Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ diễn biến số lượng của sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee và biện pháp phòng trừ trên lúa vụ xuân năm 2012 tại lạng giang bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.49 MB, 104 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

NGUYỄN HỮU THỐNG

DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG CỦA SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis
medinalis Guenee) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN LA V
XUN NM 2012 TI LNG GIANG, BC GIANG

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyờn ngnh : Bo v thc vt
Mó số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ðỨC KHIÊM

Hµ Néi – 2012


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã ñược chỉ rõ


nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Thống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Nông học, Viện ðào tạo Sau đại học,
Ban Giám hiệu, phịng ðào tạo trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội; lãnh
đạo, cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lạng Giang và Chi cục Bảo vệ Thực
vật tỉnh Bắc Giang ñã hỗ trợ giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.NGƯT Nguyễn ðức
Khiêm ñã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Thống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình ( đồ thị, ảnh)
Danh mục các chữ tắt

viii
x

1.

MỞ ðẦU ........................................................................................... i

1.1.

ðặt vấn đề...........................................................................................1

1.2.


Mục đích, u cầu của ðề tài ..............................................................3

1.2.1. Mục đích.............................................................................................3
1.2.2. u cầu...............................................................................................3
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ðề tài............................................3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4

2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................4

2.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................6

2.2.1. Nghiên cứu sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ........................................6
2.2.2. Nghiên cứu phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ.................................7
2.2.3. Nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ .........................................7
2.2.4. ðặc điểm hình thái sâu cuốn lá nhỏ ....................................................8
2.2.5. ðặc ñiểm sinh vật học và sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ................9
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát sinh phát triển và sự gây hại
của sâu cuốn lá nhỏ...........................................................................10
2.2.7. Thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ .........................................................12
2.2.8. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ ................................................14

2.3.

Những nghiên cứu ở trong nước .......................................................18

2.3.1. Sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ ........................................................18

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


2.3.2. Tình hình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ..............................................19
2.3.3. Nghiên cứu về kí chủ sâu cuốn lá nhỏ...............................................20
2.3.4. Nghiên cứu thành phần sâu cuốn lá nhỏ............................................21
2.3.5.

Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá
nhỏ....................................................................................................21

2.3.6. Nghiên cứu về thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ...................................26
2.3.7.

Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát sinh phát triển của sâu cuốn lá
nhỏ....................................................................................................29

2.3.8. Nghiên cứu về biện pháp phịng trừ sâu cuốn lá nhỏ .........................30
2.4.

Tình hình sản xuất tại Lạng Giang, Bắc Giang..................................32


3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................35

3.1.

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu.....................................................35

3.1.1. Thời gian ..........................................................................................35
3.1.2. ðịa ñiểm ...........................................................................................35
3.2.

ðối tượng, vật liệu nghiên cứu..........................................................35

3.2.1. ðối tượng..........................................................................................35
3.2.1. Vật liệu .............................................................................................35
3.2.2. Dụng cụ nghiên cứu..........................................................................35
3.3.

Nội dung nghiên cứu.........................................................................35

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................35

3.4.1. ðiều tra các loài sâu hại lúa chủ yếu; thành phần sâu cuốn lá
nhỏ và thành phần thiên ñịch của chúng............................................35
3.4.2. ðiều tra diễn biến mật ñộ của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.......................36
3.4.3.


Phương pháp xác định vị trí đẻ trứng và vị trí hố nhộng của
sâu cuốn lá nhỏ hại lúa......................................................................37

3.4.3.

Ảnh hưởng của yếu tố mật ñộ cấy ñến diễn biến ñến mật ñộ sâu
cuón lá nhỏ trên một số giống lúa nghiên cứu. ..................................37

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


3.4.5.

Ảnh hưởng của yếu tố liều lượng phân bón đến diễn biến ñến
mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên một số giống lúa nghiên cứu. ................37

3.4.6. Ảnh hưởng của yếu tố chân ñất ñến sâu cuốn lá nhỏ .........................38
3.4.7. Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số loại
thuốc bảo vệ thực vật. .......................................................................39
3.4.8. Công thức tính tốn và xử lý số liệu..................................................40
4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................41

4.1.

Thành phần các lồi sâu hại chính vụ xuân 2012 tại Lạng
Giang, Bắc Giang..............................................................................41


4.2.

Thành phần các loài sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân 2012 tại Lạng
Giang, Bắc Giang..............................................................................44

4.3.

Thành phần thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa vụ xn
2012..................................................................................................45

4.4.

Thời gian phát sinh và vị trí đẻ trứng, hóa nhộng của sâu cuốn
lá nhỏ trong vụ xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang......................48

4.5.

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên các giống
lúa khác nhau vụ xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang. ..................50

4.6.

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trong ñiều
kiện mật ñộ cấy khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang. ....................52

4.7.

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trong ñiều
kiện tỷ lệ ñạm khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang........................54


4.8.

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trong ñiều
kiện tỷ lệ kali khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang.........................58

4.9.

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trong ñiều
kiện tỷ lệ phân lân khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang. ................60

4.10.

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trong ñiều
kiện chân ñất khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang. ........................61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


4.11.

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trong các trà
cấy khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang. .......................................64

4.12.

Khảo nghiệm thuốc hoá học và thuốc sinh học phòng trừ sâu
cuốn lá nhỏ hại lúa vụ xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang. ..........69


5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .............................................................76

5.1.

Kết luận ............................................................................................76

5.2.

