Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyển chọn một số dòng giống lúa thuần có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác tại huyện vụ bản tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 156 trang )

....

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội

---------

---------

Nguyễn Ngọc Minh

Nghiên cứu, tuyển chọn một số dòng, giống lúa
thuần có năng suất, chất lợng cao phù hợp với
điều kiện canh tác tại huyện vụ bản - tỉnh nam định

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành: Trồng trọt
MÃ số:

60.62.01

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn quang

H NI - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.


Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Minh

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tơi cịn
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của TS. Trần Văn quang - người ñã
hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất giúp đỡ tơi có thêm nhiều am hiểu,
nâng cao kiến thức. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy.
Nhân đây tơi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học,
Viện sau đại học cùng tồn thể các thầy cơ giáo, nhà trường, gia đình và bạn
bè đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Minh

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ........................................................................... x
1. MỞ ðẦU....................................................................................................... 1
1.1.

ðặt vấn đề ............................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và u cầu của ñề tài............................................................... 3

1.2.1. Mục ñích.................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ðề tài .................................. 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
1.4.

Giới hạn của ñề tài .................................................................................. 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 4
2.1.

Nhu cầu lương thực trong nước và trên thế giới .................................... 4


2.1.1. Nhu cầu lương thực trên thế giới ............................................................ 4
2.1.2. Nhu cầu trong nước................................................................................. 5
2.2.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam................................... 6

2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ........................................................ 6
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam. ........................................................ 8
2.3.

Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa.................................................... 12

2.3.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa......................... 12
2.3.2. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa ............................. 14
2.3.3. Các chỉ tiêu ñánh giá và tình hình nghiên cứu chất lượng lúa gạo....... 21
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iii


2.4.

Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống ................................ 29

2.4.1. Vai trò của giống mới ........................................................................... 29
2.4.2. Các hướng chọn tạo giống có kiểu cây mới.......................................... 30
2.4.3. Phương hướng chọn tạo giống lúa ........................................................ 33
2.4.4. Những kết quả ñạt ñược trong công tác chọn giống............................ 36
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 39

3.1.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 39

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................. 40

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 40

3.3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ........................................................ 40
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 40
3.3.3. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 42
3.3.4. Bố trí mơ hình trình diễn vụ xuân năm 2011........................................ 43
3.4.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 45

3.4.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng............................................... 45
3.4.2. ðặc điểm nơng sinh học........................................................................ 45
3.4.3. ðặc điểm hình thái ................................................................................ 47
3.4.4. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh ........................................................................ 47
3.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất........................................ 47
3.4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo.............................................................. 48
3.5.

Phương pháp ñánh giá các chỉ tiêu theo dõi ......................................... 51


3.6.

Xử lý số liệu .......................................................................................... 51

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 53
4.1.

Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các dịng, giống ............. 53

4.2.

Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thuần............................... 57

4.3.

ðộng thái ra lá của các dòng, giống lúa thuần...................................... 62

4.4.

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống
lúa thuần ................................................................................................ 67

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iv


4.5.1. ðặc điểm lá địng của các dịng, giống lúa thuần ................................. 74
4.5.2. Một số ñặc ñiểm về thân và bơng của các dịng, giống lúa thuần ........ 77
4.6.


Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống lúa thuần.................... 81

4.6.1. Màu sắc thân lá ..................................................................................... 83
4.6.2. Màu sắc mỏ hạt ..................................................................................... 83
4.6.3. Kiểu ñẻ nhánh ....................................................................................... 83
4.6.4. Thế lá..................................................................................................... 84
4.7.

Mức ñộ nhiễm sâu bệnh trên ñồng ruộng của các dòng, giống
lúa thuần ................................................................................................ 84

4.7.1. Rầy các loại........................................................................................... 87
4.7.2. Sâu ñục thân .......................................................................................... 87
4.7.3. Sâu cuốn lá nhỏ ..................................................................................... 88
4.7.4. Bệnh đạo ơn. ......................................................................................... 89
4.7.5. Bệnh khơ vằn ........................................................................................ 89
4.7.6. Bệnh bạc lá............................................................................................ 90
4.8.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống
lúa thuần ................................................................................................ 91

4.8.1. Số bông/m2 ............................................................................................ 91
4.8.2. Số hạt/bông ........................................................................................... 93
4.8.3. Số hạt chắc/bông ................................................................................... 93
4.8.4. Khối lượng 1000 hạt ............................................................................. 94
4.8.5. Năng suất lý thuyết ............................................................................... 94
4.8.6. Năng suất thực thu ................................................................................ 94
4.9.


Một số chỉ tiêu ñánh giá chất lượng gạo của các dòng, giống
lúa thuần................................................................................................ 96

4.9.1. Chất lượng xay xát ................................................................................ 96
4.9.2. Chất lượng thương phẩm ...................................................................... 98
4.9.3. Chất lượng nấu nướng và ăn uống ...................................................... 101
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

v


4.10. Giới thiệu một số dịng giống có triển vọng ....................................... 104
4.11. Kết quả mơ hình trình diễn giống lúa Hương cốm và BC 15............. 106
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ....................................................................... 108
5.1.

