Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống và liều lượng phân bón cho đậu tương xuân trên đất thanh ba phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 126 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN CHO
ðẬU TƯƠNG XUÂN TRÊN ðẤT THANH BA - PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ðÌNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào, các thơng tin trích
dẫn trong luận văn này đều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn



LỜI CÁM ƠN

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tiến sỹ Vũ ðình Chính người đã
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn
chỉnh luận văn tốt nghiệp
Tơi xin trân trọng cám ơn các thầy, cơ giáo khoa Sau đại học, khoa Nông
học, bộ môn Cây công nghiệp - Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, lãnh đạo
Trường Trung học Nơng lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ, Phịng Nơng nghiệp huyện
Thanh Ba, Phịng Thống kê huyện Thanh Ba, gia đình, bạn bè, ñồng nghiệp và
người thân ñã ñộng viên cổ vũ và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục các chữ vit tt

vi

Danh mc cỏc bng

vii

Danh mc cỏc hỡnh

ix

1.

Mở đầu

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.


Mục đích và yêu cầu của đề tài

4

1.3.

ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5

1.4.

Giới hạn của đề tài

5

2.

Tổng quan tài liệu

6

2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

6

2.2.


Cơ sở thực tiễn của đề tài

11

2.3.

Tình hình sản xuất đậu tơng trên thế giới và Việt Nam

13

2.4.

Một số kết quả nghiên cứu về đậu tơng trên thế giới và Việt Nam

22

2.5.

Các yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu tơng ở Việt Nam

37

3.

Vật liệu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu

40

3.1.


Vật liệu nghiên cứu

40

3.2.

Thời gian nghiên cứu, địa điểm, điều kiện đất đai

41

3.3.

Phơng pháp nghiên cứu

41

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

46

4.1.

Khái quát về khu vực nghiên cứu

46

4.2.


Hiện trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế sản xuất đậu tơng ở

4.3.

huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

50

Kết quả thí nghiệm ®ång ruéng

52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.3.1. Kết quả so sánh một số giống đậu tơng trong điều kiện vụ xuân
trên đất Thanh Ba, Phú Thọ

52

4.3.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hởng của liều lợng phân bón khác
nhau đến hai giống đậu tơng D912 (G1) và Đ9804 (G2)

69

5.

Kết luận và đề nghị

85


5.1.

Kết luận

85

5.2.

Đề nghị

85

Tài liệu tham kh¶o

87

Phơ lơc

95

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACIAR

Nghĩa ñầy ñủ
:


Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia

AICRPS :

The All India Covtdinated, Research Project on Soybean

AVRDC :

Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau màu Châu Á

CS

:

Cộng sự

CT

:

Công thức

CTV

:

Cộng tác viên

ð/C


:

ðối chứng

ðHNN

:

ðại học Nông nghiệp

IITA

:

Viện nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt ñới

KHKTNN :

Khoa học kỹ thuật

MOAC

:

Ministry Of Agriculture And Cooperatives

NRCS

:


National Research Center for Soybean

TT

:

Thứ tự

VIR

:

Viện nghiên cứu Cây trồng toàn Liên bang Nga

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MC CC BNG
TT

Tờn bng

Trang

2.1.

Diện tích, năng suất sản lợng đậu tơng trên thế giới (1996-2006)

13


2.2.

Diện tích, năng suất và sản lợng đậu tơng ở Việt Nam

17

2.3.

Diện tích, năng suất, sản lợng đậu tơng tỉnh Phú Thọ qua các
năm (2000 - 2006)

21

4.1.

DiƠn biÕn mét sè u tè khÝ hËu vơ xuân 2008

47

4.2.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đất tại Đỗ Sơn - Thanh Ba

49

4.3.

Diện tích, năng suất, sản lợng đậu tơng huyện Thanh Ba


50

4.4.

Kết quả điều tra các yếu tố hạn chế sản xuất đậu tơng huyện
Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

51

4.5.

Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tơng thí nghiệm

53

4.6.

Các giai đoạn sinh trởng và thời gian sinh trởng của các giống
đậu tơng thí nghiệm

54

4.7.

Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tơng thí nghiệm

56

4.8.


Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tơng thí nghiệm

58

4.9.

Số lợng và khối lợng nốt sần của các giống đậu tơng thí nghiệm

61

4.10. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tơng thí nghiệm

62

4.11. Chiều cao thân chính, đờng kính thân và cấp đổ của các giống
đậu tơng thí nghiệm

63

4.12. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống đậu tơng thí nghiệm

65

4.13. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tơng thí nghiệm

66

4.14. Năng suất của các giống đậu tơng

67


4.15. ảnh hởng của liều lợng phân bón khác nhau đến sinh trởng, phát
triển của các giống đậu tơng thí nghiệm

69

4.16. ảnh hởng của liều lợng phân bón đến đặc điểm hình thái của
các giống đậu tơng thí nghiƯm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

70


4.17. ảnh hởng của liều lợng phân bón đến chỉ số diện tích lá của các
giống đậu tơng thí nghiệm

72

4.18. ảnh hởng của liều lợng phân bón đến khả năng tích lũy chất
khô các giống đậu tơng thí nghiệm

74

4.19. ảnh hởng của liều lợng phân bón đến hình thành nốt sần của
các giống đậu tơng thí nghiệm