ðề nghị .............................................................................................77

6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Diện tích lúa vụ xuân bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở các năm 2008,
2009, 2010, 2011, 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang..........................34
Bảng 2: Tình hình sản xuất vụ xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang...........34
Bảng 3. Thành phần sâu hại lúa chính vụ xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc
Giang ................................................................................................42
Bảng 4. Thành phần sâu cuốn là nhỏ hại lúa vụ xuân 2012 tại Lạng
Giang, Bắc Giang (pha trưởng thành) ...............................................44

Bảng 5. Thành phần thiên ñịch sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân 2012 tại Lạng
Giang, Bắc Giang .............................................................................46
Bảng 6. Thời gian phát sinh các lứa sâu cuốn lá nhỏ trong vụ xuân 2012
tại Lạng Giang, Bắc Giang................................................................48
Bảng 7. Vị trí đẻ trứng trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ. ...................................48
Bảng 8. Vị trí hố nhộng của sâu cuốn lá nhỏ................................................49
Bảng 9: Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên ba giống
lúa tại Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012....................................50
Bảng 10. Ảnh hưởng của mật ñộ cấy khác nhau: (cấy 1-3 dảnh/khóm)
đến mật độ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân năm 2012
tại Lạng Giang, Bắc Giang................................................................52
Bảng 11. Diễn biến mật ñộ sâu, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ ở các mức
ñạm khác nhau vụ xuân năm 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang .........56
Bảng 12. Diễn biến mật ñộ sâu, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ ở các mức
Ka li khác nhau vụ xuân năm 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang ........58
Bảng 13. Diễn biến mật ñộ sâu, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ ở các mức
lân khác nhau vụ xuân năm 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang ...........60
Bảng 14. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ gây hại sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa
Syn 6 ở các chân ñất khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang..............62
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


Bảng 15. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ gây hại sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa
BC 15 ở các chân ñất khác nhau tại Lạng Giang, Bắc Giang.............63
Bảng 16. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên giống BC
15 ở các trà khác nhau trong vụ xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc
Giang. ...............................................................................................65
Bảng 17. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên giống

Syn 6 ở các trà khác nhau trong vụ Xuân 2012 tại Lạng Giang,
Bắc Giang. ........................................................................................67
Bảng 18. Hiệu lực của năm loại thuốc ( Vitako 40WG, Regent 800WG,
Chief 520WP, Silsau super 5Wp và Padan 95WP) ñối với sâu
cuốn lá nhỏ, vụ xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang .....................70
Bảng 19. Ảnh hưởng của thuốc ñối với một số loài thiên ñịch của sâu
cuốn lá nhỏ .......................................................................................73
Bảng 20. Tình hình sử dụng thuốc BVTV phịng trừ sâu cuốn lá nhỏ tại
Lạng Giang, Bắc Giang.....................................................................74

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sâu non sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee ........... 43
Hình 4.2. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee..... 43
Hình 4.3. Trưởng thành sâu đục thân hai chấm Scirpophaga incertulas
Walker........................................................................................... 43
Hình 4.4. Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg......................................... 43
Hình 4.5. Ảnh Bọ rùa ñỏ Micrarpis discolor (Fabr). ................................... 47
Hình 4.6. Ảnh Ong ñen kén trắng lập thể Cotesia angustibasis Gahan ........ 47
Hình 4.7. Ảnh Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell.............................. 47
Hình 4.8. Ảnh Bọ ba khoang Ophionea interstitialis .................................... 47
Hình 4.9. ðồ thị diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 giống lúa.............. 51
Hình 4.10. Ảnh điều tra đồng ruộng ............................................................. 53
Hình 4.11. Ảnh Lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại ................................................. 53
Hình 4.12. ðồ thị mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 mật độ cấy......................... 54
Hình 4.13. ðồ thị mật độ sâu ở 3 mức đạm bón khác nhau........................... 57

Hình 4.14. Ảnh Ruộng bón 6,4kg/sào........................................................... 57
Hình 4.15. Ảnh Ruộng bón 7,8kg/sào........................................................... 57
Hình 4.16. Ảnh Ruộng bón 9,4kg/sào........................................................... 58
Hình 4.18. ðồ thị mật ñộ sâu ở 3 mức phân lân bón khác nhau .................... 61
Hình 4.19. ðồ thị diễn biến tỷ lệ hại do sâu cuốn lá nhỏ trên giống BC15
cấy ở các trà khác nhau…………………………………………..66
Hình 4.20. ðồ thị diễn biến tỷ lệ hại do sâu cuốn lá nhỏ trên giống Syn6 cấy ở
các trà khác nhau........................................................................... 68
Hình 4.21. Ảnh Cơng thức 1......................................................................... 71
Hình 4.22. Ảnh Cơng thức 2......................................................................... 71
Hình 4.23. Ảnh Cơng thức 3......................................................................... 71
Hình 4.24. Ảnh Cơng thức 4......................................................................... 71
Hình 4.25. Ảnh Cơng thức 5......................................................................... 71
Hình 4.26. Ảnh Cơng thức đối chứng ........................................................... 71

