Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

THUYẾT MINH BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG THỊ TRẤN NHƠN HÒA, HUYỆN CHƯ PƯH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.07 KB, 34 trang )

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN THỔ NHƯỠNG NÔNG HĨA

THUYẾT MINH
BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG THỊ TRẤN NHƠN HỊA,
HUYỆN CHƯ PƯH
(Kèm theo bản Thổ nhưỡng tỷ lệ 1/10.000)

Thuộc dự án: Điều tra, đánh giá chất lượng đất nông nghiệp và xây dựng
cơ sở dữ liệu, bản đồ thổ nhưỡng làm cơ sở khoa học để phục vụ bố trí cây
trồng hợp lý trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Hà Nội - 2021


VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN THỔ NHƯỠNG NÔNG HĨA

THUYẾT MINH
BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG THỊ TRẤN NHƠN
HỊA, HUYỆN CHƯ PƯH
(Kèm theo bản Thổ nhưỡng tỷ lệ 1/10.000)

Thuộc dự án: Điều tra, đánh giá chất lượng đất nông nghiệp và xây dựng
cơ sở dữ liệu, bản đồ thổ nhưỡng làm cơ sở khoa học để phục vụ bố trí cây
trồng hợp lý trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Đơn vị chủ trì
VIỆN THỔ NHƯỠNG NƠNG HĨA


Chủ nhiệm dự án

TS. Nguyễn Quang Hải

Hoàn thành, năm 2021


PHẦN I. LÝ DO VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHỈNH LÝ, BỔ SUNG XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG

1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Ở Gia Lai nói chung và huyện Chư Pưh nói riêng, công tác điều tra lập bản đồ
đất đã được tiến hành ngay từ trước những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy vậy, trải qua
nhiều thập niên, với sự tác động của thời gian và hoạt động sản xuất của con người,
cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ trong điều tra, nghiên cứu, quy
hoạch sử dụng đất… Tư liệu đất hiện có khơng còn đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đồng
thời đã bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục; đặc biệt hiện nay việc sử dụng GIS
trong xây dựng yếu tố độ dốc và xây dựng, tổng hợp dữ liệu sẽ giúp đánh giá một cách
chính xác, khách quan hơn về tài nguyên đất của huyện. Hơn nữa, các cơng trình xây
dựng bản đồ đất cho huyện trước đây ở tỷ lệ khá nhỏ (1/100.000) nên gần như chỉ
mang tính khái qt, khó có thể chỉ ra chính xác về tính chất đất, khả năng sử dụng đất
và tính thích hợp của từng vùng đất cụ thể của từng xã trong toàn huyện, khiến cho
việc quản lý và ra quyết định quản lý hay đầu tư sản xuất là rất mơ hồ và mạo hiểm.
Với xu hướng chuyển dịch kinh tế, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đất nông nghiệp huyện Chư Pưh sẽ bị
thu hẹp dần. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành, theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cùng với q trình phát triển kinh tế nhằm đưa huyện trở thành huyện phát triển
khá trong toàn tỉnh, sẽ gây áp lực lớn tới sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp trồng
cây hàng năm, cây lâu năm ở các vùng này.
Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chư Pưh lâm vào cảnh khó khăn,

nợ nần bởi vì cây trồng chủ lực như hồ tiêu khơng những chết do dịch bệnh, mà cịn ở
trong vịng xoay rớt giá. Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền huyện đã có những
phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển nông nghiệp đồng thời đề ra những giải
pháp tháo gỡ khó khăn, quy hoạch sản xuất cây trồng, vật nuôi theo định hướng quy
hoạch ngành của tỉnh. Theo đó, có thể thấy Chư Pưh là địa phương có điều kiện về tự
nhiên, đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả,
cây dược liệu.... và phát triển chăn nuôi gia súc. Kinh tế tập thể trong những năm gần
đây đã được hình thành và phát triển nhanh, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành
chuỗi liên kết giữa Doanh nghiệp với Hợp tác xã, Tổ hợp tác và nơng dân.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thì địa phương cũng cịn phải khắc phục
nhiều khó khăn, vướng mắc như: huyện còn thiếu quy hoạch chi tiết cho các loại cây
trồng phù hợp với từng loại đất đai và điều kiện sản xuất; có rất ít doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
trên địa bàn đặc biệt là tham gia vào xây dựng cánh đồng lớn trên các cây trồng chủ
lực; Các HTX do mới thành lập nên hoạt động còn nhiều hạn chế; Các cơng trình thủy
lợi trên địa bàn chủ yếu là đập dâng nên khơng có khả năng tích nước chống hạn và
tưới tiêu chủ động; chưa có cơng trình thủy lợi tưới cho cây công nghiệp, cây trồng
cạn. Đồng thời với những khó khăn trên là nguồn vốn để nhân dân tái đầu tư sản xuất
cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Các câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào để tiếp tục duy trì và phát


triển ổn định sản xuất nông nghiệp với quỹ đất hạn chế? Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
nông nghiệp thế nào là phù hợp ở từng vùng đất khác nhau? Để phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế hàng hóa, vùng đất nào nên chuyển đổi và vùng nào nên sử dụng cho mục
đích nơng nghiệp? Phương pháp canh tác thế nào là phù hợp để vừa khai thác tiềm
năng vừa giảm hạn chế của tài nguyên đất?...
Để trả lời được những câu hỏi này, trước hết cần thiết phải hiểu rõ tiềm năng và
hạn chế của tài nguyên đất đai của địa phương. Điều tra, đánh giá về chất lượng đất
nông nghiệp sẽ tạo cơ sở khoa học cho những giải pháp quản lý tài nguyên đất đai một

cách toàn diện và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đối với nhiều diện tích đang
sản xuất kém hiệu quả như các vùng đất bị hạn hán, những vùng đất suy giảm độ phì
nhiêu cục bộ trên địa bàn huyện.
Cho đến nay cơ sở dữ liệu khoa học về chất lượng đất đai của huyện Chư Pưh
vẫn chưa hoàn thiện. Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu về đất tại Gia Lai như đã đề cập
ở phần trên, nhưng đa số các tài liệu này chưa được đồng bộ hóa với nhau, hầu như
khơng thể liên kết với nhau trong quá trình sử dụng. Mặt khác, các bản đồ thổ nhưỡng
toàn huyện đã thực hiện từ khá lâu, chưa đầy đủ hoặc thường chỉ thể hiện sự phân bố
và đặc tính đất về mặt phân loại và phát sinh học, khơng phản ánh đầy đủ về mức độ
thích hợp của các loại hình sử dụng đất. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về thổ nhưỡng
trước đây mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá khái quát về đặc điểm, tính chất đất mà
chưa gắn với các yếu tố tự nhiên khác như địa hình, khí hậu, thủy văn,… Vì vậy các
tài liệu này chưa cung cấp đủ cơ sở khoa học để đề xuất các phương án phát triển sản
xuất trên từng vùng đất cụ thể của huyện. Vì vậy, việc điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây
dựng bản đồ thổ nhưỡng các xã và tổng hợp toàn huyện Chư Pưh theo phương pháp
của FAO/WRB năm 2014 sẽ giải quyết được triệt để các vấn đề còn tồn tại từ trước
đến nay về nguồn tài nguyên đất của tỉnh.
Ngày nay, đánh giá và xây dựng hệ thống thông tin chất lượng đất đai là một
trong những bước quan trọng nhất trong phát triển nông nghiệp, nhất là trong xu thế
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nơng nghiệp, tiến tới phát triển “nơng nghiệp
chính xác”. Nhiệm vụ này cịn giúp cho việc giám sát quy hoạch, quản lý sử dụng đất
và đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp; Nói cách khác nhiệm vụ này giúp cho
chúng ta có cái nhìn tổng thể về cơ sở dữ liệu khoa học về chất lượng đất đai, đặc tính
đất, tiềm năng và hạn chế của tài nguyên đất đai của địa phương, đặc biệt là khả năng
cung cấp dinh dưỡng của đất là một trong những yêu cầu đầu tiên trong quá trình lập
kế hoạch sử dụng đất và chỉ đạo sản xuất nơng nghiệp; Đánh giá tính thích nghi của
một số cây trồng có giá trị kinh tế cao vào địa phương, đề xuất các vùng sản xuất tập
trung chun canh có giá trị kinh tế lớn … Chính vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ
“Điều tra, đánh giá chất lượng đất nông nghiệp và xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ thổ
nhưỡng, làm căn cứ khoa học để phục vụ bố trí cây trồng hợp lý trên địa bàn huyện

Chư Pưh, tỉnh Gia Lai” là hết sức cần thiết và cấp bách.

