Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống ai cập với gà mái f1 HW x AC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 103 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------

 ----------

DIÊM CÔNG TUYÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN SUẤT CỦA TỔ HỢP LAI
GIỮA GÀ TRỐNG AI CẬP VỚI GÀ MÁI F1 (HW × AC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: CHĂN NUÔI
Mã số

: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM CƠNG THIẾU
PGS. TS. BÙI HỮU ðỒN

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñược chỉ rõ


nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2010

Tác giả luận văn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành cuốn luận văn thạc sĩ này, tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới Ban Giám ñốc Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện
Chăn Nuôi, Viện ðào tạo Sau ðại học, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy
sản – Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi
trong q trình cơng tác, học tập, nghiên cứu, hồn thành luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Phạm Cơng Thiếu – Giám
đốc Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Phó Viện trưởng Viện
Chăn Ni, PGS. TS. Bùi Hữu ðồn – Trưởng bộ môn Chăn nuôi chuyên
khoa, cùng các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Viện
ðào tạo Sau ðại học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Tơi cảm ơn cán bộ cơng nhân viên Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn
vật nuôi và hai hộ nơng dân ở ðơng Anh – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong suốt q trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thành đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, các cơ quan, bạn bè
cùng các ñồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tơi
trong suốt q trình học tập, cơng tác, nghiên cứu thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tác giả luận văn

Diêm Cơng Tuyên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng


vii

Danh mục hình

viii

1.

MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2

Mục tiêu của ñề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

2


2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Cơ sở di truyền các tính trạng ở gà

4

2.2

Cơ sở của cơng tác lai giống

7

2.3

Cơ sở về đặc điểm ngoại hình

13

2.4

Cơ sở về sức sống và khả năng kháng bệnh

15


2.5

Cơ sở về khả năng sinh trưởng

16

2.6

Cơ sở về tiêu tốn thức ăn

17

2.7

Cơ sở về khả năng sinh sản của gia cầm

19

2.8

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

28

3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34

3.1


ðối tượng nghiên cứu

34

3.2

Thời gian và ñia ñiểm nghiên cứu

34

3.3

Nội dung nghiên cứu

34

3.4

Phương pháp nghiên cứu

35

3.5

Phương pháp xử lý số liệu

43

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv


4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

44

4.1

ðặc điểm ngoại hình của gà bố mẹ và con lai

44

4.2

Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ và con lai

45

4.3

Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm

47

4.4


Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi

52

4.6

Tuổi thành thục sinh dục, tuổi ñẻ 50% và tuổi ñẻ ñỉnh cao

56

4.7

Tỷ lệ ñẻ, năng suất trứng của gà thí nghiệm

57

4.8

Lượng thức ăn cung cấp và tiêu tốn thức ăn/10 trứng

63

4.9

Khối lượng trứng

70

4.10


Chất lượng trứng

71

4.11

Tỷ lệ hao hụt gà mái trong giai đoạn đẻ trứng

76

4.12

Kết quả ni thử nghiệm gà lai 3/4 Ai Cập trong sản xuất

77

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

80

5.1

Kết luận

80

5.2


ðề nghị

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v

82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AC

Ai Cập

đ:

ðồng

Hu:

ðơn vị Haugh

HW

Hisex White

NS:


Ni sống

NSTr:

Năng suất trứng

NXB:

Nhà xuất bản

P.

Page (trang)

PTNT:

Phát triển nông thôn

q/m:

Quả/mái

q:

Quả

TA:

Thức ăn


TĂTN:

Thức ăn thu nhận

TLð:

Tỷ lệ đẻ

Tr:

Trang

TT:

Tuần tuổi

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vi


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1

Tên bảng

Trang

Thành phần máu của các giống tham gia trong các thế hệ lai luân
chuyển hai giống hoặc hai dịng A và B


