Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khoá luận đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc thái ở mai châu – hòa bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.85 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------

LÕ THỊ KIỀU OANH

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN
MAI CHÂU, TỈNH HÕA BÌNH TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP
HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH – 2016 – X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung trong khóa luận với đề tài “Đời sống
văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở Mai Châu – Hòa Bình trong q
trình cơng nghiệp hóa hiện nay” là cơng trình nghiên cứu cá nhân tơi và
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lan. Các kết quả nghiên cứu và các
kết luận trong khóa luận này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Các nguồn tài liệu tham khảo đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định, nếu
phát hiện ra có sự gian lận tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước hội đồng
và kết quả của khóa luận.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2020.


Tác giả

Lò Thị Kiều Oanh


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài.......................... 6
6. Đóng góp của Khóa luận ............................................................................. 6
7. Kết cấu của Khóa luận ................................................................................ 7
NỘI DUNG ..................................................................................................... 8
Chương 1. Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần và đặc điểm vị
trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình ... 8
1.1. Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần ....................................... 8
1.1.1. Khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa ............................................... 8
1.1.2. Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần .................................................. 11
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở Mai Châu - Hịa Bình
......................................................................................................................... 18
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 25
Chương 2. Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai
Châu, tỉnh Hòa Bình trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa –
Thực trạng và giải pháp ............................................................................... 27
2.1. Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh
Hịa Bình......................................................................................................... 27

2.2. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai
Châu, tỉnh Hịa Bình trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ......... 36
2.2.1. Q trình cơng nghiệp hóa ở Mai Châu – Hịa Bình ............................ 36


2.2.2. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở Mai ChâuHịa Bình dưới tác động của CNH .................................................................. 40
2.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay............................................................................. 45
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BSVH

: Bản sắc văn hóa

CNH

: Cơng nghiệp hóa

CVĐ

: Cuộc vận động

ĐSVH


: Đời sống văn hóa

ĐSVHTT

: Đời sống văn hóa tinh thần

GTVH

: Giá trị văn hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TMC

: Thái Mai Châu

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đời sống văn hóa tinh thần (ĐSVHTT) là một bộ phận tất yếu hợp
thành chỉnh thể đời sống xã hội. ĐSVHTT của con người, của xã hội đang trở
thành mối quan tâm chung của cộng đồng thế giới. Hạnh phúc của con người
không chỉ được đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu vật chất mà cịn cả sự thỏa mãn
nhu cầu văn hóa tinh thần.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà
chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị
quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” [5] do Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay
vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát
triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy
trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: Tiếp tục phát
triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế – xã hội, làm
cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội [7].
Đảng ta đã xác định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá
nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc,
ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hố thấm sâu vào
tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập
thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh
thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [7,tr.106].

2



Hiện nay, nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, then chốt. Mục tiêu công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại, của văn minh tin học điện tử, của q trình tồn cầu
hóa sẽ khơng đạt được nếu khơng chủ động xây dựng và phát triển văn hóa
một cách có hiệu quả và bền vững. Trải qua gần 30 năm đổi mới đất nước,
nước ta ở trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu
hợp tác quốc tế trên nhiều mặt. Bên cạnh những thành cơng có được từ nền
kinh tế thị trường cũng như quá trình tồn cầu hóa, chúng ta khơng tránh khỏi
những tác động tiêu cực do mặt trái của chúng gây ra, nếu khơng có sức mạnh
của đời sống văn hóa tinh thần, khơng có định hướng vững vàng thì sự tồn tại
của con người cũng như chế độ chính trị nước ta cũng khó giữ gìn.
Cùng chung với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc của đất nước, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các
địa phương cần được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Đặc biệt ở
khu vực miền núi bắc bộ trong quá trình chuyển mình phát triển cùng với sự
phát triển chung của đất nước, khu vực và quốc tế, vấn đề xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần lại càng có ý nghĩa quan trọng.
Huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân
gian, lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa vùng miền của một số dân tộc ở
Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái ở Mai Châu. Đây là vùng đất có tiềm năng
phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Điểm đặc
sắc trong văn hóa của người Thái huyện Mai Châu là họ thuộc nhóm “Thái
Lai”. Do người Thái Mai Châu ở gần địa bàn người Mường sinh sống lại gần
với nhóm Thái ở Lào nên văn hóa của người Thái ở đây có những điểm khác
biệt so với người Thái ở khu vực Tây Bắc. Sinh hoạt văn hóa của người Thái
ở Mai Châu gồm các sinh hoạt văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của người
dân ở đây và các sinh hoạt văn hóa phục vụ khách du lịch. Các sinh hoạt văn

