Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu nuôi cấy in vitro và ảnh hưởng của ethylmethane sulphonate EMS đến cây cẩm chướng nuôi cấy mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 163 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------- &
--------------

VŨ HỒNG HIỆP

NGHIÊN CỨU NI CẤY IN VITRO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA ETHYLMETHANE SULPHONATE
(EMS) ĐẾN CÂY CẨM CHƯỚNG NUÔI CẤY MÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
: Kỹ thuật Trồng trọt
Mã số
: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÝ ANH

HÀ NỘI – 2008

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
sử dụng và công bố trong các luận văn, luận án và các cơng trình
khoa học nào trước đây.


Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn được sử dụng
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo
đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này !
Tác giả

Vũ Hoàng Hiệp

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô giáo, các tập thể và
các cá nhân.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể các thầy cơ giáo,
cán bộ bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Sinh học nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh, người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi về mọi mặt trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Cao đẳng Cộng
đồng Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tơi có thể đảm bảo thời gian để
thực hiện đề tài.
Cũng qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các, tập thể,
cá nhân, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp
những ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả

Vũ Hoàng Hiệp

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BA:

6 - Benzylaminopurine

CT:

Công thức

ĐC:

Đối chứng

EMS:

Ethylmethane sulphonate

IAA:

3- Indoleacetic axit

LD50:

Liều gây chết 50% mẫu thí nghiệm

MS:

Mơi trường Murashige and Skoog


NXB:

Nhà xuất bản

QC:

Quận chúa

R:

Hệ số tương quan

TĐL:

Trắng Đà Lạt

α NAA: α- Napthaleneaxetic axid

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.

Ảnh hưởng của BA và kinetin trong môi trường MS đến hệ số
nhân, sinh trưởng của chồi in vitro cây cẩm chướng giống Quận
chúa ........................................................................................................ 36

2.


Ảnh hưởng của BA và kinetin trong môi trường MS đến hệ số
nhân, sinh trưởng của chồi in vitro cấy cẩm chướng giống trắng
Đà Lạt ..................................................................................................... 39

3.

Ảnh hưởng của của tổ hợp cytokinin và auxin đến hệ số nhân,
sinh trưởng của chồi in vitro cây cẩm chướng giống Quận chúa. ........... 43

4.

Ảnh hưởng của của tổ hợp cytokinin và auxin đến hệ số nhân,
sinh trưởng của chồi in vitro cây cẩm chướng giống trắng Đà
Lạt .......................................................................................................... 46

5.

Ảnh hưởng của α NAA và than hoạt tính trong mơi trường MS
tới khả năng ra rễ của chồi in vitro cây cẩm chướng giống quận
chúa ........................................................................................................ 49

6.

Ảnh hưởng của α NAA và than hoạt tính trong môi trường MS
tới khả năng ra rễ của chồi in vitro cây cẩm chướng giống Trắng
Đà Lạt......................................................................................................... 50

7.


Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây in
vitro ngoài vườn ươm của cây cẩm chướng giống Quận chúa. ................ 53

8.

Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây in
vitro ngoài vườn ươm của cây cẩm chướng giống Trắng Đà Lạt............. 54

9.

Ảnh hưởng của EMS đến khả năng sống và phát sinh của chồi
in vitro với thời gian xử lý 1 giờ ............................................................. 61

10.

Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái của chồi in vitro
giống Quận chúa với thời gian xử lý 1giờ. .............................................. 64

11.

Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái của chồi in vitro
giống Trắng Đà Lạt với thời gian xử lý 1 giờ............................................. 65

iv


12.

Ảnh hưởng của EMS đến khả năng sống và phát sinh của chồi
in vitro với thời gian xử lý 2 giờ ............................................................. 68


13.

Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái của chồi in vitro
giống Quận chúa với thời gian xử lý 2 giờ. ............................................. 71

14.

Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái của chồi in vitro
giống Trắng Đà lạt với thời gian xử lý 2 giờ. .......................................... 72

15.

Ảnh hưởng của EMS đến khả năng sống và phát sinh của chồi
in vitro với thời gian xử lý 3 giờ ............................................................. 76

16.

Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái của chồi in vitro
giống Quận chúa với thời gian xử lý 3 giờ. ............................................. 80

17.

Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái của chồi in vitro
giống Trắng Đà Lạt với thời gian xử lý 3 giờ. ......................................... 81

18.

Sự sinh trưởng, phát triển, khả năng ra rễ của chồi giống Quận
chúa xử lý EMS ...................................................................................... 83


19.

Sự sinh trưởng, phát triển, khả năng ra rễ của chồi giống Trắng
Đà Lạt xử lý EMS .................................................................................. 84

20.

Khả năng sinh trưởng và sự phục hồi của các dạng biến dị giống
Quận chúa cấy chuyển lần 2.................................................................... 87

21.

Khả năng sinh trưởng và sự phục hồi của các dạng biến dị giống
Trắng Đà Lạt cấy chuyển lần 2............................................................... 88

22:

Sự sinh trưởng, phát triển của cây con giống Quận chúa xử lý
đột biến (Sau 2 tuần). .............................................................................. 89

23:

Sự sinh trưởng, phát triển của cây con giống Trắng Đà Lạt xử lý
đột biến (Sau 2 tuần). .............................................................................. 90

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

1.

Sự kết cặp nhầm chuyên biệt do đột biến cảm ứng alkyl hoá ................. 25

2.

Mẫu giống hoa nghiên cứu ..................................................................... 28

3.

Chồi in vitro cây cẩm chướng giống Quận chúa được nuôi cấy
trên môi trường bổ sung kinetin với nộng độ khác nhau ......................... 38

4.

