Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TÊN DỰ ÁN : “ QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG” MÔN: SINH HỌC LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
-----------------

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TÊN DỰ ÁN :
“ QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG”

MÔN: SINH HỌC LỚP 11

Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Bích
Tổ

: Sinh - Cơng nghệ

Năm học 2016 - 2017

1


Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh
Trường THPT Lý Thái Tổ.
Địa chỉ

: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Điện thoại : 02413.831.612
Email

:



BÀI DỰ THI
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MƠN ĐỂ DẠY BÀI
"QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG"
SINH HỌC 11 - THPT

Họ và tên giáo viên : Nguyễn Thị Ngọc Bích
Sinh ngày

: 11- 04- 1982

Mơn

: Sinh học

Điện thoại

: 0975688029

Email

:

2


PHIẾU DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
I. TÊN CHỦ ĐỀ: "QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG"

Sinh học lớp 11
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:

* Kiến thức, kỹ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong bài này:
+ Môn Sinh học:
1. Kiến thức:
- Chứng minh được vai trò quyết định của quang hợp đối với năng suất cây trồng.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp nhằm nâng cao năng
suất cây trồng.
- Tìm hiểu được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất
cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.
2. Kỹ năng :
- Chăm sóc cây trồng ở gia đình để có bộ lá xanh lâu, khả năng quang hợp tốt
- Tự học, tự khai thác thơng tin, kỹ năng làm việc nhóm.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
3. Giáo dục:
- Ý thức tìm hiểu và ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp và tin tưởng vào triển vọng của năng suất cây trồng.
+ Mơn Hóa học:
Hóa học 11. Bài 12. Phân bón hóa học
- Xác định tên, vai trị, ứng dụng của 1 số loại phân bón hóa học .
+ Mơn Cơng nghệ:
Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thơng thường.
- Cách sử dụng phân bón trong trồng trọt một cách hợp lý và an tồn.
Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
và môi trường.
3


- Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt một cách hợp lý và an

toàn.
- Hiểu các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng nhằm tăng năng
suất cây trồng.
+ Giáo dục môi trường :
- Cung cấp nước, phân bón, chăm sóc hợp lí, tạo điều kiện cho cây hấp thu
và chuyển hóa năng lượng tốt, góp phần bảo vệ mơi trường.
+ Mơn Giáo dục cơng dân 11:
Bài 12: Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường
- Có ý thức bảo vệ mơi trường và xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ môi
trường và sức khỏe con người.
- Biết tuyên truyền cho người xung quanh về tác hại của những hành vi gây
ơ nhiễm mơi trường và tích cực hành động bảo vệ mơi trường sống.
+ Tốn học: Sử dụng kỹ năng tốn học để tính năng suất sinh học, năng
suất kinh tế, chỉ số diện tích lá.
+ Địa lý 10: Bài 28. Địa lý ngành trồng trọt
- Đặc điểm tự nhiên, xã hội địa phương.
+ Vật lý 12:
- Bài 24. Tán sắc ánh sáng.
- Bài 26. Quang phổ ánh sáng
- Cơ chế ứng dụng ánh sáng đèn led
+ Tin học: Biết cách lấy thông tin, clip trên mạng internet, xây dựng bản
trình chiếu power point.
* Kĩ năng:
+ Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thơng tin và làm việc nhóm.
+ Vận dụng những kiến thức liên mơn: Sinh học; Hóa học; Tích hợp giáo
dục mơi trường; Cơng nghệ; Giáo dục cơng dân , tốn học, địa lý khi học bài
“Quang hợp và năng suất cây trồng ”.
+ Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
+ Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
4



+ Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
* Thái độ:
+ Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm.
+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn.
+ Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
+ Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
III. Đối tượng dạy học của dự án:
- Học sinh khối 11 – Trường THPT Lý Thái Tổ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
+ Tổng số học sinh: 150
+ Số lớp: 3 lớp gồm : 11A1, 11A4, 11A5
- Đa số học sinh có nhận thức nhanh, ý thức học tập tốt, có khát khao tìm
tịi kiến thức.
- Khu vực có đời sống cao nhưng chủ yếu là các làng nghề, diện tích đất
canh tác bị thu hẹp nên cũng phần nào ảnh hưởng tới nhận thức của các em với
sản xuất nông nghiệp.
- Bài giảng tôi thực hiện thuộc môn sinh học 11 nên có 1 số thuận lợi:
+ Đối với kiến thức về “quang hợp và năng suất cây trồng” các em đã được
tìm hiểu cơ bản ở bậc THCS và sinh học 10… nên rất thuận lợi cho các em tự
tìm kiểm thơng tin kiến thức, đồng thời các em khơng cịn bỡ ngỡ, lạ lẫm với
những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
+ Đối với các môn học khác như môn vật lý, hóa học, giáo dục mơi trường ..
các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến mơn sinh học. Vì vậy khi
cần tích hợp kiến thức của một mơn học nào đó vào vào bộ mơn sinh học để giải
quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ.
IV. Ý nghĩa, vai trò của dự án:
1. Ý nghĩa của dự án trong thực tiễn dạy học.
- Qua việc dạy học của dự án học sinh có tư duy, biết gắn kết vận dụng kiến

thức, kĩ năng, thái độ của nhiều môn học khác nhau với thực tiễn đời sống xã hội
làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
5


- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy được khả năng tư duy
tích cực, sáng tạo và độc lập.
- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức bộ mơn mình dạy mà cịn khơng ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra
trong môn học nhanh hiệu quả cao.
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn
học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình
huống khác xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho
chính bản thân.
- Như vậy, qua dự án học sinh không chỉ hiểu được vai trò quyết định của
quang hợp tới năng suất cây trồng, đưa ra được các biện pháp khoa học kỹ thuật
nhằm tác động vào quang hợp làm tăng năng suất cây trồng mà qua đây còn giáo
dục ở học sinh ý thức bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, định hướng nghề
trong tương lại.
V. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, máy tính.
- Máy ảnh, máy quay phim
- Bút dạ, giấy A4, giấy A0.
- Tranh ảnh, clip minh họa
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN - NHÓM TRƯỞNG - GIÁO VIÊN
Họ và tên:………………………………….
Nhóm:……………………………………..

CÁC HOẠT ĐỘNG

HỒN THÀNH
TỐT

Hoạt động chuẩn bị
Hoạt động học trên lớp
Hoạt động ứng dụng
6

HỒN THÀNH

KHƠNG
HỒN THÀNH


2. Học liệu: (Tìm hiểu của học sinh từ nguồn trên mạng internet )
- Tên, thành phần hóa học, cách sử dụng một số loại phân hóa học, phân
hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Tên, thành phần hóa học, cách sử dụng một số loại thuốc trừ sâu.
- Ưu điểm của việc chọn giống cây trồng giúp tăng hệ số lá, tăng cường độ
quang hợp, tăng hệ số kinh tế.
- Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng nhằm tăng hệ số lá, tăng
cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế.
- Phương pháp công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất (sử dụng đèn
led…)
- Thành tựu trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
- Số liệu về năng suất, sản lượng lúa của địa phương.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
- Cách thức: Mô tả bằng giáo án và slide power point, sử dụng sản phẩm power

point thuyết trình của học sinh, clip , sử dụng sơ đồ tư duy khái quát bài học.
- Thời gian: Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút)
- Trong quá trình dạy học chia thành các hoạt động. Các hoạt động này tương
ứng với các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh về nhà chuẩn bị trước.
- Nhiệm vụ của giáo viên:
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng.
+ Bước 2: Đánh giá nhu cầu và kiến thức cần đạt được.
+ Bước 3: Chia nhóm, lập kế hoạch thực hiện.
+ Bước 4: Học sinh thực hiện theo kế hoạch đạt ra.
- Nhiệm vụ của học sinh: Học sinh tự nghiên cứu các tài liệu trong sách,
các tạp trí, các thơng tin trên mạng internet sưu tầm các tư liệu và trình bày kết
quả bằng powerpoint, video, phần mềm...
- Giáo án:

7


Ngày soạn: 10/11/2006
Ngày dạy : 18/11/2016
Tiết 12
Bài 11. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này HS cần phải:
1. Kiến thức:
- Chứng minh được vai trò quyết định của quang hợp đối với năng suất cây trồng.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp nhằm nâng cao năng
suất cây trồng.
- Tìm hiểu được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất
cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.
2. Kĩ năng :

- Chăm sóc cây trồng ở gia đình để có bộ lá xanh lâu, khả năng quang hợp tốt
- Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thơng tin và làm việc nhóm.
- Vận dụng những kiến thức liên mơn: Sinh học; Hóa học; Tích hợp giáo
dục mơi trường; Cơng nghệ; Giáo dục cơng dân , tốn học, địa lý khi học bài.
3. Thái độ:
+ Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
- Để tổ chức dạy học theo hướng tích hợp trong bài dạy, chủ yếu thời gian tiết
học là kết quả tự tìm hiểu, thu thập, xử lý thơng tin cá nhân và nhóm học sinh, tơi đã
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà như sau (1 tuần trước tiết giảng)
- Tơi tiến hành phân nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể, trong đó:
+ Lớp chia 4 nhóm, lớp trưởng chịu trách nhiệm chung.
+ Nhóm trưởng: Chịu trách nhiệm của nhóm: thiết kế, phân cơng nhiệm vụ
cho thành viên (đại diện thuyết trình), thảo luận tổng hợp nội dung...
8


+ Tổ chức tổ hợp kết quả chuẩn bị trước khi tổ chức hoạt động dạy và học
trên lớp. GV gặp nhóm trưởng trước để kết hợp với học sinh thống nhất cách
trình bày, hình ảnh đưa vào bài trình chiếu, kiến thức đã tích hợp được, thời
gian… trên máy chiếu và bản thuyết trình.
+ Nội dung:
* Nhóm 1, tìm hiểu tăng năng suất cây trồng thông qua tăng diện tích lá
- Cơ sở khoa học của việc tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng.
- Các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng khi điều chỉnh diện
tích lá thích hợp.

- Thành tựu trong thực tế khi áp dụng các biện pháp thích hợp.
- Tích hợp được kiến thức các mơn học phù hợp
* Nhóm 2, tìm hiểu tăng năng suất cây trồng thơng qua tăng cường độ
quang hợp và tăng hệ số kinh tế.
- Cơ sở khoa học của việc tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế với
tăng năng suất cây trồng.
- Biện pháp tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế
- Thành tựu thực tế khi áp dụng các biện pháp thích hợp.
- Tích hợp được kiến thức các mơn học phù hợp
* Nhóm 3: Tìm hiểu thực trạng việc sản xuất lúa ở địa phương từ đó đề
xuất biện pháp tăng năng suất lúa địa phương. Triển vọng năng suất cây trồng
tương lai.
- Thực trạng sản xuất lúa tại địa phương (sản lượng trong những năm gần đây)
- Hướng sử dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp nước nhà.
- Phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tìm kiếm thơng tin nội dung bài học, tạo bản power point thuyết trình
Học sinh các nhóm trình bày sự chuẩn bị theo phân cơng.
Các nhóm thống nhất cử 04 học sinh đại diện 4 nhóm trình bày trước lớp.
Xây dựng bản đồ tư duy chung cho lớp và cá nhân theo bài học.