3



hóa này cũng vì thế mà mang cả những biểu hiện của văn hóa Thái, văn hóa
Mường và văn hóa các tộc người khác.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, tạo điều kiện để khu vực miền núi phát triển đồng đều và vững chắc,
đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước tình hình đó, vấn đề xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần ở cơ sở là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong
giai đoạn hiện nay. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần là vơ cùng quan trọng, tơi lựa chọn đề tài: “Đời sống văn
hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình trong q
trình cơng nghiệp hóa hiện nay” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình, để
đóng góp một phần vào việc nghiên cứu lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần
của người Thái Mai Châu – Hịa Bình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Người Thái ở Mai Châu Hịa Bình là một tộc người với những nét văn
hóa đặc sắc đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Có
thể kể đến những cơng trình tiêu biểu như: “Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của
người Thái Mai Châu” (Đặng Nghiêm Vạn) [4] có thể được coi như cuốn
“cẩm nang cung cấp những hiểu biết cơ bản về đời sống văn hóa – xã hội của
người Thái”. Ngoài ra là một loạt các cơng trình của các nhà nghiên cứu khác
đã giới thiệu những nét đặc trưng trong những thành tố văn hóa của người
Thái Mai Châu đó là:
Trong cuốn Văn hóa ẩm thực dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình tác giả Lường Song Tồn, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội, năm
2016, tác giả đã giới thiệu về văn hóa ẩm thực của người Thái cũng như các
tục lệ ăn uống của người Thái và nêu rõ bản sắc dân tộc của người Thái Mai
Châu. Cuốn sách đã giúp tác giả có thêm kiến thức và góp phần nhận diện các

hoạt động văn hóa tại bản Lác, Mai Châu [15].
4


Trong bài viết Người Thái và văn hóa Thái Mai Châu (Hịa Bình) của
tác giả Bùi Thanh Thủy, trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á năm 2002, tác
giả đã miêu tả và thể hiện rất rõ từ nguồn gốc, cách thức làm ăn cho đến nền
văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, chỉ ra được giá trị của văn hóa Thái và
sự phát triển và giao thoa giữa các vùng như thế nào qua bài viết này [17].
Luận án Biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái ở huyện Mai
Châu, tỉnh Hịa Bình trong phát triển du lịch, tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm
(luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa, Hà
Nội). Luận án tập trung nghiên cứu về biến đổi văn hóa của người Thái Mai
Châu đã làm nổi bật được các nội dung về văn hóa và biến đổi văn hóa trong
phát triển du lịch tại bản Lác. Từ đó, tác giả có thể lĩnh hội được nhiều kiến
thức về văn hóa Thái [14].
Điểm mạnh của những cơng trình này là đã khai thác được nhiều nguồn
tư liệu tại địa phương, giới thiệu được những nét cơ bản về cơ cấu kinh tế xã
hội cổ truyền, yếu tố nền tảng tạo nên cộng đồng người Thái và cũng là yếu tố
thể hiện sự phát triển xã hội của tộc người này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về dân tộc Thái vẫn còn tồn tại một số hạn
chế nhất định, các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung mô tả những nét văn hóa
cổ truyền của người Thái trong quá khứ chứ chưa có cơng trình khoa học độc
lập nào nghiên cứu chuyên biệt, trực tiếp và có hệ thống về ĐSVHTT của dân
tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình CNH, để thấy
được sự biến đổi của truyền thống trong hiện tại, và những ứng xử của tộc
người đối với điều kiện kinh tế - xã hội mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu thực trạng ĐSVHTT của dân tộc Thái ở Mai
Châu – Hịa Bình trong q trình CNH hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao ĐSVHTT của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau đây:
5


Làm rõ khái niệm ĐSVHTT và những nội dung, yếu tố hợp thành
của nó.
Phân tích thực trạng ĐSVHTT của dân tộc Thái huyện Mai Châu,
tỉnh Hịa Bình trong q trình cơng nghiệp hóa hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ĐSVHTT của dân tộc
Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: ĐSVHTT của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu,
tỉnh Hịa Bình trong q trình cơng nghiệp hóa hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khơng gian: Huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình
Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến nay. Khoảng thời gian đó là
khoảng thời gian cần thiết để tìm hiểu văn hóa, phong tục ảnh hưởng đến
ĐSVHTT của dân tộc Thái trong quá trình cơng nghiệp hóa hiện nay.
Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu ĐSVHTT của dân
tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình trong q trình CNH hiện nay.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp luận:
Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để nhìn nhận đối tượng nghiên cứu, xem xét văn hóa là một dịng chảy
khơng ngừng, ln trong q trình vận động và biến đổi chứ không phải tĩnh
tại, đứng yên. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả quan
sát các thành tố của văn hóa người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình
trong tiến trình phát triển của lịch sử, ln vận động, biến đổi theo thời gian.

- Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp quan sát, tham gia.
Phương pháp lịch sử và logic.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của Khóa luận
6


Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nghiên
cứu về đời sống văn hóa tinh thần và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc
Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình trong q trình CNH.
Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của khóa luận này có thể
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các môn học như: chủ
nghĩa xã hội khoa học, triết học, cơ sở văn hóa Việt Nam,…
Sự luận giải trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về các giải
pháp cho ĐSVHTT của dân tộc Thái có thể là những gợi ý để huyện Mai
Châu tham khảo, vận dụng vào việc nâng cao ĐSVHTT của dân tộc Thái ở
huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình CNH hiện nay.
7. Kết cấu của Khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa
luận gồm 2 chương và 4 tiết:
Chương 1. Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần và đặc
điểm vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa
Bình
Chương 2. Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện
Mai Châu, tỉnh Hịa Bình trong q trình cơng nghiệp hóa hiện nay –
Thực trạng và giải pháp

7



NỘI DUNG
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN VÀ TỎNG
QUAN VỀ HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÕA BÌNH.

