Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Luận văn quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.81 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------o0o-------

LÊ THỊ THANH GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
••
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

••

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------o0o--------

LÊ THỊ THANH GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
••

Ở VIỆT NAM



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
••

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO VĂN HÙNG
XÁC NHẬN CỦA CÁN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về thanh toán trong Thương
mại điện tử ở Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân
với sự hướng dẫn tận tình của PGS,TS. Đào Văn Hùng người hướng dẫn khoa học. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài
liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng.

rp

r_


_•2

1 A________ w_________

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Giang


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cơ của đồng nghiệp và các bạn.
Trước hết cho phép tôi được cảm ơn các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế chính trị,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy và giúp đỡ tơi trong suốt
khóa học. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Đào Văn Hùng
đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp nơi tôi công tác
đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tơi xin
chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ tôi
thực hiện luận văn này./.
rp r

_

_•2

1 A________ w_________

Tác giả luận văn


Lê Thị Thanh Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TOÁN TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ.........................................................................................................5
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ...........................................................5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................5
1.1.2. Kết quả và khoảng trống nghiên cứu ..........................................................9
1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ......9
1.2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................9
1.2.2. Vai trò và mục tiêu của quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện
tử

17

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ..........19
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện
tử.............................................................................................................................29
1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử 32
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thanh toán thương mại điện tử ở một số nước
trên thế giới ............................................................................................................33
1.3.1. Một số kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thanh toán thương mại điện tử ở
một số nước trên thế giới .......................................................................................33

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại
điện tử ở Việt Nam..................................................................................................36
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................38
2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................38
2.2. Các phương pháp xử lý thông tin, số liệu ......................................................39
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ...............................................................39
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả......................................................................40


2.2.3. Phương pháp thống kê so sánh...................................................................41
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TOÁN
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM...........................................42
3.1. Khái quát tình hình về thanh toán trong thương mại điện tử ở Việt Nam ......42
3.1.1. Tính hình về thanh tốn trong Thương mại điện tử ở Việt Nam ................42
3.1.2. Đánh giá về tình hình thanh toán trong thương mại điện tử giai đoạn 2017
2019 ........................................................................................................................ 49
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở
Việt Nam ...............................................................................................................51
3.2.1. Xây dựng và tổ chức hoạt động của Bộ máy quản lý nhà nước về thanh toán
trong thương mại điện tử........................................................................................51
3.2.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
chương trình phát triển thanh toán trong thương mại điện tử ..................................55
3.2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán
trong thương mại điện tử........................................................................................59
3.2.4. Quản lý, giám sát các hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử ......60
3.2.5. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh toán trong thương mại
điện tử 65
3.2.6. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động thanh
toán trong thương mại điện tử................................................................................66
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thanh

toán trong hoạt động thương mại điện tử ...............................................................68
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở
Việt Nam ...............................................................................................................70
3.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................70
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế ...................................................73
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
NAM ...................................................................................................................... 78
4.1. Xu hướng phát triển của thanh toán trong TMĐT...........................................78
4.2. Định hướng hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về thanh toán thương mại


điện tử Việt Nam ....................................................................................................80
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử
ở Việt Nam .............................................................................................................82
4.3.1. Quy định trách nhiệm và phối hợp của các cơ quan chủ quản: ...82 4.3.2 Xây
dựng chiến lược, hồn thiện chính sách phát triển thanh tốn Thương mại điện tử quốc
gia và hoàn thiện pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử...83
4.3.3. Tuyên truyền, đào tạo, cân bằng trong tiếp cận các hình thức thanh toán ở các
vùng miền địa phương và giao lưu quốc tế .............................................................85
4.3.4. Hoàn thiện các quy định về cung cấp và sử dụng dịch vụ thanh toán xuyên
biên giới..................................................................................................................87
4.3.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ
thuật......................................................................................................................... 87
4.3.6 Bộ Công nghệ và thông tin tăng cường bảo mật, hạn chế mọi rủi ro ở mức tối
thiểu ........................................................................................................................ 88
KẾT LUẬN ...........................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................91
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3

Từ
Tiếng Anh

viết tắt

Tiếng Việt

ATM

Automated Teller Machine

Máy rút tiền tự động

B2B

Business To Business (electronic

Thương mại điện tử giữa

commerce)

Doanh nghiệp và doanh

nghiệp.
Tích hợp hệ thống Thương

B2Bi

Business To Business Integration

mại điện tử B2B
4
5

6
7

B2C
C2C
CA
CISG

Business To Consumer (electronic Thương mại điện tử giữa
consumer)