10

2.2

Ưu thế lai trong các cơng thức lai ln chuyển

12

3.1

Chế độ dinh dưỡng ni gà sinh sản theo các giai đoạn

39

3.2

Chế độ ni dưỡng, chăm sóc

39

4.1

Tỉ lệ nuôi sống của gà bố mẹ và con lai

46

4.2

Khối lượng cơ thể gà bố mẹ và con lai


49

4.3

Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi

53

4.4

Tuổi thành thục sinh dục, tuổi ñẻ 50% và tuổi ñẻ ñỉnh cao

56

4.5

Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng

59

4.6

Lượng thức ăn cung cấp và tiêu tốn thức ăn/10 trứng

64

4.7

Khối lượng trứng lúc ñẻ 5%, 50%


71

4.8

Chất lượng trứng lúc 38 tuần tuổi

74

4.9

Tỷ lệ hao hụt của ñàn gà mái trong giai ñoạn ñẻ trứng

77

4.10 Một số chỉ tiêu theo dõi nuôi gà mái 3/4 Ai Cập trong sản xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vii

78


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1


Khả năng sinh trưởng của gà bố mẹ và con lai

51

4.2

Khối lượng cơ thể gà bố mẹ và con lai lúc 9 tuần tuổi

51

4.3

Khối lượng cơ thể ñàn gà bố mẹ và con lai lúc 20 tuần tuổi

52

4.4

Khả năng thu nhận thức ăn qua các giai ñoạn

55

4.5

Tương quan giữa tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của gà 3/4 Ai Cập

60

4.6


Tương quan giữa tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của gà Ai Cập

60

4.7

Tương quan giữa tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của gà F1 (HW x AC)

61

4.8

Tỷ lệ đẻ của các lơ gà theo dõi

62

4.9

Năng suất trứng 72 tuần tuổi của các lô gà theo dõi

63

4.10

Tương quan giữa tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và năng suất
trứng của gà lai 3/4 Ai Cập

4.11


Tương quan giữa tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và năng suất
trứng của gà F1 (HW x AC)

4.12

69

Tương quan giữa tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và tỷ lệ ñẻ của gà
F1 (HW x AC)

4.15

67

Tương quan giữa tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và tỷ lệ ñẻ của gà
lai 3/4 Ai Cập

4.14

67

Tương quan giữa tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và năng suất
trứng của gà Ai Cập

4.13

66

69


Tương quan giữa tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và tỷ lệ đẻ của gà
Ai Cập

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... viii

70


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ix


1. MỞ ðẦU

1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Mức tiêu thụ thịt, trứng và sữa bình qn đầu người là một trong những

chỉ tiêu quan trọng ñánh giá ñời sống của nhân dân ở mỗi Quốc gia. Theo
thống kê của tổ chức FAO, từ 1990 -2005 sản lượng trứng của toàn thế giới
đã tăng gấp đơi, đạt 64 triệu tấn, dự tính đến năm 2015, thế giới sẽ sản xuất
72 triệu tấn trứng.
Theo tổng cục thống kê năm 2009, mức tiêu thụ trứng bình qn đầu
người của nước ta mới chỉ ñạt khoảng 70 quả trứng/ñầu người, bằng 1/2 so
với trung bình trên thế giới. Trong chiến lược phát triển chăn ni đến năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 10/2008/Qð-TTG) dự kiến
ñến năm 2015 nước ta sẽ sản xuất ñược khoảng 11 tỷ quả trứng và 700 ngàn
tấn thịt gia cầm; ñến năm 2020 là 14 tỷ trứng và trên 1.000 ngàn tấn thịt. Dự
kiến bình quân sản phẩm trứng tiêu thụ/người ñến năm 2015 ñạt 116 quả
trứng, và ñến năm 2020 ñạt trên 140 quả.

Bên cạnh việc phấn ñấu ñể ñảm bảo cung cấp ñủ số lượng trứng, người
tiêu dùng nước ta cịn có u cầu rất cao về chất lượng trứng, nhất là màu sắc
của lòng ñỏ, sản phẩm trứng phải có màu thật tươi, thơm ngon và người tiêu
dùng chấp nhận mua trứng này với giá cao. ðể ñáp ứng nhu cầu về số lượng
trứng cho nhu cầu của xã hội, trong những năm gần ñây, nhiều giống gà có
sản lượng trứng cao ñã ñược nhập vào nước ta như Leughorn, Hisex Brown,
Hyline, Issa Brown… bên cạnh đó, nước ta cũng nhập giống gà có chất lượng
trứng cao, đó là gà Ai Cập, năng suất trứng ñạt ñến 200 - 220 quả/mái/72 tuần
tuổi, là giống gà dễ ni và đã hồn tồn thích nghi với các điều kiện khí hậu
Việt Nam. Từ các giống gà nói trên, gần đây nhiều nhà khoa học đã tiến hành

