Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một số chỉ tiêu nông sinh học năng suất và chất lượng của 5 dòng chè lai trồng tại xã phú hộ thị xã phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 127 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-------

-------

PHAN THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU NÔNG SINH HỌC, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 5 DÒNG CHÈ LAI TRỒNG TẠI
XÃ PHÚ HỘ - THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học

: TS. NGUYỄN ðÌNH VINH

HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng trong một tài liệu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñã ñược chỉ rõ


nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn

Phan Thị Hằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thiện luận văn này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
TS Nguyễn ðình Vinh - Bộ môn Cây Công nghiệp - Trường ðại học
Nơng nghiệp Hà Nội, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian tiến hành cũng như hoàn chỉnh luận văn.
ThS Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng Bộ môn Chọn Giống Chè Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Ban lãnh đạo Viện đã
tạo ñiều kiện giúp ñỡ ñể ñề tài của tôi ñược tiến hành thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Viện ñào tạo sau ñại học, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn

Phan Thị Hằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ, BIỂU ðỒ
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
1.2.2. u cầu
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
1.4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của ñề tài
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
2.1.1. Cơ sở sinh học
2.1.2. Cơ sở sinh lý học
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của sản xuất chè
2.2. Giá trị của cây chè
2.3. Nguồn gốc và phân loại cây chè
2.3.1. Nguồn gốc
2.3.2. Phân loại cây chè
2.3.3. Sự phân bố của cây chè
2.4. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.4.2. Sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
2.5. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Nghiên cứu về giống chè trên thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii

i
ii
iii
v
vi
vii
1
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
4
6
7
8
8
9
10
11
11
12

15
15


2.5.2. Nghiên cứu về giống chè ở Việt Nam

18

3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
22
3.1. ðối tượng nghiên cứu
22
3.2. ðịa ñiểm nghiên cứu
23
3.3. Thời gian nghiên cứu
3.4. Nội dung nghiên cứu

23
24

3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Bố trí thí nghiệm
3.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (Theo TCVN)

24
24
24

3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu


29

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ðặc điểm khí hậu, ñất ñai của Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc
4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dịng chè thí nghiệm
4.2.1. ðặc điểm hình thái thân cành của các dịng chè
4.2.2. ðặc điểm hình thái lá của các dịng chè
4.2.3. ðặc điểm hình thái búp của các dịng chè
4.2.4. ðặc điểm hình thái hoa của các dòng chè
4.3. Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các dòng chè

30
30
33
33
35
40
43
45

4.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè
4.3.2. Khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè

45
47

4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè
59

4.5. Nghiên cứu chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm của các
dịng chè
63
4.6. ðánh giá mức độ nhiễm sâu hại của các dòng chè chọn lọc

74

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. ðề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

78
78
79
80

PHỤ LỤC

88

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CS

:

Cộng sự


CTV

:

Cộng tác viên

D/R

:

Dài chia rộng

FAO

:

Food Agriculture Oganization

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

NN & PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nơng thơn


NXB

:

Nhà xuất bản

PGS

:

Phó giáo sư

PP

:

Phương pháp

PTS

:

Phó tiến sĩ

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

ThS

:

Thạc sĩ

Tr

:

Trang

V%

:

ðộ biến động

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam


14

4.1: Số liệu khí tượng tại trạm khí tượng Phú Hộ

31

4.2: ðặc điểm thân cành của các dịng chè

33

4.3: ðặc điểm kích thước lá của các dịng chè

36

4.4: ðặc điểm hình thái lá các dịng chè

38

4.5: ðặc điểm hình thái búp của các dịng chè

41

4.6: ðặc điểm hình thái hoa các dịng chè

44

4.7: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè

46


4.8: ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè trong vụ Xuân
2009 (cm)

48

4.9: Tốc ñộ sinh trưởng chiều dài búp của các dòng chè trong vụ xuân 2009
(cm/5 ngày)
4.10: Thời gian hình thành lá của các dịng chè chọn lọc trong vụ xuân

49
51

4.11: ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp của các dịng chè trong vụ hè 2009
(cm)

53

4.12: Tốc độ sinh trưởng chiều dài búp của các dòng chè trong vụ hè 2009
(cm/5 ngày)

54

4.13: Thời gian hình thành lá của các dòng chè chọn lọc trong vụ hè

56

4.14: ðợt sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các dòng chè

58


4.15: Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dịng chè

60

4.16: Thành phần cơ giới búp 1 tơm 3 lá của các dòng chè (%)

64

4.17: Thành phần cơ giới búp 1 tơm 2 lá của các dịng chè (%)

65

4.18: Kết quả phân tích thành phần sinh hố các dịng chè chọn lọc

67

4.19: ðánh giá chất lượng chè xanh bằng phương pháp cảm quan

72

4.20: Mức ñộ nhiễm sâu hại của các dịng chè chọn lọc

74

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ
4.1: ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè trong vụ xuân