9


III. PHƯƠNG PHÁP
- Giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án nhỏ.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tịi tự học, hoạt động nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
2. Bài mới:

2.1. ĐVĐ (1 phút )
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó quang
hợp có ý nghĩa quyết định đến năng suất thu hoạch .
2.2 Nội dung bài giảng
HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút)
I. QUANG HỢP QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
Mục tiêu: - Chứng minh quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế.
- Tích hợp được kiến thức các môn học phù hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG GHI BÀI

GV: Chiếu biểu đồ thành phần hóa học
trong sản phẩm của cây.
Yêu cầu HS cho biết:
I. Quang hợp quyết định năng suất cây
+ Khi phân tích thành phần hóa học các sản trồng:
phẩm cây trồng thì tỉ lệ các thành phần đó
như thế nào?
+ Tổng 3 nguyên tố C, H, O chiếm tỉ lệ là
bao nhiêu?
Cacbon 45%
+ Sản phẩm thu hoạch chủ yếu được lấy từ
90 – 95% lấy từ
Oxi 42 - 45%
CO và H O
đâu? Thông qua q trình nào?
Sản phẩm
qua QH

cây trồng
Hiđrơ 6,5%
 Kết luận được điều gì về vai trị của
quang hợp đối với năng suất cây trồng?
Ngtố khoáng 5 - 10%
HS: nghiên cứu SGK trả lợi
GV: nhận xét, chốt kiến thức.
2

2

Kết luận: Quang hợp quyết định
GV: Chiếu hình ảnh, yêu cầu học sinh.
Liên quan tới khái niệm năng suất, quan sát khoảng 9095% năng suất cây trồng.
hình và phân biệt năng suất sinh học với
năng suất kinh tế ?
HS: Quan sát hình, đọc sgk và phân biệt

10


GV: Đưa bài tốn tính năng suất sinh học,
năng suất kinh tế, hệ số kinh tế.
Tích hợp mơn tốn, u cầu HS tính.
Ví dụ: Người ta tính được rằng: 1ha cà
chua, sau 60 ngày thu được 3000 kg sinh
khối. Trong đó có 2400 kg quả .
HS: Kết luận:
Năng suất sinh học (Nsh) = 3000/60 = 50
kg/ngày/ha

Năng suất kinh tế (Nkt) = 2400/60 = 40
kg/ngày/ha
Hệ số kinh tế = Nkt.100%/Nsh
= 40.100%/50= 80%
GV: Cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh
tế với con người của những cây sau ?
HS: Trả lời.
GV: Bằng cách nào để tăng năng suất cây
trồng thông qua sự điều khiển quang hợp?

Năng suấ
t sinh học

Năng suất
kinh tế

* Năng suất sinh học: tổng lượng chất
khơ tích luỹ được trong mỗi ngày trên 1
ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng.
* Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng
suất sinh học được tích luỹ trong các cơ
quan (hạt, củ, quả...) chứa các sản phẩm
có giá trị kinh tế đối với con người

HOẠT ĐỘNG 2:
II. TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THƠNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN
QUANG HỢP
1. TĂNG DIỆN TÍCH LÁ (12 phút)
Mục tiêu: Nhóm 1: Bài chuẩn bị phải nêu bật được nội dung:

- Cơ sở khoa học của việc tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng.
- Các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng khi điều chỉnh diện tích lá
thích hợp
- Thành tựu trong trồng trọt.
- Tích hợp được kiến thức các môn học phù hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG GHI BÀI

GV: Giới thiệu phần bài chuẩn bị của II. TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
nhóm 1, đại diện nhóm 1 lên thuyết THƠNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN QUANG
trình.
HỢP
1. TĂNG DIỆN TÍCH LÁ.
1.1.Cơ sở khoa học: Lá là cơ quan quang
hợp tạo vật chất hữu cơ cho cây.
Vì vậy, tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng
→ tăng diện tích quang hợp
→ tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây
→ tăng năng suất cây trồng.
1.2. Biện pháp
* Chọn giống:
HS: - Cơ sở khoa học của việc tăng
diện tích lá làm tăng năng suất cây
trồng.