Doanh nghiệp và cá nhân

Consumer To Consumer

Thương mại điện tử giữa cá

(electronic commerce)


nhân và cá nhân

Cetification Authority

Cơ quan chứng thực CKĐT

Convention on International Sales Công ước viên năm 1980 về
of Goods

8
9

mua bán hàng hóa QT

CNTT
CRM

Cơng nghệ thơng tin
Customer Relationship

Quản trị quan hệ khách hàng

Management
1

eCoSys Electronic Certificate of Origin

0
1
2

3

System
1

EU

1
1

KH&C
N
NHNN

1

OECD

4
5

Hệ thống khai báo C/O điện tử

1

QLNN

1

TMĐT


European Union

Liên minh Châu Âu
Khoa học và công nghệ
Ngân hàng nhà nước

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và phát triển

Cooperation and Development

kinh tế
Quản lý Nhà nước

E-commerce

Thương mại điện tử

6

1


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng


1

Bảng 3.1

Nội dung
Tỷ lệ các loại hình thanh toán ở các website TMĐT
Việt Nam

2

Trang
50


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Luồng xử lý giao dịch thanh tốn trả trước

16


2

Hình 1.2

Luồng xử lý giao dịch trả sau

Hình 2.1

Các bước thực hiện phương pháp phân tích tổng hợp

16
40

Hình 3.1

Lợi nhuận eCommerce ở Đông Nam Á 2018

42

3

Số lượng giao dịch thanh tốn qua internet & di động
4

Hình 3.2

5

Hình 3.3


ở Việt Nam
Thống kê tỉ lệ thanh toán tiền mặt

43
44

Tỷ lệ các hình thức thanh tốn trực tuyến (Sách trắng
6

Hình 3.4

7

Hình 3.5

Bộ máy Quản lý nhà nước về thương mại điện tử

52

8

Hình 4.1

Tác động kinh tế vĩ mơ của Hiệp định CPTPP

78

TMĐT)


49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đã và đang đem lại những chuyển
biến mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi “cơn bão” đó
với việc “trở mình” biến chuyển ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Đặc biệt việc đưa
công nghệ thông tin vào hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã
hội. Đặc biệt sự ra đời và bùng nổ của Thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng đã khẳng định công nghệ đã tạo ra xu thế cho kinh
doanh và tiêu dùng. Thương mại điện tử đã làm cho hoạt động thương mại của các
doanh nghiệp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính tồn
cầu. Bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở quốc gia chưa phát triển, hoặc ở các khu
vực xa trung tâm, cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng lớn thông qua
mạng Internet. Đối với người tiêu dùng, TMĐT giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà
vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới
bằng một vài động tác kích chuột. Thương mại điện tử phát triển, việc thanh toán
trong giao dịch là vấn đề quan tâm lớn của người tiêu dùng và là bài toán đối với các
doanh nghiệp. Khi mua sắm online người tiêu dùng cũng an tâm hơn với công nghệ
bảo mật và sự đa dạng các loại hình thanh tốn trong TMĐT đã nắm bắt, đáp ứng
được tâm lý, nhu cầu chung của người tiêu dùng với mong muốn không giới hạn về
không gian, thời gian, được hưởng các ưu đãi và giảm thiểu các rủi ro thanh toán khi
mua sắm truyền thống thông thường (mất cắp, mất trộm, rơi tiền mặt/thẻ thanh toán,
mất thời gian..tạo tâm lý an tâm hơn về tính bảo mật.
Thực tế, theo khảo sát từ Google và Temasek, hiện thanh toán truyền thống
(sử dụng tiền mặt) vẫn chiếm tới 2/3 hình thức thanh tốn trong các giao dịch TMĐT.
Điều này cho thấy TMĐT ở Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự mang lại sự thay đổi
cũng như giá trị vốn có của nó. Nói cách khác, TMĐT ở Việt Nam mới chỉ đang ở
mặt hình thức. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là bởi hình thức thanh tốn trong

