1
Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật
múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt
Nam phục vụ phát triển Du lịch
Trần Thị Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Du lịch
Chuyên ngành: Du li
̣
ch; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phạm Hùng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về Múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của Múa rối nước
trong du lịch. Thực trạng khai thác Múa rối nước trong du lịch như: công tác tổ chức -
quản lý; cơ sở vật chất – kỹ thuật; nhân lực; xây dựng múa rối nước thành sản phẩm
phục vụ phát triển du lịch; hoạt động tuyên truyền, quảng bá và thu hút khách du lịch.
Một số giải pháp khai thác Múa rối nước trong phát triển du lịch.
Keywords. Du lịch; Múa rối nước; Giá trị văn hóa; Đồng bằng Bắc Bộ; Nghệ thuật múa
rối
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với xu hướng gia tăng nhu cầu du lịch trên thế giới, những năm gần đây,
ngành Du lịch Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực phát triển
du lịch đang là vấn đề cấp thiết.
Ngoài những nhân tố như nền chinh trị ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển.
Một trong những lợi thế nổi bật của Việt Nam chính là nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn phong phú. : di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, vườn quốc
Gia Phong Nha – Kẻ Bàng; di sản văn hóa thế giới cố đô Huế, phố cổ Hội An; di sản
văn hóa cần được bảo vệ Quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi vật thể Nhã Nhạc cung
đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.Và hàng trăm, hàng nghìn các
di tích lịch sử được công nhận, điểm tham quan Du lịch trên địa bàn cả nước.
Trong khi nguồn tài nguyên, các chương trình du lịch hết sức phong phú, thì các
hoạt động bổ trợ đi kèm trong chương trình du lịch dường như còn đang rất hạn chế.
Trong số ít vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc được khai thác, múa rối nước hiện nay
dường như là hoạt động không thể thiếu đối với các du khách, đặc biệt là du khách nước
2
ngoài. Đã đến Việt Nam, du khách không muốn bỏ lỡ được mục sở thị các tiết mục múa
rối nước. Tùy điều kiện và đặc tính du lịch, người ta có thể tìm chỗ xem ở trong Nam,
ngoài Bắc. Nhưng nếu có cơ hội, du khách vẫn để giành ra miền Bắc – Hà Nội hoặc các
tỉnh lân cận để xem cho bằng được.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Múa rối nước đã được đề cập tương đối cụ thể, chi tiết trong các tác phẩm của
nhiều học giả nổi tiếng như Tô Sanh, Nguyễn Huy Hồng, Hữu Ngọc, Trung Dũng, Lê
Văn Ngọ. Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo, bài viết cùng chủ đề.
Nghệ thuật múa rối nước,
Vai trò của nghệ nhân dân gian trong bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nước ở
đồng bằng Bắc Bộ,
Cùng với đó, các nghiên cứu riêng biệt về một đơn vị phường rối tương đối đầy
đủ nhưng chưa tập trung:
Múa rối, môn nghệ thuật truyền thống của quê hương Nam Định, Đỗ Đình Thọ
(2000)
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Thăng Long – Hà Nội,
Lê Văn Ngọ (2004)
Ngoài ra còn có các nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa múa rối và du lịch
xoay quanh các đề tài về nhà hát múa rối nước Thăng Long, Nhà hát múa rối Việt Nam,
Bảo tàng Dân tộc học
Như vậy, đề tài tổng hợp về nghệ thuật múa rối nước dưới góc độ khai thác vào
hoạt động du lịch trên phạm vị đồng bằng Bắc Bộ chưa có nghiên cứu cụ thể. Đề tài
“khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
Việt Nam phục vụ phát triển Du lịch” là đề tài mới, chưa có nghiên cứu tiền nhiệm.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Mục đích:
- Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
- Nắm bắt được thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối
nước, đặc biệt trong Du lịch.
- Dựa trên thành tựu và thực trạng, phân tích kiến giải, đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao khả năng bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nước, khai thác phục vụ phát
triển du lịch.
Nội dung:
- Tập trung tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước, các giá trị văn hóa của nghệ thuật
múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, vận dụng khai thác trong Du lịch.
3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hoạt động múa rối nước trên địa bàn
các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ, trong đó việc khai thác các giá trị, đặc biệt là giá trị
văn hóa – nghệ thuật múa rối nước phục vụ hoạt động phát triển du lịch.
Phạm vi nghiên cứu
Do tính phong phú của đề tài, sự giới hạn về không gian, thời gian và năng lực cá
nhân, tác giả nghiên cứu việc khai thác nghệ thuật múa rối nước trong phạm vi vùng đồng
bằng Bắc Bộ Việt Nam, tập trung phân tích vào các đơn vị tiêu biểu, đại diện khái quát cho
tình hình chung của nhóm trong đề tài. Theo tiêu chí:
+ Có hoạt động múa rối đang hoặc có khả năng tồn tại, hoạt động thường xuyên,
+ Có khách du lịch đến tham quan hoặc đi biểu diễn phục vụ các mục đích văn
hóa xã hội, du lịch.
+ Có những nét độc đáo riêng, cơ sở vật chất đủ để duy trì và phát triển.
Theo đó, tác giả đề cập đến 14 phường rối nước dân gian, 04 phường rối cạn, tiêu
biểu là phường múa rối dân gian Đào Thục và Đồng Ngư. 03 trung tâm biểu diễn chuyên
nghiệp là nhà hát múa rối việt Nam và nhà hát múa rối Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học.
Do tính thời sự, mọi cơ sở đều biến đổi thích ứng phù hợp với thời đại, tác giửa tập trung
nghiên cứu hoạt động khai thác và bảo tồn nghệ thuật múa rối nước từ những năm 2000
đến 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tư liệu
- Phân tích, tổng hợp
- Khảo sát thực tế, điền dã
6. Bố cục luận văn:
Gồm 03 chương
Chương 1: Tổng quan về múa rối nước. Tài nguyên du lịch múa rối nước
Chương 2: Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước
trong Du lịch
Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị
văn hóa của nghệ thuật múa rối nước phục vụ phát triển du lịch
7. Đóng góp mới của đề tài
- Tìm hiểu lại tương đối toàn diện hoạt động múa rối nước ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam.
- Tập trung khai thác các giá trị văn hóa – nghệ thuật của nghệ thuật múa rối
nước vùng đồng bằng Bắc Bộ phục vụ hoạt động khai thác phục vụ du lịch.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƢỚC.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH MÚA RỐI NƢỚC
1.1. Tổng quan nghệ thuật múa rối
1.1.1. Khái niệm múa rối
Một số số nhận định cơ bản về nghệ thuật rối:
- Bắt nguồn từ những trò chơi ngẫu nhiên, tự phát đến có chủ định, truyền cảm
- Con rối là nhân vật chính, nhưng phụ thuộc sự phối hợp giữa nghệ thuật điêu
khắc, kỹ thuật lắp ráp, bài trí sân khấu và nghệ thuật điều khiển con rối.
- Có khả năng tập trung, quy tụ niều loại hình nghệ thuật (điêu khắc, hội họa,
chèo, tuồng, ca trù, quan họ )
- Phụ thuộc chủ yếu vào tài điều khiển của diễn viên điều khiển con rối.
Tô Sanh: “Múa rối: loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một
cách cao độ; sự phối hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật và điều khiển,
con rối là phương tiện chủ yếu. Nó có khả năng tập trung nhiều hình thức nghệ thuật
sân khấu khác; Phục vụ mọi tầng lớp Múa rối có rất nhiều loại. Nhân vật rối là trung
tâm. Người diễn viên điều khiển được che giấu kín. Sân khấu cần phù hợp với kích
thước của cả người và rối. Múa rối chủ yếu dùng tài năng của người diễn viên điều
khiển con rối.[57, Tr.32]
1.1.2. Các loại hình múa rối trên thế giới
Múa rối bao gồm múa rối cạn và múa rối nước. Các loại hình múa rối bao gồm:
+ Rối tay
+ Rối
+ Rối dẹt
+ Rối bóng: Rối bóng bàn tay và rối bóng bìa, rối da.
+ Rối cao su xốp
+ Rối đặt trên đầu
+ Rối đeo lưng
+ Rối sân khấu đen
+ Rối dây
1.1.3. Nghệ thuật múa rối ở Việt Nam
Nghệ thuật rối ở Việt Nam có từ lâu, phát triển cao trong kỷ nguyên Đại Việt
(thế kỷ XI). Bị thiệt hại nặng nề của chính sách hủy diệt văn hóa bản địa của quân xâm
lược Minh (Trung Quốc) và sự xem nhẹ của các triều đình Lê, Nguyễn (1428 – 1945).