Kết luận ............................................................................................... 108

5.2.

ðề nghị ................................................................................................ 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 110
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 115

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ðBSCL

: ðồng bằng sông Cửu Long

ðHNN

: ðại học Nông nghiệp

TW

: Trung ương

KD

: Khang Dân

TGST

: Thời gian sinh trưởng

D

: Dài

R

: Rộng


D/R

: Dài trên rộng

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

Số bông/m2

: Số bông trên m2

Số hạt/bơng

: Số hạt trên bơng

Số bơng hữu hiệu/khóm : Số bơng hữu hiệu trên khóm
Tỷ lệ dài/rộng

: Tỷ lệ dài trên rộng

PCR

: Polymerase Chain Reaction (phản ứng khuếch ñại gen)

USDA


: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1.

Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2005 ñến năm 2010........... 7

Bảng 2.2.

Sản xuất lúa gạo của 10 nước ñứng ñầu thế giới.......................... 7

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam
trong những năm gần ñây ............................................................. 9

Bảng 3.1:

Danh sách các dịng, giống lúa thuần dùng trong thí nghiệm........ 39


Bảng 4.1.

Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các dòng
giống lúa thuần trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 tại
Vụ Bản – Nam ðịnh ................................................................... 54

Bảng 4.2a. ðộng thái đẻ nhánh của các dịng, giống lúa thuần trong
vụ Mùa 2010 (nhánh).................................................................. 59
Bảng 4.2b. ðộng thái ñẻ nhánh của các dòng, giống lúa thuần trong
vụ Xuân 2011 (nhánh) ................................................................ 61
Bảng 4.3a. ðộng thái ra lá của các dòng, giống lúa thuần trong vụ
Mùa 2010 (lá).............................................................................. 63
Bảng 4.3b. ðộng thái ra lá của các dòng, giống lúa thuần trong vụ
Xuân 2011(lá) ............................................................................. 65
Bảng 4.4a. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống
lúa thuần trong vụ Mùa 2010 (cm) ............................................. 68
Bảng 4.4b. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống
lúa thuần trong Vụ Xuân 2011 (cm) ........................................... 70
Bảng 4.5.

Một số đặc điểm nơng sinh học của các dịng, giống................. 72

Bảng 4.6.

Một số đặc điểm lá ñòng của các dòng, giống lúa thuần
trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 ......................................... 75

Bảng 4.7.


Một số tính trạng về thân và bơng của các dịng, giống lúa
thuần trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 ............................... 79

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

viii


Bảng 4.8.

ðặc điểm hình thái của các dịng giống lúa thuần tham gia
thí nghiệm so sánh trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011............. 82

Bảng 4.9a. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các dịng,
giống lúa thuần trong vụ Mùa 2010........................................... 85
Bảng 4.9b. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các dịng,
giống lúa thuần trong vụ Xuân 2011 .......................................... 86
Bảng 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng,
giống lúa thuần trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 ............... 92
Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống lúa
thuần tham gia nghiên cứu.......................................................... 97
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá mùi thơm của các dịng, giống lúa thuần
trong vụ Mùa 2010.................................................................... 100
Bảng 4.13. ðánh giá phẩm chất cơm của các dịng, giống thí nghiệm....... 103
Bảng 4.14. Một số đặc điểm nơng sinh học của 02 giống lúa thuần có
triển vọng tại huyện Vụ Bản..................................................... 105
Bảng 4.15. Tổng hợp các chỉ tiêu của các giống trong mơ hình trình
diễn trong vụ Xn 2011 .......................................................... 106

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Trang
Biểu ñồ 4.1. ðộng thái ñẻ nhánh vụ mùa 2010............................................. 60
Biểu ñồ 4.2. ðộng thái ñẻ nhánh vụ xuân 2011 ............................................ 62
Biểu ñồ 4.3. ðộng thái ra lá của các dòng, giống vụ mùa 2010 ................... 64
Biểu đồ 4.4. ðộng thái ra lá của các dịng, giống vụ xuân 2011 .................. 66
Biểu ñồ 4.5. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng,
giống vụ mùa 2010 ................................................................... 69
Biểu ñồ 4.6. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây vụ xuân 2011 ................. 71
Biểu ñồ 4.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu................................ 95

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

x


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây lúa (Oryza Sativa L.) là cây lương thực quan trọng bậc nhất ở nước
ta và ñứng hàng thứ hai trên thế giới sau lúa mỳ. Khoảng 40% dân số thế giới
coi lúa gạo là nguồn lương thực chính và 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2
khẩu phần lương thực hàng ngày. Chính vì thế, việc tăng sản lượng và chất
lượng của lúa gạo ñể ñáp ứng nhu cầu của con người vẫn ln được thế giới
qua tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Trong các châu lục sản
xuất lúa thì Châu Á là châu lục có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất thế giới
(chiếm trên 90% sản lượng lúa gạo thế giới).

Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 75% dân số sống phụ
thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo
làm lương thực chính. Tính đến năm 2010, diện tích đất trồng lúa ở nước ta là
7,51 triệu ha, tổng sản lượng lúa ñạt 39,98 triệu tấn, năng suất trung bình đạt
53,2 tạ/ha. Vì vậy, chúng ta khơng những có đủ lương thực tiêu dùng trong
nước, đảm bảo an ninh lương thực mà cịn dư một lượng lớn để phục vụ xuất
khẩu. Năm 2010 Việt Nam ñã xuất khẩu 6,80 triệu tấn với giá trị 2,9 tỷ USD,
ñứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Góp phần vào thành tích to lớn trên
trước hết phải kể đến sự ñóng góp quan trọng của các giống lúa mới cùng với
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chủ trương chính sách của Nhà
nước về phát triển nơng nghiệp.
Tuy nhiên, ñể ñáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số ngày một tăng
mà vẫn dành một phần cho xuất khẩu trong khi diện tích trồng lúa có xu
hướng giảm do tốc độ phát triển cơng nghiệp và đơ thị hoá ngày càng cao,
chúng ta cần phải cố gắng nhiều trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhằm tăng năng suất lúa trên ñơn vị diện tích. Muốn tăng năng suất lúa
trên đơn vị diện tích chúng ta cần phải cải tiến ñiều kiện trồng trọt và áp dụng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

1


giống mới, trong đó việc áp dụng giống mới vừa rẻ, ít tốn kém và cho hiệu
quả kinh tế cao.
Tại Nam ðịnh, diện tích sản xuất lúa hàng năm của tỉnh khoảng 160
ngàn ha và cơ cấu giống lúa thuần chiếm từ 50-60% diện tích. Mặc dù, có rất
nhiều các giống lúa thuần có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo đảm
bảo cho mục đích thương mại nhưng đại ña số người nông dân tại tỉnh vẫn tập
trung vào gieo cấy giống lúa Bắc thơm số 7 là giống có chất lượng phục vụ
mục đích thương mại và giống Khang dân 18 năng suất cao phục vụ cho chăn

nuôi tại gia đình. Những giống lúa thuần khác cũng được bà con nông dân sử
dụng trong bộ giống sản xuất tại gia đình nhưng với diện tích hẹp và mang
tính tự phát. Trong tình hình sản xuất nơng nghiệp hiện nay, giống Bắc thơm
số 7 nhiễm sâu bệnh rất nặng ñặc biệt là nhiễm rầy nâu - rầy lưng trắng, bệnh
khơ vằn, bệnh bạc lá...Nhiễm rầy nặng đi kèm với nguy cơ bùng phát bệnh
lùn sọc ñen phương nam cao-căn bệnh nguy hiểm đang là vấn đề thời sự nóng
hổi. Việc giảm thiểu diện tích giống Bắc thơm số 7 trong cơ cấu gieo cấy lúa
nhằm hạn chế, đề phịng bệnh lùn sọc ñen phương nam phát sinh trên diện
rộng ñang là một trong những biện pháp phòng chống bệnh.
Huyện Vụ Bản là một trong những huyện có diện tích trồng lúa cao
trong tỉnh Nam ðịnh, khoảng gần 20.000 ha/năm. Mặc dù theo quan ñiểm chỉ
ñạo chung của tỉnh cũng như của huyện là giảm diện tích gieo cấy giống Bắc
thơm số 7, thay bằng các giống lúa thuần nhiễm dịch hại nhẹ hơn nhưng tập
quán sản xuất của người nơng dân chưa thay đổi là bao, một phần do thói
quen, một phần khơng nhỏ do chưa có một giống lúa thuần nào có thể đem lại
mức giá bán cao tương ñương. Dù biết rằng cấy bắc thơm số 7 ñồng nghĩa với
việc chấp nhận rủi do về dịch hại, thời tiết.
Bởi vậy, việc nghiên cứu, tuyển chọn một số dịng, giống lúa thuần
được chọn tạo trong nước có năng suất cao, chất lượng cao và phù hợp với

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

2


ñiều kiện canh tác của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam ðịnh là hết sức cần thiết. Do
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn một số dịng, giống
lúa thuần có năng suất, chất lượng cao phù hợp ñiều kiện canh tác tại
huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam ðịnh”.
1.2. Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1. Mục đích
- Tuyển chọn được một số dịng, giống lúa thuần có năng suất, chất
lượng cao, nhiễm nhẹ sâu bệnh cho huyện Vụ Bản, tỉnh Nam ðịnh nhằm làm
phong phú bộ giống lúa, ñáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực của tỉnh.
1.2.2. u cầu
- Chọn được một vài dịng, giống lúa thuần phù hợp với ñiều kiện sinh
thái của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam ðịnh, có năng suất, chất lượng cao và
nhiễm nhẹ với dịch hại.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ðề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ góp phần định hướng cho các nhà chọn tạo giống,
tiến hành nghiên cứu sản xuất hạt giống lúa thuần tại Nam ðịnh và rút ngắn
thời gian trong việc xác định những dịng, giống thích hợp cho địa bàn tỉnh.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của ðề tài sẽ góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa thuần cho
nông dân sản xuất lúa và nâng cao sản lượng lương thực cho tỉnh nhà.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian có hạn, nên tơi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số dòng,
giống lúa thuần và tiến hành tại huyện Vụ Bản là huyện có diện tích sản xuất
lúa nước khá lớn của tỉnh Nam ðịnh.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nhu cầu lương thực trong nước và trên thế giới
2.1.1. Nhu cầu lương thực trên thế giới
Gạo là lương thực quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày của người

dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Châu Á gạo là nguồn cung cấp calori
chủ yếu, đóng góp 56 % năng lượng, 42,9 % protein hàng ngày [48]. Nó đặc
biệt quan trọng đối với những người nghèo, khi mà lương thực cung cấp tới
70 % năng lượng và protein thông qua bữa ăn hàng ngày.
Tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của các quốc gia, bộ phận
dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
Các nghiên cứu của Kaosai và trung tâm thông tin Bộ nông nghiệp
(2001) [37] cho thấy: tại thị trường Hồng kông các loại gạo hạt dài, tỷ lệ gạo
nguyên cao, cơm mềm luôn ñược bán với giá cao. Tại Rome các loại gạo
Japonica ñược ưa chuộng. Trái lại khách hàng Tây Á và Italia lại ưa chuộng
gạo ñục và cơm cứng. Người Nhật Bản ưa gạo trịn, mềm ướt, thật trắng
khơng có mùi thơm. Cịn thị trường và người Thái Lan lại thích gạo hạt dài,
cơm khô.
Những nơi mà gạo là lương thực thứ yếu (Châu Âu) thì họ yêu cầu loại
gạo tốt. Gạo 5 – 10% tấm ñược tiêu thụ nhiều ở Tây Âu và 10-13% ở các
nước ðông Âu. Ngày nay, loại gạo hạt dài chiếm ưu thế trên thị trường Tây
Âu. Một số nước như Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Anh và một số vùng nước Pháp có
chiều hướng tăng các món ăn phương ðơng nên sử dụng nhiều loại gạo hạt
dài. Trong khi đó ở các nước ðơng Âu người tiêu dùng lại thích dùng loại gạo
hạy trịn hơn. Gần 90% dân số Bangladesh và phần lớn dân số Ấn ðộ,
Srilanka, Pakistan, các nước thuộc Châu Phi tiêu dùng loại gạo đồ, cịn gạo
nếp được tiêu thụ chính ở Lào, Camphuchia và một số vùng ở Thái Lan
(FAO, 1988) [11].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

4


Hàng năm thị trường toàn cầu tiêu thụ khoảng 23 triệu tấn gạo, trong

đó các quốc gia Châu Á nhập khẩu nhiều nhất chiếm 49% tổng nhập khẩu
toàn thế giới nhất là Philippine và Indonesia.
Theo USDA (2001) dự báo những năm tiếp theo tới ñây, Thái Lan, Việt
nam, Mỹ, Ấn ðộ vẫn là các quốc gia xuất khẩu gạo chủ yếu [36].
Trong những năm gần ñây, giá lương thực trên thế giới liên tục tăng
cao, ñẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng lương thực tồn cầu. Ngun
nhân chính của tình trạng này là do điều kiện thời tiết khí hậu ngày càng trở
lên khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt kéo dài làm mất Mùa và sản lượng lương thực
giảm mạnh, ñồng thời các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng một lượng
lương thực khổng lồ vào sản xuất nhiên liệu sinh học làm kho dự trữ lương
thực của thế giới ñang ở mức thấp nhất kể từ 30 năm nay trong khi giá gạo
không ngừng gia tăng trong vịng 5 năm qua.
Khơng những vậy, thế giới cịn đang ñối mặt với tình trạng tăng dân số,
dân số thế giới ước tính sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050, đây chính là yếu tố
tác động lâu dài hơn ñến tình trạng lương thực thế giới.
Theo ghi nhận của Liên hiệp Quốc (LHQ), giá lương thực toàn cầu vào
tháng 1/2008 ñã tăng 35% so với kỳ cùng năm trước. Chỉ tính trong năm 2007
giá gạo đã tăng 42%, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) và LHQ ñưa ra vào tháng 2/2008, giá ngũ cốc có thể tăng 27% và giá
gạo tăng thêm 9% trong 10 năm tới.
2.1.2. Nhu cầu trong nước
Trong những năm trước ñổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Năm 1986 cả nước sản xuất ñạt 18,37 triệu tấn lương thực, sang
năm 1987 lại giảm chỉ còn 17,5 triệu tấn trong khi dân số tăng thêm 1,5 triệu
người. Ở Miền Bắc, Nhà nước ñã phải nhập khẩu 1,28 triệu tấn ñể thêm vào
cân ñối lương thực nhưng vẫn khơng đủ, vẫn có đến 9,3 triệu người thiếu ăn
trong đó có 3,6 triệu người bị đói gay gắt. Từ năm 1989 chúng ta ñã giải
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