Chồi in vitro cây cẩm chướng giống Quận chúa được nuôi cấy
trên môi trường bổ sung BA với nộng độ khác nhau............................... 38

5.

Chồi in vitro cây cẩm chướng giống Trắng Đà Lạt được nuôi
cấy trên môi trường bổ sung kinetin với nộng độ khác nhau.................. 40

6.

Chồi in vitro cây cẩm chướng giống Trắng Đà Lạt được nuôi
cấy trên môi trường bổ sung BA với nộng độ khác nhau ....................... 44

7.


Chồi in vitro giống Quận chúa được nuôi cây trong các môi
trường ra rễ khác nhau ............................................................................ 51

8.

Cây cẩm chướng giống Quận chúa giai đoạn ngoài vườn ươm .............. 55

9.

Các dạng chồi thu được sau xử lý EMS .................................................. 58

10.

Chồi dạng D và dạng C giống Quận chúa sau cấy chuyển lần 2.............. 87

11.

Cây cẩm chướng sau xử lý EMS trồng trên hệ thống thuỷ canh.............. 90

vi


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................... iii
Danh mục các bảng .......................................................................................... iv
Danh mục các hình ........................................................................................... vi
Mục lục ............................................................................................................ vii
1. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề. ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
1.2.1. Mục đích................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài................................................................................... 3
1.3. Giới hạn của đề tài..................................................................................... 4
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài.................................................... 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 5
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa cẩm chướng .................................................. 5
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại.............................................................................. 5
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cẩm chướng .................................... 5
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cẩm chướng ............................................... 6
2.1.4. Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng trên thế giới và trong nước ............ 8
2.1.5. Một số kết quả nghiên cứu về cây cẩm chướng ....................................... 10
2.2. Nhân giống vơ tính in vitro cây hoa cẩm chướng....................................... 16
2.2.1. Cơ sở khoa học của nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô. ............................................................................................................. 16
2.2.2. Các nghiên cứu về nhân giống in vitro cây hoa cẩm chướng .................. 20
2.3. Đột biến di truyền và phương pháp xử lý đột biến bằng
Ethylmethane sulphonate (EMS) ...................................................................... 21
2.3.1. Đột biến di truyền ................................................................................... 21
2.3.2. EMS và ứng dụng EMS trong công tác chọn tạo giống cây trồng ........... 24
3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................. 28
vii


3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 28
3.2. Vật liệu nuôi cấy........................................................................................ 28
3.3. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................ 28
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến hệ số nhân,

sinh trưởng của chồi in vitro. ........................................................................... 28
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của αNAA và than hoạt tính trong mơi
trường MS tới khả năng ra rễ của chồi in vitro................................................. 29
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ra cây đến tỷ lệ sống
và sinh trưởng của cây in vitro ngoài vườn ươm. ............................................ 30
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của EMS tới khả năng sống, sự phát
sinh và sinh trưởng và sự phát sinh hình thái của cây hoa cẩm chướng
in vitro.............................................................................................................. 30
3.3.5. Nghiên cứu khả năng tạo cây hoàn chỉnh của các dạng chồi thu được
sau xử lý EMS................................................................................................... 30
3.3.6. Nghiên cứu khả năng phục hồi của các dạng biến dị thu được
sau xử lý EMS................................................................................................... 31
33.7. Nghiên cứu khả năng sống và sự sinh trưởng phát triển của các
dạng biến dị trong điều kiện vườn ươm. ........................................................... 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 31
3.4.1. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. ............................................. 31
3.4.2. Phương pháp tạo đột biến in vitro .......................................................... 32
3.4.3. Phương pháp nông học trong đánh giá sinh trưởng, phát triển............... 32
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 32
3.5. Phương pháp xử lý số liệu. ........................................................................ 34
3.6. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................. 34
3.7. Thời gian thực hiện ................................................................................... 34
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 35
4.1. Nghiên cứu nuôi cấy in vitro cây cẩm chướng............................................. 35
4.1.1. Nghiên cứu nhân nhanh chồi in vitro ......................................................... 35
4.1.2. Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh............................................................... 47
4.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ra cây đến tỷ lệ sống
và sinh trưởng của cây in vitro ngoài vườn ươm. ............................................. 51
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của EMS tới sự phát sinh và sinh trưởng
của cây hoa cẩm chướng in vitro. ..................................................................... 56


viii


4.2.1. Ảnh hưởng của EMS đến khả năng năng sống, phát sinh của
chồi in vitro cây cẩm chướng với thời gian xử lý 1 giờ. .................................... 60
4.2.2. Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái và khả năng
sinh trưởng của các dạng chồi in vitro của cây cẩm chướng với thời
gian xử lý 1 giờ................................................................................................. 63
4.2.3. Ảnh hưởng của EMS đến khả năng phát sinh, sinh trưởng thân
lá của chồi in vitro cây cẩm chướng với thời gian xử lý 2 giờ .......................... 68
4.2.4. Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái và khả năng
sinh trưởng của chồi in vitro cây cẩm chướng với thời gian xử lý 2 giờ ........... 70
4.2.5. Ảnh hưởng của EMS đến khả năng phát sinh, sinh trưởng thân
lá của chồi in vitro cây cẩm chướng với thời gian xử lý 3 giờ........................... 75
4.2.6. Ảnh hưởng của EMS đến sự phát sinh hình thái và khả năng
sinh trưởng của chồi in vitro cây cẩm chướng với thời gian xử lý 3 giờ ........... 77
4.2.4. Nghiên cứu khả năng ra rễ của các dạng chồi in vitro cây cẩm
chướng sau xử lý .............................................................................................. 82
4.2.5. Nghiên cứu sự phục hồi của các dạng chồi biến dị sau xử lý .................. 85
4.2.6. Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của các dạng chồi in
vitro cây cẩm chướng sau xử lý trong điều kiện thuỷ canh................................ 88
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 91
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 91
5.2. Đề nghị. ..................................................................................................... 92
Tài liệu tham khảo............................................................................................ 93
Phụ lục ............................................................................................................. 100