11


- K.A.Timiriazev ( 1843 – 1920) đã

nói:
”Bằng cách điều khiển chức năng
quang hợp, con người có thể khai
thác cây xanh vô hạn”...
- Các biện pháp kỹ thuật làm tăng
năng suất cây trồng khi điều chỉnh
diện tích lá thích hợp
Lúa: 4,0 -> 5,0

Cà phê: 5,0 -> 7,0

HS: Đặt câu hỏi thảo luận trước lớp?
Các biện pháp làm tăng diện tích lá?
? Cách tính chỉ số diện tích lá

- Giống có hệ số lá tối ưu.
LAI = m2 lá/ m2 đất trồng

Tích hợp mơn cơng nghệ.
HS: Kỹ thuật, lợi ích của biện pháp
trồng thẳng hàng, xen canh với năng
suất cây trồng?
HS: giải thích

* Điều chỉnh mật độ là biện pháp đơn giản
nhất để tăng tiết diện lá. Tuỳ theo giống, mức
độ thâm canh, độ màu mỡ của đất… mà ta
xác định mật độ thích hợp

- Giống cây trồng có thời gian sinh trưởng

vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp

- Tích hợp mơn hóa, cơng nghệ.
- Theo tổ chức FAO, ở nước ta, cho
đến năm 1990, trung bình phân bón
làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1
tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu
được 13 tấn hạt ngũ cốc. Vậy chúng * Sử dụng phân bón đặc bịêt là phân đạm,
ta cần bón phân hóa học như thế nào để tăng nhanh chóng diện tích lá
cho hợp lý và hiệu quả ?
- Hãy kể tên, vai trị chính của một số
loại phân bón hóa học bà con nơng
dân thường sử dụng ?
+ Có 5 loại phân hóa học thường
dùng là phân đạm, phân lân, phân
kali, phân hỗn hợp, phức hợp ( NPK)
và phân vi lượng
+ Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn
lá và các loại rau, thường được bón
sớm lúc cây còn non.
+ Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy
thân, củ, hoa:cây họ đậu, mía…dùng
bón lót.
+ Phân Kali: Bón cho cây ăn quả, lấy
củ như: Bưởi, dưa chuột, khoai tây,
cam, quýt….Bón vào lúc cây có quả
làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc
đẹp.
12



- Tích hợp giáo dục mơi trường,
giáo dục cơng dân.
- Việc lam dụng bón q nhiều phân
bón, cây khơng hấp thu hết gây ảnh
hưởng đến cây trồng, con người và
môi trường?
- Cách khắc phục hiện tượng trên?
+ Bón phân hóa học vừa đủ, phù hợp
nhu cầu cây trồng.
+ Trồng cây xen canh với cây họ đậu
để cải tạo đất tăng đạm tự nhiên cho
đất.

+ Sử dụng loại phân bón dạng chậm * Ngăn ngừa sâu bệnh
tan để cây trồng sử dụng một cách từ
từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh
dưỡng, giảm chi phí, giảm ơ nhiễm
mơi trường.
+Tăng cường bón phân hữu cơ làm
tăng lượng mùn ,tăng khả năng giữ
- Biện pháp thủ công: bắt sâu, ngắt lá sâu
phân.
bệnh
+ Biết tun truyền tới mọi người
cùng thực hiện...
Tích hợp mơn cơng nghệ, giáo dục
bảo vệ môi trường, giáo dục công
dân.
HS: Biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh

cho cây ?
Bạn có suy nghĩ gì trước hình ảnh
phun thuốc trừ sâu hóa học cho lúa?
Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật?
Hậu quả khi dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật với sức khỏe con người?
Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn
hiện tượng trên?

- Biện pháp phun thuốc trừ sâu.
* Tưới nước một cách hợp lí :
- Liều lượng và số lần tưới tùy thuộc vào yêu
cầu nước của cây.
- Phương pháp: tưới ngập nước, tưới theo
rãnh, tưới phun mưa
- Chú ý đến ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm

Tích hợp mơn cơng nghệ, địa lý
- Biện pháp kỹ thuật tưới nước hợp * Kỹ thuật chăm sóc cho cây
lý, bảo vệ mơi trường?
- Dựa vào đặc điểm địa lý từng vùng,
loại cây trồng đưa ra chế độ tưới hợp
lý.
Cho ví dụ cụ thể ở địa phương?
HS: Tích hợp mơn cơng nghệ.
Kỹ thuật nông sinh: xới đất, tỉa
cành, tỉa lá...
13



HS: Chứng minh bằng các tư liệu 1.3. Thành tựu cây trồng cho năng suất cao.
thực tế.

