất.
WA

: Môi trường gồm Agar và nước cất.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

vi



DANH MỤC BẢNG
STT
4.1

Tên bảng

Trang

Thành phần bệnh hại chè tại XÝ nghiÖp chè Lương Mỹ Huyện
Chương Mỹ - TP Hà Nội năm 2010.

38

4.2

Tình hình một số bệnh chính hại chè tại XN chè Lương Mỹ

41

4.3

Diễn biến bệnh chấm xám hại chè tại XN chè Lương Mỹ.

43

4.4

Ảnh hưởng của giống chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám


45

4.5

Ảnh hưởng của tuổi chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám

46

4.6

Ảnh hưởng của hình thức đốn tới sự phát triển của bệnh chấm
xám h¹i chÌ.

4.7

Ảnh hưởng của địa thế đất tới sự phát triển của bệnh chấm xám
h¹i chÌ.

4.8

49
51

Ảnh hưởng của cắt tỉa cành và vệ sinh ñồng ruộng tới sự phát
triển của bệnh chấm xám hại chè

53

4.9


Ảnh hưởng của lượng phân bón đến bệnh chấm xám hại chè

57

4.10

Ảnh hưởng của phương thức bón phân đến bệnh chấm xám

59

4.11

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân qua lá tới bệnh chấm xám
hại chè.

4.12

Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm (nồng ñộ 0,2%) ñến sự phát triển
của bệnh chấm xám ngồi đồng ruộng.

4.13

64

Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm (nồng ñộ 0,3%) ñến sự phát triển
của bệnh chấm xám ngồi đồng ruộng.

4.14

62


65

Một số đặc điểm về hình thái của sợi nấm, tản nấm, đĩa cành,
hạch nấm và bào tử của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi
trường PDA.

4.15

67

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khác nhau tới sự phát triển
của nấm Pestalozzia theae Sawada.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

69
vii


4.16

Ảnh hưởng của ñiều kiện nhiệt ñộ tới sự sinh trưởng của nấm
Pestalozzia theae Sawada.

4.17

Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy tới sự sinh trưởng của
nấm Pestalozzia theae Sawada.


4.18

71
72

Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

73

viii


DANH MỤC ðỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Trang

4.1

Tình hình một số bệnh chính hại chè tại XN chè Lương Mỹ.

42

4.2


Tình hình nhiễm bệnh chấm xám tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ

43

4.3

Ảnh hưởng của giống chè tới bệnh chấm xám.

45

4.4

Ảnh hưởng của tuổi chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám

47

4.5

Ảnh hưởng của hình thức đốn tới sự phát triển của bệnh chấm
xám h¹i chÌ.

4.6

Ảnh hưởng của địa thế đất tới sự phát triển của bệnh chấm xám
hại chè.

4.7

50
51


Ảnh hưởng của một số biện pháp chăm sóc tới sự phát triển của
bệnh chấm xám hại chè.

54

4.8

Ảnh hưởng của lượng phân bón tới sự nhiễm bệnh chấm xám

58

4.9

Ảnh hưởng của phương thức bón phân tới sự nhiễm bệnh chấm
xám hại chè.

4.10

60

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân qua lá tới sự ph¸t triĨn cđa
bệnh chấm xám.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

63

ix



DANH MơC H×NH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Bệnh chấm xám hại chè.

12

2.2

Bệnh chấm nâu hại chè.

14

4.1

Triệu chứng bệnh chấm xám hại chè

39

4.2

Triệu chứng bệnh chấm nâu hại chè


39

4.3

Triệu chứng bệnh tóc đen trên chè

40

4.4

Triệu chứng bệnh sùi cành chè

41

4.5

Bào tử nấm Pestalozzia theae Sawada.

68

4.6

ðĩa cành nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA

68

4.7

Sự phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada trên các môi
trường nuôi cấy khác nhau.


4.7

Sự phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada trên các môi
trường nuôi cấy khác nhau.