Theo Tô Sanh, Trung Quốc có hình thức múa rối gần giống với Việt Nam, gọi là
“Bù nhìn nước”, scó từ thời Tống – ngang với thời Lý nước ta. Tuy nhiên, múa rối nước
5
Việt Nam diễn trong ao, múa rối nước Trung Quốc diễn trong bể thiên về trò chơi hơn
là hí kịch. Rối nước Việt Nam diễn ở những nơi công cộng, trong khi rối nước Trung
Quốc chủ yếu diễn ở cung đình. Điều quan trong hơn là sau đời Tống, không thấy nói
đến múa rối nước nữa. Ở Việt Nam ngày nay vẫn đang được duy trì.
Ngoài Trung Quốc có thấy nhắc đến múa rối nước thời Tống, không thấy tồn tại
múa rối nước ở quốc gia nào nữa, chỉ đề cập đến rối cạn.
Như vậy, có thể nói rằng, nói đến múa rối nước là nói đến Việt Nam.
1.2. Nghệ thuật múa rối nƣớc
1.2.1. Nguồn gốc lịch sử nghệ thuật múa rối nước
Một số kết luận như sau:
- Xuất phát từ nghệ thuật tạo hình, trò chơi của nhân dân lao động Việt Nam, có
từ trước thời Lý [57, Tr.66]
- Hoạt động từng nhóm, từ trong một gia đình, một dòng họ. vua chúa cung đình
biết đến và, sử dụng từ trước thế kỷ XII, rồi phát triển mạnh nhất vào thời Lý – Trần. Có
thể coi là thời kỳ cực thịnh của múa rối dân tộc.
- Hình thức hoạt động, sinh hoạt: hoạt động thành từng gánh, từng phường, từng
đội, biểu diễn lưu động từ trước thế kỷ thứ XVIII, đến ngày nay.
- Những thuyết cho rằng múa rối nước có từ thời Hồng Bàng, thời Thượng cổ,
Tiền Lý Nam Đế, thời Đinh, đều không có căn cứ.
- Đất Sơn Tây (vùng chùa Thầy) là nơi có điều kiện hơn cả để phát sinh ra nghệ
thuật múa rối nước dân tộc. Hầu hết tôn Từ Đạo Hạnh là người sáng lập và là thần bảo
hộ.
Ðến nay, chưa khẳng định rằng múa rối nước của ta hay là thủy khối lổi của
Trung Quốc có trước. Nhưng múa rối nước không phải gốc ở Trung Quốc. Đối với thế
giới, múa rối nước Việt Nam là một đóng góp độc đáo và đầy sáng tạo. Với nghệ thuật
múa rối nước, Việt Nam đã có vị trí xứng đáng của mình trong lịch sử sân khấu nghệ
thuật của thế giới.
1.2.2. Khái niệm múa rối nước
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu múa rối, mà chỗ diễn con rối
là ở mặt nước (ao, hồ hay bể rộng). Buồng trò của người biểu diễn là một cái nhà được
cất giữa ao, hồ hoặc sát một mé hồ. Người điều khiển ngâm mình dưới nước, nấp sau
tấm mành mành điều khiển con rối (thông thường được làm bằng gỗ hoặc chất liệu
không thấm nước) bằng cách khua sào có dính con rối ở dây và đầu sào. Nước che kín
các loại que, dây, máy. Có nhiều loại rối nước: rối ao, rối bể, rối nước kết hợp với rối
cạn v.v…Sân khấu hoặc nhà hát cố định của múa rối nước truyền thống là hệ thống nhà
hai tầng tám mái xây bằng gạch, có từ lâu đời. Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật
lỳ lạ chỉ thấy ở Việt Nam.[57, Tr.37]
6
1.2.3. Quá trình phát triển của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam
Theo Tô Sanh, quá trình phát triển của nghệ thuật múa rối nước dân tộc trải qua
6 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: một trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, nông dân,
không phổ biến rộng. Phạm vi một vài gia đình, dòng họ, địa phương. Xuất hiện trước
thời Lý.
- Thời kỳ thứ hai: Hình thành một nhóm người chơi rối của nhân dân lao động,
tiến lên xuất hiện gánh rối, phường rối, bắt đầu xuất hiện ở địa phương đông người xem,
lan rộng ra các vùng lân cận. Có thể có trước thời Lý, nhưng phát triển cực thịnh nhất
vào thời này rồi theo từng giai đoạn.
- Thời kỳ thứ ba: Có nhiều cơ sở múa rối. Có sự giao lưu, thi đấu, học hỏi, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các phường, gánh rối. Nội dung chủ yếu phản ánh cuộc sống lao
động, sinh hoạt hàng ngày. Các phường rối ghanh đua nhau tìm ra cái tôi để tôn vinh
đơn vị mình và thu hút sự quan tâm của công chúng.
- Thời kỳ thứ tư: Sau cách mạng tháng Tám. Mục đích chủ yếu phục vụ công
cuộc giải phóng dân tộc, phong trào phụng sự tổ quốc, coi nhẹ tính kinh tế. Nhiều kho
tàng rối cả về cơ sở vật chất và nội dung bị mất mát do chiến tranh.
- Thời kỳ thứ năm (1954 – 1975): Hòa bình lặp lại trên miền Bắc Việt Nam. Hoạt
động rối và một số phường rối được phục hồi. Múa rối trở thành tài sản của dân tộc,
được sự quan tâm và đầu tư duy trì, phát triển.
- Thời kỳ thứ sáu (sau 1975): Thống nhất nước nhà, độc lập tự do. Múa rối nước
trở thành mục tiêu phát triển của đất nước nhằm duy trì, đào tạo và phát triển phục vụ
đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
1.2.4. Giá trị văn hóa – nghệ thuật múa rối nước
Ngoài giá trị văn hóa - nghệ thuật múa rối nước còn có giá trị lịch sử, giá trị kinh tế.
Để có được bức tranh xã hội, lịch sử và đem ra biểu diễn cho khán giả, xuất phát từ các
yếu tố cấu thành nên nghệ thuật múa rối nước để tạo nên giá trị văn hóa – nghệ thuật
đặc trưng dưới đây.
1.2.4.1. Con rối
1.2.4.2. Kỹ thuật biểu diễn
1.2.4.3. Kịch bản, ngôn từ
1.2.4.4. Nghệ nhân múa rối
Tùy thuộc vào khả năng và thế mạnh có thể tham gia vào một trong các vị trí:
Nghệ nhân tạo hình quân rối.
- Nghệ nhân sáng tạo tích trò và tích diễn :
- Nghệ sỹ biểu diễn:
+ Nghệ sỹ điều khiển rối:
7
+ Nghệ sỹ biểu diễn tích trò, tích diễn
1.2.4.5. Sân khấu múa rối nước
Sân khấu rối nước truyền thống
Sân khấu hiện đại (trong các trung tâm biểu diễn rối, phường, hội…)
Đối với sân khấu múa rối thùng hoặc múa rối bể, thì việc bố trí và khoảng cách
sẽ khác. Nhìn chung mức độ thuận lợi của buổi biểu diến và quy mô khán giả không
được như biểu diễn tại thủy đình truyền thống.
1.2.4.6. Âm nhạc trong nghệ thuật múa rối nước
- Nhạc cụ
- Giai điệu, lời thoại
1.2.4.7. Trang phục
1.3. Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
1.3.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên
Đồng bằng Bắc Bộ mang đầy đủ những tính chất và đặc điểm về môi trường tự
nhiên của Việt Nam. Những đặc điểm riêng biệt: địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu
nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, độ ẩm cao. Một năm có bốn
mùa rõ rệt. Cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặc, đặc biệt là hệ thống các sông lớn
như sông Hồng, sông Thái Bình với lượng phù sa bồi tụ lâu đời, đã tạo nên một nền
văn minh sông Hồng, Đông Sơn rực rỡ.
1.3.2. Đặc điểm môi trường xã hội
Đồng bằng Bắc Bộ từ lâu đã là địa bàn cư trú của cư dân người Việt cổ. Do đó,
khu vực này đã có lịch sử phát triển lâu đời. Dân cư đông đúc, có trình độ học vấn, có
kinh nghiệm làm ăn.
Vùng là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Trung tâm giao lưu dịch vụ,
thương mại và du lịch của các tỉnh phía Bắc, trung tâm giao thông, giao thoa văn hóa,
kinh tế quan trọng cả trong nước và nước ngoài.
Như vậy, với lợi thế lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, dân cư đông đúc,
nền văn hóa có cơ hội bồi tụ bên bờ sông Hồng, lượng di tích lịch sử và truyền thống
văn hóa dày đặc, đậm nét. Đồng bằng sông Hồng là quê hương của nhiều loại hình nghệ
thuật dân gian cổ truyền, trong đó nghệ thuật múa rối nước.