76

4.20. ảnh hởng của liều lợng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh

và khả năng chống đổ của hai giống đậu tơng thí nghiệm

79

4.21. ảnh hởng của liều lợng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của hai giống đậu tơng thí nghiệm

80

4.22. ảnh hởng của liều lợng phân bón đến năng suất lý thuyết và
thực thu của hai giống đậu tơng thí nghiệm

82

4.23. Hiệu quả kinh tế của liều lợng phân bón khác nhau cho hai
giống đậu tơng thí nghiệm

Trng ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

84


DANH MỤC CÁC HÌNH
4.1. Diễn biến nhiệt độ 6 tháng ñầu năm 2008

48

4.2. Diễn biến lượng mưa 6 tháng ñầu năm 2008

48


4.3. Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống (tạ/ha)

68

4.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của hai giống ñậu tương
ở liều lượng phân bón khác nhau

83

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


1. MỞ ðẦU
1.1.

ðặt vấn ñề
ðậu tương [Glycine max (L) Merill] là một trong những cây họ đậu có

giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong thành phần của hạt đậu tương
có chứa hàm lượng protein: 40-50%, lipit: 18-25% và hydratcacbon: 36-40%
(Trần Văn Lài và CTV, 1993) [27]. ðậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị
của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit, protein của đậu tương có
phẩm chất tốt nhất trong các loại protein có ở thực vật. Ngày nay, người ta
mới biết thêm nó có chứa chất lexithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu,
sung sức, làm tăng thêm trí nhớ và tái sinh các mơ, làm cứng xương và tăng
sức ñề kháng của cơ thể. Trong hạt ñậu tương cịn chứa khá nhiều loại
vitamin, đặc biệt là hàm lượng của các vitamin B1và B2, ngồi ra cịn có các
vitamin PP, E, A, K, D, C... và các loại muối khống khác. Do đó mà từ hạt
đậu tương người ta ñã chế biến ra rất nhiều các sản phẩm khác nhau, trong đó

nhiều loại thức ăn được chế biến bằng các phương pháp cổ truyền, thủ cơng
và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men (Phạm Văn Thiều, 1996) [42].
Hạt ñậu tương làm thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho gia súc,
làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
trên thế giới (Nguyễn Mộng, 1982) [37].
Hạt ñậu tương cịn được sử dụng nhiều trong y học chữa bệnh suy dinh
dưỡng ở trẻ em, người già và có tác dụng hạn chế trao ñổi chất ở xương phụ
nữ. Kết quả gần ñây, cho thấy các chế phẩm ñậu tương cịn có khả năng ức
chế sinh trưởng của tế bào ung thư (Bùi Tường Hạnh, 1997) [17]. Ngồi ra,
cây đậu tương cịn đóng vai trị lớn trong việc ln canh cải tạo ñất, thân lá ñể
lại trong ñất chứa nhiều chất dinh dưỡng, rễ có nhiều nốt sần cố định ñạm làm
tăng ñộ phì của ñất: sau khi trồng ñậu tương lượng đạm để lại trong đất

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


khoảng 50-80kg N/ha/năm (Lê ðộ Hoàng và CTV, 1997) [19]. Thân lá đậu
tương có giá trị cao trong chăn ni và dùng chế biến phân xanh rất tốt.
Hiện nay, lượng protein trên thế giới sản xuất ra mới chỉ ñáp ứng
được1/4 nhu cầu của nhân loại. Chính vì vậy, mở rộng và phát triển cây đậu
tương có ý nghĩa chiến lược lớn trong sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc
gia (ðậu Quốc Anh, 1989) [1]. Do đó, sản lượng đậu tương trên thế giới
không ngừng tăng về số lượng: năm 1995 sản lượng ñậu tương ñạt 126,9 triệu
tấn, ñến năm 2000 ñạt ñược 167,36 triệu tấn; năm 2005 ñạt 214,35 triệu tấn
và năm 2006 ñạt 221,5 triệu tấn.(FAOSTAT, Database 8/2007).
Ở Việt Nam, theo thống kê về sản lượng ñậu tương cả nước năm 2000
đã đạt được 149,3 nghìn tấn gấp 4,7 lần năm 1980 và gấp 1,7 lần năm 1990,
ñạt tốc độ tăng trưởng bình qn trong 20 năm qua là 23,5 %/năm; về năng
suất đậu tương bình qn đạt 12,3 tạ/ha (năm 2000), tăng 5,7 tạ/ha so với năm
1980 và 4,4 tạ/ha so với năm 1990 (ñề án phát triển ñậu tương, 2001) [4].