1.1.

Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần
1.1.1. Khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: Văn hóa là tất cả những
giá trị vật chất và tinh thần do con người với tư cách con người - con người có
văn hóa, đã sáng tạo nên trong q trình hoạt động thực tiễn xã hội để phục vụ
nhu cầu tồn tại và phát triển. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người sáng tạo và phát minh ra ngơn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử
dụng tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của dân chúng và đòi
hỏi của sự sinh tồn”[10, tr.431].
Nói khái quát, văn hóa là khái niệm chỉ thuộc tính của con người là
sáng tạo, cải tạo hiện thực vươn tới giá trị nhân văn, thúc đẩy sự tiến bộ xã
hội, là dấu hiệu để phân biệt loài người với loài vật, cá nhân này với cá nhân
khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Đồng thời, đây cũng là khái niệm
để chỉ trình độ và chất lượng cuộc sống của con người.
Văn hóa là tồn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và

sản xuất tinh thần. Giá trị văn hóa (GTVH) được hiểu là những giá trị tốt đẹp
tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, được
8


chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh và kết tinh đời
sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người. Do đó, theo truyền
thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất (bao gồm
tồn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra:
đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, công cụ sản xuất,
phương tiện đi lại...) và văn hóa tinh thần (bao gồm toàn bộ những sản phẩm
do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, lễ nghi, lễ hội, phong tục, tập quán, đạo đức, ngôn ngữ,
văn chương) [27].
Các giá trị văn hóa dân tộc biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, từ tư tưởng, tình cảm, quan niệm, biểu tượng, đạo đức, thẩm mỹ, lối
sống đến những giá trị tinh thần do con người sáng tạo nên như nghệ thuật,
kiến trúc, hội họa, âm nhạc,... đem đến bức tranh văn hóa đa dạng, mn màu.
Qua các giá trị văn hóa giúp con người lựa chọn những gì phù hợp với bản
sắc văn hóa cộng đồng tạo nên những tập quán, thói quen, những nếp sống
đẹp gắn chặt cố kết cộng đồng và khu biệt với các cộng đồng khác. Những
GTVH này hình thành và được khẳng định trong quá trình tồn tại phát triển
của con người và xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người đã sáng
tạo ra văn hóa. Nhờ có văn hóa mà lồi người có sự tiến bộ vượt bậc trong đời
sống xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chính nó
lại tham gia tác động vào việc hình thành, tái tạo nên con người. Trải qua các
giai đoạn phát triển khác nhau, nền văn hóa của nước ta ngày càng phong phú
và đa dạng với những truyền thống quý báu của ông cha ta được hun đúc từ
ngàn năm để lại. Tất cả được bảo tồn, gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay.
Nó được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống của xã hội,

cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà chúng ta đã tạo ra trong mấy
nghìn năm lịch sử.
9


Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã
hội là một phức thể các hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu
cầu tinh thần trên một cơ sở vật chất. Khái niệm “đời sống văn hoá” là cụm từ
mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX.
Tiền thân của cụm từ này là cụm từ đời sống mới, tiêu đề của bài viết dưới
dạng hỏi - đáp, công bố năm 1947, tác giả Tân Sinh, một bút danh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh trình độ học vấn của dân ta cịn thấp, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từ "mới" thay cho từ "văn hoá" để cho dân dễ
hiểu về xây dựng đời sống văn hoá. Có thể coi Đời sống mới là bài viết đầu
tiên đặt cơ sở lý luận cho việc xây dựng đời sống văn hóa ra đời sau Cách
mạng Tháng Tám 1945. Cho mãi tới những năm 80 của thế kỷ XX, trong chỉ
đạo xây dựng đời sống văn hoá, Đảng, Nhà nước vẫn sử dụng từ "mới" được
hiểu là kết tinh hàm lượng văn hoá, tri thức, cách tổ chức, giá trị mới trong
xây dựng nếp sống, nền văn hoá và con người.
Năm 1987, cuốn sách Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã luận giải:
“Đời sống văn hố chính là những hành vi sống biểu hiện một trình độ
văn hố, bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của từng cá nhân,
nhằm mục đích văn hóa hố tức là hồn thiện con người” [6].
Tác giả Nguyễn Hữu Thức trong cuốn sách Một số kinh nghiệm quản
lý và hoạt động tư tưởng - văn hóa quan niệm: Đời sống văn hóa được hiểu
một cách khái quát là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong
mơi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không
ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng

cao chất lượng sống của chính con người [18, tr.35]. Tuy nhiên, quan niệm,
nhận thức về văn hóa này đã đề cập tới phạm vi quá rộng, sẽ khó xác định cho
việc triển khai về xây dựng đời sống văn hóa gắn với khơng gian, lĩnh vực cụ
thể. Theo Đại từ điển của tác giả Nguyễn Như Ý thì nghĩa hẹp, có thể nói:
10