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1


lai kinh tế giữa gà Ai Cập với gà Leughorn, Hisex Brown, Hyline, Issa
Brown, Hisex White cho kết quả tốt, con lai F1 vừa có sản lượng trứng khá,
vừa có chất lượng trứng tốt. Viện Chăn ni đã tiến hành lai kinh tế ñể tạo ra
gà lai F1 giữa gà Hisex White với gà Ai Cập, năng suất trứng/mái/72 tuần
tuổi ñạt 231 - 240 quả, tiêu thụ thức ăn thấp, dễ nuôi, khối lượng trứng to,
chất lượng tốt.
Tuy nhiên khi tiến hành cơng thức lai nói trên, chúng ta phải nhập cả
con trống và con mái, tốn một lượng ngoại tệ rất đáng kể, đồng thời khơng
chủ động được con giống.
Cả lý thuyết lẫn thực tiễn ñã chỉ ra là, khi sử dụng con mái lai F1 vào
làm nền ñể lai ngược trở lại với con trống của một trong hai giống ban đầu
của cơng thức lai kinh tế (lai luân chuyển), người ta vừa tiết kiệm ñược con
mái thuần, vừa tận dụng ñược ưu thế lai. Với cách ñặt vấn đề như vậy, chúng
tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp
lai giữa gà trống Ai Cập với gà mái F1 (Hisex White x Ai Cập)”
1.2


Mục tiêu của ñề tài
Tạo ra gà lai ¾ máu gà Ai Cập, có năng suất trứng cao và chất lượng

trứng tốt.
1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
ðề tài tiến hành nhằm kết hợp tính trạng năng suất trứng cao của gà

Hisex White với tính trạng chất lượng trứng tốt của gà Ai Cập, tạo ra con lai
3/4 máu gà Ai Cập, vừa cho năng suất trứng cao, vừa có chất lượng trứng tốt,
đáp ứng ñược thị hiếu của người tiêu dùng.
Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu sử
dụng trứng chất lượng cao của thị trường ngày càng tăng, góp phần làm giảm
việc nhập nội các giống gà chuyên trứng khác với giá rất cao, tiết kiệm ngoại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2


tệ. ðề tài góp phần làm phong phú tập đồn gà hướng trứng, tăng năng suất
chăn nuôi trong nông hộ và tạo giống gà có khả năng phù hợp với các phương
thức chăn ni khác nhau. ðồng thời nhằm góp phần tăng sản lượng trứng
cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1

Cơ sở di truyền các tính trạng ở gà
Di truyền là sự truyền ñạt lại những ñặc ñiểm của bố mẹ cho con cái.

Sự truyền ñạt lại vật chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua
thơng tin di truyền được quy ñịnh trên bộ nhiễm sắc thể (NST). Trên NST,
những ñoạn ADN nhất định chịu trách nhiệm truyền tải những thơng tin di
truyền thuộc những tính trạng đặc thù của từng phần nhất ñịnh của từng cá thể
(Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24].
Các tính trạng di truyền ở gà được phân thành hai loại: tính trạng chất
lượng và tính trạng số lượng. Sự di truyền các tính trạng là vơ cùng phức tạp
(Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24].
2.1.1 Cơ sở di truyền tính trạng chất lượng
Tính trạng chất lượng là những tính trạng được biểu hiện khơng liên
tục, thường ñược quy ñịnh bởi một hoặc vài cặp alen có hiệu ứng lớn. Những
tính trạng này có tính di truyền cao, chúng ñược thay ñổi bằng con ñường lai
giống và chọn lọc (Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24]. Tính trạng chất lượng
ít chịu ảnh hưởng hoặc khộng bị ảnh hưởng bởi tác động của mơi trường và
tn theo quy luật của Mendel. Những tính trạng này có thể cho phép phân
loại kiểu gen thơng qua xác định kiểu hình. Tính trạng được ứng dụng rộng
rãi nhất thơng qua xác định kiểu hình là tính trạng quy định màu lơng. Qua đó
có thể phân biệt gà trống, mái từ 01 ngày tuổi qua màu sắc lông.
Màu sắc lông do một số gen liên kết giới tính quy định, được ứng dụng
nhiều trong công tác giống khi lai tạo gà chuyên trứng và chun thịt lơng
màu. Gen (s) lặn quy định màu lơng nâu, gen (S) trội quy định màu lơng
trắng, nằm trên NST giới tính Z. Thường chọn gà trống ZsZs (nâu) cho phối