4.8

69
70

Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

74

x


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Cây chè có tên khoa học là (Camellia sinensis) thuộc chi Camellia, họ
Theaceae). Cây chè có nguồn gốc ở khu vực ðơng Nam Á, nhưng ngày nay
chè ñược trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt ñới
và cận nhiệt ñới. Chè là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây
nhỏ, thơng thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét, khi ñược trồng ñể lấy lá.
Cây chè có rễ cái dài. Hoa chè màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5 - 4 cm,
với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của chè có thể ép để lấy dầu, ngồi ra cây chè có vị trí

rất quan trọng trong nên kinh tế quốc dân, như:
- Chất caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những
chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não
làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt ñộng của các cơ trong cơ
thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc
căng thẳng.
- Hỗn hợp tanin trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh ñường
ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc cịn dùng nước chè, đặc biệt là chè
xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày.
- Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin
PP và nhiều nhất là vitamin C.
- Một giá trị ñặc biệt của chè ñược phát hiện gần đây là tác dụng chống
phóng xạ. Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) ñã tiến hành các
thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ
tách ra ñược từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr - 90.
- Chè là cây cơng nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho
sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30 40 năm hoặc lâu hơn nữa.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

1


Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu. Nhưng cây chè ñược khai
thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay.
Từ khi nước ta giành ñược ñộc lập năm 1945, dưới sự lãnh đạo của
ðảng và Chính phủ với phương châm xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện và
vững chắc, nghề trồng chè ñã ñược chú ý ñúng mức. Cây chè chiếm một vị trí
quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân ta. Trong các vùng trồng chè,
chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và
nâng cao ñời sống của nhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố hạn chế về kinh tế - xã hội như chính
sách, thị trường tiêu thụ, giá cả…cịn có những yếu tố kỹ thuật gây khó khăn
cho việc phát triển sản xuất chè như là sự phá hại của sâu bệnh trong đó bệnh
chấm xám hại chè do nấm Pestalozzia theae Sawada gây ra - là loại bệnh gây
hại thường xuyên và nghiêm trọng ñã làm thiệt hại lớn ñến năng suất và chất
lượng cho các vùng sản xuất chè. Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá hoặc
từ giữa lá, ñầu tiên là các chấm nhỏ màu xám nâu, sau vết bệnh lớn dần có
hình trịn, gần trịn, hình ơ van, hình bán nguyệt hay khơng có hình dạng nhất
định và mép vết bệnh có hình gợn sóng. Trên vết bệnh có các đường gân ñen,
các chấm ñen, bề mặt vết bệnh có màu xám tro. Khi vết bệnh lan đến khoảng
1/2 diện tích lá trở lên, lá chè bị rụng.
Nấm bệnh chấm xám xuất hiện gần như quanh năm trên nương chè,
nhưng bệnh phát triển mạnh trong ñiều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ
khơng khí 250 - 280C thường từ tháng 7 ñến tháng 10 hàng năm.
Bệnh ñốm nâu do nấm Colletotrichum camelliae Masse gây ra. Bệnh
chủ yếu hại lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh có màu nâu, khơng có hình dạng
nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình trịn đồng tâm,
giữa vết bệnh lá bị khơ màu xám tro. Xung quanh vết bệnh biểu bì lá bị sưng
lên dễ thấy. Bệnh nặng làm lá bị khô và rụng hàng loạt, rất nguy hiểm trong
vườn ươm và ảnh hưởng nghiêm trọng ñến năng suất.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

2


Nấm bệnh phát triển thuận lợi nhất trong ñiều kiện 250 - 300C, ẩm ñộ
cao, nên trong mùa mưa bệnh thường phát sinh gây hại nặng, nhất là sau
những ñợt mưa kéo dài.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, ñược sự phân công của Bộ môn Bệnh
cây - Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS Ngơ Bích Hảo, chúng tơi tiến hành thực hiện ñề tài: “
Nghiên cứu bệnh chấm xám hại chè và biện pháp phịng trừ tại Xí nghiệp
chè Lương Mỹ, Chương Mỹ, Hà Nội ”
1.2. Mục đích, u cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích.
ðiều tra, xác định thành phần nấm bệnh hại chè, diễn biến một số bệnh nấm
chủ yếu ngồi đồng ruộng, nghiên cứu ngun nhân gây bệnh, tìm hiểu diễn
biến, đánh giá mức độ thiệt hại và biện pháp phòng trừ bệnh chấm xám hại chè
tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
1.2. 2. Yêu cầu.
- ðiều tra thành phần của bệnh hại tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện
Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
- ðiều tra diễn biến và ảnh hưởng của một số ñiều kiện sinh thái kỹ thuật
(Giống, tuổi cây, phương pháp ñốn, ñịa thế đất, chế độ chăm sóc…) đến nấm
bệnh chủ yếu hại chè tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội.
- Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh chấm xám do nấm gây ra và tìm hiểu
một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm gây bệnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng một số thuốc hoá học trong phòng trừ bệnh
chấm xám hại chè.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm sinh vật học ca cõy chố.
2.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chÌ.
a. Thân và cành.
Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên chỉ có một thân chính,