Giống lúa AC5

Củ cải đỏ

GV: Nhóm khác cho ý kiến bổ sung.
GV: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO
VIÊN

Tăng diện tích lá

Theo các tiêu chí đánh giá...
- Thẩm mĩ..
- Lượng thơng tin..lượng kiến
thức tích hợp...
- Khả năng thuyết trình...
- Trả lời câu hỏi của nhóm khác
GV: Chốt lại nội dung kiến thức.
Theo bảng slide trình chiếu

Cơ sở
khoa học

- Lá là cơ quan quang hợp
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là
tăng diện tích quang hợp -> tăng tích lũy

chất hữu cơ trong cây và tăng năng suất
cây trồng

Biện pháp

- Chọn giống cây có hệ số lá tối ưu cao
- Tưới nước bón phân hợp lí
- Điều chỉnh mật độ cây trồng hợp lí
- Chăm sóc và phịng ngừa sâu bệnh cho
cây
- Ngồi ra cịn có thể dùng một số biện
pháp kéo dài khả năng quang hợp cho
cây

HOẠT ĐỘNG 3 (15 phút)
II. TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THÔNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN
QUANG HỢP
2. TĂNG CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP
3. TĂNG HỆ SỐ KINH TẾ .
Mục tiêu: Nhóm 2 trình bày sản phẩm, nêu bật được:
- Cơ sở khoa học
- Biện pháp tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế
- Thành tựu thực tế.
- Tích hợp được kiến thức các môn học phù hợp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG GHI BÀI

HS: Nhóm 2 trình bày sản phẩm


- Biện pháp nông sinh phù hợp từng vùng
địa lý, từng loại cây trồng.
- Nếu triển khai được hệ thống ống dẫn
CO2 sẽ giúp giảm thiếu ô nhiễm mơi
trường từ khí thải các nhà máy cơng
nghiệp.
14

2. Tăng cường độ quang hợp
2.1. Cường độ quang hợp là chỉ số thể
hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy
quang hợp ở lá do đó quyết định sự tích
lũy chất khơ và năng suất cây trồng.
2.2. Biện pháp để tăng cường độ
quang hợp.
- Chọn, lai tạo giống có hoạt động quang
hợp tối ưu
- Có các biện pháp nơng sinh thích hợp
- Tăng hàm lượng CO2 trong môi
trường:
+ Xây dựng hệ thống ống dẫn CO2 từ
các nhà máy công nghiệp ra đồng ruộng.


+ Bón phân ( Lithovit)... xới đất..
Tích hợp mơn hóa học, giáo dục bảo vệ
môi trường.
HS: Ưu điểm khi sử dụng phân bón
Lithovit ?
+ Hiệu quả của Lithovit...

Lithovit chẳng những cung cấp các
trung-vi lượng quan trọng cho cây trồng mà
trong q trình phân hủy sau khi xâm nhập
vào khí khơng lá cây lại phóng thích ra một
lượng CO2, từ đó, kích hoạt-tăng cường q
trình quang hợp, đây là chìa khóa của việc
gia tăng năng suất cây trồng...
+ Dùng Lithovit có thân thiện với môi
trường?
Sản phẩm tự nhiên, không gây hại đối với
người, động vật và nguồn nước...
Tích hợp mơn vật lý
- Giải thích cơ chế, ưu điểm khi sử dụng
- Phương pháp hiện đại:
đèn led ( ánh sáng nhân tạo)
+ Ánh sáng mặt trời là tổng hợp của ánh sáng + Trồng cây trong nhà màng
trắng trong khi cây trồng chỉ hấp thụ hai dải + Sử dụng ánh sáng nhân tạo ( đèn led)
ánh sáng chính màu xanh dương (425nm475nm) và đỏ ( 620nm-730nm) cho quang
hợp. Đèn led nông nghiệp chiếu ra đúng 2 dải
bước sóng phổ này để cho cây trồng quang
hợp, do vậy áng sáng của đèn led nơng
nghiệp phát ra được cây trồng hấp thụ hồn
tồn nên rất hữu ích cho cây trồng đồng thời
cũng tối ưu hóa điện năng tiêu thụ mà đèn
phát ra, khơng bị lãng phí....

