Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.73 MB, 143 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT NĂM 2021 CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

Năm 2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT NĂM 2021 CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

Ngày ..... tháng ..... năm .....
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH HẬU GIANG

Ngày ..... tháng ..... năm .....
ỦY BAN NHÂN DÂN


HUYỆN CHÂU THÀNH A


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT NĂM 2021 CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
BTC
Bộ Tài Chính;
BTNMT Bộ Tài ngun và Mơi trường
CCQLĐĐ Chi cục quản lý đất đai;
CĐT
Chủ đầu tư;
Đất NN
Đất nông nghiệp;
Đất PNN Đất phi nông nghiệp;
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long;

ĐH
Đường huyện;
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân;
DT
Diện tích;
DTTN
Diện tích tự nhiên;
ĐT
Đường tỉnh;
ĐVT
Đơn vị tính;
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo;
GDTX
Giáo dục thường xuyên;
GTSX
Giá trị sản xuất;
HĐND
Hội đồng nhân dân;
HGĐ, CN Hộ gia đình, cá nhân;
KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất;
KT-XH
Kinh tế - xã hội;
MG
Mẫu giáo;
NĐ-CP
Nghị Định - Chính Phủ;
NN
Nơng nghiệp;
NQ-CP

Nghị quyết – Chính phủ;
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Từ viết tắt
Diễn giải
NTM
Nông thôn mới;
NTTS
Nuôi trồng thủy sản;
NVH
Nhà văn hóa;
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam;

Quyết định;
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất;
QL
Quốc lộ;
STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường;
TCQLĐĐ Tổng cục quản lý đất đai;
TD-TT
Thể dục – Thể thao;
TH
Tiểu học;
THCS
Trung học cơ sở;
THPT
Trung học phổ thông;
TN&MT Tài nguyên & Môi trường;
Tr.đ

Triệu đồng;
TT
Thông tư;
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp;
TTTM
Trung tâm thương mại;
TTTT
Trung tâm thể thao;
TTVH
Trung tâm văn hóa;
TT VH-TT Trung tâm văn hóa-thể thao;
UBND
Ủy ban nhân dân;
XH
Xã hội
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KV
Khu vực


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 2030 ....................................................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI
KỲ 2021 - 2030 ..................................................................................................... 2
1. Mục đích ............................................................................................................ 2
2. Yêu cầu .............................................................................................................. 3
3. Nguyên tắc lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030............................ 3
4. Các căn cứ pháp lý và tài liệu để lập Quy hoạch sử dụng đất .......................... 3

V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ............................. 5
VI. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 2030 ....................................................................................................................... 5
VII. CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN .................................................................. 6
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ................................ 7
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ....................... 7
1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................. 7
2. Đặc điểm các nguồn tài nguyên ........................................................................ 9
3. Hiện trạng môi trường ..................................................................................... 12
4. Đánh giá chung................................................................................................ 17
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .................................... 18
1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .............................................. 18
2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực....................................................... 19
3. Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên
quan đến sử dụng đất ........................................................................................... 22
4. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn ........................ 23
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................. 25
6. Đánh giá chung................................................................................................ 30
III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT .............. 31
PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ............................ 33
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI................................................................. 33
1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai có liên quan
đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................................... 33
2. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân ............. 40
3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về
đất đai .................................................................................................................. 41
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT ......... 41
1. Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất ....................................................... 42
2. Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong quy hoạch kỳ trước .............. 48
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất ............. 52
4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất .... 56



III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ
TRƯỚC ............................................................................................................... 57
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ..................... 57
2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong
thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước .......................................................... 66
3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử
dụng đất kỳ tới ..................................................................................................... 67
IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ............................................................................... 68
1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nơng nghiệp ................... 68
2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp ............. 70
PHẦN III: PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .......................... 73
I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT .................................................................... 73
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ....................... 73
2. Quan điểm sử dụng đất.................................................................................... 73
3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng ................................................. 74
II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................... 78
1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội................................................................... 78
2. Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng ................ 83
3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng ...................................................... 112
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG...................................... 113
PHẦN IV: KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 ................................. 117
PHẦN V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................ 118
I. GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....... 118
II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ...................................................................................................... 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 124
I. KẾT LUẬN .................................................................................................... 124