trên thân phân ra các cấp cành. Người ta chia thân chè ra làm ba loại: Thân
gỗ, thân nhỡ và thân bụi.
- Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân chính, vị trí phân cành cao.
- Thân nhỡ là loại hình trung gian, có thân chính tương đối rõ rệt, vị trí
phân cành thường cao 20 - 30 cm ở phía phần cổ rễ.
- Thân bụi là cây khơng có thân chính rõ rệt, tán cây rộng thấp, phân
cành nhiều. Vị trí phân cành cấp I ngay gần cổ rễ.
Trong sản xuất thường gặp loại chè thân bụi, vì phân cành của thân bụi
khác nhau nên tạo cho cây chè có các dạng tán: Tán ñứng thẳng, tán trung
gian và tán ngang.
- Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều
ñốt. Chiều dài của ñốt biến ñổi rất nhiều từ 1 - 10 cm. ðốt chè càng dài là một
trong những biểu hiện giống chè có năng suất cao. Từ thân chính, cành chè được
phân ra nhiều cấp: cành cấp I, cành cấp II, cấp III. Thân và cành chè ñã tạo nên
khung tán của cây chè. Với số lượng cành thích hợp và cân đối ở trên khung tán,
cây chè cho sản lượng cao. Trong sản xuất cần nắm vững ñặc ñiểm sinh trưởng
của cây ñể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hái và ñốn chè hợp lý mới có thể tạo
ra trên tán chè nhiều búp, ñặt cơ sở cho việc tăng năng suất chè.
b. Mầm chè.
Trên cây chè có mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực.
- Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

4


- Mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách lá có hai mầm
sinh thực, nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều hơn và khi ñó ở
nách lá có một chùm hoa. Khi mầm sinh thực phát triển nhiều trên cành chè
thì thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu ñi, do sự tiêu hao

các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả.
c. Búp chè.
Búp chè là một ñoạn non ở đỉnh của cành chè. Búp được hình thành từ
các mầm dinh dưỡng, gồm có tơm là phần lá non ở chóp đỉnh của cành chưa
x ra và 2 hoặc 3 lá non sát nó. Kích thước của búp chè thay ñổi tuỳ theo
giống và kỹ thuật canh tác. Búp chè có hai loại:
- Búp bình thường gồm có tôm + 2 - 3 lá non.
- Búp mù là búp phát triển khơng bình thường, khơng có tơm chỉ có 2 3 lá non.
Trên một cành chè nếu để sinh trưởng tự nhiên, một năm có 4 - 5 ñợt
sinh trưởng, hái búp liên tục sẽ có 6 - 7 đợt. Thâm canh tốt có thể đạt 8 - 9 ñợt
sinh trưởng.
d. Lá chè.
Lá chè mọc trên cành, mỗi đốt có một lá, hình dáng lá thay đổi tuỳ theo
giống và ñiều kiện ngoại cảnh, lá chè gồm:
- Lá vảy ốc là những lá vảy rất nhỏ, có màu nâu, cứng. Lá vảy ốc là bộ
phận bảo vệ ñiểm sinh trưởng khi ở trạng thái ngủ, số lượng lá vảy ốc thường
là 2 - 4 lá ở mầm mùa ñông và 1 - 2 lá ở mầm mùa hè.
- Lá cá là lá thật thứ nhất, nhưng phát triển khơng hồn tồn b×nh
thường, dị hình hoặc hơi trịn, khơng có răng cưa hoặc có ít.
- Lá thật mọc trên cành chè theo các thế khác nhau, trong sản xuất
thường gặp 4 loại thế lá khác nhau như: Thế lá úp, nghiêng, ngang và rủ. Thế
lá ngang và rủ là ñặc trưng của giống chè năng suất cao, tuổi thọ trung bình
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

