Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng gừng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy do e coli gây bệnh trên vịt CV super m nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.71 KB, 72 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KIM NGỌC HƯNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GỪNG TRONG PHÒNG, TRỊ
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY DO E.COLI GÂY BỆNH TRÊN VỊT CV –
SUPER M NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ðẠI XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: Thú y

Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. BÙI THỊ THO

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản thân tơi,
được sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Thị Tho. Các số liệu và kết quả nghiên


cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một
học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2012
Tác giả
Kim Ngọc Hưng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, các thầy cô giáo Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội nói chung, các
thầy cô giáo thuộc Khoa Thú y và Viện ðào tạo sau đại học nói riêng đã tạo
điều kiện cho chúng tơi có mơi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi trong
suốt thời gian vừa qua.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với cơ giáo PGS.TS Bùi Thị
Tho, người đã hết lịng hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và
hồn thiện tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Nội – Chẩn – Dược
- ðộc chất, cùng tồn thể cán bộ, cơng nhân viên tại Trung tâm nghiên cứu vịt
ðại Xuyên – Phú Xuyên – Hà Nội.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi vượt qua khó khăn để hồn thành ñề
tài này.


Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2012
Học viên

Kim Ngọc Hưng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Những chữ viết tắt trong báo cáo

v

Danh mục bảng


vi

Danh mục hình

vii

1

MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2

Mục tiêu của ñề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

2


2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước thuộc lĩnh
vực của ñề tài.

4

2.2

Cơ sở khoa học khi nghiên cứu tác dụng của dược liệu

7

2.3

Một số hiểu biết về cây gừng

9


2.4

Hội chứng tiêu chảy vịt

14

2.5

Một số ñặc ñiểm của vịt CV – Super M

18

2.6

Một số hiểu biết cơ bản về các bệnh thường gặp ở vịt CVSUPER M

19

3

NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.1

Nội dung nghiên cứu

24


3.2

Nguyên liệu nghiên cứu

24

3.3

Phương pháp nghiên cứu

25

3.4

Thử nghiệm phòng bệnh do E.coli gây ra trên vịt của dấm gừng

29

4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34
iii

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4.1


Kiểm tra tác dụng kháng khuẩn của củ gừng trong phịng thí
nghiệm

34

4.1.1

Kết quả kiểm tra các phytocid bay hơi của củ gừng

34

4.1.2

Kết quả kiểm tra bán ñịnh lượng kháng sinh có trong củ gừng

36

4.1.3

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng sinh của gừng bằng phương
pháp đặt vịng khâu của heathey

39

4.2

Thử nghiệm phòng bệnh do E.coli của dấm gừng trên vịt

40


4.2.1

Ảnh hưởng của dấm gừng đến khả năng phịng bệnh tiêu chảy do
E.coli gây bệnh thử nghiệm trên vịt

4.2.2

Ảnh hưởng của dấm gừng ñến sự phát triển của hệ vi sinh vật
đường tiêu hóa của vịt

4.3

48

Ảnh hưởng của dấm gừng đến khả năng tăng trọng của vịt CVSuper M

4.4.4

46

Ảnh hưởng của dấm gừng đến khả năng phịng một số bệnh
thơng thường trên vịt CV-Super M

4.4.3

46

Ảnh hưởng của dấm gừng bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ ni
sống trên đàn vịt CV- Super M


4.4.2

44

Ứng dụng thử nghiệm dấm gừng trong chăn nuôi vịt tại Trung
tâm nghiên cứu vịt ðại Xuyên

4.4.1

42

Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh do E.coli gây ra trên vịt của
dấm gừng

4.4

40

52

Ảnh hưởng của dấm gừng bổ sung vào thức ăn ñến sinh trưởng
tuyệt ñối của vịt CV- Super M

55

5

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – ðỀ NGHỊ


57

5.1

Kết luận

57

5.2

Tồn tại

58

5.3

ðề nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

59
iv


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
TT


Chữ ñược viết tắt

Ký hiệu

1

ðối chứng

ðC

2

Thí nghiệm

TN

3

Vi khuẩn

VK

4

Micrometre

µm

5


Escherichia coli

6

Gram

7

Tỷ lệ chết

TLC

8

Ngun chất

NC

9

Trung bình

TB

10

Sai số trung bình

SD


E.coli
g

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC BẢNG

STT
4.1

Tên bảng

Trang

Tác dụng ức chế vi khuẩn E.coli của gừng bằng phương pháp thử
phytociod bay hơi

4.2

34

Nồng ñộ tối thiểu tác dụng của các chế phẩm từ củ gừng với
E.coli.