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4



với mẹ ZSW (trắng) cho ra ñàn con mới nở có gà trống lơng trắng (loại bỏ
ngay) và gà mái lơng nâu (Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24]. Cịn tác giả
Bateson và Punnett (1906) [60] cho biết, các alen ở locus C và locus I quyết
ñịnh sự biểu hiện màu lông.
Màu da và da chân do NST thường quy ñịnh. Tính trạng chân trắng do
alen trội W+ quy ñịnh, vì nó cản trở q trình lắng sắc tố xanthophill. Sự có
mặt hoặc thiếu sắc tố xanthophill trên lớp biểu bì da, phụ thuộc vào hai locus
W và Y (Gibbon Mc, 1981) [64]. Khi có mặt thêm alen Id thì da có màu trắng
hoặc trắng hồng, khi khơng có mặt thì da chân có màu xám xanh. Alen lặn w
ở dạng ñồng hợp tử (ww) quy ñịnh màu da, da chân, mỏ, mỡ màu vàng.
Những con mái ñẻ trứng tốt trong thời gian sinh sản thì màu da, màu chân ít
vàng hơn những con đẻ kém. Vì sắc tố xanthophill ñược tập trung vào sản
xuất màu vàng của lòng ñỏ và vỏ trứng. Theo Patterson và Cs (1983) [73] cho
rằng, những con gà có mặt cặp gen đồng hợp lặn (ww), làm giảm tốc ñộ tăng
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Mào là dẫn suất của da và có nhiều hình thái khác nhau, tuỳ thuộc từng
giống. Nguyễn Mạnh Hùng và Cs (1994) [18] cho biết, dựa theo hình thái có
thể chia mào gà thành: mào cờ (mào đơn); mào nụ; mào hoa hồng; mào hạt
ñậu và mào trái dâu.
2.1.2 Di truyền tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng biểu hiện liên tục, do nhiều gen
quy định. Mỗi gen thường có sự tác động rất nhỏ đến biểu hiện kiểu hình,
nhưng sự biểu hiện cộng gộp các gen là rất lớn. Các tính trạng số lượng có thể
xác định được thơng qua cân, đo, đong, ñếm (Nguyễn Văn ðức và Cs, 2006)
[15]. Tính trạng số lượng, cũng tuân theo quy luật di truyền của Mendel và
cũng do các gen nằm trên NST quy ñịnh. Mỗi gen khi tham gia có thể ức chế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5



lẫn nhau, có thể có tác động cộng gộp, hay có biểu hiện trội trong việc quy
định các tính trạng. Những sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mặt số
lượng và chỉ có thể phát hiện được bằng tính tốn và cân đo giữa các cá thể
trong quần thể (Hutt FB., 1978) [19].
Ở gia cầm có nhiều tính trạng số lượng mà ta có thể quan sát, theo dõi:
tốc ñộ tăng khối lượng, tuổi ñẻ trứng đầu, sản lượng trứng... Trong đó, những
tính trạng như năng suất trứng, tỷ lệ ấp nở có tính di truyền thấp, chúng nhạy
cảm với sự thay ñổi về ñiều kiện chăm sóc, khó có thể thay đổi bằng cơng tác
giống (Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24]. Theo Lê ðình Trung và Cs (2000)
[55] bản chất di truyền của các tính trạng số lượng là đa gen và phù hợp với
quy luật di truyền của Mendel. Mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ riêng
biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp mọi hiệu ứng của các alen. Tác giả cũng
cho rằng, yếu tố môi trường ảnh hưởng ñến tính trạng bằng cách tăng cường
hay giảm bớt hiệu ứng giống như tác ñộng của các alen. Như vậy các biểu
hiện kiểu hình là do quy định của kiểu gen và chịu sự tác động của mơi
trường.
P = G + E.
Trong đó: P: là giá trị kiểu hình