Năm 2006, sản lượng ñậu tương cả nước đạt 258,2 nghìn tấn với năng suất
13,9 tạ/ha. (FAOSTAT, Database 8/2007).
Phương hướng phát triển ñậu tương của nước ta ñến năm 2010 ñạt
1,5 triệu tấn (ñề án phát triển ñậu tương, 2001) [4], mới ñủ ñáp ứng nhu
cầu tồn xã hội. Thực tế cho thấy, diện tích và nhất là năng suất bình
qn của nước ta cịn q thấp. Hàng năm nhu cầu ñậu tương tiêu dùng
trong nước rất cao chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc chúng ta cần trên
600.000 tấn, dự kiến kế hoạch năm 2010 sẽ phát triển 400.000 ha. Trong
khi giá thành sản xuất 1 kg ñậu tương tại Việt Nam rất cao bằng 1,3 ñến
1,5 lần so với giá của thế giới. Một trong những nguyên nhân giá cao là
do năng suất của ta q thấp chỉ đạt trên 1 tấn/ha. Vì vậy cần phải có bộ
giống đậu tương có năng suất cao và quy trình kỹ thuật thâm canh thích
hợp. (Trần ðình Long, A. James, N.Q.Thắng) [32].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


Theo Trần ðình Long (1998) [30] tiềm năng phát triển ñậu tương trên ñất 2
vụ lúa ở ñồng bằng sông Hồng là rất lớn. ở các tỉnh thuộc vùng này và một phần
thuộc trung du, khu 4 cũ, diện tích lúa mùa ñạt trên 800.000 ha, nếu ñưa ñược
50% diện tích này vào cấy lúa mùa sớm thì mỗi vụ có thể trồng được khoảng
400.000 ha đậu tương ðơng. Như vậy, ngồi 2 vụ lúa cịn tăng thêm một vụ ñậu
tương và sẽ có khoảng 560.000 tấn ñậu tương hạt sản phẩm hàng hố, tăng thu
nhập cho nơng dân phá thế ñộc canh ở vùng trung du và ñồng bằng Bắc Bộ.
Với những ưu thế như trên cộng với thời gian sinh trưởng ngắn, ñáp ứng
ñược yêu cầu tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nơng nghiệp, đậu
tương ngày càng có một vai trị quan trọng trong cơ cấu giống cây trồng của
thế giới và Việt Nam.
Hạn chế chủ yếu trong sản xuất ñậu tương ở nước ta hiện nay là do
chúng ta cịn thiếu bộ giống đậu tương cho năng suất cao, có thời gian sinh

trưởng phù hợp cho từng vụ, từng vùng: các giống ñậu tương dài ngày cho
vùng sinh thái giầu tiềm năng về ñất đai như vùng núi phía Bắc, ðơng Nam
Bộ và Tây Nguyên; giống ñậu tương trung ngày cho vụ xuân và vụ đơng ở
các tỉnh vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và giống đậu tương ngắn ngày
thích hợp vụ hè, ñông cho các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.
Phú Thọ là một tỉnh trung du có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
đậu tương. Diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh là 97.513 ha, trong đó đất lúa
và màu là 48.494 ha mà phần lớn có thể trồng ñậu tương.
Trong số những cây trồng ñược lựa chọn trong sản xuất nơng nghiệp thì
cây đậu tương giữ một vai trị quan trọng. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu
tương của tỉnh Phú Thọ liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 năng suất: 14,29
tạ/ha tăng 3,23 tạ/ha so với năm 2002.
Theo Nghị quyết số 59/2006 của HðNN tỉnh Phú Thọ về điều chỉnh

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


quy hoạch nơng lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2010 thì tỉnh sẽ đưa diện tích
đậu tương đạt 3.000 ha, sản lượng ñạt 6 ngàn tấn, ñến năm 2020 ñạt diện tích
4.000 ha, sản lượng khoảng 10 ngàn tấn [22]
Tuy vậy việc phát triển ñậu tương trong hệ thống cây trồng ở Phú
Thọ còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng ñất ñai, nhân lực,
ñiều kiện tự nhiên của tỉnh.
ðậu tương ở Phú Thọ có nhiều yếu tố hạn chế mở rộng diện tích
trong đó năng suất thấp, hiệu quả sản xuất không cao là yếu tố hạn chế
chính. Ngun nhân dẫn đến năng suất thấp trước hết là cơng tác giống
chưa được chú trọng đúng mức nên chưa có hạt giống có phẩm chất tốt
cung cấp cho nông dân, thứ hai là hiểu biết của người nông dân về đậu
tương cịn hạn chế do đó thiếu đầu tư thâm canh, không chú ý áp dụng các
biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, quy trình và liều lượng phân bón

chưa tốt nên hiệu quả thấp. Do vậy, ñể phát triển mở rộng diện tích sản
xuất cây ñậu tương ở Phú Thọ, nhất thiết cần giải quyết những hạn chế
ảnh hưởng ñến việc sản xuất ñậu tương mà thực tiễn địi hỏi.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và liều
lượng phân bón cho đậu tương xn trên đất Thanh Ba - Phú Thọ”.
1.2.

Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1. Mục đích
Xác định được một số giống đậu tương cho năng suất cao và cơng thức
phân bón phù hợp cho ñậu tương vụ xuân trên ñất huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống
ñậu tương trong ñiều kiện vụ xuân trên ñất huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


- ðánh giá được ảnh hưởng của một số cơng thức bón phân đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất ñối với 2 giống ñậu tương D912, ð9804 trên
ñất huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định có cơ sở khoa học những giống ñậu tương tốt phù hợp với điều

kiện của địa phương.
Xác định cơng thức bón phân hợp lý cho ñậu tương xuân nhằm tăng
năng suất ñậu tương trên ñất huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ bổ sung thêm các thơng tin, các dữ
liệu khoa học về cây đậu tương làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ ñạo sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung các giống mới có năng suất cao phù hợp với ñiều kiện sinh
thái của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hồn thiện quy trình bón phân cho
đậu tương làm tăng năng suất đậu tương tại địa phương.
- Góp phần mở rộng diện tích trồng đậu tương tại huyện Thanh Ba,
tỉnh Phú Thọ.
1.4.

