Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giải pháp thi công dân dụng(Có bản CAD kèm theo )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.61 KB, 12 trang )

.

GIẢI PHÁP THI CƠNG DÂN DỤNG
CƠNG TRÌNH: NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG ĐỊA BÀN DÂN CƯ
SỐ 9,10,16 PHƯỜNG VĨNH PHÚC, QUẬN BA ĐÌNH

 Năm 2019 

2


Môc lôc
I.

Thông tin chung:

II.

CÁC CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO

1. Các căn cứ pháp lý:
2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng dược áp dụng:
III.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

IV.

MỤC TIÊU XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH

V.



ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT, QUY MƠ,
CƠNG SUẤT, CẤP CƠNG TRÌNH.

VI.

CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

1. Các yêu cầu về giải pháp thiết kế:
2. Giải pháp thiết kế kiến trúc cơng trình:
3. Giải pháp thiết kế kết cấu cơng trình:
4. Giải pháp thiết kế điện:
5. Giải pháp cấp nước:
6. Giải pháp thoát nước:
VII. AN TỒN XÂY DỰNG
VIII. GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG
IX.

BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG

X.

BỐ TRÍ KINH PHÍ THỰC HIỆN

XI.

THỜI GIAN THỰC HIỆN

XII. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
XIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phần phụ lục

3


XIV. Thông tin chung:
- Tên dự án: Nhà sinh hoạt cộng đồng địa bàn dân cư số 9,10,16 phường
Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.
- Địa điểm xây dựng: Số 110 phố Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội.
- Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Ba Đình.
- Trụ sở: Số 77 Nguyễn Trường Tộ - Trúc Bạch - Q. Ba Đình - Tp. Hà Nội.
- Tổng diện tích khu đất xây dựng cơng trình: 160,1 m2 (theo bản đồ đo đạc
địa hình). Cơng trình là một nhà sinh hoạt cộng đồng địa bàn dân cư số 9,10,16
phường Vĩnh Phúc gồm 3 tầng 1 tum.
- Nguồn vốn: Vốn ngân sách quận.
- Hình thức quản lý dự án: chủ đầu tư trực tiếp quản lý.
- Hình thức đầu tư xây dựng: Đầu tư xây mới.
XV.

CÁC CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO

3. Các căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi một số điều của 37
Luật có liên quan đến quy hoạch;

- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về
quản lý khơng gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về hoạt
động đo đạc và bản đồ;
- Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
quản lý và bảo trì chất lượng cơng trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
4


- Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính V/v
Quy định Quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ tài chính
V/v Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án
đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở;
- Căn cứ Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ tài chính
V/v Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế
kỹ thuật, phí thẩm định dự tốn xây dựng;
- Căn cứ Thơng tư số 218/2010/TT-BTC ngày 129/12/2010 của Bộ tài chính
V/v Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường;

- Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình;
- Căn cứ Thơng tư 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
- Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ xây dựng về
cơng bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 70/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND Thành phố
Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND Thành phố
Ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án và quản lý theo
đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 6495/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND Thành phố về
việc ủy quyền cho UBND các quận, huyện cấp GPQH, chấp thuận TMB, chấp
thuận phương án kiến trúc cơng trình đối với các dự án an sinh xã hội thực hiện
bằng nguồn vốn ngân sách quận, huyện.
- Ngày 23/9/2016, UBND quận Ba Đình có Quyết định số 2376/QĐ-UBND
về việc giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình làm chủ đầu tư các
dự án thực hiện trong giai đoạn 2017-2020
- Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 04/9/2018 của UBND quận Ba Đình
về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng địa
bàn dân cư số 9,10,16 phường Vĩnh Phúc.
- Văn bản số 1056/UBND-TNMT ngày 23/5/2019 của UBND quận Ba Đình
về việc phê duyệt ranh giới dự án: Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng địa bàn dân
cư số 9,10,16 phường Vĩnh Phúc.
- Văn bản số 497/QLĐT ngày 08/06/2017 của phịng Quản lý đơ thị về việc
thơng tin quy hoạch khu đất phục vụ việc chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng Nhà sinh
hoạt cộng đồng số 12 và 27 phường Vĩnh Phúc;