1.2. TỔNG QUAN CÁC ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤT Ở CHƯ PƯH
Điều tra nghiên cứu về đất tại Chư Pưh nói riêng và Gia Lai nói chung được phân
theo 2 mốc thời gian là trước và sau năm 1975.


(1) Trước năm 1975:
Chỉ có duy nhất chương trình xây dựng bản đồ đất tổng quát Nam Việt Nam
(General soil map of South Viet nam), tỷ lệ 1/1.000.000 dưới sự hướng dẫn của F.R.
Moormann năm 1961. Trên cơ sở giải đốn khơng ảnh, bằng việc sử dụng các tổ hợp
và các nhóm đất có cùng nguồn gốc phát sinh, tác giả đã xây dựng chú dẫn tổng quát
gồm 25 đơn vị đất.
Ngồi ra, năm 1971 Thái Cơng Tụng xây dựng tài liệu “Đất đai miền cao nguyên
Trung phần và Đông nam phần”. Tài liệu viết khái qt và khơng có bản đồ.
(2) Sau năm 1975:
Các điều tra nghiên cứu về đất ở Gia Lai chủ yếu do Viện Quy hoạch và Thiết kế
nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 2, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa và địa
phương (Sở Nơng nghiệp, Ban Quản lý ruộng đất…) thực hiện. Đáng chú ý nhất là các
tài liệu do Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp thực hiện. Đó là:
Những năm 1975 - 1980, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã thực hiện
điều tra đất tỉnh Gia Lai và toàn Tây Nguyên. Kết quả xây dựng bản đồ đất các huyện
tỷ lệ 1/25.000 thu về toàn tỉnh Gia Lai tỷ lệ 1/100.000. Kết quả phân loại đất Gia Lai
gồm 9 nhóm đất với 27 đơn vị phân loại.
Năm 1997 - 2002 trong khuôn khổ dự án “Đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững các tỉnh Tây Nguyên”, được
thực hiện bởi sự hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ mà cụ thể là Viện Quy
hoạch và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Tổng hợp Leuven Vương
quốc Bỉ) (Dự án NIAPP/K.U. Leuven). Kết quả điều tra bổ sung, phân loại lập bản đồ
đất tỉnh Gia Lai theo phương pháp định lượng FAO/WRB, 98 trong khuôn khổ dự án

NIAPP/K.U. Leuven (1999) ở tỉ lệ bản đồ 1/100.000 đã xác định được 12 nhóm đất
gồm 48 đơn vị chú dẫn bản đồ.
Năm 2005 Viện thổ Nhưỡng Nơng hóa đã tiến hành Đánh giá tài nguyên đất
nông nghiệp và quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý cho tỉnh Gia Lai đến năm
2015. Kết quả điều tra bổ sung, phân loại lập bản đồ đất tỉnh Gia Lai ở tỷ lệ 1/100.000
theo phương pháp định lượng FAO/WRB, 98.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng, tiềm năng, hạn chế và khả năng sử dụng của tài
nguyên đất đai và xây dựng các phương án khai thác tài nguyên hợp lý cho huyện Chư
Pưh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về thực trạng số lượng, chất lượng đất cho các
xã trong toàn huyện Chư Pưh qua việc xây dựng bản đồ ở tỷ lệ 1/10.000 cho 9 đơn vị
cấp xã (8 xã và 1 thị trấn) và bản đồ tỷ lệ 1/25.000 cho toàn huyện.
- Đánh giá chất lượng đất đai, khả năng thích hợp với các cây trồng chính trên đất
sản xuất nông nghiệp của từng xã và tổng hợp toàn huyện.


- Xây dựng hệ thống thông tin về chất lượng đất đai phục vụ công tác quản lý,
khai thác, quy hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi
trường sinh thái.
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu tài nguyên đất sản xuất nơng nghiệp của các xã và
tồn huyện Chư Pưh trực tuyến, có thể tra cứu bằng máy tính, điện thoại di động, giúp ra
quyết định quản lý tài nguyên đất một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Tỷ lệ bản đồ và bản đồ nền: Tỷ lệ bản đồ (dùng để xây dựng bản đồ đất và bản
đồ gốc đất chính thức): 1/25.000. Bản đồ nền sử dụng cho xây dựng bản đồ đất chính
thức là nền địa hình chuẩn VN2000 (đã số hóa) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành và bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã thuộc huyện Chư Pưh năm 2020.

1.4.1. Thu thập và xử lý tài liệu
+ Thu thập dữ liệu:
Tài liệu, số liệu được thu thập từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ Trung
ương đến huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, Sở Tài ngun & Mơi trường
tỉnh Gia Lai, Phịng Tài ngun & Mơi trường, Phịng Thống kê, Phịng Kinh tế Nơng nghiệp, UBND các xã, thị trấn. Kế thừa có chọn lọc những tài liệu nghiên cứu
của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài từ các sách, bài báo trong và ngoài nước.
+ Tổng hợp xử lý cơ sở dữ liệu:
Sử dụng các công cụ và phần mềm chuyên dụng như XLStat, Excel, Mapinfo,
Microstation,... để tổng hợp và xử lý các tài liệu, số liệu có liên quan.
1.4.2. Phương pháp lấy mẫu đất
Mật độ lấy mẫu: Đào, mô tả phẫu diện và lấy mẫu đất theo TCVN 9487-2012 về
“Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn” ở tỷ lệ bản đồ 1:10.000, tùy
theo mức độ mức phức tạp của địa hình, mật độ phẫu diện cần quan trắc được thể hiện
ở Bảng 1.
Bảng 1 - Diện tích trung bình cần đào một phẫu diện chính hoặc phụ
Tỷ lệ bản đồ đất
1/10.000

Diện tích ở thực địa theo vùng miền (ha)
Đồng bằng

Trung du

Miền núi

7

10

25


Nguồn: TCVN 9487-2012

Số lượng các loại phẫu diện theo tỷ lệ: Phẫu diện chính có phân tích/Phẫu diện
chính khơng phân tích/phẫu diện phụ theo tỷ lệ 1/4/5. Trong đó:
+ Phẫu diện chính có phân tích: Là phẫu diện dùng để thu thập đầy đủ và chi tiết
tất cả các thông số về hình thái, tính chất lý, hóa học của đất để phục vụ phân loại đất
và xây dựng bản đồ đất. Hố đất để mô tả và lấy mẫu phẫu diện chính có kích thước
tiêu chuẩn: rộng x dài x sâu = 70 x 200 x 125 cm. Các mẫu đất được lấy theo tầng phát


sinh gồm: mẫu tiêu bản phẫu diện (lưu trong hộp tiêu bản theo thứ tự tầng đất) và mẫu
đất phân tích (lưu trong túi đựng mẫu. Mỗi tầng lấy khoảng 1 kg đất).
+ Phẫu diện chính khơng phân tích: Là phẫu diện dùng để thu thập các thơng tin
về hình thái của đất, phục vụ phân loại đất và xác định ranh giới các khoanh đất. Phẫu
diện chính khơng phân tích có thể được thu thập bằng cách đào hố theo kích thước tiêu
chuẩn hoặc khoan bằng khoan chuyên dụng tới độ sâu 125 cm. Mẫu đất chỉ được lưu
trong hộp tiêu bản, khơng lấy mẫu đất để phân tích.
+ Phẫu diện phụ: Là phẫu diện dùng để quan trắc, mơ tả những đặc tính cần thiết
của tất cả các tầng đất chính song khơng thể xác định chính xác, đầy đủ tất cả tính chất
của các phụ tầng, đặc biệt là các tầng dưới sâu. Độ sâu của phẫu diện phụ tối thiểu 100
cm (nếu không gặp tầng cứng rắn). Phẫu diện phụ có thể được thu thập bằng cách đào
hố theo kích thước tiêu chuẩn hoặc khoan bằng khoan chuyên dụng.
Cách chọn vị trí đào phẫu diện đất: Địa điểm đào phẫu diện phải đại diện cho
khu vực điều tra, cụ thể là (1) Đại diện cho các dạng địa hình chủ yếu; (2) Đại diện cho
các thảm thực vật tự nhiên và thảm cây trồng chủ yếu; (3) Đại diện cho các vùng có
phương thức sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất khác nhau;
Với địa hình bằng, phẫu diện được đào ở giữa khu vực, cách xa bờ, đường, kênh
mương, hay khu vực có hoạt động nhân tạo làm xáo trộn trạng thái tự nhiên của đất.
Vị trí đào phẫu diện dự kiến được định vị trước khi đi điều tra thực địa, dựa trên

bản đồ sử dụng đất, bản đồ địa hình và bản đồ vệ tinh mới nhất của Google. Những vị
trí này sau đó được chuyển thành sơ đồ vị trí lấy mẫu trên nền Google map, có thể đọc
được trên điện thoại thơng minh có thiết bị GPS (Hình 2). Sơ đồ vị trí lấy mẫu cũng
được in ra giấy để phục vụ điều tra thực địa.