II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 125


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phân loại và diện tích các loại đất ở huyện Châu Thành A..................... 9
Bảng 2: Diễn biến dân số giai đoạn 2015 - 2019 ................................................ 22
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 phân theo đơn vị hành chính trên địa
bàn huyện Châu Thành A .................................................................................... 42
Bảng 4: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020 ...................................... 48
Bảng 5: Danh mục công trình, dự án đất thương mại, dịch vụ thực hiện trong
giai đoạn 2016 - 2020 .......................................................................................... 59
Bảng 6: Danh mục cơng trình, dự án đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thực
hiện giai đoạn 2016 – 2020 ................................................................................. 60
Bảng 7: Danh mục cơng trình, dự án đất phát triển hạ tầng thực hiện trong giai
đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................. 60
Bảng 8: Danh mục cơng trình, dự án đất sinh hoạt cộng đồng ........................... 63
Bảng 9: Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất ................................... 65
Bảng 10: Yêu cầu chất lượng đất đai và yếu tố chuẩn đoán của các kiểu sử dụng
đất chính huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang ................................................ 68
Bảng 11: Kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng
đất huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang .......................................................... 69
Bảng 12: Diện tích mưc độ thích nghi của từng kiểu sử dụng đất đai Châu Thành
A .......................................................................................................................... 70
Bảng 13: Các cơng trình đất nơng nghiệp khác giai đoạn 2021 - 2030 .............. 85
Bảng 14: Các cơng trình đất an ninh giai đoạn 2021 - 2030............................... 85
Bảng 15: Các cơng trình đất khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 ................ 86
Bảng 16: Các cơng trình đất thương mại dịch vụ giai đoạn 2021 - 2030 ........... 87
Bảng 17: Các công trình đất cơ sở sản xuất phi nơng nghiệp giai đoạn 2021 2030 ..................................................................................................................... 87
Bảng 18: Các cơng trình đất cơ sở văn hóa giai đoạn 2021 - 2030 .................... 88
Bảng 19: Các cơng trình đất cơ sở giáo dục đào tạo giai đoạn 2021 - 2030 ...... 89

Bảng 20: Các cơng trình đất cơ sở thể dục thể thao giai đoạn 2021 - 2030 ....... 89
Bảng 21: Các công trình đất giao thơng giai đoạn 2021 - 2030 ......................... 90
Bảng 22: Các cơng trình đất thủy lợi giai đoạn 2021 - 2030 .............................. 93
Bảng 23: Các cơng trình đất cơng trình năng lượng giai đoạn 2021 – 2030 ...... 94
Bảng 24: Các cơng trình đất bưu chính viễn thơng giai đoạn 2021 - 2030 ........ 94
Bảng 25: Các công trình đất bãi thải xử lý chất thải giai đoạn 2021 - 2030 ...... 95
Bảng 26: Các cơng trình đất ở nông thôn giai đoạn 2021 - 2030 ....................... 95
Bảng 27: Các cơng trình đất ở đơ thị giai đoạn 2021 - 2030 .............................. 96
Bảng 28: Các cơng trình đất xây dựng trụ sở cơ quan giai đoạn 2021 - 2030.... 97


Bảng 29: Các cơng trình đất cơ sở tơn giáo giai đoạn 2021 - 2030 .................... 98
Bảng 30: Các công trình đất sinh hoạt cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 .......... 98
Bảng 31: So sánh hiện trạng sử dụng đất năm 2020 và quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2030 .................................................................................................... 105
Bảng 32: Diện tích sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Châu Thành A phân
theo đơn vị hành chính ...................................................................................... 107
Bảng 33: Diện tích chuyển mục đích đến năm 2030 của huyện Châu Thành A
........................................................................................................................... 111


ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ
2021 - 2030
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung rất quan trọng trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở pháp lý để giao đất, cho thuê đất
và chuyển mục đích sử dụng đất. Tại Điều 14, Luật Đất đai năm 2013 quy định
“Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất,
kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”. Theo Khoản
1, Điều 6 Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 Sửa đổi, bổ sung

một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch quy định “Kỳ quy hoạch sử
dụng đất là 10 năm” và “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”.
Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp tổ chức triển khai thực hiện
công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) huyện Châu Thành A được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phê
duyệt tại Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2013 sau đó
được điều chỉnh bằng Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm
2019. Đây là căn cứ để Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành lập kế hoạch sử dụng
đất hàng năm; làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Huyện Châu Thành A được coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nơi hội tụ
nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ - giáo dục, đào
tạo. Với nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020,
huyện Châu Thành A đã được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận huyện Nông
thôn mới tại Quyết định số 1417/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2019. Bước
sang thời kỳ 2021 – 2030, bối cảnh kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và
tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành A nói riêng đã có những định hướng mới
cho phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố – hiện đại hố, xây dựng
nông thôn mới nâng cao, nhu cầu về đất đai cho phát triển công nghiệp, thương
mại và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Đồng thời, quá trình sử dụng đất phải
thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo về mặt môi trường nhưng phải khai
thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc lập Quy
hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành A thời kỳ 2021 - 2030 là rất cần thiết, tạo
cơ sở để huyện có thể chủ động khai thác có hiệu quả, phát huy triệt để tiềm
năng thế mạnh, cũng như tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,
nhanh chóng hịa nhập với xu thế phát triển chung của đất nước. Đây cũng là căn
cứ để phân bổ hợp lý, đúng mục đích, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả cao quỹ đất,