1.4. Nghệ thuật múa rối nƣớc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
1.4.1. Sân khấu múa rối truyền thống
Hiện nay, Việt Nam có 14 phường rối nước dân gian, các phường rối nước dân
gian này đều tập trung tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
1.4.1.1. Phường rối Hồng Phong
1.4.1.2. Phường rối Bùi Thượng
1.4.1.3. Phường rối Thanh Hải
8
1.4.1.4. Phường rối Chàng Sơn
1.4.1.5. Phường rối Thạch Xá
1.4.1.6. Phường rối Bình Phú
1.4.1.7. Phường rối Nhân Hòa
1.4.1.8. Phường rối Nghĩa Trung
1.1.4.9. Phường rối Nam Chấn
1.4.1.10. Phường rối Nam Giang
1.4.1.11. Phường rối Đông Các
1.4.1.12. Phường rối Nguyên Xá
1.4.1.13. Phường rối Đồng Ngư
1.4.1.14. Phường rối Đào Thục
1.4.2. Sân khấu múa rối chuyên nghiệp
1.4.2.1. Nhà hát múa rối Việt Nam
1.4.2.2. Nhà hát múa rối Thăng Long
1.4.2.3. Đoàn rối Hải Phòng
1.4.3. Các điểm tham quan
Bảo tàng Dân tộc học
1.5. Những vấn đề đặt ra của việc khai thác nghệ thuật múa rối nƣớc trong du
lịch
1.5.1.Tính tất yếu của việc khai thác nghệ thuật múa rối nước trong du lịch
Múa rối nước là một trong số những đại diện của văn hóa Việt Nam. Hình ảnh
trực quan, sinh động được hiện lên rõ nét, khán giả thấy được bức tranh cuộc sống sinh
hoạt, tín ngưỡng hàng ngày của người dân Việt Nam.
Du lịch là một đại sứ văn hóa, bắc cầu nối du khách đến với Việt Nam. Những
địa danh đẹp và hấp dẫn, những món ăn ngon, tiêu biểu, những cơ sở vật chất – kỹ thuật
có tiêu chuẩn, chọn lọc, dịch vụ được trau chuốt, và đặc biệt là những nét văn hóa độc
đáo, chỉ riêng có ở Việt Nam là những tiêu chí quyết định mang du khách đến với Việt
Nam. Vì vậy múa rối nước là một trong số những yếu tố thúc đẩy nhu cầu du lịch.
1.5.2. Những vấn đề đặt ra trong khai thác nghệ thuật múa rối nước phục vụ
phát triển du lịch
Căn cứ vào tính tất yếu của việc khai thác nghệ thuật múa rối nước, những kinh
nghiệm khai thác nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch, chúng tôi thấy rằng
có 06 vấn đề nổi trội dưới đây cần nghiên cứu:
1. Vấn đề tổ chức quản lý
2. Vấn đề cơ sở vật chất – kỹ thuật
3. Vấn đề nhân lực
4. Vấn đề sản phẩm
9
5. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá và thu hút du khách
6. Vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa rối nước
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Được coi là độc đáo của riêng Việt Nam, rối nước hứa hẹn đem lại cho du khách
trong nước và quốc tế những cảm nhận rieng biệt, sinh động. Để làm được điều đó, thì
việc tổ chức quản lý, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân
lực có đủ trình độ và tâm huyết; các giả pháp tuyên truyền, quảng bá và thu hút khách,
cùng với việc bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của rối nước cần có những bước đi cụ
thể.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƢỚC Ở VÙNG
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG DU LỊCH
2.1. Công tác tổ chức - quản lý
2.1.1. Công tác tổ chức - quản lý hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch hiện nay thuộc sự quản lý của cơ quan Nhà nước Trung ương
là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hiện nay, Bộ bao gồm 22 đơn vị quản lý Nhà nước.
Trong đó, Tổng cục Du lịch là cơ quan chuyên trách Trung Ương về hoạt động Du lịch.
Tại các tỉnh, thành, là các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tại cấp huyện, các phòng
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý trực tiếp hoạt động du lịch tại cơ sở.
Ngoài ra còn có Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, trực
thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp
đối với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị lữ hành thuộc sự quản lý của cơ quan Nhà nước về Du lịch trực tiếp
tại địa phương. Đây chính là nhân tố cầu nối đưa du khách đến với nghệ thuật múa rối.
Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với du khách. Như vậy, tuy không có vai trò quản
lý hoạt động múa rối nước, song các đơn vị lữ hành ảnh hưởng rất lớn đến việc khai
thác nghệ thuật múa rối nước trong du lịch.
2.2.1. Cơ quan quản lý hoạt động nghệ thuật múa rối nước
2.2.1.1.Cơ quan quản lý Nhà nước
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước và du lịch theo quy
định của pháp luật.
10
Trong số các đơn vị và thành viên trực thuộc, hai đơn vị liên quan trực tiếp đến
việc quản lý hoạt động nghệ thuật múa rối nước, là Cục Di sản và Cục Nghệ thuật biểu
diễn.
Cục nghệ thuật biểu diễn
Cục Di sản văn hóa
2.2.1.2. Các tổ chức xã hội
Liên chi hội múa rối Việt Nam (Unima Việt Nam)
Tập hợp các chi hội thành viên là các phường rối nước dân gian, phường rối cạn
dân gian và các đơn vị rối chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt
Nam.
Nhiệm vụ: quy tụ và thiết lập các mối quan hệ về nghề nghiệp và kinh nghiệm
giữa các nhà hát, phường rối; động viên các nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm có chất
lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng các tài năng trẻ, tăng cường tổ chức giao lưu, học hỏi
kinh nghiệm, mở rộng thị trường múa rối trên quốc tế, tư vấn, trình Hội nghệ sỹ sân
khấu và Cục nghệ thuật biểu diễn tổ chức các kỳ liên hoan múa rối và các đợt lưu diễn ở
nước ngoài, và mời các đoàn múa rối nước ngoài đến biểu diễn tại Việt Nam.
Cả nước hiện có 4 nhà hát chuyên nghiệp với 196 nghệ sĩ, diễn viên, hai đoàn múa
rối bán chuyên nghiệp, 03 đoàn rối cạn cổ truyền và 14 phường rối nước cổ truyền với trên
300 nghệ sĩ, nghệ nhân và các đội múa rối tại các địa phương trên toàn quốc.
2.1.1.3. Các tổ chức phi chính phủ
Quỹ Việt Nam – Thụy Điển
Thuộc Chương trình Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển giai đoạn 1-1-
2004 đến 31-12-2007, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Với 10 triệu Curon
Thụy Điển (tương ứng với 1,5 triệu USD), Quỹ có mục đích hỗ trợ các ý tưởng, đề tài
nghiên cứu mới nảy sinh, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của quá trình
phát triển, đặc biệt là các đề tài nghiên cứu liên ngành, liên quan tới các lĩnh vực công
nghệ sinh học, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST). Cơ quan thực hiện tại
Việt Nam: Văn phòng chương trình Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển (PMU).
Thông tin liên hệ:
Văn phòng Chương trình Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển
Phòng 390, Khách sạn Hoà Bình, 27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Tel: 84-4-9362866 Fax: 84-4-9362867
Email:
Website:
Mục tiêu dự án
11
Về năng lực: Nâng cao năng lực quản lý của PMU/MOST nhằm giúp Bộ Khoa
học và Công nghệ quản lý Chương trình Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam - Thụy Điển
theo đúng Hiệp định đã ký giữa hai nước thực hiện trong giai đoạn 2004-2007.
Về nghiên cứu: Văn phòng chương trình được thành lập nhằm mục đích quản lý và
điều phối các dự án trực thuộc Chương trình Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển
do đó sẽ không thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hoạt động chính
- Hỗ trợ các dự án phân bổ ngân sách 2004 – 2007, xây dựng các kế hoạch hoạt
động và ngân sách cho từng năm;
- Ký hợp đồng và chuyển kinh phí cho các dự án theo kế hoạch đã được duyệt;
- Quản lý tài chính của Chương trình;
- Liên kết các dự án thuộc Chương trình;
- Soạn thảo Sổ tay quản lý Chương trình/Dự án thuộc Chương trình Hợp tác
Nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển;
- Soạn thảo qui chế về Quỹ nghiên cứu;
- Đóng vai trò là Thư ký cho Hội đồng tư vấn khoa học;
- Thường xuyên thực hiện các chuyến giám sát tới các dự án;
- Tổ chức các cuộc họp Ban chỉ đạo, các cuộc họp điều phối viên Tiểu chương
trình;
- Tổ chức các cuộc họp lập kế hoạch thường niên, các đợt kiểm điểm năm giữa
Việt Nam và Thụy Điển;
- Hỗ trợ công tác kiểm toán Chương trình/Dự án.
Nhân sự chủ chốt của dự án
1. Giám đốc dự án: Ông Thạch Cần,
2. Phó Giám đốc dự án: Ông Trần Dũng Tiến,
3. Cán bộ chương trình: Ông Lục Gia Thái,
4. Kế toán Chương trình: Nguyễn Phương Thắng.
Các kết quả đạt được:
Năng lực quản lý hành chính và tài chính của Văn phòng PMU được tăng cường.
Tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các đối tác Việt Nam và đối tác Thụy Điển.
Các hướng dẫn về quản lý hành chính và tài chính dự án, hướng dẫn thực hiện
Quĩ nghiên cứu của Chương trình.