ix



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống của con người ngày càng
được nâng cao, thị hiếu yêu cầu và thẩm mĩ của con người cũng không ngừng
phát triển. Trong nông nghiệp cùng với những yêu cầu ngày càng cao về
lương thực, thực phẩm thì cây hoa cũng đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống con người. Sản xuất hoa đã trở thành một ngành thương
mại cao, mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế của các nước.
Trong những loài hoa cắt được trồng, cẩm chướng đang dần trở thành cây
trồng phổ biến. Với những ưu điểm: mầu sắc đẹp, đa dạng và phong phú
(khoảng hơn 300 loài và rất nhiều giống lai khác nhau [26]), sản lượng cao, dễ
vận chuyển và bảo quản (trong điều kiện kho lạnh hoa cẩm chướng có thể để
được 16 - 24 tuần, trong khi đó một số lồi hoa khác như hoa hồng, cúc, lay ơn,
loa kèn chỉ có thể để được 2 đến 6 tuần [11]),… cây cẩm chướng ngày càng
được người tiêu dùng biết đến, nó đã trở thành một trong bốn loài hoa cắt cành
được trồng phổ biến trên thế giới (chiếm 17% tổng sản lượng hoa cắt [7]).
Ở nước ta, trước đây hoa cẩm chướng được trồng làm cảnh trang trí,
năm 1975 chúng ta đã bắt đầu sản xuất hoa cẩm chướng cắt cành với những
giống được nhập nội từ nước ngồi. Từ năm 1995 có nhiều giống hoa cẩm
chướng mới được nhập nội có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc với màu sắc
đa dạng phong phú [68]. Cho đến nay, cẩm chướng đã trở thành một lồi hoa
được trồng phổ biến và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành rau
hoa quả của nước ta. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan tháng 02 năm
2007 [68], kim ngạch xuất khẩu các loại hoa trong cả nước đạt 604 nghìn
USD. Trong đó, cẩm chướng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất (313
nghìn USD, chiếm 73%).

-1-



Hiện nay đa số các giống hoa cẩm chướng được trồng ở nước ta phải
nhập từ nước ngoài, nên chi phí sản xuất cao, khơng chủ động trong sản xuất,
năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng. Đặc biệt các giống này chưa thích ứng với điều kiện sinh
thái của nước ta. Vì vậy, việc phát triển cây hoa có giá trị này không chỉ là
việc nhân nhanh các giống nhập nội hay tìm ra những biện pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất chất lượng mà còn phải tạo ra được những giống
hoa cẩm chướng mới đáp ứng được nhu cầu thị trường và phù hợp với điều
kiện sinh thái của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ tế bào
thực vật, công nghệ xử lý đột biến in vitro đã trở thành công cụ hữu hiệu trong
chọn tạo giống cây trồng. Kỹ thuật gây đột biến in vitro đã gây tạo và làm tăng
tần số xuất hiện đột biến với các tính trạng có giá trị kinh tế ở các lồi thực vật
nói chung và cây hoa nói riêng, góp phần khơng nhỏ cho việc cải tiến giống
cây trồng. Bằng phương pháp chọn lọc và lai tạo thông thường để tạo một
giống cây trồng mới ổn định về năng suất, có chất lượng cao phải mất 6 - 10
thế hệ, nhưng nếu áp dụng phương pháp đột biến in vitro chỉ cần 3 - 6 thế hệ.
Phương pháp được đánh giá là một trong những thành tựu của thế kỷ 20.
Ở nước ta hiện nay việc nghiên cứu gây đột biến in vitro vẫn còn hạn
chế, đặc biệt trên đối tượng là cây hoa cẩm chướng thì cho đến nay vẫn chưa
có cơng trình nào được cơng bố.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên với sự giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn
Thị Lý Anh chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nuôi cấy in vitro và

ảnh hưởng của Ethylmethane sulphonate (EMS) đến cây cẩm
chướng nuôi cấy mô”

-2-



1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu ni cây in vitro góp phần hồn thiện quy trình nhân
giống in vitro cho cây hoa cẩm chướng (Diathus caryophyllus L.), làm cơ sở
cho việc tái sinh và tạo cây hoàn chỉnh các mẫu xử lý đột biến in vitro bằng
hoá chất EMS.
- Nghiên cứu phương pháp và tác động của xử lý EMS in vitro đến cây
cẩm chướng, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống cây
hoa cẩm chướng.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài.
- Xác định được mơi trường ni cấy có hệ số nhân chồi cao, chất
lượng chồi tốt.
- Xác định được mơi trường ra rễ, tạo cây hồn chỉnh thích hợp.
- Xác định được phương pháp ra cây thích hợp cho cây cẩm chướng in
vitro giai đoạn ngoài vườn ươm.
- Xác định được ảnh hưởng của EMS đến khả năng sống, sự phát sinh
chồi của mẫu cấy, sự sinh trưởng và sự phát sinh hình thái của chồi in vitro.
- Xác định được liều gây chết 50% mẫu thí nghiệm (LD50).
- Xây dựng mơ hình tốn học biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ, thời
gian xử lý EMS đến tỷ lệ chết, tỷ lệ biến dị của chồi in vitro cây cẩm chướng .
- Xác định được ngưỡng xử lý hợp lý và hiệu quả cho cây hoa cẩm
chướng in vitro.
- Xác định khả năng phục hồi của các dạng chồi đã phân lập được sau
xử lý EMS.
- Xác định được sự sinh trưởng và khả năng tạo cây hoàn chỉnh trong
điều kiện in vitro của các dạng chồi.