HS: Trình chiếu clip sử dụng ánh sáng
đèn led
- Hiệu quả kinh tế, thân thiện môi trường.
- Hướng trồng và phát triển rau an toàn.


clip sử dụng ánh sáng đèn led
2.3. Thành tựu

3. Tăng hệ số kinh tế
3.1. Khái niệm: Là tỉ lệ % giữa năng suất
kinh tế và năng suất sinh học. Hệ số kinh tế
không giống nhau ở các cây trồng.

HS: Giải thích
Biện pháp tăng hệ số kinh tế?

15


HS: Sử dụng phân Kali giúp sự vận 3.2. Biện pháp tăng hệ số kinh tế
chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt, củ, - Chọn giống cây có sự phân bố sản
quả...
phẩm quang hợp vào bộ phận có giá trị
kinh tế

Cây khoai- cà
- Áp dụng các biện pháp nông sinh như
bón phân hợp lí : tưới nước, chăm sóc...
3.3. Thành tựu

HS: Giới thiệu

Một số giống ớt và cà chua chọn, tạo
mới.


- Thảo luận cả lớp, nhóm bạn đưa ra nhận
xét, bổ sung, câu hỏi thảo luận.
GV: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
Theo các tiêu chí đánh giá...
- Thẩm mĩ..
- Lượng thơng tin..lượng kiến
thức tích hợp...
- Khả năng thuyết trình...
- Trả lời câu hỏi của nhóm khác
GV: Chốt lại nội dung kiến thức.
Theo bảng slide trình chiếu

Tăng cường độ quang hợp

Tăng hệ số kinh tế

Cơ sở khoa học

- Cường độ quang hợp là chỉ số thể - Hệ số kinh tế là tỉ số giữa chất khô
hiện hiệu suất hoạt động của bộ
tích lũy trong cơ quan kinh tế và
máy quang hợp.
tổng số chất khô quang hợp được.
- Chỉ số này quyết định sự tích lũy
chất khơ và năng suất cây trồng.

Biện pháp

- Cung cấp nước

- Tuyển chọn các giống cây có sự
- Bón phân
phân bố sản phẩm quang hợp vào
- Chăm sóc hợp lí tạo điều kiện cho các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ
cây hấp thụ và chuyển hóa năng
lệ cao.
lượng mặt trời một cách hiệu quả. - Áp dụng các biện pháp nông sinh:
- Chọn các giống có cường độ
+ Bón phân
quang hợp cao
+ Tưới nước hợp lí
- Sử dụng đèn LED

Liên hệ thực tế. (5 phút)
Nhóm 3: 1. Khảo sát thực trạng năng suất, sản lượng, diện tích trồng lúa tại địa
phương và đề ra phương án tác động nhằm tăng năng suất cây lúa tại địa phương .
16


HS: Thuyết trình

Thực tế năng suất cây lúa ở địa phương, sản lượng lúa thôn Hồi Quan
(Tương Giang) từ 2011 - 2015:
Năm
2011
2012
2013
2014
2015


Vụ mùa
3,1 tạ / sào
3,2 tạ / sào
3,5 tạ / sào
3,5 tạ / sào
3,5 tạ / sào

Vụ chiêm
3,4 tạ / sào
3,7 tạ / sào
3,5 tạ / sào
3,7 tạ / sào
3,9 tạ / sào

+ Sản lượng lúa 5 năm trở lại đây khá ổn định nhưng chưa cao
+ Nguyên nhân:
+ Phương hướng và biện pháp tác động:
2. Triển vọng năng suất cây trồng
- Giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất cao
- Tăng năng suất cây trồng bằng màng biến quang Urozhai
- Phát triển công nghệ sinh học để nâng cao năng suất cây trồng
- Áp dụng công nghệ khí canh trồng rau cho năng suất, chất lượng cao
- Phân bón sử dụng cơng nghệ Nano