Giới hạn của ñề tài
ðề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của

một số giống ñậu tương trong ñiều kiện vụ xn năm 2008 trên đất phù sa
trong đê sơng Hồng huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
ðề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tác động của các cơng thức bón phân ñối
với sinh trưởng, phát triển và năng suất của ñậu tương vụ xuân trên ñất phù sa
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Cơ sở khoa học của ñề tài


2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây ñậu tương
2.1.2 Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương
Phân vùng ñịa lý: cây ñậu tương ñược trồng từ vĩ ñộ 550 Bắc ñến 550
Nam, từ những vùng thấp hơn mặt nước biển cho ñến những vùng cao trên
2000m so với mặt nước biển (Whigham D.K, 1983) [72].
Tính ổn định kiểu hình hay là khả năng thích ứng rộng là một trong những
đặc tính quan tâm nhất của một giống trước khi ñưa ra sản xuất ñại trà. Cho ñến
nay ñã có nhiều phương pháp thống kê sinh học nhằm đánh giá ổn định kiểu
hình của các dịng giống khác nhau (Finley K. W. and Winkinson G.N, 1963)
[58].
Nhiệt ñộ: cây ñậu tương có nguồn gốc ở vĩ độ tương đối cao, nên u cầu
về nhiệt độ ơn hịa. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn ñề này nhiều tác giả cho
rằng đậu tương là cây ưa ấm. Tổng tích ơn của cây ñậu tương khoảng 200029000C, nhưng tuỳ nguồn gốc của giống, tuỳ thời gian của giống mà lượng tích
ơn tổng số cũng khác nhau nhiều. Theo Morse và CS (1950) [65] thì nhiệt độ
chủ yếu quyết định bởi thời gian sinh trưởng và ñặc ñiểm của giống.
Lowell (1975) [64] cho rằng nhiệt ñộ tối thấp sinh học cho sự sinh
trưởng sinh dưỡng của hạt đậu tương là 8-120C (trung bình khoảng 100C), cho
sinh trưởng sinh thực là 15-180C; còn nhiệt ñộ cần thiết cho ñậu tương ra hoa
thuận lợi là 25-290C. Nhưng nhìn chung đậu tương có khả năng chịu nhiệt ñộ
cao (35-370C) ở tất cả các pha sinh trưởng.
Khi nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt giống (Delouche, 1953) [55]
thấy rằng hạt giống đậu tương có thể nảy mầm ở nhiệt độ của mơi trường từ
5-400C, nhưng nảy mầm nhanh nhất là ở 300C.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Nhiệt độ khơng khí thích hợp nhất cho quang hợp của ñậu tương là
25 - 300C (Whigham, 1983) [73].

Sự vận chuyển các chất trong cây càng chậm khi nhiệt ñộ càng thấp và
ngừng lại khi nhiệt ñộ ở 2 - 30C (Lê Song Dự, 1988) [17].
Khi nghiên cứu nhiệt ñộ ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây ñậu
tương các tác giả trong nước nhận thấy: ở pha ñầu (thời kỳ cây con) nhiệt độ
có ảnh hưởng đáng kể đến nhóm đậu tương chín sớm, ít mẫm cảm với quang
chu kỳ; nhưng ít ảnh hưởng đến nhóm chín muộn. Chiều cao của cây ñậu
tương tăng trưởng thuận lợi ở nhiệt ñộ 17-230C, nhưng sự phát triển của rễ
thuận lợi ở nhiệt ñộ 27,2-32,20C (Bùi Huy ðáp, 1961) [13]
Lượng mưa: nhu cầu nước của cây ñậu tương thay ñổi tuỳ ñiều kiện khí
hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng. ðậu tương cần lượng mưa từ
350mm ñến 600mm cho cả quá trình sinh trưởng. Hệ số sử dụng nước từ
1.500 - 3.500m3 cho việc hình thành một tấn hạt (Vũ Thế Hùng, 1981) [24].
Lượng mưa và ñộ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu ñối với sản xuất ñậu
tương. Theo Tô Cẩm Tú và Nguyễn Tất Cảnh (1998) [47] giữa lượng chất
khơ tích luỹ của đậu tương ðơng và bốc thốt hơi nước từ lá có liên quan
tuyến tính rất chặt (r = 0,89 - 0,98).
Chế độ mưa đóng vai trị quan trọng tạo nên độ ẩm đất, nhất là vùng
chịu ảnh hưởng chủ yếu của nước trời. Nhiều tác giả cho rằng: năng suất ñậu
tương khác nhau giữa các năm ở một vùng sản xuất là do chế ñộ mưa quyết
ñịnh (Trần ðăng Hồng, 1977) [23]
Giai ñoạn ra hoa và bắt ñầu làm quả, nếu bị thiếu nước hoa có thể
rụng nhiều làm giảm số quả. Người ta tính được rằng nếu như độ ẩm
trong đất chỉ còn từ 35 - 40% sẽ làm giảm năng suất ñến 2/3, nguy hại
nhất là khi từ chỗ ñang ñủ ñộ ẩm chuyển sang hạn nặng, còn trong
trường hợp ñất đủ ẩm mà gặp phải khơng khí hanh khơ thì cây có thể
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


chịu ñựng ñược. Giai ñoạn quả vào mẩy là lúc ñậu tương cần nhiều nước
nhất, lúc này nếu thiếu nước sẽ làm giảm năng suất nhiều hơn ở các giai