5


của lá chè là một năm.
e. Rễ chè.
Rễ chè phát triển tốt tạo ñiều kiện cho các bộ phận trên mặt ñất phát

triển. Hệ rễ chè gồm: Rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu.
Khi hạt mới nảy mầm, rễ trụ phát triÓn mạnh. Sau 3 - 5 tháng phát triển
chậm lại và rễ bên phát triển nhanh.
Từ năm thứ 2, 3 rễ bên và rễ phụ phát triển mạnh.
- Rễ trụ thường ăn sâu trên 1m. Ở những nơi đất xốp, thốt nước có thể
ăn sâu tới 2 - 3 m.
- Rễ hấp thu thường ñược tập trung ở lớp ñất từ 10 - 40 cm.
g. ðặc ñiểm sinh trưởng sinh thực của cây chè.
Sau khi gieo hạt khoảng 2 năm, cây chè râ hoa quả lần thứ nhất. Từ 3
- 5 năm cây chè hoàn chỉnh về tính phát dục. Hoa chè lưỡng tính. Ở miền Bắc
mầm hoa được hình thành và phân hố sau tháng 6, hoa nở rộ vào tháng 11 12. Phương thức thụ phấn chủ yếu là khác hoa. Nhị ñực thường chín trước nhị
cái 2 ngày. Hạt phấn sống khá lâu sau 5 ngày kể từ khi hoa nở rộ. Khả năng ra
nụ, hoa rất lớn nhưng tỷ lệ ñậu quả thấp chỉ ñạt dưới 12%. Sau khi thụ tinh
quả chè ñược hình thành. Thời gian phát dục của chè khoảng 9 - 10 tháng.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây chè.
Cây chè có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, tiêu thụ trong nước ngày
một tăng, thị trường xuất khẩu rộng lớn, cịn có thể mở rộng.
Cây chè (Camellia sinensis) ñược phát hiện ñầu tiên ở Trung Quốc gần
4.000 năm nay, ban ñầu ñược làm dược liệu nay ñã thành thứ nước uống phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới. Nước chè là thứ nước uống tốt mà rẻ tiền hơn
ca cao và cà phê. Chè là một thứ nước giải khát chống lạnh, khắc phục ñược
sự mệt mỏi của thần kinh và của cơ thể. Có tác dụng kích thích vỏ đại não của
hệ thần kinh trung ương (chất cafein) làm cho thần kinh minh mẫn, sảng
khoái, giúp cho việc tập trung tư tưởng nhất là với những trường hợp phải
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

6


hoạt ñộng với cường ñộ cao của bắp thịt và thần kinh. Chè cịn có thể trị các

bệnh về đường ruột (chất tanin), lợi tiểu (chất têơfiinlin, têơbronin) có tác
dụng kích thích sự tiêu hố của các chất mỡ. Ngồi ra chè còn chứa các
vitamin (C, PP, K, B2) và một số axitamin cần thiết cho cơ thể con người. Ở
Nhật Bản, người ta còn thấy chất tanin trong chè có khả năng hút chất phóng
xạ (Sr 90).
Nước chè là thứ nước uống cổ truyền và phổ biến của nhân dân ta. So
với trước cách mạng (1939) tuy diện tích chè ở Miền Bắc tăng 2,7 lần, sản
lượng chè tăng 2,1 lần nhưng mức tiêu dùng ở Miền Bắc tính theo ñầu người
mới khoảng 200 gam/ năm, mức này là rất thấp so với các nước uống chè trên
thế giới. Anh: 4.432 gam, Oxtr©ylia: 2.869 gam, Marốc: 1.126 gam, Irắc:
2.280 gam, Ân ðộ: 260 gam, Nhật Bản: 680 gam...Việc cung cấp chè uống
hàng tháng, nhất là gần Tết âm lịch cịn thiếu nhiều so với u cầu đời sống
ngày một nâng cao và trong những loại công việc năng nhọc: hầm mỏ, nhà
máy, giao thơng vận tải, địa chất, qn đội, lao động trí óc...
Thị trường xuất khẩu trước kia (khoảng những năm 1964 - 1965), tốc
ñộ mở rộng thị trường tiêu thụ chè cịn chậm, khối lượng trao đổi hàng năm
trên thế giới là khoảng 600.000 tấn. Sau này thị trường chè đã có những bước
đột biến khởi sắc xong chưa thật ổn ñịnh, nhất là thị trường Liên Xơ cũ và thị
trường các nước có nguồn tài ngun tự nhiên là dầu lửa thị lại càng khơng ổn
định do chiến tranh triền miên.
Hiện nay thị trường tiêu thụ chè trên thế giới được chia làm ba khu vực
chính như sau:
- Thị trường Liên Xô cũ và các nước ðơng Âu nhập chủ yếu là chè đen.
Mức tiêu thụ khoảng 5 vạn tấn.
- Thị trường các nước ñang phát triển như: Arập, Irắc, Marốc, Xudan,
Tuynidi... nhập các loại chè cấp dưới, chủ yếu là chè xanh. Sản lượng ñạt
khoảng 10 vạn tấn.
- Thị trường các nước tư bản Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu ðại Dương nhập
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..