36

4.3


Nồng ñộ tối thiểu tác dụng của dịch chiết củ gừng

38

4.4

ðường kính vịng vơ khuẩn của chế phẩm gừng với vi khuẩn
E.coli

39

4.5

Kết quả phòng bệnh tiêu chảy do E.coli trên vịt của dấm gừng

40

4.6

Số lượng vi khuẩn E.coli/1gam phân vịt

43

4.7

So sánh hiệu quả sử dụng dấm gừng liều 3,4ml/kgP/2 lần/ngày
ñiều trị bệnh do E.coli trên vịt

4.8


Ảnh hưởng của dấm gừng bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ ni
sống của vịt CV – Super M

4.9

45
47

Ảnh hưởng của dấm gừng bổ sung vào thức ăn ñến tỷ lệ chết vịt
CV- Super M trong các lô theo dõi

49

4.10

Kết quả mổ khám bệnh tích khi vịt chết trong các lơ theo dõi

51

4.11

Ảnh hưởng của dấm gừng ñến khả năng tăng trọng của vịt CVSuper M

4.12

53

Ảnh hưởng của dấm gừng bổ sung vào thức ăn ñến sinh trưởng
tuyệt ñối của vịt CV- Super M (g/con/ngày)


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

55

vi


DANH MỤC HÌNH
STT
4.1

Tên hình

Trang

ðường kính vịng vơ khuẩn của các chế phẩm gừng với vi khuẩn
E.coli

39

4.2

Ảnh hưởng của dấm gừng ñến tỷ lệ chết vịt CV-Super M

49

4.3

Ảnh hưởng của dấm gừng ñến khả năng tăng trọng của vịt CVSuper M qua các tuần tuổi


4.4

54

Ảnh hưởng của dấm gừng ñến sinh trưởng tuyệt ñối của vịt trong
8 tuần tuổi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

56

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nằm trong khu vực chịu sự ảnh hưởng rõ rệt của khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, đặc
biệt thời tiết thay ñổi thường xuyên là ñiều kiện rất thuận lợi cho các vi sinh
vật gây bệnh sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, trong những năm gần
đây dịch bệnh bùng phát cũng rất nhiều trong đó có cả ñại dịch. ðại dịch bệnh
ñã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi như: bệnh Lở mồm
long móng (LMLM), Cúm gia cầm (H5N1), Hội chứng rối loạn sinh sản và hô
hấp ở lợn (PRRS)… Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y ñã ra sức kiểm
sốt, đưa ra nhiều giải pháp để khống chế từng bước rồi đi đến thanh tốn
dịch bệnh nhưng đã gặp khơng ít khó khăn. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn xảy ra
có tính chất phức tạp do đó chưa khống chế và thanh tốn bệnh triệt để được.
Hiện nay, ngành chăn ni nói chung và chăn ni vịt nói riêng ñang
phát triển mạnh, ñặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam. Một trong những

nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế lớn cho chăn ni vịt, trong đó có vịt CV Super M là hội chứng tiêu chảy do E.coli gây nên.
ðến nay việc phòng, trị bệnh vịt tiêu chảy do E.coli gây nên cịn nan
giải. Ngồi khống chế điều kiện mơi trường tối ưu cho đàn vịt cịn phải sử
dụng thuốc tây y để để phịng và điều trị mà chủ yếu là dùng kháng sinh. Như
chúng ta ñều biết việc sử dụng kháng sinh lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng vi
khuẩn kháng thuốc và kháng sinh cịn tồn dư trong sản phẩm, ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. ðặc biệt, trứng vịt lộn và trứng ốp lếp
đang là món ăn khối khẩu của nhiều người.
Hướng tới nền nông nghiệp sạch và bền vững, việc sử dụng cây dược
liệu trong phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm ñang là mục tiêu phấn ñấu của
nhiều Quốc gia trên thế giới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


Chính vì vậy, để tìm ra một loại chế phẩm mới phịng, trị bệnh tiêu
chảy cho vịt có hiệu quả mà khơng tồn dư, độc hại cho người đây là một xu
thế mới đang được khuyến khích. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng gừng trong phòng, trị hội
chứng tiêu chảy do E.coli gây bệnh trên vịt CV – Super M nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu vịt ðại Xuyên”
1.2. Mục tiêu của ñề tài
Thực hiện ñề tài này, chúng tơi hy vọng sẽ đạt được 2 mục đích sau:
- Xác định hiệu quả của dấm gừng trong phịng, trị hội chứng tiêu chảy
do E.coli gây bệnh trên vịt CV- Super M.
- Xác ñịnh ảnh hưởng của dấm gừng ñến tỷ lệ nuôi sống, khả năng tăng
trọng , hiệu quả sử dụng thức ăn... trên ñàn vịt CV – Super M.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Sự thành cơng của đề tài sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng bệnh do
E.coli gây ra trên đàn vịt được ni theo phương thức chăn ni cơng nghiệp.
ðồng thời cịn mở ra hướng chăn ni mới đáp ứng được u cầu phát triển
nơng nghiệp bền vững, an tồn sinh học, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
Thịt, trứng vịt từ Trung tâm cung cấp cho thị trường sẽ đảm bảo được an tồn
vệ sinh, người tiêu dùng hồn tồn n tâm.
Dùng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong phịng, trị bệnh nói
chung và bệnh do E.coli trên đàn thủy cầm nói riêng cịn góp phần làm phong
phú thêm phác đồ phịng, trị bệnh hạn chế dùng kháng sinh tổng hợp, giảm
bớt nguy cơ gây hại cho con người và xã hội.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh
thực phẩm của người tiêu dùng trong xã hội ngày càng cao. Sản xuất thịt từ
thủy cầm khơng sử dụng kháng sinh đang là mục tiêu phấn đấu của các nhà
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