Một số hoạt động đào tạo như lớp học, hội thảo về các chủ đề liên quan đến quản
lý dự án và hoạt động điều phối, liên kết sẽ được PMU tổ chức cho các cán bộ có
liên quan của các dự án trong Chương trình.
Quỹ Ford
Quỹ Ford bắt đầu thực hiện tài trợ ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, và được
12
cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội vào tháng 10/1996. Trong
những năm này quỹ đã phê duyệt hơn 625 tài trợ, với tổng số tiền là 84.5 triệu đô la,
cho các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam, cũng như cho các cơ quan nước ngoài hoạt
động vì lợi ích của Việt Nam. Trong năm 2007, hoạt động tài trợ ở Việt Nam tổng cộng
là 10 triệu đô la.
Quỹ thực hiện tài trợ trong sáu lĩnh vực: Tài chính Phát triển; Giáo dục và Học
thuật; Môi trường và Phát triển; Hợp tác Quốc tế; Truyền thông, Văn hoá và Nghệ
thuật; và Tình dục và Sức khoẻ Sinh sản.
Sứ mệnh của Quỹ Ford:
- Tăng cường các giá trị dân chủ
- Giảm nghèo đói và bất công
- Phát triển hợp tác quốc tế và
- Thúc đẩy thành tựu của con người
Địa chỉ liên hệ
Quỹ Ford
320 East 43rd Street, New York, NY
10017 USA
www.fordfound.org
Quỹ Ford Việt Nam
Tầng 14, Toà nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt
Hoàn Kiếm, Hà Nội, VIỆT NAM Tel. (+84) 4-946-1428
Fax (+84) 4-946-1417
*Tài trợ của Quỹ Ford ở Việt Nam từ (1996-2007)
- Giáo dục và Học thuật: Cải thiện việc đào tạo, xây dựng nguồn trí lực và hỗ
trợ nghiên cứu khoa học xã hội: 17.852.200 USD.
- Tài chính Phát triển: cải thiện khả năng tiếp cận đến các dịch vụ tài chính cho
các hộ gia đình có thu nhập thấp, các nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ. 1.296.900 USD.
- Môi trường và Phát triển: thúc đẩy việc tạo lập sự phồn thịnh bền vững tại
các cộng đồng thiệt thòi phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 13.177.975
USD.
- Tình dục và Sức khoẻ Sinh sản: Xây dựng năng lực và cam kết đảm bảo để
các nhóm người dễ bị tổn thương có thể thực thi quyền tiếp cận thông tin và dịch vụ
về sức khoẻ tình dục và sinh sản. 16.380.583 USD.
- Hợp tác quốc tế: Đào tạo về quan hệ quốc tế và đa dạng hoá các mối quan
hệ với Hoa Kỳ. 24.009.214 USD.
- Truyền thông nghệ thuật và văn hóa: Xây dựng kiến thức về quản lý văn hóa
13
Trưởng phường
Phó phường 1
Phó phường 2
Nghệ sỹ tạo hình
(01)
Nhạc công
(03)
Ca nương
(02)
Nghệ sỹ
biểu diễn (16)
(16)
nghệ thuật, tài liệu hóa và bảo tồn các truyền thống đa dạng của Việt Nam, tái phát triển
ngành công nghiệp điện ảnh, khuyến khích nghệ sỹ thu hút sự chú ý của thế giới xung
quanh. 11.663.700 USD.
2.2.1.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý các đơn vị múa rối
Sân khấu múa rối chuyên nghiệp: đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân. Vì
vậy, tùy thuộc vào quy mô và tình hình hoạt động của mỗi đơn vị, có thể có sự khác biệt.
Song nhìn chung đều theo mô hình doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức quản lý Nhà hát múa rối Việt Nam:
1. Giám đốc và các phó giám đốc
2. Các phòng chức năng và đoàn biểu diễn
3. Phòng hành chính - tổng hợp
4. Phòng tổ chức biểu diễn
5. Phòng nghệ thuật
6. Đoàn biểu diễn I
7. Đoàn biểu diễn II
8. Đoàn biểu diễn III
9. Đội nhạc
10. Tổ chức trực thuộc
11. Trung tâm thiết kế, trang trí, tạo hình
12. Ban quản lý rạp
2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức sân khấu múa rối truyền thống
Mỗi phường rối có quan niệm và cách thức phân bổ nhân lực quản lý bộ máy tổ
chức phường, hội của mình khác nhau sao cho hiệu quả nhất. Nhưng nhìn chung, cơ cấu
tổ chức có mô hình gần giống với mô hình cơ cấu tổ chức – quản lý của phường rối
nước Đồng Ngư. Cụ thể như sau:
Do đặc thù là phường rối dân gian, cơ cấu tổ chức mang hình thức phường hội, mỗi
thành viên kiêm nhiều vị trí và làm các việc trong phường. Ở phường rối Đồng Ngư, trưởng
phường (Ông Nguyễn Thành Lai) kiêm vai trò tạo hình rối những con rối mới, sữa chữa, tu
14
bổ rối cũ; thiết kế, sáng tạo các vật dụng phụ vụ rối. Đôi khi vì điều kiện nhân sự, trưởng
phường kiêm vai trò người dẫn chương trình và hát cùng với ca nương.
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất – kỹ thuật
2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất – kỹ thuật Du lịch
2.2.1.1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật sân khấu múa rối truyền thống
Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ biểu diễn chủ yếu là khu vực Thủy đình. Thủy
đình có tuổi thọ cao nhất là ở chùa Thầy, vào khoảng thế kyr XVII. Năm 2011, Bảo
tàng Dân tộc học đang thiết kế xây dựng lại theo mô hình này.
Hiện nay, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, tổ
chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm, cư dân bản địa và đặc biệt là chính những nghệ
nhân dân gian yêu mến nghề rối vun đắp, mỗi phường rối đều có thủy đình được xây
dựng tương đối khang trang. Kinh phí trung bình cho mỗi thủy đình, và việc tu sửa, làm
mới con giống, các thiết bị đi kèm phục vụ biểu diễn, khán đài… vào khoảng gần 1 tỷ
đồng.
Phần lớn các thủy đình hiện nay tại các phường rối như Đồng Ngư, Thanh Hải,
Thạch Xá, Chàng Sơn…được xây mới lại (hoặc duy tu, sửa chữa) là vào năm 2000 –
2003 dưới sự tài trợ tích cực của quỹ Ford và quỹ Việt Nam – Thụy Điển.
2.2.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật sân khấu múa rối chuyên nghiệp
Nhà hát múa rối Việt Nam: 03 sân khấu biểu diễn. Thủy đình ngoài trời 360 chỗ
chuyên biểu diễn múa rối nước truyền thống. Rạp mới xây dựng, trong rạp có hai sân khấu:
Một chuyên biểu diễn Rối cạn tại tầng 2 với 280 chỗ, sân khấu tầng 1 với 230 chỗ, có thể
biểu diễn tất cả các loại hình nghệ thuật khác (Rối nước truyền thống, rối nước kết hợp rối
cạn và nghệ thuật đương đại).
2.2.1.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật tại các điểm Tham quan – Du lịch
Nhận thấy sự độc đáo và hấp dẫn du khách của nghệ thuật múa rối nước, hiện
nay tại một số điểm tham quan – du lịch có tổ chức khai thác hoạt động múa rối nước
trong du lịch. Điển hình có các đơn vị sau:
Bảo tàng dân tộc học. Bảo tàng dân tộc học không phải là đơn vị múa rối chuyên
nghiệp. Song đây là nơi trung gian giới thiệu đến du khách gần như nguyên gốc nghệ
thuật múa rối nước dân gian.
Quy mô và kết cấu của Bảo tàng: 2 khu vực chính. Một khu bao gồm nhà trưng
bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, hệ thống các bộ
phận kỹ thuật, hội trường liên hoàn với nhau, tổng diện tích 2.480m
2
, trong đó 750
m
2
dùng làm kho bảo quản hiện vật. Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời, rộng khoảng
2 ha, bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn thành công trình trưng bày cuối cùng trong
năm 2006. Không gian trưng bày ngoài trời của Bảo tàng DTHVN rộng khoảng 2 ha,
giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng của một số dân tộc ở Việt Nam. Hiện
15
nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được cấp thêm hơn 1 ha đất, nâng diện tích
khuôn viên của Bảo tàng lên gần 4,4 ha. Tại phần đất mở rộng này, từ giữa năm
2007 bắt đầu xây dựng một tòa nhà 4 tầng, mang tên “nhà Cánh diều”, để giới thiệu
về văn hóa các dân tộc ngước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á. Đây sẽ
là khu trưng bày thứ 3 của Bảo tàng.
Tính ưu việt của Bảo tàng: là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quí giá về văn
hoá của đủ 54 dân tộc. Tính đến năm 2000 đã tích luỹ được 15.000 hiện vật, 42.000
phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm
nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CDRom . Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu
dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Người ta
đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc,
các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng như những giá trị
truyền thống chung của các dân tộc.
