Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Luận văn tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước tại huyện đông hưng, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.85 KB, 83 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT
MÚA RỐI NƯỚC
TẠI HUYỆN ĐƠNG HƯNG
TỈNH THÁI BÌNH
Khóa luận tốt
nghiệp ngành
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Khóa
Lớp
QUẢN LÝ VĂN

HĨA
THS. NGHIÊM
XUÂN MỪNG
NGUYỄN THỊ
THƯƠNG
1405QLVB047
2014-2018
ĐH QLVH 14B

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối
nước tại huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình” là cơng trình của cá nhân tôi. Các
số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là
khách quan, trung thực.
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Thương


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, với sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cơ trong Khoa Quản lý xã hội và thầy giảng viên hướng dẫn, sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chức năng và nhân dân địa bàn nghiên cứu,
sự cố gắng khắc phục khó khăn của bản thân, tơi đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước tại huyện Đông Hưng
tỉnh Thái Bình”. Qua đây, tơi đã rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích
trong cơng tác quản lý di sản, quản lý văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa cổ truyền trong bối cảnh hiện nay, đồng thời giúp tôi hiểu rõ hơn lý thuyết,
kiến thức đã được nhà trường trang bị, áp dụng vào thực tiễn công việc.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quản lý xã hội và
thầy Nghiêm Xuân Mừng, giảng viên hướng dẫn, đã định hướng, tư vấn, giúp
đỡ tác giả trong quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn
các nghệ nhân múa rối nước làng Nguyễn và làng Đống, cùng các cơ quan
chức năng huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình, đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
cho tác giả nhiều thơng tin, tư liệu bổ ích, giá trị về lịch sử hình thành, quá
trình phát triển, các giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước tại
địa phương.
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018

TÁC GIẢ


BẢNG VIẾT TẮT
NNND

Nghệ nhân nhân dân

NNưT

Nghệ nhân ưu tú

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC VÀ MÚA
RỐI NƯỚC TẠI HUYỆN ĐƠNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH...................7

1

1.1. Tổng quan về nghệ thuật múa rối nước...................................... 7
3
A
_

r
.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và nghệ thuật múa rối nước tại
đây ............................................................................................................23
Tiểu kết chương 1......................................................................................29

Chương 2. HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG........................................................................30
2.1. Phường rối nước làng Nguyễn xã Nguyên Xá............................. 30
2.2. Phường rối nước làng Đống xã Đông Các .................................. 39
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 48
Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA
RỐI NƯỚC TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG ..................................................49
3.1. Đối với cơ quan quản lý và các cấp chính quyền........................ 49
3.2. Đối với các nghệ nhân....................................................................58
3.3. Đối với khán giả ............................................................................ 63
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 64
KẾT LUẬN ...................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................66
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với một
nền nghệ thuật truyền thống phong phú và đặc sắc, trong đó có nghệ thuật múa
rối nước.
Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật
sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt
ở châu thổ Bắc Bộ, ra đời từ nền văn hóa lúa nước, nhận được sự quan tâm
hưởng ứng của đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế.

Là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước truyền thống,
múa rối nước tại huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình từ lâu đã nổi danh trên cả
nước và bạn bè quốc tế với các phường rối như: rối nước làng Nguyễn và rối
nước làng Đống. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ nhà nước và các
tổ chức khác nhưng nghệ thuật múa rối nước tại đây vẫn phải đối mặt với thực
trạng nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ bị mai một theo thời gian.
Là sinh viên đang theo học chuyên ngành Quản lý văn hóa của Trường
Đại học Nội Vụ Hà Nội, tôi mong muốn được tìm hiểu về nghệ thuật múa rối
nước tại đây để nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về múa rối nước - một nghệ
thuật dân gian đặc sắc, một nét đẹp văn hóa khơng chỉ của người dân Đơng
Hưng - Thái Bình mà cịn của cả dân tộc Việt Nam phục vụ cho quá trình học
tập, làm hành trang cho q trình cơng tác thực tiễn sau này. Chính vì vậy, tác
giả đã chọn đề tài “Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước tại huyện Đơng Hưng
tỉnh Thái Bình” làm đề tài khóa luận.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật múa rối nước làng Nguyễn và làng
Đống tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi khơng gian: xã Nguyên Xá và xã Đông Các thuộc huyện

1


Đơng Hưng tỉnh Thái Bình.
+ Phạm vi thời gian: khảo cứu hoạt động từ năm 2010 đến năm 2018.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận góp phần tìm hiểu lịch sử hình thành, quá trình phát triển,
những đặc trưng, giá trị nghệ thuật và thực trạng hoạt động múa rối nước tại
huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần
bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước tại đây.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, tổng hợp nguồn tư liệu đã viết về nghệ thuật múa rối nước
để tham khảo, sử dụng cho đề tài nghiên cứu.
- Tiến hành liên hệ, điền dã, khảo sát thực tiễn tại làng Nguyễn (xã
Nguyên Xá), làng Đống (xã Đông Các) và các cơ quan quản lý, chức năng tại
huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình để thu thập thông tin, dữ liệu, phục vụ cho
đề tài nghiên cứu.
- Tổng hợp, phân tích, xử lý các thơng tin, dữ liệu thu thập được trước
khi viết khóa luận.
- Hồn thiện đề tài khóa luận.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Tác giả thực hiện việc điền dã, liên
hệ và đến khảo sát thực tế tại các làng múa rối nước ở xã Nguyên Xá và Đông
Các, trực tiếp quan sát, tiến hành phỏng vấn, điều tra, tìm hiểu, các hoạt động
tổ chức, biểu diễn và bảo tồn nghệ thuật rối nước tại đây.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các dữ liệu thu thập
được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng
của hoạt động tổ chức biểu diễn, cũng như những vấn đề đặt ra đối với công
tác bảo tồn phát huy nghệ thuật múa rối nước ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2