chăn nuôi nước ta. Sử dụng thảo dược là một trong những giải pháp chăn nuôi
gia cầm theo hướng an toàn sinh học rất quan trọng và mang lại hiệu quả cao,
giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, ñồng thời còn cho phép hạn
chế ñược tối ña sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm: thịt, trứng nhất là trứng
lộn – món ăn khối khẩu của người Việt Nam. ðồng thời, khi sử dụng chế
phẩm gừng trong chăn ni đã góp phần vào việc làm tăng hiệu quả kinh tế
cho người chăn nuôi thông qua việc nâng cao tỷ lệ ni sống, giảm tỷ lệ chết
và kích thích tăng trọng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước thuộc lĩnh vực
của đề tài.
Từ thời nguyên thuỷ, ñể tồn tại con người ñã biết tìm kiếm thức ăn và
các vị thuốc trong cây cỏ thiên nhiên. Những hiểu biết về phân biệt cây cỏ có
lợi và độc hại được truyền miệng, ghi chép và ñúc kết thành kinh nghiệm qua
nhiều thế hệ nối tiếp nhau của lồi người.
Ngày nay, nhiều cây thuốc đã có hiệu quả ñiều trị rõ rệt, nhưng cơ chế
tác dụng vẫn chưa được giải thích và chứng minh. Xu hướng chung hiện nay
là kết hợp ðông y và Tây y với phương châm vừa áp dụng những kinh
nghiệm chữa bệnh của cha ông ta bằng thuốc nam, vừa nghiên cứu khảo sát
các tính năng tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại (ðỗ Tất
Lợi, 1999).
Các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực ðơng dược, Y dược cổ truyền
bên nhân y ñã và ñang thu hút ñược sự chú ý của nhiều nhà khoa học ở Việt
Nam và trên thế giới. Các nhà khoa học nước ta ñã chú ý ñến việc sử dụng các
loại thảo dược trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; bệnh ký sinh trùng;
bệnh nội khoa; bệnh ngoại khoa; bệnh sản khoa… Riêng lĩnh vực thú y,
nghiên cứu về cây thuốc trong phòng, trị bệnh cho vật ni cịn ít và cũng chỉ
giới hạn trong việc khai thác, áp dụng các bài thuốc cổ truyền.
Các nhà khoa học trên tồn thế giới đều cho rằng hiệu quả kinh tế, đặc
biệt là an tồn sinh học khi sử dụng các dược phẩm có nguồn gốc từ thiên
nhiên (thảo dược, ñộng vật dùng làm thuốc: phịng, trị bệnh, thức ăn dinh
dưỡng, điều trị bổ sung, kích thích sinh trưởng, sinh sản...) so với các thuốc
hố học tổng hợp do con người tạo ra tốt hơn rất nhiều. Theo Nguyễn Mạnh
Hùng 1995 cho biết từ hai thập niên cuối thế kỷ XX nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt các nước ðơng Nam Á đã sử dụng các hoạt chất của hoa cúc làm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4


thuốc trị ngoại ký sinh trùng và sâu tơ phá hoại cây trồng nông nghiệp. Các
nhà khoa học Hàn Quốc: Lee I.R., Song J.Y., Lee Y.S. 1992 cũng ñã nghiên
cứu tác dụng chống ung thư của toàn cây Quyền bá (Selaginella tamariscina
“Beauv” spring) họ Selaganiellaceae chiết xuất bằng cồn methanol rồi cơ
thành cao đặc. Dùng cao chiết xuất được từ tồn cây Quyền bá thử trên tế bào
ung thư dịng P388 và MKN 45 in vitro. Kết quả cho thấy chất chiết ñã làm
tăng tế bào chết và làm giảm tế bào sống so với lơ đối chứng.
Gần đây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều ñặc tính
quý của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về gan,
mật, ung thư…. Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ
AIDS (Viện dược liệu, 2001).
Những hoạt chất có trong lá chè (Thea sinensis) ngồi những tác dụng
thơng thường như giải cảm, tiêu độc, lợi tiểu người ta cịn phát hiện thêm một
giá trị đặc biệt đó là khả năng làm tăng sức ñề kháng của trẻ em ñối với virus
gây bệnh viêm não Nhật Bản B.
Tự nhiên Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao, có tới 2/3 diện tích ñất
tự nhiên trong nước là rừng, ñồi núi và cao nguyên. Theo Nguyễn Thượng
Dong - Viện Dược liệu năm 2002, Việt Nam có 10386 lồi thực vật trong đó
có 3830 lồi có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong cơng nghiệp dược phẩm
nhân y đã có 1340/5577 loại thuốc chiếm 24% ñược sản xuất từ dược liệu hay
hoạt chất từ dược liệu như: Berberin, palmatin, artemisinin. Nhân y sử dụng
dược liệu với nhiều mục đích khác nhau: thức ăn thay thế, phòng, trị các bệnh
truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ung thư… Với
rất nhiều dạng thuốc khác nhau: thuốc sắc, thuốc cao, viên hoàn, viên nén…
Về lĩnh vực thú y, Trần Minh Hùng và cộng sự 1978 ñã nghiên cứu sử
dụng các kháng sinh thực vật trong ni dưỡng và phịng trị bệnh cho lợn, ñặc