(Phenotipic Value)

G: là giá trị kiểu gen

(Genotypic Value)

E: là sai lệch môi trường (Environmental)
Giá trị kiểu gen gồm giá trị cộng gộp A (Addation Value), sai lệch trội
D (Diminance deviation) và sai lệch tương tác I (Interation deviation). Sai
lệch môi trường gồm sai lệch môi trường chung Eg (General Environmantal

deviation) và sai lệch mơi trường riêng Es (Special Environmantal deviation).
Do đó giá trị kiểu hình của một cá thể được xác định như sau:
P = A + D + I + Eg + Es

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6


Kiểu di truyền và mơi trường đều có ảnh hưởng ñến sự phát triển và sự
biểu hiện của tính trạng số lượng. Tuy nhiên, kiểu di truyền quy ñịnh sự biểu
hiên tính trạng. Yếu tố mơi trường, giúp tăng cường hay hạn chế sự biểu hiện
của kiểu di truyền.
Trong nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng, người ta thường sử
dụng hệ số di truyền ñể xác ñịnh tỷ lệ đóng góp tương ứng của kiểu di truyền
và mơi trường theo công thức h2 + e2 = 1. Hệ số di truyền ñược xác ñịnh theo
tỷ lệ giữa phương sai di truyền và phương sai kiểu hình được gọi là hệ số di
truyền nghĩa rộng. Hệ số di truyền nghĩa hẹp là tỷ lệ giữa phương sai do tác
ñộng cộng gộp giữa các gen và phương sai kiểu hình (ðặng Vũ Bình và Cs,
2002) [4].
2.2

Cơ sở của cơng tác lai giống
S.Darwin là người đầu tiên nghiên cứu và cơng tác lai giống. Ơng cho

rằng, lai giống là có lợi, tự giao là có hại đối với động vật. Trong q trình
nghiên cứu di truyền các tính trạng, Mendel đã sử dụng phương pháp lai
giống. Cũng từ phương pháp này, Ông ñã phát hiện ra những quy luật di
truyền cơ bản và rất quan trọng trong nghiên cứu di truyền các tính trạng.
Lai giống là phương pháp cho lai giữa hai giống, có khi là hai chủng, để
tạo con lai làm sản phẩm hoặc để tạo sản phẩm mới, dịng mới hay giống mới
(Trần ðình Miên và Cs, 1992) [27]. Theo quan ñiểm khác cho rằng, lai giống

là cho giao phối giữa con ñực và con cái khác giống, khác dịng, có khi là khác
lồi để tạo ra con lai làm sản phẩm mới hoặc giống mới.
Lợi ích của lai giống là xuất hiện ưu thế lai, nhưng ưu thế lai khơng thể
đốn trước được, sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ưu thế lai càng lớn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7


(Bowman, 1995) [61]. Các giống, các dịng càng thuần thì sự biểu hiện ưu thế
lai càng mạnh (Trần ðình Miên và Cs, 1995) [28].
2.2.1 Cơ sở của lai kinh tế
Lai kinh tế là cho lai giữa hai cơ thể thuộc hai dịng khác nhau, giống
khác nhau hoặc thuộc hai lồi khác nhau. Con lai này không sử dụng làm
giống mà chỉ ñể khai thác lấy thịt, trứng, sữa... Lai kinh tế cịn được gọi là lai
cơng nghiệp vì con lai có thể được sản xuất nhanh, hàng loạt và chỉ sử dụng
làm sản phẩm (Trần ðình Miên và Cs, 1995) [28]. Tiến hành lai kinh tế là
nhằm sử dụng ưu thế lai, làm tăng nhanh giá trị trung bình của các tính trạng
mong muốn. Con lai có thể mang những ñặc tính trội của giống bố, giống mẹ
hoặc phối hợp ñược những ñặc tính của hai giống.
Muốn lai kinh tế có hiệu quả, phải chọn lọc tốt các dịng thuần, trong
đó các cá thể dị hợp tử sẽ giảm và các cá thể ñồng hợp tử tăng lên (Nguyễn
Ân và Cs, 1983) [2]. Trong cùng một giống, qua quá trình chọn lọc nhân
thuần và lai tạo đã hình thành các dòng chuyên biệt. Sự khác biệt kiểu gen của
mỗi dòng là yếu tố quyết ñịnh làm xuất hiện ưu thế lai. Người ta có thể cho lai
giữa các dịng gà khác biệt nhưng phải có khả năng kết hợp được trong cùng
một cơ thể. Vì vậy, khi lai tạo phải chọn các dòng gà trong cùng một giống
hoặc các dòng gà có khả năng kết hợp.
Gia cầm lai, khơng những thể hiện được chất lượng của tổ hợp những
dịng thuần mà cịn đạt được ưu thế lai. Trong những năm gần đây, ngành
chăn ni gia cầm trên thế giới đang có những thay đổi cơ bản liên quan đến

việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Bằng cách phối hợp những dịng
tốt, thơng qua phương pháp lai. Lai kinh tế trong chăn ni gia cầm có thể lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8


ñơn hoặc lai kép.
Lai ñơn là phương pháp lai kinh tế ñể sử dụng ưu thế lai. Lai ñơn ñược
dùng khi lai giữa giống ñịa phương và giống nhập nội cao sản hoặc giữa các
giống cao sản nhập nội. Phương pháp này ñược sử dụng ñể sản xuất gà giống
kiêm dụng hướng trứng thịt hoặc thịt trứng. Nhằm phát huy khả năng thích
nghi tốt trong điều kiện tự nhiên bản ñịa và khả năng cho thịt, trứng của các
giống cao sản nhập nội. Nguyễn Thanh Sơn và Cs (2001) [39] cho biết, khi lai
giữa gà Ri với gà Kabir con lai tăng khối lượng cơ thể vượt trội so với gà Ri
60 – 70%. Tiêu tốn thức ăn thấp hơn gà Ri 10,7%.
Lai kép là phương pháp lai phổ biến ñể tạo gà thương phẩm và ñược sử
dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp. Trong công tác giống gia cầm,
ñây cũng là phương pháp ñược sử dụng phổ biến ñể sản xuất con lai thương
phẩm, phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau.
Lai kép là phương pháp sử dụng ưu thế lai nhiều lần và tăng khả năng
phối hợp. Lai kép có thể lai giữa 3, 4, 6 hoặc 8 dịng, trong đó có nhiều dịng
đã là các dịng lai. Ví dụ, gà hướng trứng có gà lai 4 dòng như gà Goldline54,
Isa Brown, Hyline, Brown Nick; gà hướng thịt như BE 88, AA, Cobb 500,
Ross 308.
Lai luân chuyển: một trong các kiểu lai kinh tế quan trọng là lai luân
chuyển (lai luân hồi). Nếu trong công thức lai kinh tế đơn giản, tồn bộ con
lai F1 được dùng để lấy sản phẩm và do đó, khơng tận dụng được ưu thế lai
của các con lai, thì trong công thức lai luân chuyển người ta giữ lại một số
con lai mái ñể tiếp tục tham gia vào q trình lai, những con lai cịn lại cũng
được dùng ñể lấy sản phẩm.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9


Lai luân chuyển hai giống hoặc hai dòng
♂ A

♂ A

♂ B

♂ B

x

x

x

x

♀ B

♀ AB

♀ AAB

♀ BAAB

... ...

Bảng 2.1 Thành phần máu của các giống tham gia trong các thế hệ lai
luân chuyển hai giống hoặc hai dòng A và B
Thế hệ

% máu trong con lai

Cơng thức lai

A

Ưu thế lai

B

1

B

50

50

H

2

A x AB

75


25

1/2H

3

B x AAB

37,5

62,5

2/3H

4

A x BAAB

08,75

31,25

2/3H

5

B x ABAAB

34,375


65,265

2/3H

n-1

A x (Mái lai)

66,7

33,3

≈ 2/3H

1

B x (Mái lai)

33,3

66,7

≈ 2/3H

.
.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10



Lai luân chuyển ba giống hoặc ba dòng
♂B

♂ C

♂ A

♂B

x

x

x

x

♀ A

♀ BA

♀ CBA

♀ ACBA

……
Lai luân chuyển bốn giống
♂B

♂ C


♂ D

♂ A

x

x

x

x

♀ A

♀ BA

♀ CBA

♀ DCBA

... ...