(cm).................................................................................................................51
4.2: Tốc ñộ sinh trưởng chiều dài búp của các dòng chè trong vụ xuân (cm/5
ngày)...............................................................................................................53
4.3: ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè trong vụ hè
(cm)..............................................................................................................57
4.4: Tốc độ sinh trưởng chiều dài búp của các dịng chè trong vụ hè (cm/5
ngày)...............................................................................................................58

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây chè với tên khoa học là Camellia Sinensis (L) O. Kuntze là loại cây
công nghiệp dài ngày đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm trên trái đất.
Ở nước ta có những điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho sinh trưởng
của cây chè: như vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Ngun, có thể mở
rộng diện tích, nâng cao năng suất và tăng giá trị xuất khẩu.
Cây chè và các sản phẩm từ chè lại có rất nhiều tác dụng. Ngay từ xa
xưa, con người đã phát hiện ra tính chất bổ dưỡng, bồi bổ sức khoẻ của nước
chè và xem cây chè như là một loại dược thảo, có tác dụng an thần và
chữa bệnh.
Các nghiên cứu khoa học ñã chỉ ra rằng trong lá chè có chứa 20-30%
chất tanin (chất chát) có tác dụng sát khuẩn mạnh, một lượng lớn chất
caffeine, chất ñường, tinh dầu, một số loại vitamin cùng 130 hợp chất khác có
tác dụng rất lớn cho sức khoẻ con người.
Ngồi cơng dụng làm dược liệu, chè còn là thứ nước uống giải khát phổ
biến. Uống nước chè là một hình thức văn hố thanh cao. Trong tiệc tùng, lễ
hội của người Việt không thể thiếu hương vị của chè.
Chè cịn góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân ở

nhiều vùng nước ta. Hiện nay có khoảng 200.000 hộ gia đình nông dân nước
ta sống chủ yếu dựa vào nghề trồng chè. Nông dân vùng trung du và vùng núi
gọi cây chè là cây “xố đói giảm nghèo”.
Vì những lợi ích to lớn đó mà các nhà nghiên cứu khơng ngừng tìm
kiếm, chọn tạo ra các dịng, giống chè mới để nâng cao năng suất, chất lượng
phục vụ cuộc sống.

1


Viện KHKT Nơng Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Viện nghiên cứu
chè cũ) ở Phú Hộ - Phú Thọ là nơi ñã lai tạo, chọn lọc và ñưa ra sản xuất rất
nhiều giống, dịng chè mới. Trong đó nổi bật là các giống chè PH1, LDP1,
LDP2, TH3, TRI 777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Shan Tham Vè…ñã tạo
những bước ngoặt lớn trong lịch sử trồng chè Việt Nam.
Nhưng trong xã hội cơng nghiệp hố, hiện đại hố ngày càng phát triển
nhu cầu cho cuộc sống, cho xuất khẩu là không ngừng tăng cao. Nhiều giống
chè mới ñã ñược tạo ra tuy nhiên vẫn chưa ñủ giống tốt ñặc biệt là các giống
có chất lượng cao phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Với mục tiêu góp phần chọn các giống chè mới cho sản xuất chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu nông sinh học,
năng suất và chất lượng của 5 dòng chè lai trồng tại xã Phú Hộ - Thị xã
Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số chỉ tiêu nông sinh học, năng suất và chất lượng của
5 dòng chè chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính, các dịng số 8, số 9, số
26, số 32 và số 36, từ đó xác định được dịng có triển vọng để đưa vào sản xuất.
1.2.2. u cầu
- ðánh giá các đặc điểm hình thái của 5 dịng chè lai;

- ðánh giá các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của 5 dòng chè lai;
- ðánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 5 dịng chè lai;
- Phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của 5 dòng chè lai;
- ðánh giá khả năng chống chịu sâu hại chính trên 5 dịng chè lai.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ thu thập ñược các thông tin cần thiết ñể làm cơ
sở cho việc nghiên cứu, chọn lọc các dịng chè có năng suất chất lượng cao,
phù hợp với ñiều kiện sinh thái vùng Trung du Bắc bộ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các dòng chè ñược chọn lọc ra giúp nâng cao năng suất, chất lượng và
làm ña dạng bộ giống chè của Việt Nam nhằm ñáp ứng nhu cầu sử dụng, nhu
cầu của thị trường trong và ngồi nước, mang lại chỗ đứng vững chắc cho
ngành chè nước ta trên thị trường thế giới.
1.4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của ñề tài
ðề tài tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, phát
triển, năng suất, chất lượng, mức ñộ nhiễm sâu hại của 5 dòng chè lai, các dòng
số 8, số 9, số 26, số 32 và số 36, tuổi 5, trồng trên ñất xám feralit tại Viện Khoa
học kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
2.1.1. Cơ sở sinh học