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

ND

Nông dân

CLN


Cuốn lá nhỏ

NN

Nông nghiệp

NSC

Ngày sau cấy

T2, T3,...T6

Tháng 2, 3,...tháng 6

TLH

Tỷ lệ hại

%

Tỷ lệ phần trăm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề

Hiện nay sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong đời sống
của con người. Góp giải quyết an ninh lương thực cho tồn cầu, ñặc biệt các
nước chậm phát triển và ñang phát triển thì lương thực, thực phẩm ln là vấn
đề quan trọng nhất. Trong đó cây lúa nước (Oryza sativa. L) là một trong
những cây lương thực chủ yếu trên thế giới.
Lúa là cây lương thực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trên 1/2
dân số của thế giới dùng gạo làm lương thực. ðể ñảm bảo nhu cầu về lúa gạo
ngày càng tăng cho con người, ngồi vấn đề tăng diện tích và năng suất lúa thì
việc bảo vệ năng suất nhằm giảm tổn thất do sâu hại gây ra nói chung và sâu
cuốn lá nhỏ nói riêng là một cơng việc có ý nghĩa to lớn.
Cách mạng xanh trong nông nghiệp Việt Nam mấy chục năm qua gắn
liền với việc thay ñổi cơ cấu mùa vụ và mở rộng ngày càng nhiều các giống
thâm canh, ñặc biệt là các giống nhập nội từ Viện lúa quốc tế và Trung Quốc.
Sự thay đổi mạnh mẽ và tồn diện hệ thống canh tác lúa với những ñặc trưng
là giống lúa cải tiến, phân bón hố học và hố chất bảo vệ thực vật ñược sử
dụng ngày càng nhiều ñã dẫn ñến những thay ñổi sâu sắc về sinh quần ñồng
ruộng. Một số lồi trước đây gây hại đáng kể, nhiều năm gây hại nghiêm
trọng, song hơn 10 năm trở lại ñây có thể coi chúng khơng cịn là dịch hại nữa
như sâu gai (Dicladispa armigera), sâu cắn gié (Mythimna separata). Trong
khi đó một số lồi trước đây là lồi dịch hại thứ yếu thì trong hơn 20 năm trở
lại đây đã trở thành loại dịch hại chủ yếu, trong đó có sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee).
Sâu cuốn lá nhỏ trong những năm gần đây thường có diện tích bị nhiễm
nặng cao nhất trong các loài dịch hại lúa với diện tích bị nhiễm nặng hàng
năm từ hàng chục ñến hàng trăm nghìn ha, mật ñộ sâu non nhiều nơi lên tới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1



hàng trăm con/m2. Gần ñây nhất là vụ xuân 2008 theo số liệu thống kê của
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc thì sâu cuốn lá nhỏ gây hại chủ yếu ở lứa
2 trên lúa chính vụ – muộn giai đoạn lúa làm địng – trỗ bơng, diện tích nhiễm
sâu cuốn lá nhỏ của 26 tỉnh phía Bắc là 228.243 ha, nặng 71.247 ha, mất trắng
13,1 ha, sâu gây hại tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng ven biển như: Thái
Bình, Nam ðịnh, Hải Phịng, Ninh Bình… mật ñộ sâu phổ biến 30-50 con/m2
cao 300 con/m2 cá biệt 450 con/m2; các tỉnh vùng ñồng bằng, miền núi mật ñộ
sâu thấp hơn phổ biến 3-5 con/m2 cao 50 con/m2 cá biệt > 100 con/m2. Những
nguyên nhân chính làm cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển mạnh có thể
do chế ñộ thâm canh chưa hợp lý, bộ giống Trung Quốc chiếm ưu thế, sử
dụng quá nhiều phân hoá học và thuốc trừ dịch hại làm hệ sinh thái ruộng lúa
biến đổi có lợi cho sự phát triển quần thể sâu hại này.
Huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang là huyện miền núi, trong sản xuất
nông nghiệp cây lúa là cây trồng chính quyết định nền kinh tế của huyện, ảnh
hưởng trực tiếp tới ñời sống nhân dân; tuy nhiên việc trồng lúa cịn có nhiều
hạn chế về kỹ thuật gieo trồng và phòng trừ sâu bệnh. Trong một số năm qua,
một số giống mới đã và đang được nơng dân áp dụng vào sản xuất. Thực hiện
chủ trương của Tỉnh ủy, HðND, UBND tỉnh Bắc Giang về việc phát triển sản
xuất giống lúa mới, lúa lai; vụ chiêm xuân vừa qua huyện Lạng Giang gieo
cấy được hơn 6 nghìn ha; trong đó, gieo cấy được hơn 2.300 ha giống lúa lai
mới như: Syn6 và các giống lúa phổ biến trồng tại ñịa phương như Khang dân
18, BC15….
Với sự biến đổi thời tiết khí hậu, việc đưa giống mới có năng suất, chất
lượng cao vào sản xuất và lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và trước
diễn biến ngày càng phức tạp của sâu bệnh hại lúa, cần thiết phải có q trình
tiếp tục điều tra nghiên cứu, từng bước xây dựng và hồn thiện quy trình kỹ
thuật phịng trừ sâu bệnh hại lúa phù hợp với điều kiện Bắc Giang; đồng thời
nhằm góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bắc Giang nói chung và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2


huyện Lạng Giang nói riêng, Chính vì vậy, được sự nhất trí của Bộ mơn Cơn
trùng, Khoa Nơng học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS.NGƯT Nguyễn ðức Khiêm, chúng tơi thực hiện đề
tài: “Diễn biến số lượng của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis
Guenee) và biện pháp phòng trừ trên lúa vụ xuân năm 2012 tại Lạng
Giang, Bắc Giang”.
1.2. Mục đích, u cầu của ðề tài
1.2.1. Mục đích
ðánh giá hiện trạng của sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa ñang trồng
hiện nay tại địa phương nghiên cứu; qua đó, góp phần đề xuất các biện pháp
có hiệu quả trong điều kiện nhiều thay đổi về tập đồn giống lúa và các điều
kiện canh tác trong nhưng năm gần ñây.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra diễn biến mật ñộ, mức gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên giống
lúa ñang ñược trồng phổ biến tại ñịa phương;
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của một số yếu tố ñến sự phát sinh phát
triển của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa;
- Khảo sát một số một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phịng trừ sâu cuốn
lá nhỏ hại lúa trong vụ xuân 2012 tại ñịa phương nghiên cứu. ðề xuất biện pháp
phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa phù hợp với ñiều kiện tại ñịa phương.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ðề tài.
- Cung cấp nguồn thông tin cho khoa học những dẫn liệu về sự tương
quan giữa những yếu tố ngoại cảnh với sự phát triển của sâu cuốn lá nhỏ.
- Bước ñầu xây dựng quy chuẩn cảnh báo sâu cuốn lá nhỏ để có thể áp
dụng vào thực tiễn phục vụ cho công tác cảnh báo, dự báo sâu cuốn lá nhỏ
trong sản xuất nông nghiệp tại Lạng Giang, Bắc Giang.