Hình 1. Sơ đồ vị trí phẫu diện được đặt trên nền Google map và định vị bằng điện
thoại thơng minh có thiết bị GPS
- Cách lấy mẫu: Trên cơ sở bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
đất cũ, tiến hành điều tra theo tuyến và điều tra bổ sung, (i) các phẫu diện chính có phân
tích được lấy mẫu đất theo tầng phát sinh, (ii) các phẫu diện chính khơng phân tích được
lấy vào hộp tiêu bản theo các tầng phát sinh và được bảo quản cẩn thận phục vụ cho việc


phân loại đất.
- Mô tả phẫu diện: Tuân thủ theo Hướng dẫn mô tả phẫu diện đất của FAO
(Guidelines for Soil Description. FAO, 1990), mô tả chi tiết về màu sắc các tầng theo
Thang màu đất chuẩn Munsell (Standard Soil Colour Chart), độ dày và độ sâu xuất hiện
tầng tầng chẩn đoán, mức độ đá lẫn, mức độ kết von, mức độ glây, loang lổ…
1.4.3. Phân tích mẫu đất
Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và của
Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa (TNNH).
- Thành phần cấp hạt (TCVN 8567:2010): Xác định bằng phương pháp pipét.
- Dung trọng (TCVN 6860:2001): Xác định dung trọng của đất bằng phương
pháp ống đóng có thể tích 100 cm3.
- Tỷ trọng (Viện TNNH): Xác định tỷ trọng của đất bằng bình Picnomet.
- pHKCl (TCVN 5979:2007): Đo bằng pH-meter trong huyền phù theo tỷ lệ đất :
dung dịch là 1:2,5 (dung dịch KCl 1M).
- Độ chua và Al3+ trao đổi (TCVN 4403:2010): Trao đổi Al3+ và H+ trong dung
dịch KCl 1M; xác định độ chua trao đổi và nhôm bằng phương pháp chuẩn độ trung hòa
- Cácbon hữu cơ tổng số (OC%) (TCVN 8941:2011): Phương pháp Walkley-Black.

- Đạm tổng số (N%) (TCVN 6498:1999): Phương pháp Kenđan (Kjeldahl).
- Lân tổng số (P2O5%) (TCVN 8940:2011): xác định hàm lượng lân bằng phương
pháp trắc quang (Spectrophotometer).
- Kali tổng số (K2O%) (TCVN 4053- 1985): Xác định K tổng số bằng quang kế
ngọn lửa (Flamephotometer).
- Lân dễ tiêu (TCVN 8942:2011): Phương pháp Bray II, xác định hàm lượng lân
bằng phương pháp trắc quang (Spectrophotometer).
- Kali dễ tiêu (TCVN 8662-2011): Chiết rút mẫu bằng Amôn Axêtat , xác định
hàm lượng K trong dung dịch bằng quang kế ngọn lửa (Flamephotometer).
- Bazơ trao đổi (TCVN 8569 :2010): Phương pháp dùng amoni axetat.
- Dung tích hấp thu hay Khả năng trao đổi cation (CEC) trong đất (TCVN
8568 :2010): Phương pháp dùng amoni axetat.
1.4.4. Phân loại đất và xây dựng bản đồ
+ Phương pháp phân loại đất:
Áp dụng hệ phân loại đất của FAO-WRB theo hướng dẫn năm 2014 World
reference base for soil resources 2014 - A framework for international classification,
correlation and communication (World Soil Resources Report 106).
+ Phương pháp xây dựng bản đồ đất nông nghiệp:
Bản đồ thổ nhưỡng vùng đất sản xuất nông nghiệp các xã, thị trấn ở tỷ lệ
1/10.000 và tổng hợp toàn huyện Chư Pưh ở tỷ lệ 1/25.000 được chỉnh lý, bổ sung và


xây dựng theo hướng dẫn của FAO và Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 9487:2012) và
được xây dựng theo hệ phân loại đất của FAO.
1.4.5. Một số giải pháp kỹ thuật
- Kỹ thuật GIS sẽ được sử dụng để số hóa, lưu vào máy tính các lớp bản đồ như:
bản đồ độ dốc, bản đồ đất; quản lý và lưu trữ các lớp thông tin bản đồ gắn với các lớp
thông tin thuộc tính được thống nhất trên cùng một hệ tọa độ quốc gia; xây dựng
CSDL về tài nguyên đất và sử dụng đất đai.
- Modul phân tích khơng gian 3 chiều (3D.ANALYST) trong phần mềm

ArcView và ArcInfo với sự hỗ trợ của kỹ thuật GIS được sử dụng trong thành lập bản
đồ độ dốc, số hóa, nhập dữ liệu, truy nhập thơng tin, đo, tổng hợp diện tích, biên tập
bản đồ kết quả cũng như các thông tin đầu ra khác.
1.5. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Xây dựng bảng phân loại đất thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
- Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng gốc thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia
Lai ở tỷ lệ 1/10.000.
- Số hóa bản đồ thổ nhưỡng và xây dựng các cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất của
thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
- Xây dựng thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh,
tỉnh Gia Lai.
1.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.6.1. Tài liệu dùng trong điều tra bổ sung
+ Các bản đồ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài nguyên đất của tỉnh như: Bản
đồ đất toàn tỉnh tỷ lệ 1/100.000, bản đồ đất các huyện tỷ lệ 1/50.000, bản đồ đất một số
nông trường quốc doanh tỷ lệ 1/25.000, bản đồ đất các xã tỷ lệ 1/10.000 kèm
một số thuyết minh bản đồ.
+ Xây dựng bản đồ độ dốc: Dùng modul phân tích khơng gian 3 chiều
trong phần mềm ArcView và ArcInfo xây dựng bản đồ độ dốc để
chỉnh lý bản đồ độ dốc khoanh vẽ bằng thủ cơng trước đây. Qua đó nâng cao độ chính
xác, tính khách quan của thơng tin (yếu tố) độ dốc địa hình. Thang phân cấp độ dốc 8
cấp được thay thế thang 6 cấp trước đây làm cho thông tin về độ dốc chi tiết hơn, đặc
biệt là đối với khoảng độ dốc trên 250. Qua đó giá trị sử dụng bản đồ đất được nâng
cao, đối tượng sử dụng đa dạng hơn.
1.6.2. Tổ chức thực hiện
Chỉ đạo kỹ thuật:
Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa
Số 10 Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phân tích đất và đánh giá số liệu
Phịng Phân tích trung tâm, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa

Thời gian thực hiện: Năm 2020


1.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BỔ SUNG, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐẤT
1.7.1. Khối lượng thực hiện
Chọn tuyến phúc tra: Trước hết cần căn cứ vào thực trạng các bản đồ đất đã có.
Trên cơ sở xem xét bản đồ đất này, phát hiện và xác định những vấn đề, những khu
vực cần kiểm tra, chỉnh lý. Các căn cứ tiếp theo là thơng tin về địa chất, địa hình, địa
mạo, thủy lợi, chế độ thủy văn. Chú ý phúc tra trên các vùng có hiện trạng sử dụng đất
thay đổi lớn so với thời điểm xây dựng bản đồ đất cũ. Tuyến phúc tra phải đại diện cho
một khu vực hay một nhóm vấn đề cần chỉnh lý, đồng thời phải qua nhiều khoanh đất
có nội dung cần chỉnh lý.
1). Các tuyến phúc tra:
Căn cứ để chọn tuyến phúc tra: Trước hết cần căn cứ vào thực trạng các bản đồ
đất đã có. Trên cơ sở xem xét bản đồ đất này, phát hiện và xác định những vấn đề,
những khu vực cần kiểm tra, chỉnh lý. Các căn cứ tiếp theo là thơng tin về địa chất, địa
hình, địa mạo, thủy lợi, chế độ thủy văn. Chú ý phúc tra trên các vùng có hiện trạng sử
dụng đất thay đổi lớn so với thời điểm xây dựng bản đồ đất cũ. Tuyến phúc tra phải
đại diện cho một khu vực hay một nhóm vấn đề cần chỉnh lý, đồng thời phải qua nhiều
khoanh đất có nội dung cần chỉnh lý.
Các tuyến phúc tra chính là:
Tuyến 1: Dọc theo Quốc lộ 14 qua các xã Ia Rong, Ia Hrú và thị trấn Nhơn Hòa.
Tuyến điều tra này đi qua vùng đất sản xuất lương thực chính của huyện. Trên tuyến
này chủ yếu là đất phát triển trên bazan hoặc các sản phẩm bồi tụ của chúng.
Tuyến 2: Đi qua các xã: Ia Hla, Chư Don, Ia Dreng. Tuyến điều tra này đi qua vùng
đất sản xuất cây công nghiệp lâu năm chính của huyện (cà phê, cao su, tiêu). Hầu hết
các vùng đất Bazan tập trung tại tuyến điều tra này.
Tuyến 3: Đi qua các xã Ia Phang, Ia Le và Ia Blứ. Các loại đất chính trên tuyến điều
tra này là các loại đất phát triển trên đá macma axit, đá cát. Cây trồng chủ lực của
tuyến điều tra này là cây cao su, cà phê và sắn.

