Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ DỰ ÁN ĐIỀU TRA DIỆN TÍCH ĐẤT BỊ THOÁI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 139 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
DỰ ÁN ĐIỀU TRA DIỆN TÍCH ĐẤT BỊ THỐI HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Yên Bái, năm 2020



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
I. TÍNH CẤP THIẾT .......................................................................................................1
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN ................................................................................2
III. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM ...........................................3
1. Mục tiêu .......................................................................................................................3
2. Phạm vi ........................................................................................................................4
3. Nội dung ......................................................................................................................4
4. Sản phẩm .....................................................................................................................5
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................................................5
V. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP ..................................................................10
Chương 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI .............11
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................................11
1. Vị trí địa lý .................................................................................................................11
2. Địa hình .....................................................................................................................11
3. Khí hậu ......................................................................................................................12
4. Thủy văn ....................................................................................................................15
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..............................................15
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..............................................................15
2. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ......................................16


3. Dân số, lao động ........................................................................................................17
III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CĨ
TÁC ĐỘNG ĐẾN THỐI HĨA ĐẤT .........................................................................19
1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................................19
2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................................20
Chương 2 .......................................................................................................................21
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH YÊN BÁI ................................................21
I. TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH YÊN BÁI ......................................................................21
1. Nhóm đất phù sa ........................................................................................................22
2. Nhóm đất đen.............................................................................................................23
i


3. Nhóm đất đỏ vàng .....................................................................................................23
4. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi ................................................................................26
5. Nhóm đất mùn trên núi cao .......................................................................................27
6. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ .................................................................27
II. ĐỘ PHÌ NHIÊU HIỆN TẠI CỦA ĐẤT TỈNH YÊN BÁI .......................................28
1. Tính chất vật lý ..........................................................................................................28
2. Tính chất hóa học ......................................................................................................30
3. Tổng hợp đánh giá độ phì nhiêu của đất ...................................................................33
Chương 3HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH
YÊN BÁI .......................................................................................................................37
I. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT..................................................37
1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp ....................................................37
2. Hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng ................................................................41
II. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP ......................................................41
1. Hệ thống canh tác có tưới ..........................................................................................43
2. Hệ thống canh tác nhờ mưa .......................................................................................45
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỆ

THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT .............................................................................................50
1. Đánh giá chung về hiện trạng và biến động sử dụng đất ..........................................50
2. Đánh giá chung về hệ thống sử dụng đất ..................................................................50
Chương 4 THỰC TRẠNG THỐI HĨA ĐẤT TỈNH N BÁI ...............................52
I. ĐÁNH GIÁ THỐI HĨA ĐẤT THEO LOẠI HÌNH THỐI HĨA .......................52
1. Đất bị xói mịn do mưa ..............................................................................................52
2. Đất bị khơ hạn............................................................................................................69
3. Đất bị kết von, đá ong hóa .........................................................................................77
4. Đất bị suy giảm độ phì...............................................................................................80
II. THỰC TRẠNG THỐI HĨA ĐẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT (MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG ĐẤT) .................................................................................................................92
1. Đất sản xuất nông nghiệp ..........................................................................................92
2. Đất lâm nghiệp...........................................................................................................94
3. Đất nuôi trồng thủy sản .............................................................................................94
4. Đất nông nghiệp khác ................................................................................................94
ii


5. Đất chưa sử dụng .......................................................................................................96
III. TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ THỐI HĨA ĐẤT ........................................................96
1. Tổng hợp đánh giá thối hóa đất theo mức độ ..........................................................97
2. Tổng hợp đánh giá thoái hóa đất theo đơn vị hành chính .......................................100
Chương 5 .....................................................................................................................106
NGUN NHÂN THỐI HĨA ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU THỐI HĨA ĐẤT ...................................................................................106
I. NGUN NHÂN THỐI HĨA ĐẤT ...........................................................106
1. Nguyên nhân tự nhiên..............................................................................................106
2. Nguyên nhân từ quản lý, sử dụng đất ......................................................................108
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO, GIẢM THIỂU THỐI HĨA ĐẤT
.....................................................................................................................................110

1. Quan điểm, mục tiêu chiến lược phịng chống suy thối đất ..................................110
2. Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững góp phần giảm thiểu thối hóa đất
thích ứng với biến đổi khí hậu .....................................................................................111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................129
I. KẾT LUẬN ..............................................................................................................129
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .........................................................................129
3. Thực trạng thối hóa đất ..........................................................................................130
4. Ngun nhân thối hóa đất và đề xuất giải pháp giảm thiểu thối hóa đất ....................131
II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................132

iii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế ..................................16
Bảng 2: Dân số và mật độ dân số năm 2017 phân theo đơn vị hành chính...................18
Bảng 3: Kết quả thống kê diện tích theo loại đất tỉnh Yên Bái .....................................21
Bảng 4: Kết quả đánh giá thành phần cơ giới đất tầng mặt theo loại đất (mục đích sử
dụng đất) ........................................................................................................................29
Bảng 5: Kết quả đánh giá dung trọng đất tầng mặt theo loại đất (mục đích sử dụng đất)
.......................................................................................................................................29
Bảng 6: Kết quả đánh giá độ chua đất tầng mặt theo loại đất (mục đích sử dụng đất) .30
Bảng 7: Kết quả đánh giá hàm lượng chất hữu cơ tổng số đất tầng mặt theo loại đất
(mục đích sử dụng đất) ..................................................................................................31
Bảng 8: Kết quả đánh giá hàm lượng Nitơ tổng số đất tầng mặt theo loại đất (mục đích
sử dụng đất) ...................................................................................................................31
Bảng 9: Kết quả đánh giá hàm lượng Phốt pho tổng số đất tầng mặt theo loại đất (mục
đích sử dụng đất) ...........................................................................................................32
Bảng 10: Kết quả đánh giá hàm lượng Kali tổng số đất tầng mặt theo loại đất (mục
đích sử dụng đất) ...........................................................................................................32