7


chè đen có chất lượng cao, giá đắt với số lượng lớn. Sản lượng ñạt khoảng 15
vạn tấn.
Chè là một cây cơng nghiệp lâu năm có đời sống kinh tế dài (20 đến
30 năm, thậm chí 40 đến 50 năm) nhưng lại mau chóng cho sản phẩm (sau
3 năm) và hiệu quả kinh tế cao. Thâm canh từ ñầu, liên tục và tồn diện,
sau 3 năm cây chè đã có thể cho khai thác với năng suất từ 3 ñến 4 tấn búp/
ha, ñến tuổi trưởng thành thâm canh tốt có thể đạt 6 đến 8 tấn búp/ ha. Có
trường hợp chè trên 20 năm tuổi mà ñược ñầu tư lao động, vật tư cải tạo
chăm bón tốt vẫn cho thu ñược 8 ñến 9 tấn/ ha. Thu hồi vốn ñầu tư nhanh
chóng và nếu làm tốt, thu nhập kinh tế hàng năm vững chắc, vì năng suất
sản lượng tương ñối ổn ñịnh.
Chè là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường quốc tế, đó là
một trong những cây cho lượng ngoại tệ nhiều trên một ñơn vị diện tích. 1 ha
chè thâm canh tốt cho thu hoạch 10 tấn búp tươi (2 tấn chè khơ) thì ñủ ngoại
tệ nhập khẩu 46 tấn phân hoá học hoặc 3,1 tấn bơng hay 25 đến 30 tấn bột mì
(Nguyễn Huy 1971).
Cây chè khơng những khơng tranh chấp đất đai với cây lương thực, mà
cịn có tác dụng biến đổi cơ cấu nông nghiệp của nước ta từ tự cấp, tự túc
thành một nền nơng nghịêp hàng hố. ðó là một thứ cây rất có hiệu lực để
khai thác vùng ñất ñai rộng lớn của miền núi, miền trung du và cao nguyên
Nam Trung bộ. Cây chè cần một số lượng lao ñộng tương ñối lớn. Phát triển
mạnh mẽ cây chè ở các vùng trung du, miền núi là biện pháp có hiệu quả để
sử dụng hợp lý nguồn lao ñộng dồi dào của nước ta trong phạm vi cả nước.
2.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới.
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày được trồng nhiều ở trên 30 nước và
ñược sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Năm 1995 diện tích trồng chè

tồn cầu là 2.500.000 ha, sản lượng 2.590.000 tấn khơ, năng suất bình qn
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