2. Kết quả điều tra, phân tích mẫu đất
Trong q trình điều tra lấy mẫu đất, căn cứ vào địa hình, địa mạo, hiện trạng sử
dụng đất, diện tích phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu và
đặc biệt dựa trên các cơng trình nghiên cứu về đất trước đây tại tỉnh Gia Lai nói chung
và huyện Chư Pưh nói riêng để xác định số lượng phẫu diện, mẫu đất cần thu thập để
chỉnh lý bản đồ đất vùng nghiên cứu tỷ lệ 1:10.000.
Bảng 2: Số lượng phẫu diện đất thu thập tại các thị trấn Nhơn Hòa cho xây dựng
bản đồ đất thị trấn Nhơn Hòa tỷ lệ 1/10.000


TT

Xã/thị trấn

PD đất chính có
phân tích

PD đất chính
khơng phân tích

Tổng cộng
PD đât

Lý thuyết Thực lấy Lý thuyết Thực lấy Lý thuyết Thực lấy

1

TT. Nhơn Hồ

6,9


2,0

62,1

28,0

69,0

30,0

Mẫu
nơng
hóa
6,0

Ghi chú: số lượng mẫu lý thuyết được tính dựa trên quy định tại TCVN9487:2012

- Đối với việc xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1:10.000 cho vùng nghiên cứu, đã tiến
hành thu thập 2 phẫu diện chính lấy mẫu phân tích, 28 phẫu diện chính khơng lấy mẫu
phân tích và 6 mẫu nơng hóa.
Đã tiến hành phân tích các loại mẫu đất:
Phân tích mẫu thổ nhưỡng: Tiến hành lựa chọn 17 chỉ tiêu lý, hóa học đặc trưng
về chất lượng đất để phân tích 8 mẫu đất (2 phẫu diện x 4 tầng đất/phẫu diện = 8 mẫu
đất). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Thành phần cấp hạt, dung trọng, tỷ trọng, OC, N
tổng số, P2O5 tổng số và dễ tiêu, K2O tổng số và dễ tiêu, H+, Al3+, pHKCl, Ca++, Mg++,
K+, Na+, CEC trong đất.
+ Các nội dung phúc tra chỉnh lý:
- Đào và quan trắc, mô tả phẫu diện đất để xác định và chỉnh lý tên đất, độ dày
tầng đất mịn, ranh giới các nhóm, loại đất. Khoan thăm dị để kiểm tra độ dày tầng đất.

Khoanh vẽ ranh giới đất lên bản đồ khảo sát. Lấy mẫu đất phân tích.
- Chụp ảnh phẫu diện đất, ảnh hiện trạng sử dụng, ảnh cảnh quan phục vụ việc
minh họa, mô tả và xây dựng tài liệu chính thức.
- Trước khi đào, xác định vị trí phẫu diện ngồi thực địa bằng máy định vị cầm
tay (GPS). Ghi tọa độ địa lý và độ cao nơi đào phẫu diện và các thông tin khác về
địađiểm… vào bản tả.
- Quan trắc, mơ tả hình thái phẫu diện theo hướng dẫn của FAO. Mẫu ghi nội
dung mơ tả và các thơng tin có liên quan khác theo bản tả phẫu diện đất.
- Lấy mẫu đất phân tích.


PHẦN II. THUYẾT MINH BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG
Đất là một thành phần của giới tự nhiên song lại do chính các yếu tố tự nhiên
tổng hợp tạo thành và đồng thời còn là sản phẩm của lao động. Đất là cơ sở khơng
gian, là vật chất của mọi q trình sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của
sản xuất nông nghiệp với 2 chức năng: đối tượng lao động và công cụ lao động. Đất là
vật mang của hệ sinh thái, có một quan hệ hữu cơ chặt chẽ với mơi trường. Vì vậy điều
tra tài nguyên đất, xây dựng bản đồ đất là yêu cầu và cơ sở khoa học của việc sử dụng
đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Tư liệu về tài nguyên đất trước
hết là bản đồ đất, sau đó là các biểu thống kê số lượng, đặc điểm phân bố, đặc tính lý,
hóa học và đặc điểm sử dụng... là những thông tin quan trọng trong quản lý sử dụng
tài nguyên đất đai, hoạch định chính sách phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, phát
triển nông thôn và kinh tế - xã hội của từng đơn vị lãnh thổ cũng như quốc gia.
Thị trấn Nhơn Hòa là một đơn vị hành chính nằm ở phần trung tâm của huyện
Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, có diện tích tự nhiên là 2.241,9 ha. Dân số toàn thị trấn hiện có
khoảng 12.421 người, mật độ dân số 554,0 người/km2 (Niên giám thống kê huyện Chư
Pưh năm 2019). Khí hậu và thổ nhưỡng thị trấn Nhơn Hịa rất thích hợp cho việc phát
triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp
nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao....
Trong khuôn khổ dự án ‘Điều tra đánh giá đất nông nghiệp và xây dựng cơ sở dữ

liệu, bản đồ thổ nhưỡng, làm cơ sở khoa học để phục vụ bố trí cây trồng hợp lý trên
địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai’ do Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa thực hiện; tài
liệu bản đồ đất thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh được xây dựng nhằm đánh giá thực
trạng, tiềm năng, hạn chế và khả năng sử dụng của tài nguyên đất đai và xây dựng các
phương án khai thác tài nguyên hợp lý cho thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2.2. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH ĐẤT
2.2.1. Địa hình, địa mạo
Địa hình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất thơng
qua sự xói mịn, rửa trơi, mức độ phong hố đất (chế độ nhiệt, chế độ mưa, thảm thực
vật). Chia làm 5 dạng địa hình chung: Núi cao trên đá mẹ granit và biến chất
(> 1.000 m), núi thấp trên đá mẹ granit và biến chất (< 1.000 m), cao ngun bazan, gị
đồitrên đá mẹ granít và biến chất, đất thấp được bồi tụ
TT

Phân cấp độ dốc

Diện tích (ha)

Tỷ lệ, %

1

Bằng phẳng (0 - 3 độ)

907,0

54,5

2


Lượn sóng (3 - 8 độ)

756,8

45,5

3

Hơi dốc (8 - 15 độ)

0,0

0,0

4

Dốc (15 - 20 độ)

0,0

0,0

5

Khá dốc (20 - 25 độ)

-

-


6

Rất dốc (> 25 độ)

-

-

2.2.2. Địa chất


Đá mẹ, mẫu chất ở thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh gồm các loại đá macma
xâm nhập (Granit, Điorit, Granođiorit,...) thời kì Paleozoi muộn tới Mezozoi sớm, các
loại đá biến chất (Gnai, phiến mi ca, Quăczit, Marble) thời kì archaeozoi-Protenozơi
và các loại đá trầm tích (đá cát, đá bột, đá sét) thời kì Triat và Neogen. Trong thời kì
Neogen muộn và Holoxen sớm với các hoạt động núi lửa phun trào, dòng dung nham
bazan phủ lên một phần các đá macma xâm nhập, trầm tích và biến chất nói trên, tạo
nên các cao nguyên Bazan. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, dịng dung nham đã
khơng phủ hồn tồn lên các đá cổ hơn tại địa bàn thị trấn, đặc biệt là vùng phía Đơng,
nơi tiếp giáp với xã Ia Hrú và phần phía Tây nam, nơi tiếp giáp với Chư Don. Do q
trình xói mịn, các cao ngun bazan ngày nay đã bị thu hẹp lại, nhiều nơi chỉ cịn lại
vết tích đá bazan hoặc các loại đá bị vùi lấp ở dưới đã lộ trên mặt đất (Các vùng rìa cao
nguyên bazan)
Đá bazan là loại macma bazơ, khi phong hoá tạo nên các loại đất đỏ bazan, tầng
đất dày có tỷ lệ sét cao, tỷ lệ sét phân tán trong nước thấp, chịu xói mịn tốt, kết cấu
đồn lạp, tính chất lý học đất rất tốt.
Đá macma axit phân bố ở địa hình núi và gị đồi và gặp ở phần phía Tây của thị
trấn, khi phong hố tạo thành đất có màu sáng thành phần cơ giới thơ do có tỷ lệ SiO2
cao, tầng đất mỏng.