biệt bệnh lợn con phân trắng ñạt hiệu quả cao (Bùi Thị Tho 1996).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Nghiên cứu tác dụng phòng, trị bệnh lợn con phân trắng của các cây
tỏi, tơ mộc, hành, hẹ và hồng ñằng. ðặc biệt, tác giả còn cho thấy vi khuẩn
E.coli kháng lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với
các thuốc hoá học trị liệu khác: Tetracyclin, Neomycin… Riêng mảng sử
dụng các cây dược liệu: lá thuốc lào, thuốc lá, hạt na, vỏ rễ xoan, hạt cau, củ
bách bộ, dây thuốc cá, hạt củ ñậu… dùng ñể trị nội, ngoại ký sinh trùng thú y
cũng ñã thu ñược những kết quả nhất ñịnh (Nguyễn Văn Tý, 2002).
Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999) cây Astiso (Cynara Scolymus L) chứa
hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thơng mật, bổ gan… Edne Cave năm
1997 đã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế miễn dịch của hạt và lá na.
Từ cây ñại (Plumeria rubra L. var acutifolia (Poir.) Bail) chiết ñược
chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng độ 1- 5 µg/ml,
nước ép từ lá tươi có tác dụng với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella
và Bacillus subtilis.
Theo Trần Quang Hùng (1995) trong thuốc lá, thuốc lào có chứa
alkaloid thực vật – nicotin và nornicotin trừ ñược ngoại ký sinh trùng và côn
trùng hại rau, cây công nghiệp.
Dùng dịch chiết thuốc lào đã được làm ẩm bằng mơi trường NaOH
5% có nồng độ 0,4%; dịch chiết củ bách bộ được làm ẩm trong mơi trường
HCl 5% có nồng độ 3%; dịch chiết hạt na ñã ñược làm ẩm trong mơi
trường NaOH 5% có nồng độ là 8% điều trị ve, ghẻ chó có hiệu quả cao
(Nguyễn Văn Tý, 2002).
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy rõ tầm quan trọng của thuốc có
nguồn gốc thảo dược đối với đời sống của nhân dân ta. Những hiểu biết cơ

bản về thảo dược như trồng trọt, cách bào chế, dược lý và độc tính của cây
thuốc sẽ góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu tác dụng của cây Gừng và
ñưa các vị thuốc này vào ứng dụng thực tế trong chăn nuôi thú y.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


2.2. Cơ sở khoa học khi nghiên cứu tác dụng của dược liệu
2.2.1.Thành phần hóa học và hoạt chất của dược liệu
Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vơ cùng q giá đó là nguồn
thảo dược làm thuốc, cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc
kho tàng kinh nghiệm sử dụng thảo dược làm thuốc ngày càng nhiều, ña dạng
và phong phú. Các bài thuốc dân tộc ñược lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, hình thành lên bề dày của y học cổ truyền. Dựa vào những kinh
nghiệm cổ truyền, đã có nhiều tác giả với những cơng trình nghiên cứu khác
nhau về đơng dược, nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của các bài thuốc, trên cơ
sở khoa học đó sẽ áp dụng vào việc phịng, trị bệnh cho vật ni. Thuốc vừa
có tác dụng phịng độc cho vật ni, lại vừa có hiệu quả điều trị cao. Khi xét
tác dụng của một vị thuốc, khoa học hiện ñại căn cứ chủ yếu vào thành phần
hóa học của vị thuốc đó, nghĩa là tìm trong vị thuốc đó có những hoạt chất gì,
tác dụng của những hoạt chất ấy trên cơ thể ñộng vật và người ra sao.
Các chất chứa trong vị thuốc cịn gọi là thành phần hóa học, có thể chia
thành 2 nhóm chính: nhóm chất vơ cơ và nhóm chất hữu cơ. Những chất vơ
cơ tương đối ít, tác dụng dược lý khơng phức tạp. Trái lại, chất hữu cơ có
nhiều loại và tác dụng dược lý hết sức phức tạp. Hiện nay, khoa học vẫn chưa
phân tích được hết các chất có trong cây, do đó chưa giải thích được đầy đủ
tác dụng dược lý của thuốc mà ơng cha ta đã dùng.
Việc nghiên cứu tác dụng của một vị thuốc khơng đơn giản, vì trong một
vị thuốc đơi khi chứa rất nhiều hoạt chất. Những hoạt chất đó có lúc phối hợp

hiệp đồng với nhau làm tăng cường và kéo dài tác dụng, nhưng đơi khi chúng
lại có tác dụng đối kháng. Vì vậy, tác dụng của một dược liệu khơng bao giờ
được quy hẳn về một thành phần chính. Sự thay đổi liều lượng cũng có thể ảnh
hưởng đến kết quả chữa bệnh. Trong ðông y thường sử dụng phối hợp nhiều vị
thuốc, hoạt chất của các vị thuốc sẽ tác ñộng với nhau làm cho việc nghiên cứu
ñánh giá kết quả ñiều trị lại càng khó khăn (Bùi Thị Tho và cs, 2009).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc trên ñộng vật thí nghiệm là
khâu hết sức quan trọng. Khi kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý phù hợp
với những kinh nghiệm của nhân dân, chúng ta có thể yên tâm sử dụng các
loại thuốc đó. Trong trường hợp nghiên cứu tác dụng dược lý của một vị
thuốc nhưng không có kết quả, chưa nên kết luận vị thuốc ấy khơng có tác
dụng điều trị vì phản ứng của các cơ thể sinh vật là khác nhau. Chính vì thế,
những kết quả trong phịng thí nghiệm phải được xác định trên lâm sàng, mà
những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta có từ nghìn năm về trước là
những kết quả có giá trị. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cơ sở khoa học hiện
đại của những kinh nghiệm đó (ðỗ Tất Lợi, 1999).
2.2.2. Cách tác dụng của dược liệu có nguồn gốc thảo mộc
Một trong những mục ñích của việc khảo sát dược liệu là xác ñịnh tác
dụng của thuốc trên người và ñộng vật. Trước khi nghiên cứu khả năng ñiều
trị của dược liệu cần phải biết độc lực của nó.
Có hai loại dược liệu khi sử dụng sẽ gây dị ứng hoặc hiện tượng ñặc
ứng thuốc. Ở một số cây thuốc, liều ñiều trị tương ñương với liều ñộc, ñó là
các cây thuốc có giới hạn an tồn thấp như Dương địa hồng, ơ dầu...
Phần lớn các loại dược liệu hồn tồn khơng gây độc, điển hình là Bồ
cơng anh (ðỗ Tất Lợi, 1999).