ñoạn trước. Người ta tính rằng, để tạo ra 1kg chất khơ cần phải có từ
600-700 lít nước nhất là giai ñoạn ra hoa và kết quả, ñiều ñó nói lên cây
ñậu tương cần khá nhiều nước (Phạm Văn Thiều, 1996) [42]
Ánh sáng: đậu tương là cây ngày ngắn có phản ứng với độ dài ngày nhưng
có rất ít giống khơng nhạy cảm với quang chu kỳ (Ngô Thế Dân và CS, 1999)
[10].
Phản ứng quang chu kỳ của cây ñậu tương là yếu tố quan trọng nhất quyết
định tính thích ứng của giống và vấn ñề chọn vùng cho ñậu tương. ðể cây đậu
tương có thể ra hoa kết quả được, yêu cầu phải có ngày ngắn, nhưng các giống
khác nhau phản ứng với ñộ dài ngày cũng khác nhau ánh sáng là yếu tố quyết
ñịnh quang hợp. Sự cố ñịnh nitơ và lượng chất khơ cũng như nhiều đặc tính khác
lại phụ thuộc vào quang hợp (ðoàn Thị Thanh Nhàn và CS, 1996) [39].
Phản ứng quang chu kỳ biểu hiện ở chỗ: trong thời gian sinh trưởng
sinh dưỡng, nếu ñậu tương gặp điều kiện ngày ngắn thì sẽ rút ngắn thời gian
từ mọc đến ra hoa, do đó rút ngắn thời kỳ phân hố mầm hoa, dẫn tới làm
giảm tích luỹ chất khô và giảm số lượng hoa. Sau khi ra hoa, nếu ñậu tương
gặp ñiều kiện ngày ngắn, thời gian sinh trưởng không bị ảnh hưởng, nhưng
khối lượng chất khơ tồn cây giảm...
Wang và CTV (1998) [71] khi tìm hiểu phản ứng của ñậu tương từ khi
lá mầm xuất hiện trên mặt ñất với ñộ dài chiếu sáng khác nhau thấy rằng: thời
gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây ñậu tương phụ thuộc vào ñộ dài chiếu
sáng 8, 10, 12 và 14 giờ sau khi cây nảy mầm từ hạt.
2.1.3. u cầu về đất đai
ðậu tương có thể trồng trên nhiều loại ñất khác nhau như: ñất sét, ñất
thịt nặng, đất thịt nhẹ, đất cát pha. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất cát pha và

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


ñất thịt nhẹ với ñộ pH 6-7 sẽ tạo ñiều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và

hình thành nốt sần. Trên ñất cát ñậu tương thường cho năng suất khơng ổn
định, trên đất thịt nặng đậu tương khó mọc, nhưng sau khi mọc lại thích ứng
tốt hơn so với các loại cây màu khác. ðất khó tiêu, thốt nước có cấu trúc mịn
muốn có năng suất cao chỉ nên cày sâu 15-20 cm, do ñất ẩm ướt nhiều vi
khuẩn gây thối rễ hoạt động nếu khơng làm đất kéo dài dẫn đến năng suất
giảm có thể làm giảm tới 17,5% (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [10]
2.1.4. Yêu cầu dinh dưỡng
Các yếu tố N, P, K ñều cần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây:
ðạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng ñối với cây. ðạm
là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit
amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy q trình
tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá
cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất
cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt q trình sinh trưởng, đặc biệt là giai
đoạn cây sinh trưởng mạnh.
Lân có vai trị quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong
thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận
mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia
vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ
cây, làm cho rễ ăn sâu vào ñất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm ñiều
kiện cho cây chống chịu ñược hạn và ít ñổ ngã. Lân thúc ñẩy cây ra hoa kết
quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các
yếu tố khơng thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu ñộ chua của ñất, chống
một số loại sâu bệnh hại v.v...
Kali có vai trị chủ yếu trong việc chuyển hố năng lượng trong q
trình đồng hố các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng khả năng chống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9