TMĐT vẫn cịn mới mẻ, chưa có chính sách, quy định cụ thể để bảo vệ những chủ

1


thể tham gia thị trường. Rủi ro có thể gặp phải như lừa đảo, mất cắp dữ liệu cá nhân,
lấp cắp tiền trong tài khoản, tranh chấp trong thanh toán, các nguy cơ an tồn an ninh
mạng, cạnh tranh khơng lành mạnh, thất thu thuế...
Vậy để tạo môi trường phát triển các hình thức thanh tốn trong TMĐT, cần
có một chủ thể đứng ra để tạo lập một môi trường an toàn, đầy đủ hành lang pháp lý
và quyền lợi hợp pháp. Từ đó các chủ thể tham gia vào thị trường sẽ thay đổi và
chuyển từ hình thức thanh tốn truyền thống sang hình thức thanh tốn điện tử, mang
lại lợi ích chính xác mà TMĐT đem lại cho Việt Nam. Không ai khác, cơ quan nhà
nước - chủ thể quyền lực nhất, mà cụ thể là Bộ Công thương sẽ đảm nhiệm vai trị
quản lý trong thanh tốn trong TMĐT, đưa ra những sách lược, triển khai các chính
sách và phối hợp với các cơ quan có liên quan để thanh kiểm tra, giám sát thực hiện.
Việt Nam là một nước đi sau trong việc hội nhập và phát triển TMĐT, tuy vậy, điều
này tạo ra cơ hội lĩnh ngộ các kinh nghiệm trước đó từ các nước đã và đang có sự
phát triển mạnh mẽ TMĐT. Đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm QLNN về thanh toán
trong Thương mại điện tử, từ đó sớm hội nhập sâu rộng, tạo giá trị và phát triển bền
vững, giảm thiểu tối đa các tác động xấu, đưa nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát
triển mạnh mẽ giống như các nước đã và đang áp dụng loại hình TMĐT ngày nay.
Từ tất cả các yếu tố trên, trên cơ sở tiếp cận theo nội dung quản lý nhà nước
mà khơng tiếp cận theo quy trình tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý
nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử ở Việt Nam” làm đề tài luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp nào để Bộ Công thương hồn thiện cơng tác quản lý về thanh tốn
trong thương mại điện tử thời gian tới tại Việt Nam?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân tích thực trạng thanh toán và quản lý
nhà nước về thanh toán trong TMĐT ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh toán trong TMĐT ở

2


nước Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thanh tốn trong
thương mại điện tử.
- Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về thanh toán trong thương mại điện
tử ở Việt Nam 2017 - 2019.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về thanh
toán trong thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử
ở Việt Nam. Chủ thể quản lý là Bộ Công thương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử ở
Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động thanh toán trong TMĐT
ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động thanh toán trong thương
mại điện tử ở Việt Nam dưới góc độ tiếp cận theo nội dung quản lý nhà nước gồm:
(1) Xây dựng và tổ chức hoạt động của Bộ máy quản lý nhà nước về thanh toán trong
thương mại điện tử, (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến
lược, quy hoạch, chương trình phát triển thanh tốn trong thương mại điện tử. (3)

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán trong
thương mại điện tử; (4) Quản lý, giám sát các hoạt động thanh toán trong thương mại
điện tử. (5) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh toán trong thương
mại điện tử. (6) Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt
động thanh toán trong thương mại điện tử. (7) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thanh toán trong hoạt động thương mại điện tử.
5. Kết cấu của luận văn:

3


Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu các chương của luận văn gồm: 4
chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
thanh toán trong thương mại điện tử ở Việt Nam
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện
tử ở Việt Nam.
Chương 4. Định hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
thanh toán trong thương mại điện tử tại Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TỐN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có một số cơng trình nghiên cứu, bài báo trong nước và ngoài nước về vấn

đề quản lý nhà nước về thương mại điện tử và thanh toán trong thương mại điện tử
cũng như các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử có thể kể đến như sau:
Ioana C. and E. Andrew (2003), "Revenue Management and E-Commerce",
nghiên cứu được viết bởi viết về quản lý doanh thu và tình hình hiện nay của TMĐT.
Nghiên cứu thể hiện sự tăng trưởng hàng năm của TMĐT và dự báo sự phát triển
trong tương lai.
Conan C.Albrecht, Douglas L. Dean cùng James V. Hansen (2005)
"Marketplace and technology standards for B2B e-commerce: progress, challenges,
the state of the art" - là một chương trong cuốn sách Information & Mangement.
Chương này cung cấp thông tin liên quan đến phương án B2B - về thị trường và tiêu
chuẩn công nghệ trong TMĐT. Tác giả đưa ra và đi chun sâu vào mơ hình B2B
trên thị trường cũng như đưa ra tình hình, đánh giá và giải pháp về tiêu chuẩn công
nghệ áp dụng trong TMĐT.
Bijan Fazlolahi (2001) thuộc trường đại học Georgia State University, Mỹ
(2001). "Những chiến lược cho sự thành công của TMĐT" là một cuốn sách đã được
xuất bản về TMĐT. Cuốn sách đã đề cập tới một số nội dung tương đối rõ ràng cách
thức để áp dụng thành công TMĐT trong mỗi doanh nghiệp cùng việc quản lý
TMĐT của các cơ quan có thẩm quyền.
Trung tâm nghiên cứu trường Đại học Irrvine (2002), đã tiến hành nghiên cứu
các tác động của mơi trường và chính sách của các quốc gia tới sự hình thành và phát
triển TMĐT. Nghiên cứu xét trên 10 quốc gia gồm: Đan Mạch, Pháp, Đức, Mexico,
Nhật, Trung Quốc, Mỹ Brazil, Singapore và Đài Loan cùng 2139 DN tham gia. Từ
đó đưa ra những đánh giá về sự ảnh hưởng chi tiết cùng giài pháp đối với các tác