Khi nghiên cứu cách tác dụng của dược liệu chúng ta cần nghiên cứu
các cây thuốc có tác dụng điều trị ngun nhân (các cây thuốc chứa kháng
sinh thực vật, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và các cây thuốc
đơn thuần chỉ chữa triệu chứng. Ví dụ thuốc phiện chỉ có tác dụng làm giảm
đau mà khơng tiêu diệt nguồn gốc gây ñau (Phạm Khắc Hiếu, 1997).
Cần lưu ý là dược liệu tồn bộ khơng phải bao giờ cũng có tác dụng
như từng thành phần riêng biệt chứa trong cây thuốc. Nó có thể tác dụng hiệp
đồng tạo nên sự ña dạng khi tác dụng dược lý.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


Tuy hiếm nhưng trong một cây dược liệu cũng có các chất đối lập. Ví
dụ trong cây đại hồng, phan tả diệp vừa có các anthraglucozit gây nhuận
tràng, vừa có tanin làm se niêm mạc, cầm ỉa chảy.
Như vậy, mỗi tác dụng dược lý của cây thuốc, vị thuốc ñều có cơ sở
khoa học. ðể giải thích đầy đủ những điều cịn bí ẩn chứa trong tác dụng
tổng hợp của thuốc đơng dược, việc tiếp tục nghiên cứu về cây thuốc là
rất cần thiết.
2.3. Một số hiểu biết về cây gừng
Gừng còn gọi là khương, sinh khương (củ gừng tươi), can khương
(gừng già thu vào cuối đơng, thái lát hay nạo bỏ vỏ lụa rồi phơi hay sấy khô).
Tên khoa học Zingiber offcinale Roscea. Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
Khương là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. (ðỗ Tất Lợi, 2004).
2.3.1. Mô tả cây gừng
Gừng là loại cây thảo nhỏ trồng hàng năm hay cũng có khi sống lâu
năm (cây mọc hoang), cao 0,6 – 1,0 m. Thân rễ mẫm phình to lên thành củ,
lâu dần thành xơ (trên 1 năm tuổi). Lá mọc so le, khơng cuống, có bẹ, hình
mác dài 15 - 20 cm, rộng chừng 2 cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng

nhạt, và có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20 cm, cụm hoa
thành bơng mọc sít nhau, hoa dài 5 cm, ruộng 2 – 3 cm, lá bắc hình trướng,
dài 2,5 cm, mép có lưng màu vàng, đài hoa dài chừng 1 cm, có 3 răng ngắn, 3
cành hoa dài chừng 2 cm, màu vàng xanh, mép hoa màu tím, nhị cũng tím.
Lồi gừng trồng ít ra hoa.
2.3.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Gừng ñược trồng ở khắp nơi trong nước ta ñể lấy củ và làm thuốc, dùng
trong nước và xuất khẩu. Muốn có gừng tươi (sinh khương) thường ñào củ
vào mùa hạ và thu. Cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch là ñược. Muốn giữ gừng tươi
lâu phải đặt vào chậu phủ kín đất cát sạch lên và giữ ẩm vừa phải thường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


xun. Khi dùng đào lên rửa sạch. Mùa đơng, đào lấy những thân rễ già, cắt
bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi khơ sẽ được can khương.
Ngồi hai loại gừng trên trong đơng y, ở thị trường quốc tế, người ta
còn tiêu thụ hai loại gừng gọi là gừng xám và gừng trắng. Gừng xám là loại
củ cịn để nguyên vỏ hay cạo bỏ lớp vỏ ngoài ở những chỗ phẳng, rồi phơi
khơ. Gừng trắng là loại gừng đã được cạo sạch lớp vỏ ngồi có chứa nhiều
nhựa dầu, rồi mới phơi khô. Thường ngâm gừng già vào trong nước một ngày
rồi mới cạo vỏ, có khi cịn làm trắng bằng Canxi hypochlorit hay ngâm nước
vôi hoặc xông hơi diêm sinh (SO2).
2.3.3.Thành phần hố học
Trong gừng có từ 2 – 3% tinh dầu, ngồi ra cịn có chất nhựa dầu (5%),
chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và
shogaola. Trong đó tinh dầu gừng là hoạt chất chính.
Tinh dầu gừng có α-camphen, β-phelandren, một cacbua: zingiberen,
một rượu sesquitecpen, một ít xitrala bocneola và geraniola.