chịu của cây đối với các tác động khơng lợi từ bên ngồi và chống chịu đối
với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng
chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nơng sản và góp phần
làm tăng năng suất của cây. Sau dinh dưỡng ñạm, kali là nguyên tố ñược
hấp thu ñứng hàng thứ 2 về số lượng ở cây ñậu tương. Một tỷ lệ lớn kali
ñược cây ñậu hấp thu nằm trong hạt ñậu, vì vậy hàng năm lượng kali bị lấy
ñi khỏi ñồng ruộng là rất lớn. Trung bình có khoảng 20 kg K2O trong 1 tấn
hạt ñậu, như vậy, nếu năng suất chỉ 2 tấn, thì mỗi năm lượng kali mất đi
theo hạt đậu sẽ là 40 kg K2O (T.S. Lê Xn ðính).[16]
Cây đậu tương cũng cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm.
Tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu bón đạm cho cây đậu tương cũng rất thấp nhờ
có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ có khả năng đồng hóa được đạm khí
trời để cung cấp cho cây. Người ta thấy rằng, năng lực cố định đạm khí trời ñể
cung cấp cho cây của cây ñậu tương lớn hơn khá nhiều so với cây lạc. Nếu xét
về tổng lượng dinh dưỡng mà cây ñậu tương lấy ñi ñể cho năng suất 1 tấn hạt
thì lượng đạm sẽ là 81kg N, lân là 14kg P2O5, 33kg K2O, 18kg MgO, 24kg
CaO, 3kg S, 366g Fe, 90g Mn, 61g Zn, 25g Cu, 39g B, 7g Mo. Như vậy, nếu
năng suất ñậu tương đạt 3 tấn/ha thì riêng lượng phân đạm cây cần đã là
240kg N/ha. Tuy nhiên trong quy trình bón phân cho đậu tương ở một số
nước phân đạm hồn tồn thiếu vắng, trong khi lân và kali được coi như các
loại phân chủ lực.(T.S. Lê Xuân ðính).[16]
Harper (dẫn theo Ngơ Thế Dân [10]) thấy rằng việc cố định nitơ
(N2 ) và sử dụng nitrat (NO3 ) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối
đa. Tuy nhiên, ơng thấy nếu dư thừa NO3 có hại tới năng suất vì lúc đó
sự cố định N2 bị ức chế hồn tồn. Nhiều tác giả cho thấy, bón phân
khơng đúng thời kỳ sẽ ức chế hình thành, phát triển và hoạt ñộng của vi
khuẩn nốt sần. Trên ñất giầu dinh dưỡng, ñáp ứng ñủ nhu cầu NO3 cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10



cây đậu tương thì bón đạm khơng có tác dụng tăng năng suất.
2.2.

Cơ sở thực tiễn của ñề tài
Cây ñậu tương với tác dụng nhiều mặt: cung cấp thực phẩm cho

người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc và cây làm tốt
ñất.... ðồng thời do khả năng thích ứng rộng của nó cho nên việc mở rộng
sản xuất đậu tương là điều tất yếu.
ðiều kiện khí hậu ở Việt Nam thuận lợi cho cây ñậu tương sinh trưởng
và phát triển. Mặt khác ñậu tương cũng là loại cây trồng ngắn ngày, nên đậu
tương có thể trồng ln canh gối vụ rất thích hợp, vì vậy đậu tương sẽ là cây
trồng có nhiều triển vọng ở nước ta và nhất là đối với những vùng có tiềm
năng mở rộng diện tích sản xuất.
ðể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đậu tương ở nước ta thì việc
mở rộng diện tích và năng suất là việc làm cần thiết. Do năng suất đậu
tương bình qn cịn thấp, hơn nữa sản xuất lương thực vẫn là chủ ñạo.
ðậu tương chỉ được xem là cây trồng phụ nên diện tích trồng đậu tương
cịn ít và việc tăng diện tích cịn bị nhiều hạn chế. ðể ñáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân, cải thiện khẩu phần ăn của con người, làm thức ăn gia
súc, gia cầm và tiến tới xuất khẩu cần phải chú trọng ñến việc tăng năng
suất và diện tích trồng đậu tương, từ đó tăng sản lượng.
ðiều kiện khí hậu ở miền Bắc nước ta rất thuận lợi cho việc trồng ñậu
tương 3- 4 vụ trong năm, tuỳ từng vùng và tập quán của từng ñịa phương.
Vụ xuân (gieo cuối tháng 2 ñầu tháng 3) chủ yếu ở miền núi, trung du,
Tây Nguyên và trên ñất bãi, đất vàn cao khơng cấy lúa ở vùng đồng bằng.
Vụ Hè giữa 2 vụ lúa (gieo cuối tháng 5 ñầu tháng 6) chủ yếu chỉ phát
triển ở một số tỉnh như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... và thường trồng
những giống cực ngắn.

Vụ Hè Thu (gieo tháng 5, 6) chủ yếu là vùng núi, trung du và Tây Nguyên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Vụ đơng (gieo vào giữa tháng 9 đến đầu tháng 10) trên ñất bãi sau khi
rút nước, trên ñất vàn cao trong đê khơng cấy được lúa mùa, diện tích này
cũng hạn chế. Tiềm năng phát triển sản xuất ñậu tương ðơng trên đất 2 vụ
lúa ở vùng đồng bằng sơng Hồng là rất lớn mỗi vụ có thể trồng khoảng
400.000 ha (Trần ðình Long, 1998) [29].
ðậu tương là cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn so với
các cây lương thực chính, nên đậu tương là loại cây luân canh tăng, xen canh,
gối vụ rất quan trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất cây
trồng vụ sau và nâng cao hệ số sử dụng ñất.
ðặc biệt trong chiến lược thâm canh tăng vụ, việc đưa vào ln canh
những cây trồng có giá trị cải tạo ñất là một vấn ñề thiết yếu nhằm nâng cao
năng suất cây trồng và sử dụng ñất bền vững. ðậu tương có khả năng cố định
60-80kgN/ha/vụ, tương đương 300 - 400kg đạm sunfat nhờ có vi khuẩn cộng
sinh, chưa kể chất hữu cơ có trong thân lá (Lê ðộ Hoàng và CS, 1977) [19],
(Chu Văn Tiệp, 1981) [44]. Chính vì những giá trị to lớn của cây đậu tương
mà nó chiếm giữ 1 vị trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp
ở nước ta. Tuy vậy, do năng suất đậu tương cịn thấp, giá rẻ, thiếu giống năng
suất cao, chống chịu với ñiều kiện bất thuận, sâu bệnh cũng như thiếu biện
pháp kỹ thuật canh tác (Trần Văn Lài, 1996) [25] dẫn ñến việc phát triển cây
đậu tương ở nước ta cịn chậm.
Tại tỉnh Phú Thọ cây đậu tương có một vị trí quan trọng trong hệ
thống nơng nghiệp, do vậy được phát triển và mở rộng điện tích, đặc biệt là
vụ đậu tương đơng sau 2 lúa và vụ ñậu tương xuân. Tuy nhiên trong sản
xuất nơng dân cịn sử dụng các giống đậu tương cũ, khơng được phục
tráng, đồng thời các biện pháp kỹ thuật chưa ñược áp dụng kịp thời, thiếu