-3-



- Xác định khả năng sống, sinh trưởng của các dạng chồi sau xử lý
EMS trong điều kiện vườn ươm.
1.3. Giới hạn của đề tài
- Nghiên cứu nuôi cấy in vitro cho cây cẩm chướng giống Quận chúa
và giống Trắng Đà lạt qua 3 giai đoạn: giai đoạn nhân nhanh, giai đoạn tạo
cây hồn chỉnh và giai đoạn thích ứng cây ngoài vườn ươm.
- Nghiên cứu xử lý EMS ở nồng độ 0,2; 0,4; 0,6; 0,8; 1,0% trong thời
gian 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.
- Các thí nghiệm ngồi vườn ươm được tiến hành trong điều kiện khí
hậu vùng Đồng bằng sông Hồng.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài
- Xác định được môi trường, điều kiện thích hợp cho việc nhân nhanh,
tạo cây hồn chỉnh cho cây hoa cẩm chướng nuôi cấy in vitro và xác định giá
thể phù hợp cho cây in vitro có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt, đạt chất lượng
cây giống tốt ở vườn ươm. Trên cơ sở đó góp phần hồn thiện quy trình vi
nhân giống cây hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) nhằm cung cấp
cây giống có chất lượng cao cho người trồng hoa
- Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý
EMS đến sự phát sinh hình thái, sinh trưởng phát triển của cây cẩm chướng
trong điều kiện nuôi cấy in vitro, từ đó xác định được phương pháp xử lý
EMS hiệu quả cho cây cẩm chướng, tạo tiền đề cho công tác chọn tạo giống
cây cẩm chướng bằng phương pháp xử lý EMS.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài chính là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu
tạo dịng đột biến tạo nguồn nguyên liệu cho việc chọn tạo giống cẩm chướng
mới. Đồng thời các kết quả cũng là tư liệu giảng dạy có giá trị cho lĩnh vực
cơng nghệ sinh học và chọn tạo giống cây trồng.

-4-



PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa cẩm chướng
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Cẩm chướng hay cịn gọi là hoa Phăng có tên tiếng Anh: Carnation, tên
khoa học: Dianthus caryophyllus. L, thuộc chi: Dianthus, họ: Caryophyllaceae,
bộ: Sentrospenmea [11].
Cẩm chướng có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, bắt đầu được nuôi
trồng để thưởng ngoạn từ thế kỷ XVI. Lần đầu tiên vào năm 1750, các nhà
làm vườn Pháp đã tạo ra giống cẩm chướng Remontant, cây cao, ra hoa nhiều
lần trong năm. Năm 1846, họ đã trồng được rất nhiều giống cẩm chướng
hoang dại và điều khiển cho chúng ra hoa quanh năm [7].
Năm 1852, cây cẩm chướng từ châu Âu được nhập vào Mỹ. Tại đây
hàng trăm giống hoa cẩm chướng mới với các hình dạng và mầu sắc khác
nhau đã được tạo ra, trong đó các giống như North, Berwick, Maine và
Wiliam Sim đã trở thành những giống hàng đầu. Từ các giống hoa này, người
ta đã gây đột biến và lai tạo ra rất nhiều giống cẩm chướng khác nhau trong
đó có các giống thuộc dòng Sim nổi tiếng nhất và được trồng khắp nơi trên
thế giới [7].
Ở Việt Nam hoa cẩm chướng được người Pháp đưa vào trồng từ đầu
thế kỷ XIX, chủ yếu trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, SaPa.
Những năm gần đây, cẩm chướng đã được trồng ở nhiều vùng trong cả nước
[6].
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cẩm chướng
- Rễ: Cẩm chướng có bộ rễ chùm, có rất nhiều nhánh phát triển mạnh
để hút nước, dinh dưỡng. Chiều dài của rễ 15 - 20 cm, phân bố tập trung ở
tầng đất mặt 20 cm, một số ít có khả năng ăn sâu tới 40 - 45 cm. Ở trạng thái

-5-



bình thường rễ và tán cây theo tỷ lệ tương đương. Nếu đất quá nhiều phân,
nhiều nước rễ sẽ sinh trưởng không tốt. Nhiệt độ đất cao cũng ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng, phát triển của rễ.
- Thân: Thân thảo, thân thẳng đứng, phân nhánh nhiều, chiều cao cây
khoảng 30 - 100 cm (tùy theo giống) và nửa hóa gỗ. Thân rất dễ gẫy ở đốt.
Các đốt cẩm chướng thường gẫy khúc. Thân thường có mầu xanh nhạt, bao
phủ một lớp phấn trắng xung quanh. Phấn có tác dụng chống thoát hơi nước
và bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.
- Lá: Lá kép mọc từ các đốt thân, lá mọc đối. Phiến lá dày hình lưỡi
mác, mép lá trơn. Mặt lá nhẵn khơng có độ bóng. Trên mặt lá có phủ một lớp
phấn trắng, mỏng và mịn có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước. Tốc độ sinh
trưởng của lá phụ thuộc vào thời tiết: mùa xuân, mùa hè thường 4 - 5 ngày,
mùa thu, mùa đông từ 7 - 10 ngày ra một đơi lá.
- Hoa: Có hai dạng hoa chính: hoa chùm và hoa đơn. Về cánh hoa có
thể xếp làm hai loại: hoa đơn hoa kép. Hoa đơn mọc từng chiếc một, hoa
chùm có nhiều hoa trên một cành. Hoa nằm trên đầu cành và có nhiều mầu
sắc khác nhau. Ngay cả trên một hoa cũng có thể có 2 - 3 mầu khác nhau. Hoa
đẹp, có mùi thơm thoang thoảng. Nụ hoa có đường kính 2 - 2,5 cm. Khi hoa
nở hồn tồn có đường kính 6 – 7 cm. Chiều cao bơng hoa (tính từ đốt trên
cùng của cành) khoảng 4 - 7,5 cm.
- Hạt: Hạt cẩm chướng nhỏ, nằm trong quả. Mỗi quả thường có từ 300
- 600 hạt.
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cẩm chướng
- Ánh sáng: Cẩm chướng là cây ưa sáng và thích hợp với thời gian
chiếu sáng ngày dài. Thời gian chiếu sáng trong ngày càng dài, cây càng
nhanh phân hóa hoa, hoa nở đều, chất lượng hoa tốt. Lượng chất khô và tốc