Nhựa gồm một nhựa trung tính, hai nhựa axít.
Trong 3 chất cay, Zingerola là một chất lỏng sánh, màu vàng, không
mùi, vị rất cay, độ sơi ở 18 mm Hg là 235 – 2400C. Bản thân chất này khơng
đơn thuần, khi cùng ñun sôi với Ba(OH)2 sẽ bị phân giải cho những chất
andehyt bay hơi, chất cay có tinh thể gọi là zingeron và một chất ở thể dầu gọi
là shogaola.
Shogaola có độ sơi 201 – 2030C. Zingeron có tinh thể, độ sôi 40 –
410C, vị rất cay.
Theo Phan Văn Cư, 2005 tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm. Nồng ñộ tối thiểu tác dụng của tinh dầu gừng với E.coli là
40mg/l, Enterobacteria là 20mg/l và nấm Candida albicans là 80mg/l.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


2.3.4. Tác dụng dược lý
Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm,
chặn nơn giúp tiêu hóa. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh đi
ngồi. Gừng khơ có vị cay nóng, tính hàn. Vỏ gừng tiêu phù thũng.
Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng làm giãn mạch và tăng tỷ lệ
protein tồn phần và λ - globulin trên động vật thí nghiệm, đồng thời có khả
năng ức chế hoạt tính của histamine và acetylcholine nên ñã làm giảm mức ñộ
co thắt cơ trơn ruột cơ lập. Gừng có tác dụng làm giảm cơn dị ứng của chuột
lang. Thí nghiệm tiến hành sau khi cho chuột sử dụng tinh dầu gừng 3 tuần rồi
đưa kháng ngun gây dị ứng vào đường hơ hấp trong buồng khí dung để gây
phản ứng phản vệ. Những chuột sử dụng tinh dầu gừng không hay rất ít có
các biểu hiện của dị ứng so với đối chứng do trong gừng có yếu tố kháng
histamine.

Cineol trong gừng có tác dụng kích thích trên da. Khi sử dụng tại
chỗ gây chuyển máu cục bộ dùng trong ñiều trị cước chân, tê bì các chi của
gia súc. Tác dụng kháng khuẩn của gừng rất tốt ñối với các vi khuẩn gây bệnh
trên da.
Bột rễ gừng có tác dụng trị bệnh đau mắt hột tốt hơn nhiều loại thuốc
khác. Nó làm giác mạc bị biến ñổi trở nên trong, làm giảm sự thẩm thấu dưới
niêm mạc và tăng hoạt tính sống của mơ mắt.
Cao cồn gừng có tác dụng kích thích các trung tâm vận mạch và hơ
hấp khi gây mê mèo, kích thích tim.
Với vi sinh vật gây bệnh
Gừng tươi có khả năng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides,
Staphyloccocus aureus và diệt Trichomonas.
Tinh dầu sinh khương, can khương, than khương có tác dụng ức chế
Bacillus auerus, Staphyloccocus aureus, Bacillus subtilis, Streptococcus,
E.coli, Salmonella typhi…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


Với người và động vật
Gừng có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa mạnh hơn cả vitamin
E do chứa 12 hoạt chất chống oxy hóa, phịng trừ sỏi mật, ức chế sự sinh sản
của tế bào ung thư, tiêu viêm, giảm ñau và diệt khuẩn…
Gia súc, gia cầm ăn gừng thường xun có tác dụng kích thích tăng trọng.
Gừng có cơng dụng rất lớn, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn, giúp tiêu
hóa. Chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khơng tiêu, kém
ăn, nơn mửa, ỉa chảy, lỵ ra máu, nhức ñầu, cảm cúm, chân tay lạnh, mạch yếu,
ho mất tiếng, ho suyễn, thấp khớp, ngứa dị ứng, băng huyết.
Ngồi ra, gừng cịn có các tác dụng khác như: phòng chống ung thư,

tăng cường miễn dịch, hạ cholesterol, chống cục máu đơng…
Chiết xuất rượu gừng là hoạt ñộng chống lại vi khuẩn lây nhiễm ñường
ruột

(Salmonella

typhimurium,

Escherichia

coli,

Vibrio

cholerae

Pseudomonas aeruginosa, Helicobacter pylori), da và mô mềm khác
(Staphylococcus aureus), và đường hơ hấp (Streptococcus pyogenes,
Streptococcus pneumoniae, Haemophilus Ginger influenzae). có kháng nấm
hoạt ñộng chống lại nấm Candida albicans. ( />Các nghiên cứu y khoa cho thấy, gừng vàng có nhiều tác dụng dược lý
như ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tình
dục... Tuy nhiên, những người sắp hoặc vừa phẫu thuật, người đang bị chảy
máu,

cảm

nắng

khơng


nên

dùng

dược

liệu

này.