Đời sống văn hóa chính là sự hoạt động của các quá trình sản xuất, phân phối,
lưu giữ và tiêu thụ những cơng trình khoa học văn hóa (sản phẩm văn hóa).
Q trình này biến các giá trị văn hóa tiềm tàng, thành những giá trị văn hóa
hiện thực sao cho những giá trị văn hóa đó đi vào đời sống hàng ngày của mọi
người trở thành một bộ phận hợp thành không thể tách rời, một thành tố thiết
yêu của đời sống [22, tr.27].
Như vậy, đời sống văn hóa là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội.
Trong một số cơng trình nghiên cứu Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng
văn hóa ở nước ta, tác giả Hồng Vinh cho rằng, đời sống văn hóa là một bộ
phận của đời sống xã hội. Đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động
sống của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong đó các hoạt
động văn hóa đáp ứng nhu cầu tinh thần, làm cho con người tồn tại với tư
cách là một sinh thể xã hội, tức là con người tồn tại như một nhân cách văn
hóa [21]. Xã hội càng tiến hóa, nhu cầu văn hóa và sự đáp ứng nhu cầu đó
càng cao, thể hiện trình độ phát triển Người. Các hoạt động nhằm đáp ứng
nhu cầu tinh thần của con người, đó chính là hoạt động văn hóa.
Như vậy, đời sống văn hóa chính là tổng thể sống động các hoạt động
văn hóa trong q trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các
sản phẩm văn hóa và sự giao lưu văn hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa
của một cộng đồng. Hay nói cách khác nó thuộc đời sống xã hội, trong đó
diễn ra các hoạt động văn hóa. Và con người là chủ thể thông qua các hoạt
động sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa, cũng là chủ thể tiêu dùng các sản
phẩm đó và bảo quản, truyền bá văn hóa. Như vậy, con người là một dạng sản

phẩm văn hóa cao cấp, bởi chính hoạt động văn hóa đã làm hoàn thiện bản
chất người.
1.1.2. Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần
ĐSVHTT khơng phải là một cơ cấu tĩnh tại, một hệ thống đóng kín,
nằm im của những giá trị loại biệt mà là một tổng thể đang vận động của các
giá trị tinh thần được thực hiện và thể hiện thông qua hoạt động của con
11


người trên các lĩnh vực khác nhau của sự sản xuất, trao đổi và tiêu dùng tinh
thần. Nói đến đời sống là nói “sinh hoạt”, nói “hoạt động”. ĐSVHTT là nói
hoạt động của con người trên lĩnh vực tinh thần – hoạt động sản xuất, trao dổi
và tiêu dùng giá trị tinh thần diễn ra trên các lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật,
khoa học, giáo dục, tín ngưỡng tơn giáo.
Các hoạt động ở các khâu nhu cầu, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng giá trị
tinh thần cũng như ở lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín
ngưỡng tơn giáo khơng tách biệt nhau mà hịa quyện vào nhau. Trong tổng
hịa sống động của các hoạt động đó, các giá trị tinh thần được tạo ra, lan tỏa
và thẩm thấu vào từng con người, tạo thành niềm tin bên trong, thành tình
cảm, tâm lý, tập quán, thành lối sống, thành hành động tự nhiên hằng ngày
của họ. Nhờ đó và do đó mà mỗi người và mọi người đạt được những phẩm
chất tinh thần cao quý và tồn tại như một giá trị - giá trị “gốc” và tiếp tục sáng
tạo ra những giá trị mới cao hơn, thúc đẩy không ngừng sự phát triển về các
mặt chân, thiện, mỹ của dời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu về giá trị tinh thần
ngày càng tăng lên của mọi thành viên trong xã hội. Chuẩn mực của sự hình
thành ĐSVHTT là chỉnh thể tồn vẹn của các q trình và hiện tượng đó.
Như vậy khi xem xét và đánh giá ĐSVHTT thì khơng thể chỉ căn cứ
vào các giá trị tinh thần, các quá trình hình thành giá trị đó, mà cịn phải xem
xét các giá trị đó có thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào
từng con người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư

vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người.
Các giá trị tinh thần được con người và loài người tạo ra trong quá khứ
cũng như trong hiện tại là văn hóa tinh thần chứ chưa phải là ĐSVHTT. Chỉ
trong hoạt động văn hóa tổng thể, các giá trị tinh thần được vận hành và thấm
sâu vào từng con người, từng cộng đồng làm nền và định hướng cho thế ứng
xử họ (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, hành vi…) của cá nhân
và cộng đồng hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ với mình, với
người, với mơi trường xã hội và mơi trường tự nhiên thì mới có ĐSVHTT.
12


Lênin từng nói: “Chỉ có cái gì đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, vào phong tập,
tập quán, mới có thể coi là được thực hiện rằng: “Phải làm sao cho học thức
thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận khăng
khít của cuộc sống của chúng ta” [20, tr.443 - 444]. Vậy tiêu chí căn bản để
xem xét và đánh giá ĐSVHTT của một con người hay của một cộng đồng đó
là trình độ được vun trồng của con người, là sự phát triển về các mặt chân,
thiện, mỹ của mọi mặt đời sống, hoạt động và quan hệ thực tiễn của con
người hay cộng đó.
Như vậy, điểm xuất phát cũng như điểm đến của ĐSVHTT là con
người. Trung tâm chuyển động của ĐSVHTT là ở sự chuyển động của con
người. Con người với lý tưởng, niềm tin, phẩm giá và nhân cách, “vốn là quả
tim đich thực của một nền văn hóa” [11, tr.28]. Hành trình con người là hành
trình văn hóa. Con người ra đời từ văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, nắm
chắc tương lai bằng văn hóa. Con người tạo ra văn hóa và con người chính là
cơng trình quan trọng nhất của chính nền văn hóa của mình. Con người là giá
trị cao q nhất của văn hóa bởi lẽ đó là giá trị gốc sản sinh ra mọi giá trị văn
hóa. Trình độ được vun trồng của con người, sự gia tăng giá trị của con người
thể hiện trong mọi mặt đời sống, trong mọi hoạt động và quan hệ thực tiễn đa
dạng của nó là tiêu chí và chuẩn mực của sự hình thành và phát triển của

