Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của giống bưởi da xanh tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

NÔNG THỊ THU TRÀ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG BƯỞI DA XANH TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 – 2020

Thái Nguyên – năm 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

NÔNG THỊ THU TRÀ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG BƯỞI DA XANH TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 – TT – N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học


: 2016 – 2020

Giảng viên HD : ThS. Hà Việt Long
: TS. Hà Duy Trường

Thái Nguyên – năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hồn thành bài báo
cáo khóa luận tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên với tên đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón
khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của giống bưởi Da xanh tại Thái
Nguyên’’.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ và chỉ bảo của các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Nông học đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý
thuyết và kỹ năng trong suốt thời gian học tập ở trường để em có những kiến
thức nền tảng phục vụ cho công việc thực tập, cũng như công việc thực tế của
em sau khi ra trường.
Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Hà Việt Long
và TS. Hà Duy Trường – giảng viên hướng dẫn em trong suốt q trình
thực tập. Các cơ ln giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tận tình cho em
những kiến thức lý thuyết, thực tế cũng như các kỹ năng trong thời gian
thực tập và viết bài báo cáo, chỉ cho em những thiếu sót, sai lầm của mình,
để em hồn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình
độ và kinh nghiệm nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự
cảm thơng, đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa

luận tốt nghiệp được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 8 năm 2020
Sinh viên

Nông Thị Thu Trà


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẤN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc cây bưởi. ................................................................................. 5
2.2.1.Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ........................................................... 6
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ..................... 6
2.3.1 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới ...................................................... 8

2.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam ...................................................... 8
2.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây bưởi ................................................ 10
2.4.1. Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng bưởi trên thế giới……………… ...13
2.4.2. Tình nghiên cứu dinh dưỡng bưởi trong nước. ..................................... 15
2.4.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng cơ bản


iii

2.2.2. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bưởi ........................... 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 26
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
3.1.2. vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
3.2.1. Địa điểm nghiêm cứu ............................................................................ 26
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 27
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 27
3.3.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 27
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
4.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi Da xanh ....... 30
4.1.1. Khả năng tăng trưởng chiều cao của giống bưởi Da xanh.................... 30
4.1.2. Khả năng tăng trưởng đường kính tán của giống bưởi Da Xanh.......... 30
4.1.3. Khả năng tăng trưởng đường kính gốc của giống bưởi Da Xanh ......... 33
4.2. Khả năng sinh trưởng lộc của giống bưởi Da Xanh năm 2020 ............... 36
4.2.1.Tình hình ra lộc Xuân của giống bưởi Da Xanh .................................... 36
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân của giống bưởi Da Xanh ... 37
4.2.3 Động thái ra lá của giống bưởi Da xanh ................................................ 37

4.2.4. Đặc điểm kích thước cành Xuân thành thục của giống bưởi Da Xanh 38
4.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu
quả của bưởi Da Xanh …………………………………………………….40
4.5 Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các giống bưởi da xanh
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44


iv

5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới
năm 2018 ....................................................................................... 9
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam (năm 2014 - 2018) ........ 10
Bảng 2.3. Lượng phân bón hàng năm cho một số giống bưởi đặc sản ở Việt
Nam ............................................................................................. 21
Bảng 3.4. Bảng liều lượng và thời điểm bón phân ......................................... 23
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón chiều cao cây của bưởi Da
Xanh. ........................................................................................... 30
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến đường kính tán của bưởi
Da Xanh. ..................................................................................... 32
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đường kính gốc của bưởi Da
Xanh. ........................................................................................... 35
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tình hình ra lộc của giống

bưởi Da Xanh .............................................................................. 36
Bảng 4.5: Động thái ra chiều dài của lộc Xuân của giống bưởi Da Xanh ...... 37
Bảng 4.6: Động thái ra lá của lộc Xuân của giống bưởi Da Xanh ................. 38
Bảng 4.7. Đặc điểm và kích thước cành Xuân thành thục của của giống bưởi
Da Xanh. ..................................................................................... 39
Bảng 4.8 Mức độ một số loại sâu bệnh gây hại ở giống bưởi Da Xanh .. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian ra hoa của bưởi
Da Xanh ...................................................................................... 40
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ đậu quả của bưởi Da xanh.... 41


vi


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chiều cao của
bưởi Da Xanh. ................................................................................. 31
Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của một số loại phân bón đường kính tán của
bưởi Da Xanh. ................................................................................. 33
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của một số loại phân bón đường kính gốc của
bưởi Da Xanh. ................................................................................. 35