Chè là cây giao phấn, những loại hình sẵn có trong tự nhiên gồm nhiều
dạng hình nhưng cần phải có những quy trình chọn lọc chính xác để đáp ứng
u cầu của sản xuất chè. Lai giống chè nhằm kết hợp nhiều ñặc trưng, ñặc
tính của các giống tốt ñã ñược xác ñịnh ñể tạo ra tổ hợp mới, tái tổ hợp gen
của bố mẹ sau đó lựa chọn, bồi dục thành giống lai. Lai giống là phương pháp
chủ ñộng nhất ñể tạo ra giống mới. Hiện nay các giống chè lai ñã ñược tạo ra
phổ biến ở các nước trồng chè tiên tiến trên thế giới. Kỹ thuật lai giống chè
tương đối đơn giản vì hoa chè có kích thước lớn (4 - 7cm), chỉ nhị dài 0,4 1,5 cm, ñại đa số các giống có vịi nhụy cao hơn chỉ nhị, đầu vịi nhụy có xẻ
rãnh mở ra ngồi, những ñặc ñiểm này ñều rất thuận lợi cho thao tác lai cưỡng
bức bằng tay. Mỗi cây chè thường có khoảng 300 - 500 hoa, ở Việt Nam các
giống chè thường nở hoa vào tháng 11 - 12, vì thế đa số các thao tác kĩ thuật
lai đều có thể tiến hành thuận lợi mà không cần bảo quản hạt phấn [66].
2.1.2. Cơ sở sinh lý học
Chè là cây lâu năm, có chu kỳ sống rất dài có thể đạt 100 năm hoặc lâu
hơn, chia làm 2 chu kỳ phát triển là: chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
- Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống cây chè, tính từ khi tế
bào trứng thụ tinh bắt ñầu phân chia ñến khi cây chè chết. Theo tác giả Trang
Vãn Phương (1960) [45] và Nguyễn Ngọc Kính (1979) [28] đã chia chu kỳ
phát triển lớn của cây chè làm 5 giai đoạn: giai đoạn phơi thai, giai ñoạn cây
con, giai ñoạn cây non, giai ñoạn chè lớn, giai đoạn chè già cỗi.
+ Giai đoạn phơi thai: là giai đoạn phơi hạt hoặc phơi của các mầm
dinh dưỡng. Giai đoạn phơi hạt là q trình hình thành hạt: từ lúc cây ra hoa
thụ phấn cho ñến lúc quả chín, q trình này địi hỏi một năm. Giai đoạn phơi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


của các mầm dinh dưỡng là từ lúc phôi mầm phát dục phân hố cho đến khi
hình thành một búp (cành mới), nếu tách rời cây mẹ thì nó có khả năng mọc
rễ để hình thành một cá thể mới. Q trình này cần 60 – 80 ngày.
+ Giai đoạn cây con: từ lúc hạt nảy mầm cho ñến khi cây ra hoa kết quả

lần ñầu tiên, cần trên dưới 2 năm. Trong ñiều kiện của Việt Nam thường là
cuối năm thứ nhất. Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng phát triển mạnh, tán
cây vươn theo chiều cao mạnh hơn phân cành, ñặc ñiểm sinh trưởng là ưu thế
ñỉnh ở hai ñầu.
+ Giai ñoạn cây non: từ lúc cây ra hoa kết quả lần ñầu tiên cho ñến lúc
cây ñược định hình (cây có một bộ khung tán rõ), khoảng 2 – 3 năm. Trong
ñiều kiện của Việt Nam: từ năm thứ hai ñến năm thứ tư. Thời kỳ này sinh
trưởng dinh dưỡng vẫn chiếm ưu thế, thân chè ñã có một số cành nách, bộ rễ
cũng đã phát triển, có nhiều rễ bên.
+ Giai đoạn chè lớn: sự phát dục của các khí quan trong cá thể cây
trồng đạt mức cao nhất. Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực
mạnh nhất, biểu hiện những ñặc trưng tốt xấu của giống. Thời kỳ này khoảng
20 – 30 năm, dài ngắn tuỳ theo điều kiện giống, đất đai, trình độ quản lý,
chăm sóc và khai thác. ðây là giai đoạn cho năng suất và chất lượng chè tốt
nhất, khả năng chống chịu với ñiều kiện ngoại cảnh cao nhất trong cả đời
sống cây chè.
+ Giai đoạn chè già: Các khí quan của cá thể cây trồng ñã bắt ñầu già
yếu, cơ năng sinh lý giảm, khả năng ra hoa kết quả ở thời kỳ ñầu nhiều, sinh
trưởng dinh dưỡng kém. Bộ phận tán cây có hiện tượng chết dần. Khả năng
sinh thực ở thời kỳ cuối cũng giảm thấp. Cổ rễ bắt đầu mọc một số cành vượt,
lóng dài, da ñỏ, dấu hiệu của sự thay ñổi bộ khung cũ, nếu đốn trẻ lại thì cây
có khả năng phục hồi sinh trưởng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