Khu du lịch Việt Phủ Thành Chương
được xây dựng tại xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Là tác phẩm nghệ thuật,
văn hóa độc đáo của họa sĩ Thành Chương. Được xây dựng từ năm 2001, ý tưởng ban đầu
là tạo dựng một không gian văn hóa, nghệ thuật, tâm linh rất Việt Nam dành cho riêng ông
và gia đình. Sau đó, công trình thu hút sự chú ý của công chúng. Năm 2009 trở thành điểm
đến của nhiều các chính trị gia, nhà ngoại giao và công chúng yêu văn hóa Việt.
Lịch mở cửa: các ngày trong tuần, từ thứ Ba đến Chủ nhật, từ 09h00 sáng đến
17h30 (Mùa hè); 17h00 (Mùa đông). Nghỉ thứ 2 (Lịch có thể thay đổi. không áp dụng
cho các đoàn đã đặt trước.). Phòng Trưng bày Nghệ thuật: Từ 10h đến 11h30 và từ 14h
đến 16h30. Phòng vé sẽ đóng cửa 30 phút trước khi giờ tham quan kết thúc.
Vé vào cửa: Gi100.000 VNĐ/vé/người lớn; 50.000 VNĐ/vé/trẻ em. Mỗi vé kèm
theo 01 Sách Hướng Dẫn (tiếng Việt/tiếng Anh), bản sơ đồ và nội quy tham quan. Việt
Phủ có thu phí chụp ảnh đám cưới 4.000.000 VNĐ/một đám cưới. Việt Phủ Thành
Chương với hoạt động biểu diễn nghệ thuật và nghệ thuật múa rối nước.
Đến thăm Việt phủ Thành Chương, du khách có thể thưởng thức nghệ thuật ẩm
thực miền Bắc truyền thống tại nhà hàng Hương Việ,t kết hợp xem một chương trình
biểu diễn rối nước đích thực với sân khấu ngoài trời, chương trình ca nhạc truyền thống
với ca trù, quan họ, đàn bầu, chầu văn với múa hầu đồng tại nhà hát Long Đình.
Khu du lịch sinh thái Minh Hải
Khu du lịch sinh thái Minh Hải thuộc Công ty gốm sứ Minh Hải, có địa chỉ tại
làng Bát Tràng, xã Minh Hải huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Cách thủ đô Hà Nội 9km về phía Đông Nam, diện tích 100.000 m2, điểm tham
quan nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng, có khả năng đón tiếp khoảng 1000 du khách/ngày.
16
Khu du lịch là nơi tập hợp tinh hoa của các làng nghề truyền thống Việt Nam
như dệt lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, mộc mỹ nghệ Sơn Đồng, sản phẩm thêu Khoái Nội,
chạm bạc Đồng Xâm, ngoài ra còn có gốm Chăm, gốm Đồng Nai, thổ cẩm thêu Sa Pa,
đá quý Lục Ngạn…đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng.
Ngoài các hoạt động tham quan, giải trí, khu du lịch có các chương trình biểu
diễn nghệ thuật: múa rối nước, hát chèo, hát quan họ, chầu văn, ca trù, do các nghệ nhân
làng ĐàoThục, Luy Lâu, Bắc Ninh thể hiện. Để làm được điều đó, khu du lịch đã đầu tư
một nhà thuỷ đình kiên cố để trình diễn múa rối nước.
Được biết, đã có một số công ty du lịch hợp tác khai thác và xây dựng tour thử
nghiệm tại Minh Hải, như OSC, APEC, Vinatour và bắt đầu có hiệu ứng tốt từ du
khách nước ngoài.
2.3. Thực trạng nhân lực
2.3.1. Thực trạng nhân lực sân khấu múa rối chuyên nghiệp
Nhìn chung, về cơ cấu nhân lực, trình độ sân khấu múa rối chuyên nghiệp có cách
phân bổ tương đối tương tương đồng nhau.
Nhà hát múa rối Thăng Long: Số lượng thành viên đoàn rối nước 20 người. hai
đoàn diễn với 70% diễn viên trình độ Đại học, 8 nhạc công, 5 kỹ thuật viên và các phòng ban
chức năng. Nhà Hát có nhà sáng tác, đạo diễn riêng, 5 NSƯT, 6 nghệ sỹ xuất sắc, nhiều diễn
viên tài năng trẻ. Ngoại ngữ chủ yếu bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp.
Nhà hát múa rối Việt Nam: Hiện nay có 97 thành viên trong biên chế, được đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp, được tuyển dụng từ các trường, đặc biệt là trường Đại học sân khấu –
Điện ảnh, các khoa như kịch hát dân tộc, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc dân tộc Các nghệ
sỹ điều khiển con rối, được tuyển chọn từ những sinh viên có tố chất đào tạo lý thuyết tại
trường sân khấu điện ảnh, thực hành tại Nhà hát múa rối Việt Nam. Đội ngũ thuyết minh viên
biết ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh, Pháp, tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc
2.3.2. Thực trạng nhân lực sân khấu múa rối truyền thống
Số thành viên dao động trong khoảng từ 15 – 20 người. Phần đông là nam giới.
Hiện nay có sự tham gia của nữ giới, chủ yếu trong vai trò ca nương, nhạc công. Một bộ
phận nhỏ có thể điều khiển con rối. Các thành viên có độ tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu
ở độ tuổi trung niên. Có nghề nghiệp, công việc chính chủ yếu là làm nông và nghề thủ
công, nghề phụ. Khi có yêu cầu gác lại công việc đồng áng đi diễn múa rối.
Về thu nhập, tiền công: Tính theo ngày công chia đều cho các thành viên theo
quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể, không mang tính làm kinh tế nuôi sống gia đình, chỉ mang
tính động viên các thành viên gắn bó với nghề, bảo tồn và giữ gìn văn hóa quê hương,
đem lại niềm vui, tiếng cười cho khán giả.
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực: Trước đây chỉ chọn nam giới. Hiện nay chọn
cả nữ giưới, tính bí mật vấn được duy trì. Một bộ phận các bạn trẻ được truyền tâm
17
huyết, chỉ có thể được đào tạo tranh thủ bởi các bậc đàn chú, đàn anh, khi rảnh rỗi công
việc hoặc việc học hành. Chủ yếu nguồn nhân lực này phục vụ công việc điều khiển con
rối. Ngoài ra, các vị trí khác như đào hát, nhạc công thợ đục, đẽo, sơn rối…dựa chủ yếu
vào một số ít thành viên có năng khiếu, hoặc có tay nghề phụ kiêm nhiệm, và lấy từ các
em, con cháu trong làng có được học, đào tạo về dùng. Thậm chí có thể mượn, mướn từ
một tổ chức xã hội nào đó theo vụ mùa.
Cụ thể, thực trạng nguồn nhân lực được thể hiện qua hai phường rối dưới đây:
Phường rối Đồng Ngư
Hiện nay bao gồm 22 thành viên đang hoạt động và là một trong 14 phường rối
dân gian trong cả nước còn duy trì hoạt động khá đều đặn.
Nhân lực hiện nay chủ yếu: các vị cao niên. Người ít tuổi nhất (trưởng phường)
cũng ngoài 40 tuổi. Năm 2003, quỹ Việt Nam Thụy Điển kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đầu tư, xây dựng thủy đình, và phối hợp với nhà hát múa rối Trung
Ương (nay là Nhà hát múa rối Việt Nam) mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nghệ sỹ
trẻ tại địa phương. Đối tượng: thanh niên địa phương. Chỉ tiêu 13 người. Chương trình
đào tạo trong vòng 3 tuần. Nội dung của lớp đào tạo là các nghệ sỹ của Nhà hát múa rối
Việt Nam (lúc đó là Nhà hát múa rối Trung ương) giới thiệu các kiến thức căn bản về
nghệ thuật múa rối nước, và hướng dẫn các nghệ sỹ trẻ các điều khiển các con rối.
Tuy nhiên, các nghệ sỹ trẻ của lớp đào tạo đó không còn ai theo nghiệp múa rối,
các phường rối luôn mở cửa đón các thế hệ trẻ. Hiện nay việc tuyển chọn nhân sự để đào
tạo biểu diễn có thể lo liệu được. Song đối với đội ngũ nhạc công, nghệ sỹ tạo hình con
rối, ca nương thì đội ngũ kế tiếp hiện nay không có.
Phường rối Đào Thục
Số thành viên hiện tại của phường có 15 người. Trưởng phường hiện nay là ông
Nguyễn Văn Quảng. Trước đây, phường chỉ toàn nam giới, kể cả nhạc công và hát
xướng. Nhiều năm gần đây nữ giới cũng được tham gia và phường, nhưng chỉ chơi ở tổ
nhạc, riêng trò nước tuyệt nhiên không có nữ giới và con rể làng. Giữ bí mật vẫn được
lưu truyền từ đời này sang đời khác ở phường rối dân gian Đào Thục.