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11


Bảng 2.2 Ưu thế lai trong các công thức lai luân chuyển
Công thức lai
2 giống
3 giống

4 giống
Phản giao

Lai luân
chuyển

Ưu thế lai
Cá thể

Mẹ

Bố

♂ B

x ♀ A

1

0

0

♂C

x ♀ AB

1

1


1

♂ AB x ♀ C

1

0

1

♂ CD x ♀ AB

1

1

1

♂ CD x ♀ AB

1/2

1

0

♂B

1/2


1

0

2 giống

2/3

2/3

0

3 giống

6/7

6/7

0

4 giống

14/15

14/15

0

x ♀ AB


Một ñiểm nữa của phương pháp lai luân chuyển là tiết kiệm ñược các
con mái thuần dùng cho lai tạo. Trong suốt quá trình lai chỉ dùng một số ít
trống, mái thuần ban đầu, sau đó hồn tồn dùng các mái lai, do có ưu thế lai
nên việc nuôi dưỡng con lai bao giờ cũng dễ dàng và ñơn giản hơn con thuần.
2.2.3 Ưu thế lai trong chăn nuôi và sự biểu hiện ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học, biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ
của những cá thể ñược tạo ra từ các giống không cùng huyết thống. Ưu thế lai
biểu hiện qua sự sinh trưởng nhanh hơn, kích thước cơ thể tăng lên, sức sản
xuất và sức sống tăng lên. Ưu thế lai là sự khác biệt giữa giá trị tính trạng của
con lai so với trung bình bố mẹ. Sự biểu hiện ưu thế lai ñược phân thành các
dạng sau:
- Con lai F1 của những công thức lai xa khác giống thì vượt bố mẹ về thể

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12


chất, sức sống, khả năng sản xuất nhưng mất một phần hay tồn bộ q trình
sinh sản. Ví dụ: con La, con lai giữa vịt và ngan ñều mất khả năng sinh sản.
- Con lai F1 vượt hơn trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể và sức
sống, có khả năng sinh sản bình thường hoặc tốt hơn bố mẹ. ðây là dạng điển
hình trong các cơng thức lai tạo và được sử dùng nhiều trong lai tạo bị sữa,
lợn, hay gia cầm sinh sản.
- Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức trung gian giữa bố và mẹ,
nhưng khả năng sinh sản và sức sống cao hơn hẳn bố mẹ. ðiền hình là trường
hợp lai giữa gà Leughorn trắng và gà New Hamshire, gà Plymouth Rock và
gà Australop.
Tóm lại trên cơ thể lai, ưu thế lai khơng biểu hiện đồng loạt trên các
tính trạng, trên các giai đoạn. Sự biểu hiện này cịn phụ thuộc vào từng công
thức lai, yếu tố ngoại cảnh và tùy thuộc từng ñiều kiện cụ thể.

2.3

Cơ sở về ñặc ñiểm ngoại hình
ðặc điểm ngoại hình là những đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh

hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật ni. ðánh giá đặc điểm ngoại hình
của gia cầm qua một số ñiểm sau:
ðầu: cấu tạo xương ñầu của gia cầm được xem như có độ tin cậy cao
trong việc đánh giá đầu gia cầm. Thơng qua các ñặc ñiểm của ñầu gia cầm có
thể nhận biết ñược tính biệt, đánh giá được tình trạng sức khỏe và khả năng sản
xuất của gia cầm. Nguyễn Chí Bảo (1978) [3] cho biết, gà trống có ngoại hình
đầu giống gà mái thì sẽ có tính dục kém ngược lại gà mái có ngoại hình đầu
giống già trống sẽ cho năng suất khơng cao và trứng thường khơng có phơi.
Mào: mào và mào dưới thể hiện ñặc ñiểm sinh dục phụ của gia cầm.
Khi buồng trứng phát triển và hoạt ñộng bình thường thì mào lớn, chứa nhiều
máu. Khi gà thay lông hay mắc các bệnh thuộc tuyến sinh dục hay thiếu máu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 13