Các dịng chè được nghiên cứu đang trong giai đoạn chè lớn, ở tuổi
năm, ñộ tuổi ñang cho thu hoạch với năng suất cao.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm) gồm 2 giai ñoạn sinh trưởng và tạm
ngừng sinh trưởng. Trong giai ñoạn sinh trưởng, các loại mầm dinh dưỡng sẽ

phát triển hình thành búp, lá non và những ñợt búp chè mới; các mầm sinh
thực phát triển hình thành nụ, hoa và quả. Sinh trưởng dinh dưỡng cũng như
sinh trưởng sinh thực phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện ngoại cảnh,
trình độ quản lý chăm sóc. Giai ñoạn sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết mỗi vùng. Trong giai ñoạn tạm ngừng
sinh trưởng các bộ phận trên mặt ñất không xuất hiện các lá non mới, song bộ
rễ của cây chè lại sinh rưởng ñể tạo nên các rễ non mới. Trong ñiều kiện ở
Phú Hộ, cây chè thường bắt ñầu sinh trưởng từ tháng 2 ñến tháng 11 và tạm
ngừng sinh trưởng từ tháng 12 ñến tháng 2 hàng năm.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của sản xuất chè
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là mục tiêu đầu tiên của tất
cả các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất chè nói riêng, nhưng theo
đánh giá của Phịng kỹ thuật Nơng nghiệp Tổng cơng ty Chè, ở Việt Nam với
diện tích trên 100.000 ha chè thì có 15% diện tích được trồng bằng giống mới.
Riêng Tổng cơng ty Chè Việt Nam có 6.000 ha chè thì chỉ có 35% diện tích
được trồng bằng giống mới. Với cơ cấu giống như vậy thì việc cải tạo năng
suất chè của Việt Nam cịn rất nhiều khó khăn. [25]. Bên cạnh yếu tố năng
suất, khi nhu cầu thị hiếu của con người ngày càng tăng cao thì chất lượng chè
cũng là chỉ tiêu ñặc biệt quan trọng. Nhiều giống chè có năng suất khơng cao
nhưng chất lượng tốt vẫn ñược chấp nhận và phát triển trong sản xuất. Mà ñể
tạo nên chất lượng chè thành phẩm, yếu tố giống quyết định đến 50%, cịn
yếu tố độ cao, chăm sóc quyết định 30%, yếu tố cơng nghệ chế biến, thiết bị
chỉ chiếm 20% [25, tr.128]. Nhưng trong thực tế sản xuất, một số địa phương
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


trong kế hoạch phát triển vẫn cịn tiếp tục đưa các loại giống ñã ñược khuyến
cáo là nên hạn chế phát triển vào sản xuất. Hơn nữa, ñầu tư cho việc nhập
khẩu các giống tốt của nước ngoài và cho nghiên cứu, phát triển cịn rất thấp.
Thậm chí một số giống chè tốt của chúng ta như chè Shan còn ñang bị mai

một, suy giảm chất lượng do không quan tâm đúng mức đến việc bảo tồn
giống. Chính vì thế chất lượng chè Việt Nam còn ở mức rất thấp so với thế
giới, ảnh hưởng đến uy tín và giá trị xuất khẩu. ðiều đó cho thấy nhu cầu đáp
ứng các giống chè có năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất là rất cần
thiết. Cần lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè mới ñể mở rộng diện tích, thay
thế dần các giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp ở Việt Nam.
2.2. Giá trị của cây chè
Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu. Tác
dụng chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước chè ñã ñược các nhà khoa học
xác ñịnh: Caffeine và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những
chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não
làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt ñộng của các cơ trong cơ thể,
nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những giờ làm việc căng
thẳng. Hỗn hợp tanin trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh
đường ruột. Nhiều thầy thuốc cịn dùng nước chè ñặc biệt là chè xanh ñể chữa
bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của
M.N.Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm
vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Chè còn chứa nhiều loại
vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và nhiều nhất là vitamin C.
Một giá trị ñặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống
phóng xạ, ñiều này ñã ñược các nhà khoa học Nhật Bản thơng báo qua việc
chứng minh chè có tác dụng hạn chế ñược tác hại của chất Stronti (Sr) 90 là
một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm đối với cơ thể con người [28, tr5-6].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Chè là cây cơng nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế lâu dài, mau cho sản
phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Ngồi ra chè cịn là sản phẩm có thị trường
quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng ñược mở rộng. Ở nước ta, chè là một
trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống quan trọng.