2.4. Thực trạng vấn đề sản phầm và hoạt động tuyên truyền quảng bá nghệ
thuật múa rối nƣớc
2.4.1. Vai trò của các đơn vị tổ chức quản lý trong việc tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, quản bá múa rối nước
Các cơ quan quản lý tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho nghệ thuật
múa rối nước thông qua các liên hoan múa rối trong nước, tham dự liên hoan múa rối
quốc tế. Tiêu biểu:
Liên hoan múa rối dân gian quốc lần thứ nhất (tháng 06/2011)
18
Đơn vị chỉ đạo: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục nghệ thuật biểu
diễn, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, Hội Nghệ sỹ sân
khấu, Liên chi hội múa rối – UNIMA Việt Nam.
Mục đích, ý nghĩa
Giới thiệu các giá trị độc đáo của nghệ thuật múa rối dân gian ở các phường rối;
là ngày hội để các nghệ nhân có điều kiện gặp gỡ giao lưu, trao đổi, học tập kinh
nghiệm lẫn nhau.
Các nhà quản lý có dịp hiểu và quan tâm đến phương thức hoạt động và đời sống
của các nghệ nhân của các phường múa rối, từ đó định hướng để bảo tồn và phát triển
nghệ thuật múa rối dân gian,đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của
khán giả trong thời kỳ hội nhập.
Yêu cầu về chủ đề, nội dung tư tưởng, và nghệ thuật của tác phẩm
Là những tiết mục múa rối cạn, rối nước truyền thống hoặc mới sáng tạo,
phản ánh nét đẹp trong đời sống văn hóa, lao động, sinh hoạt của con người Việt
Nam trong quá khứ và hiện tại.
Có sự tìm tòi, sáng tạo về phương pháp nghệ thuật, hình thức thể hiện, giữ được
những đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật; thể hiện rõ các chức năng cơ bản của
văn học nghệ thuật là: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ.
Đối tượng tham dự liên hoan: Các phường múa rối dân gian trên toàn quốc bao
gồm cả rối cạn và rối nước.
Yêu cầu đối với các đơn vị tham dự liên hoan
- Liên hoan chấp nhận tất cả các thể loại của nghệ thuật múa rối dân gian
- Thời lượng của mỗi tiết mục từ 30 đến không quá 45 phút
Địa điểm, thời gian tổ chức liên hoan
- Thời gian: Từ ngày 13 đến hết 18 tháng 06 năm 2011
- Địa điểm khai mạc: Trung tâm văn hóa tỉnh Hải Dương – số 08 Hồng Quang,
Thành phố Hải Dương
- Địa điểm biểu diễn
+ Trung tâm đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao dưới nước tỉnh Hải Dương -
số 01 đường Thanh Niên, thành phố Hải Dương (đối với rối nước)
+ Trung tâm văn hóa tỉnh Hải Dương - số 08 Hồng Quang, Thành phố Hải
Dương (đối với rối cạn).
Kinh phí
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm về kinh phí tổ chức, kinh phí
giải thưởng, hỗ trợ một phần kinh phí dàn dựng tiết mục, kinh phí ăn ở trong thời gian
tham dự liên hoan. Cụ thể, Bộ VHTTDL hỗ trợ mỗi phường rối 20 (hai mươi) triệu
đồng kinh phí.
19
- Các phường rối dân gian lo kinh phí dàn dựng tiết mục, kinh phí đi lại, ăn ở cho các
nghệ nhân, cán bộ công nhân viên của phường tham gia liên hoan.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương lo kinh phí địa điểm biểu diễn,
kinh phí tuyên truyền quảng bá, âm thanh, ánh sáng, trang trí khánh tiết, lễ tân trong quá
trình diễn ra liên hoan.
Khen thưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ có những
hình thức khen thưởng như sau:
- Tặng thưởng giải A, giải B cho các tiết mục, các cá nhân, đơn vị và nhóm các
nghệ nhân biểu diễn đạt các tiêu chí trong Quy chế chấm thi và khen thưởng. (Số lượng
giải thưởng không quá 40% tổng số diễn viên chính và phụ trong các tiết mục tham gia
liên hoan). Theo đó, giải nhất cá nhân, tiết mục từ 3 đến 5 triệu.
- Ngoài các giải thưởng chính thức, Ban tổ chức sẽ xem xét để trao một số giải
phụ khác như thiết kế con rối đẹp, vv…theo đề xuất của Ban giám khảo và được sự
đồng ý của Ban chỉ đạo. Các giải thưởng có giấy khen nhận kèm theo tiền thưởng của
Cục nghệ thuật biểu diễn.
Kết quả, thành tựu của Liên hoan
Kết thúc liên hoan Ban tổ chức đã trao 6 giải A, 7 giải B cho các tiết mục xuất
sắc và 2 giải tạo hình con rối xuất sắc.
03 Giải A - Giải chương trình xuất sắc: trao cho phường Thanh Hải, phường Bảo
Hà và Nhân Hòa. 6 giải A - Giải tiết mục xuất sắc cho các tiết mục: Rước ảnh Bác Hồ
(phường Bùi Thượng); Tuồng Sơn Hậu - trích đoạn chém Tá (phường Tế Tiêu); trò Thị
Mầu lên chùa (phường Đông Các); Múa hát văn (phường Nghĩa Trung); Rồng đốt lá đề,
ngựa chiến trên dàn sóc (phường Thanh Hải); Múa Tứ linh (phường Minh Tân). Giải
tạo hình con rối xuất sắc cho phường Nam Chấn (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) và
Đồng Ngư.
2.5. Thực trạng các giải pháp thị trƣờng và thu hút khách du lịch
2.5.1. Thực trạng các giải pháp thị trường và thu hút khách du lịch tại sân
khấu rối nước truyền thống
Cách quảng cáo của dân gian dựa vào uy tín và lời truyền tụng của người dân địa
phương, mà ngày nay kinh doanh hiện đại vẫn áp dụng: “ tiếng lành đồn gần, tiếng dữ
đồn xa”. “hữu xạ tự nhiên hương”.
Do nhu cầu và xu hướng của cuộc sống mới năng động, các phường rối nước dân
gian cũng tự trang bị cho mình những kiến thức công nghệ và kinh nghiệm tồn tại mới,
đó là nhờ vào sự phát triển của công nghệ điện tử, internent…Có thể thấy qua hai điển
hình là phường rối Đồng Ngư và Đào Thục.
20
Phường rối Đồng Ngư: Phường kết hợp với đơn vị kinh doanh “công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên múa rối nước Thuận Thành”, các thành viên trong
phường ngoài lịch diễn chính thức từ khách hàng, thời gian còn lại được vận động kết
hợp hoạt động có hạch toán. Phường có lịch biểu diễn tương đối suốt năm. Chủ yếu là
diễn tại các điểm bảo tồn văn hóa như bảo tàng Dân tộc học, khu du lịch sinh thái Minh
Hải, Việt Phủ Thành Chương…
Quý III năm 2011 dự kiến biểu diễn lưu động thử nghiệm tại các địa phương ở
miền Bắc. Giá vé niêm yết là 10,000/vé/người lớn; 5,000/vé/trẻ em dưới 12 tuổi. Số
khán giả dự kiến khoảng 200 được quây bạt xung quanh bể diễn. Số thành viên, các vật
dụng biểu diễn lưu động được tinh giảm tối đa nhằm tiết kiệm chi phí sinh hoạt, vận
chuyển. Dự kiến mỗi địa phương sẽ lưu diễn 02 đêm (tại các đơn vị hành chính cấp
huyện, thị trấn). Việc tuyên truyền sử dụng phương tiện cá nhân loan báo. Hi vọng dự
kiến này sẽ thu hút được sự quan tâm của dân chúng như đã từng thử nghiệm thành
công đối với phường rối Nghĩa Trung (Nam Định).
Đồng thời, hiện nay, phường đang phối hợp với nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế,
làng tranh Đông Hồ tổ chức biểu diễn định kỳ không thu phí và theo yêu cầu có thu phí
cho du khách tham quan làng tranh Đông Hồ. Có thể biểu diễn cho du khách tại các điểm
tập trung thu hút khách du lịch gần địa phương như chùa Dâu, chùa Bút Tháp.
Phường Đào Thục không ngừng cải thiện và chăm lo phát triển: thành lập
website Hoạt động quản trị được theo dõi và cập nhật thường xuyên. Từ năm 2002,
chính thức mang tên Phường múa rối nước dân gian Đào Thục, đi biểu diễn không chỉ
khắp các tỉnh thành trong nước mà còn đi ra nước ngoài, tới Đông Âu, Tây Âu…Vài
năm trở lại đây, các Công ty du lịch thường xuyên đưa về làng Đào Thục. Có đoàn trên
dưới 40 du khách, đủ quốc tịch. Đến nay, phường rối Đào Thục đã có bề dày gần 300
năm.