ĐSVHTT.
Như vậy, ĐSVHTT là tổng hòa sống động các hoạt động sản xuất, trao
đổi, tiêu dùng các giá trị tinh thần, làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng
con người, từng cộng đồng, trở thành yếu tố khăng khít của tồn bộ cuộc
sống, hoạt động và quan hệ con người, đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần ngày
càng tăng của mọi thành viên trong xã hội.
Với tính cách là một hệ thống, ĐSVHTT diễn ra trong sự vận động
tương tác giữa các nhu cầu, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng giá trị tinh thần.
Nhu cầu giá trị tinh thần bao gồm hưởng thụ và sáng tạo, đó là nhu cầu
cơ bản thiết yếu trong đời sống của con người, của xã hội. Nhờ có nhu cầu giá
13


trị tinh thần mà sự tồn tại của con người mang tính người thực sự, đối lập với
tính tự nhiên, tính động vật.
Nhu cầu tinh thần có đặc điểm là: thứ nhất, liên quan chặt chẽ đến trình
độ nhận thức, tình cảm và điều kiện sinh hoạt vật chất của chủ thể. Thứ hai,
so với sự tăng lên của nhu cầu vật chất thì sự tăng lên của nhu cầu giá trị tinh
thần là vô hạn. Nhu cầu vật chất của con người liên quan đến cấu trúc sinh
học của nó và do đó sự tăng lên của nhu cầu này là có giới hạn cho phép con
người ta có thể tính tốn, xác định, cịn nhu cầu văn hóa tinh thần lại liên quan
đến cấu trúc nhân cách và do đó sự tăng lên của nhu cầu này là vơ hạn rất khó
tính tốn, xác định. Khơng thể đặt ra bất cứ giới hạn nào cho sự đầy đủ của
nhu cầu văn hóa tinh thần. Người ta có thể no đủ về cơm ăn, nước uống
nhưng khơng ai có thể no đủ về tri thức và các giá trị nghệ thuật.
Nếu khơng có nhu cầu thì sẽ khơng có sản xuất. Nhu cầu giá trị tinh
thần kích thích con người sáng tạo những giá trị tinh thần mới, kích thích trao
đổi giao lưu và tiêu dùng các giá trị tinh thần. Tóm lại, nhu cầu giá trị tinh
thần kích thích con người tham gia tích cực vào ĐSVHTT.
Sản xuất giá trị tinh thần là hoạt động tìm tịi, phát hiện và làm ra các

gia các giá trị chân, thiện, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của
con người, của xã hội. Sản xuất giá trị tinh thần là cơ sở của toàn bộ
ĐSVHTT.
Khi xem xét đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất tinh thần thì
khơng thể chỉ căn cứ vào quy mơ, số lượng các sản phẩm tinh thần được tạo
ra và quan trọng hơn là tính giá trị, tức lợi ích tiến bộ tinh thần của những sản
phẩm ấy. Bởi trên thực tế, có những sản phẩm tinh thần được sản xuất ra và
lưu hành trên thị trường chỉ vì chúng cho phép người ta thu được lợi nhuận.
Sản xuất giá trị tinh thần, sản phẩm của nó khơng chỉ là vật phẩm mà cả
những phẩm chất tinh thần của con người. Nói con người làm ra văn hóa đồng
thời văn hóa làm ra con người, hay con người là sản phẩm của hoạt động sản
xuất của chính bản thân nó. Bởi “con người là giá trị cao nhất của mọi giá trị
14


văn hóa” [2]. Trình độ được vun trồng của con người, đó là kết quả tất yếu và
vĩ đại nhất của sự sản xuất giá trị tinh thần. C.Mác viết: “Sản xuất không chỉ
sản xuất ra một vật phẩm cho chủ thể, mà còn sản xuất ra một chủ thể cho vật
phẩm” [19, tr.603].
Trao đổi giá trị tinh thần là một hoạt động tất yếu, tự nhiên của một cơ
thể văn hóa lành mạnh. Tính tất yếu của hoạt động này trước hết bắt nguồn từ
quan hệ phong phú của con người và những quan hệ vốn làm nên bản chất
con người.
ĐSVHTT là một cơ thể sống, và cũng như mọi cơ thể sống khác, nó chỉ
sống, phát triển nhờ thông qua sự trao đổi với môi trường. Một con người,
một cộng đồng hay một quốc gia, dân tộc có thể tự túc được cái ăn, cái mặc,
nhưng không thể tự túc được văn hóa. Để có nhiều món ăn tinh thần cho
mình, mỗi người, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia đều phải có sự giao lưu trao
đổi các giá trị văn hịa của nhau. Giao lưu văn hóa phải là trao cái hay của
mình và nhận cái hay của người. Trong q trình giao lưu đó, mỗi cơ thể văn