( />Tạp chí Nơng nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới ñây ñăng tải
nghiên cứu của các chuyên gia ðài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt
vời trong việc ñiều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. ðây là căn
bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước ñang phát triển. Trong nghiên cứu,
người ta ñã dùng nước chiết xuất từ gừng ñể chữa bệnh tiêu chảy cho chuột,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất ñộc gây bệnh
tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.
ðặc biệt các nhà khoa học ñã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có
trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn cơng lại khuẩn Ecoli. Với
việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta
sẽ ứng dụng ñể sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền,
đơn giản lại có cơng năng tác dụng cao. ( />Gừng còn giúp tăng cường lưu thơng máu, có lợi cho hệ tim mạch,
huyết thanh và cải thiện chất béo trung tính, cholesterol HDL và mức ñộ
cholesterol VLDL. Nó làm giảm mỡ trong máu, làm giảm q trình oxy hố
LDL và ngăn ngừa mảng bám động mạch. Khi gừng được kết hợp với tỏi thì

nó cịn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ.
Khơng chỉ vậy, gừng khuyến khích tiêu hố, chữa đau dạ dày, chống
buồn nơn, kích thích chuyển hố thức ăn qua ñường ruột, giảm ñộc tố trong
ruột, tăng bài tiết dịch tiêu hố và hạn chế khó chịu ở bụng, đầy hơi.
Giảm đờm trong phổi và thích hợp khi bị cảm lạnh. Giảm ốm nghén
cho phụ nữ mang thai khi dùng khoảng 1.000 - 1.500mg gừng khơ.
( />Chất chiết từ gứng có thể tác ñộng làm giảm biểu hiện của chỉ thị cho
q trình viêm ở manh tràng PGF2 từ đó ảnh hưởng tích cực đến q trình
điều trị ung thư trực tràng. ( />Dùng gừng hàng ngày có thể hạn chế các cơn ñau cơ do vận ñộng quá mức.
( />Altman RD, Marcussen KC. (2001), chất chiết gừng giảm triệu chứng
ñau do viêm khớp gối. Nghiên cứu ñược tiến hành trên 261 bệnh nhân viêm
khớp gối ñược sử dụng chất chiết gừng trong ñiều trị so với dùng giả dược.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


Rhode, J.; Fogoros, S.; Zick, S.; Wahl, H.; Griffith, K. A.; Huang, J.;
Liu, J. R. (2007), Gingerol trong gừng có khả năng ức chế tế bào ung thư
buồng trứng, ức chế quá trình tạo các mạch máu mới trong khối u, một trong
những cơ chế quan trọng dẫn ñến sự hình thành và phát triển của khối u ác
tính.
I. Stoilovaa, A. Krastanov, A. Stoyanova , P. Denev, S. Gargova.
(2007), chất chiết từ gừng có thể điều chỉnh lượng gốc tự do và q trình trao
đổi lipit.
Oyagbemi, A. A.; Saba, A. B.; Azeez, O. I. (2010), hợp chất chính của
gừng




[6]-gingerol

(1-[4'-hydroxy-3'-methoxyphenyl]-5-hydroxy-3-

decanone). ðặc tính kháng tế bào ung thư của chất này có thể mở ra một
hướng mới cho hóa trị liệu bệnh ung thư.
Nievergelt A, Huonker P, Schoop R, Altmann KH, Gertsch J. (2010),
chín hợp chất trong gừng có thể kết hợp với cac thụ thể serotonin (serotonin
receptors) từ đó có thể dẫn ñến thay ñổi chức năng dạ dày, ruột.
2.4. Hội chứng tiêu chảy vịt
2.4.1. Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy vịt
Hội chứng tiêu chảy ở vịt là một bệnh phổ biến ñã và ñang gây thiệt hại
lớn cho ngành chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ thấp, nhưng
tác hại của nó là làm tổn thương hệ nhung mao ruột non, giảm khả năng hấp
thu thức ăn, làm cho vịt còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng
trọng. Nguy hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã
gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đốn và ñiều trị. Qua nhiều nghiên cứu cho
thấy, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến
rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là
nguyên nhân thứ phát.
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở vịt cho thấy biểu hiện bệnh lý chủ
yếu là tình trạng mất nước và chất ñiện giải, cuối cùng con vật trúng độc, kiệt
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất
ñiện giải là yếu tố cần thiết. Những vịt khỏi bệnh xong thường cịi cọc, thiếu
máu, chậm lớn dẫn đến tỷ lệ ni sống thấp và tỷ lệ chết cao. ðó cũng là

nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao.
2.4.2. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở vịt ni rất đa dạng và phức tạp,
liên quan ñến hàng loạt các yếu tố trong ñó có nguyên nhân nguyên phát và
nguyên nhân thứ phát.
2.4.2.1. Nguyên nhân nguyên phát
Do vi khuẩn E.coli họ Enterobacteriaceae gây ra và vi khuẩn
Salmonella ñặc biệt là Salmonella gallinarum và Salmonella anatum. Các vi
khuẩn này thường gây bệnh cấp tính ở vịt con gây chết với tỷ lệ cao từ 1 –
60%. Hai vi khuẩn này sống tiềm ẩn ở trong đường tiêu hóa của vịt và các
lồi thủy cầm khác nhưng khơng gây bệnh ngay, chỉ khi gặp điều kiện thuận
lợi: thay ñổi thời tiết, bị bệnh khác làm giảm sức đề kháng của cơ thể … lúc
đó vịt mới bị bệnh. Các bệnh truyền nhiễm sẽ tạo ñiều kiện cho vi khuẩn phát
triển gây hội chứng tiêu chảy. Vịt mẹ mắc bệnh có thể truyền cho vịt con qua
trứng, khi ấy vịt con mắc bệnh ở thể ẩn tính hoặc thể cấp tính. Ngồi ra, cịn
có các tác nhân gây hội chứng tiêu chảy cho vịt như Streptococcus,
Klebsiella, Proteus, Pseumodonas.
Phạm Ngọc Thạch và cs (2006) cho rằng do một tác nhân nào đó, trạng
thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật ñường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một
loại nào đó sinh sản lên q nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Loạn
khuẩn ñường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở ñường tiêu hóa, đặc
biệt là gây ỉa chảy.
Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) cho rằng ở gia súc mắc hội chứng tiêu chảy,
số lượng 3 loại vi khuẩn Salmonella, E.coli, Clostridium perfringens tăng lên từ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