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

CS

: Cộng sự

CT

: Công thức

CV

: Hệ số biến động

ĐC

: Đối chứng

Đv

: Đơn vị

FAO

: Tổ chức nông nghiệp Liên Hợp Quốc

LSD


: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NL

: Nhắc Lại

NN&PTNT

: Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

: Nhà xuất bản


1

PHẦN
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một loại cây ăn quả rất quen
thuộc với người dân Việt Nam. Bưởi là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản
được nhiều ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất. Bưởi được nhiều
người ưa chuộng vì khơng những có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao
mà cịn có giá trị trong y học và mỹ học.
Bưởi là lồi có phổ thích nghi rộng, có thể trồng khắp từ 420 vĩ bắc cho
đến 420 vĩ nam, từ mặt biển lên đến độ cao 2000m. Ở Việt Nam bưởi được
trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành những
vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan Hùng Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê - Hà
Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long… Hiện nay, phát

triển cây ăn quả trong đó bao gồm cả cây bưởi là một định hướng được ưu tiên
và là một chiến lược có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.
Bưởi da xanh là một giống bưởi có nguồn gốc đầu tiên ở xã Thanh Tân,
huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng
trung bình từ 1,2 -2,5 kg/trái; vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ
lột và khá mỏng (14 -18 mm); tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi
vách múi; vị ngọt không chua (độ brix: 9,5–12%); mùi thơm; không hạt đến
khá nhiều hạt (có thể có đến 30 hạt/trái). Bưởi Da xanh được xếp vào loại cây
ăn quả đặc sản của tỉnh Bến Tre và vùng đồng bằng sông Cửu Long từ những
năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Do màu thịt quả đẹp, phẩm chất ngon,
hiệu quả kinh tế cao, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng nên đang
được UBND tỉnh Bến Tre quan tâm mở rộng diện tích. Ngồi tỉnh Bến Tre,
các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa


2

Vũng Tàu,… giống bưởi Da xanh cũng được người nông dân quan tâm và
đang được mở rộng diện tích. Giống bưởi da xanh cũng khẳng định tính thích
nghi của nó tại một số tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ.
Cây sinh trưởng tốt trên đất phù sa, đủ nước tưới quanh năm, cây có
khả năng cho quả 2,0 - 2,5 năm sau khi trồng trong điều kiện chăm sóc tốt,
thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7,0 - 7,5 tháng, có khả năng cho
thu hoạch quanh năm nhưng tập trung nhất từ tháng 8-11 hàng năm, năng suất
khá cao (120-150 kg/cây/năm, cây 10 năm tuổi).
Giống bưởi này da xanh đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam công nhận là giống quốc gia. Bưởi da xanh đã được xuất khẩu
sang 50 thị trường khác nhau trên thế giới. Trong điều kiện bình thường quả
bưởi da xanh có thể để lâu hơn 15 ngày.
Việc tiến hành đưa một số loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng và

phát triển của giống bưởi da xanh tại Thái Nguyên, để nâng cao hiệu quả sản
xuất, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
loại phân bón khác nhau dến sinh trưởng và phát triển của giống bưởi Da Xanh
tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được loại phân bón tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển
của giống bưởi Da Xanh tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng,
phát triểnvà năng suất chất lượng của giống bưởi Da Xanh tại Trung tâm Đào
tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi - Trường đại học Nông Lâm Thái


3

Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của một số loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng và phát triển
của giống bưởi Da Xanh tại Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng
một số loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của giống
bưởi Da Xanh tại Thái Nguyên.