Đá phiến sét và biến chất phân bố ở địa hình núi và gị đồi, thường gặp ở phần
phía Tây Bắc, nơi tiếp giáp với Ia Dreng, khi phong hoá cho tầng đất khá dày, thành
phần cơ giới trung bình.
Mẫu chất phù sa tại thị trấn Nhơn Hòa phân bố rất nhỏ lẻ.
Mẫu chất dốc tụ gặp rải rác ở các thung lũng hẹp ven các gò đồi, tạo nên các
loại đất có thành phần cơ giới khơng đồng nhất với quá trình khử là chủ đạo trong sự
hình thành đất.
2.2.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Thị trấn Nhơn Hịa nói riêng và huyện Chư Pưh nói chung có khí hậu nhiệt đới
gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có
lượng mưa trung bình từ 2.200 - 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 - 1.750
mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22 0C 25 0C.
Khí hậu biến động và phân hố mạnh mẽ. Tuy nhiên do vị trí địa lý của
mình, sự biến động của nhiệt độ từ năm này qua năm khác khơng mạnh mẽ bằng sự
biến động của mưa.
Khí hậu thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây cơng nghiệp dài và
ngắn hạn, cây ăn quả, chăn ni bị và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp.
Chế độ nhiệt của Gia Lai thể hiện những nét cơ bản của chế độ nhiệt vùng nội
chí tuyến. Hằng năm, tổng nhiệt độ phổ biến các nơi đều đạt trên 8000 độ. Biên độ
nhiệt độ năm nhỏ và phổ biến các nơi từ 4-5 0C. Biến động nhiệt giữa năm này với
năm khác hoặc giữa tháng này với tháng khác kế cận khá nhỏ. Do vậy, có thể nói rằng,
đặc điểm quan trọng của chế độ nhiệt ở Gia Lai là sự hạ thấp của nhiệt độ do độ cao
làm cho nhiệt độ các tháng mùa hạ nói chung khơng cao lắm, trong khi nhiệt độ ở các
vùng núi cao xuống khá thấp và xác thực một thời kỳ lạnh với nhiệt độ trung bình
tháng dưới 20 0C. Mặc khác nếu như chênh lệch giữa giá trị trung bình của nhiệt độ


các tháng khơng lớn (giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chừng trên dưới 5 0C,
giữa các tháng kế cận thường chỉ trên dưới 1 độ), thì dao động nhiệt độ ban ngày và

ban đêm khá lớn, trung bình từ 9 - 10 0C. Đặc biệt trong những tháng mùa đông, biên
độ nhiệt độ ngày đạt trên 15 0C không phải là trường hợp hiếm gặp.
Tuy lượng mưa ở Chư Pưh rất phong phú, nhưng có sự tương phản rất sâu sắc
giữa 2 mùa có sự biến động phân hoá cao. Đặc biệt về mùa hạ, những hoạt động rất
thất thường của các nhiểu động gây mưa, gây ra những biến động rất lớn về thời tiết,
nhất là trong những tháng đầu và cuối mùa mưa.
2.3. CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT
Trong những điều kiện nhất định về khí hậu, thời tiết, địa hình đá mẹ, tuổi địa
chất, thảm thực vật… cũng như phương thức sử dụng đất của con người, đất đã và
đang chịu tác động của những quá trình thổ nhưỡng khác nhau. Các loại đất ở Gia Lai
một mặt phải chịu tác động của những quá trình thổ nhưỡng đặc của vùng nhiệt đới
ẩm, mặt khác có những q trình đặc thù do điều kiện riêng của tỉnh.
Trên cơ sở nắm vững các quá trình thổ nhưỡng đặc trưng và chủ đạo trên địa bàn
huyện chúng ta mới có thể hiểu được bản chất các loại hình thối hóa đất để ngăn ngừa
cũng như để hồi phục độ phì của đất đã bị thối hóa, mới đề ra được chiến lược sử
dụng đất bền vững.
1). Quá trình trầm tích phù sa
Q trình này tập trung chủ yếu ở ven các con sông, suối nhỏ ven vùng trung
tâm thị trấn.
Quá trình phát triển của đất phù sa cịn phụ thuộc nhiều vào địa hình. Những
nơi gần sơng địa hình cao dễ thốt nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ, chưa có sự
phân hóa phẫu diện rõ, trên các khu vực này đặc tính phù sa thể hiện rõ. Ở địa hình
thấp, thốt nước kém q trình khử chiếm ưu thế, đất có đặc trưng glây. Vận tốc dịng
chảy của các sơng suối khá lớn vào mùa mưa, nên chỉ các vật liệu thô được lắng đọng.
Do chảy qua các vùng đất khác nhau nên độ phì nhiêu và thành phần cơ giới của đất
phù sa cũng phân hóa đa dạng. Ở thị trấn Nhơn hịa theo khảo sát của chúng tơi có q
trình trầm tích, tuy nhiên do hệ thống sống suối khá hạn chế và có đặc thù riêng về chế
độ nước nên gần như khơng gặp các đất phù sa.
2). Q trình phá huỷ khống sét và tích lũy sắt, nhơm (q trình Ferralit)
Là q trình chuyển hố các loại khống sét (Alumosilicat, nSiO2Al2O3.mH2O)

từ các khống có độ bền kém sang các khống bền vững thậm chí thành các
Sexquioxyt. Hệ quả của nó là làm đất mất dần các cation kiềm, giảm dần khả năng hấp
thu, tăng độ chua và màu sắc của đất tăng dần theo tơng vàng đỏ. Sự hình thành và
chuyển hoá khoáng các loại khoáng sét trong đất như trên phụ thuộc vào thành phần đá
mẹ và mức độ phong hố, vào điều kiện hình thành và các xu hướng diễn biến của đất
dưới tác động của các điều kiện nội ngoại sinh, và vào thời gian phát triển của đất.
Cũng như q trình rửa trơi và tích tụ sét, điều kiện nhiệt đới ẩm, đặc biệt là
nhiệt đới ẩm là mơi trường thuận lợi cho q trình phá huỷ khống sét và tích tụ sắt


nhôm xảy ra mạnh mẽ. Nên phần lớn các đất phân bố trong vùng nhiệt đới ẩm như ở
Chư Pưh đều có màu vàng đỏ, chua, cation trao đổi thấp.
Quá trình tích lũy tương đối và tuyệt đối sắt, nhơm thể hiện rõ do có sự phân
hóa hai mùa khơ - ẩm đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành kết von. Q trình phong
hóa ở cao ngun bazan trong mơi trường nhiệt đới ẩm thị trấn Nhơn Hịa, huyện Chư
Pưh như sau: Đá mẹ ban đầu bị phong hóa lý, hóa học làm thay đổi cơ bản thành phần
hóa học, sự phong hóa các khống và rửa trơi các cation kiềm và kiềm thổ theo chiều
thuận, đồng thời các ngun tố có khả năng trao đổi ion trung bình như sắt, nhơm được
tích lũy lại.
Cùng với q trình Ferralit, sự hình thành kết von và đá ong diễn ra ở các cao
nguyên bazan.
+ Ở độ cao trên 1.000 m, sắt nhơm từ các sản phẩm phong hóa bị rửa trôi xuống
vùng thấp hơn, tại đây nhiệt ẩm không thuận lợi cho q trình hình thành kết von, nên
khơng gặp kết von ở đây.
+ Độ cao từ 0 - 1.000 m chế độ ẩm có sự phân hóa rõ vào hai mùa khô – mưa,
nên đã xuất hiện kết von, điển hình là phần phía Tây của huyện, nơi tiếp giáp với xã Ia
Hrú.
3). Q trình xói mịn và rửa trơi đất
Do đặc điểm địa hình cao, độ dốc lớn > 15o chiếm diện tích lớn, mưa lớn và tập
trung trong một số tháng mùa mưa, độ che phủ kém, nên lượng nước tập trung cao