- Kết quả của ñề tài là cơ sở ñể tiếp tục tiến hành nghiên cứu khả năng
xây dựng mơ hình cảnh báo và dự báo cho những lồi sâu, bệnh hại khác.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, sản xuất nơng nghiệp
ngày càng được mở rộng, năng suất cây trồng ngày càng ñược nâng cao,
nhưng bên cạnh ñó thiệt hại do sâu bệnh gây ra ngày càng tăng. Sâu bệnh hại
cây trồng ñang trở thành yếu tố hạn chế chủ yếu trên con ñường ñưa năng suất
cây trồng lên mức cao hơn, mỗi khi sâu bệnh xuất hiện thường dễ phát triển
thành các trận dịch và lây lan rất nhanh, chính vì vậy mà càng thâm canh cao
thì sâu bệnh càng có xu hướng phát triển và gây hại mạnh do đó càng phải
làm tốt cơng tác phịng trừ sâu bệnh, khơng những thế mà việc phịng trừ sâu
bệnh cần ñược xây dựng trên những cơ sở mới, một trong những hướng tác
động là phải có mặt ngay trong các yếu tố thâm canh như: giống năng suất
cao, phân bón, chế độ chăm sóc đầy đủ.
Trong những năm gần ñây chúng ta tiếp nhận nhiều giống tốt từ nước
ngoài vào, nhất là các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc cho năng suất cao,
các giống mới ñược thay nhau ñưa vào sản xuất, tốc ñộ thay ñổi giống ở nhiều
nơi diễn ra quá nhanh sẽ gây ra cho các cơ sở sản xuất tình trạng khơng ổn
định, mất cân ñối giữa các nhu cầu của giống và ñiều kiện ñể thoả mãn, xảy ra
mâu thuẫn giữa năng suất cao và đặc tính chống chịu sâu bệnh giữa phẩm chất
nơng sản và tính chống chịu, mất cân đối giữa các yêu cầu của giống và ñiều
kiện ñể thoả mãn các nhu cầu đó là những điều kiện để thúc ñẩy sự phát triển
của sâu bệnh và làm tăng tác hại của chúng.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác trước hết là phân bón nếu thừa hoặc

thiếu đều tạo nên những mất cân đối cho cây lúa và tồn bộ hệ sinh thái tạo
điều kiện tốt cho các lồi vi sinh vật gây hại và phát triển. Ví dụ về việc bón
phân đạm cho cây lúa, nếu bón phân nhiều đạm vơ cơ tạo điều kiện thuận lợi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh phát triển, trong ñó phải kể ñến ñối tượng
sâu cuốn lá nhỏ.
Những năm 60 của thập kỷ, sâu cuốn lá nhỏ là loài gây hại thứ yếu, hầu
như con người không mấy quan tâm bởi mức độ hại của chúng là khơng đáng
kể [33]. Tuy nhiên khi cuộc cách mạng xanh nổ ra ñã làm thay ñổi bộ mặt của
ngành sản xuất Nông nghiệp trên thế giới, sản lượng lúa gạo tăng lên mạnh
mẽ nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Từ những năm 70 của thập kỷ, sâu cuốn lá nhỏ ñã trở thành mối nguy
hại cho các vùng trồng lúa trên thế giới, sâu có mặt thường xuyên và gây hại
nghiêm trọng ở các nước thuộc châu á, châu Phi và quần đảo Thái Bình
Dương. ở Trung Quốc sâu cuốn lá nhỏ được coi là một trong những lồi sâu
hại lúa nguy hiểm nhất.
ở Việt Nam trong những năm gần ñây sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ñã trở
thành một ñối tượng sâu hại chủ yếu trên các vùng trồng lúa của nước ta,
phạm vi phân bố rộng, mức ñộ gây hại của chúng ngày càng lớn. Việc phun
trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng thuốc hoá học trên thực tế khơng phải lúc nào cũng
đạt hiệu quả kinh tế cao nếu như sâu non ñã kịp cuốn lá làm tổ [13].
Theo các tài liệu nghiên cứu, theo dõi quy luật phát sinh gây hại của
sâu cuốn lá nhỏ cho thấy trong một năm thường có 7 lứa bướm phát sinh,
song thời gian phát sinh các lứa bướm ở mỗi năm có sự chênh lệch, sớm hay
muộn là tuỳ thuộc vào ñiều kiện thời tiết, thức ăn và thời vụ gieo cấy. Trong

năm sâu non gây hại cả 2 vụ lúa, song mức ñộ gây hại ở vụ mùa thường cao
hơn vụ xuân.
ðể hạn chế tác hại của sâu xu hướng ngày nay trong sản xuất nơng
nghiệp thế giới bắt đầu từ thập kỷ 80 là xây dựng một hệ thống “Nơng nghiệp
bền vững”. Trong đó biện pháp phịng trừ tổng hợp đóng vai trị quan trọng.
Phịng trừ tổng hợp là biện pháp ñiều khiển quần thể sinh vật trong hệ sinh
thái, áp dụng quan điểm sinh thái vào việc phịng chống sâu bệnh với mục
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