4

PHẤN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những lồi cây ăn quả có
múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng Châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin v.v...
Cây bưởi khơng những có giá trị kinh tế cao mà cịn có giá trị dinh
dưỡng lớn đối với con người. Bên cạnh đó bưởi có nhiều ứng dụng trong y
học cổ truyền của dân tộc. Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu.
Ngồi dùng ăn tươi, bưởi cịn được chế biến thành rất nhiều sản phẩm có giá
trị như nước quả, mứt v.v... Trong công nghiệp chế biến, vỏ, hạt để lấy tinh
dầu, bã tép để sản xuất Pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Đặc biệt bưởi
có tác dụng rất tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng
như có tác dụng chống ung thư (Trần Thế Tục,1995), (Trần Như Ý và cs,
2000).
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, cây trồng nói chung và bưởi nói
riêng chịu sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
mà ngày càng trở nên phong phú hơn và có nhiều ưu việt hơn.
Bưởi là cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu
ảnh hưởng của nhiều các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như
nhiệt độ, ánh sáng , đất đai và chế độ chăm sóc lượng chất dinh dưỡng của cây.
Cây yêu cầu chất dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định. Lượng dinh
dưỡng cây hút thay đổi theo loại cây trồng, năng suất thu hoạch, yêu cầu của
người trồng trọt. Trong cùng một loại cây trồng thì lượng chất dinh dưỡng do
cây hút phụ thuộc vào điều kiện sinh thái (đất đai, thời tiết khí hậu: nhiệt độ và
lượng mưa). Nguyên tố dinh dưỡng cây sử dụng đều có các giá trị tối ưu và tối



5

đa. Tại lượng bón mà cây trồng cho năng suất cao nhất. Tuy nhiên, mục đích
của người sản xuất khơng phải chỉ nhằm đạt năng suất cao nhất mà còn là tìm
lợi nhuận cao nhất. Lượng bón đạt lợi nhuận cao nhất là lượng phân bón mà ở
đó hiệu suất 1kg phân bón đủ bù đắp được chi phí sản xuất tăng lên.
Việc tăng năng suất, chất lượng bưởi phụ thuộc rất lớn vào các biện
pháp kỹ thuật, đặc biệt là phân bón. Sử dụng phân bón là một trong những
yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra hạn chế
được sâu bệnh hại, giảm sử dụng thuốc BVTV do đó làm nâng cao chất lượng
của quả.
Do vậy, để có được những sản phẩm năng suất cao, chất lượng tốt Việt
Nam cũng cần phải có những nghiên cứu về sử dụng phân bón điều hịa sinh
trưởng để lựa chọn được loại phân bón phù hợp với điều kiện canh tác của
Việt Nam.
Việc sử dụng phân bón có thể làm tăng năng suất, chất lượng quả.
Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu những vấn đề về phân bón. Trên cơ sở
khoa học đó mới tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của một số loại phân
bón khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của giống bưởi Da Xanh tại
Thái Nguyên.
2.2. Nguồn gốc cây bưởi.
Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong phân loại
thực vật, bưởi thuộc họ cam Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, chi Citrus, chi
phụ Eucitrus, lồi Grandis (Đỗ Đình Ca và các cs, 2008 Đoàn Văn Lư và cs,
2002). Theo tác giả (Bùi Huy Đáp, 1960), (Walter Reuther, 1989) các giống
bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một
thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới
trồng ở vùng biển Caribe, sau đó bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau
Công Nguyên và tiếp theo mới đến các nước ở châu Âu, phía nam Trung Quốc và



6

các nước châu Mỹ.
Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng
con lai tự nhiên của bưởi, xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn
Độ, tiếp theo là trồng ở Bang Florida (Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và
trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ.
2.2.1. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát
triển từ 23-29oC. Nhiệt dộ thấp hơn 2,5°C và cao hơn 40°C cây ngừng sinh
trưởng.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là tương đương nắng sáng lúc
9 giờ.
- Nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả
nhưng cũng không chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn
trong mùa mưa, cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây.
- Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần
cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thơng thống, thốt nước tốt, pH
nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp
thấp dưới 0,8 m.
Cơ sở khoa học của viêc cắt tỉa cành, tạo tán lá cho cây bưởi
*Tạo tán:
Là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản (từ năm thứ 1
đến năm thứ 3) với mục đích:
– Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng
đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm
soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và
thời kỳ kinh doanh.
– Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đổ