Đến nay, có một số cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước
tại Thái Bình nói chung và ở huyện Đơng Hưng nói riêng.
- Niên luận: Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, giảng viên chuyên
ngành Dân tộc học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nội dung
đã khai thác: tác giả giới thiệu sơ lược vài nét về vùng đất Thái Bình và hoạt

động của các phường rối nổi tiếng tại Thái Bình. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu
phân tích được thực trạng hoạt động của các phường rối, và chưa đưa ra được
những giải pháp cụ thể cho việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nước tại
đây.
- Luận án Tiến sĩ văn hóa học: Múa rối nước ở Thái Bình từ khi đất
nước thống nhất (1975) đến nay, tác giả Nguyễn Văn Định, Học viện Khoa
học Xã hội. Luận án của tác giả đã làm rõ thực trạng và sự chuyển biến của
hoạt động múa rối nước ở Thái Bình từ năm 1975 đến nay thơng qua nghiên
cứu trường hợp múa rối nước ở làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, Đông Hưng) và
làng Đống (xã Đông Các, Đông Hưng). Tuy nhiên, do là một đề tài thuộc
chuyên ngành Văn hóa học nên tác giả chưa đi sâu vào phân tích những thuận
lợi, khó khăn trong cơng tác hoạt động và biểu diễn của hai phường múa rối
nước này, đồng thời chưa đưa ra được những giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy nghệ thuật múa rối nước ở đây.
- Cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, tác giả Nguyễn Huy
Hồng Nxb Sở Văn hóa và Thơng tin Thái Bình, 1987. Tác giả đã khai thác
những thơng tin về đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước: sân khấu, buồng
trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, nhân vật, biểu diễn,... của những
phường rối tiêu biểu ở Thái Bình. Tuy nhiên, tác giả lại chưa khai thác được
thực trạng hoạt động của các phường múa rối nước tại đây và chưa đưa ra được
những biện pháp khắc phục tình trạng đó.
-

Bài viết: Làng Nguyễn (Ngun Xá - Đơng Hưng - Thái Bình): cái

nơi của múa rối nước Việt Nam, tác giả Đình Huy đăng trên báo Hịa Nhập

3



ngày 14/5/2017.
Nội dung: Tác giả giới thiệu đôi nét về nghệ thuật múa rối nước làng
Nguyễn trong cách tổ chức phường hội, cách làm con rối, máy điều khiển và
kỹ xảo điều khiển, nghệ nhân,... và nhấn mạnh vai trò của nghệ thuật này trong
đời sống của nhân dân nơi đây.
- Bài viết: Giữ gìn nghệ thuật rối nước truyền thống làng Nguyên Xá,
tác giả Nguyễn Lành đăng trên Báo Tin Tức ngày 22/4/2016.
Nội dung: Tác giả đã khai thác được nhiều nội dung trong việc nỗ lực
gìn giữ truyền thống quê hương của các nghệ nhân, các diễn viên trẻ và bà con
nhân dân nơi đây. Đồng thời cũng nói ra những khó khăn đang tồn tại ở
phường rối này. Tuy nhiên chưa đưa ra những giải pháp giải quyết tình trạng
khó khăn đó.
- Bài viết: Độc đáo múa rối nước làng Đống, tác giả Nguyễn Hậu đăng
trên Báo Thái Bình ngày 13/6/2016.
Nội dung: Tác giả giới thiệu về phường rối nước làng Đống xã Đông
Các huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, những nét đặc trưng của nghệ thuật rối
nước tại đây như quân rối, buồng trò, cơ cấu tổ chức phường hội. Tuy nhiên tác
giả chưa khai thác được những thuận lợi và khó khăn mà phường rối này đang
gặp phải cũng như những giải pháp hợp lý giải quyết tình trạng đó.
- Bài viết: Nghệ nhân múa rối nước Nguyên Xá, tác giả Quỳnh Thanh
đăng trên Báo Thái Bình ngày 26/3/2016.
Nội dung: Tác giả viết về cuộc nói chuyện của tác giả với nghệ nhân
Nguyễn Hữu Ngữ (xã Nguyên Xá, Đông Hưng), những tâm sự về nghề múa
rối nước và lịng nhiệt huyết của ơng với nghề.
Đây là những tư liệu tốt cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc tìm
kiếm thơng tin làm khóa luận của tơi. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu
và những bài viết trên chưa tổng hợp và phân tích một cách chi tiết về thực
trạng hoạt động của các phường rối nước trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh

4



Thái Bình, những thuận lợi và khó khăn mà các phường rối đang gặp phải
cũng như chưa đưa ra những biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật
truyền thống này. Vì vậy, đề tài “Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước tại
huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình” của tác giả được thực hiện, mong muốn là
đề tài đầu tiên, có hệ thống tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước ở những khía
cạnh này.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước tại huyện Đơng Hưng tỉnh Thái
Bình, cách thức hoạt động và biểu diễn, những thuận lợi và khó khăn mà múa
rối nước đang gặp phải. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát
huy nghệ thuật múa rối nước tại huyện Đơng Hưng. Kết quả việc nghiên cứu
khóa luận góp phần phổ biến rộng rãi và gìn giữ nét đặc sắc của nghệ thuật
múa rối nước nói chung và của địa phương nói riêng.
8. Đóng góp của khóa luận
- Đề tài góp phần tìm hiểu nghệ thuật rối nước tại huyện Đông Hưng
đồng thời chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn mà nó đang gặp phải, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước tại
đây.
- Kết quả việc nghiên cứu khóa luận góp phần phổ biến rộng rãi và gìn
giữ nét đặc sắc của nghệ thuật múa rối nước nói chung và của địa phương nói
riêng đồng thời có thể là nguồn tham khảo cho các cơ quan quản lý, các trường
học và những cơng trình nghiên cứu tiếp theo về nghệ thuật múa rối nước tại
huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.
9. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài chia
làm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật múa rối nước và múa rối nước tại
huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình


5


Chương 2: Thực trạng nghệ thuật múa rối nước tại huyện Đông Hưng
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước tại
huyện Đông Hưng

6


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC VÀ MÚA RỐI
NƯỚC TẠI HUYỆN ĐƠNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH
1.1. Tổng quan về nghệ thuật múa rối nước
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của múa rối nước
Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật
sân khấu truyền thống độc đáo của Việt Nam, ra đời từ nền văn hóa lúa nước ở
châu thổ Bắc Bộ. Nét độc đáo của nghệ thuật cũng như nền tảng văn hóa nơng
nghiệp ẩn đằng sau những trò diễn rối đã khiến cho nghệ thuật này mang ý
nghĩa biểu tượng cho đời sống sinh hoạt nông nghiệp vùng nơng thơn Bắc Bộ
Việt Nam. Ngồi khu vực châu thổ này, sẽ khơng thể nhìn thấy rối nước ở một
nơi nào khác vì trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, rối nước
luôn chịu sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là các điều kiện tự nhiên,
xã hội, những sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần của cộng đồng.
Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái vốn được coi là những tác
nhân quan trọng có ảnh hưởng đến sáng tạo văn hóa của con người. Sự tác
động qua lại giữa tự nhiên và con người là nhân tố tạo nên sự hình thành phát
triển và đặc trưng của nghệ thuật múa rối nước.
Bắc Bộ là châu thổ được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sơng Hồng

và sơng Thái Bình trong một vịnh biển mà bờ là một vùng đồi núi. Các con
sông lớn của châu thổ và các chi lưu đã chia cắt châu thổ thành nhiều ô trũng.
Vào mùa lũ, nước dâng cao tràn vào các khu vực trũng thấp, từ đây hình thành
nhiều dịng sơng nhỏ làm cho bề mặt châu thổ tăng thêm các diện tích chứa
nước như ao, hồ, đầm, sông, suối,...
Nhưng đặc điểm địa hình của châu thổ Bắc Bộ khơng chỉ là hình thành
tự nhiên từ quá trình bồi đắp phù sa của các con sơng mà nó cịn được can thiệp
từ bàn tay của con người trong quá trình định cư định canh. Khi đê đã được


đắp để hạn chế sự hủy hoại của nước mùa lũ, khi khoa học kỹ thuật chưa thể
giúp con người chủ động được nguồn nước tưới tiêu bằng hệ thống các cơng
trình thủy lợi, cộng với việc mưa nắng khó lường, người dân đã lựa chọn ao
làng là giải pháp trữ nước để tăng thêm sự chủ động nguồn nước cho sản xuất
và sinh hoạt.
Thói quen sử dụng nước tại chỗ đã hình thành tư duy về nước đặc trưng
của cư dân. Nước được coi là chất sống (phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp...), chất thiêng (lễ cầu mưa, cầu nước, rước nước, tắm tượng...), chất
sáng tạo nghệ thuật (rối nước, đua thuyền và các trị chơi sơng nước.). Với
riêng rối nước, những ao gắn với cụm cơng trình kiến trúc đình, đền, chùa của
làng đã trở thành khơng gian diễn rối trong những ngày hội làng và được
truyền tới ngày nay. Cho tới trước những năm 50 của thế kỷ XX, rối nước vẫn
chỉ diễn ra chủ yếu ở ao làng để phục vụ nhu cầu của cộng đồng làng.
Sử dụng mặt nước ao làng để làm nghệ thuật, các nghệ nhân đã khai thác
nước ở đặc tính làm nổi chứ khơng khai thác dịng chảy của nó, khai thác tính
động và ảo của chất liệu này để tạo một bề mặt diễn xuất tự nhiên. Nước đã
được khai thác làm chất liệu nghệ thuật.
Những sinh hoạt nông nghiệp diễn ra quanh ao làng là chủ đề xuyên suốt
các tiết mục rối, hình mẫu để xây dựng con rối được lấy ngay từ cuộc sống
thường ngày với những con người sinh sống, lao động ở làng xã. Chất liệu

cuộc sống phong phú đã giúp nghệ nhân dễ dàng phiên chuyển thành nghệ
thuật và người ta nhận thấy ở rối nước một thế giới thu nhỏ của những sinh
hoạt văn hóa làng q với những hình mẫu quen thuộc. Ao làng khơng chỉ là
khơng gian sinh sống mà cịn là không gian để người nông dân làm nghệ thuật.
Sự ra đời của rối nước ở ao làng như thêm một minh chứng cho thói quen sử
dụng nước tại chỗ. Rối nước trở thành nghệ thuật của ao làng.
Rối nước xuất hiện trong các lễ hội, nó được xem như những trò diễn