ñích là hạn chế quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế, do đó
phịng trừ tổng hợp là một hệ thống các biện pháp ( sinh học, hoá học, canh
tác, giống chống chịu…), các biện pháp này kết hợp với nhau một cách hài
hoà, hợp lý sẽ ít tốn kém song phải phù hợp với đặc điểm về mơi trường, trình
độ hiểu biết và khả năng kinh tế của nơng dân.
Phịng trừ tổng hợp đã có hơn 30 năm nghiên cứu và áp dụng vào sản
xuất. Ngày nay nó đã trở thành chiến lược phịng trừ sâu bệnh ở nhiều nước
trên thế giới. ở nước ta phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng là một nội
dung quan trọng trong công tác Bảo vệ thực vật [33].
Nhằm giúp cho cơng tác dự tính dự báo, chỉ đạo bảo vệ sản xuất phịng
trừ sâu hại nói chung và sâu cuốn lá nhỏ nói riêng đạt hiệu quả với điều kiện
sinh thái có nhiều thay đổi, cơng tác bảo vệ thực vật phải phù hợp với tình
hình sản xuất nông nghiệp của từng vùng.
Từ những cơ sở khoa học trên với mục đích tìm hiểu nghiên cứu ñánh
giá thực trạng Sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng ñể từ ñó cảnh báo và ñề xuất
một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ nhằm làm giảm thiệt hại do sâu
cuốn lá nhỏ gây ra là không ñáng kể góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm lúa tại Lạng Giang, Bắc Giang nói riêng và ñưa ngành nông nghiệp

nước nhà tiến tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững, góp phần đảm bảo
chương trình an ninh lương thực quốc gia.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1. Nghiên cứu sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những lồi sâu hại chính ở nhiều vùng trồng
lúa trên thế giới, chúng ñã ñược nghiên cứu từ nhiều năm trở lại đây, trong đó
chủ yếu là lồi Cnaphalocrocis medinalis Guenee, đây là lồi có phổ phân bố
rộng. Bản đồ phân bố của sâu cuốn lá nhỏ ñược CIE thể hiện năm 1987, sau đó
Khan và cộng sự bổ sung rồi được Barrion hồn chỉnh [56] , [65].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Chúng ta có thể thấy sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi phân bố rất rộng. ở
Châu á là Châu lục có diện phân bố sâu cuốn lá nhỏ tập trung nhất, hầu như
tất cả các nước Châu á ñều xuất hiện lồi sâu hại này. ðiển hình là Trung
Quốc, ấn ðộ, Apganixtan, Thái Lan, Bănglañét, Butan, Brunay, Philippin,
Singapore, Malaysia, Indonesia… ở châu ðại dương sâu cuốn lá nhỏ gây hại
ở quần ñảo Xamoa, ñảo Carolin, Xolomon, úc… như vậy sâu cuốn lá nhỏ
phân bố chủ yếu là vùng Nam và ðơng nam châu á, thuộc những nước có khí
hậu nhiệt đới gió mùa và cũng là nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới,
gần đây sâu cuốn lá nhỏ trở thành lồi dịch hại chính trên cánh ñồng lúa ở
Chia-Nan [67].
2.2.2. Nghiên cứu phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ
Cây lúa là cây ký chủ chính của sâu cuốn lá nhỏ, bên cạnh đó người ta
còn thấy chúng cư trú và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác như ngơ,
lúa mì, cao lương, ñại mạch, cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ môi, cỏ gà nước, cỏ lá
tranh, cỏ bấc, cỏ đi phượng [48].

Theo Barrion và cộng sự (1991) [47] khi nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrocis medinalis Guenee từ giai ñoạn sâu non đến trưởng thành thì
thấy chúng có 19 loại ký chủ khác nhau với phổ ký chủ tương ñối rộng. Sâu
cuốn lá nhỏ có thể tồn tại khi trên đồng ruộng thiếu vắng ký chủ chính, sự chu
chuyển của chúng qua các mùa vụ nhờ các ký chủ phụ là các cây trồng hoặc
các cây dại quanh ruộng lúa.
2.2.3. Nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ
Các tác giả W.H. Reissig, E.A. Heinrichs và cộng tác viên [69] khi
nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ ở châu á ñã xác ñịnh ñược 4 loài là
Cnaphalocrocis medinalis, Marasmia exigua, Marasmia patnalis, Marasmia
ruralis. Sự khác biệt giữa 4 loài này chủ yếu phân biệt thơng qua đặc điểm
vân cánh. Lồi Cnaphalocrocis medinalis ñược phân biệt bởi nét ñặc trưng là
giữa 2 vân ngang màu tro xám có một vân cụt to đậm, khác với lồi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Cnaphalocrocis medinalis lồi Marasmia exigua có nét đặc trưng trên đơi
cánh là vân ngang, giữa trên đơi cánh ngồi hình gấp khúc, cịn lồi Marasmia
patnalis thì ở mép trên đơi cánh ngồi có viền nâu đậm tới vân ngồi của cánh,
vân ngang giữa gián đoạn khơng liền nét, khác với 3 lồi trên, lồi Marasmia
ruralis có nét đặc trưng là ở giữa mép trên của đơi cánh ngồi có điểm đen to
hình oval nằm ngang, mép ngồi của cánh có viền nâu mảnh. ðặc ñiểm chi tiết
về phân loại và các giai ñoạn phát dục của Cnaphalocrocis medinalis guenee
ñã ñược Barrion cùng cộng sự mô tả chi tiết năm 1991 [47], [53].
2.2.4. ðặc điểm hình thái sâu cuốn lá nhỏ
Các pha phát dục của sâu cuốn lá nhỏ ñã ñược Kotama (1969) và
Barrion cùng cộng sự (1991) [47] nghiên cứu rất chi tiết.
- Trứng ñược ñẻ thành từng quả rải rác hoặc thành cụm từ 3-8 trứng ở