5



quyết ñược vấn ñề lương thực thoả mãn nhu cầu lương thực trong nước và bắt
ñầu tham gia vào thị trường xuất khẩu. ðến nay, Việt Nam là nước xuất khẩu
gạo lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên chất lượng gạo của ta vẫn cịn kém: bạc
bụng, độ dài hạt trung bình, hương vị kém…nguyên nhân là do chúng ta chưa
có được bộ giống lúa chất lượng cao trong khi xu hướng về gạo phẩm chất
cao trên thị trường Châu Á và Châu Mỹ ngày càng cao. Cùng với việc hội
nhập WTO, nhiều loại gạo chất lượng của Thái Lan, Ấn ðộ sẽ tràn vào Việt
Nam, nên mục tiêu lớn ñặt ra cho Việt Nam là phải có thêm nhiều gạo chất
lượng cao ñủ khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả và thương hiệu. ðiều
đó chỉ có thể giải quyết ñược bằng một giải pháp tổng hợp về giống, công
nghệ sau thu hoạch, thương hiệu và thị trường.
2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng ñối với đời sống
con người. Do vậy, nó được trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo
thống kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản
xuất lúa gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á , 85% sản lượng lúa
trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn ðộ, Indonexia, Banglades, Myamar và nhật Bản [12]
ðến năm 2010 (FAO, 2010), tổng diện tích trồng lúa trên tồn thế giới
là 155,602 triệu ha, năng suất trung bình đạt 4,33 tấn/ha và tổng sản lượng lúa
là 660,278 triệu tấn. Nước có năng suất cao nhất là Nhật Bản với 6,511
tấn/ha, sau ñến Trung Quốc với 6,022 tấn/ha. Tuy nhiên xét về sản lượng thì
Trung Quốc lại là nước đứng đầu đạt 183,276 triệu tấn, tiếp đó là Ấn ðộ với
sản lượng đạt 139,955 triệu tấn.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


6


Bảng 2.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2005 đến năm 2010
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)

Năm
2005
154,834

Năm
2006
155,792

Năm
2007
155,812

Năm
2008
154,834

Năm
2009

155,792

Năm
2010
155,602

40,835

41,185

42,332

42,352

42,134

43,338

632,272

641,636

659,591

659,693

662,231

660,278


Nguồn: FAOSTAT.FAO

Bảng 2.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nước ñứng ñầu thế giới
Năm 2009

Năm 2010

62,763

Sản
lượng
(triệu
tấn)
183,276

43,810

31,945

139,955

43,770

33,029

144,570

Indonexia

11,786


46,201

54,455

12,476

47,052

57,157

Bangladet

10,579

38,541

40,773

10,732

41,120

43,057

Thái Lan

10,165

29,160


29,642

10,669

30,086

32,099

Việt Nam

7,440

52,300

38,895

7,513

53,200

29,988

Myamar

8,140

37,592

30,600


8,200

39,768

32,610

Philippin

4,160

36,843

15,327

4,270

39,768

16,240

Braxin

2,970

38,789

11,527

2,890


38,007

11,061

Nhật Bản

1,688

63,359

10,695

1,673

65,110

10,893

Trung Quốc

Diện
tÝch
(triệu
ha)
29,201

Ấn ðộ

Quèc gia


Năng
suất
(tạ/ha)

Diện tÝch
(triệu ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

29,179

60,223

Sản
lượng
(triệu
tấn)
187,397

Nguồn: FAOSTAT.FAO

Về diện tích, Ấn ðộ là nước có diện tích trồng lúa cao nhất với
43,770 triệu ha, sau đó là Trung Quốc có diện tích trồng lúa là 29,179 triệu
ha (bảng 2.2).
Có thể nói, tình hình sản xuất lúa trên thế giới đang có xu hướng tăng
dần nhưng tăng rất chậm, sản lượng năm 2005 là 623,272 triệu tấn và đến


Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

7


năm 2010 là 660,278 triệu tấn , tuy nhiên với tốc ñộ tăng dân số như hiện nay
cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới
ñảm bảo ñược vấn ñề an ninh lương thực của tồn xã hội. Theo đự đốn của
FAO, trong vịng 30 năm tới, tổng sản lượng lúa trên toàn thế giới phải tăng
ñược 56% mới ñảm bảo ñược nhu cầu lương thực cho mọi người dân [59].
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Nằm gần giữa vùng đơng Nam Châu Á, khí hậu nhiệt đới gió Mùa, đặc
biệt là lượng bức xạ mặt trời cao - Việt Nam rất thích hợp với sự phát triển
của cây lúa. Với nhiều ñồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng phù sa bồi ñắp,
tương ñối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (đồng bằng châu thổ sơng
Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long…) cùng một loạt châu thổ nhỏ hẹp
ở ven sông, ven biển miền Trung. Cũng giống như các đồng bằng của các
nước ðơng Nam Á khác, đồng bằng châu thổ Việt Nam ñều ñược dùng trong
sản xuất nơng nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Chính vì thế, Việt Nam có thể
là cái nơi hình thành cây lúa nước, từ lâu nó đã trở thành cây lương thực chủ
yếu và có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở nước ta là 4,5 triệu ha, năng
suất trung bình ñạt 1,3 tấn/ha, sản lượng ñạt 5,4 triệu tấn. Sở dĩ năng suất
lúa thấp như vậy là do trình độ kỹ thuật lạc hậu, sản xuất chủ yếu phụ
thuộc vào thiên nhiên.
Từ những năm 60 trở ñi, do dân số ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu
lương thực ngày càng lớn trong khi diện tích đất nơng nghiệp có phần bị thu
hẹp. Vì vậy việc cung cấp đủ lương thực cho dân số ngày một tăng thực sự là
một thách thức lớn.
Nhờ chính sách đổi mới của ðảng và nhà nước cùng với sự phát triển