vui giúp cho người nông dân giải tỏa sau những ngày lao động mệt nhọc của
hoạt động thời vụ. Nhưng, khơng ít lễ hội nơng nghiệp ở Việt Nam có căn cỗi
ban đầu là để cầu xin sự phù trợ của các thế lực siêu nhiên cho mưa thuận, gió
hịa, mùa màng tươi tốt... Vì vậy, đã có những ý kiến cho rằng, rối nước hình
thành bên cạnh những lễ thức nơng nghiệp cầu mong mưa thuận, gió hịa, mùa
màng tươi tốt nên rối nước có thể mang ý nghĩa tâm linh chứ khơng đơn thuần
là trị vui bình thường.
Hình ảnh con rồng phun nước vẫn được người dân nông nghiệp coi là
biểu tượng cho việc cầu mưa; lân tranh cầu có liên quan đến việc cầu nắng, cầu
tạnh; tiếng ếch kêu, tiếng trống như lời gọi sấm... Đó là những con vật linh
thiêng có ảnh hưởng tới việc tạo ra nguồn nước để phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Hành động của con người dùng sào, dùng gậy múa rối rất gần với hành
vi khuấy động mặt nước trong các cuộc đua thuyền để nhắc nhở thủy thần ban
nước cho mùa màng..., những trị rối mơ tả lao động nơng nghiệp đa phần đều
có liên quan đến nước. Có thể bằng cách diễn rối, con người đã hướng tới các
thế lực siêu nhiên và con rối thay người chuyển tải ước vọng tới các thần linh.
Người làng hưởng ứng các trò rối nước với ước vọng mùa màng, với niềm tin
về sự no đủ và bình an.
Cùng với hoạt động canh tác lúa nước, lao động thủ công cũng là một
đặc thù của đời sống cư dân Bắc Bộ và là nền tảng cho sự ra đời của rối nước.
Công việc nhà nông dù bận rộn, vất vả nhưng nó cũng khơng chiếm hết quỹ

thời gian của người nơng dân. Lúc nông nhàn họ thường làm thêm nghề phụ.
Các công việc phụ này vô cùng đa dạng và hầu như đều là nghề thủ công thô
sơ, đơn giản chứ khơng có nghề nào có quy mơ lớn.
Sự khéo tay và khả năng thích ứng đã trở thành lợi thế của người nông
dân trong đời sống lao động cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Những con
rối nước được làm ra từ những đôi tay của người nông dân quen với lao động


thủ cơng và nghệ thuật tài tình ấy đã được sáng tạo trên tinh thần tư duy của lao
động tại chỗ. Ta thấy trong rối nước, người nông dân đã biến những vật dụng
bình thường và đơn giản (tre, gỗ, thừng, vải, cao su...) trở thành nghệ thuật tài
tình như thế nào. Họ không sản xuất ra chất liệu để làm nghệ thuật mà thường
sáng tạo trên tinh thần sử dụng chất liệu, vật liệu có sẵn. Điều đó cho thấy giá
trị nghệ thuật khơng phải từ những gì cao siêu, xa lạ với con người mà từ
những điều giản dị đi ra từ đời sống.
Sự tồn tại của rối nước ở châu thổ Bắc Bộ là một quá trình nhiều thăng
trầm. Q trình đó diễn ra khơng liên tục mà có sự đứt đoạn. Có thời kỳ rối
nước phát triển mạnh, có thời kỳ lại suy tàn, có lúc cịn rơi vào tình trạng đe
dọa bị biến mất.
Rối nước là sáng tạo của dân gian, được lưu truyền qua nhiều đời. Tuy
nhiên hình thức lưu truyền phi văn bản khiến cho việc tìm hiểu lịch sử rối nước
từ dân gian khó có thể thực hiện. Căn cứ vào nguồn sử liệu, những hình thức
rối đầu tiên được ghi chép là khi nó đã trở thành trị diễn phục vụ triều đình.
Đại Việt sử ký tồn thư ghi chép về một hình thức làm núi giả Vạn Thọ
Nam Sơn kết bằng tre để chúc thọ vua Lý Thái Tổ vào ngày sinh nhật năm
1021 [1, tr 246]. Theo nhiều tác giả, hình thức núi giả có nhiều liên quan đến
rối nước khi trên núi có hình trạng chim bay, mng chạy, rồng cuốn, mn vẻ
kỳ lạ, có con hát thổi sáo, thổi kèn, hát múa trong hang núi, có người bắt chước
tiếng các loài cầm thú [1, tr 252].
Bên cạnh hình thức làm núi giả, dưới thời Lý cịn tồn tại một số trị chơi

sơng nước được vua Lý ưa thích là đua thuyền và rối nước. Tất nhiên tên gọi
rối nước chưa xuất hiện trong thời gian này mà sử sách chỉ mơ tả về những trị
diễn trên sơng nước và chúng ta tạm hiểu đó là những trị rối nước.
Cụ thể trên văn bia Sùng Thiện Diên Linh (chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) soạn năm 1121, tác giả Nguyễn Công Bật đã có