mặt dưới lá lúa, trong 24 giờ trứng thành thục dài 0,93 mm màu vàng sáng,
hình ovan, mặt bụng phẳng, mặt trên gồ lên ở đoạn giữa.
- Sâu non mớí nở có màu trắng sữa, ñầu nâu ñậm hoặc ñen sau chuyển
sang màu trắng xám hoặc vàng sáng, trên cơ thể có nhiều lông ngắn. Tuổi 1
cơ thể nhỏ dài 2 mm rộng 0,2 mm; tuổi 2 dài 4,4 mm rộng 0,68 mm; tuổi 3
dài 7 mm rộng 1,2 mm; tuổi 4 cơ thể mập mạp dài 9 -10 mm rộng 0,68 mm;
tuổi 5 ñầu nâu sáng, cơ thể ñược bao phủ bởi các lơng cứng màu nâu nhạt, sâu
đẫy sức dài 16 mm rộng 1,8 mm, cuối tuổi 5 sâu non nhả tơ tạo kén trong tổ
cũ, cơ thể chuyển màu vàng nhạt, nằm im từ 24 - 48 giờ, giai ñoạn tiền nhộng
chuyển sang màu nâu sáng.
- Nhộng nằm ở trong tổ cuốn, màu sắc chuyển từ nâu sáng thành nâu
ñỏ, nhộng có chiều dài 9 - 12 mm, rộng 1,6 - 3 mm, nhộng có các rãnh sinh
dục rõ ở ñốt bụng thứ 8, con ñực là ñốt bụng thứ 9.
- Trưởng thành có màu nâu vàng, vân mép cánh rộng màu nâu đậm, có
3 vân ngang hình lượn sóng ở cánh trước, vân trong và vân ngoài là vân liền,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


vân giữa là vân cụt, sải cánh dài 17 - 20 mm, con đực có túm lơng màu nâu
nhạt hoặc trắng xám sắp xếp trên mạch C của cánh trước.
2.2.5. ðặc ñiểm sinh vật học và sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ
Thông thường sâu non cuốn lá nhỏ trải qua 5 tuổi, thời gian hồn thành
giai đoạn sâu non cịn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Giai
ñoạn lúa ñẻ nhánh ở nhiệt ñộ 250C thời gian sâu non là 15,5 - 16,5 ngày, sâu
non sống trên lá lúa giai đoạn làm địng thời gian phát dục là 18,5 - 20,5 ngày,
thời gian nhộng là 5,3 ngày ở nhiệt ñộ 300C, 5,8 ngày ở nhiệt ñộ 270C và 7,6
ngày ở nhiệt ñộ 250C. ở các ñiều kiện nhiệt ñộ khác nhau thì con ñực thường

sống lâu hơn con cái (Wada va Kobayashi, 1980 ) [48].
Tại ðài Loan sâu cuốn lá nhỏ qua đơng ở giai ñoạn sâu non và nhộng,
sâu non gây hại từ tháng 5 ñến tháng 6 nhưng cao ñiểm vào tháng 10. Tại
miền Bắc ðài Loan người ta ghi nhận có 7 lứa trong 1 năm, có 3 cao điểm của
trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ là vào cuối tháng 6, ñầu tháng 10 và giữa tháng
11, thời gian trưởng thành sống từ 4 - 11 ngày.
Chang và cộng sự (1983) [49] cho rằng loài sâu hại này xuất hiện và
gây hại ở phía Bắc Trung Quốc từ mùa xn đến đầu mùa hè, cịn ở vùng Tây
nam chúng qua đơng và bắt ñầu vào mùa thu. Qua nhiều năm nghiên cứu họ
thấy rằng ở quần thể sâu hại này có sức ñẻ trứng trung bình là 153 trứng /con
cái. Sâu cuốn lá nhỏ rất phù hợp với ñiều kiện thời tiết khí hậu ở Trung Quốc,
giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ ngắn lại khi nhiệt ñộ cao. Sau khi qua
đơng hoạt động sinh sản của con cái trở lại bình thường. Có 5 lứa sâu trong 1
năm. Vào tháng 8 và tháng 9 quần thể sâu hại tạm ngừng sinh trưởng, ngài
sống từ 4 - 7 ngày. Theo nghiên cứu của Hirao (1982) [54] tại Trung Quốc
thì sự bùng phát dịch của sâu cuốn lá nhỏ gây ra vào các năm 1967, 1970,
1971, 1974 và 1981.
Tại ấn ðộ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại từ 5-6 lứa trong một năm.
Tại Korala trong điều kiện nhân ni giai đoạn trứng là 4 ngày, sâu non có 5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


tuổi, thời gian các tuổi trung bình là 3,0; 5,0; 3,8; 4,0; 5,4 ngày từ tháng 10
ñến tháng 3, tổng thời gian phát dục của sâu non trung bình là 24,2 ngày, giai
ñoạn nhộng dài nhất là 7,4 ngày. Trong ñiều kiện nhân nuôi thời gian trứng là
3-4 ngày, sâu non là 15-17 ngày, nhộng là 6-7 ngày, trưởng thành sống 2-3
ngày. mỗi con trưởng thành đẻ trung bình là 100 trứng.
ở Malaysia vịng đời của sâu cuốn lá nhỏ là 35 ngày, các giai ñoạn phát

dục trong ñiều kiện nhân nuôi là : Trứng 4 ngày, sâu non 21 ngày, nhộng 7
ngày, thời gian trước ñẻ của con trưởng thành là 3-4 ngày.
ở Philippin ñặc ñiểm sinh vật học của sâu cuốn lá nhỏ ñược nhiều tác
giả nghiên cứu như Olanes và Sison (1941), Lim (1962), Barrion và cộng sự
(1987, 1991), Mun Y.D (1982) [59]. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian từ
trứng ñến trưởng thành là 25 - 52 ngày. Trong đó thời gian trứng là 3 - 6
ngày, sâu non là 15 - 36 ngày, nhộng là 6 - 9 ngày, tuy nhiên theo Gonzales
(1974) [58] cho rằng thời gian này từ 2 - 18 ngày.
ở băng lañét sâu cuốn lá nhỏ phát sinh mỗi năm có 5-6 lứa, từ tháng 5
đến tháng 10 có 4 lứa. Lứa 1 từ tháng 5 ñến tháng 6, lứa 2 từ tuần cuối tháng
6 ñến tuần cuối tháng 8, lứa 3 kéo dài từ tháng 8 ñến tuần thứ 2 của tháng 9,
lứa 4 từ tuần thứ 2 của tháng 9 ñến giữa tháng 10, lứa 5 là lứa qua đơng kéo
dài suốt mùa đơng, lứa 6 tồn tại trên các ký chủ phụ từ tháng 3 ñến tháng 4.
Vịng đời sâu cuốn lá nhỏ trung bình là 40,7 ngày, dao ñộng trong khoảng 3447 ngày. Trong ñiều kiện nhân nuôi thời gian trứng là 5,6 ngày, sâu non là 25
ngày, tiền nhộng là 1,5 ngày, nhộng là 6,6 ngày và trưởng thành là 1-3 ngày
(Alam, 1964) [45].
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát sinh phát triển và sự gây hại của
sâu cuốn lá nhỏ.
Việc sử dụng q nhiều lượng phân bón sẽ làm tăng mật độ của sâu
cuốn lá nhỏ đặc biệt là phân đạm. Bón phân kali với liều lượng hợp lý có tác
dụng làm giảm thiệt hại của sâu cuốn lá nhỏ. Theo nghiên cưu của Phaliwal
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