ñầu tư thâm canh.v.v. do vậy năng suất thấp, hiệu quả sản xuất không cao.
Việc giải quyết tốt khâu giống, kỹ thuật canh tác và phối hợp tốt trong khâu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


thâm canh sẽ là những yếu tố tạo năng suất cao, hiệu quả sản xuất thuyết
phục trong việc phát triển sản xuất đậu tương.
2.3.

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương giữ vai trị quan trọng trong các cây lấy dầu của thế giới,
tiếp đó là lạc, hướng dương... Từ năm 1970 sản xuất ñậu tương trên thế giới
tăng ít nhất 2 lần so với bất cứ cây lấy dầu nào khác. Trong toàn bộ sản lượng
cây lấy dầu của thế giới, sản lượng ñậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50%
trong những năm 80. (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [10].
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới (1996-2006)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


1996

63,18

20,84

131,67

1997

69,39

21,99

152,59

1998

71,66

22,30

159,80

1999

72,19

21,80


157,37

2000

75,05

22,30

167,36

2001

76,13

23,21

176,70

2002

77,35

23,34

180,53

2003

83,61


22,67

189,52

2004

91,61

22,64

206,46

2005

91,42

23,45

214,35

2006

92.99

23.82

221.50

Năm


Nguồn: FAOSTAT 2007
Do khả năng thích ứng khá rộng, hiện nay cây đậu tương đã ñược trồng
ở nhiều nước trên khắp các châu lục. Tính ñến năm 2001, diện tích ñậu tương
của thế giới là 76,13 triệu ha, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (73,03%), tiếp
đến là châu Á (23,15%). Các nước có nhiều diện tích trồng đậu tương là: Mỹ,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Braxin, Achentina, Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản và Liên Xô cũ... (ðậu
tương trên thế giới và Pháp, 1973) [14]. Cây ñậu tương ñã trở thành 1 trong số
4 cây trồng chính đứng sau lúa mì, lúa nước và ngơ (Chu Văn Tiệp, 1981)
[44] và có tốc độ tăng trưởng cao cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Hiện nay cây ñậu tương ñã ñược trồng ở 86 nước trên thế giới của tất
cả các châu lục. Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy: diện tích trồng đậu tương trên
thế giới liên tục tăng trong những năm qua.
Theo tổ chức nơng lương thế giới FAO (2007) diện tích đậu tương toàn
thế giới năm 2006 là 92,99 triệu ha, tăng 29,81 triệu ha so với năm 1996.
Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất đậu tương cũng có sự tăng
trưởng ñáng kể, năm 2006 năng suất ñậu tương là 23,82 tạ/ha tăng 2,98 tạ/ha
so với năm 1996.
Như vậy trong vòng 10 năm diện tích đậu tương tăng 29,81 triệu ha,
năng suất tăng 2,98 tạ/ha và sản lượng tăng 89,83 triệu tấn đã khẳng định hiệu
quả, vai trị của cây đậu tương trong nền nông nghiệp thế giới
Từ những năm 90, một số nước đã có năng suất đậu tương đạt khá cao
như: ở Braxin năng suất trung bình đã đạt 1,73 tấn/ha và ở Mỹ đạt 2,28 tấn /ha
(Ngơ Thế Dân và CS, 1999) [10]. Có nhiều dự đốn trong tương lai gần, chắc
chắn cây ñậu tương sẽ giữ vai trò quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy,
việc phát triển cây đậu tương đã mang tính chiến lược chung của nhiều quốc gia.
Bốn nước có nhiều diện tích nhất là: Mỹ, Braxin, Achentina, Trung