Bảng 11: Kết quả đánh giá dung tích hấp thu đất tầng mặt theo loại đất (mục đích sử
dụng đất) ........................................................................................................................33
Biểu đồ 1: Cơ cấu giá trị % độ phì đất ..........................................................................34
Bảng 12: Kết quả đánh giá độ phì đất tầng mặt theo loại đất (mục đích sử dụng đất) .35
Bảng 13: Diện tích điều tra thối hóa đất tỉnh đất tỉnh Yên Bái năm 2017 phân theo
đơn vị hành chính ..........................................................................................................37
Bảng 14: Hiện trạng và biến động các nhóm đất chính thời kỳ 2010 - 2017 ................37
Bảng 15: Hiện trạng và biến động diện tích nhóm đất nông nghiệp .............................38
thời kỳ 2010 - 2017 .......................................................................................................38
Bảng 16: Hiện trạng và biến động diện tích đất sản xuất nơng nghiệp .........................38
thời kỳ 2010 - 2017 .......................................................................................................38
Bảng 17: Hiện trạng và biến động diện tích đất lâm nghiệp thời kỳ 2010 - 2017 ........40
Bảng 18: Hiện trạng và biến động diện tích đất chưa sử dụng thời kỳ 2010 - 2016 .....41

iv


Bảng 19: Thống kê diện tích loại sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hệ thống
tưới .................................................................................................................................43
Bảng 20: Diện tích loại sử dụng đất tỉnh Yên Bái phân theo đơn vị hành chính ..........48
Bảng 21: Phân cấp đánh giá đất bị xói mịn ..................................................................52
Bảng 22: Hệ số C cho loại sử dụng đất tỉnh Yên Bái ....................................................58
Bảng 23: Hệ số P cho loại sử dụng đất tỉnh Yên Bái ....................................................59
Biểu đồ 2: Cơ cấu (%) đất bị xói mịn do mưa tỉnh n Bái ........................................62
Bảng 24: Diện tích đất bị xói mịn do mưa theo loại đất...............................................63
Bảng 25: Diện tích đất bị xói mịn do mưa theo đơn vị hành chính..............................69
Biểu đồ 3: Cơ cấu (%) đất bị khơ hạn tỉnh n Bái ......................................................70
Bảng 26: Diện tích đất bị khơ hạn theo loại đất ............................................................70
Bảng 27: Diện tích đất bị khơ hạn theo đơn vị hành chính ...........................................76
Biểu đồ 4: Cơ cấu (%) đất bị kết von tỉnh Yên Bái .......................................................77

Bảng 28: Diện tích đất bị kết von theo loại đất .............................................................78
Bảng 29: Diện tích đất bị kết von theo đơn vị hành chính ............................................80
Bảng 30: Diện tích đất bị chua hóa (suy giảm pHKCl) theo loại đất ..............................81
Bảng 31: Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng chất hữu cơ tổng số theo loại đất........82
Bảng 32: Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng Nitơ tổng số theo loại đất ...................82
Bảng 33: Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng Phốt pho tổng số theo loại đất ............83
Bảng 34: Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng Kali tổng số theo loại đất ...................84
Bảng 35: Diện tích đất bị suy giảm dung tích hấp thu theo loại đất .............................85
Biểu đồ 5: Cơ cấu giá trị % đất bị suy giảm độ phì.......................................................86
Bảng 36: Diện tích đất bị suy giảm độ phì nhiêu theo loại đất .....................................86
Bảng 37: Diện tích đất bị suy giảm độ phì theo đơn vị hành chính ..............................92
Bảng 38: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bị thối hóa theo loại hình thối hóa .....93
Bảng 39: Diện tích đất lâm nghiệp bị thối hóa theo loại hình thối hóa .....................95
Bảng 40: Diện tích đất chưa sử dụng bị thối hóa theo loại hình thối hóa..................96
Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị % đất bị thối hóa .................................................................97
Bảng 41: Diện tích đất bị thối hóa theo loại đất ........................................................100
Bảng 42: Diện tích đất bị thối hóa chia theo loại đất và loại hình thối hóa .............105
Bảng 43: Đề xuất giải pháp giảm thiểu thối hóa đất đối với các khu vực đất bị thối
hóa tỉnh Yên Bái ..........................................................................................................128
v


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đốn
được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu
tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa
chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan

trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại q trình sản xuất, là
nơi tìm được cơng cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội
lòai người. Vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau: đối với ngành
phi nông nghiệp đất đai là cơ sở khơng gian và vị trí để hồn thiện q trình lao
động; đối với ngành nơng-lâm nghiệp đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản
xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao
động(luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và
công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn ni...). Q trình
sản xuất nơng - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình
sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong q trình phát triển xã hội lồi người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các tinh
thành tựu kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản sử dụng đất. Kinh tế xã hội phát triển mạnh,cùng với sự tăng dân số
nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những
sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại
mội trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, quá trình thối
hóa đất xuất hiện và biểu hiện ngày càng rõ rệt với các biểu hiện bị xói mịn, bị
suy giảm độ phì, bị khơ hạn, bị kết von.
n Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa thuộc vùng Trung du và
miền núi phía Bắc. n Bái có 9 đơn vị hành chính trong đó có 2 huyện vùng
cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61
huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Địa hình Yên Bái phức tạp, nhiều
khu vực bị chia cắt mạnh, đặc biệt khu vực dãy Hồng Liên Sơn - Pú Lng.
Khí hậu n Bái phân mùa rõ nét, 85% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ
tháng 4 đến tháng 10). Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa
ứng dụng rộng rãi cơng nghệ mới. Q trình sử dụng đất chưa đi đôi với bảo vệ
1



cải tạo đất. Do đó nhiều nơi đã xuất hiện tình trạng đất bị xói mịn, khơ hạn, suy
giảm độ phì, ...Vì vậy thực hiện dự án “Điều tra diện tích đất bị thối hóa trên
địa bàn tỉnh n Bái” là cần thiết.
Kết quả điều tra, đánh giá thối hóa đất tỉnh Yên Bái được thực hiện kỳ
đầu vào năm 2017 sẽ cung cấp thông tin số liệu cho hệ thống theo dõi quản lý sử
dụng đất và hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia; làm căn cứ lập, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và phục vụ nhu cầu khai thác
thông tin về tài nguyên đất cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa
học và các nhu cầu khác của tỉnh.
Ngoài ra kết quả dự án sẽ cung cấp dữ liệu về thực trạng thối hóa đất của
cấp tỉnh để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh và cả nước, góp phần
hồn thiện hệ thống thơng tin đất đai hiện đại, theo mơ hình tập trung, thống
nhất, phục vụ đa mục tiêu.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 2 về Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia;
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản
xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
-Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02/9/2006 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn
2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
- Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
- Quyết định 2157/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai
đoạn 2013-2020;
2


- Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Quy định kỹ thuật điều tra thối hóa đất;
- Thơng tư số 15/2012/ TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra thối hóa đất;
- Thông tư số 49/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 sửa đổi, bổ sung
một số quy định của Thông tư số 15/2012/ TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra thối
hóa đất;
- Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quy định điều tra, đánh giá đất đai;
- Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 25/12/205 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai;
- Công văn số 5750/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 27/12/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc thực hiện Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất
đai toàn quốc;
- Công văn số 223/UBND-TNMT ngày 03/02/2016 của UBND tỉnh Yên
Bái về việc triển khai xây dựng dự án Điều tra tỷ lệ diện tích đất bị thối hóa và
dự án điều tra tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dang sinh học trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
III. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM
1. Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng thối hóa đất, xác định cụ thể nguyên nhân cũng
như xu thế và các q trình thối hóa đất làm cơ sở đề xuất giải pháp cải tạo,
phục hồi và khai thác sử dụng đất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đề ra các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý, sử dụng

đất bền vững; đồng thời giúp nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về đất đai, đảm bảo tài nguyên đất đai được quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu
quả phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đánh giá kinh tế đất
và xây dựng chiến lược, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Yên Bái.
- Giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lượng tài nguyên đất đai và
đánh giá tác động, ảnh hưởng của chính sách, pháp luật về đất đai đến tài
nguyên đất đai để đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ, nâng
3


cao chất lượng tài ngun đất đai, góp phần hồn thiện hệ thống thông tin đất
đai hiện đại, tập trung, thống nhất.
- Cung cấp dữ liệu về tài nguyên đất để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai
của tỉnh nhằm giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lượng tài ngun đất
đai; góp phần hồn thiện hệ thống thông tin đất đai hiện đại, tập trung, thống
nhất và phục vụ đa mục tiêu.
- Cung cấp số liệu cho hệ thống theo dõi quản lý sử dụng đất và hệ thống chỉ
tiêu thống kê Quốc gia và phục vụ nhu cầu thông tin về tài nguyên đất cho các hoạt
động kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của Nhà nước.
2. Phạm vi
Theo Quyết định số 3277/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2016 của
UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ - dự tốn Dự án
điều tra diện tích đất bị thối hóa trên địa bàn tỉnh n Bái, thực hiện dự án điều
tra thối hóa đất trên tồn bộ phạm vi đất tỉnh Yên Bái, với các loại đất sau: đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp
khác, đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng).
Diện tích đất điều tra trong dự án này áp dụng cho tỉnh Yên Bái được xác
định như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp +Đất lâm nghiệp +Đất nuôi trồng

Diện tích đất điều tra = thủy sản +Đất nơng nghiệp khác + Đất chưa sử dụng (đất
bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng)
= 119.057 + 466.603 + 2.342 + 95 + 44.618
= 632.715(ha)
3. Nội dung
- Điều tra thu thập thông tin tài liệu, khảo sát thực địa và lấy mẫu đất,
phân tích mẫu đất phục vụ đánh giá thực trạng thối hóa đất tỉnh n Bái;
- Đánh giá thực trạng thối hóa đất theo loại đất và loại hình thối hóa
tỉnh n Bái;
- Xây dựng bản đồ đất bị thối hóa kỳ đầu tỉnh n Bái ;
- Thống kê diện tích đất bị thối hóa theo loại hình và loại đất;
- Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả Dự án “Điều tra thối hóa đất tỉnh
Yên Bái” và báo cáo tổng kết Dự án.
4


4. Sản phẩm
- Báo cáo tổng hợp kết quả Dự án “Điều tra diện tích đất bị thối hóa trên
địa bàn tỉnh Yên Bái” và báo cáo tổng kết Dự án.
- Bảng tổng hợp Hệ thống chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị thối hóa theo
loại hình thối hóa và loại đất tỉnh Yên Bái.
- Báo cáo chuyên đề “Thực trạng và ngun nhân thối hóa đất tỉnh n Bái”.
- Bản đồ thối hóa đất kỳ đầu tỉnh n Bái, tỷ lệ 1/100.000.
- Bản đồ chuyên đề: bản đồ đất bị suy giảm độ phì kỳ đầu; bản đồ đất bị
khơ hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ đầu; bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa
kỳ đầu của của tỉnh Yên Bái, tỷ lệ 1/100.000.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Các phương pháp sử dụng trong Dự án “Điều tra diện tích đất bị thối hóa
trên địa bàn tỉnh Yên Bái”:
1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu

- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: điều tra tại Sở Tài
nguyên và Mơi trường tỉnh n Bái, các Sở, ban, ngành có liên quan, các Bộ,
ban, ngành Trung ương và các cơ quan nghiên cứu…
- Phương pháp điều tra phỏng vấn bao gồm: phỏng vấn theo nhóm và
phỏng vấn cá nhân các thông tin về phương thức sử dụng đất, cơ cấu cây trồng,
đầu tư đầu vào, thời vụ, đầu ra, tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật tại điểm lấy mẫu.
+ Phỏng vấn cá nhân: đối tượng phỏng vấn là các chủ sử dụng đất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… và những người có kinh nghiệm (cán bộ địa
chính xã, trưởng các thơn, bản…) để có thể thu thập được những tin tức quan
trọng và có độ tin cậy về các vấn đề có liên quan đến các vấn đề quản lý, sử
dụng đất của địa phương.
+ Phỏng vấn theo nhóm: có thể tiến hành một cách ngẫu nhiên bằng cách
trao đổi thông tin với những người gặp ngồi thực địa hoặc có thể phỏng vấn
chính thức có chuẩn bị trước. Các nhóm chính thức được lựa chọn theo các đối
tượng sử dụng đất khác nhau hoặc được lựa chọn hỗn hợp của các đối tượng này.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) theo mẫu phiếu được sử
dụng trong điều tra thu thập thông tin về mức độ đầu tư cho các loại sử dụng đất,
5


tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diễn biến năng suất cây trồng trong 10
năm trở lại đây, các vấn đề có liên quan đến q trình hình thành và ngun
nhân thối hóa đất.
- Phương pháp điều tra theo tuyến và điều tra điểm được áp dụng trong
điều tra phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề: bản đồ đất bị suy giảm độ phì;
bản đồ đất bị khơ hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; bản đồ đất bị kết von, đá ong
hóa; bản đồ đất bị xói mịn.
2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu
* Phương pháp lấy mẫu đất: phương pháp lấy mẫu phân tích để đánh giá