7

ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây. Các
bước như sau:
– Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm
bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.
– Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba
hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1
tạo với thân chính một góc 35-40o.
– Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các
mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3
cành.
– Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 – 20cm và tạo với
cành cấp 1 một góc 30- 350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như
cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.
– Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ
các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối,
thuận lợi trong chăm sóc, phịng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.
*Tỉa cành:
Một trong những đặc điểm của cây có múi so với những loại cây ăn trái
khác là khơng có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Khơng có sự biến
chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một
năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.
Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là:
– Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.
– Lập những cành mang trái, trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống
nhau trên khung (sườn) và cành mẹ (cành chính).



8

– Thay thế những cành già, lọai bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vơ hiệu khơng
có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp
theo.
Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần
phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
– Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10- 15 cm).
– Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán khơng có khả
năng mang quả.
– Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả
nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Để tránh mầm bệnh (tiềm ẩn virus, …) lây lan sang cây khác, cần phải
khử trùng dụng cụ bằng cồn 90o hoặc hơ lửa. Đối với những cành lớn hơn
3cm thì phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng
sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo
điều kiện thích hợp cho cơn trùng và mầm bệnh
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2018), hàng năm trên thế giới sản
xuất khoảng 5,5 - 6,5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi)
và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi,
trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởi
chiếm một lượng khá khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi
chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến
nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung
nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan,
Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu. Diện tích cho thu hoạch,



9

năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới năm 2018 được thể
hiện ở bảng số liệu sau:
Theo số liệu thơng kê của FAO (2018), tình hình sản xuất bưởi trên thế
giới được tổng hợp như bảng 2.1
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các
châu lục trên thế giới năm 2018
TT
1
2
3
4
5
6

Quốc gia
Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương

Diện tích (ha)
373.735
56.317
69.923
243.394

3.076
1.026

Năng suất
Sản lượng
(tấn/ha)
(tấn)
250.839
9.374.739
164.242
924.960
213.252
1.491.114
281.888
6.860.971
282.764
86.971
104.551
10.724
(Nguồn: FAOSTAT, 2020)

Qua bảng 2.1 cho thấy: về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục trong năm
2018 thì châu Âu là châu lục có diện tích trồng bưởi lớn nhất với 282.764 ha
tổng diện tích của tồn thế giới. Đứng thứ 2 là châu Mỹ (69.923ha), tiếp đến
là châu Phi, châu Á và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu là châu Đại Dương
với 1.026 ha (chiếm 0,32 % tổng diện tích bưởi của tồn thế giới).
Về năng suất, châu Á là châu lục có năng suất cao nhất với 282.764
tấn/ha, sau đó châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và vùng có năng suất thấp nhất là
châu Đại Dương với năng suất 104.551 tấn/ha. Châu Á cũng là châu lục có sản
lượng cao nhất với 6.860.971 tấn. Sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và

vùng có sản lượng thấp nhất là châu Đại Dương với 10.724 tấn.
Vùng châu Á được khẳng định là quê hương sản xuất bưởi, hầu hết các
nước châu Á đều sản xuất bưởi với quy mơ khác nhau (nơi thì hình thành
vùng chuyên canh, nơi thì sản xuất tự do…). Cây bưởi được trồng nhiều ở các
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippinnes, Việt Nam…


10

2.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Cơng tác nghiên cứu về cây ăn quả ngày càng được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Các nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành cũng
đã thu được những kết quả khơng nhỏ trong cơng tác nghiên cứu, góp phần
đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả của nước ta, trong đó cây
có múi có một vị trí quan trọng và được đơng đảo bà con nơng dân các vùng
miền quan tâm, hưởng ứng.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam (năm 2014 - 2018)
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất

Sản lượng (tấn)

(tấn/ha)
2014

38.813


120.225

466.630

2015

39.547

119.195

471.380

2016

42.100

118.120

497.288

2017

46.791

121.466

568.352

2018


86.370

76.145

567.660
(Nguồn: FAOSTAT, 2020)