Chè cịn có một ý nghĩa lớn về việc phân bố sản xuất và lao ñộng. Với
nước ta việc phát triển trồng chè ở Trung du và miền núi vừa làm thay đổi cơ
cấu sản xuất nơng nghiệp vừa tận dụng ñược ñất ñai - nguồn tài nguyên quý
báu - vừa là biện pháp có hiệu quả để phân bố lại lực lượng lao ñộng giữa các
vùng làm cho nền kinh tế nước ta phát triển toàn diện, nâng cao ñời sống vật
chất và văn hoá cho nhân dân, ñặc biệt là vùng trung du và miền núi phía bắc
nơi có tỷ lệ các hộ nghèo cao nhất của cả nước [6, tr177].
2.3. Nguồn gốc và phân loại cây chè
2.3.1. Nguồn gốc
Cây chè có nguồn gốc từ Châu Á [29], có ba quan điểm khác nhau về
nguồn gốc của cây chè:
- Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam Trung Quốc.
Theo Darasegia và một số nhà khoa học Trung Quốc như Su-Chen-Pen, JaoDinh đã giải thích sự phân bố của cây chè như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt
đầu hàng loạt con sơng lớn chảy qua Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến
ðiện, do đó đầu tiên cây chè được mọc từ Vân Nam sau đó hạt được di
chuyển theo các con sơng đến các nước khác và từ đó lan ra cả vùng rộng lớn.
- Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Assam - Ấn ðộ: Năm
1823 Robert Bruce ñã phát hiện ñược những cây chè hoang dại, lá to hoàn
toàn khác với cây chè Trung Quốc và ở tất cả những nơi theo các tuyến ñường
giữa Trung Quốc và Ấn ðộ. Từ đó ơng cho rằng Ấn ðộ là nơi ngun sản của
cây chè (Theo Nguyễn Ngọc Kính năm 1979) [28].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


- Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Việt Nam: Djemukhatze
1982 [11] ñã ñưa ra quan ñiểm nguồn gốc cây chè ở Việt Nam. Từ năm 1961
ñến năm 1976 ơng đã tiến hành điều tra cây chè dại tại Hà Giang, Nghĩa Lộ,
Lào Cai, Tam ðảo và tiến hành phân tích thành phần sinh hố để so sánh với
loại chè thường được trồng trọt, từ đó tìm ra sự tiến hoá của cây chè làm cơ sở

xác ñịnh nguồn gốc. Ông thấy rằng: những cây chè hoang dại chủ yếu tổng
hợp nhiều catechin ñơn giản, cây chè tiến hoá tổng hợp nhiều catechin phức
tạp. Cây chè ở Việt Nam chủ yếu tổng hợp (-) epicathechin và (-) epigalo
cathechin galat (chiếm 70% tổng số các loại catechin), trong khi đó chè ở Tứ
Xun và Q Châu - Trung Quốc chỉ chiếm 18 - 20%. Từ đó ơng cho rằng
nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam.
Thực tế hiện nay, phần đơng các nhà khoa học cho rằng nguyên sản của
cây chè là cả một vùng từ Assam - Ấn ðộ sang Miến ðiện, Vân Nam - Trung
Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Từ đó chia ra làm hai nhánh, một đi xuống phía
Nam, và một đi lên phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam - Trung Quốc. ðiều
kiện khí hậu ở đây rất lý tưởng cho cây chè sinh trưởng quanh năm.[12], [28],
[35], [77].
2.3.2. Phân loại cây chè
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây chè ñược xếp như sau:
Ngành: Hạt kín (Angiospermae)
Lớp: Hai lá mầm (Dicotilennae)
Bộ: Chè (Theales)
Họ: Chè (Theaceae)
Chi: Chè (Camellia) (Thea)
Loài: Camellia (hoặc Thea) sinensis
Tác giả Cohen Stuart chia Camellia Sinensis ra làm 4 thứ (Varietas),
theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [28], đó là:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis var. Macrophylla): Cây thân
bụi hoặc gỗ nhỏ cao 5 - 7 m, phân cành trung bình, lá hơi trịn, có diện tích
khoảng 30cm2, có 8 - 9 đơi gân lá, lá mầu xanh nhạt, búp có khối lượng 0,5-0,6g.
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var. Bohea): Cây bụi,
phân nhiều cành, lá nhỏ (10 - 15 cm), phiến lá dày, giòn, mầu xanh thẫm, 6 7 đơi gân (khơng rõ), búp nhỏ, hoa nhiều, chịu rét tốt.

- Chè Shan (Camellia Sinensis var. Assamica): Cây thân gỗ cao 6 - 10
m, diện tích lá lớn hơn 50cm2, lá hình thuyền, răng cưa sâu, có khoảng 10 đơi
gân lá, búp to nhiều tuyết, khối lượng búp khoảng 1 - 1,2 g.
- Chè Ấn ðộ (Camellia Sinensis var. Assamica): Thân gỗ cao trên 10m,
phân cành thưa, lá hơi trịn, mặt lá gợn sóng gồ ghề, diện tích lá khoảng 40
cm2, có 12 - 15 đơi gân lá. Búp lớn có khối lượng 0,9 - 1g, búp giịn, chống
chịu rét kém và thích đất tốt.
2.3.3. Sự phân bố của cây chè
ðiều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết ñịnh sự phân bố của cây
chè. Các cơng trình nghiên cứu trước đây đã kết luận: Vùng khí hậu nhiệt đới
và á nhiệt đới đều thích hợp cho sự phát triển của cây chè.
Hiện nay cây chè phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á như Trung
Quốc, Ấn ðộ, Srilanka, Indonexia và Việt Nam, đây là những nước có điều
kiện khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với
hàng loạt các biện pháp kỹ thuật mới ñược áp dụng, vì vậy hiện nay cây chè
hầu như đã ñược trồng khắp châu lục trên thế giới từ 42 ñộ vĩ Bắc (Xochi Liên Xô) ñến 27 ñộ vĩ Nam (Australia) [26], [53].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