của khoa học kỹ thuật như việc sử dụng các giống lúa mới năng suất cao, thay
ñổi cơ cấu Mùa vụ, cải tạo ñất, xây dựng hệ thống thuỷ lợi…dẫn tới năng suất
lúa tăng ñáng kể trong những năm gần ñây. Ngày nay, cây lúa là một trong
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

8


những cây trồng quan trọng hàng ñầu trong sản xuất nơng nghiệp ở nước ta,
nó khơng chỉ cung cấp lương thực cho người dân mà cịn là cây trồng có giá
trị xuất khẩu ñem lại nguồn doanh thu
ñáng kể cho nền kinh tế quốc doanh.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam trong
những năm gần đây
Năm

Diện tích
(triệu ha)

2003

7,45

Năng
suất
(tạ/ha)
46,5

2004


7,45

48,6

36,18

4,06

941

2005

7,33

48,9

35,83

5,20

1399

2006

7,32

48,9

35,82


4,75

1306

2007

7,20

49,8

35,87

4,50

1454

2008

7,40

52,2

38,63

4,72

2902

2009


7,44

52,3

38,90

6,10

2664

2010

7,51

53,2

39,98

6,80

2912

Sản lượng
(triệu tấn)
34,58

Lượng xuất
khẩu (triệu
tấn)
3,81


Trị giá
(triệu
USD)
721

Nguồn: Trung tâm tư liệu thống kê- Tổng cục thống kê- Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

9


Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy: từ năm 2003 đến năm 2007 diện tích trồng
lúa ở nước ta có xu hướng giảm dần nhưng năng suất lúa ngày một tăng, đặc
biệt là đến năm 2010 thì diện tích và năng suất trồng lúa ñều tăng lên. Cụ thể
là năm 2003 diện tích trồng lúa ở nước ta là 7,45; năm 2007 diện tích trồng
lúa giảm xuống cịn 7,2 triệu ha và đến năm 2010 diện tích tăng lên 7,51 triệu
ha. Năng suất lúa tăng từ 46,5 tạ/ha (2003) lên 53,2 tạ/ha (2010), sản lượng
tăng từ 34,45 triệu tấn lên 39,98 triệu tấn. ðây là nguồn thu nhập ñáng kể của
nền kinh tế quốc doanh với lượng gạo xuất khẩu gạo ñứng thứ 2 thế giới (3,9
triệu tấn năm 2003 và 6,80 triệu tấn năm 2010), thu về 721 triệu USD (năm
2003) và 2912 triệu USD (năm 2010).
Tình hình sản xuất và xuất khẩu ñến tháng 4 năm 2011:
Các tỉnh miền Bắc: Trong tháng 4/2011 các ñịa phương miền Bắc tập
trung chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh cho lúa và rau màu vụ đơng Xn. Lúa
đơng Xn hiện nay phần lớn đang trong giai đoạn đẻ nhánh, một số diện
tích trà sớm đã bắt đầu làm địng. Do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết rét kéo
dài, các ñịa phương năm nay gieo cấy muộn hơn so với mọi năm, trà Xuân

muộn chiếm tỷ lệ chủ yếu, có nơi chiếm tồn bộ diện tích gieo cấy của các
địa phương vùng ðồng bằng sông Hồng và lân cận. So với số liệu thống kê
tháng trước diện tích lúa đơng Xn thuộc các tỉnh miền Bắc tăng thêm 35
ngàn ha tại các ñịa bàn trung du và miền núi ñưa tổng diện tích lúa đơng
Xn của các tỉnh miền Bắc lên 1.129 ngàn ha, tăng hơn 6.000 ha so với
cùng kỳ năm trước.
Thời tiết trong tháng diễn biến khá bất thường, nắng ấm xen kẽ với
các đợt khơng khí lạnh tăng cường, trời âm u kéo dài tạo thuận lợi cho sâu
bệnh phát sinh và lây lan. Một số diện tích lúa do thiếu nước nên bị bệnh
nghẹt rễ. Bệnh lùn sọc ñen và lùn xoắn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa
đơng Xn đang được các địa phương phát hiện và phịng chống kịp thời.
Nhìn chung các trà lúa ñông Xuân các ñịa phương sinh trưởng và phát triển
ở mức độ bình thường, song đang đứng trước nguy cơ sâu bệnh phát sinh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