Theo số liệu của FAO, đến năm 2018 cả nước có 86.370 ha trồng bưởi,
sản lượng đạt 497.288 tấn. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018 trong
khi diện tích tăng khơng đáng kể thì năng suất tăng mạnh, từ 120.225 tấn/ha
năm 2014 theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, chỉ riêng bưởi Năm
roi ở Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đã khoảng trên 10.000 ha, sản lượng
đạt 60.000 tấn/năm, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long với diện tích 4,5 nghìn ha
cho sản lượng 31,3 nghìn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng
Năm Roi của cả nước, trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 nghìn ha với
sản lượng gần 30 nghìn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang: 1,3 nghìn ha. Giống
bưởi Da Xanh mới chọn lọc cách đây khoảng chục năm nhưng diện tích trồng
giống bưởi này ở Bến Tre đã có 1.544 ha [16].


11

Cho đến nay, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu
khắp các tỉnh, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống
đặc trưng mang tính đặc sản địa phương. Một số giống bưởi nổi tiếng ở các
địa phương nước ta được trồng với mục đích sản xuất hàng hóa có các đặc
điểm như sau:
- Bưởi Năm Roi: Trồng nhiều trên đất phù sa ven sơng Hậu ở huyện
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh Hậu Giang, Bến Tre…. Theo Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nơng

thơn, đến năm 2010 diện tích trồng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu
Long là 13.000 ha, sản lượng 150.000 tấn. Không những tiêu thụ trong nước
bưởi Năm Roi còn được xuất khẩu đi một số nước. Doanh nghiệp Hoàng Gia
đã đăng ký độc quyền kinh doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và
lập trang Web riêng nhằm quảng bá cho loại quả đặc sản này Bưởi Năm Roi
có quả hình quả lê đẹp, trọng lượng trung bình khoảng 1- 1,4kg. Khi chín, vỏ
có màu vàng xanh, thịt quả màu xanh vàng, mịn, đồng nhất. Múi và vách múi
dễ tách, ăn dịn, ngọt hơi dơn dốt chua. Con tép tách khỏi vách múi và bó chặt
nhau, nước quả khá, hương vị thơm, không the đắng và đặc biệt là khơng có
hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti. Tỷ lệ phần ăn được khoảng 55%, độ Brix từ 9
- 12. Thời vụ thu hoạch từ tháng 9 dương lịch.
- Bưởi Da Xanh: Bưởi Da Xanh (Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long,
miền Đông Nam bộ, một số tỉnh của miền Trung và miền Bắc): Dạng trái hình
cầu, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/trái, vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi
chín, dễ lột và vỏ trái khá mỏng (14-18 mm), con tép màu hồng đỏ, bó chặt và
dễ tách khỏi vách múi, nước quả khá, vị ngọt thanh không the (độ brix: 9,512%), mùi thơm và hạt ít đến không hạt khi trồng chuyên canh (0-5 hạt/trái),
tỷ lệ thịt/trái >55%. xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, TháiLan.
– Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang):


12

Dạng trái hình quả lê đẹp, nặng trung bình 0,9-1,45 kg/trái, vỏ trái khi chín
có màu xanh vàng đến vàng sáng, dễ lột và dầy trung bình (20-25mm), con
tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi, nước quả nhiều có vị
ngọt chua nhẹ (độ Brix: 9-11%), mùi thơm.
– Bưởi Đường Da Láng (Đồng Nai, Bình Dương): Dạng trái hình quả
lê, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/trái, vỏ quả láng, màu xanh vàng đến vàng khi
chín, dễ lột và dầy trung bình (16-19 mm), con tép màu vàng nhạt, bó chặt và
dễ tách khỏi vách múi, nước quả khá nhiều, vị ngọt không chua (độ Brix: 911%), mùi thơm và rất nhiều hạt (>50 hạt/trái), tỷ lệ thịt/ trái >50 %. ít đến