đồng thời thiết lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển
mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... trên địa bàn
1


huyện trong thời gian tới.
Từ những lý do nêu trên, UBND tỉnh Hậu Giang đã có Cơng văn số
577/UBND-NCTH ngày 26 tháng 03 năm 2020 về việc triển khai công tác lập
kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ (2021 – 2025) của tỉnh và Quy hoạch sử
dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 cấp huyện. Trên cơ sở đó Phịng Tài ngun và
Mơi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện huyện Châu Thành A
triển khai thực hiện theo đúng quy định.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT THỜI KỲ 2021 - 2030
1. Mục đích
- Đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử dụng đất trên
địa bàn huyện, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Châu Thành A.
- Đánh giá tình hình quản lý và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020.
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho huyện đến
năm 2030 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2030 và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2030 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính
cấp xã, thị trấn.
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng trong thời
kỳ 2021 - 2030 đến từng đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.
- Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng thời kỳ 2021 -2030
đến từng đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

- Xác định quy mơ, địa điểm cơng trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực sử
dụng đất để thực hiện thu hồi đất thời kỳ 2021 - 2030.
- Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực
hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người
sử dụng đất.
- Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thời kỳ 2021 - 2030.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2021.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện.

2


2. Yêu cầu
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; các nguồn tài nguyên và thực
trạng môi trường; thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; tình hình biến đổi khí
hậu tác động đến việc sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Xác định đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực trên
địa bàn huyện; đồng thời các dự án phải đảm bảo tính khả thi.
- Xác định cụ thể, đảm bảo tính khả thi của các vùng phụ cận các dự án hạ
tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang các khu dân cư để đấu giá quyền sử dụng
đất nhằm tăng nguồn thu ngân sách từ đất.
- Các giải pháp thực hiện phải đảm bảo phù hợp với năng lực tổ chức thực
hiện của huyện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các thành
phần kinh tế trên địa bàn huyện.
3. Nguyên tắc lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,
phương án sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) của
tỉnh Hậu Giang, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện; đảm

bảo quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; kế hoạch sử dụng đất năm 2021 phải
phù hợp với lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài ngun thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các căn cứ pháp lý và tài liệu để lập Quy hoạch sử dụng đất
4.1. Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Quy hoạch năm 2017;
- Luật số 35/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên
quan đến quy hoạch;

3


- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính
phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về
triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;
- Thông tư số 29/2014/TT- BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguvên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất;
- Công văn số 4744/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03 tháng 9 năm 2020 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 –
2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện;
- Công văn số 577/UBND-NCTH ngày 26 tháng 03 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc triển khai công tác lập kế hoạch sử dụng đất 05
năm (2021 - 2025) của tỉnh; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 –
2030 cấp huyện.
4.2. Các tài liệu, số liệu liên quan đến lập Quy hoạch sử dụng đất thời
kỳ 2021 - 2030
- Quy hoạch tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
(đang thực hiện);
- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) tỉnh Hậu Giang (đang thực
hiện);
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm
2020 (được thủ tướng phê duyệt bằng quyết định 1496/QĐ-TTg; ngày 27 tháng
08 năm 2013);
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất năm 2016 huyện Châu Thành A;

- Chương trình phát triển đơ thị phát triển đơ thị tỉnh Hậu Giang giai đoạn

4


2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 – 2020;
- Các quy hoạch đã được thẩm định hoặc phê duyệt trên địa bàn huyện:
quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới…
- Các đề án, dự án có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn huyện;
- Số liệu, bản đồ kiểm kê, thống kê đất đai của huyện Châu Thành A giai
đoạn 2015 - 2020;
- Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang và huyện Châu Thành A các năm
2010, 2015, 2019;
- Tài liệu, số liệu làm việc với các Phòng – Ban ngành trực thuộc UBND
huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất.
III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm
2021 của huyện Châu Thành A có sự tham gia của tất cả các ngành và các địa
phương (cấp xã - thị trấn) có nhu cầu sử dụng đất.
- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Hậu Giang.
- Cơ quan thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các Sở Ngành
- Chủ đầu tư: UBND huyện Châu Thành A.
- Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vĩnh Thịnh.
IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ
2021 - 2030
Quá trình thực hiện sẽ áp dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;
- Ứng dụng GIS và viễn thám (RS): xây dựng hệ thống bản đồ;
- Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu thống kê đã có.