nhiều dòng miêu tả trò rối sinh động thường được biểu diễn trước vua quan và
dân kinh thành trong những ngày hội lớn. Rùa vàng là một màn rối độc đáo,
thể hiện trình độ kỹ thuật làm rối tinh vi diệu thuật đến từng chi tiết nhỏ: rùa có
thể bơi, phun nước, liếc mắt, cúi chào. Trong tiết mục rối rùa vàng cịn có cảnh
thần tiên ca múa nơi cửa động, chim thú bay nhảy theo từng đàn [5, tr 404].
Vua Lý Thái Tổ đã dành cho loại hình nghệ thuật dân gian này riêng một
vị trí biểu diễn ngay tại kinh thành, đó là việc xây dựng điện Linh Quang ở bên
bờ sông Hồng để nhà vua ngự xem đua thuyền và rối nước [5, tr 404]. Đây là
một sự ưu ái lớn của nhà vua dành cho rối nước cho dù ngay tại kinh đơ khơng
có riêng một phường rối nước nào. Vào những ngày lễ hội lớn của kinh đô,
những phường rối nước nằm rải rác quanh kinh thành Thăng Long lại tấp nập
kéo tới điện Linh Quang bên bờ sông Hồng để thi tài trước đức vua và tồn dân
kinh đơ. Tuy vậy, điện Linh Quang là nơi dành cho vua quan triều đình ngự
xem đua thuyền và rối nước, không phải là nơi để các nghệ nhân sử dụng cho
biểu diễn rối nước. Nơi diễn rối nước là đoạn sơng Hồng phía trước điện Linh
Quang.
Thời Lê có một xáo trộn về thế sự tác động khơng nhỏ đến nghệ thuật
rối, đó là việc vua Lê Thánh Tông cấm dân chúng sử dụng diêm tiêu, thuốc
súng làm trị chơi (1466) [3, tr 62]. Vì lẽ đó nhiều trò rối sư dụng thuốc pháo
trở thành trò chơi bất hợp pháp. Các phường hội không làm nghề nên dần tan
rã theo thời gian. Cùng với đó phong trào biểu diễn phục vụ cung đình suy
giảm và các phường rối nước trở về dân dã, với đình đám, hội hè ở làng q [6,
tr 31].

Khơng cịn xuất hiện trong các hoạt động của chính triều, song khơng có
nghĩa là rối nước đã mất hẳn vai trò và vị thế trong đời sống xã hội. Rối nước
vẫn là sinh hoạt văn hóa khá phổ biến trong hội hè đình đám lớn nhỏ ở làng
quê, các phường hội này vẫn giữ ngày giỗ tổ linh thiêng. Thời Lê cũng là giai


đoạn mà các phường rối ổn định tổ chức và định danh tên tuổi. Nhiều phường
rối ở vùng Bắc Bộ hiện nay đều khẳng định sự ra đời của phường rối mình là từ
thời Lê như phường Đào Thục, phường Thanh Hải, phường Hồng Phong,
phường Chàng Sơn, phường Nam Chấn,...
Lúc này những phường rối chủ yếu hoạt động tại địa phương và các làng
xã lân cận trong nội vùng. Chính phạm vi hoạt động hẹp đã giúp các phường
phát triển về chiều sâu và những sắc thái văn hóa địa phương đã dần hình thành
trong từng trị rối [6, tr 31].
Do khơng cịn được phục vụ cho vua quan triều đình nữa, rối nước quay
về với làng xã. Các trị rối lúc này chủ yếu dành cho bà con làng xóm nên nội
dung có sự biến đổi. Mặc dù những trò rối từ thời Lý vẫn được lưu truyền với
những nhân vật như rùa tiên, chim, thú, rồng, phượng, sư gõ mõ, tiểu đánh
chng... song những trị rối mang nội dung ca ngợi cung đình và vua quan
dường như khơng cịn thích hợp với bối cảnh khơng gian văn hóa làng xã và
mối quan tâm của những con người ở làng. Mối quan tâm của những người làm
rối lúc này quay về với cuộc sống thế tục nơi làng xã với cảnh quan khơng gian
nơi mình sinh sống, với sinh hoạt của đời sống thường nhật, những thú vui, thú
chơi ở nông thôn, với những mối quan tâm và ước mơ bình dị của người nơng
dân. Vì thế, những trị rối phản ánh cuộc sống làng xã nông thôn, những trị rối
mang hình ảnh, dấu ấn của mơi trường tự nhiên, phương thức sản xuất, thói
quen tập tục, tâm lý cộng đồng đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Khi nhà Lê và Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên nắm quyền đã chuyển
kinh đô về Huế, Thăng Long trở thành tỉnh Hà Nội. Lúc này là thời kỳ phát
triển mạnh của các nghệ thuật chèo, tuồng, còn nghệ thuật rối thu mình ở các

làng dân gian Bắc Bộ. Khơng đạt được những bước phát triển nào đáng kể
nhưng nghệ thuật rối vẫn khơng mất đi vì các phường hội vẫn duy trì được tổ
chức, giữ gìn được kỹ thuật tạc đẽo con rối và bảo mật được cách làm máy rối