(1979) [48]. với thí nghiệm phân bón ở các cơng thức thí nghiệm là 30, 60,
90, 120 và 150 kg N/ha nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ lá hại với
chiều tăng của phân ñạm. Kết quả cho thấy nhóm lúa ngắn ngày từ 110 – 120
ngày có tỷ lệ lá hại tăng theo chiều tăng của lượng ñạm ñược bón.

Liang (1984) [57] ñã ñiều tra trứng sâu cuốn lá nhỏ trên các ruộng có
nền phân bón 6, 12, 18 và 24 kg N/ha mẫu thu ñược số trứng tương ứng như
sau: 72, 76, 121, 161 trên cùng một số khóm lá điều tra. Trong khi đó ở các
ruộng có bón phân lân và phân kali thì khơng thấy có sự khác biệt giữa các ơ
bón ít và bón nhiều. Tuy vậy ở các ơ mà cây lúa phát triển tươi tốt thì số
lượng trứng của sâu cuốn lá nhỏ vẫn nhiều hơn các ơ khác đặc biệt là các ô
cây lúa phát triển kém. Jaswant singh (1984) [55]. cũng rút ra nhận xét từ các
thí nghiệm về phân bón như sau: ơ khơng bón đạm có tỷ lệ lá hại là 10,53%, ơ
bón đạm với lượng 30 kg/ha thì có tỷ lệ lá hại là 11,0%, ơ bón với lượng 60
kg/ha thì tỷ lệ 15,3%, ơ bón với lượng 150 kg/ha thì có tỷ lệ 16,0%.
Phương pháp bón phân cho lúa cũng ảnh hưởng tới mật độ sâu cuốn lá
nhỏ ngồi đồng ruộng, các cơng thức bón lót đều bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại
nặng hơn sau đó mới bón thúc. Trong cách bón thúc thì cách vo viên dúi gốc
có tỷ lệ lá hại cao hơn cả. Nhận xét trên của Saroja và raju (1981) [63]. cho
thấy tỷ lệ lá bị hại cũng phụ thuộc vào phương pháp bón phân.
Mật độ sâu cuốn lá nhỏ có liên quan đến mật độ cấy, những ruộng có
mật ñộ gieo cấy dầy thì bao giờ mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ ở đó cũng cao hơn
ruộng có mật ñộ gieo cấy thưa. Than gamuthu (1982) tiến hành một thí
nghiệm tại ấn ðộ, ruộng được bón với mức 75 kg N/ha có các mật độ gieo
cấy là: 10x15; 15x20; 20x20 và 30x20. Sau 55 ngày gieo cấy tiến hành ñiều
tra tổng số lá hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trên các ô cho thấy ô cấy với mật
độ 10x15 cm tỷ lệ lá hại đạt 36%, ơ cấy mật ñộ 15x20 tỷ lệ là 12% lá hại [66].
Các giống lúa khác nhau thì mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ cũng khác
nhau. Các giống lúa mới được lai tạo có năng suất cao, đẻ khoẻ, chịu phân thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


hút nhiều trưởng thành đến đẻ trứng hơn và có mật độ sâu cao hơn các giống

khác. ở vùng ðơng nam á chưa có giống nào chống chịu được sâu cuốn lá nhỏ.
Mức ñộ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở mỗi giai ñoạn sinh trưởng là
khác nhau. Nhận xét và ñánh giá thiệt hại của cây lúa trong các giai ñoạn phát
triển của cây, Dyck (1978) [51]. Shen và Lu (1984) [64] cho biết sản lượng
của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại vào giai ñoạn
lúa trỗ, mức thiệt hại trung bình ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và hại nhẹ nhất ở
giai đoạn lúa chín sữa.
Thời vụ khác nhau thì mức độ gây hại của sâu cuốn lá cũng khác nhau,
nếu thời vụ gieo cấy sớm, tập trung thì mức ñộ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
cũng giảm hơn so gieo cấy muộn [64].
2.2.7. Thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ
Thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng và phong phú, có tới 23
lồi thiên địch bắt mồi, 74 lồi ong kí sinh các pha và 54 lồi virus, nấm…
gây bệnh và được phát hiện ở hầu hết các nước châu á. Ở Trung Quốc có 30
lồi ong kí sinh trong đó lồi có khả năng kí sinh cao nhất là Apanteles cypris
và Elasmus sp. Trong năm, lứa thứ 3 của sâu cuốn lá nhỏ tỷ lệ sâu non bị kí
sinh do lồi Apanteles cypris chiếm 36,2%, lứa 4 là 21,6% [48]. Các tác giả
Chen và Chin (1983) [49] cho thấy có 25 lồi thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ,
trong đó có 21 lồi là ong kí sinh, 2 lồi là nhện ăn thịt và 2 loài là nấm gây
bệnh. Ong Trichogramma chilonis và Apanteles cypris có mặt thường xun
trên đồng ruộng và là những lồi giữ vai trị chủ yếu trong việc khống chế số
lượng sâu cuốn lá nhỏ.
ở Malaysia có 16 lồi kí sinh trong đó Apanteles opacus và Apanteles
cypris là những lồi chủ yếu [18].
ở Philippin người ta phát hiện có nhiều lồi thiên địch bắt mồi sâu cuốn
lá nhỏ như nhện Lycosa, Oxyopes, Tetragnatha sp và 6 loài kiến, những loài
kiến này 1 giờ có thể diệt từ 4 - 10 sâu non cuốn lá nhỏ [46].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12