môi trường đất được áp dụng theo quy định chung của phương pháp lấy mẫu
phân tích tính chất hóa học và vật lý của đất. Có 2 cách lấy mẫu chính là:
+ Mẫu cá biệt: mẫu được lấy tại một vị trí xác định. Những mẫu này là
mẫu duy nhất ban đầu, đồng thời là mẫu chung được xử lý để phân tích.
+ Mẫu hỗn hợp: mẫu được lấy hỗn hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu
trộn thành mẫu chung đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát. Tùy theo
hình dáng và địa hình mảnh đất, lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều trên tồn diện
tích theo quy tắc đường chéo, đường vng góc hoặc đường dích dắc. Tránh lấy
mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị trí gần bờ và các vị
trí quá trũng hay quá cao.
* Bảo quản mẫu:
Mẫu đất được lấy sau đó cho vào túi vải hoặc nhựa ghi ký hiệu mẫu và có
phiếu ghi mẫu, độ sâu, địa điểm, tọa độ, ngày và người lấy mẫu.
3. Phương pháp phân tích đất trong phịng thí nghiệm
Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất gồm: dung trọng, độ chua của
đất (pHKCl), chất hữu cơ tổng số (OM%), thành phần cơ giới (cát, cát mịn,
limon, sét), dung tích hấp thu (CEC), nitơ tổng số (N%), phốt pho tổng số
(P2O5%), kali tổng số (K2O%), lưu huỳnh tổng số và tổng số muối tan.
- Dung trọng: phương pháp ống đóng Copexki
- Độ chua (được thể hiện bằng chỉ số pHKCl): Đo bằng máy đo pH. Chiết
đất theo tỷ lệ đất: dung dịch KCl 1M = 1:5
- OM (%): phương pháp Walkley - Black, OM (%) = OC (%) *1,724
- Thành phần cơ giới: phương pháp ống hút Rôbinsơn
6


- CEC: phương pháp Amôn axetat (pH = 7)
- Nitơ tổng số (N%): phương pháp Kjendahl
- Phốt pho tổng số (P2O5%): phương pháp so màu (Spectro photometer)
- Kali tổng số (K2O%): phương pháp quang kế ngọn lửa (Flam

photometer)
4. Phương pháp xây dựng các loại bản đồ
* Bản đồ độ phì nhiêu đất và bản đồ đất bị suy giảm độ phì
Phân cấp từng nhóm chỉ tiêu dùng trong xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của
đất được thể hiện theo các chỉ tiêu sau đây: loại đất; độ chua, dung tích hấp thu
(CEC), nitơ tổng số (N%), phốt pho tổng số (P2O5%), kali tổng số (K2O%).
Các chỉ tiêu này được chia thành các cấp khác nhau sau đó tổ hợp theo đa
số để phân ngưỡng ra các mức cao, trung bình và thấp. Các thơng tin được
khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ nền sau đó được xây dựng thành các bản đồ
chuyên đề, tổng hợp các bản đồ chuyên đề này sẽ thành lập được bản đồ độ phì
nhiêu của đất.
Bản đồ đất bị suy giảm độ phì được xây dựng bằng cách: xác định được
sự thay đổi tăng hay giảm hàm lượng các chỉ tiêu trên so với tiêu chuẩn nền đã
được xác định đối với từng khoanh đất trên bản đồ ((∆s = ∆(t) - ∆nền)). Kết quả
xử lý so sánh thông tin được thực hiện trong trong cơ sở dữ liệu bằng phần mềm
ArcGIS sau đó chiết xuất thông tin về sự tăng giảm và biên tập thông tin như
thành lập bản đồ chuyên đề.
Kết quả tổng hợp đánh giá đất bị suy giảm độ phì theo phương pháp đánh
giá đa chỉ tiêu (MCE) thể hiện theo các mức: không suy giảm, suy giảm nhẹ, suy
giảm trung bình và suy giảm nặng.
* Bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp
Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở:
- Lựa chọn các chỉ tiêu để xác định loại sử dụng đất nông nghiệp;
- Xác định phạm vi phân bố của các loại sử dụng đất nông nghiệp theo tài
liệu thu thập;
- Xử lý phiếu điều tra tình hình sử dụng đất nơng nghiệp;
- Nhập kết quả điều tra thực địa về các loại sử dụng đất nông nghiệp lên
7



bản đồ hiện trạng sử dụng đất, xác định, bổ sung và chỉnh lý ranh giới của các
loại sử dụng đất nông nghiệp;
- Biên tập bản đồ loại sử dụng đất nơng nghiệp;
- Thống kê và tổng hợp diện tích của các loại sử dụng đất nông nghiệp
theo cấp đơn vị hành chính tương ứng;
Bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp được xây dựng bằng phương pháp
điều tra bổ sung trên thực địa theo tuyến lát cắt kết hợp tham vấn ý kiến chuyên
gia, cán bộ nông lâm nghiệp tại địa phương và phỏng vấn nông hộ để xác định
rõ ràng hơn từng loại sử dụng đất trên cơ sở các thơng tin về hiện trạng sử dụng
đã có trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 cấp huyện và cấp tỉnh sau đó
khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ nền biên tập và hồn thiện thơng tin như thành
lập bản đồ chuyên đề.
* Bản đồ đất bị xói mịn
Bản đồ đất bị xói mịn được xây dựng theo phương pháp mơ hình hóa
trong GIS và Viễn thám tính tốn lượng đất xói mịn theo phương trình mất đất
phổ dụng của Wischmeier và Smith có dạng:
A = R.K.L.S.C.P
Trong đó: Mỗi một yếu tố đều được thể hiện và tính tốn số liệu trên bản
đồ chun đề dưới dạng dữ liệu RASTER. Tổng hợp chồng ghép, phân tích các
lớp dữ liệu bản đồ RASTER đơn tính dưới đây để có bản đồ xói mịn.
A:

R:

K:

Bản đồ xói mịn của năm xây dựng, thể hiện lượng đất mất trung bình
năm chuyển tới chân sườn (kg/m2.năm),
Bản đồ hệ số xói mịn do mưa thể hiện mức độ ảnh hưởng của lượng
mưa hàng năm tới xói mịn đất. Bản đồ xói mịn đất được xây dựng từ

số liệu quan trắc mưa (và các yếu tố liên quan đến mưa như cường độ
mưa, động năng mưa) và bản đồ hiện lượng mưa trung bình đã có của
vùng (KJ.mm/m2.h.năm),
Bản đồ hệ số xói mịn của đất thể hiện ảnh hưởng của các tính chất vật
lý (cấu trúc, kết cấu, thành phần cấp hạt) và hóa học của đất (hàm
lượng chất hữu cơ trong đất) đến khả năng xói mịn của các loại đất
khác nhau. Bản đồ hệ số xói mịn của đất được xây dựng từ các kết quả
phân tích và xác định tính chất vật lý và hóa học của đất trong phịng
thí nghiệm.(kg.h/KJ.mm),
8


L:

Bản đồ hệ số chiều dài sườn dốc thể hiện ảnh hưởng của yếu tố địa
hình đến khả năng xói mịn của đất trên các khu vực địa hình sườn
khác nhau. Bản đồ hệ số chiều dài sườn dốc được xây dựng từ mơ hình
số độ cao (DEM) trên cơ sở phân chia các lưu vực xác định các dòng
phân thủy, tụ thủy và chiết tách độ dài sườn. Hoặc sử dụng ảnh viễn
thám: giao thoa, 2 cặp ảnh hoặc phương pháp dùng dữ liệu LIDAR tùy
vào điều kiện của dữ liệu đầu vào.