10


trên diện rộng.
Các tỉnh miền Nam: Tính đến ngày 15/4, ñã thu hoạch hơn 1,6
triệu ha lúa ñông Xuân, chiếm gần 83% diện tích xuống giống, tốc độ
thu hoạch bằng
94,4% cùng kỳ. Riêng vùng ðBSCL thu hoạch ñạt trên 90% diện
tích xuống giống, chậm hơn cùng kỳ năm trước 4,8%. Mặc dù lúa đơng
Xn chín rộ nhưng nhiều nơi khơng thu hoạch kịp do thiếu nhân công.
ðánh giá sơ bộ kết quả thu hoạch lúa đơng Xn, nhìn chung,
các địa phương ñều ước ñạt năng suất bằng hoặc khá hơn năm trước. Năng
suất sơ bộ bình qn trên diện tích lúa ñã cho thu hoạch ñạt 63,3 tạ/ha, sản
lượng trên diện tích đã thu hoạch đạt 10,6 triệu tấn lúa, tăng khá so với vụ
trước. Riêng vùng ðBSCL, năng suất bình qn trên diện tích thu hoạch đạt

66 tạ/ha, sản lượng tương ứng ñạt 9,6 triệu tấn.
ðồng thời với thu hoạch lúa đơng Xn, các địa phương miền
Nam đã xuống giống 674 ngàn ha lúa hè thu. Diện tích xuống giống tập
trung chủ yếu ở vùng ðBSCL chiếm trên 95% tổng diện tích. So với cùng
kì năm trước tốc độ xuống giống lúa hè thu tại vùng ðBSCL chỉ bằng
96,3%, tốc ñộ này tương ứng với tốc ñộ thu hoạch lúa đơng Xn trong
vùng. Các địa phương vùng ðBSCL năm nay chỉ ñạo khá nghiêm ngặt thời
vụ xuống giống lúa hè thu, thực hiện xuống giống nhanh và ñồng loạt ñể né
tránh rầy lây lan.
Tình hình xuất khẩu gạo: Ước tháng 4/2011 xuất khẩu ñạt 890 ngàn
tấn, kim ngạch ñạt 445 triệu USD, ñưa tổng lượng gạo xuất khẩu 4 tháng
ước ñạt 2,8 triệu tấn, kim ngạch ñạt 1,4 tỷ USD. Như vậy chưa năm nào
lượng xuất khẩu gạo ñầu năm lại tăng nhanh như năm nay, tuy nhiên giá trị
lại tăng chậm hơn lượng một chút (tăng 30% về lượng và 22,7% về giá
trị). Giá gạo XK giảm nhẹ so với tháng trước, giá bình qn 3 tháng đầu
năm ở mức 503 USD/T, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường
XK lớn trong các tháng ñầu năm 2011 dẫn đầu là In-đơ-nê-xia tăng đột biến,
với giá trị ñạt 343 triệu USD chiếm tới 35,3 % tỷ trọng XK gạo. Thị trường
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

11


ñứng thứ hai là Cu Ba cũng tăng trưởng mạnh gấp 1,6 lần về lượng và gần 2
lần về giá trị. Ngược lại, thị trường tiêu thụ truyền thống là Phi-lip-pin lại
sụt giảm chỉ bằng 6% cả lượng và giá trị so với 3 tháng đầu năm ngối.
2.3. Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa
2.3.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa
* Nguồn gốc cây lúa
Lúa là một trong những loại cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu ñời nhất.

Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn ðộ, Việt Nam…cây lúa có
mặt từ 3000-2000 năm trước cơng ngun, ở Trung Quốc vùng Triết Giang ñã
xuất hiện cây lúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử - 4000 năm. Tuy nhiên
vẫn cịn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa
được đưa vào trồng trọt [13].
Ở Việt Nam cây lúa ñược coi là cây trồng “bản địa”, nó khơng phải là
loại cây từ nơi khác ñưa vào (Bùi Huy ðáp, 1987). Với ñiều kiện khí hậu
nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nơi hình thành cây lúa nước. Từ lâu,
cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong nền
kinh tế và xã hội của nước ta [32]. Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa
dại. Việc xác ñịnh trực tiếp tổ tiên của cây lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa )
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả như Sampath và Rao (1951),
Sampath và Govidaswami (1958) cho rằng: Oryza sativa có nguồn gốc từ lúa
dại lâu năm Rufipogon. Tác giả Chtterjce và cộng sự (1958), Oka (1998),
Mirishima và cộng sự (1992) cho rằng: kiểu trung gian giữa O. Rufipogon và O.
Nivara giống với tổ tiên lúa trồng hiện nay hơn cả [42]. Theo tác giả ở ñại học
Triết Giang (Trung Quốc) thì lúa trồng bắt nguồn từ lúa dại Oryza sativa
L.F.spontaneae.
Một số tác giả như ðinh Dĩnh, Bùi Huy ðáp, ðinh Văn Lữ…cho rằng:
Oryza Fatua là loài lúa dại gần nhất và ñược coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay.
* Phân loại lúa trồng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

12


Về phân loại lúa trồng Oryza sativa cũng cịn có nhiều quan ñiểm khác
nhau. Tuy nhiên trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước ñây, các nhà khoa học
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ñã thống nhất xếp lúa trồng ở Châu Á