8


5,5 tấn tươi/ha. Trong 30 năm qua sản xuất chè trªn thế giới phát triển nhanh,
diện tích tăng 1.200.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 40.000 ha, sản lượng
tăng 1.580.000 tấn, bình qn mỗi năm tăng 52.000 tấn khơ.
Sản xuất chè trên thế giới tập trung ở một số nước chủ yếu sau.
Trung Quốc: Nghề trồng chè ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời, cây chè
được phân bố trên phạm vi ñịa lý rÊt rộng từ 18 - 35 ñộ vĩ bắc và 99 - 122 ñộ
kinh ñông. ðiều kiện tự nhiên khí hậu Trung Quốc rất thích hợp cho việc
trồng chè. Chế ñộ nhiệt hàng năm ở các vùng trồng chè khoảng 15 - 180C,
lượng mưa hàng năm trên 1.000 mm. Diện tích chè của Trung Quốc hiện nay
khoảng 1.200.000 ha với sản lượng năm 1999 khoảng 680.000 tấn.
Ấn ðộ: Bắt ñầu trồng chè vào khoảng năm 1834 - 1840, do điều kiện
thích hợp và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hố ngành chè vì vậy Ấn
ðộ ñang ñứng ñầu trên thế giới về xuất khẩu chè. Sản lượng chè của Ấn ðộ
năm 1999 ñạt 805.612 tấn. Chè ở Ấn ðộ tập trung trồng ở hai vùng rõ rệt ,
vùng phía bắc chè tập trung ở các bang Atxam, Kachar, Duvars, Darjiling.
Atxam và Darjiling là hai khu vực chè nổi tiếng trên thế giới. Vùng chè ở phía
nam tập trung ở hai bang Kerala và Madras.
Srilanka: Bắt ñầu trồng chè vào khoảng năm 1837 - 1840 nhưng thực
sự phát triển mạnh từ năm 1867 - 1873. Chè ở Srilanka tập trung ở các tỉnh
miền Trung, miền Tây và Tây Bắc. Chế độ nhiệt trung bình tõ 18 - 190C,
lượng mưa dưới 1860 mm. Sản lượng chè năm 1999 khoảng 283.761 tấn.
Nhật Bản: Là nước ñầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc (năm 805 814), chè trồng tập trung ở giữa 35 và 38 ñộ vĩ bắc. Một số ít diện tích trồng ở
40 độ vĩ bắc. Chè Nhật Bản chủ yếu trồng ở nơi ñất bằng, ñộ cao so với mặt
biển không quá 80 - 100 m, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, lượng mưa

tương ñối lớn 2.150 mm/năm. Sản phẩm chè chủ yếu là chè xanh, giống trồng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

9


chủ yếu Yabukyta, Meryjaku, Youkon, Gurikha.
Indonesia: Bắt ñầu trồng chè từ thế kỷ 19. Chè ñược trồng tập trung ở
miền Tây đảo Java nơi có độ cao so với mặt nước biển 2.300 m, ở miền §ơng
Bắc và Nam Xumatra có độ cao so với mặt nước biển là 900 m. Cả hai ñảo
Java và Xumatra nằm trong vùng nhiệt ñới, lượng mưa hàng năm 2.500 4.000 mm, phân bổ ñồng ñều, vì vậy chè ñược thu hoạch quanh năm, năng
suất rất cao, bình quân > 9 tấn/ha. Sản phẩm chế biến chủ yếu là chè đen.
2.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam.
Nước ta có lịch sử trồng chè lâu ñời. Năm 1890, một số ñồn ñiền chè ñầu
tiên ñược thành lập ở Vĩnh Phú, Quảng Nam - ðà Nẵng, Quảng Ngãi. Thời kỳ
1925 - 1940 người Pháp mở các ñồn ñiền ở cao nguyên Trung bộ. ðến năm
1938, Việt Nam có 13.405 ha với sản lượng 6.100 tấn chè khô. Trong kháng
chiến chống Pháp hầu hết vườn chè bị bỏ hoang. Sau năm 1954, Miền Bắc ñẩy
mạnh sản xuất chè bằng việc thành lập các nông trường và các hợp tác xã trồng
chè. Trước năm 1975, Miền Bắc có trên 40.000 ha chè với sản lượng trên
200.000 tấn chè khô. Chè xuất khẩu hàng năm khoảng trên dưới 10.000 tấn.
ðến năm 1994 diện tích chè cả nước có 73.000 ha. Năng suất bình qn
đạt khoảng 800 kg chè khô/ ha. Sản lượng chè khoảng 40.000 tấn khô, xuất
khẩu khoảng 17.000 tấn, tiêu thụ trong nước trên 20.000 tấn.
Tính đến hết năm 2002, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong đó có
87.000 ha chè kinh doanh. Tổng số lượng chè sản xuất 98.000 tấn, trong đó
xuất khẩu 72.000 tấn ñạt 82 triệu USD.
Hiện nay việc sản xuất và cung cấp chè chưa ñáp ứng ñược nhu cầu tiêu
thụ ngày càng tăng ở trong nước, cũng như nhu cầu xuất khẩu.
Do điều kiện đất đai và khí hậu ở nước ta thích hợp cho nên cây chè

được trồng trọt rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, nhưng tập
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