- Phương pháp điều tra thực địa, bổ sung hiện trạng sử dụng đất.
- Phương pháp tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá.
- Phương pháp chuyên gia hội thảo.
- Sử dụng phần mềm Microstation để biên tập bản đồ bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ Quy hoạch sử dụng đất. Sử dụng bản đồ nền là bản đồ kiểm kê
đất đai năm 2019, sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3 0,
có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko=0,9999, kinh tuyến trục 105000'.

5


V. CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 –
2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang (kèm theo Quyết định phê duyệt):
05 bộ
- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2020

05 bộ

- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:

05 bộ

- Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2021

05 bộ

- Đĩa CD lưu trữ báo cáo, số liệu và bản đồ:


02 bộ

6


Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành A nằm ở phía Bắc của tỉnh Hậu Giang, tiếp giáp với
thành phố Cần Thơ, toạ độ địa lý của huyện được xác định:
Từ 9055′50″ đến 9093'55" vĩ độ Bắc;
Từ 105038′31″ đến 105064'19" kinh độ Đông. Địa giới địa giới hành chính
của huyện như sau:
+ Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ;
+ Phía Nam giáp huyện Phụng Hiệp;
+ Phía Đơng giáp huyện Châu Thành;
+ Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và tỉnh Kiên Giang.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 16.052,52 ha, dân số 97.492 người
(NGTK năm 2019), mật độ dân số 607 người/km2. Bao gồm 10 đơn vị hành
chính (79 ấp): các thị trấn Một Ngàn, Bảy Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc và các xã
Trường Long Tây, Trường Long A, Nhơn Nghĩa A, Thạnh Xuân, Tân Hịa, Tân
Phú Thạnh.
Châu Thành A là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Hậu Giang, nằm tiếp giáp với
thành phố Cần Thơ, có nhiều tuyến Quốc lộ chạy qua như QL1A, QL61,
QL61C, huyện có nhiều lợi thế trong phát triển cơng nghiệp, thương mại – dịch
vụ và giáo dục đào tạo. Đây là một trong những huyện phát triển công nghiệp dịch vụ trọng điểm của tỉnh Hậu Giang. Ngoài khu công nghiệp Tân Phú Thạnh,
trường Đại học Võ Trường Toản, các vườn cây ăn trái đặc sản (phát triển du lịch
nông nghiệp, du lịch trải nghiệm), các cơ sở thương mại – dịch vụ..., đây là triển

vọng và cơ hội thuận lợi lớn để huyện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp,
phát triển các đô thị, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng nơng thơn mới nâng cao.
1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng và hơi dốc dần theo hướng Bắc Nam, Đông - Tây (từ phía Quốc lộ 1A vào trong đồng ruộng), cao độ địa hình
biến đổi từ 0,3 m đến 1,2 m. Địa hình bằng phẳng tạo thuận lợi cho sản xuất nơng
nghiệp nhưng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch gây khó khăn và tốn kém
cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông.

7


1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Châu Thành A nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang
đặc trưng của vùng Tây Nam bộ với nền nhiệt cao và ổn định, các chế độ quang
năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ khơng khí... phân hóa thành hai mùa rõ rệt,
với những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí trung bình cả năm 26,60C, mức chênh lệch giữa các
tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5 - 40C), nhưng mức chênh lệch trong
ngày khá lớn, trong các tháng mùa khô dao động từ 24 – 350C và trong các
tháng mùa mưa dao động từ 22 - 320C.
Tổng tích ôn lớn (9.7500C - 9.8500C/năm), thời gian chiếu sáng bình quân
năm lớn (2.202,8 giờ/năm), nhưng phân bố không đều, trong đó các tháng mùa
khơ có thời gian chiếu sáng từ 250 - 269 giờ/tháng và các tháng trong mùa mưa
có thời gian chiếu sáng khoảng 180 giờ/tháng. Với tổng tích ôn lớn, huyện có
thể thâm canh lúa 3 vụ, phát triển các loại cây ăn trái nhiệt đới đặc sản.
- Chế độ mưa
Chế độ mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 và kết thúc vào cuối tháng 11 dương lịch, với lượng mưa chiếm 90% tổng

lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung
bình năm khá lớn, khoảng 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 189 ngày/năm.
- Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm khơng khí trung bình của các tháng trong năm 84,1%, cao nhất
94%, thấp nhất 62,2%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng khơng lớn. Lượng bốc
hơi bình qn 1200 mm, bằng 60-70% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc
hơi trên 50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch.
- Chế độ gió
Tốc độ gió trung bình trong năm 3,5m/s, với 3 hướng gió thịnh hành, bao
gồm: từ tháng 11 - 12: gió Đơng - Bắc gây khơ và mát; từ tháng 2 - 6: gió Đơng
- Nam gây khơ và nóng, nhiệt độ khơng khí tăng, độ ẩm giảm; từ tháng 6 - 11:
gió Tây - Nam thổi từ biển vào mang nhiều hơi nước nên mưa nhiều trong thời
gian này.
Nhìn chung với những đặc điểm khí hậu - thời tiết nêu trên rất thuận lợi
cho phát triển nền nông nghiệp đa canh và thâm canh có hiệu quả khi được đầu
tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và nâng cao năng lực sản xuất (cơ
giới hóa, kỹ thuật, vốn...), nhưng cũng có khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp là
tính mùa vụ cao, cần chú ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu,
kỹ thuật canh tác để thu hoạch trái vụ, cung cấp nguyên liệu liên tục cho chế
biến. Ngoài ra, yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa tập trung trong mùa mưa đòi hỏi
phải đầu tư trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.

8


1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch và trên đồng ruộng ở huyện Châu
Thành A chịu tác động trực tiếp của 3 yếu tố chính là: Chế độ dịng chảy chính
(sơng Hậu), chế độ mưa tại chỗ, chế độ triều biển Đông và ảnh hưởng gián tiếp
của chế độ triều biển Tây với những đặc điểm sau:

- Tình trạng ngập lũ: So với các tỉnh khác thuộc đồng bằng sơng Cửu
Long, lũ ở Hậu Giang nói chung và ở Châu Thành A nói riêng thường đến chậm
và ảnh hưởng lũ ít hơn. Thơng thường từ tháng 8 đến tháng 10 lũ từ sông Hậu đi
theo các kênh rạch chính đổ vào Châu Thành A rồi tiêu thốt theo hướng biển
Tây. Triều biển Tây tuy khơng ảnh hưởng trực tiếp tới huyện Châu Thành A
nhưng tạo thành vùng giáp nước tại khu vực Phụng Hiệp, Long Mỹ, làm cho lũ
ở khu vực phía nam huyện Châu Thành A tiêu thốt chậm hơn, hầu hết diện tích
của huyện Châu Thành A không bị ngập lũ.
- Thủy triều:
Thủy triều biển Đông: Huyện Châu Thành A bị ảnh hưởng trực tiếp triều
biển Đông là chế độ bán nhật triều với 2 thời kỳ triều cường (15 và 01 âm lịch)
và 2 thời kỳ triều kém (07 và 23 âm lịch) trong mỗi tháng, thời gian mỗi kỳ kéo
dài 2-3 ngày và trong mỗi ngày có 2 đỉnh và 2 chân. Triều biển Đông theo sông
Hậu và kênh rạch tác động vào tỉnh Hậu Giang khá mạnh, yếu dần khi vào sâu
trong nội đồng (5-10 km), biên độ triều chênh lệch khá lớn (tại trạm Cần Thơ
104 -169 cm), có tác dụng tốt cho việc tưới tiêu trên toàn bộ diện tích của huyện
Châu Thành A.
Dưới tác động của thủy triều biển Đơng và thủy triều biển Tây, khu vực
phía Tây Nam của huyện nằm cận vùng giáp nước nên khả năng tiêu thốt nước
của khu vực này khá khó khăn, đặc biệt là các tháng mưa lũ.
2. Đặc điểm các nguồn tài ngun
2.1. Tài ngun đất
Tồn huyện có 3 nhóm đất chính được phân thành 9 loại đất sau:
Bảng 1: Phân loại và diện tích các loại đất ở huyện Châu Thành A
STT

Ký hiệu

1
1.1


Nhóm đất phù sa
Glum

1.2

GLum(npl)

2
2.1
2.2

Nhóm đất phèn
Glum(ptio-dtip)
Glum(ntio-dtip)

2.3

Glum(ppl-ntio-dtip)

2.4

Glum(dtio)

Loại đất
Đất phù sa
Đất phù sa gly, có tầng loang lỗ đỏ vàng
sâu
Đất phèn hoạt động nông
Đất phèn hoạt động sâu

Đất phèn hoạt động sâu, có tầng loang lỗ
đỏ vàng nơng
Đất phèn hoạt động rất sâu

Diện tích
Tỷ lệ (%)
(ha)
5.840,63
36,43
4.988,59
31,12
852,04

5,31

3.509,73
71,21
721,57

21,85
0,44
4,49

157,61

0,98

241,26

1,51


9


2.5
2.6
3

Glum(ntip)
Glum(dtip)
Nhóm đất bị xáo trộn
ATgl

Đất phèn hoạt động tiềm tàng
Đất phèn hoạt động tiềm tàng rất sâu
Đất bị xáo trộn
Tổng