2 – 10 lần so với số lượng của chúng ở gia súc khỏe mạnh. Không những vậy, tỷ

lệ các chủng mang yếu tố gây bệnh và sản sinh ñộc tố cũng tăng cao.
2.4.2.2. Nguyên nhân thứ phát
Ảnh hưởng bởi mơi trường ni dưỡng: Vịt mẹ khơng được chăm sóc
tốt, nhất là trong giai ñoạn ñẻ trứng làm cho cơ thể vịt mẹ yếu đi do đó q
trình trao đổi chất bị rối loạn làm cho quả trứng biến dạng méo mó, vỏ trứng
mềm rất dễ cho các vi khuẩn ñường tiêu hóa xâm nhập nhất là E.coli và
Salmonella.
Ảnh hưởng bởi nhiệt độ, khí hậu, thức ăn, nước uống: Với ñặc ñiểm bộ
lông ñể bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể nhưng khi thời tiết thay ñổi ñột ngột gây
nên các hiện tượng stress lạnh, ẩm, nóng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể
vật ni. Bên cạnh đó, khi thức ăn khơng bảo đảm dinh dưỡng và chất lượng
đặc biệt là các thức ăn bị mốc, ơi thiu cũng góp phần rất lớn cho dịch bệnh
xảy ra, khi nguồn nước khơng đảm bảo nhất là nước cống, nước ao tù nơi mà
vịt thường bơi lội theo tập tính ñể tìm kiếm thức ăn rất dễ dẫn tới nhiễm
khuẩn ñường tiêu hóa gây nên bệnh viêm ruột, ỉa chảy.
Ở nước ta, bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, ñặc biệt là vào vụ đơng
xn khi thời tiết thay đổi ñột ngột và vào những giai ñoạn chuyển mùa.
2.4.3. Những hiểu biết về vi khuẩn Escherichia coli
Trực khuẩn Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn
có 279 serotype trong đó có 250 serotype có độc lực và có vai trị quan
trọng với một số bệnh ở gia súc, gia cầm; ñặc biệt là các loại thủy cầm như
vịt, ngan, ngỗng…
2.4.3.1. ðặc tính hình thái
E.coli là trực khuẩn gram âm, hình gậy ngắn, hai đầu trịn, có lơng, di
động được, khơng hình thành nha bào, giáp mơ, kích thước 2 – 3 x 0,6µm.
Trong cơ thể động vật vi khuẩn đứng riêng rẽ, đơi khi xếp thành chuỗi ngắn.
Dưới kính hiển vi cịn phát hiện được cấu trúc Pili – yếu tố mang kháng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16



nguyên bám dính của vi khuẩn E.coli, là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy
tiện, có thể phát triển ở nhiệt độ 5 – 400C, nhiệt độ thích hợp là 370C; pH
thích hợp là 7,2 – 7,4.
2.4.3.2. ðặc tính sinh hóa và sức đề kháng của vi khuẩn
Nhóm Escherichia gồm những trực khuẩn có khả năng lên men sinh
hơi các loại ñường glucose, fructose, galactose, lactose, manitol, levulose,
xylose. Vi khuẩn E.coli lên men sinh hơi nhanh các loại ñường lactose, các
phản ứng khác indol (+), catalase (+); MR (+); oxidaza (-); ureaza (-); vi
khuẩn E.coli cịn có khả năng khử nitrit, khử cacboxyl.
Sức đề kháng: E.coli có sức đề kháng yếu, bị diệt ở nhiệt ñộ 550C
trong 1 giờ hoặc 600C trong 15 – 30 phút, đun sơi 1000C thì tiêu diệt được
ngay. Các chất sát trùng: Acid phenic 3%; HgCl2 0,5%; Formol 1 – 2% có
thể tiêu diệt vi khuẩn trong 5 phút, ở mơi trường ngồi các chủng có thể tồn
tại 4 tháng.
2.4.3.3. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn
E.coli gây bệnh bởi tổng hợp nhiều yếu tố, các yếu tố gây bệnh là ñộc
tố và có cả các yếu tố gây bệnh nhưng khơng phải là ñộc tố. ðộc tố bao gồm
ngoại ñộc tố và nội độc tố.
+ Ngoại độc tố: là một chất khơng chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở
560C trong vịng 10 – 30 phút. Dưới tác dụng của formol và nhiệt ñộ, ngoại
ñộc tố chuyển thành giải ñộc tố. Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây
hoại tử. Hiện nay, việc chiết xuất ngoại ñộc tố chưa thành cơng mà chỉ có thể
phát hiện trong canh trùng của những chủng mới phân lập ñược.
+ Nội ñộc tố: Là yếu tố chủ yếu của trực khuẩn ñường ruột chúng có
trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế bào vi khuẩn rất chặt. Nội độc tố có cấu
trúc polysaccharide thuộc về kháng ngun hồn tồn và có tính đặc hiệu cao
ñối với các chủng của mỗi serotype.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


17


×