động của mơi trường và chính sách của mỗi quốc gia lên TMĐT.
J.P Morgan (2019), “E-commerce payments trends: Vietnam - JP Morgan” đã
đánh giá thị trường TMĐT ở Việt Nam là thị trường tiềm năng phát triển mà các
thương gia không nên bỏ qua. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng được dự đốn cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát trong loạt báo cáo

của JP Morgan. Đồng thời, bài viết đã phân tích cho thấy các thách thức rào cản của
Việt Nam về cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin. Người mua sắm trực tuyến
Việt Nam thận trọng trong mua sắm và thanh toán trực tuyến, tổng chi tiêu trực tuyến
hàng năm hiện là $ 175,15/người, một con số nằm trong số các quốc gia thấp nhất
trong số các quốc gia có trong loạt báo cáo của JPMorgan (Indonesia, Thái Lan,
B1..việc cung cấp các ứng dụng giúp quá trình thanh tốn thương mại di động diễn
ra sn sẻ nhất có thể là chìa khóa để giành được khách hàng Việt Nam. Mặc dù
nhiều phương thức thanh toán được sử dụng ở Việt Nam, nhưng thẻ là cách phổ biến
nhất để người mua sắm trực tuyến ở Việt Nam thanh tốn, sẵn sàng mua sắm ở nước
ngồi với lượng mua hàng nước ngoài chiếm hơn một phần ba tổng chi tiêu cho
thương mại điện tử tại Việt Nam.
Vũ Văn Điệp (2017), tác giả nghiên cứu “Thực trạng thanh toán điện tử tại
Việt Nam và một số kiến nghị ”. Trên cơ sở tình hình chung về cơ sở hạ tầng, hành
lang pháp lý và thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam, tác giả đã chỉ ra một số
nguyên nhân tồn tại, hạn chế của thanh toán điện tử, từ đó đề xuất một số kiến nghị
nhằm thúc đẩy sự phát triển thanh toán điện tử. Các kiến nghị trọng yếu mà tác giả
nêu ra bao gồm: (1) Hồn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám
sát, tạo điều kiện thuận lợi đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh tốn
điện tử mới, dịch vụ trung gian thanh toán, ban hành quy định về trách nhiệm của
nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và bên thứ ba, đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt
động ổn định, hạn chế rủi ro phát sinh và giám sát các hình thức, cơng cụ, hệ thống
thanh toán mới. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tạo mơi
trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức không
phải ngân hàng, tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng
các dịch vụ thanh tốn điện tử. (2) Bộ Cơng Thương cần ban hành chính sách khuyến


khích để các website thương mại điện tử kết nối với các cổng thanh toán được Ngân
hàng Nhà nước cấp phép và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho người tiêu
dùng mua hàng hóa, dịch vụ. (3) Đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử trong khu

vực nhà nước và dịch vụ hành chính cơng. Kết nối cổng dịch vụ cơng trực tuyến của
Bộ Tài chính, cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương với cổng thanh toán
điện tử của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ phát triển dịch vụ nộp thuế điện tử và
thanh toán trong thương mại điện tử và các điểm bán lẻ. (4)Tổ chức triển khai chiến
lược giám sát các hệ thống thanh tốn. Về triển khai cơng tác giám sát, Ngân hàng
Nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá tính an tồn, hiệu quả của các hệ thống thanh
tốn do Ngân hàng Nhà nước quản lý và vận hành. (5) Quảng bá, phổ biến, hướng
dẫn về thanh toán điện tử, giáo dục tài chính, tạo sự chuyển biến căn bản của người
dân về thanh tốn điện tử và thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay.
Tác giả Đào Anh Tuấn (2013), nghiên cứu luận án "Quản lý Nhà nước về
thương mại điện tử" đã cho thấy cơ bản về QLNN trong TMĐT thông qua việc
nghiên cứu của cá nhân cũng như kế thừa các nghiên cứu trước đó. Luận án đã đưa
ra được những khái niệm cơ bản về QLNN trong TMĐT, thực trạng và giải pháp
QLNN về thương mại điện tử tại Việt Nam giúp xây dựng và phát triển TMĐT trong
tương lai bao gồm: (1) Xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra
các định hướng lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam. (2) Hồn thiện các chính
sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách thuế trong TMĐT; chính sách
bảo vệ người tiêu dùng; chính sách tạo nguồn nhân lực. (3) Hồn thiện pháp luật về
TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công nhận TMĐT là một ngành trong hệ
thống các ngành nghề kinh tế quốc dân; quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của
các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức TMĐT mới nảy sinh; hồn thiện các
quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử;
hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong TMĐT...
Tác giả Nguyễn Thị Hoan (2015), cũng nghiên cứu luận án “Quản lý Nhà
nước về thương mại điện tử ở Việt Nam”, luận văn đã hệ thống hoá được những vấn
đề lý luận cơ bản về QLNN đối với TMĐT (khái niệm, mục tiêu, nội dung QLNN về
TMĐT ở Việt Nam); (2) tổng kết được một số kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT


của một số quốc gia từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có ích trong QLNN về

TMĐT ở Việt Nam; (3) nêu rõ những thành tựu đã đạt được, các tồn tại yếu kém cần
khắc phục trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Danh Vĩnh (2006), với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước,
mã số KC.01.05, tên đề tài: "Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ
yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm". Đề tài đã cho thấy các vấn đề chung mà
TMĐT đang có, cùng điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ cần thiết trong TMĐT; thực
trạng hệ thống TMĐT hiện nay cùng một số giải pháp để phát triển TMĐT tại Việt
Nam thời gian tới, các giải pháp kỹ thuật phát hiện ngăn chặn rủi ro các hành vi, giao
dịch bất thường, các giải pháp đề xuất giúp tăng độ chính xác phát hiện, giảm cảnh
báo sai và nhờ vậy nâng cao hiệu quả việc giám sát, đảm bảo an tồn thơng tin.
Nguyễn Thị Hồng Hải và Đoàn Ngọc Thắng (2018) đã đề cập đến “Thương
mại điện tử và thanh toán điện tử tại Việt Nam” trên website quản lý Nhà Nước trong
đó có chỉ ra các định nghĩa, ưu điểm, lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử,
thanh toán điện tử. Nêu ra lý do tại sao cần phải quản lý các giao dịch điện tử và chỉ
ra được“để TMĐT phát triển, cần mở rộng những mơ hình thanh tốn trực tuyến làm
vai trò trung gian kết nối người dùng với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng
và đặc biệt, tuyên truyền cho người dân hiểu các lợi ích mà TTĐT mang lại.”
Thời báo Tài chính (2020) đã có bài viết “Quản lý thuế thương mại điện tử:
Nên khuyến khích chính sách thanh tốn khơng dùng tiền mặt” nội dung bài viết
phần trả lời của Luật sư (LS) Choi Ji Ung - Giám đốc Công ty TNHH Luật ASEAN
Law Firm đã cho thấy quản lý hoạt động thanh toán trong Thương mại điện tử là hết
sức quan trọng đối với các cơ quan chủ quản nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát
và giám sát hoạt động kinh doanh TMĐT, nguồn tiền thu nhập của các doanh nghiệp,
đơn vị kinh doanh.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước nói trên, hệ
thống các giáo trình thuộc một số các trường đại học cũng đã cung cấp từ các kiến
thức cơ bản đến chuyên sâu về TMĐT và các hình thức thanh tốn được phát triển
ngày nay.



1.1.2. Kết quả và khoảng trống nghiên cứu
Các bài nghiên cứu cho thấy khái quát về TMĐT nói chung cùng các giá trị
mà nó đem lại cho các quốc gia áp dụng hình thức này, các hình thức thanh tốn sử
dụng trong TMĐT. Tuy nhiên, để đi sâu phân tích vào bên trong các nhân tố, các bài
nghiên cứu vẫn chưa thực sự nêu ra và cịn nhiều thiếu sót. Khoảng trống trong các
bài nghiên cứu trên, vấn đề mà các tác giả trên chưa nhắc tới, đi sâu vào phân tích,
chính là quản lý hoạt động thanh tốn trong TMĐT - một trong các nhân tố quan
trọng quyết định sự hình thành và phát triển của TMĐT.
Trong bài luận văn này, để phần nào lấp đi khoảng trống trong các nghiên cứu
trên, tác giả lựa chọn việc nghiên cứu thanh tốn, dưới góc độ quản lý từ phía nhà
nước để từ đó tìm ra những vấn đề cốt lõi ngăn cản sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
Dù là nước đi sau trong việc hội nhập TMĐT như một số quốc gia trên thế giới,
nhưng khơng vì thế mà có thể sử dụng ngun bản hình thức quản lý thanh tốn ở
các nước đó để áp dụng vào nước ta. Bởi mỗi quốc gia sẽ có điều kiện kinh tế - xã
hội cũng như các nhân tố ảnh hưởng khác nhau.
Chính vì vậy, các vấn đề cụ thể mà tác giả sẽ đề cập tới để lấp khoảng trống
trong nghiên cứu về TMĐT bao gồm như: đưa ra cụ thể khái niệm quản lý thanh toán
trong TMĐT, đánh giá thực trạng thanh toán TMĐT hiện nay trên thế giới và tại Việt
Nam, đánh giá thực trạng QLNN trong vấn đề thanh toán ở các nước trên thế giới và
Việt Nam và từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện việc QLNN trong thanh toán điện tử
tại nước ta ngày nay.
1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thanh toán trong thương mại điện tử
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại, hàng hóa và dịch vụ được
thực hiện thông qua các phương tiện điện tử" (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây
Dương, 1997).
Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thơng qua
một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay
quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ" (Cục Thống kê Hoa Kỳ, 2000).