-6-



độ sinh trưởng của cây tương quan thuận với cường độ ánh sáng. Cường độ
ánh sáng thích hợp là 1500 – 3000 lux, tối thích: 2000 – 2500 lux.
Trong quá trình phát triển, nếu cường độ ánh sáng cao (> 3000 lux) cây
sẽ ra hoa sớm, nếu cường độ ánh sáng thấp (< 1000 lux) quá trình ra hoa sẽ
muộn. Ở thời kỳ ra hoa rộ vào mùa nóng, lúc giữa trưa, cường độ ánh sáng
mạnh, cần che bớt ánh sáng cho cây vì ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho cánh
hoa dễ bị nhạt mầu và cháy, ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
- Nhiệt độ: Cẩm chướng là cây ôn đới nên thích hợp với khí hậu mát
mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cây từ 15 - 200C, nhiệt độ tối ưu là 19 - 210C.
Trong khoảng nhiệt độ từ 10 - 150C cây vẫn sinh trưởng bình thường và cho
chất lượng hoa tương đối tốt. Nếu nhiệt độ vượt quá 300C hoặc dưới 100C thì
cây sinh trưởng kém, thân lá, hoa nhỏ, sản lượng và chất lượng hoa giảm, tuổi
thọ ngắn.
Chênh lệch nhiệt độ ngày, đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
hoa. Nhìn chung chênh lệch nhiệt nhiệt độ ngày đêm khoảng 100C là tốt nhất,
mức chênh lệch nhiệt độ ngày, đêm quá cao hoặc quá thấp sẽ làm chất lượng
hoa kém, số hoa mù cao.
- Nước: Hàm lượng nước trong lá cẩm chướng chiếm khoảng 70 - 80%,
trong cành 68 - 70%, trong rễ 80%. Nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối
với cây trồng nói chung và cây hoa cẩm chướng nói riêng. Ẩm độ thích hợp
60 - 70%, ẩm độ tối thích 70%. Nếu độ ẩm ổn định sẽ tạo điều kiện cho cây
hút chất ding dưỡng và mi khống một cách thuận lợi, cây sinh trưởng tốt,
năng suất và phẩm chất hoa cao [18].
- Khơng khí: Cẩm chướng ưa khí hậu mát mẻ và thơng thống. Trồng ở
nơi có độ ẩm cao, kém gió sẽ bị bệnh nhiều.
- Đất đai: Khoảng 70% số rễ của cẩm chướng tập trung ở tầng đất mặt
(0 – 20 cm), yêu cầu đất có kết cấu tơi xốp. Độ pH thích hợp với cây cẩm

-7-



chướng là từ 6,0 - 6,5. Đối với đất liên tục trồng cẩm chướng thì phải khử
trùng, tiêu độc hoặc ln canh vì đất có nhiều vi sinh vật gây bệnh [7].
2.1.4. Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng trên thế giới và trong nước
2.1.4.1. Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng trên thế giới
Trên thế giới, cẩm chướng là hoa cắt cành được trồng phổ biến tại châu
Âu, châu Á, châu Mỹ.
Italia là nước có diện tích trồng hoa cẩm chướng nhiều nhất, năm 1995
sản lượng hoa cắt nước này đạt 2500 triệu cành. Ở Hà Lan, tuy diện tích trồng
hoa cẩm chướng khơng bằng diện tích trồng hoa tuylip nhưng sản lượng cũng
đạt trên 1800 cành/năm, đứng thứ 2 trên thế giới và có xuất khẩu sang châu
Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Ở Ba Lan, cẩm chướng chiếm 60% sản lượng hoa
cắt, mỗi năm nước này sản xuất được khoảng 400 triệu cành, đứng thứ 3 trên
thế giới [7].
Colombia là nước trồng cẩm chướng cho hoa tốt nhất trên thế giới và
được coi là thiên đường của hoa cẩm chướng. Cẩm chướng chiếm 40% tổng
lượng hoa xuất khẩu của nước này. Với điều kiện tự nhiên rất phù hợp, cây
cẩm chướng đã phát triển trên 25 năm, năm 1986 đã có diện tích gần 1000 ha
cẩm chướng được trồng trong nhà che plastic [47].
Cẩm chướng cũng là loại hoa phát triển mạnh ở Kenya. Diện tích
trồng hoa cẩm chướng của Kenya chủ yếu tập trung ở Ritf Valley. Cây cẩm
chướng cảnh được trồng ngồi đồng khơng bảo vệ ở độ cao khoảng 1800 m
và cẩm chướng thường được trồng trong nhà plastic ở độ cao 2700 m so với
mực nước biển [24].
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoa cẩm chướng được trồng rộng rãi từ năm 1925, hiện
nay diện tích hoa cẩm chướng chiếm tỷ lệ 21%, đứng thứ 2 sau hoa hồng
(24%) [18].