5



- Văn bản số 369/TNMT ngày 16/06/2017 của phòng Tài nguyên và Môi
trường về việc xin ý kiến chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư 02 điểm đất nông nghiệp
tại phường Vĩnh Phúc;
- Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/200 do Cơng ty cổ phần địa chính Hà Nội lập tháng
8/2018 được phịng Tài ngun và Mơi trường xác nhận ngày 17/10/2018.
- Chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/200 số 146/10 do viện quy hoạch Hà Nội cấp ngày
06/11/2018;
- Biên bản xin ý kiến cộng đồng dân cư;
- Căn cứ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây
dựng cơng trình.
- Căn cứ các văn bản quy phạm có liên quan khác.
4. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng dược áp dụng:

a. Kiến trúc:
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2014/BXD: Quy hoạch Xây dựng;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2012/BXD: Ngun tắc phân loại,
phân cấp cơng trình dân dụng, cơng nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10:2014/BXD: Về xây dựng công trình
đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCXDVN 05:2008/BXD: Nhà ở và cơng trình
cơng cộng – An tồn sinh mạng và sức khỏe;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn cháy cho nhà và cơng trình;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319-2012 tiêu chuẩn xây dựng Việt nam được
chuyển đổi từ TCXDVN 276:2003 do Viện Kiến trức, Quy hoạch Đô thị và Nơng
thơn biên soạn về Nhà và cơng trình cơng cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
b. Kết cấu:
- TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5574: 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5575: 2012 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 9362: 2012 Nền, nhà và cơng trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 10304: 2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 9393: 2012 Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép
dọc trục;
- TCXDVN 9386: 2012 Thiết kế cơng trình chịu động đất.
- Và các tiêu chuẩn hiện hành khác…
c. Cấp điện:
- QCXDVN-1997 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
- QCVN 09-2017: Quy chuẩn xây dựng việt nam – Các cơng trình sử dụng
năng lượng có hiệu quả.
6


- TCVN 9206: 2012 Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và cơng trình
cơng cộng.
- TCVN 9207: 2012 Tiêu chuẩn đặt đường dẫn điện trong nhà ở và cơng trình
cơng cộng.
- TCVN - 7114 - 2002 Tiêu chuẩn chiếu sáng cho hệ thống làm việc trong
nhà.
- TCVN 9888 – 2013 Chống sét cho các cơng trình xây dựng.
- TCVN 4756 – 1989 Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- TCVD 16 – 1986 Chiếu sáng nhân tạo bên trong cơng trình dân dụng.
- TCVN 9888:2013 Chống sét cho cơng trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống.
d. Cấp thoát nước:
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và cơng trình. Nhà xuất bản
xây dựng năm 2008
- QCXDVN 01: 2008/BXD( Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây
dựng)

- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt nam, Tập VI. 1997
- Cấp nước bên trong nhà tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513-1988
- Thoát nước bên trong nhà tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-1987
- Phòng cháy chữa cháy cho nhà và cơng trình u cầu thiết kế 2622-1995
XVI. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
- Nhà sinh hoạt cộng đồng là nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng
ở làng quê Việt Nam từ ngàn xưa. Nhà sinh hoạt cộng đồng sử dụng với mục đích
đa năng đây sẽ là điểm vui chơi, hội họp, trụ sở tuần tra, thư viện và sinh hoạt văn
hóa của mọi lứa tuổi và tầng lớp dân cư trong khu dân cư.
- Phường Vĩnh Phúc là một trong những phường nằm trong khu trung tâm dân
cư đông đúc và chịu ảnh hưởng đáng kể của q trình đơ thị hóa. Nhu cầu sinh
hoạt văn hóa, thể thao là hết sức cần thiết trong khi hiện nay địa bàn khu dân cư tổ
27 phường Vĩnh Phúc chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng.
- Vì vậy Xây dựng Nhà sinh hoạt cộng đồng tổ 27 phường Vĩnh Phúc là nhu
cầu bức thiết, góp phần nâng cao phong trào văn hóa, TDTT của nhân dân, đồng
thời thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, thể thao để
kịp thời phổ biến, triển khai các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến
nhân dân trên địa bàn phường kịp thời và đầy đủ.
XVII.MỤC TIÊU XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
- Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng địa bàn dân cư số 9,10,16 phường Vĩnh
Phúc, quận Ba Đình là phục vụ nhu cầu hội họp sinh hoạt đoàn thể của nhân dân,

7


góp phần hồn chỉnh cơ sở hạ tầng của phường từng bước nâng cao đời sống, văn
hóa tinh thần của nhân dân trong khu vực.
- Tạo không gian mở, cảnh quan kiến trúc đẹp góp phần chỉnh trang cảnh
quan, mơi trường, có thể trở thành điểm nhấn của tổ dân phố.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá - xã hội như tổ

chức các hoạt động văn hóa, hội họp, các hoạt động thi đua, học tập trau dồi kiến
thức và các hoạt động thể thao hàng ngày phục vụ dân cư của tổ dân phố.
- Giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng thiếu địa điểm sinh hoạt văn
hóa, nơi trụ sở tuần tra, nơi vui chơi giải trí đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi
từ nhiều năm của nhân dân trong khu dân cư.
- Cơng trình được xây dựng mới góp phần làm đẹp thêm cảnh quan xung
quanh, vệ sinh môi trường; Phát huy hiệu quả cao nhất trong việc quản lý sử dụng
đất, hiệu quả đầu tư;
XVIII. CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG NHÀ DÂN DỤNG