2.5.2. Thực trạng các giải pháp thị trường và thu hút khách du lịch đối với sân
khấu múa rối nước chuyên nghiệp
2.5.2.1.Nhà hát múa rối Việt Nam
Từ khi thành lập đã dựng được gần 100 vở diễn múa rối (vở ngắn và vở dài).
Bên cạnh đó, Nhà hát còn sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi, nâng cao hàng chục trò múa
rối nước cổ truyền. Giúp đỡ về chuyên môn, vật chất cho các phường rối nước Nguyên
Xá, Đông Các (Thái Bình), Nam Chấn (Hà Nam), Hồng Phong (Hải Dương), Tế Tiêu
(Hà Tây)…Nhà hát còn giúp thành lập các đoàn múa rối ở các tỉnh như Đoàn Hải Phòng,
Đoàn Hà Nội, Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Đắc Lắc…
Về biểu diễn: Nhà hát có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành, huyện, thị xã,…trên
Toàn quốc, thực hiện hàng nghìn buổi biểu diễn, phục vụ hàng triệu lượt người xem.
21
Đặc biệt Nhà hát còn đến tận cơ sở để phục vụ các em nhỏ. Vào vùng sâu, vùng xa
phục vụ các bà con dân tộc.
Về đối ngoại: Từ năm 1979, Nhà hát mở rộng cánh cửa đối ngoại đã thực hiện trên
40 chuyến lưu diễn. Qua 27 nước khác nhau trên thế giới. Có nước Nhà hát đến biểu diễn 9
lần như Pháp. Dù biểu diễn ở bất cứ nước nào trên thế giới, nhà hát cũng được đón tiếp rất
nhiệt tình và chu đáo. Qua đó có thể khẳng định Múa rối chính là chiếc cầu nối văn hoá
Việt Nam gần với bạn bè Quốc tế.
2.5.2.2.Nhà hát múa rối Thăng Long
Nhà hát Múa rối Thăng Long tham gia các cuộc liên hoan trong nước và Quốc
tế, đoạt nhiều Huy chương vàng, huy chương bạc, cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen do
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội tặng thưởng. Năm 2008
được tặng danh hiệu: "Lá cờ đầu của ngành Văn hoá", là nhà hát dẫn đầu doanh thu thực
hiện xã hội hoá nghệ thuật sớm nhất cả nước.
Nhà hát Múa rối Thăng Long đã kết hợp hài hoà các nhiệm vụ quản lý Nhà hát,
sáng tạo nghệ thuật đáp ứng tâm tư nguyện vọng chính đáng của nghệ sỹ, diễn viên tạo
sức mạnh đồng thuận bền vững để phục vụ công chúng.
Năm 2005 Nhà hát có doanh thu: 9 tỷ đồng; năm 2006: 11 tỷ đồng; năm 2007: 15
tỷ đồng; năm 2008: 16 tỷ đồng. Ngoài doanh thu tăng trưởng Nhà hát còn biểu diễn
không doanh thu phục vụ nhiệm vụ chính trị nhân dân Thành phố Hà Nội, tham gia các
phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", ủng hộ người nghèo, bão lụt.
Đến nay Nhà hát đã lưu diễn trên 40 nước ở khắp các châu lục trên thế giới, giới
thiệu nghệ thuật Múa rối Việt Nam với bạn bè quốc. Nhà hát đã phục hồi 17 trò rối
nước dân gian cổ xưa tạo bước đột phá nghệ thuật trước công chúng cả nước.
2.5.3.Thực trạng các giải pháp thị trường và thu hút khách du lịch tại các
điểm tham quan
Các điểm tham quan có chiến lược kinh doanh và thu hút khách du lịch đến với
mình thông qua kênh mạng điện tử, các phương tiện truyền thông…giới thiệu về nghệ
thuật múa rối nước, chung tay góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Tiêu
biểu, có thể kể đến Bảo tàng dân tộc học.
Mười năm đầu mở cửa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đón tiếp khoảng
1.200.000 lượt khách tham quan, trong đó có trên 530.000 khách quốc tế đến từ hơn 40
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kể từ 1997, trong số khách nước ngoài tham quan Bảo tàng, khách Pháp luôn
đứng đầu về số lượng. Năm 2010, có gần 32.000 lượt khách Pháp, chiếm 21,15% số
lượt người nước ngoài đến Bảo tàng. Tiếp theo là 11 nước thuộc diện có trên 1.500 lượt
người: Australia, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Tây Ban Nha…Tổng cộng 12 nước "hàng
đầu" này chiếm 52,39% lượt khách quốc tế của Bảo tàng trong năm vừa qua.
22
Định hướng công tác năm 2011. Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và bàn
phương hướng công tác năm 2011 của Bảo tàng Dân tộc học đã họp ngày 27/12/2010.
Năm 2011, Bảo tàng DTHVN triển khai ngay từ đầu năm mọi lĩnh vực công tác
để bảo đảm cho Bảo tàng hoạt động bình thường và phục vụ công chúng ngày càng tốt
hơn, trong đó nổi lên những công việc sau đây:
1. Có hai nhiệm vụ ưu tiên: 1.Tu chỉnh khu trưng bày thường xuyên trong toà
Trống đồng và ở khu trưng bày ngoài trời, thay thế hệ thống chỉ dẫn của Bảo tàng. 2.
Thúc đẩy các công việc chuẩn bị cho việc tiến tới khai trương trưng bày Văn hoá Đông
Nam Á.
2. Chuẩn bị một số trưng bày chuyên đề năm 2011 và những năm sau. Tổ chức
các chương trình sinh hoạt văn hoá vào dịp đầu Xuân Tân Mão, tết Thiếu nhi và Trung
thu. Duy trì hoạt động trình diễn rối nước cuối tuần.
Dự định tu sửa xây dựng mới nhà thủy đình. Dự kiến được thiết kế bởi kiến trúc
sư Nguyễn Hoàng Giang, có tư vấn của nghệ sỹ, trưởng phường rối nước Đồng Ngư –
ông Nguyễn Thành Lai. Mô hình được lấy theo mẫu thủy đình tại chùa Thầy. Tổng kinh
phí dự kiến khoảng 1,6 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm
2012.
2.6. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật múa rối nƣớc
Để bảo tồn được vốn quý dân tộc này cần phải có sự chung tay góp sức của các
cá nhân, tổ chức. Trong đó, vai trò đầu tiên phải kể đến là vai trò của các cơ quan quản
lý và cơ quan chuyên môn về văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa.
2.6.1. Vấn để bảo tồn sân khấu múa rối truyền thống
Không thể phủ nhận rằng, việc bảo tồn chính đáng nhất, hiệu quả nhất chính là
bào tồn tại nơi phát sinh ra nghệ thuật này. Đó là không gian văn hóa làng xã mà các
phường rối nước được sinh ra. Tiêu biểu có thể phân tích phường rối Đồng Ngư.
Hiện nay, phường biểu diễn chủ yếu đông vào dịp lễ hội đầu năm. Thứ nhất là
phục vụ hội làng. Hội làng thôn Đồng Ngư vào rằm tháng ba và rằm tháng năm âm lịch.
Ngoài hầu hết người dân ở chính địa phương quê hương mình, hội còn thu hút sự tham
gia của du khách gần xa.
Bên cạnh đó, phường còn đi diễn phục vụ nhân dân các địa phương trong huyện,
trong tỉnh, ngoài tỉnh, chủ yếu vào các dịp lễ hội. Ngoài ra, một hoạt động thường xuyên
của phường là biểu diễn phục vụ khách Du lịch tại Bảo tàng dân tộc học. Theo thống kê
của Bảo tàng, từ những ngày đầu hoạt động múa rối nước được khôi phục, Đồng Ngư là
một trong số những thành viên đầu tiên và tham gia gần như đầy đủ lịch trình, thậm chí,
có những năm như 2010, 2011 phường biểu diễn tới ba lần/năm, có lần gần hai tháng.
Phường cũng đã có lịch biểu diễn dài này tại các khu du lịch sinh thái như Việt Phủ
Thành Chương; Khu du lịch sinh thái Minh Hải…
23
2.6.2. Vấn đề bảo tồn tại các điểm tham quan du lịch
Có thể nói rằng, các điểm tham quan Du lịch đối với hoạt động múa rối nước
được hiểu theo mô hình “bình cũ rượu mới”. Vẫn những con người của sân khấu múa
rối truyền thống, nhưng không còn ở trong không gian văn hóa nguyên gốc. Đây là xu
hương khai thác để bảo tồn của các điểm tham quan du lịch. Tiêu biểu cho hoạt động
này có thể kể đển Bảo tàng Dân tộc học.