Thương mại điện tử là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các
công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và www (Dương Tố Dung, 2008).
Theo các định nghĩa này thì các doanh nghiệp TMĐT sử dụng các phương
tiện điện tử và mạng Internet trong giao dịch các loại hàng hóa và dịch vụ. Các loại
hình giao dịch có thể có gồm: Giữa các cá nhân với nhau (C2C - Customer to
Customer), giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C - Business to Customer)
hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B - Business to Business ).
Liên minh Châu Âu (EU): Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương
mại sử dụng các mạng viễn thông cũng như các phương tiện điện tử. Nó bao gồm hai
loại hình: TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi
hàng hóa vơ hình)
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): "TMĐT gồm các giao dịch
thương mại liên quan đến các tổ chức và các cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi
các dữ liệu đã được số hóa thơng qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng
đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL) ".
Thương mại điện tử được hiểu là một loại hoạt động kinh doanh điện tử,
TMĐT bao gồm các dịch vụ như: mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp trên mạng và
giao hàng tận nơi tới tay người tiêu dùng, sử dụng thông qua các nội dung số hóa;
hình thức vận đơn điện tử - EB/L (electronic bill of lading); mua bán cổ phiếu điện tử
- EST (electronic share trading); chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer);
tìm kiếm các nguồn nhân lực, marketing trực tuyến, mua sắm trực tuyến,...
Ủy ban của Liên hiệp quốc về Thương Mại và phát triển - UNCTAD:
+ Nhìn từ góc độ doanh nghiệp: "TMĐT là việc thực hiện một phần hay toàn
bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh tốn
thơng qua các phương tiện điện tử".
Toàn bộ hoạt động kinh doanh đã được thể hiện thơng qua khái niệm từ góc
độ doanh nghiệp. Không chỉ giới hạn riêng ở mua và bán, dưới sự trợ giúp đắc lực
thông qua các phương tiện điện tử, hoạt động kinh doanh đã đem lại thêm những tiện

ích, dịch vụ mà trước đây chưa từng có.


Được tóm gọn lại trong 4 chữ MSDP để thể hiện ý tưởng cũng như ý nghĩa
của khái niệm, trong đó:
M - Marketing (sử dụng giao diện web, hoặc xúc tiến thương mại qua thông
qua kết nối Internet)
S - Sales (có trang web, cung cấp hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp
đồng) D - Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
P - Payment (Thanh tốn qua mạng hoặc thông qua bên bên thứ ba như ngân
hàng)
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng
vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối,
thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT.
Nhận định chung, với doanh nghiệp áp dụng các phương tiện điện tử cùng với
mạng, vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như phân phối, bán hàng,
marketing, thanh toán,... đều được coi là tham gia vào mạng lưới TMĐT.
+ Ở góc độ quản lý Nhà nước, TMĐT bao gồm các lĩnh vực:
I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT (Infrastructure)
M - Thông điệp dữ liệu (Data Message)
B - Các quy tắc cơ bản (Basic Rules)
S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (Specific Rules)
A - Các ứng dụng (Applications)
Như vậy, tổng hợp lại có thể thấy Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình
thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin”
kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, là việc mua bán các sản
phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vơ hình) thơng qua một mạng điện tử (electronic
network), phương tiện trung gian phổ biến nhất của TMĐT là Internet.
ì.2.1.2. Thanh tốn trong thương mại điện tử
Thanh toán trong thương mại điện tử (thanh toán điện tử) là việc thanh tốn

tiền thơng qua các thơng điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt - hình thức
thanh toán truyền thống (theo báo cáo quốc gia về Kỹ thuật thương mại điện tử của
Bộ Thương mại)
Thanh toán trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền


hàng cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên Internet.
Các phương thức thanh toán
- Thanh toán thẻ
Trong thanh toán thẻ chia ra nhiều loại thẻ khác nhau, mỗi loại thẻ có những
đặc điểm và tính thuận tiện với mục đích sử dụng khác nhau cho chủ sử dụng. Phổ
biến chia thành các loại sau:
Thẻ tín dụng là một giải pháp thanh tốn tồn cầu, thẻ tín dụng là cách phổ
biến nhất để khách hàng thanh toán trực tuyến. Theo đó Ngân hàng cấp cho khách
hàng một hạn mức tín dụng nhất định tùy vào mức thu nhập qua lương hàng tháng,
Khách hàng sử dụng thẻ để chi tiêu trước và sẽ trả nợ cho Ngân hàng khi đến kỳ sao
kê (thường từ 45-55 ngày). Với thẻ này, chủ thẻ có thể sử dụng ở nhiều quốc gia, địa
điểm bán khác nhau tùy theo tổ chức thẻ quốc tế của loại thẻ đó được cấp phép. Qua
đây, các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị mở rộng ra trường quốc tế bằng thẻ tín
dụng, bằng cách tích hợp một cổng thanh toán vào hoạt động kinh doanh. Các khu
vực người dân ưa dùng thẻ tín dụng như Bắc Mỹ, Châu Âu, châu Á Thái Bình
Dương.
Thẻ thanh tốn là loại thẻ gắn với tài khoản thanh toán tại ngân hàng của
khách hàng. Khách hàng sử dụng thẻ này để chi tiêu tiền trong tài khoản của mình
thay vì việc phải rút và sử dụng tiền mặt. Loại thẻ này thông thường giới hạn trong
phạm vi quốc gia phát hành.
Thẻ trả trước một phương thức thanh toán thay thế, thường được sử dụng bởi
người chưa thành niên hoặc khách hàng khơng có tài khoản ngân hàng. Thẻ trả trước
có các giá trị được lưu trữ khác nhau để khách hàng lựa chọn. Các cơng ty trị chơi
trực tuyến thường sử dụng thẻ trả trước làm phương thức thanh toán ưa thích của họ,

với tiền ảo được lưu trữ trong thẻ trả trước để người chơi sử dụng cho các giao dịch
trong trị chơi. Một số ví dụ về thẻ trả trước là Mint, Ticketsurf, Paysafecard và Telco
Card. Theo nghiên cứu của Troy Land, có vẻ như tuổi tác chứ khơng phải thu nhập là
đặc điểm ảnh hưởng đến việc áp dụng thẻ trả trước.
- Thanh toán di động
Một phương thức thanh tốn phổ biến ở các quốc gia ít sử dụng thẻ tín dụng


và giao dịch ngân hàng thấp, thanh toán di động cung cấp giải pháp nhanh chóng cho
khách hàng mua hàng trên các trang web thương mại điện tử. Thanh toán di động
cũng thường được sử dụng trên các cổng quyên góp, trị chơi trên trình duyệt và các
mạng truyền thơng xã hội như các trang web hẹn hò, nơi khách hàng có thể thanh
tốn bằng SMS.
Cụ thể, điện thoại của bạn sau khi đăng nhập, kích hoạt tài khoản sẽ trở thành
một chiếc "ví tiền điện tử". Lúc này, khi cần thanh tốn, mua vé, đi xe bt có thanh
tốn thẻ... bạn chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị thanh tốn và giao dịch sẽ
hình thành.
- Dịch vụ ngân hàng
Khách hàng đăng ký tài khoản ngân hàng sử dụng dịch vụ internet banking có
thể thực hiện chuyển khoản ngân hàng để thanh toán cho các giao dịch mua hàng
trực tuyến. Chuyển khoản ngân hàng đảm bảo với khách hàng rằng tiền của họ được
sử dụng an tồn, vì mỗi giao dịch cần phải được xác thực và phê duyệt trước bởi
thông tin đăng nhập ngân hàng internet của khách hàng trước khi giao dịch mua hàng
xảy ra.
Gửi tiền trực tiếp là khi khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình rút tiền ra
khỏi tài khoản để hồn thành thanh tốn trực tuyến.
Khách hàng thường thơng báo cho ngân hàng của họ khi nào nên rút tiền ra
khỏi tài khoản của họ, bằng cách đặt lịch trình thơng qua họ. Gửi tiền trực tiếp là một
phương thức thanh toán phổ biến cho các dịch vụ loại đăng ký, chẳng hạn như các
lớp học trực tuyến hoặc mua hàng được thực hiện với giá cao, thanh tốn hóa đơn

định kỳ.
- Ví điện tử
Là một tài khoản điện tử, giống như “ví tiền” của bạn trên Internet và đóng
vai trị như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh tốn trực tuyến, giúp bạn thực hiện cơng
việc thanh tốn các khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn
giản và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc.
Ví điện tử lưu trữ dữ liệu và tiền cá nhân của khách hàng, sau đó được sử
dụng để mua từ các cửa hàng trực tuyến. Đăng ký một ví điện tử rất nhanh chóng và
dễ dàng, với khách hàng yêu cầu chỉ cần gửi thông tin của họ một lần để mua hàng.