Bản đồ hệ số độ dốc thể hiện ảnh hưởng của các cấp độ dốc đến lượng đất
bị xói mịn. Bản đồ độ dốc được xây dựng từ mơ hình số độ cao (DEM)
hoặc sử dụng ảnh viễn thám: giao thoa, 2 cặp ảnh hoặc phương pháp dùng
S:
dữ liệu LIDAR tùy vào điều kiện của dữ liệu đầu vào, sau đó chiết tách
thơng tin độ dốc theo hai dạng đơn vị phần trăm và theo độ.
Bản đồ hệ số che phủ thực vật, thể hiện khả năng che phủ của các loại
thực vật khác nhau theo mức độ phát tán ở từng thời kỳ sinh trưởng

của chúng và theo mùa từ đó ảnh hưởng đến khả năng ngăn ngừa các
tác động của mưa lên q trình xói mòn đất. Bản đồ hệ số che phủ thực
vật được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất của năm
C:
2014 kết hợp điều tra thực địa, phỏng vấn chuyên gia lâm nghiệp,
phỏng vấn những người dân có kinh nghiệm (hoặc tư liệu viễn thám
kết hợp điều tra thực địa để chọn mẫu giải đoán ảnh trong trường hợp
sẵn có tư liệu ảnh viễn thám)
Bản đồ hệ số canh tác bảo vệ đất thể hiện ảnh hưởng của việc áp dụng
các kỹ thuật canh tác, các phương thức canh tác khác nhau đến khả
năng xói mịn của đất. Bản đồ hệ số canh tác bảo vệ đất được xây dựng
P:
trên cơ sở điều tra khoanh vẽ theo tuyến trên thực địa và điều tra
phỏng vấn chuyên gia lâm nghiệp, các số liệu điều tra thống kê khác
để xác định chung cho toàn khu vực dự án.
* Bản đồ đất bị khơ hạn, hoang hố
Các khu vực bị hoang hoá được xác định trên cơ sở điều tra thực địa
khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và đưa lên bản
đồ nền.
Mức độ khô hạn được đánh giá qua chỉ số khô hạn, chỉ số này được xác
định cho từng trạm theo công thức
Lượng bốc hơi tháng (E(th))
Chỉ số khô hạn tháng (Kth) =
Lượng mưa tháng (R(th))
Lượng bốc hơi (E) được xác định theo cơng thức thực nghiệm của Ivanốp,
nhà khí tượng học của Nga đề xuất, như sau:
E= 0,0018x(T+25)2x(100-U)
9



Trong đó, T là nhiệt độ khơng khí (0C), U là độ ẩm khơng khí tương đối
(%), 0,0018 là hệ số kinh nghiệm không đổi
Các dữ liệu khô hạn được xác định cho từng trạm theo từng tháng, căn cứ
vào số tháng khô hạn trong năm để xác định mỗi khu vực ở mức độ hạn nào sau
đó nội suy, có tính đến tác động của địa hình, xây dựng bản đồ khơ hạn cho tồn
khu vực thực hiện dự án:
Kết hợp hai lớp thông tin khô hạn và hoang hóa biên tập thơng tin như
thành lập bản đồ chun đề có được bản đồ đất bị khơ hạn, hoang hóa.
* Bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa
Các thông tin cho bản đồ phân bố các khu vực xuất hiện kết von, đá ong
hóa được tổng hợp từ bản đồ đất kết hợp với kết quả điều tra lấy mẫu đất và mơ
tả ngồi thực địa sau. Các thông tin được khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ nền sau
đó được xây dựng thành bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa, biên tập thơng tin
như thành lập bản đồ chuyên đề.
5. Các phương pháp khác
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các tài liệu, bản đồ đã có liên quan đến
nội dung của dự án;
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến của các chuyên gia có
kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên và mơi trường;
- Phương pháp phân tích, thống kê: đánh giá phân tích số liệu, thống kê số
liệu bằng phần mềm Excel và SPSS.
V. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP
Báo cáo tổng hợp kết quả Dự án “Điều tra diện tích đất bị thối hóa
trên địa bàn tỉnh n Bái” được trình bày ngồi phần Mở đầu, Kết luận được
chia thành 5 chương:
Chương 1: Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Chương 2: Hiện trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu hiện tại của đất tỉnh
Yên Bái.
Chương 3: Hiện trạng sử dụng đất và đặc điểm sử dụng đất tỉnh Yên Bái.
Chương 4: Thực trạng thối hóa đất tỉnh n Bái.

Chương 5: Ngun nhân thối hóa đất và đề xuất giải pháp giảm thiểu
thối hóa đất.

10


Chương 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc vùng núi phía bắc nước ta, có tổng
diện tích tự nhiên là 688.767 ha; tọa độ địa lý của tỉnh là 21014’ đến 22017’ vĩ độ
Bắc, 103056’ đến 105003’ kinh độ Đông. Tỉnh có giáp ranh với vùng núi Tây
Bắc và vùng trung du Bắc Bộ:
Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai.
Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.
Phía Đơng giáp tỉnh Tun Quang.
Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Tồn tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm 7 huyện là Văn Chấn, Văn Yên,
Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, 1 thị xã Nghĩa lộ và
thành phố Yên Bái. Vùng đất của tỉnh chia thành 3 lưu vực của 3 sông chính:
Sơng Thao, sơng Chảy và sơng Đà nằm trong lưu vực sơng Hồng.
2. Địa hình
n Bái là vùng chuyển tiếp từ vùng núi cao Tây Bắc thuộc dãy núi
Hoàng Liên - Púng Luông và dãy Con voi xuống vùng đồi trung du Phú Thọ.
Đổng thời Yên Bái cũng là vùng tiếp giáp giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi
Đông Bắc. Các dãy núi đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. n Bái
mang đặc trưng địa hình núi nên đất đai của tỉnh n Bái có địa hình phức tạp,
bị chia cắt bởi các dãy núi cao, sông suối và thung lũng hẹp, có thể phân thành
các đặc trưng địa hình như sau:

- Địa hình núi cao và cao nguyên: Nằm trong 3 hệ thống núi chính:
+ Hệ thống núi Hồng Liên Sơn - Púng Lng chiếm tồn bộ diên tích hữu
ngạn sơng Thao, hướng chính của dãy Hồng Liên Sơn là Tây Bắc xuống Đơng
Nam, độ cao trung bình từ 1.700 m - 2.800 m, núi thường bị chia cắt mạnh.
+ Hệ thống núi cổ Con Voi: chạy dọc theo đường phân thuỷ giữa sông
Thao và sông Chảy, hướng chính là Tây Bắc xuống Đơng Nam, độ cao trung
bình từ 400 - 1.400 m, đỉnh trịn, độ dốc trung bình 30 - 400. Sườn thoải hơn và
độ chia cắt cũng yếu hơn dãy Hoàng Liên Sơn - Púng Luông.
11


+ Hệ thống núi đá vôi: vách dựng đứng, đỉnh nhọn, có độ cao trung bình
400 - 800 m xen kẽ với những đồi bát úp thấp nằm ở phía Đơng Bắc và một
phần phía Đơng của tỉnh.
- Địa hình đồi núi thấp: có đỉnh khum trịn, sườn thoải, có nhiều đồi bát
úp mang đặc trưng địa hình vùng trung du của miền bắc Viêt Nam. Đây là phần
cuối của dãy núi Con voi và một phần dãy Hoàng Liên Sơn. Độ cao bình qn
dưới 400 m, có tiềm năng phát triển nơng nghiêp.
- Địa hình bồn địa: có kiểu đặc trưng theo kiểu hồ cạn vùng đứt gãy sông
Hồng, sông Chảy và thềm lục địa, đáng chú ý là bồn địa Lục Yên, Văn Chấn với
những đặc trưng: Ở giữa những dãy núi bao quanh, địa hình bằng phẳng của một
vùng hồ, vịnh biển được lấp đầy các thể trầm tích, trên đó nổi những dãy đồi
thấp thoải, độ dốc 150- 200 của nền phiến thạch sét hoặc các núi đá vôi dạng đảo
nổi lên rải rác giữa nền trầm tích hồ, điển hình là bồn địa Lục n.
- Địa hình thung lũng: là kiểu địa hình đặc trưng của các nếp đứt gãy sông
Hồng và sông Chảy. Ở đây hình thành các dải đất phù sa khơng liên tục ở hai
bên sơng. Ngồi ra cịn có những thung lũng nhỏ hẹp là kiểu đặc trưng của các
đường trũng ngòi giữa vùng đồi núi với các ngòi suối như ngịi Thia, ngịi Lâu...
3. Khí hậu
Đặc trưng của khí hậu Yên Bái là nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều,

nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (khoảng 18 - 200C),
cao nhất 37 - 390C, thấp nhất 2 - 40C. Gió thịnh hành là gió mùa đơng bắc và gió
mùa đơng nam. Mưa nhiều nhưng phân bố khơng đều, lượng mưa trung bình
1.800 - 2.000 mm/ năm, cao nhất tới 2.204 mm/ năm và thấp nhất cũng đạt
1.106 mm/ năm. Một số vùng tiểu khí hậu vào tiết xuân thường có mưa dầm
triền miên.
Các mùa chính trong năm
Khí hậu n Bái có 2 mùa rõ rệt gồm:
- Mùa lạnh: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vùng thấp lạnh kéo dài từ
115 - 125 ngày, vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn nên dài hơn vùng
thấp, vùng cao từ 1.000 m trở lên hầu như khơng có mùa nóng, nhiệt độ trung
bình ổn định dưới 200C, cá biệt có nơi xuống 00C, có sương muối, băng tuyết;
thường bị hạn hán đầu mùa lạnh (tháng 12 - tháng 1), cuối mùa thường có mưa
phùn, điển hình là khu vực thành phố n Bái , Trấn Yên, Yên Bình.
12


- Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung
bình ổn định trên 250 C, tháng nóng nhất 39 - 400C, mùa nóng cũng chính là mùa
mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.200 - 1.600 mm/ năm và thường kèm
theo gió xốy, mưa lũ gây ra lũ quét ngập lụt. Sự phân bố ngày mưa, lượng mưa
tùy thuộc vào địa hình theo hướng giảm dần từ Đông sang Tây theo địa bàn tỉnh.
Theo thung lũng sông Hồng giảm dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Nhưng trong
vùng thung lũng sông Chảy lại giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Chế độ mưa:
Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, theo số liệu của khí tượng thủy
văn tỉnh, tổng lượng mưa trung bình tại Yên Bái là: 1.888,9 mm/ năm; Lục Yên
1.926,8 mm/ năm; Nghĩa Lộ 1.449,7 mm/ năm; Mù Cang Chải 1.713,7 mm/ năm.
Phân bố lượng mưa theo xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao và
lượng mưa phân bố không đồng đều các tháng trong năm, tháng mưa nhiều nhất

là tháng 5 đến tháng 9 (từ 161,84 đến 429,4 mm); các tháng mưa ít nhất là tháng
12 đến tháng 3 (từ 13,3 đến 72,7 mm).
Vào mùa mưa, nhiều nơi trong tỉnh Yên Bái xảy ra mưa lớn, nhất là các
khu vực phía Tây như Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, Văn Chấn, khi có
mưa lớn rất dễ gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại về người và tài
sản cũng như cơ sở hạ tầng.
Chế độ ẩm:
Theo số liệu khí tượng thì độ ẩm tương đối, trung bình năm tại các trạm:
Yên Bái là 86%; Văn Chấn 83%, Mù Cang Chải 81%. Sự chênh lệch về độ ẩm
giữa các tháng trong năm của các vùng trong tỉnh lệch nhau không lớn, càng lên
cao độ ẩm tương đối giảm xuống. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do độ
ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ bốc hơi (chế độ nhiệt và chế độ gió),
tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 2,3,4,5,6,7 từ 80% - 89%, những tháng có độ
ẩm thấp nhất là tháng 11,12, 1 có độ ẩm từ 77% - 85%.
Các hiện tượng thời tiết khác:
Sương muối: xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, càng lên sao số ngày
có sương muối càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sơng Hồng, sơng Chảy
ít xuất hiện.
Mưa đá: xuất hiện rải rác ở một số vùng, thường xuất hiện vào cuối mùa
xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng dơng và gió xốy cục bộ.
13


Ngoài ra ở các vùng cao trên 1.000 m thỉnh thoảng cịn có băng tuyết vào
giữa mùa đơng.
Các vùng khí hậu:
Với các nét đặc trưng trên có thể chia khí hậu n Bái thành hai vùng khí
hậu lớn, có ranh giới được xác định bởi đường phân thủy của dãy núi cao theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, dọc theo hữu ngạn sơng Hồng.Trong hai vùng lớn
lại có tiểu vùng với những đặc biệt khác biệt.