khơng hạt (0-10 hạt/trái), tỷ lệ thịt/ quả ≥ 60%.
– Bưởi Lơng Cổ Cị (Tiền Giang, Vĩnh Long): Dạng trái hình quả lê
cụt, nặng trung bình 0,9-1,4 kg/trái, vỏ trái có lơng mịn, màu xanh nhạt khi
chín, dễ lột và khá mỏng (13-16 mm), con tép màu vàng hồng, bó chặt trung
bình và hơi khó tách khỏi vách múi, nước quả khá nhiều, vị ngọt đến ngọt
chua nhẹ (độ Brix: 9-11%), mùi thơm và hạt ít đến khá nhiều hạt (5-30
hạt/trái), tỷ lệ thịt/trái > 50 %.
Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi của
nước ta chỉ cung cấp cho thị trường trong nước. Vài năm gần đây đã có
một số cơng ty, như Hồng Gia, Đơng Nam đã đầu tư sản xuất, áp dụng các
biện pháp quản lý chất lượng theo GAP, đăng ký thương hiệu một số giống
bưởi ngon, như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch vv... với mục đích xuất khẩu
ra thị trường nước ngồi. Bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long được
nhiều khách nước ngoài ưa chuộng. Hội Làm vườn huyện Vĩnh Cửu (Đồng
Nai) đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 40.000 quả bưởi đặc sản Tân Triều sang
thị trường Singapore với giá 18.000đồng/kg (khoảng 220.000 đồng/chục).
Riêng 2007, bán được trên 100.000 trái bưởi và 25.000 lít rượu bưởi. Tồn
huyện hiện có gần 2.000 hộ trồng bưởi với tổng diện tích khoảng 700 ha, tập


13

trung, chủ yếu tại hai xã Tân Bình, Bình Lợi.
Hiện nay mặt hàng bưởi Da Xanh là đặc sản của tỉnh Bến Tre, đã được
xuất khẩu sang 50 thị trường khác nhau trên thế giới. Giá trị xuất khẩu của
cây có múi tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012. Giá trị xuất
khẩu cây có múi của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng lên đáng kể,
nếu năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt 1.156.000 USD thì sang năm 2012 giá trị
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng lên 2.702.000 USD. Giá trị xuất
khẩu tăng mạnh nhất ở mặt hàng quả bưởi, chiếm tới gần 50% giá trị xuất khẩu

quả của Việt Nam (đạt 1.291.000 USD năm 2012). Điều này chứng tỏ rằng,
khơng những thị trường thế giới có nhu cầu về sản phẩm bưởi quả của Việt
Nam, mà ngành sản xuất bưởi cũng đã tăng đáng kể về diện tích, năng suất và
sản lượng trong những năm vừa qua.
2.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây bưởi.
2.4.1. Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng cho bưởi trên thế giới.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về dinh dưỡng khống cho cây có
múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung các
vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện, rong đó
vai trị của các ngun tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ của chúng
tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng suất, chất
lượng quả được nghiên cứu khá chi tiết (Vũ Công Hậu, 1996) (Đoàn Văn Lư
và cs, 2002) (Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu, 2003) (Nguyễn Đình
Tuệ, 2010) , (Huỳnh Ngọc Tư và Bùi Xuân Khôi, 2003)
Theo Ghosh, (1985) [18] cây có múi là loại cây ưa thâm canh, có
khoảng 15 ngun tố dinh dưỡng có vai trị quan trọng đối với sự sinh trưởng,
phát triển của cây. Những nguyên tố đa lượng là: N, P, K, Mg và S, nguyên tố
vi lượng là: Zn, Cu, Fe, B,... Việc bổ xung đầy đủ các nguyên tố trên là rất
cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt.