- Lá nhân tạo:

17


GV: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

Theo các tiêu chí đánh giá...
- Thẩm mĩ..
- Lượng thơng tin..lượng kiến thức tích hợp...
- Khả năng thuyết trình...
- Trả lời câu hỏi của nhóm khác
GV: Chốt lại nội dung kiến thức.
4. Củng cố:(2 phút)
* Các bạn hãy đề xuất ý tưởng hay chọn lựa một nghề nghiệp nào đó trong
tương lai để góp phần đưa năng suất cây trồng lên cao nhằm thay đổi chất lượng
cuộc sống?
* Treo sơ đồ tư duy của bài học các nhóm đã chuẩn bị.

5. Bài tập về nhà. (1 phút)
- Làm các bài tập SGK và bài tập phần luyện tập.
- Xây dựng bản đồ tư duy cá nhân
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh.
1. Sản phẩm thuyết trình:
18


- Học sinh tự nghiên cứu các tài liệu trong sách, các tạp trí, các thơng tin
trên mạng internet, sưu tầm các tư liệu và trình bày kết quả bằng powerpoint ,
video, phần mềm...
- Giáo viên đánh giá kết quả qua sản phẩm là bản thuyết trình bằng power point:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nội dung thể hiện rõ mục tiêu bài học, kiến thức tích hợp .
+ Hình ảnh đẹp, đa dạng, nội dung thuyết trình hấp dẫn sinh động.
+ Thể hiện được những kỹ năng, tư duy sáng tạo khi học sinh tự tìm hiểu
khám phá thơng qua cá nhân và nhóm.

- Học sinh tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau.
- Cho điểm cá nhân dựa vào kết quả các mẫu phiếu đánh giá.
- Kết quả đánh giá chung của giáo viên cho các nhóm
Hiệu quả
Bình
Khơng
Lớp
Hiệu quả
cao
thường hiệu quả
11A1
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
11A4
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
11A5
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
2. Kiểm tra sau bài học:
- Học sinh vẽ bản đồ tư duy về kiến thức bài học theo cá nhân (A4).
- Sau khi thực nghiệm chúng tôi đã khảo sát mức độ hiệu quả của bài giảng
tích hợp liên môn mà chúng tôi vừa thực nghiệm với 3 lớp 11A1,11A4, 11A5
(150 học sinh) thông qua bản vẽ sơ đồ tư duy cá nhân về nội dung bài học.
- Kết quả:
Hiệu quả
Bình

Khơng
Lớp
Hiệu quả
cao
thường hiệu quả
11A1
24
20
6
0
11A4
18
21
11
0
11A5
28
13
9
0
VIII. Các sản phẩm của học sinh.
- Học sinh tự tìm kiếm thơng tin, tạo lập bản power point thuyết trình trên lớp
+ Cơ sở khoa học các biện pháp
+ Các biện pháp cụ thể
+ Thành tựu ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp (địa phương)
19


Hình ảnh: HS các nhóm thuyết trình sản phẩm
- Xây dựng bản đồ tư duy về kiến thức bài học

- Bản đồ tư duy về kiến thức bài học theo cá nhân ( A4).

Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức
liên mơn vào một mơn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả
rõ rệt đối với học sinh, giúp học sinh không những giỏi một mơn học mà cịn
biết cách kết hợp kiến thức các mơn học lại với nhau để có thể phát triển toàn
diện. Đồng thời cũng giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi
kiến thức của các môn học khác để dạy bộ mơn của mình tốt hơn, đạt kết quả
cao hơn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn!
Đình Bảng, ngày 01 tháng 12 năm 2016
Tác giả:
Nguyễn Thị Ngọc Bích

20



×