hóa thực hiện sự chọn lọc, đồng hóa và dị hóa, tiếp thu và gạt bỏ theo cơ chế
tiến hóa. Nhờ đó, ĐSVHTT của các bên tham gia giao lưu được mở rộng và
nâng cao hơn, đa dạng và phong phú hơn.
Tiêu dùng giá trị tinh thần là quá trình con người lựa chọn, tiếp nhận và
cảm thụ các giá trị tinh thàn nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo giá
trị tinh thần của mình.
Quá trình tiêu dùng giá trị tinh thần cũng đồng thời là quá trình bồi
dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm và nhân cách con người, nâng cao sự hiểu
biết, khả năng cảm thụ và sáng tạo văn hóa của nó. Do đó, tiêu dùng tinh thần
cũng đồng thời là sản xuất tinh thần – sản xuất ra chủ thể tiêu dùng mới cao
hơn.
Tiêu dùng giá trị tinh thần có đặc điểm là: thứ nhất, giá trị tinh thần
không phải chỉ tiêu dùng một lần cho một người mà nhiều lần cho nhiều
người. Sản phẩm vật chất mỗi lần dùng nó sẽ hao mòn đi hoặc mất đi, còn sản
15


phẩm tinh thần – một bản nhạc chẳng hạn, nghe một lần và nhớ mãi. Tiêu
dùng sản phẩm tinh thần không chỉ ở một người mà lan tỏa qua sự truyền bá
giữa người này với người kia, có khi truyền bá từ đời này sang đời khác. Thứ
hai, tiêu dùng giá trị tinh thần đòi hỏi người tiêu dùng phải có những phẩm
chất và năng lực nhất định, đồng thời q trình tiêu dùng văn hóa tinh thần
cũng sẽ tạo ra và phát triển hơn nữa những phẩm chất và năng lực đó ở họ. Do
vậy, q trình tiêu dùng các giá trị tinh thần đồng thời cũng là quá trình sáng
tạo các giá trị tinh thần.
ĐSVHTT bao quát các lĩnh vực hoạt động chủ yếu: tư tưởng, nghệ
thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng tơn giáo.
Hoạt động tư tưởng với tư cách là một lĩnh vực của ĐSVHTT có nhiệm
vụ khơng chỉ sản xuất ra trí thức, những quan điểm mới đúng đắn mà còn đưa
được chúng vào ý thức con người, trở thành “xu hướng chủ đạo dẫn dắt cá

nhân tới những hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, tới những hành vi giao
tiếp và ứng xử với những người xung quanh một cách có văn hóa.
Hoạt động tư tưởng là hoạt động chủ đạo quy định phương hướng, trình
độ và phẩm chất của tồn bộ ĐSVHTT cũng như từng bộ phận của nó, đảm
bảo cho ĐSVHTT phát triển đúng hướng, có căn cơ, có gốc rễ vững chắc, bền
lâu và có chất lượng thực sự.
Hoạt động nghệ thuật là quá trình sáng tạo các giá trị nghệ thuật đáp
ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, là lĩnh vực hoạt động đặc trưng nhất, có
tính thẩm mỹ cao nhất trong các hoạt động sáng tạo tinh thần, đồng thời cũng
có tính giáo dục, cảm hóa mạnh mẽ nhất đối với con người.
Nghệ thuật đồng thời làm nhiệm vụ xây dựng tư tưởng và về một số
mặt cịn hiệu quả hơn mọi hình thái tư tưởng khác. Đại hội VI của Đảng
khẳng định: “Khơng hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ
thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi
mới cách nghĩ, nếp sống của con người” [6, tr.129-130].

16


Hoạt động khoa học là hoạt động sáng tạo phổ biến tri thức cần thiết
cho con người và xã hội, đáp ứng yêu cầu chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội
và hoàn thiện con người theo hướng đạt tới chân, thiện, mỹ.
Hoạt động khoa học đem lại cho con người sự hiểu biết – nhân tố hàng
đầu của văn hóa. Tuy nhiên, mới chỉ hiểu biết thơi vẫn chưa là văn hóa. Mới
dừng ở nhận thức dù sâu sắc đến đâu cũng vẫn chưa là văn hóa. Chỉ khi nhận
thức, sự hiểu biết hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận khăng khít của
cuộc sống của từng cá nhân và cả cộng đồng thì mới là văn hóa. Tri thức, sự
hiểu biết nếu khơng được áp dụng hoặc áp dụng vì mục đích phản nhân văn
thì chỉ tạo ra một nỗi khổ - “nỗi khổ của trí tuệ” [11, tr.36]. Do đó, để khoa
học có thể đóng góp to lớn cho ĐSVHTT phải “nhân văn hóa khoa học”, nói