14

Cây có múi hút dinh dưỡng quanh năm, hút mạnh vào thời kỳ nở hoa
cũng như khi cây ra cành lộc mới (Erickson, 1968)]. Trong thời kỳ ra hoa, cây
huy động nhiều đạm từ lá về hoa (Timmer và Larry, 1999)].
*Thiếu đạm làm lá cây có múi bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu
nghiêm trọng cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, dễ bị rụng, quả ít. Thiếu đạm
chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả mà không ảnh hưởng đến phẩm chất quả,
dạng đạm phổ biến dùng là amôn sunfat. Đối với đất kiềm hoặc chua tốt nhất

nên dùng các loại phân có gốc nitrat sẽ ít bị mất đạm và tránh ảnh hưởng chua
của gốc sunfat, hơn nữa nitrat còn thúc đẩy sự hút magiê ở đất thiếu magiê
(Rene Rafael và Espino, 1990)
* Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiện tượng gân xanh lá vàng), một
bệnh sinh lý khá phổ biến ở cam quýt. Trường hợp thiếu kali trong thời gian
ngắn sẽ làm quả nhỏ nhưng khơng có triệu chứng ở lá, thiếu trong thời gian
dài lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục, sau đó
có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầu cành bị rụng, lá bị chết khô, cây
thường bị chảy gôm, quả thơ, phẩm chất kém. Bón kali sunfat thích hợp hơn
kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua cao (Erickson,
1968) .
*Kali: Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn khơng có
triệu chứng gì, thiếu trong thời gian dài, lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng
giữa các gân lá bị mấ tdiệp lục và sau đó có các vết chết khơ, khi thiếu trầm
trọng đầu đọt bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gơm, quả thơ, phẩm
chất kém. Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều
mẫn cảm với clorua quá cao. Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì
có 10% MgO cùng với 30% K2O.
*Canxi: cần cho bộ rễ phát triển. Khi bón tăng Canxi phải tăng Kali
(vì hai nguyên tố này đối kháng nhau).Thiếu Canxi: Thí nghiệm trong chậu


15

cho thấy, nếu thiếu Canxi thì dọc gân chính và mép lá nhạt màu, lá sớm rụng,
mầm chết từ ngọn, quả mau rụng. Thừa Canxi: Làm pH đất tăng, khi pH ≥ 7
lá cam thường bị bệnh rỉ sắt, cây khó hút các nguyên tố vi lượng (Zn, Mg,
Fe).
*Magiê: Thiếu Magiê lá có màu "đỏ hồng", biểu hiện rõ ở lá già (vết
hình mũi tên gốc lá). Nếu thiếu nặng hơn năng suất thấp, hàm lượng axit tổng

số và vitaminC giảm.Trong lá hàm lượng Magiê ≥ 0,25% được coi là đủ,
Magiê = 1.25% là quá thừa, Magiê < 0,15% là thiếu phải bổ sung. Nếu bón
Kali liên tục sẽ làm giảm hấp thu Magiê của cây.
*Sắt: Thiếu sắt thì lá cây mỏng, vàng, gân lá xanh, lá mau rụng, lá khô từ
đầu cành trở xuống, quả rụng, cây kém chịu rét. Khắc phục bằng cách phun
FeSO4 0,5%.
*Đồng: Thiếu Cu thì cành non mới mọc yếu ớt, cành có cạnh rõ, lá to
đậm, gân chính nhơ lên. Thiếu nặng thì lá nhỏ, mau rụng, quả hay bị nứt, khi
còn xanh, quả chín có màu vỏ tối, thịt quả chua xốp.
*Kẽm: Thiếu Zn thì lá mọc đứng màu vàng, gân xanh, cành ngắn khô
dần, quả nhỏ, vị nhạt, thịt quả khô, phẩm chất kém. Cách khắc phục: phun
hỗn hợp ZnSO4 0,6%.
*Bo:Thiếu Bo trên lá xuất hiện đốm trắng, dần dần thành từng đám đục nhờ, lá
rụng sớm, quả nhỏ, dễ rụng, phẩm chất kém. Cách khắc phục: phun axit boric 0,25%
lên lá.
Vai trị của chất khống đối với cây đã được nhiều nghiên cứu khẳng
định, rõ rệt nhất là khi đáp ứng đúng lúc cây cần.
2.4.2. Tình nghiên cứu dinh dưỡng bưởi trong nước.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về bón phân và sử dụng phân bón cho cây
có múi và cây bưởi cũng đã được nghiên cứu trong những năm gần đây.
Theo Nguyễn Minh Châu, (1997) với cây ăn có múi, để tạo ra 1 tấn quả


×