của riêng mình. Một số ít trị rối độc đáo đã được các phường rối giữ gìn như
ngón nghề của riêng mình như phường Phú Đa có trị Hai Bà Trưng đánh trận,
đi thần về phật, nhảy qua vòng lửa; Đào Thục có Võ Tịng chém hổ, Lên võng
xuống ngựa; Hồng Phong có leo cột đốt pháo; Nguyên Xá có trò Tễu, Tiên,
chạy đàn ngũ phương, dệt cửi cho con; Đơng Các có trị đu dây... Các trị rối
này có kỹ thuật tương đối khó, khi biểu diễn nghệ nhân phải thật khéo léo và
tinh tế mới thành công. Những trò rối khác phổ biến hơn như leo cột đốt pháo,
bơi lội, chăn vịt, xay lúa giã gạo, mời trầu, bật cờ, thả lưới bắt cá, rồng vàng
phun nước, phun lửa,,... thì gần như phường rối nào cũng có, song cách thức
thể hiện lại khác nhau ở mỗi phường.
Nếu lấy Hà Nội làm trung tâm, phía bắc có các phường Đồng Ngư, Bùi
Xá, Thanh Long, Thịnh Lộc của Bắc Ninh; Bồ Dương, An Liệt, Bùi Thượng,
Lại Ốc của Hải Dương; phía tây có Chàng Sơn, n Thơn, Phú Đa, Đơng Bình
của Hà Tây (nay là Hà Nội); phía nam có phường Nguyên Xá, Đông Các,
Duyên Tục, Kỳ Hội của Thái Bình và Nam Chấn, Nam Giang, Nghĩa Hưng của
Nam Định.
Mặc dù không phải là một hoạt động nổi trội trong đời sống văn hóa
nghệ thuật của nhân dân, song nghệ thuật rối nước vẫn tồn tại với sắc thái
riêng, vẫn được duy trì như là thú chơi của người dân ở làng trong những ngày
hội. Nó bị gián đoạn khi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nổ ra
vào nửa cuối thế kỷ XIX.
Thế kỷ XX có hai dấu mốc quan trọng, đó là sự ra đời của rối chuyên
nghiệp năm 1956 và sự phục hồi của rối nước năm 1986.
Năm 1956 là một điểm mốc quan trọng trong quá trình phát triển của
ngành rối. Nhà nước chủ trương chuyên nghiệp hóa múa rối và Nhà hát múa

rối Trung ương được thành lập trên cơ sở tiếp thu học tập nghệ thuật múa rối
cạn hiện đại của thế giới. Đây là cơ sở rối chuyên nghiệp đầu tiên của Việt


Nam. Tuy nhiên vào thời điểm này, sự chuyên nghiệp hóa chủ yếu thực hiện ở
mảng rối cạn vì đây là hình thức rối mới được học hỏi từ nước ngoài và cách tổ
chức nhân sự hoàn toàn mới. Các đoàn rối chuyên nghiệp cho tới các đơn vị
nghiệp dư đều chú trọng nhiều hơn tới nội dung vở diễn và phát triển kỹ thuật
rối cạn bởi nó khơng bị lệ thuộc quá nhiều vào điều kiện biểu diễn khó khăn
như sân khấu rối nước. Vào thời điểm đó, sự hấp dẫn của kỹ thuật rối cạn mới
học hỏi của nước ngoài cũng đang cần được nhân rộng và phổ cập rộng rãi nên
đã hình thành những câu lạc bộ rối nghiệp dư trong nhà trường, hợp tác xã,
công trường, nông trường, lâm trường, đơn vị bộ đội. Điều này trái ngược hồn
tồn với tính bảo thủ và bí truyền nghề nghiệp của rối nước.
Trong khi rối chuyên nghiệp (chủ yếu là rối cạn) phát triển với tư cách là
đơn vị của nhà nước thì rối nước vẫn chỉ có vốn liếng là các phường rối nước
dân gian tại các vùng nơng thơn. Tính chất hoạt động của các phường hội này
không diễn ra thường nhật mà chủ yếu là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng
đồng tại địa phương, trong các mùa lễ hội. Một số gia đình, nhóm người, vào
những lúc nông nhàn làm rối kiếm sống qua tháng ba ngày tám. Có thể thấy
rằng trong giai đoạn trước Đổi mới, hoạt động của rối nước mang tính chất
phường hội, làng xã chốn dân dã. Sức sống của rối nước là mạch chảy ngầm
âm ỉ trong lòng làng xã như một món quà quê và chỉ những người dân quê
thưởng thức.
Năm 1957, Nhà hát múa rối Trung ương đã tìm về giá trị dân tộc theo
các trị rối nước của các phường hội dân gian. Từ đây đã có sự giao lưu học hỏi
và phối hợp của rối dân gian và rối chuyên nghiệp. Nhưng sau đó, thời kỳ suy
giảm kinh tế đất nước cộng với những quan niệm sai lệch của những người
quản lý văn hóa đã dẫn tới tình trạng sa sút của văn hóa, cùng với đó rối nước
cũng rơi vào sự suy thối nặng nề.

Do điều kiện tự nhiên và công việc của nhà nơng, có thể nói rằng: Múa


rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư, tình cảm của người dân lao động,
nó tái hiện cuộc sống và ước vọng của thời đại. Trước kia rối nước chỉ diễn
ngồi trời, sân khấu gắn bó, hịa quyện với thiên nhiên, trong không gian mênh
mông, trời, đất và nước có cây xanh, mây, gió, lửa, có khói mờ vương tỏa, ẩn
hiện mái đình uốn cong và màu ngói đỏ, quả là một sự hòa quyện độc đáo giữa
thiên nhiên và con người. Ngày nay, múa rối nước Việt Nam, không chỉ bảo tồn
mà đã được khai thác sâu, rộng hơn. Hiện nay, cả nước có khoảng 18 phường
rối nghiệp dư và 5 Nhà hát, đoàn múa rối chuyên nghiệp. Hoạt động của các
phường rối phần lớn vẫn theo hình thức phục vụ hội hè, đình đám..., các thành
viên tham gia chủ yếu là nông dân trong làng, xã. Có phường các thành viên là
ơng bà, cha mẹ, vợ chồng con cái dâu rể cùng trong một gia đình.
Trong những năm gần đây, múa rối Việt Nam đã mạnh dạn thể nghiệm
một số vở diễn với hình thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để đáp ứng
và phù hợp hơn với tiến trình phát triển xã hội hóa đất nước. Với vị thế hiện
nay, múa rối nước Việt Nam được xếp vào hạng là nghệ thuật độc đáo của Văn
hóa dân tộc.
1.1.2.