10


trung ở một số vùng chính như:
- Vùng chè miền núi: Các tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích chè khá
lớn, giống chè ñược trồng chủ yếu ở vùng này là chè Shan (cịn gọi là chè
Tuyết) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm
25 - 30% tổng sản lượng chè của miền Bắc.
- Vùng chè trung du: Có diện tích chè lớn nhất, là vùng sản xuất chè chủ
yếu, chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc. Giống chè chính được trồng
trọt là giống Trung du (Trung Quốc lá to) có năng suất cao và phẩm chất tốt.
Sản phẩm chủ yếu là chè ñen và chè xanh ñể tiêu dùng và xuất khẩu.
- Vùng chè khu 4 cũ: Vùng này nhân dân có tập qn sử dụng lá bánh tẻ
để uống tươi (khơng qua q trình chế biến). Chè được trồng chủ yếu ở các
tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (4.550 ha), Thanh Hóa (1.427 ha). Những năm gần
đây một số vườn chè tươi đã được chăm sóc, đốn hái để chuyển sang chè hái
búp. Hiện nay vùng chè này ñang giữ vị trí quan trọng trong việc giải quyết
nhu cầu thức uống của nhân dân.
- Ở miền Nam chè ñược trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm ðồng và Gia Lai Kom Tum. Vùng nam Tây Nguyên (Lâm ðồng) là vùng cao ngun nhiệt
đới, độ cao 800 - 1.500m, thích hợp với giống chè Shan. Vùng bắc Tây
Nguyên thấp hơn (500 - 700m), khí hậu thích hợp với các giống chè Atxam
và Trung du. Diện tích trồng chè của các tỉnh phía Nam hiện có khoảng 8.200
ha (diện tích trồng chè đạt ñược cao nhất năm 1965: 9.685 ha với tổng sản
lượng là 5.905 tấn chè khơ).
2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh hại chè trên thế giới và ở Việt Nam.
2.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.
2.3.1.1. Bệnh chấm xám (Pestalozzia theae Sawada).


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

11


Hình 2.1: Bệnh chấm xám hại chè.
Nghiên cứu của Jeewon về sinh học phân tử của nấm Pestalozzia sp
cho thấy trên thế giới hiện có tất cả 205 loại gây hại trên nhiều loại cây kí chủ,
chè, dâu tây, gây triệu chứng ñốm lá, ñốm quả…[1].
Nâm Pestalozzia sp là một lồi nấm kí sinh yếu, các bào tử
(bào tử vơ tính) thẳng hoặc hơi cong, có 3 - 4 vách ngăn ngang, bào tử mầu
nâu (Guba năm 1961;Worapong et al, 2002, Wei và Xu, 2004) [2] [3] [4].
Wei (2004) ñã nghiên cứu về đặc điểm của các lồi Pestalozzia ở các
vùng sinh thái khác nhau ở miền nam Trung Quốc, kết quả nghiên cứu cho
thấy trong 24 vùng sinh thái khác nhau thì có 4 chủng gây hại chính trên các
loài cây Podocarpaceae, Theaceae, Taxaceae [5].
Năm 1999, tại các vườn trồng hồng ngọt ở tỉnh Huelva (phía tây nam
Tây Ban Nha) phát hiện thấy có 18 - 20% diện tích lá bị nhiễm nấm
Pestalozzia gây rụng lá hàng loạt [6].
Maile E.Velasquez và Francis T.Zee (2006) mơ tả đặc điểm của
lồi Pestalozzia sp gây bệnh ñốm lá ổi ở Hawaii [7].
José G.Espinoza và Erika X. Briceno (2007) ñã xác ñịnh ñược lồi
Pestalozzia neglecta là tác nhân chính gây bệnh thối cành trên cây quất.
Tại Anh, việc phun xen kẽ prochloraz và carbendazim ñã làm giảm
bệnh ñốm nâu trên lá do nấm Pestalozzia sp gây ra [9].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