Quốc chiếm khoảng 90- 95 % tổng sản lượng thế giới.
Trước những năm 70, chỉ có Mỹ và Trung Quốc là 2 nước sản xuất
ñậu tương lớn nhất Thế giới, về tốc ñộ phát triển ở Mỹ nhanh hơn ở Trung
Quốc. Sản lượng ñậu tương của Mỹ tăng từ 60% (năm 1960) ñến ñỉnh cao là
75,0% (năm 1969). Trong khi đó, sản lượng đậu tương của Trung Quốc
giảm từ 32,0% xuống 16,0% cùng thời kỳ. Những năm 1980-1983, Mỹ đã
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


chiếm 63% tổng sản lượng ñậu tương trên Thế giới, Braxin là nước thứ 2
(chiếm 16,0%) và Trung Quốc là nước thứ 3 (chiếm 9,0%). Hàng năm, sản
lượng ñậu tương của Achentina chiếm khoảng 6 % tổng sản lượng ñậu tương
thế giới (Ngơ Thế Dân, Trần ðình Long, Trần Văn Lài và CTV, 1999) [10]
Mỹ là nước có diện tích, năng suất và sản xuất ñậu tương ñứng vào loại
hàng ñầu thế giới, mặc dù cây ñậu tương ở Mỹ chỉ mới được chính phủ Mỹ
quan tâm đúng mức từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Diện tích năm 2006
là 28,98 triệu ha với sản lượng 87,67 triệu tấn chiếm 39,6% sản lượng thế
giới.
Nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới là Braxin. Bắt ñầu từ năm 1960 do
nhiều yếu tố tác động cũng như lợi ích từ sản xuất đậu tương mang lại mà
diện tích đậu tương của nước này tăng với tốc ñộ cao và trở thành nước sản
xuất ñậu tương lớn thứ 2 thế giới. Năm 2005 diên tích đậu tương của Braxin
đạt 22,0 triệu ha, năng suất ñạt 25,00 tạ/ha, sản lượng ñạt kỷ lục 55 triệu tấn.
Năm 2005 Braxin xuất khẩu 25,30 triệu tấn.
Nước sản xuất ñậu tương lớn thứ 3 là Achentina. Năm 2005 diện tích
đậu tương của Achentina đạt 15,00 triệu ha, năng suất ñạt rất cao 26,80tạ/ha
và sản lượng 40,50 triệu tấn, tăng 91% so với năm 2000.
Trung Quốc ñứng ñầu châu Á và ñứng thứ 4 thế giới về sản xuất đậu
tương. Năm 2000 diện tích đậu tương của Trung Quốc là 8,18 triệu ha, Sản
lượng: 14,29 triệu tấn, ñến năm 2004 diện tích ñã ñạt 10,58 triệu ha, sản

lượng đạt 17,75 triệu tấn. Năm 2005 diện tích giảm xuống cịn 9,50 triệu ha,
nhưng năng suất đạt 18,10 tạ/ha (tăng 1,30 tạ/ha) nên sản lượng giảm khơng
đáng kể vẫn ñạt 17,20 triệu tấn. Nhìn chung so với các nước Mỹ, Braxin,
Achentina thì năng suất đậu tương của Trung Quốc thấp hơn từ 7,0 tạ đến 11
tạ/ha.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


Ngồi 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn ðộ, Nhật Bản cũng là những
nước sản xuất ñậu tương lâu ñời. Năm 1990 diện tích trồng ñậu tương tại
Pháp ñạt 135.000 ha, năng suất rất cao: 36,5 tạ/.ha, sản lượng 492.750 tấn
[51]
Tại Nhật Bản theo Nogata (2000) [66] cây ñậu tương tuy ñã ñược ñưa vào
khoảng 200 năm trước và sau cơng ngun, nhưng phải đến năm 1960 cây đậu
tương mới được chú ý phát triển. Diện tích đậu tương của Nhật Bản năm 1960 là
340 ngàn ha, năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới với giống Miyagishironma,
năm 1997 diện tích đạt tới 832 ngàn ha (Nguyễn Văn Luật, 2005) [36]
Ở Ấn ðộ ñậu tương là cây trồng ñược chú ý phát triển khá mạnh. Năm
1997 Ấn ðộ có diện tích đậu tương là 5,1 triệu ha, năng suất 10,5tạ/ha, sản
lượng 5,35 triệu tấn. Thành cơng đáng kể trong những năm gần ñây của Ấn
ðộ là áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình qn đã
tăng gấp 2,5 lần đạt 26,7tạ/ha [68].
Nhìn chung châu Á mới chỉ ñáp ứng ñược một nửa nhu cầu ñậu tương,
còn lại phải nhập khẩu. Các nước nhập khẩu nhiều ñậu tương phải kể ñến là
Trung Quốc, Nhật Bản, ðài Loan, Inñonêxia, Philippin....
Tổng sản lượng ñậu tương thế giới năm 2005 là 219,49 triệu tấn, lượng
ñem ép dầu 182,65 triệu tấn. Tổng sản lượng dầu ñậu tương năm 2005 ñạt
33,8 triệu tấn, tổng sản lượng bột ñậu tương 143,14 triệu tấn
Xuất khẩu ñậu tương thế giới năm 2005 ñạt 65,47 triệu tấn, xuất khẩu

dầu ñậu tương 9,28 triệu tấn, bột đậu tương 48,86 triệu tấn. [5]
2.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trong thư tích thế kỷ thứ VI
cho biết ở Bắc Bộ có trồng đậu tương. Trong “Vân đài loại ngữ” của Lê Q ðơn
thế kỷ XVIII ñề cập nhiều ñến cây ñậu tương. Ở nước ta, đậu tương là cây trồng
cổ truyền, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, khí hậu khác nhau. Trước đây ñậu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


×