262,13
2.055,95
6.702,16
6.702,16
16.052,52

1,63
12,8
41,72
41,72
100


Nguồn: Quy hoạch nông nghiệp huyện Châu Thành A đến năm 2030

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 5.840,63 ha, chiếm 36,43% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện và chia thành 2 loại đất: đất
phù sa gley; đất phù sa gley có tầng loang lổ đỏ vàng sâu. Nhìn chung, các loại
đất trong nhóm đất này đều là đất tốt, có phản ứng chua ít ở tất cả các tầng đất;
mùn đạm tổng số từ trung bình đến giàu ở tầng mặt và giảm dần ở các tầng sâu
hơn; kali tổng số và kali trao đổi từ trung bình đến khá; lân từ trung bình đến
nghèo; hầu hết diện tích là đất phát triển, thuần thục đến 1,2 m, hầu như khơng
có yếu tố hạn chế và được bồi phù sa hàng năm. Do đó đất thích hợp cho canh
tác nhiều loại cây trồng, nhất là lúa, cây ăn quả và cây cơng nghiệp lâu năm.
- Nhóm đất phèn: Có diện tích nhỏ nhất trong 3 nhóm đất chính của
huyện. Tổng diện tích đất phèn là 3.509,73 ha (chiếm 21,85% diện tích tự
nhiên), phân bố ở khu vực địa hình thấp trũng khả năng tiêu thốt nước kém
phía Tây của huyện. Phần lớn diện tích đất phèn thuộc địa bàn xã Trường Long
Tây, một phần xã Tân Hòa và thị trấn Bảy Ngàn; diện tích cịn lại phân bố rải
rác ở các xã, thị trấn khác trong huyện. Nhóm đất phèn trên địa bàn huyện Châu
Thành A bao gồm 2 phân nhóm: phèn hoạt động, phèn tiềm tàng và chia thành 6
loại:
+ Đất phèn hoạt động nơng (0-50 cm): diện tích 71,21 ha, chiếm 0,44%
diện tích tự nhiên.
+ Đất phèn hoạt động sâu (50-100 cm): diện tích 721,57 ha, chiếm 4,49%
diện tích tự nhiên
+ Đất phèn hoạt động sâu (50-100 cm), có tầng loang lổ đỏ vàng nơng (050 cm): diện tích 157,61 ha, chiếm 0,98% diện tích tự nhiên
+ Đất phèn hoạt động rất sâu (100-150 cm): diện tích 241,26 ha, chiếm
1,51% diện tích tự nhiên
+ Đất phèn tiềm tàng sâu (50-100 cm): diện tích 262,13 ha, chiếm 1,63%
diện tích tự nhiên
+ Đất phèn tiềm tàng rất sâu (100-150 cm): diện tích 2.055,95 ha, chiếm
12,80% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung, các loại đất phèn có đất phèn tàng cao, tầng đất mặt có nhiều
chất hữu cơ đã bị phân hủy và bán phân hủy; đất có phản ứng chua nhiều ở tầng
mặt và rất chua ở tầng có chứa jarosit; mùn đạm tổng số rất giàu ở tầng mặt và
giảm xuống trung bình ở tầng ưới; lân tổng số và dễ tiêu rất nghèo ở tầng mặt
và có chiều hướng tăng lên ở các tầng dưới; kali ở mức trung bình; nhôm di
10


động cao ở tầng có chứa jarosite. Q trình sử dụng cần chú ý các biện pháp rửa
phèn, ém phèn khi trồng lúa nước và đặc biệt chú ý không đưa tầng đất phèn lên
trên khi lên líp trồng cây ăn quả.
Hiện trạng cũng như hướng sử dụng lâu dài của nhóm đất này thích hợp
cho trồng lúa nước từ 2-3 vụ/năm, lúa – cá, lúa – rau màu.
- Nhóm đất xáo trộn (đất líp): Diện tích 6.702,16 ha (chiếm 41,72% diện
tích tự nhiên), phần lớn có nguồn gốc là đất phù sa nhưng thành phần lý hóa tính
đã bị thay đổi nhiều do quá trình sử dụng đã được lên líp để trồng để trồng cây
ăn quả, rau màu và đất phi nơng nghiệp. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất
và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới do huyện Châu Thành A đang
trong q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố rất mạnh và nhu cầu của người
dân lên líp trồng cây ăn trái.
2.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của huyện khá dồi dào, được cung cấp
từ hai nguồn chính là nước mưa tại chỗ và nước sơng Hậu qua kênh xáng Xà
No, kênh KH9, sông Ba Láng. Theo đánh giá chất lượng nước sơng Hậu nhìn
chung cịn khá sạch và khá giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu về nước
tưới cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đây là nguồn nước có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của Châu Thành A. Chất
lượng nước sông Hậu được đánh giá như sau:
- Hàm lượng phù sa: Hàm lượng phù sa trên sông Hậu tại khu vực Hậu
Giang được đánh giá ở mức trung bình (100-300g/m3). Ven sơng Hậu vào sâu 10