cách khác phải “nâng khoa học lên trình độ nhân bản, vì sự phát triển của con
người, kể cả phần thể xác lẫn tâm hồn” [11. Tr.37].
Hoạt động giáo dục là hoạt động nhằm trang bị cho con người những tri
thức của tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn,
giúp họ có được những phẩm chất và năng lực cần thiết để sáng tạo những giá
trị mới cho cuộc sống, trong đó có giá trị tinh thần.
Giáo dục bao gồm giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Lợi ích do
giáo dục không phải ngay lập tức mà trong tương lai (gần,xa), không chỉ cho
người được giáo dục mà cho cả tồn xã hội. Lợi ích giáo dục có tính lan tỏa,
nhờ đó mà tất cả các lĩnh vực khác của ĐSVHTT được thừa hưởng những
phẩm chất và năng lực của người được giáo dục.
Hoạt động tín ngưỡng tơn giáo là hoạt động hướng về một thế giới siêu
nghiệm với niềm tin tuyệt đối, sự trơng cậy và tình cảm yêu mến đối với thế
giới siêu nghiệm đó [3].
Hệ thống luân lý đạo đức mà tôn giáo tạo ra được trong q trình sinh
thành và phát triển của nó mang dấu ấn lịch sử, tính giai cấp và tính thời đại
rất khác biệt nhưng đều có điểm tương đồng, xuyên suốt là răn dạy các tín đồ
về các giá trị và quy phạm đạo đức. Những điều mà tôn giáo nhấn mạnh như
17


tránh điều ác, làm điều thiện, quan tâm đến mọi người…cũng là nhân tố góp
phần duy trì trật tự xã hội. Thực tế cuộc sống xác nhận rằng “ở đâu cái thiêng
và cái thiện được đề cao thì ở đó cái tục và cái ác có phần thuyên giảm”
[11,tr.38]. Trong phạm vi ý nghĩa này, tơn giáo có thể góp phần giáo dục đạo
đức và động viên những người tin đạo góp phần cùng xã hội tạo ra các giá trị
văn hóa.
Trong phạm vi của khóa luận, tác giả nghiên cứu ĐSVHTT ở góc độ
“Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ĐSVHTT như tư tưởng, nghệ thuật,
khoa học, giáo dục, tín ngưỡng tơn giáo”.

1.2.

Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở huyện Mai
Châu, tỉnh Hịa Bình

 Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh Hịa Bình, có vị trí chiến lược rất
quan trọng, là cửa ngõ lên Tây Bắc và sang Lào. Phía đơng giáp huyện Đà
Bắc và Tân Lạc, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quan Hóa (Thanh Hóa),
phía Bắc giáp huyện Mộc Châu (Sơn La). Tựa lựng vào dãy núi Trường Sơn
hùng vĩ, hình thế Mai Châu giống như hình thang mà đáy lớn từ đông bắc đến
đông nam, đáy nhỏ từ tây đến tây bắc [1, tr.14].
Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vào
khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần, Mường Mai thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia
Hưng, xứ Hưng Hoá. Dưới triều Nguyễn, Mai Châu gồm tổng Thanh Mai và
tổng Bạch Mai.
Kể từ thời Pháp thuộc, châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ, tỉnh Mường
Hồ Bình. Tháng 10/1890, châu Mai Châu và châu Đà Bắc được hợp làm
một, gọi là Mai Đà. Sau một thời gian tồn tại, châu Mai Đà lại tách thành hai
và được giữ nguyên đến năm 1941 thì Mai Châu và Đà Bắc lại tái hợp nhất
thành châu Mai Đà.

18


Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn của cách mạng, ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính phủ ký
nghị định chia huyện Mai Đà thành hai huyện: Mai Châu và Đà Bắc [1, tr.17].
Năm 1957, theo Quyết định của Liên khu III, huyện Mai Châu vốn gồm
5 xã: Mai Thượng, Tân Mai, Mai Hạ, Bao La và Pù Bin được chia thành 21

xã. Đến nay, địa giới hành chính huyện Mai Châu ổn định với 23 đơn vị hành
chính gồm 22 xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn
Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tịng Đậu, Đồng
Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Lng, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang
Kia, Pà Cò, Tân Dân và thị trấn Mai Châu.
Mảnh đất Mai Châu là nơi cộng cư của nhiều dân tộc, cũng là nơi giao
lưu của nhiều nền văn hóa. Nhưng Mai Châu là địa bàn cư trú chính của
người Thái, họ đã cùng các dân tộc, anh em khác trong huyện qua nhiều thế
kỷ đoàn kết, đấu tranh chống lại mọi thế lực phong kiến, đế quốc, cùng nhau
xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
 Điều kiện kinh tế
Năm 2017, tổng giá trị sản xuất đạt 2.011.800 triệu đồng (giá hiện
hành), vượt 3,29% so với kế hoạch và tăng 12,27% so với cùng kỳ, trong đó:
Giá trị sản xuất nơng – lâm – thủy sản đạt 686.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
34,14%; giá trị công nghiệp xây dựng đạt 686.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
34,55%; giá trị thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 630.000 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 31,31%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 43.794 triệu đồng; Tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt 34,41%; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt
93,32%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,66% so với năm 2016 [23].
Trong trồng trọt thì cây lúa chiếm chủ yếu về diện tích và sản lượng.
Cây cơng nghiệp và cây ăn quả là thế mạnh kinh tế của huyện, nhưng vẫn
chưa thực sự được chú trọng phát triển. Ngành chăn nuôi ở Mai Châu chủ yếu
phát triển theo quy mô hộ gia đình. Các loại gia súc thường được ni là trâu,
bò, lợn theo phương thức chăn thả tự nhiên ở các bãi cỏ hoặc dưới tán rừng là
19