Ngồi ra, Ví điện tử cũng có thể hoạt động kết hợp với ví di động thơng qua việc sử
dụng công nghệ thông minh như thiết bị NFC (giao tiếp trường gần). Bằng cách
chạm vào thiết bị đầu cuối NFC, điện thoại di động có thể chuyển tiền ngay lập tức
từ ví điện thoại.
NFC là viết tắt của Near-Field Communications - chuẩn kết nối không dây
trong phạm vi tầm ngắn. Công nghệ này hoạt động dựa trên cảm ứng từ trường để
kết nối các thiết bị có hỗ trợ NFC được đặt gần nhau (dưới 4 cm) hoặc tiếp xúc với
nhau. Tuy nhiên thông thường để tăng hiệu quả kết nối, người ta thường để các thiết
bị tiếp xúc trực tiếp với nhau. Cụ thể, khi 2 thiết bị NFC được chạm vào nhau, gần
như ngay lập tức sẽ có một kết nối được hình thành mà khơng cần thêm bất kì một
khai báo nào nữa.
- Tài khoản/thẻ tín dụng ảo
Hình thức thanh tốn này sử dụng thanh tốn giữa sàn Thương mại điện tử
với các Nhà cung cấp dịch vụ cho thuê phòng (khách sạn, resort). Ngân hàng/trung
gian tài chính sẽ cấp cho sàn TMĐT cơng cụ phát hành thẻ tín dụng ảo theo đơn hàng
mua dịch vụ đặt phịng của khách hàng. Theo đó, Nhà cung cấp dịch vụ nhận được
tiền thanh toán của sàn TMĐT ngay khi khách hàng đến sử dụng dịch vụ bằng các
phiếu đặt chỗ (booking) đã mua và thanh toán trên sàn TMĐT tại địa điểm các địa
điểm của Nhà cung cấp.

Với hình thức thanh toán này, sàn TMĐT chỉ cần thanh toán cho Ngân hàng
cung cấp dịch vụ theo kỳ như thẻ tín dụng thơng thường. Ngân hàng cung cấp dịch
vụ này có thâm niên nhất, dẫn đầu là Citibank. Một số ngân hàng trong nước như
Sacombank, VPBank có phát hành thẻ ảo nhưng ở dạng prepaid, tức là thẻ có sẵn số
dư tiền nhất định của chính chủ thẻ. Các thẻ này thường được sử dụng để thanh toán
online mua hàng trực tuyến.
Hoạt động vận hành giao dịch của các hình thức thanh tốn.
• •o•
o

Theo luồng xử lý giao dịch của các hình thức thanh tốn trong TMĐT chia
theo 2 loại trả trước và trả sau. Trong đó, trả trước bao gồm: thanh toán điện tử (thẻ


Ngân hàng, mã giảm giá/phiếu mua hàng, ví điện tử, internetbanking); trả sau là việc
thanh toán tại thời điểm nhận hoặc sau nhận hàng: tiền mặt, thanh toán thẻ qua
mPOS, chuyển khoản.
- Luồng xử lý giao dịch của thanh toán trả trước
Để khách hàng thực hiện được việc thanh toán ngay tại thời điểm đặt hàng,
các sàn TMĐT thường kết nối cổng thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử
cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ Ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Ngân
hàng.
-

Thanh tốn điện tử là hình thức thanh tốn tiến hành trên mơi trường internet,

thơng qua hệ thống thanh tốn điện tử người sử dụng internet có thể tiến hành các
hoạt động thanh toán, chuyển - nạp - rút tiền... Thanh toán điện tử được sử dụng khi
chủ thể tiến hành mua hàng trên các website/cửa hàng trực tuyến và thanh toán trực
tuyến. Để thực hiện việc thanh tốn, thì hệ thống máy chủ của website/cửa hàng phải

tích hợp phần mềm hoặc cổng thanh tốn trong website của mình.
-

Cổng thanh tốn điện tử là một hệ thống phần mềm cho phép các website

thương mại điện tử có thể kết nối được với các kênh thanh tốn như ngân hàng,
nhằm cung cấp cơng cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các loại thẻ
tín dụng có thể thực hiện các thủ tục thanh tốn hóa đơn hàng hố, dịch vụ thanh
tốn tiền điện online ngay trên website khi mua hàng.


×