- 20 km và ven các kênh lớn vào sâu 500 - 1000 m hàng năm có phù sa bồi đắp.
- Lưu lượng và khả năng khai thác nguồn nước sông Hậu: Theo kết quả
nghiên cứu của Phân viện Khảo sát và Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ thì lưu
lượng nước sông Hậu ở các tháng mùa khô trong những năm qua và lâu dài có
xu thế giảm dần do sự khai thác ngày càng tăng ở các khu vực thượng nguồn.
Mặc dù vậy, đối với Châu Thành A hầu hết diện tích đất nơng nghiệp vẫn có đủ
nước tưới quanh năm, cần chú ý các giải pháp thoát lũ và tiêu úng.
- Nước ngầm: Theo tài liệu công bố của Liên đồn VIII Địa chất Thủy
văn và Xí nghiệp Khai thác Nước ngầm số 5 cho thấy nước ngầm ở Hậu Giang
nói chung và Châu Thành A nói riêng có 4 tầng: Holoxen, Pleistoxen, Plioxen
và Mioxen, trong đó:
- Tầng Holoxen năm ở độ sâu 40-80 m, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh.
- Tầng Pleistoxen có trữ lượng cao nhất, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn
về vệ sinh và nằm ở độ sâu vừa phải 80-150m, phù hợp với khả năng khai thác
hiện nay.
- Tầng Plioxen nằm ở độ sâu trên 300m có chất lượng khơng tốt.

11


- Tầng Mioxen nằm ở độ sâu 400-500m nước có chứa khống và có tiềm
năng lớn có thể khai thác sử dụng trong tương lai.
2.5. Tài nguyên du lịch
Trên địa bàn huyện có di tích chiến thắng Tầm Vu, nơi đây có tượng đài
chiến thắng cao 10m nổi lên giữa những vườn cây trái ngút ngàn, ngồi ra cịn
có các di tích như: Chiến thắng Chi khu Một ngàn, khu di tích lịch sử mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Bia kỷ niệm Tiểu đoàn 307 Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân, khu vui chơi giải trí Trường Đại học Võ Trường
Toản được xây dựng theo tiêu chuẩn Châu Âu, có quy mơ lớn và hiện đại nhất

khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thu hút hàng chục ngàn khách du lịch đến
tham quan.
Bên cạnh đó, tận dụng các tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên; chú trọng
đầu tư xây dựng các cơng trình cơng cộng như cơng viên, các khu vui chơi giải
trí; trùng tu các di tích lịch sử văn hóa. Hình thành, mở rộng các vùng cây ăn trái
theo mơ hình du lịch nhà vườn, điểm bán đặc sản của địa phương, phát huy lợi
thế du lịch nông nghiệp, đường sông, thành lập và phát triển các khu du lịch sinh
thái... thu hút du khách đến huyện tham quan, mua sắm.
Bên cạnh đó, trong những năm tới, huyện cần tập trung nguồn lực để phát
triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao các giá trị chuỗi sản phẩm OCOP.
Đồng thời, huyện tranh thủ kết nối các tuyến giao thông đối ngoại để khai thác
vào phát triển du lịch di tích lịch sử, du lịch dã ngoại; thiết kế đồng ruộng, ao
nuôi thủy sản đáp ứng cho nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch thập
phương về vùng quê sông nước.
2.6. Tài nguyên nhân văn
Châu Thành A là vùng đất trù phú được khai phá từ lâu đời, là một trong
những huyện có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, huyện
có khu di tích lịch sử Tầm Vu là di tích cấp quốc gia, ngồi ra trên địa bàn
huyện cịn có các bia tưởng niệm như: bia tưởng niệm mặt trận giải phóng dân
tộc Miền Nam, Thánh thất cao đài Chiếu Long Minh Châu…
3. Hiện trạng môi trường
3.1. Chất lượng nước
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2016 – 2020, quan trắc tại
6 điểm trên địa bàn huyện Châu Thành A: Ngã 4 sông Ba Láng – chợ Cái Tắc,
TT. Cái Tắc, nhánh sông Ba Láng, bến đị số 10, nhánh sơng Ba Láng, chợ
Rạch Gịi, kênh xáng Xà No, gần chợ Một Ngàn, xênh xáng Xà No, chợ Bảy
Ngàn, ngã 3 sông Cái Răng – kênh xáng Xà No, xã Nhơn Nghĩa A cho thấy:
Nước mặt: Kết quả quan trắc cho thấy ngồi thơng số Nitrat (NO3- tính
theo N) và pH nằm trong giới hạn cho phép, các thơng số cịn lại như Coliform,
Sắt (Fe), COD, BOD5, Amoni (NH4+ tính theo N), Phosphat (PO43- tính theo