chính. Năm 2017, tổng đàn gia súc của huyện đạt 47.161 con, đàn gia cầm đạt
208.253 con; sản xuất nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định, tổng diện tích ao
hồ ni trồng thủy sản tồn huyện đạt 75,22 ha, nuôi cá lồng đạt 584 lồng, sản

lượng thủy sản khai thác đạt 108,5 tấn. Hình thành các mơ hình chăn ni
như: ni gà thả vườn, ni cá ao, ni bị, nuôi lợn sinh sản…
Thời gian vừa qua, ở Mai Châu, việc khai thác rừng chưa thật hợp lý đã
dẫn đến nguồn tài nguyên này ngày một cạn kiệt. Mấy năm gần đây, nhờ các
dự án 661, dự án rừng phòng hộ, dự án trồng mới rừng... cung cấp vốn trồng
và bảo vệ rừng nên thảm rừng ở Mai Châu đã và đang được phục hồi dần.
Cơng tác chăm sóc và bảo vệ rừng luôn được phát triển, hiện tượng chặt phá
rừng làm nương rẫy cơ bản đã được ngăn chặn.
Cho đến nay, huyện Mai Châu ln duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn. Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ưu tiên phát
triển sản xuất, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở
rộng về quy mô sản xuất, tăng sản lượng các mặt hàng. Tồn huyện có 637 cơ
sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã tiêu thụ khối lượng lớn
nguồn nguyên vật liệu của địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần
tăng thu nhập cho 2.376 lao động.
Du lịch được coi là thế mạnh của huyện Mai Châu với một số địa danh
du lịch văn hố nổi tiếng khơng chỉ ở trong nước mà cả đối với du khách
nước ngoài như bản Lác (Chiềng Châu), bản Củm (Vạn Mai), bản Pom
Coọng (thị trấn Mai Châu)... Với 800 ha diện tích mặt nước, hồ sơng Đà là
một danh lam thắng cảnh đẹp, có thể thu hút nhiều khách du lịch đến với Mai
Châu. Phát huy thế mạnh tiềm năng về du lịch làng nghề, Ủy ban nhân dân
huyện đã quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc, thường xuyên tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh về
văn hố, bản sắc dân tộc, huy động nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện đã
xây dựng đề án Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2015 - 2020, tầm
20


nhìn 2030, triển khai thực hiện cơng trình hạ tầng du lịch huyện Mai Châu với

tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng nhằm củng cố, tăng cường khai thác các tiềm
năng về du lịch. Huyện Mai Châu hiện có 119 nhà nghỉ từ khách sạn 3 sao
cho tới homestay, có các hộ homestay được lắp biển đồng giải thưởng
ASEAN giai đoạn 2016 - 2018. Trong năm 2016 tồn huyện đón 301.500 lượt
khách, trong đó khách quốc tế là 112.000 lượt khách, nội địa là 189.500
khách, tổng doanh thu du lịch đạt trên 75 tỷ đồng [23].
Lượng khách tới Mai Châu tương đối đông và rải đều vào các tháng
trong năm, tập trung nhiều vào cuối tuần. Là địa phương sớm phát triển du
lịch văn hóa dân tộc và du lịch sinh thái, khi thực hiện chương trình xây dựng
nơng thơn mới, huyện vùng cao Mai Châu đã lồng ghép hiệu quả các nguồn
vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, thực hiện đề án phát triển du lịch cộng
đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.
Về kinh tế, người Thái là những người làm ruộng có kinh nghiệm sử
dụng sức nước vào việc canh tác cũng như phục vụ đời sống với hàng loạt
mương phai ngang dọc cánh đồng, nhất là hàng ngàn cối giã gạo, xe nước, lợi
dụng sức nước để phục vụ cho đời sống và sản xuất. Bàn tay cần cù và đầy
tinh tế của người phụ nữ Thái đã tạo nên những mảng màu sắc rực rỡ trên tấm
thổ cẩm làm say lòng bất cứ ai khi đến Mai Châu. Họ còn giỏi nghề chài lưới,
đi thuyền xi ngược trên dịng sơng Đà, sơng Mã nổi tiếng hung dữ, tài chăn
ni… Do đó đời sống vật chất của người Thái khá hơn các vùng xung
quanh, đảm bảo cho họ một đời sống tinh thần phong phú.
Từ lâu đời nay người phụ nữ Thái Mai Châu đã nổi tiếng với nghề dệt.
Họ là những nghệ nhân tài ba nơi núi rừng. Quan niệm về cái đẹp được người
con gái Thái thể hiện trên mỗi tấm thổ cẩm. Nhà nào cũng có một đến hai
khung dệt. Các cô gái Thái ngày đêm cần mẫn bên khung cửi, tỉ mỉ, khéo léo
dệt những tấm thổ cẩm với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo. Khách ở xa vào
nhà người Thái sẽ cảm nhận được ngay những sản phẩm dệt trưng bày rực rỡ
trong lịng ngơi nhà sàn của họ qua những xấp chăn đệm, gối, áo… Trong các
21



×