Vùng phía Tây:
Phần lớn vùng này có độ cao trung bình trên 700 m, địa hình chia cắt
mạnh, mang tính chất khí hậu á nhiệt đới và ơn đới, ít chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc. Có gió Tây Nam nóng, khơ nên khí hậu vùng này có nét đặc
trưng là nắng nhiều, ít mưa so với vùng phía Đơng. Xuất phát từ các yếu tố địa
hình, khí hậu, đặc thù có thể chia vùng này thành 3 tiểu vùng sau:
Tiểu vùng Mù Cang Chải: vùng này có độ cao trung bình từ 900 m, có
nhiều nắng nhất tỉnh và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Do độ cao địa
hình lớn nên nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18 - 200C, về mùa đơng lạnh có
khi xuống tới 00C.Tổng nhiệt độ năm 6.500 - 7.0000C, lượng mưa: 1.800 - 2.000
mm/ năm; độ ẩm 80%.
Tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn: vùng này có độ cao trung bình 800m, phía
Bắc nhiều mưa, phía Nam là vùng ít mưa nhất tỉnh. Nhiệt độ trung bình là 18 200C, mùa đơng nhiệt độ xuống tới 10C, lượng mưa 1.800 mm/ năm, độ ẩm 84%.
Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ: độ cao trung bình vùng này 250 - 300 m, có
thung lũng Mường Lị với diện tích trên 2.200 ha, nhiệt độ trung bình 22 - 230C,
tổng nhiệt độ cả năm 8.0000C, độ ẩm 83% thích hợp phát triển cây lương thực, cây
cơng nghiệp chè, đặc biệt chè tuyết vùng cao, quế, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Vùng phía Đơng:
Khí hậu này chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đơng Bắc, mưa nhiều về
cả số ngày và lượng mưa. Mưa phùn kéo dài ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn
Yên. Nhiệt độ trung bình 21 - 220C, lượng mưa bình quân 1.800 - 2.000 mm/
năm, có hai tiểu vùng sau:
Tiểu vùng Nam Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe; thuộc
thung lũng sông Hồng, dưới chân hệ thống núi Hồng Liên Sơn - Pú Lng, nhiệt
độ trung bình 23 - 240C, tổng nhiệt độ 8.0000C, lượng mưa bình quân 1.800 14


2.200 mm/ năm và vùng có mưa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm.
Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình: Thuộc thung lũng sơng chảy- hồ Thác
Bà, là vùng có diện tích mặt nước nhiều nhất tỉnh (hồ Thác Bà diện tích 19.050

ha), có khí hậu ơn hịa.
4. Thủy văn
Tỉnh n Bái có hê thống sơng suối khá dày đặc và phân bố tương đối đều;
trong đó có 2 hệ thống chính là sơng Thao và sơng Chảy.
- Sơng Thao là dịng chảy chính của sơng Hồng bắt nguồn từ Trung quốc
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Thao chảy qua địa phận tỉnh Yên
Bái dài 100 km bắt đầu từ Lang Thíp (Văn Yên) đến Văn Tiến (Trấn Yên) và diện
tích lưu vực là 2.700 km2.
- Sông Chảy bắt nguồn từ núi Tây Côn Lĩnh cao nhất trong khu Đông Bắc
(2.419 m) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài 95 km; bắt đầu từ Minh
Chuẩn (Lục n) đến Thác Bà (n Bình), diện tích lưu vực 2.200 km2.
Hệ thống sông suối ở Yên Bái về mùa khơ mực nước hạ thấp, lưu lượng ít
nên khả năng sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt và cung cấp nước tưới cho cây
trồng gặp nhiều khó khăn. Về mùa mưa thì mực nước ở các sơng suối dâng cao,
lưu lượng nước lớn đã làm ảnh hưởng tới giao thông đi lại trong vùng, nhưng
cũng tạo điều kiên thuận lợi bồi đắp một lượng phù sa đáng kể tạo nên những dải
đất phù sa ven sông suối.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo kết quả tổng hợp trong Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2017
thì dự ước tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh năm 2017 (theo giá so sánh) đạt
16.685.711 triệu đồng, tăng 6,19% so với năm trước. Trong đó nhóm Nơng, lâm
nghiệp, thủy sản tăng 4,04%, đóng góp vào mức tăng chung 0,92 điểm phần
trăm; nhóm Cơng nghiệp, xây dựng tăng 8,44% đóng góp 2,22 điểm phần trăm;
nhóm Dịch vụ tăng 6,03% đóng góp 2,93 điểm phần trăm; nhóm Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,41% và đóng góp 0,12 điểm phần trăm. Nhìn chung
tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2017 có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của năm
2016 là 0,32% chủ yếu do nhóm Cơng nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng cao hơn
tốc độ tăng của năm trước là 3,06%. Còn lại mức tăng của nhóm Nơng lâm
nghiệp, thủy sản thấp hơn năm trước là 0,72%; nhóm Dịch vụ thấp hơn 0,44%;

15


nhóm Thuế sản phẩm thấp hơn năm trước 3,12% đã làm ảnh hưởng đến tốc độ
tăng chung của tổng sản phẩm trong tỉnh.
Quy mô GRDP năm 2017 theo giá hiện hành đạt 23.985.964 triệu đồng;
GDP bình quân đầu người đạt 29,71 triệu đồng tương đương 1.306 USD, tăng
62 USD so với năm 2016. Về cơ cấu kinh tế năm 2017, khu vực Nông, lâm
nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 22,84%; khu vực Công nghiệp, xây dựng chiếm
25,61%; khu vực Dịch vụ tăng 48,14%; khu vực Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 3,41% (cơ cấu tương tự của năm 2016 là 24,08%; 25,40%; 47,02%;
3,50%). Như vậy cơ cấu kinh tế năm 2017 đang có sự chuyển dịch theo chiều
hướng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm; khu vực công nghiệp
- xây dựng và khu vực dịch vụ tăng, song mức độ chuyển dịch còn chậm.
Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Giá so sánh 2010