Đặc trưng nghệ thuật của múa rối nước
1.1.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng của rối nước là ngơn ngữ biểu hình,

nghĩa là sử dụng hình ảnh, cụ thể là những động tác hình thể diễn đạt về nội
dung. Ngơn ngữ biểu hình cịn có ở nghệ thuật múa, nhưng múa là nghệ thuật
sử dụng cơ thể người và những động tác của con người thật. Động tác thường
hướng tới những biểu hình khái quát về một nội dung hay một sự biểu cảm nào
đó. Cịn ngơn ngữ biểu hình ở rối thì ngược lại, bởi con rối không phải là một

sinh vật sống thực, nó là một vật thể nhân tạo nên nó hướng tới cuộc sống thật,
hướng tới những biểu hình giống thật để cho mình thật hơn.
Chính từ việc diễn xuất bằng hình thể nên nghệ thuật này được cường


điệu là múa rối. Song thực ra không phải tất cả các biểu hình ở rối đều là múa
ngoại trừ một số trò Múa rồng, Múa phượng, Múa tiên,, còn hầu hết là những
trò diễn tả hành vi như lao động, cấy cày, tát nước, câu cá, chăn vịt, rước
xách,...
Thuở ban đầu những trị rối đều là diễn khơng lời và thơng tin được
truyền đạt hồn tồn qua ngơn ngữ biểu hình khơng cần đến lời nói để diễn tả
hành vi mà ngược lại, sử dụng hành vi để diễn tả nội dung cần nói. Cho đến
ngày nay vẫn cịn tồn tại một số trị rối khơng lời như cấy cày, múa rồng, múa
phượng, múa lân, rước xách, bơi chải. cịn lại hầu hết đều có lời hát, lời nói
phụ họa. Thực tế cho thấy khi có lời hát, lời nói phụ họa, những trị rối trở nên
sinh động hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ngơn ngữ lời nói khơng phải là điều kiện
cần, mà chỉ là điều kiện đủ, có tính chất hỗ trợ. Điều đó có nghĩa là trong một
trị rối khơng nhất thiết phải có lời nói, người xem vẫn có thể hiểu nội dung
thơng qua ngơn ngữ hình ảnh, thơng qua biểu hình của con rối [6, tr 37].
Như vậy, rối nước là nghệ thuật diễn hình phi diễn ngôn. Nội dung
truyền tải qua ngôn ngữ biểu hình có tính phổ qt rộng hơn so với sự diễn giải
bằng lời nói. Người xem có thể khơng hiểu hết ngữ nghĩa của lời nói nhưng
vẫn có thể hiểu hết nội dung trị rối thơng qua sự diễn tả bằng hành động. Vì
thế, những trị rối nước của đồng quê không chỉ là nghệ thuật của riêng cộng
đồng mà nó có thể đến với mọi người thuộc những nền văn hóa khác nhau, nói
những ngơn ngữ khác nhau chính bởi đặc trưng biểu hình của nghệ thuật.
1.1.2.2. Hình tượng nghệ thuật
Mỗi loại hình nghệ thuật đều cần tới những chất liệu riêng để tạo nên
hình tượng và điều quan trọng dẫn đến thành cơng trong nghệ thuật chính là
sức sống của hình tượng. Với nghệ thuật rối nước, hình tượng địi hỏi nhiều

nhất sự dày cơng sáng tạo của người nghệ sĩ chính là các con rối, nó như một
minh chứng thể hiện năng lực nghệ thuật của người nghệ sĩ dân gian. Vì vậy để


có thể hiểu rõ giá trị nghệ thuật của múa rối nước, người ta khơng thể khơng
nhắc tới vai trị của các con rối.
Hầu hết các con rối nước của Việt Nam đều thuộc thể loại tượng tròn và
được tạo bằng gỗ với những kích thước to nhỏ khác nhau. Có những con rối rất
nhỏ chỉ cao 10cm nhưng cũng có những qn rối cao tới 80cm hoặc 1m. Kích
thước lớn hay nhỏ của con rối hoàn toàn do nghệ nhân chủ động điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện kỹ thuật và nội dung diễn xuất. Con rối càng lớn sẽ càng
nặng và khó điều khiển, do vậy mà hiếm khi thấy con rối cao trên 1m. Các con
rối chủ yếu tập trung thể hiện hoạt động sống thường ngày như lao động sản
xuất, quân binh, thi thố, tế lễ, rước xách hội hè. Nhân vật thể hiện rất đời
thường và phần nhiều mang tính phiếm chỉ như những người nông dân, tiều
phu, ngư chài, bộ đội,. nhưng cũng có khi nó là trí tưởng tượng của người nơng
dân về các nhân vật có trong các truyện kể dân gian hoặc trong chính sử và dã
sử, ví dụ như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lê Lợi, Sơn Tinh, Thủy Tinh,.
Ngoài chức năng biểu diễn, ở các con rối cịn có giá trị của một tác
phẩm điêu khắc độc lập với những tiêu chí riêng về tạo hình và mỹ cảm. Tuy
rằng ở các thể loại rối, tính trưng bày khơng phải là yếu tố quyết định và nó
khơng quan trọng như tính năng biểu diễn, nhưng rõ ràng là về mặt tạo tác,
những đặc điểm cấu thành rối đã khiến cho thể loại điêu khắc này có một vị trí
rất riêng trong đời sống mỹ thuật dân gian của Việt Nam [6, tr 39].
* Con rối là một khối điêu khắc kết nối theo tính năng chuyển động
Để tạo ra một con rối sẽ là khơng khó nếu như dưới đôi tay của một điêu
khắc gia chuyên nghiệp, nhưng để tạo một con rối có thể biểu diễn thì khơng
phải ai cũng có thể làm được. Bản thân các nghệ nhân làm rối cũng rất hiểu
điều đó. Họ cho rằng thợ tạc tượng thơng thường chỉ có thể làm ra rối. Vậy cái
gì là yếu tố quyết định cho tiêu chí thẩm mỹ của một tác phẩm rối?