12


P), Nitrit (NO2- tính theo N), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) đều được ghi nhận
có hàm lượng vượt ngưỡng quy định. Riêng đối với nồng độ Oxy hòa tan
(DO), ở hầu hết tất cả điểm quan trắc đều không đạt theo yêu cầu.
- Thông số pH

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2016 – 2020)
- Thông số Oxy hòa tan (DO)

Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của thông số DO dao động tương đối
giữa các điểm quan trắc trong năm và giữa các năm và ở Châu Thành A chưa
vượt ngưỡng cho phép.
- Thông số Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của thông số TSS dao động rất mạnh
giữa các điểm quan trắc trong năm, giá trị hàm lượng TSS tại tất cả các điểm
quan trắc đều vượt ngưỡng cột A2 (30 mg/l).

- Thơng số Nitrat (NO3- tính theo N)

13


Kết quả quan trắc tại các điểm đều có giá trị thấp hơn quy định của quy
chuẩn ở cả 2 cột (2,0 mg/l đối với cột A1 và 5,0 mg/l đối với cột A2).
- Thơng số Amoni (NH4+ tính theo Nitơ)

Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của thông số Amoni dao động mạnh

giữa các điểm quan trắc trong năm và giữa các năm trong kỳ báo cáo. Nhìn
chung các chỉ số Amoni của huyện năm 2020 đều vượt ngưỡng cho phép.
- Thơng số Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của thông số BOD5 dao động mạnh
giữa các điểm quan trắc trong năm và giữa các năm trong kỳ báo cáo. Hàm
lượng BOD5 tại tất cả các điểm quan trắc đều vượt ngưỡng so với quy định tại
cột A2.

- Thông số Nhu cầu oxy hóa học (COD)
14


Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của thông số COD dao động tương đối
giữa các điểm quan trắc trong cùng năm và giữa các năm trong kỳ báo cáo;
trong đó, hàm lượng COD tại tất cả các điểm quan trắc đều vượt ngưỡng cột
A1 với một số vị trí quan trắc có lúc đạt giá trị dưới ngưỡng cột A2.
- Thông số vi sinh Coliform

Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của thông số Coliform dao động mạnh
giữa các điểm quan trắc trong năm và giữa các năm trong kỳ báo cáo với đa số
giá trị vượt ngưỡng quy định ở cột A1 và cột A2.
- Thông số Sắt (Fe): Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của thông số Fe
dao động mạnh giữa các điểm quan trắc trong năm và giữa các năm trong kỳ
báo cáo.

15


b) Nước dưới đất
Kết quả quan trắc được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước dưới đất QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Các tầng chứa nước được
kí hiệu A, B, C lần lượt tương ứng với Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích
Pleistocen giữa - trên (qp2-3), Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen
trên (qp3) và Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh).
Kết quả quan trắc cho thấy ngồi thơng số Sulfat (SO42-), Nitrat (NO3tính theo N), Nitrit (NO2- tính theo N) và pH nằm trong giới hạn cho phép, các
thông số cịn lại như Sắt (Fe), Amoni (NH4+ tính theo N), Độ cứng tổng số
(tính theo CaCO3) và Chỉ số pemanganat đều được ghi nhận có hàm lượng
vượt ngưỡng quy định.
3.2. Chất lượng khơng khí
Kết quả quan trắc năm 2020 tại ngã 3 Cái Tắc, TT. Cái Tắc, KCN Tân
Phú Thạnh cho thấy: các thông số SO2, CO, TSP,
- Thông số SO2

Thông số CO

Thông số Tổng bụi lơ lửng (TSP)

16


- Thông số NO2

3.3. Chất thải rắn
Hiện nay, tốc độ đơ thị hố, cơng nghiệp hố trên địa bàn huyện Châu
Thành A ngày càng cao. Do đó đã làm gia tăng chất thải rắn cả về số lượng và
chủng loại, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Châu Thành A chưa có bãi rác
tập trung, tồn bộ rác được thu gom và chuyển đến bãi rác ở Vị Thanh (bãi rác
Tân Tiến), Phụng Hiệp (Hoà An) để xử lý, do vậy gặp khơng ít khó khăn, trong
tương lai để cơng tác bảo vệ môi trường huyện được tốt hơn cần quan tâm hơn
về vấn đề xử lý rác thải mà bước đầu là quy hoạch trên địa bàn huyện bãi rác

tập trung.
4. Đánh giá chung
4.1. Thuận lợi
- Châu Thành A là huyện có tiềm năng lớn trong phát triển cơng nghiệp,
dịch vụ và đơ thị, có nhiều lợi thế trong mối liên hệ vùng để thúc đẩy công
nghiệp – TTCN và dịch vụ phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

17


×