thì mào tạm ngưng trệ được cung cấp máu. Do vậy, mào sẽ giảm kích thước
và khơng cịn mầu đỏ tươi. Mào gà rất đa dạng về hình thái và kích thước. Gà
sẽ có mào dạng hoa hồng nếu gen liên kết giới tính có mặt gen Ab, khi có mặt
gen aB thì gà có dạng mào nụ cịn khi có mặt gen ab thì gà có mào cờ (Phan Cự
Nhân, 1971) [33].
Bộ lông: lông là dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống
và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở, gà được che phủ
bằng lơng tơ. Khi trưởng thành, lơng tơ được thay thế bằng lơng cố định và
đặc trưng cho dịng.
Tốc độ mọc lơng, thể hiện sự mọc lơng sớm hay muộn, có liên quan

đến cường độ sinh trưởng và tính biệt. Trong cùng một dịng gà mái có tốc độ
mọc lơng nhanh hơn gà trống. Tính trạng mọc lông nhanh thuận lợi cho việc
rút ngắn thời gian nuôi gà thịt broiler (Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24].
Tốc ñộ mọc lông ñược xác ñịnh trên lông cánh của gà con mới nở, gà 10 ngày
tuổi và lơng đi. Gà mọc lơng nhanh sẽ có lơng đi ở lúc 10 ngày tuổi, gà
mọc lơng chậm thì chưa có lơng đi (Richard và Malden, 1990) trích theo
(Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24].
Màu lơng do một số gen quy định, phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào
tương của tế bào. Lơng gia cầm có màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hóa
các chất tiền sắc tố melanin trong các tế bào lông. Nếu các chất sắc tố thuộc
nhóm lipocrom thì lơng có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ. Nếu khơng có
sắc tố thì lơng có màu trắng.
Gà có màu lơng sẫm hoặc đen thường để lại gốc lơng với sắc tố đen
trên da làm thân thịt khơng đẹp. Chính vì vậy, khi tạo các tổ hợp lai chun
thịt người ta thường tạo ra gà có lơng trắng hoặc sáng. ðối với gà thịt có bộ
lơng trắng hoặc sáng màu, ñể khi giết thịt người ta dễ làm sạch lông (Nguyễn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 14


Thị Mai và Cs, 2009) [24].
Chân: Những gà tốt có chân chắc chắn và khơng thơ. Gà có chân hình
chữ bát, ngón cong, khuyết tật ở chân thì khơng nên sử dụng làm giống. Theo
Nguyễn Chí Bảo (1978) [3], đặc ñiểm chân cao thường liên quan ñến khả
năng cho thịt thấp và phát dục chậm.
Da chân thường do phức hợp sắc tố của lớp dưới da quyết ñịnh. Màu
chân ñen hay màu xám là do sự xuất hiện của sắc tố melanin trong lớp mơ
dưới da quy định. Nếu trong lớp sắc tố dưới da khơng chứa melanin thì da
chân có màu trắng, nếu chứa xanthophill thì da chân có màu vàng (Nguyễn
Thị Mai và Cs, 2009) [24].

2.4

Cơ sở về sức sống và khả năng kháng bệnh
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu đánh giá sức sống và sự thích nghi của gia

cầm (Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [24]. Sức sống và khả năng kháng bệnh là
tính trạng do nhiều gen quy ñịnh và chịu ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường
(ðặng Hữu Lanh và Cs, 1999) [20]. Sức sống và khả năng kháng bệnh có hệ
số di truyền rất thấp h2 = 0,05 (Trần Huê Viên và Cs, 2000) [58]. Trần Long
(1994) [21] cũng cho rằng, sức sống của gà được tính bằng tỷ lệ ni sống sau
một khoảng thời gian. Tính trạng này có hệ số di truyền thấp nên tỷ lệ ni
sống giai đoạn gà con chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện mơi trường. Lê Viết
Ly (1995) [23] cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng
cơ thể thấp khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và
tỷ lệ chết thấp.
Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phơi, có thể tác động của gen nửa
gây chết, nhưng chủ yếu là do tác ñộng của mơi trường (Brandesch Bilchel,
1978) [5]. Trần ðình Miên và Cs (1994) [29] cho biết, các giống vật nuôi ở
nhiệt ñới có khả năng kháng bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng cao hơn so

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 15


×