(Oryza sativa) thuộc họ hoà thảo (Graminae) tộc oryzae, có bộ NST 2n=24
[17]. Theo điều kiện sinh thái, Kato (1993) chia lúa trồng thành 2 nhóm lớn là
Japonica (lúa cánh) và Indica (lúa tiên). Lúa tiên thường phân bố ở vĩ ñộ thấp
như: Trung Quốc, Ấn ðộ, Việt Nam, Inđonexia…là loại hình cây cao, lá nhỏ
xanh nhạt, bông xoè, hạt dài, vỏ trấu mỏng, cơm khô, nở nhiều, chịu phân
kém, dễ lốp ñổ nên năng suất thường thấp. Lúa cánh thường phân bố ở vùng
vĩ ñộ cao như: Nhật Bản, Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Châu Âu…là loại hình cây
lá to, xanh đậm, bơng chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, cơm thường dẻo, ít nở, thích
nghi với ñiều kiện thâm canh, chịu phân tốt thường cho năng suất cao [13].
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng khác nhau, Trung Quốc ñã chia ra lúa
sớm và lúa muộn hoặc lúa Xuân và lúa Mùa. Ở Việt Nam ñã từ lâu hình thành
2 vụ lúa là vụ lúa Xuân và vụ lúa Mùa, do lúa Xuân sinh trưởng trong vụ
ðơng Xn có nền nhiệt độ thấp nên thực tế thời gian sinh trưởng của lúa
Xuân lại dài hơn lúa Mùa [13]. Hiện nay hầu hết các giống lúa trong sản xuất
ñều phản ứng với nhiệt ñộ nên cấy ñược ở cả 2 vụ trong năm.
Do ruộng lúa ñược phân bố trong các điều kiện địa hình khác nhau, chế
độ tưới và mức tưới ngập khác nhau đã hình thành lúa cạn (lúa ñồi, lúa
nương) và lúa nước, lúa chịu nước sâu (deep water) với mức tưới ngập trên
1m hay lúa nổi (Floating Rice) có thể chịu ngập đến 3 – 4m.
Theo chất lượng và hình dạng hạt, người ta phân ra: lúa tẻ và lúa nếp,
lúa hạt tròn và lúa hạt dài.
Theo quan ñiểm canh tác học, cây lúa được phân thành 4 nhóm chính sau
đây [18].
- Lúa cạn (Upland rice): được trồng trên đất cao, khơng giữ nước, cây
lúa hoàn toàn sống nhờ vào nước trời.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

13



- Lúa có tưới (Irrigated or Floaded rice): được trồng trên những cánh
đồng có cơng trình thuỷ lợi, chủ động về nước tưới trong suốt chu kỳ sống
của cây.
- Lúa nước sâu (Rainfed Foaland rice): ñược canh tác trên những cánh
đồng thấp, khơng có khả năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. Tuy nhiên, thời
gian ngập nước không quá 10 ngày và mức nước không quá 50 cm.
- Lúa nổi (Deep water or Flooting rice): là loại lúa ñược gieo trồng
trong Mùa mưa, khi mưa lớn lúa ñã ñẻ nhánh, nước dâng cao lúa vươn nhánh
(khoảng 10cm/ngày) ñể ngoi theo, vươn lên mặt nước.
Ở Việt Nam tồn tại cả 4 nhóm giống lúa trên, nhưng chủ yếu là nhóm
lúa có tưới, cịn nhóm lúa cạn, lúa nước sâu và lúa nổi ngày một giảm đi.
Nhóm lúa cạn tồn tại nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Ngun. Lúa
có tưới được canh tác chủ yếu ở vùng đồng bằng Sơng Hồng, đồng bằng ven
biển miền Trung và đồng bằng sơng Cửu Long. Lúa nước sâu được gieo trồng
chủ yếu tại các vùng úng ngập, trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng
khó thốt nước thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc. Lúa nổi chỉ tồn tại rất
ít ở vùng ðồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sơng Cửu Long.
Ngồi 4 nhóm trên ở Việt Nam cịn có một số nhóm giống lúa thích
nghi với các tiểu vùng sinh thái chuyên biệt khác nhau như: giống lúa chịu
mặn, các giống lúa này ñược trồng chủ yếu ở các vùng duyên hải Bắc, Nam,
Trung Bộ. Các vùng ñó thường xuyên bị nước biển xâm nhập nhưng cũng
ñược nguồn nước ngọt thau rửa nên vẫn có thể canh tác lúa.
2.3.2. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa
Lúa là cây trồng ña dạng về kiểu hình, mỗi giống có những đặc điểm
riêng biệt mà ta có thể dựa vào đó để phân biệt như: thời gian sinh trưởng,
khả năng ñẻ nhánh, chiều cao cây, bộ lá lúa và khả năng quang hợp, dạng hạt,
màu sắc hạt [16]. Các nhà chọn tạo và khảo nghiệm giống trước khi chuẩn bị
cho bất kỳ một chương trình chọn tạo và khảo nghiệm giống nào cũng cần có
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


14


×