2.4. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị trường đồ uống
nóng trên thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường này. ðiều
này cho thấy chè là loại ñồ uống rẻ nhất trong các loại đồ uống nóng. Theo
đánh giá của các chun gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè
thuộc Tổ chức Nơng Lương của Liên hiệp quốc (FAO), đến những năm cuối
thế kỷ 20 đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước ñều
có người uống chè trong ñó khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức
tiêu thụ chè bình qn đầu người một năm trên toàn thế giới là

0,5kg/người/năm và con số này sẽ còn tăng lên trong thời gian tới [25].
Chè ñược sản xuất và tiêu thụ ở gần 40 nước trên thế giới với khối
lượng lớn nhưng chủ yếu được trồng tại Châu Á, đây chính là cái nơi với mọi
điều kiện đất đai, khí hậu...phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè [25].
Trong những năm gần đây, diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên
khơng đáng kể. Trong khi một số nước có mức độ tăng trưởng diện tích cao
như Trung Quốc (10,8%), Việt Nam (70,1%) thì diện tích trồng chè ở một số
nước lại bị giảm ñi như Srilanka, Nhật Bản [25].
Diện tích trồng chè trên thế giới được phân bổ như sau: Châu Á với 12
nước chiếm khoảng 92%, Châu Phi với 12 nước chiếm khoảng 4%, Nam Mỹ
với 4 nước chiếm khoảng 2%, các nước còn lại chiếm khoảng 2%. Tuy nhiên
sản lượng chè Châu Phi trong những năm gần ñây có xu hướng tăng lên do
các nước Châu Phi có tiềm năng lớn trong việc phát triển chè. Ba nước có
diện tích lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn ðộ, Srilanka [25].
Mặc dù diện tích trồng tăng khơng ñáng kể, nhưng sản lượng chè trên
thế giới tăng mạnh, chủ yếu do năng suất ñược cải thiện. Trước nhu cầu tiêu
thụ chè chất lượng cao ngày càng tăng lên, các nước sản xuất và xuất khẩu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


chè buộc phải ñầu tư chiều sâu cho các vùng chè như cải tiến giống, thực hiện
nghiêm ngặt hơn nữa các kỹ thuật canh tác, thu hái... khiến cho năng suất chè
tăng lên rõ rệt. Năng suất bình quân của các nước sản xuất chè chủ yếu trong
hơn 10 năm trở lại đây trung bình tăng 48%.
Sản xuất chè trên thế giới tập trung ở một số nước sản xuất chính.
Trong đó, Ấn ðộ là quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, chiếm khoảng
26,4% tổng sản lượng chè trên thế giới. Tiếp đó là Trung Quốc với thị phần là
25,6% và Srilanka 9,4%. Với 3 quốc gia sản xuất chè khổng lồ này, Châu Á
chiếm vị trí chủ ñạo trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm chè
trong vài trăm năm trở lại đây. Vì vậy, thị trường chè thế giới chịu ảnh hưởng

chi phối bởi một số quốc gia sản xuất chính, chủ yếu ở Châu Á [25].
Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước nhập khẩu chè, bình quân
1,1 - 1,3 triệu tấn/năm. Tuy thị trường chè khơng biến động mạnh như cà phê
song những biến động của nó cũng khiến các nhà sản xuất - xuất khẩu chè
phải lo ngại. Thương mại chè thế giới bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thay ñổi, do
nhiều nước nhập khẩu chè ñứng trước những cuộc suy thối kinh tế, khủng
hoảng chính trị liên tục.
2.4.2. Sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây chè đã có từ rất lâu đời. Do ñiều kiện ñất ñai, khí hậu
thích hợp, ở các vùng Trung Du - Miền núi phía Bắc, vùng khu 4 cũ và Tây
Nguyên cây chè sinh trưởng và phát triển rất mạnh. Thời gian thu hoạch búp
hàng năm kéo dài tới 9 tháng hoặc dài hơn, trong khi đó nhiều vùng chè khác
của thế giới chỉ cho búp 6 - 7 tháng.
Trong những năm gần đây, ngành chè đã có những bước tiến vượt bậc
cả về sản xuất nông nghiệp (tăng về diện tích, sản lượng) và cơng nghiệp chế
biến (cơng nghệ hiện đại được đưa dần vào sản xuất), khơng những thế mà thị
trường cịn được mở rộng, tăng thu nhập ñáng kể cho người trồng chè.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


ðến nay, cả nước có khoảng 400.000 hộ sản xuất chè, hơn 600 doanh
nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao
ñộng tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ.
Diện tích trồng chè (đặc biệt là những diện tích trồng bằng những
giống chè mới) khơng ngừng được mở rộng và triển khai ở hầu khắp các tỉnh
có trồng chè.
Sản phẩm chè chế biến của Việt Nam rất ña dạng, bên cạnh những
giống chè cũ có từ thời Pháp, Việt Nam ñã du nhập thêm 40 giống chè mới
với chất lượng cao và hương vị thơm ngon. Việt Nam ñã chế biến ñược
khoảng 15 loại chè thương mại; trong đó, chè đen chiếm sản lượng lớn đến