Tính năng chuyển động là một đặc tính cơ bản chi phối sự cấu thành


điêu khắc rối. Xuất phát từ tính năng này mà hầu hết các thể loại rối đều mang
dáng vẻ là một khối điêu khắc kết nối trong đó nhiều thành phần đơn lẻ được
lắp ráp với nhau theo cơ chế tạo chuyển động. Nếu như ta vẫn quen nhìn tượng
ở đình, chùa hay tượng lăng mộ nói chung là một khối điêu khắc tĩnh tại trong
một thế ngồi hay dáng đứng thì điêu khắc rối là một thể loại điêu khắc động vì
nó có thể thay đổi hình dạng bằng những chuyển động cơ học đơn giản khi
được giật dây điều khiển. Chuyển động của rối có được là nhờ ở các khớp nối
được thiết kế mô phỏng theo một số cơ chế chuyển động của cơ thể người hoặc
vật như khớp tạo chuyển động chân, lưng, khớp tạo chuyển động cánh tay, cổ
tay, khớp cổ,...
Khớp tạo chuyển động cũng được thiết kế đơn giản và có nhiều dạng
thức khác nhau: khớp chốt đinh, khớp nối dây, khớp đàn hồi, lợi dụng quán
tính, giật dây, que đẩy, trục quay, con chì. tùy từng vị trí và nhu cầu hoặc mục
đích diễn xuất mà người ta sử dụng cách tạo khớp sao cho phù hợp để đem lại
hiệu quả cao khi biểu diễn. Như vậy, tính chuyển động là yếu tố quyết định đặc
điểm của một tác phẩm tượng rối.
* Máy rối
Mặc dù đã được thiết kế theo tính năng chuyển động nhưng để con rối
có thể nhịp nhàng, sinh động trong những vũ điệu trên mặt nước thì lại cần tới
một cơ chế điều hành được con người gián tiếp thực hiện. Cơ chế điều hành ấy
gọi là máy rối. Bí mật của trị rối nằm ở đây [6, tr 40].
Thực chất máy rối là một hệ thống dây được thiết lập theo những
nguyên tắc riêng, có áp dụng những lý thuyết vật lý cơ học như: dao động quán
tính, dao động đàn hồi, dao động cộng hưởng... để tạo chuyển động cho rối.
Máy rối bao gồm hai phần có thể tháo lắp tách rời nhau. Mỗi phần nằm
cố định trong thân rối để điều khiển các động tác biểu diễn múa rối, một phần
là dây hoặc sào tre, gậy gỗ chạy ngầm dưới nước để điều khiển quân rối di



chuyển xa gần trên mặt nước. Thông thường khi con rối biểu diễn, ta khơng thể
nhìn thấy máy rối bởi nó được lắp đặt ngầm bên trong thân rối đã được khoét
rỗng hoặc được giấu ngầm dưới nước. Mỗi con rối có một kiểu lắp đặt máy
riêng để tạo những chuyển động khác nhau, do vậy máy rối chỉ có tính đơn
chiếc chứ khơng thể được tạo hàng loạt. Người thợ tạc rối đồng thời cũng là
người thiết lập hệ thống máy điều khiển rối. Họ là người hiểu con rối cần dùng
vào việc gì và phải được tạo tác ra sao, phải có hệ thống dây mắc như thế nào.
Cũng chính từ lý do này mà tính phổ cập của việc làm rối gỗ không nhiều. Một
người thợ tạc tượng bình thường có thể tạc được nhiều loại tượng khác nhau,
nhưng nếu không ở trong phường rối, không sống cùng nghề rối thì cũng khó
có thể hiểu được những yêu cầu về kỹ thuật, về mỹ cảm cần thiết để sáng tạo ra
được một tác phẩm rối hoàn chỉnh. Đây có lẽ cũng là lý do tại sao chúng ta
khơng có nhiều nghệ nhân tạc đẽo rối gỗ đơn lẻ ngồi phường rối [6, tr 41].
Cũng vì máy điều khiển rối ln là một bí mật nhà nghề cho nên ta ít khi
thấy rối được trưng bày như những tác phẩm điêu khắc thơng thường vì dễ bị
lộ phần máy rối. Sau mỗi buổi diễn, rối được phơi khô và được các nghệ nhân
cất giữ cẩn mật, không cho người ngoài tiếp cận với những con rối.
* Màu sắc
Màu sắc trang trí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con rối. Khơng
chỉ có ý nghĩa tăng độ đẹp hay độ bền của cốt gỗ bên trong, màu sắc còn hỗ trợ
khá đặc lực cho nghệ thuật biểu diễn con rối trên mặt nước. Các nghệ nhân xưa
thường sử dụng kỹ thuật làm sơn ta truyền thống cùng với bảng màu của tranh
dân gian để trang trí con rối. Với đặc tính dai dẻo và có độ đàn hồi, khơ trong
hơi nước, sơn ta thích hợp cho những vật dụng dùng nhiều trong môi trường
nước. Kết hợp được với sơn ta thường là màu tự nhiên. Màu trắng hồng của
mặt, màu đen của tóc, màu đỏ, xanh, vàng của trang phục là những màu sắc
chủ đạo, được phối hợp với nhau trong kỹ thuật công màu của phép bổ túc [6,



×