-8-



Ở châu Á, hoa cẩm chướng được trồng nhiều ở Trung Quốc,
Malaysia, Srilanka,… Ở Trung Quốc, hoa cẩm chướng cùng hoa hồng là hai
loại hoa phổ biến nhất. Cẩm chướng chiếm khoảng 25% tổng lượng hoa trên
thị trường tại Bắc Kinh và Côn Minh. Trung tâm sản xuất hoa cẩm chướng
tập trung ở Côn Minh và Thượng Hải. Hầu hết các giống của Trung Quốc
được nhập từ Israel, Hà Lan và Đức [57]. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc có
kim ngạch xuất khẩu hoa cắt cành ngày càng cao, theo thống kê tháng 11 năm
2006 đạt 10,4 triệu USD với sản lượng 4,3 nghìn tấn, trong đó cẩm chướng là
một trong 3 loại hoa xuất khẩu chủ lực [68].
Tại Malaysia, sản lượng hoa cẩm chướng đứng thứ ba sau cây hoa hồng
và hoa cúc, chiếm 9,02% tổng sản lượng hoa. Ở đây, hoa cẩm chướng được
trồng bao gồm cả loại hoa chùm và hoa đơn. [17].
Ở Philippin, cây cẩm chướng trồng được rất ít và phải nhập khẩu từ các
nước khác. Tỷ lệ nhập khẩu hoa cẩm chướng đứng thứ hai trong tổng giá trị
nhập khẩu hoa với 22,05% chỉ đứng sau hoa cúc (36,98%). Năm 1996, lượng
hoa cẩm chướng nhập khẩu của Philippin từ Hà Lan là 7691 kg (khoảng
620000 cành), từ Malaysia 5097 kg (khoảng 260000 cành), từ Australia
638kg (khoảng 32000 cành) và New Zealand 80 kg (khoảng 4000 cành) [53].
Tại Srilanka, hoa cẩm chướng là cây hoa ôn đới quan trọng nhất. Hoa
cẩm chướng được trồng chủ yếu để xuất khẩu, còn các loại hoa khác chỉ tiêu
thụ được ở nội địa. Hai giống cẩm chướng châu Mỹ và cẩm chướng Địa
Trung Hải của Srilanka rất nổi tiếng trên thị trường thế giới. Một phần diện
tích cẩm chướng khá lớn được trồng trong môi trường bảo vệ hồn tồn [29].
Ixraen có 150 ha hoa cẩm chướng chiếm 7,5% tổng diện tích trồng hoa,
mỗi năm nước này xuất khẩu đạt 119 triệu USD [7].

-9-



2.1.4.2. Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hoa cẩm chướng được trồng rộng rãi ở Hà Nội, Hải
Phịng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh. Các vùng chuyên hoa như An Hải
(Hải Phòng), Tây Tựu - Từ Liêm, Phú Thượng - Tây Hồ (Hà Nội) trồng
nhiều hoa cẩm chướng. Trước đây, vào mùa hè, hoa cẩm chướng trên thị
trường nước ta chủ yếu phải nhập từ Côn Minh (Trung Quốc) và Hà Lan, vài
năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu thị trường cẩm chướng đã được trồng ở Đà
Lạt, Lào Cai, Sa Pa và đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước [18].
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan [68], tháng 02/2007 kim
ngạch xuất khẩu hoa cẩm chướng tăng mạnh đạt 313 nghìn USD, tăng 73% so
với tháng 1/2007 và tăng 86% so với xuất khẩu năm 2006. Trong đó thị
trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 202000 USD và
chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hoa cẩm chướng của cả nước. Cuối
tháng 6/2007, DaLat Hasfarrm là công ty dẫn đầu các doanh nghiệp xuất khẩu
hoa cây cảnh cả nước, chiếm 99% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bốn loại hoa
chủ lực của công ty là cúc, cẩm chướng, hồng và hoa ly xuất khẩu sang các
thị trường khác nhau. Trong đó sản lượng hoa cẩm chướng đứng thứ 2 sau
hoa cúc, với đơn giá xuất khẩu trung bình 0,19 USD/cành. Cùng với hoa cúc
và hoa hồng, cẩm chướng là một trong 3 chủng loại hoa xuất khẩu chính vào
Nhật Bản - thị trường xuất khẩu hoa lớn nhất của nước ta đầu năm 2007.
Như vậy có thể thấy cẩm chướng là một loại hoa có tiềm năng phát
triển rất lớn, và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển ngành sản
xuất hoa của nước ta nói riêng và thế giới nói chung .
2.1.5. Một số kết quả nghiên cứu về cây cẩm chướng
2.1.5.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Với những ưu điểm của mình hoa cẩm chướng đã trở thành một trong
những loài hoa được trồng phổ biến trên thế giới và được nhiều người ưu