thường xảy ra lũ đột ngột, dịng chảy bề mặt lớn làm rửa trơi xói mịn đất
nghiêm trọng, đất bị bóc đi lớp đất mặt, nhiều nơi đất xói mịn trơ sỏi đá. Q trình
này xảy ra rất phổ biến ở Nhơn Hịa nói riêng và Chư Pưh nói chung, trên các đất dốc
có độ che phủ thấp, diễn ra mạnh trong mùa mưa, và diễn ra cả khi tưới tiêu không
đúng cách. Hậu quả tầng đất canh tác bị cạn dần, cơ giới đất nhẹ dần, đất chua và
nghèo dinh dưỡng. Đất xói mịn trơ sỏi đá là hậu quả của q trình xói mịn rửa trơi đất
diễn ra trong nhiều năm. Đối với đất đã có tuổi phân bố trong điều kiện nhiệt đới ẩm,
q trình rửa trơi sét thường kèm theo với q trình phá huỷ khống sét và có hay
khơng có biểu hiện tích tụ sắt nhơm (Q trình Ferralit), ngồi ra tuỳ theo điều kiện
ẩm, sự di chuyển của các cation kiềm trong đất có thể tích tụ sâu, tích tụ bề mặt hoặc
có thể mất đi. Chính vì vậy trong các tầng rửa trơi - tích tụ sét thường có dung tích hấp
thu (CEC) thấp, song bão hồ bazơ (BS) có thể thay đổi lớn giữa các tầng đất hoặc
giữa các vùng đất. Phân tích q trình này giúp cho việc phân biệt sự phát triển của
đất, sự phân hoá phẫu diện đất, hơn nữa đây cũng là một trong những yếu tố để xác
định tầng chẩn đoán Argic trong phân loại đất Quốc tế.

2.4. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT
2.4.1. Phân loại đất
2.4.1.1. Tài liệu áp dụng và cấp phân vị trong phân loại đất
Quá trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu các đặc điểm đất nông nghiệp của
huyện Chư Pưh được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các tài liệu hướng dẫn sau:
- Chú dẫn bản đồ đất Thế giới.


(Legend of Soil Map of the World. FAO-UNESCO. 1988, 1990)
- Hướng dẫn phân chia đơn vị đất phụ.
(Guidelines for Distinguishing Soil Subunits in the FAO/UNESCO/ISRIC
Revised Legend. FAO. 2006).
- Hướng dẫn mô tả phẫu diện đất (Guidelines for Soil Description. FAO. 1990).
- Phương pháp phân tích đất.

(Procedures for Soil Analysis. ISRIC. 1986, 1987, 1995)
(Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, 1998)
- Bản Thuyết minh Các loại đất chính của Thế giới.
(World Soil Resources Reports No.106. FAO. 2014)
- Sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000).

2.4.1.2. Kết quả điều tra, phân tích mẫu đất
Trong q trình điều tra lấy mẫu đất, nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào địa hình,
địa mạo, hiện trạng sử dụng đất, diện tích phân bố các vùng sản xuất nơng nghiệp của
vùng... Kết quả đã thu thập được 30 phẫu diện đất, trong đó:
+ 2 phẫu diện chính có lấy mẫu phân tích theo tầng phát sinh, và
+ 28 phẫu diện chính khơng lấy mẫu phân tích.
Ngồi ra, để phục vụ việc đánh giá độ phì nhiêu của các loại đất và xây dựng bản
đồ độ phì nhiêu đất tầng mặt của vùng điều tra, nhóm nghiên cứu đã thu thập được 6
mẫu nơng hóa (mẫu tầng mặt).
Đã tiến hành phân tích các tính chất về lý, hóa học đất của 2 phẫu diện chính (04
tầng đất/phẫu diện) với 17 chỉ tiêu đánh giá về thổ nhưỡng. Kết quả đã phân tích 136
chỉ tiêu.
Đồng thời phân tích 6 mẫu nơng hóa với 9 chỉ tiêu đánh giá về nơng hóa. Kết quả
đã phân tích 54 chỉ tiêu về lý, hóa học.

2.4.1.3. Kết quả về phân loại và xây dựng bản đồ đất
a. Kết quả phân loại đất
Để tiến hành thực hiện công tác phân loại và xây dựng bản đồ đất nơng nghiệp
huyện Chư Pưh, nhóm nghiên cứu đã sử dụng 3 cấp phân vị chủ yếu của FAOUNESCO-WRB (Áp dụng theo WRB. 106), gồm:
- Nhóm đất chính (Major Soil Groupings);
- Đơn vị đất (Soil Units); và
- Đơn vị đất phụ (Soil Subunits).
Căn cứ vào các quy định, định nghĩa của FAO-UNESCO-WRB, trên cơ sở chú
trọng các chỉ tiêu về hình thái và các tính chất lý, hóa học của đất, đã lựa chọn một số

chỉ tiêu cơ bản để tiến hành phân loại đất huyện Chư Pưh như sau:


- Thành phần cơ giới và sự phân bố của chúng theo độ sâu.
- Độ dày tầng đất và màu sắc của tầng đất theo thang màu Munsell.
- Độ sâu xuất hiện và độ dày của các tầng chẩn đoán.
- Dung tích hấp thu hay Khả năng trao đổi cation (CEC).
- Các cation kiềm trao đổi.
- Độ no bazơ (BS).
- Hàm lượng Cacbon hữu cơ (OC).
- Các loại độ chua.
Từ các kết quả nghiên cứu về hình thái phẫu diện và các số liệu phân tích về tính
chất lý, hóa học của các phẫu diện và đối chiếu với các quy định, định nghĩa của FAOUNESCO-WRB, đã chia đất nông nghiệp thị trấn Nhơn Hịa, huyện Chư Pưh thành 3
Nhóm đất chính, gồm:
1. Nhóm Đất đỏ - Ferralsols (FR)
2. Nhóm Đất xám - Acrisols (AC)
3. Nhóm Đất dốc tụ - Regosols (RG).
Đối với các đơn vị tiếp theo như: Đơn vị đất (Soil Units) và Đơn vị đất phụ (Soil
Subunits), được xếp theo thứ tự ưu tiên và liệt kê theo các Nhóm đất chính, như sau:
* Nhóm đất chính: FERRALSOLS (FR) - ĐẤT ĐỎ:
Đất có các yếu tố sau:
1. Có tầng Feralit ở một số phần của phẫu diện, độ sâu xuất hiện từ 25 - 100 cm từ
bề mặt; và
2. Khơng xuất hiện tầng sáng bóng (Nitic) ở độ sâu trong khoảng 0 - 100 cm; và
3. Không có tầng tích sét (Argic) từ 30 cm trở lên, bằng hoặc lớn hơn 10% sét
phân tán (trừ khi đất có đặc tính già cỗi (Geric) hoặc có thể bằng hay lớn hơn 1,4%
cacbon hữu cơ).
(Có tầng B- Ferralic trong vòng 0 - 150 cm từ bề mặt)
- Đơn vị đất:
1. Rhodic Ferralsols (FRro): Các Ferralsols có tầng B với Hue 3,5YR hoặc tồn tầng có

màu đỏ, Value ẩm  3,5 và Value khô không nhiều hơn Value ẩm quá một đơn vị
* Nhóm đất chính: ACRISOLS (AC) - ĐẤT XÁM
Đất có:


1. Tầng tích sét (Argic) có CEC < 24 meq/100g sét (chiết bằng NH4OAc 1M) ở
một phần của tầng đất 0 - 100 cm, hoặc 0 - 200 cm nếu trên tầng tích sét (Argic) có lớp
phủ là cát pha thịt (Loamysand) hoặc thô hơn; và
2. Độ no bazơ (chiết bằng NH4OAc 1M) < 50% trong tầng đất 25 - 100 cm.
(Có tầng B- Argic với CEC < 24 meq/100g sét và BS < 50% ở trong khoảng từ 0
- 125 cm).
- Đơn vị đất:
1. Stagnic Acrisols (ACst): AC có đặc tính Stagnic trong vịng 0 - 50 cm.
2. Rhodic Acrisols (ACro): AC có Hue 3,5YR hoặc đỏ hơn, Value ẩm < 3,5 và
Value khô không lớn hơn Value ẩm 1 đơn vị.
* Nhóm đất chính: REGOSOLS (RG) - ĐẤT DỐC TỤ
(Đất khơng có tầng chẩn đốn nào rõ rệt).
- Đơn vị đất:
1. Stagnic Regosols (RGst): RG có đặc tính Stagnic ở 0 - 50 cm từ bề mặt
2. Skeletic Regosols (RGsk): RG có 40 - 90% (khối lượng) là các mảnh đá nhỏ
hoặc sỏi sạn trong vòng 0 - 100 cm.
Trên cơ sở đã phân định được các nhóm đất và đơn vị đất, căn cứ vào các đơn vị
đất phụ của từng nhóm đất và các biểu hiện hình thái, đặc tính lý, hóa học của các
phẫu diện nghiên cứu để phân loại đến đơn vị cấp 3. Kết quả từ 3 nhóm đất trên, phân
chia được 6 đơn vị đất và 6 đơn vị đất phụ. Trên cơ sở đó, Bảng phân loại đất và Chú
dẫn bản đồ đất nơng nghiệp thị trấn Nhơn Hịa, huyện Chư Pưh - tỷ lệ 1/10.000 được xây
dựng và thể hiện trong Bảng 3.1.
* Một số tầng chẩn đoán và đặc tính chẩn đốn áp dụng trong phân loại đất
- Tầng B- Argic: Là tầng dưới tầng mặt có hàm lượng sét cao hơn tầng trên. Sự
khác biệt về cấu tạo có thể do sự tích lũy illuvi của sét, hoặc do sự phá hủy sét của