60%, kế ñó là chè xanh. Việt Nam cũng ñã xuất khẩu được 6 loại chè ra nước
ngồi, trong đó chè OLong, chè ñen, chè nhài ñược các nước ưa chuộng
nhiều nhất.
Các thị trường mua chè Việt Nam nhiều nhất là Pakistan, Irac, Ấn ðộ,
ðài Loan, Trung Quốc, Nga…
Trước ñây, sản lượng chè Việt Nam chỉ đạt được vài chục ngàn
tấn/năm vì thị trường khơng ổn định, chất lượng khơng đều, thường bán dưới
dạng ngun liệu và dù đã có mặt trên 100 quốc gia, nhưng hầu hết lại mang
nhãn mác của nước ngồi và khơng được quảng bá đúng mức. Do vậy, giá chè
của Việt Nam thấp hơn các nước ñến 20% và ñiều này ñã làm cho các nhà
kinh doanh chè Việt Nam bị thua thiệt.
Những năm gần ñây, do có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và
những nỗ lực ñầu tư của các ñơn vị sản xuất, nên ngành chè Việt Nam đã có
những bước phát triển rõ rệt và sản lượng chè ñã tăng lên hàng trăm
ngàn tấn/năm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam
Năm

Sản lượng
xuất khẩu (tấn)

1998

33.500

Kim ngạch

xuất khẩu
(triệu USD)
50,0

1999

41.700

53,0

2000

55.000

63,0

2001

68.200

46,1

2002

71.373

81,2

2003


92.500

96,3

2004

105.000

100,9

2005

88.000

96,9

2006

105.000

110,5

2007

112.000

130,0

2008


104.000

147,0

2009 (mục tiêu)

117.000

167,0

2010 (mục tiêu)

120.000

220,0

Nguồn: CIEM, 2007(AGRO-Quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu-nâng cao chất
lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Như vậy, liên tục trong các năm từ 1998 ñến nay, sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam đều tăng, điều đó đã chứng tỏ ngành chè
Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt.
ðể nâng cao vị thế của ngành chè Việt Nam trên thương trường trong
nước và quốc tế, thông qua đó nâng cao giá trị của sản phẩm chè trong thương
mại, đem lại lợi ích chính đáng và hợp pháp cho người sản xuất và kinh doanh
chè, Thủ tướng chính phủ đã chấp nhận, Bộ thương mại đã phê duyệt cho
Hiệp hội chè Việt Nam xây dựng thương hiệu Chè Việt. Từ đó, ngành sản

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14



xuất và tiêu thụ chè đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, ñưa
Việt Nam thành nước xếp thứ 5 về xuất khẩu chè của toàn thế giới.
Chè Việt Nam ñã ñược xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó
có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) - điều đó đã mang lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít
những thách thức cho xuất khẩu chè Việt Nam. Vì vậy, trong tương lai Việt
Nam cần tiếp tục củng cố giữ vững các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chè
như thị trường Pakistan, ðài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc...và tăng
cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Philipin, Xiry, Iran,
Mexico, Lào, Chile,... cũng như mở rộng thị trường tại các nước và vùng lãnh
thổ mới hoặc nhập khẩu chè Việt Nam cịn ở lượng ít.
Nhu cầu của thị trường chè thế giới và Việt Nam ln ln biến đổi,
các giống chè kém chất lượng ñang dần ñược loại bỏ thay thế vào đó là các
giống chè năng suất, chất lượng cao. Việc chọn tạo các giống chè mới phải
ln được quan tâm. Các dịng chè nghiên cứu được lai tạo ra từ bố là giống
chè Kim Tuyên và mẹ là giống chè TRI777, đều là các giống có chất lượng
cao, hi vọng sẽ tạo ra ñược con lai ưu tú phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
2.5. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Nghiên cứu về giống chè trên thế giới
Theo kinh nghiệm của nhiều nước trồng chè trên thế giới thì giống chè
tốt tăng được sản lượng, nâng cao ñược phẩm chất, nguyên liệu ñồng ñều, dễ
tiêu chuẩn hoá và chế biến.
Qua 100 năm, ngành chè thế giới đã tổng kết cơng tác chọn tạo giống
chè mới, cây chè từ lúc tuyển chọn ñến lúc tạo thành giống mới, ñưa ra sản
xuất cần thời gian dài. ðể chọn lọc các giống chè mới, các nước cũng áp dụng
nhiều phương pháp khác nhau như: chọn lọc cá thể, chọn lọc cây đầu dịng,
lai hữu tính, nhập nội giống, gây ñột biến. Hiện nay thế giới vẫn chủ yếu sử
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15