12



Tại Nhật Bản năm 1996, bệnh ñốm lá ñã gây thiệt hại lớn ở các vườn
trồng hồng, cây ăn trái ở quận Tottori. Dựa trên các nghiên cứu hình thái học
của nấm phân lập, các nhà khoa học ñã chỉ ra rằng Pestalozzia longiseta,
P.glandicola, P. acaciae và P. crassiuscula chính là các tác nhân gây bệnh
[10]. Nấm Pestalozzia.sp là tác nhân gây ra hiện tượng rụng lá và thối trái
Kiwi ở Thổ Nhĩ Kì [11].
Bệnh chấm xám là bệnh phổ biến ở các vùng trồng chè. Bệnh thường
phát sinh vào mùa mưa khi nhiệt ñộ từ 270 - 300C. Bệnh nặng thường làm cho
lá chè bị khô rồi rụng, cây chè còi cọc.
+ Triệu chứng: Bệnh thường hại trên lá bánh tẻ và lá già. Vết bệnh lúc
ñầu là một chấm nhỏ hình trịn màu xanh vàng sau chuyển sang màu nâu xám
hoặc trắng xám. Bệnh bắt ñầu từ mép lá sau lan rộng vào phiến lá rồi làm cho
lá rụng. Vết bệnh có hình lượn sóng, thường có đường gân đen trên đó thường
có các chấm nhỏ màu đen. Khi vết bệnh lan ra 1/2 lá hoặc hết toàn bộ diện
tích lá thì lá thường sẽ bị rụng.
+ Ngun nhân: Bệnh do nấm Pestalozzia theae Sawada thuộc bộ
Melanconiales nấm bất tồn gây ra. ðĩa cành lúc đầu có màu nâu sau chuyển
sang màu nâu ñen, nằm ở dưới lớp biểu bì lá sau đó phá vỡ lớp biểu bì lá lộ ra
trên bề mặt vết bệnh. Bào tử phân sinh hình thoi dài, thẳng hoặc hoi cong, có
3 - 4 màng ngăn ngang, hai tế bào ở hai ñầu khơng màu cịn các tế bào ở giữa
có màu xám sẫm, trên đỉnh bào tử có ba lơng tẽ ra kích thước 25 x 35 x 5 - 8
µm. Bào tử phân sinh nảy mầm rất nhanh chỉ sau 15 - 30 phút khi có độ ẩm
o

o

cao và nhiệt độ thích hợp (27 C - 28 C). Ở khoảng nhiệt ñộ này, thời kỳ tiềm
dục của bệnh chỉ từ 7 - 8 ngày.
+ ðiều kiện phát sinh: Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại bằng sợi nấm và

ñĩa cành ở trên cây hoặc đã rơi rụng trên đất. Bệnh có thể có thể xuất hiện
quanh năm nhưng phá hại mạnh chủ yếu vào các tháng 7 ñến tháng 10 do
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

13


thời gian này có mưa nhiều nên độ ẩm cao và nhiệt độ trung bình thường từ
o

o

25 C - 28 C.
Bệnh phát sinh mạnh trên các nương chè kém chăm sóc, có nhiều cỏ và
thường chè già bị bệnh nhiều hơn chè non.
2.3.1.2. Bệnh chấm nâu (Colletotrichum camelliae Masse).

Hình 2.2: Bệnh chấm nâu hại chè.
Bệnh chấm nâu (còn gọi là bệnh khơ lá chè hình bánh xe) là loại bệnh
hại lá. Bệnh nặng có thể làm cho lá khơ và rụng sớm.
+ Triệu chứng: Bệnh chấm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá
vết bệnh bắt ñầu từ mép lá, thường có màu nâu, khơng có hình dạng nhất định
hoặc hình bán nguyệt. Lá nhiễm bệnh thường bị khơ và có những hạt nhỏ màu
tro đen lan dần theo hình gợn sóng bánh xe.
Trên cành cũng có triệu chứng nhiễm bệnh tương tự như trên lá, chỗ bị
bệnh có thể bị rách, vỡ.
+ Nguyên nhân: Trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là khối phân sinh
bào tử của nấm bệnh. Cành phân sinh bào tử có hình gậy khơng màu, trên
đỉnh có hình cái hài hoặc hình thoi khơng màu. Nấm bệnh phát sinh mạnh
o


o

nhất ở ñiều kiện nhiệt ñộ từ 27 C - 29 C.
+ ðiều kiện phát sinh: Bệnh chấm nâu là bệnh ưa nóng ẩm nên thường
phát sinh vào tháng 7 và tháng 8. Sau khi mưa khoảng 10 ñến 15 ngày, bệnh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

14


×