tầng trên; có thành phần cơ giới thịt pha cát hoặc mịn hơn; phải dày hơn 1/10 độ dày
của các tầng nằm trên nó.
- Tầng B- Ferralic: Là tầng dưới tầng mặt có thành phần cơ giới thịt pha cát hay
mịn hơn; tầng đất dày > 30 cm; CEC < 16 meq/100g sét; ECEC < 12 meq/100g sét;
khống phong hóa < 10%; BS < 40 %.
- Tầng Ferric: Là tầng đất có độ dầy ≥ 15 cm, trong đó sự phân ly của sắt đó sảy
ra đến mức hình thành các đốm lớn hoặc kết von, và sắt ở phần bên trong đốm hoặc
kết von phần lớn đó bị phân hủy; có đốm thơ > 15 % diện tích bề mặt, có Hue đỏ >
7,5YR và Chroma > 5; hoặc có các kết hạch phân biệt có đường kính > 2 cm, bên
ngồi được làm giầu sắt và được gắn kết yếu đến kết cứng, với Hue đỏ hơn hoặc
Chroma mạnh hơn so với bên trong.
- Đặc tính Stagnic: Có Stagnic ở 0 - 50 cm do bị ngập nước.


- Đặc tính Fluvic: Có sự xếp lớp, OC giảm bất quy luật theo độ sâu hoặc còn lại
khoảng 0,02% ở độ sâu 125 cm.
- Đặc tính Gleyic: Bão hịa nước ngầm vài thời kỳ trong năm hoặc cả năm, trong
nhiều năm và là bằng chứng của quá trình khử (hoặc khử và phân ly) của Fe. Đất
thường có màu xám xanh.
- Đặc tính Dystric: Có BS < 50% ở vài phần trong 20 - 100 cm từ bề mặt.
- Đặc tính Arenic: Cơ giới là cát pha hoặc thơ hơn suốt các tầng ở 0 - 50 cm.
- Đặc tính Skeletic: Có 40 - 90% (khối lượng) là các mảnh đá nhỏ hoặc sỏi sạn
trong vòng 0 - 100 cm.
- Đặc tính Rhodic: Tầng đất có Hue 3,5YR hoặc đỏ hơn, Value ẩm < 3,5 và Value
khô không lớn hơn Value ẩm 1 đơn vị.
- Đặc tính Siltic: Có ≥ 40 % cơ giới là thịt ở một vài phụ tầng ở 0 - 100 cm
- Đặc tính Profondic: Có tầng có tầng Argic trong đó sự thay đổi sét trong vịng 150
cm khơng q 20 % tương đối.
- Đặc tính Hyperdystric: Có BS < 50 % trong tồn bộ tầng đất và BS < 20 % ở
vài phần trong vòng 0 - 100 cm từ bề mặt.

- Đặc tính Haplic: Khơng có đặc tính chẩn đốn nổi trội nào khác.
* Tên Việt Nam để gọi các thuật ngữ của FAO-UNESCO-WRB
Acrisols:

Đất xám

Ferralsols:

Đất đỏ

Regosols:

Đất dốc tụ

Stagnic:

Đọng nước

Dystric, Hyperdystric:

Chua, rất chua

Ferric:

Kết von

Profondic

Cơ giới đồng nhất


Siltic

Cơ giới trung bình

Skeletic:

Nhiều sỏi sạn

Rhodic:

Màu đỏ

b. Kết quả về xây dựng bản đồ đất nông nghiệp thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh
Từ các kết quả nghiên cứu, đã xây dựng được bản đồ đất (dự thảo) cho đất nơng
nghiệp thị trấn Nhơn Hịa huyện Chư Pưh tỷ lệ 1/10.000, dựa trên các cơ sở sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020.
+ Bản đồ địa hình 1/10.000.
+ Kết quả khoanh vẽ ngồi thực địa trong quá trình điều tra đất.
+ Kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB.


Để xây dựng bản đồ đất chính thức, đã tiến hành kiểm tra, phúc tra ngoài thực địa
để chỉnh lý, xác định lại tên đất và ranh giới các công-tua đất một cách chính xác nhất.
Sau đó, thơng qua hệ thống GIS, tiến hành số hóa và hồn thiện bản đồ đất nơng
nghiệp thị trấn Nhơn Hịa, huyện Chư Pưh.
Bản đồ đất nơng nghiệp thị trấn Nhơn Hịa, huyện Chư Pưh thể hiện đầy đủ các
khoanh đất trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000. Các khoanh đất thể hiện các đơn vị
bản đồ với cấp phân vị thấp nhất là Đơn vị đất phụ và vị trí của 2 phẫu diện chính có
lấy mẫu phân tích và 28 phẫu diện chính khơng lấy mẫu phân tích.
Từ bản đồ đất, đã thống kê được diện tích các loại đất đến các đơn vị bản đồ Đơn

vị đất phụ và diện tích phân theo đơn vị hành chính (các thơn), được trình bày ở phần
Phụ lục.


Bảng 3.1: Bảng phân loại đất nông nghiệp huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
TT

1

2
3

4
5

Ký hiệu
FR
FRro
FRro.dy
AC
ACst
ACst.fr
ACro
ACro.pn
RG
RGst
RGst.sk
RGsk
RGsk.sl


Tên đất theo việt nam
I. ĐẤT ĐỎ VÀNG
1.1. Đất đỏ nâu
1. Đất đỏ nâu, chua
II. ĐẤT XÁM
2.2. Đất xám đọng nước
2. Đất xám đọng nước, kết von
2.3. Đất xám sẫm màu
3. Đất xám sẫm màu, cơ giới đồng nhất
III. ĐẤT DỐC TỤ
3.5. Đất dốc tụ đọng nước
4. Đất dốc tụ đọng nước, sỏi sạn
3.6. Đất dốc tụ sỏi sạn
5. Đất dốc tụ sỏi sạn, cơ giới trung bình
DT điều tra
DT khơng điều tra
Tổng DT đất tự nhiên

Tên đất theo Fao
FERRALSOLS
Rhodic Ferralsols
Dystric Rhodic Ferralsols
ACRISOLS
Stagnic Acrisols
Ferric Stagnic Acrisols
Rhodic Acrisols
Profondic Rhodic Acrisols
REGOSOLS
Stagnic Regosols
Skeletic Stagnic Regosols

Skeletic Regosols
Siltic Skeletic Regosols

Diện Tích

ha
1.003,79
1.003,79
1.003,79
320,87
243,77
243,77
77,10
77,10
339,15
254,70
254,70
84,45
84,45
1.663,81
578,1
2.241,9