- 10 -



thích, cũng chính vì điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu nhằm chọn tạo ra những giống hoa chất lượng cao, có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt thích ứng với nhiều vùng sinh thái phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng.
* Các kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống:
Năm 1962, các tác giả người Mỹ đã sử dụng tia gamma để tạo đột biến
trên giống UConn White Sim No.1 và đã thu được các dòng cẩm chướng đột
biến về cấu trúc hoa .
Năm 1972, các tác giả người Pháp đã sử dụng tia gamma để tạo đột
biến trên giống Sim Feu Follet và đã thu được các dòng cẩm chướng đột biến
về màu sắc hoa.
Năm 1972, các tác giả người Đức đã sử dụng EMS để tạo đột biến trên
giống Enzett Barther Fruhl và đã thu được các dòng cẩm chướng đột biến về
màu sắc hoa.
Năm 1982, các tác giả người Pháp đã sử dụng tia gamma để tạo đột
biến trên giống Maiella - lonchabi, Galatee - lonvego và đã thu được các dòng
cẩm chướng của các giống Maiella - lonchabi, Galatee - lonvego đột biến có
khả năng kháng lại nấm Fusarium.
Năm 1983, các tác giả người Thái Lan đã sử dụng tia gamma để tạo
được giống hoa cẩm chướng Chaichoompon có màu sắc khác lạ. Cũng trong
năm này, các tác giả người Nhật đã sử dụng tia gamma để tạo được giống hoa
cẩm chướng Scarlet Bell đột biến về màu sắc.
Butiati và các cộng sự (1985) [18], đã sử dụng tia X với liều lượng
2500 rad và 5000 rad chiếu vào đỉnh sinh trưởng và chồi rễ của cây, kết quả
đã gây ra biến dị mầu sắc ở cây hoa cẩm chướng Địa Trung Hải (giống
Corrida)

- 11 -



Nakano và Mii (1993) [43], đã tiến hành nghiên cứu dung hợp tế bào
trần trên cây hoa cẩm chướng. Các tế bào trần được phân lớp từ tế bào thịt lá
của hai giống Dianthus chinensis và Dianthus barbatus đem dung hợp với
nhau nhờ tác động của polyethylene glycol (PEG). Sau khi dung hợp đem
nuôi cấy tạo mô sẹo và chồi được tái sinh từ một trong những mơ sẹo đó, sau
5 tháng nuôi cấy in vitro, cây ra rễ và sinh trưởng phát triển tốt và cho hoa.
Các số liệu về mầu sắc hoa, số nhiễm sắc thể, các chỉ tiêu về enzym và kỹ
thuật phân tích ADN cho thấy các cây con này là các cây lai soma khác lồi.
Cơng trình này cho thấy khả năng dùng kỹ thuật lai soma để cải tiến di truyền
đối với chi Dianthus.
A.C.Cassells, C.Walsh và C.Periappuram (1993), đã nghiên cứu tạo
đột biến trên cây cẩm chướng bằng cách sử dụng tia X. Vật liệu xử lý là các
đoạn thân có mang các mắt ngủ của giống cẩm chướng Mystère. Kết quả đã
thu được các cây cẩm chướng có sự đa dạng về màu sắc hoa, kiểu dáng lá. Tỷ
lệ tạo cây biến dạng là 2%. Phân tích về kiểu gen cho thấy có sự sai khác so
với cây trước khi tạo đột biến.
Burchi và các cộng sự (1995) [18], đã nghiên cứu sự biểu hiện của gen
GUS ở chồi nách của các giống cẩm chướng, cúc được chuyển gen bằng xung
điện với dòng điện 0,2 - 1, 0 mA trong 3 - 10 phút. Kết quả là 50% chồi được
xử lý đã sống và 50% số này đã có biểu hiện mang gen NUS. Tác giả đưa ra
kết

luận

phương

pháp


chuyển

gen

bằng

xung

điện

(in

vitro

electrotransfection) là phương pháp hiệu quả để đưa đoạn gen ngoại lai vào
mô sống đỉnh sinh trưởng của cây cẩm chướng.
Năm 1996, các tác giả thuộc phịng thí nghiệm thực vật thuộc cơng ty
Kirin Brewery, Nhật Bản khi sử dụng tia gamma làm tác nhân đột biến kết
quả đã thu được giống cẩm chướng Mrs. Elegant thay đổi về kích thước hoa.

- 12 -


Năm 2002, các tác giả thuộc phịng thí nghiệm Akita Prefectural
Agriculture, Nhật Bản sử dụng colchicine làm tác nhân gây đột biến, kết quả thu
được giống cẩm chướng Boh-red và Kirikami-red thay đổi về mầu sắc hoa [66].
Năm 2004, nhờ xử lý tia X các tác giả Nhật bản thuộc Plant
Laboratory Kirin Brewery Co. Lt đã thu nhận đươc hai giống cẩm chướng có
hình thái và màu sắc hoa mới.
Rupali Mehta (2004) [63], Bằng cách sử dụng kỹ thuật chọn lọc in

vitro, tác giả đã tạo được các giống cẩm chướng có khả năng sinh tổng hợp
phenol ở mức độ cao, lượng đường và protein giảm.
Năm 2005, các tác giả thuộc phịng thí nghiệm Akita Prefectural
Agriculture, Nhật Bản đã thu được giống cẩm chướng Yua-red thay đổi về
màu sắc hoa khi sử dụng colchicine làm tác nhân gây đột biến và các tác giả
thuộc Plant Laboratory Kirin Brewery Co. Lt tạo được 2 giống cẩm chướng
có màu sắc mới nhờ xử lý ion phóng xạ [63].
Bằng phương pháp chọn dịng tế bào biến dị soma Manisha Thakur
(1999), đã tạo thành cơng giống hoa cẩm chướng có khả năng kháng lại vi
khuẩn Fusarium oxysporum f. sp. Dianthi. Tác giả đã sử dụng các callus rắn có
màu xanh được tạo từ các đoạn thân được cấy trên mơi trường MS có bổ sung
0,5 mg/l 2,4 D và 0,5 mg/1 NAA. Callus được xử lý trên các nồng độ của CF
của Fusarium oxysporum f. sp. Dianthi. Các callus sau chọn lọc được cấy trên
mơi trường MS có bổ sung 2 mg/l kinetin và 0,5 mg/l NAA. Ra rễ trên môi
trường MS + 2 mg/l IBA. Cây tái sinh từ các tế bào chọn lọc được có khả năng
kháng lại ở mức cao các vi khuẩn dại trong điều kiện đồng ruộng [63].
* Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt:
Từ năm 1983 - 1986, Chesneaux và cộng sự đã nghiên cứu 163 loài
cẩm chướng, tìm hiểu năng suất của chúng trong mùa đơng (tháng 9 - tháng
3). Số cành thu là 1 cành/tuần. Kết quả cho thấy năng suất của loài hoa đơn