Từ năm 2002, dưới sự tài trợ của Quỹ Việt Nam – Thụy Điển, Quỹ Ford, Bảo
tàng bắt đầu nghiên cứu sưu tầm lại các phường rối nước. Sau gần một năm nghiên cứu
điền dã, vận động, Bảo tàng đã huy động được 7 phường rối nước có thể biểu diễn tại
Bảo tàng. Phường rối Hồng Phong là một trong những đơn vị biểu diễn đầu tiên tại Bảo
tàng. Từ tháng 7/2002 – 3/2004, lịch biểu diễn được ấn định vào thứ 7 và chủ nhật của
tuần thứ hai trong tháng. Trong khoảng thời gian này, toàn bộ chi phí biểu diễn đều do
BTDTH bao cấp cho các phường.
Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan, các chương trình biểu diễn bị
ngắt quãng. Đến cuối năm 2003, các chương trình biểu diễn lại được duy trì.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Mô hình chung các đơn vị quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội, tổ chức phi
chính phủ có xu hướng bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật múa rối nước; Trong
khi đó các phường rối dân gian, các đơn vị múa rối chuyên nghiệp và các điểm tham
quan, du lịch có xu hướng khai thác để bảo tồn.Thiết nghĩ, cần có sự phối hợp đồng thời
giữa hai xu hướng trên để vừa giữ được bản chất vốn có của nó.
Chƣơng 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA CỦA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƢỚC
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1. Căn cứ đề xuất
3.1.1. Căn cứ lý thuyết
3.1.1.1. Định hướng phát triển Du lịch
Những năm gần đây, hàng loạt các chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, và các
chương trình hành động quốc gia về Du lịch, các năm Du lịch quốc gia, festival Du lịch và
văn hóa đã cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển Du lịch.
3.1.1.2. Định hướng bảo tồn văn hóa dân gian
Nhà nước có chính sách và biện pháp duy trì, bảo tồn và thúc đẩy quan hệ hợp
tác với các nước, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế về di sản văn hóa.
24
3.1.2. Căn cứ thực tiễn
3.1.2.1. Nghệ thuật múa rối nước và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa
Từ chương 1 có thể thấy rằng nghệ thuật múa rối nước là di sản văn hóa độc đáo
của Việt Nam cần được bảo tồn, duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đồng thời nghệ
thuật múa rối mang đầy đủ những đặc điểm của một tài nguyên du lịch đã, đang phối
hợp tốt tạo nên dấu ấn cho hoạt động du lịch.
3.1.2.2. Thực trạng khai thác hoạt động múa rối nước trong du lịch
Thập kỷ 90 là thời kỳ hoàng kim của múa rối đi xuất ngoại. Hiện nay, múa rối
vẫn đang được quan tâm và phát triển tương đối rộng rãi với một đội ngũ các đơn vị
biểu diễn nghệ thuật múa rối không chuyên và chuyên nghiệp tương đối hùng hậu, đóng
góp to lớn vào việc quảng bá hình ảnh Văn hóa, Du lịch Việt Nam
Qua phần thực trạng tại chương 2, hiện nay nghệ thuật múa rối đang phát triển
tương đối rộng rãi, có chỗ đứng nhất định trong công chúng. Tuy nhiên, việc một số địa
phương chưa có sự quan tâm xứng đáng, thường xuyên, quản lý chặt chẽ, các phường
rối hoạt động tự phát, manh mún gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm chỗ đứng, duy
trì hoạt động đều đặn và khôi phục vốn văn hóa cổ truyền. Chỉ một số ít các đơn vị rối
chuyên nghiệp có vị trí tốt, gần nguồn cung khách duy trì được hoạt động tương đối tốt
và thường xuyên.
3.2. Các đề xuất, giải pháp
3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý
Sự quan tâm từ phía chính quyền, Nhà nước: Việc đầu tư, quan tâm có chiến
lược, kế hoạch cụ thể của các địa phương, đặc biệt là cấp xã, huyện, tỉnh đến trực tiếp
các phường múa rối thiết nghĩ sẽ hiệu quả hơn so với hiện nay.
Với các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội: xây dựng một bộ máy tinh gọn,
sinh hoạt có kế hoạch định kỳ, thủ tục gọn nhẹ, quy chế rõ ràng, dân chủ, công khai và
hoạt động hiệu quả sẽ phát huy đúng tác dụng trợ giúp, cầu nối phát triển cho các thành
viên trực thuộc của mình.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất- kỹ thuật
Hiện nay các công ty du lịch chưa khai thác nhiều loại hình du lịch truyền thống
đưa vào phục vụ du khách. Lí giải về nguyên nhân, bà Nguyễn Xuân Tú, Công ty Du
lịch Việt Nam tại Hà Nội cho biết “Các công ty du lịch rất muốn đưa nghệ thuật truyền
thống vào phục vụ du khách nhằm làm phong phú sản phẩm tour, tuy nhiên đa phần các
điểm biểu diễn này chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du khách. Đó là giao thông
không thuận lợi, không có điểm đỗ xe đón trả khách; cơ sở vật chất tại các điểm biểu
diễn chưa đảm bảo tiện nghi; các chương trình biểu diễn chưa thật phong phú và lịch
diễn cũng không phù hợp”. [71]
25
Đầu tư về chuyên môn, quy hoạch, chiến lược và tài chính. Đó là việc dự báo
công suất phục vụ du khách dựa trên các kết quả của việc xây dựng chiến lược cho thị
trường mục tiêu. Từ đó thiết kế không gian bãi đỗ xe phù hợp, đảm bảo rộng rãi, thoáng
mát, vệ sinh, tiện nghi; không gian biểu diễn ấm cúng, phù hợp với tính chất nội dung
của việc truyền tải các chương trình biểu diễn…
3.2.3. Nhóm giải pháp về nhân lực
Đối với nguồn nhân lực quản lý Nhà nước. Vẫn rất cần đội ngũ cán bộ quản lý có
chuyên môn vững và đặc biệt là tâm huyết với nghệ thuật múa rối nước.
Để thu hút nhân lực tham gia cần tuyên truyền để cho công chúng hiểu được giá trị
của nghệ thuật dân gian độc đáo này và việc cần thiết phải duy trì và bảo tồn. Gần hơn, là
việc tuyển chọn người có hoàn cảnh, tư chất phù hợp để theo nghiệp rối. Và cũng cần phải
có chi phí hợp lí đảm bảo phần nào công sức cho đội ngũ nhân lực này.
Đối với các đơn vị múa rối chuyên nghiệp, việc tổ chức đào tạo tuyển dụng chủ yếu
lấy từ nguồn cung là sinh viên tốt nghiệp các trường nghệ thuật, viện sân khấu điện ảnh,
chuyên môn về âm nhạc cổ truyền, kịch hát dân tộc…có thể đảm bảo nguồn cung. Đội ngũ
nhân lực múa rối hiện nay chưa có cơ sở lý luận và bộ môn riêng, được đào tạo theo hình
thức kết hợp lý thuyết tại các cơ sở đào tạo chính quy, thực hành tại các đơn vị có cơ sở vật
chất. Như vậy, việc thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống đào tạo lý luận và thực tiến, tăng
cường giao lưu cọ xát học hỏi mở ra cơ hội lớn hơn cho nguồn nhân lực phục vụ múa rối
nước.
3.2.4. Nhóm giải pháp về sản phẩm
Hiện nay, nghệ thuật múa rối vẫn cần thiết có nhiều sản phẩm mới, theo hai hướng:
Tìm hiểu, khai thác lại một số vốn tích trò cổ đã bị mai một, gọt giũa kịch bản, lời
thoại, tích trò, và làm mới, nâng cao kỹ thuật điều khiển để làm cho một vở rối có chất
lượng hơn thiết nghĩ cũng cần thiết để phù hợp với tính chất lịch sử của thời đại. Cần
thiết phải có một đội ngũ nhân lực có chuyên môn vững vàng về văn hóa dân gian, để
vừa gìn giữ được vốn cổ truyền vừa thích ứng một cách hợp lý với thời đại.
Để trở thành một sản phẩm phục vụ du lịch, Múa rối nước cần được quan tâm
đầu tư hơn nữa. Theo ông Nguyễn Duy Biên – Cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn
“không nên quá dàn trải, mà trước mắt nên xây dựng một số chương trình nghệ thuật
điểm với những tiết mục thực sự hấp dẫn, tiêu biểu cho nghệ thuật truyền thống dân tộc
để lồng ghép vào tour”. [69]. Nghĩa là, phải chọn lọc những gì mà du khách quốc tế
cảm thấy dễ hiểu, dễ đồng cảm và yêu thích. Tại sao bao nhiêu năm nay khách nước
ngoài lại thích rối nước đến vậy? Bởi vì, rối nước độc đáo, lại rất Việt Nam. Múa rối
nước không bị vướng rào cản ngôn ngữ. Múa rối nước có khả năng trực quan sinh động.
Du khách có thể hiểu gần như trọn vẹn nội dung, sắc thái của vở diễn rối nước. Như vậy
có thể coi là không có rào cản ngôn ngữ. Đây được xem như lợi thế nổi bật của nghệ