Tỷ lệ so với, %

DTĐT
60,33
60,33
60,33
19,29

14,65
14,65
4,63
4,63
20,38
15,31
15,31
5,08
5,08
100,00

DTTN
44,77
44,77
44,77
14,31
10,87
10,87
3,44
3,44
15,13
11,36
11,36
3,77
3,77
74,21
25,8
100,0



21


2.4.2. Đặc điểm chung về đất nông nghiệp huyện Chư Pưh
Phần này mơ tả tính chất các đơn vị đất thể hiện trên bản đồ đất theo các nội dung sau:
- Diện tích và phân bố các loại đất.
- Đặc điểm phát sinh, hình thành và quá trình phát triển.
- Đặc điểm hình thái phẫu diện và tính chất lý, hóa học của từng
loại đất, có đi sâu một số chi tiết khác biệt.
Các Nhóm đất chính và Đơn vị đất được trình bầy theo thứ tự như trong bảng
phân loại. Trong đó, những đặc điểm phân biệt của các đơn vị đất phụ (Soil subunits)
trong một đơn vị đất, được giới thiệu kết hợp trong nội dung của Đơn vị đất. Những
đặc điểm chung của cấp phân vị cao hơn, được giới thiệu trước và không nhắc đến ở
cấp phân vị thấp hơn. Đặc điểm hình thái phẫu diện giới thiệu chủ yếu về diễn tiến
của tầng phát sinh trong cột đất.
2.4.2.1. Nhóm đất đỏ (Ferralsols - FR)
Nhóm đất đỏ hình thành do sự phong hóa của các loại đá mẹ macma bazơ, trung
tính, hoặc biến chất mica, hoặc đá vơi thường xuất hiện trên các dạng địa hình đồi núi
thấp dạng bát úp, đỉnh trịn, ít bị phân cách, có độ dốc thoải và độ cao xuất hiện
thường dưới 800 m so với mực nước biển (độ cao tương đối).
Đây là nhóm đất hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, q trình
phong hóa mẫu chất và biến đổi khoáng sét xảy ra nhanh và kiệt, đến mức các khống
dường như khơng cịn khả năng phong hóa được nữa, các khống thứ sinh cịn tồn tại
trong đất chủ yếu là Kaolinit và các khoáng Secquioxit, đồng thời do các q trình rửa
trơi và tích tụ Al3+, Fe2+ xảy ra tương đối mạnh mẽ, tạo ra cho nhóm đất này có mầu đỏ
thẫm hoặc đỏ vàng đặc trưng, tầng đất dầy và khá đồng nhất.
Các phẫu diện đất có tầng B thỏa mãn các yêu cầu của tầng B- Ferralic được xếp
vào Nhóm đất đỏ (Ferralsols). Hình thái phẫu diện đặc trưng kiểu A-Bs hoặc A-Bs-C,
trong đó tầng tích tụ sắt, nhơm (tầng Bs) có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng. Căn cứ vào
mầu sắc của tầng B- Ferralic, Nhóm đất đỏ ở thị trấn Nhơn Hịa, huyện Chư Pưh có

duy nhất 1 Đơn vị đất và 1 Đơn vị đất phụ: Đất đỏ nâu chua (Dystric Rhodic
Ferralsols):
Tên đất
VIỆT NAM

FAO-UNESCO-WRB

Diện tích
(ha)

Ký hiệu

2. FERRALSOLS

ĐẤT ĐỎ

1.003,8 FR

Rhodic Ferralsols

Đất đỏ nâu

1.003,8 FRro

Dystric Rhodic Ferralsols

Đất đỏ nâu chua

1.003,8 FRro.dy


* Diện tích:
Có diện tích khoảng 1.003,8 ha; chiếm 60,3% diện tích điều tra và chiếm 40,8%
diện tích tự nhiên của thị trấn.

22


* Phân bố:
Loại đất này gặp nhiều ở phía Đơng của thị trấn.
* Tính chất lý học:
- Đất gần như khơng có sỏi sạn và đá lẫn.
- Thành phần cơ giới: sét.
- Cấu trúc viên hạt, kết cấu đất tốt.
- Tầng đất hữu hiệu dày (> 150 cm).
- Đất hơi chặt, dung trọng trung bình khoảng 1,30 g/cm3.
- Độ xốp tầng đất mặt lớn hơn 50%, đáp ứng yêu cầu của tầng canh tác.
* Tính chất hóa học:
- Đất có phản ứng chua, pHKCl từ 4,3 - 4,5.
- Dung tích hấp thu của đất thấp, khoảng 11,0 - 15,4 meq/100g đất.
- Độ no bazơ thấp, khoảng 23,8 - 30,0%.
- Hàm lượng các bon hữu cơ tầng mặt ở mức trung bình, khoảng 1,17% OC.
- Đạm tổng số cũng đạt mức khá ở tầng mặt (0,17 - 0,19% N) và giảm đi rõ rệt ở
các tầng đất sâu hơn (khoảng 0,05 - 0,07% N).
- Lân tổng số ở mức khá, thường biến động trong khoảng 0,16 - 0,32% P2O5.
- Lân dễ tiêu cũng ở mức thấp, biến động trong khoảng 3,0 - 4,5 mg P2O5/100 g
đất, ngoại trừ các tầng đất mặt có thể lên tới 5,0-9,0 mg P2O5/100 g đất.
- Kali tổng số ở mức trung bình, từ 1,04 - 1,24% K2O.
- Kali dễ tiêu trung bình, từ 7,5 - 12,21 mg K2O/100g đất.
* Khả năng sử dụng:
Nhóm đất đỏ có khá nhiều ưu điểm như kết cấu tốt, tầng đất dày, độ phì trung

bình khá, độ dốc khơng q lớn,... nên đất thích hợp với nhiều loại cây trồng khác
nhau: Cây công nghiệp dài ngày (Cà phê, cao su, chè), cây ăn quả (Sầu riêng, bơ, xoài,
cam, bưởi, dứa…), cây cơng nghiệp ngắn ngày (Mía, đậu đỗ các loại…), cây lương
thực (ngơ, sắn). Trên nhóm đất này rất thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Để sử dụng nhóm đất này có hiệu quả nhất thiết phải áp dụng các biện pháp bảo
vệ và cải tạo đất sau:
- Chống xói mịn, nhất là trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của các cây công nghiệp
dài ngày và cây ăn quả.
- Giữ ẩm cho đất đặc biệt là vào mùa khơ.
- Bón phân hợp lý và cân đối bao gồm cả bón phân khống và phân hữu cơ. Tùy
theo loại cây trồng khác nhau mà có chế độ bón khác nhau, các loại phân hóa học đều
có hiệu lực nhưng cần bổ sung thêm kali. Nhóm đất này có hiện tượng cố định lân
trong đất rất mạnh vì đất chua hơn và có nhiều Al3+ hơn, nên trong biện pháp bón phân

23


cần phải chú ý các đặc điểm giữ lân của đất cũng như nhu cầu về lân của cây trồng để
tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
2.4.2.3. Nhóm đất xám (Acrisols - AC)
Đây là nhóm đất hình thành tại chỗ, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau,
từ dạng bằng thấp ven các khe hợp thủy, các dạng đồi thấp thoải đến dạng địa hình dốc
núi cao. Loại đất này hình thành và phát triển trên nhiều loại đá mẹ và mẫu chất, trong
đó chủ yếu là các loại đá mẹ, mẫu chất axít (hoặc nghèo kiềm), có thành phần cơ giới
khá đa dạng. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể, q
trình rửa trơi sét và các Cation kiềm thổ xẩy ra mạnh mẽ, tạo cho đất có tầng tích tụ sét
(tầng B-Argic) với dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp.
Theo quy định của WRB, các loại đất có tầng B thỏa mãn yêu cầu của tầng BArgic thì được xếp vào Nhóm đất xám (Acrisols). Loại đất này có hình thái phẫu diện
kiểu A-Bt hoặc A-Bt-C.
Căn cứ vào sự biểu hiện của các đặc tính chẩn đốn thơng qua hình thái phẫu

diện cũng như số liệu phân tích, Nhóm đất xám được chia thành 2 Đơn vị đất và 2 Đơn
vị đất phụ, cụ thể:
Tên đất
FAO-UNESCO-WRB

VIỆT NAM

ACRISOLS

II. ĐẤT XÁM

Stagnic Acrisols
Ferric Stagnic Acrisols

2.2. Đất xám đọng nước
2. Đất xám đọng nước, kết von
2.3. Đất xám sẫm màu
3. Đất xám sẫm màu, cơ giới đồng
nhất

Rhodic Acrisols
Profondic Rhodic Acrisols

Diện
Ký hiệu
tích (ha)

320,87 AC
243,77 ACst
243,77 ACst.fr

77,10 ACro
77,10

ACro.pn

a. Đất xám đọng nước (Stagnic Acrisols - ACst)
* Diện tích:
Loại đất này có diện tích 243,8 ha, chiếm 14,7% diện tích điều tra và 10,9% tổng
diện tích tự nhiên của cả thị trấn. Loại đất này đã bị biến đổi tính chất đất về mặt lý,
hóa, sinh học so với ban đầu, hình thành do chế độ canh tác, đặc biệt là canh tác lúa
nước lâu đời. Loại đất này thường nằm trên các sườn đồi thoải, trên các đỉnh bằng và
trên các chân ruộng kiểu bậc thang.
* Phân bố: ở phía tây của thị trấn, nơi tiếp giáp với xã Ia Hrú.
* Tính chất lý học:
- Đất lẫn nhiều sỏi sạn và đá lẫn, khoảng 20 - 25%
- Thành phần cơ giới biến động mạnh: thịt pha cát đến thịt pha sét.
- Đất khá chặt, dung trọng trung bình khoảng 1,31 g/cm3.
- Độ xốp tầng đất mặt lớn hơn 50%, đáp ứng yêu cầu của tầng canh tác.
* Tính chất hóa học:

24


×