- 13 -


thấp hơn loài hoa chùm và số lần thu hoạch giảm xuống trong tháng 1 và
tháng 2 [23].
Demmink và công sự (1987) [26], đã nghiên cứu cẩm chướng ra hoa
dưới điều kiện cường độ ánh sáng thấp (24 W/m2). Một số đem trồng liên tục
trong điều kiện ngày ngắn (8 giờ) và số khác đem chuyển sang điều kiện ngày
dài (8 giờ ở 24 W /m2 và 16 giờ ánh sáng chói). Sau khi trồng hai tháng, kết

quả chỉ có một giống lai khác loài ra hoa trong điều kiện ánh sáng thấp. Các
thí nghiệm ngày dài cho ra hoa sớm nhất.
Van Den Heuvel (1987) [55], nghiên cứu công nghệ trồng hoa cẩm
chướng ở Hà Lan cho thấy các loại đất trồng và phương pháp tưới, bón phân
có thể làm giảm bệnh do nấm Fusarium, tưới nhỏ giọt có thể giữ cho cây khô
và tiết kiệm nước, sử dụng plastic trắng che có thể tận dụng được ánh sáng
sẵn có của tự nhiên và giảm sự bay hơi nước trong mùa đông.
Andersen và cộng sự (1989) [22], trồng cây cẩm chướng lai Fancy
trong điều kiện nhân tạo ở các cường độ ánh sáng 10 - 60 W/m2. Kết quả cho
thấy số cành và số hoa tăng rõ rệt theo cường độ ánh sáng.
Sparnaaij và cộng sự (1990) [51], đã tiến hành nghiên cứu 27 hậu thế
của các phép lai xa giữa các loài cẩm chướng và một số cây lai xa hỗn hợp đã
phát triển dưới điều kiện chiếu sáng 8 giờ/ngày ở cường độ chiếu sáng 12
W/m2 và 22 W/m2. Kết quả là các hậu thế từ phép lai với loài D.Chinensis ra
hoa sớm nhất. Hầu hết các con lai từ cặp D.Superbus x D.Barbatus đã phân ly
thành cây ra hoa và cây không ra hoa.
Sparnaaij và các cộng sự (1990) [52], cũng đã quan sát biến dị di truyền
ở cây cẩm chướng về ngày ra hoa và về phản ứng về ngày dài của một số kiểu
gen lai xa và của D.Caryophyllus. Tỷ lệ cây có phản ứng với ngày dài thay
đổi từ 28% (ở giống truyền thống) đến 54% ở các cây lai Diantini x
D.allwoodii cv.Doris.

- 14 -


Voogt (1991) [56], nghiên cứu ảnh hưởng của pH đất tới cây hoa cẩm
chướng cho thấy pH đất có ảnh hưởng rất nhỏ tới cây cẩm chướng, nguyên
nhân có thể do trong đất có nhiều ngun tố trung tính và sự có mặt của
calcium carbonate.
Khanna và cộng sự [18], nghiên cứu trong 3 năm liền về ảnh hưởng của

mật độ và ngắt ngọn đến sinh trưởng và sản lượng hoa cẩm chướng. Thí
nghiệm tiến hành với các mật độ 15 x 15 cm, 20 x 20 cm, 25 x 25 cm, 30 x 30
cm và ngăt ngọn 1 lần ở 60 ngày, 2 lần (lần 1: 45 ngày và lần 2; 70 ngày), 3
lần (lần 1: 40 ngày; lần 2: 60 ngày và lần 3: 80 ngày) sau khi trồng ra vườn.
Kết quả cho thấy mật độ dày cho ra hoa sớm hơn mật độ thưa. Ngắt ngọn
chậm và ngắt đau làm cây ra hoa muộn hơn. Số hoa trên mỗi cây ở mật độ
thưa cao hơn nhiều so với cây trồng ở mật độ dầy nhưng tổng số hoa/m2 ở thí
nghiệm trồng dầy lại cao hơn trồng thưa. Kích thước của hoa khơng có sự sai
khác đáng kể.
2.1.5.2. Kết quả nghiên cứu trong nước.
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu nhằm phát triển cây hoa ở
nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ
tập trung nhiều vào một số loại cây hoa chính như hoa hồng, cúc, đồng tiền,
hoa lan, lay ơn,… Với cây hoa cẩm chướng việc nghiên cứu vẫn còn hạn chế.
Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (1996) [15], đã tiến hành nghiên cứu
xây dựng qui trình nhân giống một số cây trồng có giá trị kinh tế (chuối, dứa,
cẩm chướng, loa kèn, khoai tây). Các tác giả đã đưa ra kết luận về cây cẩm
chướng: “ Hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp ni cấy in vitro để nhân
nhanh cây cẩm chướng; Chất khử trùng mẫu thích hợp là HgCl2 0,1% thời
gian 10 phút; Mơi trường thích hợp cho q trình ni cấy khởi động phát
sinh chồi ban đầu là MS có bổ sung 1ppm BA + (0,02 - 0,05) ppm α NAA;

- 15 -


×