Vai trị của lực lượng thiên địch đối với các lồi sâu hại nói chung và
sâu cuốn lá nhỏ nói riêng là rất to lớn, khơng những chúng góp phần ñiều
chỉnh mật ñộ quần thể sâu cuốn lá nhỏ phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế
ở một ñiều kiện cụ thể nào đó mà cịn giúp con người hạn chế được số lần
phun thuốc hố học trên đồng ruộng, giữ cho mơi trường trong sạch, sinh thái
ổn định. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhóm thiên địch với sâu cuốn lá nhỏ
có chặt chẽ hay khơng, vai trị của từng nhóm đó hay với mỗi lồi trong các
nhóm có ảnh hưởng sâu sắc ra sao với việc điều chỉnh số lượng của sâu cuốn
lá nhỏ thì khơng như nhau. Qua các cơng trình nghiên cứu người ta thấy rằng
trong 3 nhóm thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ là nhóm bắt mồi ăn thịt, nhóm kí
sinh và nhóm vi sinh vật gây bệnh thì nhóm kí sinh đặc biệt là các lồi kí sinh
chun tính có mối quan hệ rất chặt chẽ, có vai trị rất quan trọng trong việc
làm giảm mật ñộ quần thể sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng [48].
W.H.Reissing và cộng sự (1986) [62] cho biết trên ñồng ruộng vùng nhiệt ñới
các kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ hoạt ñộng rất tích cực, chúng tấn cơng
sâu cuốn lá nhỏ ở tất cả các pha phát dục.
Ngồi nhóm thiên địch bắt mồi và kí sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh
cho sâu cuốn lá nhỏ bao gồm các loại nấm, virus, vi khuẩn… có vai trị khơng
nhỏ trong việc làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng
ruộng, làm giảm mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ cùng với các nhóm thiên địch khác.
Theo Vincens (1920) [48] thì kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ có
vai trò giữ cho chủng quần của sâu cuốn lá nhỏ phát triển dưới ngưỡng gây
hại mà tại đó khơng cần sử dụng biện pháp phòng trừ. Tác giả H.C.Copel,
J.W.Mestins (1977) [50] kết luận các lồi cơn trùng kí sinh, cơn trùng bắt mồi
và nhện ăn thịt có vai trị rất quan trọng trong ñấu tranh sinh học. Ngày nay
với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vũng, biện pháp ñấu tranh sinh
học trong ñó nguyên lý cơ bản là lợi dụng các mắt xích thiên địch của sâu hại
để khống chế, ñiều chỉnh mật ñộ của chúng phát triển dưới ngưỡng gây hại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


đang là biện pháp được khuyến khích để góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường, giữ cân bằng sinh thái.
Việc ứng dụng biện pháp ñấu tranh sinh học ñể xây dựng một hệ thống
phịng trừ tổng hợp đang gặp phải một số khó khăn đó là việc sử dụng thuốc
hố học để phịng trừ sâu bệnh ngày một gia tăng do trình độ thiếu hiểu biết
về sinh thái của người dân. Thuốc hố học bên cạnh có tác dụng diệt sâu bệnh
thì cũng tiêu diệt rất mạnh lực lượng thiên địch của các lồi sâu hại nói chung,
trong đó có các nhóm thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ. Theo nghiên cứu của
các nhà khoa học thì các lồi ong kí sinh rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, đặc
biệt là những loại thuốc có phổ rộng, tính độc hại cao. ở Trung Quốc khi ñiều
tra trên ruộng phun thuốc 1 lần/ vụ thì tỷ lệ trứng sâu cuốn lá nhỏ bị kí sinh là
3,5%, tỷ lệ kí sinh sâu non là 25,6%, kí sinh nhộng là 17%. Trong khi đó ở
ruộng phun thuốc nhiều lần trên vụ thì tỷ lệ kí sinh sâu non đạt 13% [48].
Hiện nay ở các nước ðơng Nam á đang sử dụng khoảng 1000 thương
phẩm của 100 loại hoạt chất trong khoảng 6000 hoạt chất thuốc bảo vệ thực
vật hiện nay trên thế giới (CIRAD, 1991) [1]. Số lượng thuốc bảo vệ thực vật
sử dụng ngày càng gia tăng do thói quen và sự hiểu biết cịn nhiều hạn chế
của người nơng dân, điều này gây ra tác hại lớn đến mơi sinh, mơi trường, gây
lãng phí và đặc biệt là tiêu diệt một số lượng lớn thiên ñịch của sâu hại dẫn
ñến sự bùng phát của một số loài sâu do cân bằng sinh học bị phá vỡ.
Ngày nay biện pháp ñấu tranh sinh học trong hệ thống phịng trừ tổng
hợp được nhiều quốc gia sử dụng, tăng cường lực lượng thiên ñịch nhằm giữ
cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường góp phần nâng cao hiệu quả của biện
pháp đấu tranh sinh học, ñem lại sự ổn ñịnh về năng suất cây trồng.
2.2.8. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

2.2.8.1. Biện pháp sử dụng giống kháng
ðể ñánh giá khả năng kháng sâu cuốn lá nhỏ ở các giống lúa, nhiều nhà
khoa học như: Subramani, Jayaraman, Velusamy và Chellian (1985) [67] dựa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


×