dụng phương pháp lai hữu tính trong chọn tạo giống chè. Lịch sử của phương
pháp này đã có hàng trăm năm.
Theo báo cáo của Phân nhánh Trạm thí nghiệm Bình Chân của ðài
Loan (1916), ñã thu ñược kết quả thành cơng trong thụ phấn lai tạo giống chè
“Thanh tâm đại hữu” và “Hồng cam chủng” thơng qua nhiều lần chiết cành
gốc đã được bồi dục thành 13 dịng chè vơ tính ưu tú [27].
Nhật Bản, lần đầu tiên trong năm 1929 cũng đã xây dựng thành cơng
trong việc thụ phấn lai tạo nhân tạo giống chè Assam và giống Nhật Bản tạo
nên cơ sở ổn ñịnh cho việc tuyển chọn bồi dục thành một loạt giống chè ñen [27].
Hiện nay ở Nhật Bản các dịng chè vơ tính được tạo ra gần đây tồn bộ
là những dịng vơ tính dùng phương pháp thụ phấn lai tạo nhân tạo bồi dục
thành [27].
Trạm Nghiên cứu chè Tocklai của Ấn ðộ, trong thời kỳ 1936 - 1977 ñã
tiến hành nghiên cứu lai hữu tính, thụ phấn nhân tạo trên 40 vạn hoa của 115
dịng chè vơ tính [27].
Sở nghiên cứu chè Tứ Xun Trung Quốc trong năm 1960 bắt ñầu
nghiên cứu lai hoa thụ phấn nhân tạo, ñã bồi dục thành hai giống chè Thuộc
Vĩnh số 1 và số 2 đã được cơng nhận là giống chè quốc gia [27].
Sở nghiên cứu chè Hồ Nam Trung Quốc từ năm 1975 trở lại ñây, ñã
tiến hành 525 tổ hợp lai tạo thụ phấn nhân tạo và thu được một số giống chè
mới có triển vọng [27].
Tất cả các nhà chọn giống ñều mong muốn sẽ tạo ra các giống chè có
năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất và ñáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trung Quốc là nước có lịch sử trồng chè, chế biến và tiêu thụ chè lâu
nhất thế giới. Ngay từ thời nhà Minh đã có những loại chè thương phẩm nổi
tiếng về chất lượng như Bạch Kê Quan, ðại Hồng Bào, Ngự Trà, Thiết Quan
Âm, Long Tỉnh. Hiện nay, giống chè của Trung Quốc rất ña dạng và phong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16



phú, có nhiều giống nổi tiếng như Chính Hồ, ðại Bạch Trà, Thiết Bảo Trà,
Hoa Nhật Kim, Hùng ðỉnh Bạch. Năm 1989 Trung Quốc ñã ñăng ký 52 giống
nhà nước [27].
Theo ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (năm 1997) [53]: Năm 1970
cơng ty ðơng Ấn ðộ nhập một ít hạt chè Trung Quốc từ Quảng Châu ñể trồng
thử nhưng kết quả cho thấp. Năm 1839, William Bentick tổ chức ra hiệp hội
chè Ấn ðộ và chuyển sang trồng giống chè Assam, chế biến chè đen được
đánh giá tốt, diện tích chè Assam hiện nay chiếm 80%. Năm 1990 có 110
giống chè chọn lọc ñược ñưa vào sản xuất, năng suất trung bình đạt 1.705kg
chè khơ/ha (thuộc loại cao nhất thế giới) đặc biệt chọn ra dịng tam bội TV29
có tiềm năng năng suất rất cao ñang mở rộng trong sản xuất [63].
Năm 1824, Srilanka nhập hạt chè Trung Quốc gieo trồng tại vườn Bách
Thảo Hoàng Gia Peradeniya (Kandy). Năm 1839, lại nhập hạt chè Assam từ
Ấn ðộ cũng trồng tại vườn Bách thảo trên. Vào năm 1867, toàn bộ các ñồn
ñiền cà phê bị nấm rỉ sắt phá hại, họ ñã chuyển sang trồng chè (trồng ñược 24
vạn ha). Năm 1958 bắt đầu trồng 40 dịng chè mới Seri chọn lọc 2020 (phổ
biến các giống như: TRI 2023, TRI 2025, TRI 2026, TRI 2043,...) có năng
suất cao, chất lượng tốt. Sau đó là Seri 3013 đến 3020, ngồi ra cịn sử dụng
chè hạt lai giữa 2023/2026 (dẫn theo ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong
(1997) [53]. Ở Srilanka qua nhiều năm chọn lọc cá thể cũng đã có nhiều dịng
tốt phù hợp với vùng cao, vùng trung du và vùng thấp như dịng TRI777,
TRI2043 và TRI2025 và gần đây có dịng CT9 có năng suất cao, chất lượng
tốt, khả năng ra rễ rất cao khi giâm cành
Indonexia bắt ñầu trồng chè từ năm 1684 nhưng khơng thành cơng, đến
năm 1872 mới thành công trên giống Assam nhập từ Srilanka. ðến nay,
Indonexia là một trong năm nước có diện tích chè lớn trên thế giới, 20 năm
gần đây họ đã tích cực chọn tạo giống mới cao sản và năm 1988 ñã có các
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17



×