Giá hiện hành

Tổng sản phẩm (GDP)

16.685.711

23.985.964

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản


3.745.660

5.478.011

Công nghiệp, xây dựng

4.283.727

6.143.438

Dịch vụ

8.088.217

11.547.852

568.107

816.663

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2017)

2. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, các mô hình, chính sách hỗ trợ
sản xuất nơng lâm nghiệp tiếp tục được triển khai đúng hướng; các sản phẩm
nông, lâm nghiệp chủ lực được tập trung ưu tiên đầu tư phát triển, tăng lên đáng
kể cả về diện tích và quy mơ: tồn tỉnh đã trồng mới được 1.730 ha quế; 1.168

ha sơn trà; 201,1 ha chè; 3.602 ha ngô đơng trên đất 2 vụ lúa; đóng mới được
413 lồng cá, thẩm định cho 20 cơ sở đủ điều kiện ni cá bằng qy lưới eo
ngách, có diện tích mặt nước từ 1 ha trở lên; thụ tinh nhân tạo trâu, bò cái sinh
sản theo đề án phát triển chăn nuôi được 3.100 liều phối.
- Về trồng trọt: Năm 2017 giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng
trọt ước đạt 57 triệu đồng (tăng 2,57% tương đương 1,43 triệu đồng so với năm
2016). Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 305.943 tấn (bằng 105,5% kế
hoạch, giảm 1,18% tương đương 3.657 tấn so với năm 2016). Sản lượng chè búp
16


tươi ước đạt 81.000 tấn thông thường (bằng 101,25% kế hoạch, tăng 0,41%
tương đương 333 tấn so với năm 2016), trong đó sản lượng chè búp tươi chất
lượng cao đạt 11.000 tấn.
- Về chăn ni: Tổng đàn gia súc chính năm 2017 ước đạt 637.142 con
(bằng 93,01% kế hoạch năm, giảm 6,18% tương đương 41.989 con so với năm
2016). Tong đàn gia súc chính khơng đạt kế hoạch đề ra vì giá lợn hơi biến động
bất thường làm số lượng đàn lợn giảm đáng kể, Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
các loại ước đạt 48.514 tấn (bằng 117% kế hoạch, tăng 10,19% tương đương
4.486 tấn so với năm 2016). Trong năm 2017 đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu
giống vật nuôi, cải tạo giống đàn gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
được 2.585 con trâu, bò; tỷ lệ đàn bò lai chiếm 45% tổng đàn; tỷ lệ đàn lợn lai,
lợn ngoại chiếm trên 70% tổng đàn.
- Về lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng năm 2017 ước đạt 15.016 ha (bằng
100,1% kế hoạch, giảm 1,2% tương đương 161 ha so năm 2016). Khai thác và
tiêu thụ 450.000 m3 gỗ rừng trồng các loại, bằng 100% kế hoạch. Trong năm các
địa phương đã tập trung thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giống cây
trồng lâm nghiệp đảm bảo gieo ươm hơn 80 triệu cây giống/năm, trong đó các
lồi cây lâm nghiệp chính phục vụ cho trồng rừng chiếm 40%. Trong năm 2017
trên địa bản tỉnh đã xảy ra 01 vụ cháy rừng tại thôn Khe Nhao, xã Nghĩa Tâm,

huyện Văn Chấn làm thiệt hại 5,5 ha rừng sản xuất.
- Về thủy sản: Năm 2017, công tác khuyến ngư được tiếp tục tăng cường,
nhất là nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp, về
giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm
2017 ước đạt 120 triệu đồng (tăng 7,5% tương đương 8,35 triệu đồng so với nãm
2016). Diện tích ni trồng thủy sản năm 2017 ước đạt 2.412 ha (bằng 104,8%
kế hoạch năm); sản lượng thủy sản ước đạt 7.577 tấn (bằng 88,1% kế hoạch,
tăng 13,2% tương đương 883 tấn so năm 2016).
3. Dân số, lao động
3.1. Dân số, dân tộc
Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2017 tỉnh Yên Bái đạt
807.287 người, tăng 6.966 người, tương đương tăng 0,87% so với năm 2016,
bao gồm dân số thành thị 166.022 người, chiếm 20,57%; dân số nơng thơn
641.265 người chiếm 79,43%. Trong đó dân số nam 403.300 người, chiếm
49,96%, dân số nữ 403.987 người, chiếm 50,04% dân số toàn tỉnh. Dân cư phân
bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Mật độ dân số trung bình
17


toàn tỉnh năm 2017 là 117 người/ km2, cao nhất là thị xã Nghĩa Lộ 1.010
người/km2, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 44 người/ km2.
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi đa dân tộc, trong đó có 12 dân tộc bản
địa cùng sinh sống lâu đời gồm: Kinh (chiếm 54%), Tày (chiếm 17%), Dao
(chiếm 9,1%), Mông (8,1%), Thái (6,1%), Mường, Nùng, Sán Chay, Giáy, Khơ
Mú, Hoa, Phù Lá. Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái khơng có lãnh thổ
tộc người rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có những
vùng quần tụ đơng đảo của mình. Tại các vùng này dân số dân tộc đó chiếm tỷ
lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu là người Mông cư trú tập
trung ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; người Thái, người Mường ở
huyện Văn Chấn; người Dao ở hai huyện Văn Yên, Văn Chấn; người Sán Chay

ở huyện Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; người
Tày, người Nùng ở huyện Lục Yên; người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn
Chấn; người Phù Lá ở xã Châu Quế Thượnghuyện Văn Yên...
Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao,
vùng thấp và rẻo giữa. Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa của đồng bào
ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng. Người Mơng ở vùng cao có ngôi nhà
truyền thống là nhà đất, làm lúa nương; người Tày, Nùng, Thái, Mường ở nhà
sàn với nền văn minh lúa nước; người Dao cư trú rẻo giữa trồng lúa nương và
lúa nước, có 3 loại hình nhà ở: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất...
Bảng 2: Dân số và mật độ dân số năm 2017 phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính

Dân số trung bình
(người)

Mật độ dân số
(người/ km2)

Tổng số

807.287

117

1

Thành phố Yên Bái

102.425


959

2

Thị xã Nghĩa Lộ

30.610

1.010

3

Lục Yên

108.918

134

4

Văn Yên

124.153

89

5

Mù Cang Chải


59.240

49

6

Trấn Yên

84.355

134

7

Trạm Tấu

32.380

44

8

Văn Chấn

153.806

127

9


Yên Bình

111.400

144

TT

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017 tỉnh Yên Bái
18


×