THUYẾT MINH NƯỚC
I. Tài liệu cơ sở:
Tập bản vẽ thiết kế bản vẽ thiết kế phần cấp thốt nước của cơng trình được
lập trên các cơ sở sau:
• Các bản vẽ phần tổng mặt bằng, kiến trúc và xây dựng của khu nhà.
• Các u cầu cấp nước, thốt nước của chủ đầu tư.
• Hồ sơ thiết kế cơ sở lập dự án đã được phê duyệt.
• Các tiêu chuẩn và quy phạm về phần cấp thoát nước của Việt Nam được áp dụng:
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và cơng trình. Nhà xuất bản xây dựng
năm 2008
- QCXDVN 01: 2008/BXD( Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng)
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt nam, Tập VI. 1997
- Cấp nước bên trong nhà tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513-1988
- Thoát nước bên trong nhà tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-1987
- Phòng cháy chữa cháy cho nhà và cơng trình u cầu thiết kế 2622-1995
II. Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
1. Lưu lượng tính tốn:
Lưu lượng tính toán cho các khu vệ sinh:
* Đối với khu vệ sinh cơng cộng:
Qtt=0,2α N

Trong đó:
8


Qtt: Lưu lượng tính tốn cho từng đoạn ống (l/s)
α: Hệ số phụ thuộc vào chức năng của ngôi nhà.
N: Tổng số đương lượng của dụng cụ vệ sinh trong đoạn ống tính tốn
2. Mạng lưới đường ống cấp nước
Nước cấp vào cơng trình được đấu nối từ ống cấp nước của thành phố phía trước
cơng trình, nước qua đồng hồ tổng vào bể chứa nước ngầm của cơng trình. Hệ thống máy
bơm đặt ở gầm cầu thang đưa nước từ bể chứa ngầm lên các két nước mái ở tầng mái.
3. Bể nước ngầm
BẢNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
Stt

Đối tượng dung nước

Đơn vị

Số lượng

Tiêu chuẩn

1 Nước cấp cho công trình

m2

400

3 (lít/m2)


Lưu
lượng(m3)
1.20

Vậy chọn bể nước ngầm dung tích là 4 m3.
Đường ống dẫn nước qua đồng hồ vào các bể chọn D25 và trong bể ngầm bố trí van
phao để khống chế mực nước trong bể.
4. Bể nước mái
Chọn két nước mái có dung tích 2 m3.
Trong bể nước bố trí van phao điện nối với bơm để đảm bảo bơm cấp nước tự động
làm việc khi mực nước sinh hoạt trong bể gần hết và tự động ngắt bơm khi bể đầy.
5. Đồng hồ nước, ống dẫn nước cho toà nhà, bơm nước sinh hoạt:
- Dựa vào nhu cầu dùng nước chọn đồng hồ đo nước D15 và ống dẫn nước vào
các bể chứa nước ngầm D25.
Chọn bơm nước sinh hoạt có Q = 2 m 3/h; H = 30 m. Bơm sẽ tự động làm việc khi
thể tích nước sinh hoạt trong bể mái gần hết và bơm sẽ tự động ngắt khi bể mái đầy
III. Hệ thống thoát nước
1. Giải pháp thoát nước.
Hệ thống thoát nước trong nhà được thoát theo các tuyến riêng:
- Nước thải từ các xí, tiểu thốt theo các tuyến ống riêng dẫn vào ngăn chứa của bể tự
hoại sau đó thốt ra hệ thống thốt nước chung của Thành phố phía trước cơng trình.
- Nước thải từ chậu rửa, phễu thu sàn… theo các tuyến ống riêng được thu gom thoát
ra hệ thống thốt nước chung của Thành Phố phía trước cơng trình.
- Nước mưa mái được thu gom theo các tuyến ống riêng thoát ra hệ thống thoát nước
chung của thành phố.
- Toàn bộ các ống nhánh từ các khu WC ra ống đứng bằng ống uPVC Class 3.
- Các ống đứng thoát nước bằng ống uPVC Class 3.

9



- Tồn bộ hệ thống thốt nước được cố định với kết cấu nhà bằng thanh treo, khung
đỡ hay giá kê (trong hộp kỹ thuật). Các tuyến nhánh đặt với độ dốc 2% theo hướng thốt
nước.
2. Lưu lượng tính tốn thốt nước:
qT = qC + qdc (l/s)
Trong đó:
qT – Lưu lượng nước thải tính tốn (l/s)
qC – Lưu lượng cấp nước tính tốn (l/s)
qDC – Lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất (l/s)
Độ dốc ống thoát nước :
Đối với ống thoát nước thải chậu xí:
+ Ống nhánh thốt nước xí, tiểu độ dốc tối thiểu i=2%.
+ Ống nhánh thoát nước chậu rửa , thoát nước sàn độ dốc tối thiểu i=2%.
3. Bể tự hoại:
• Tính tốn đương lượng thốt xí bể tự hoại.

Stt

1

Thiết bị dùng nước

Số
lượng

(1)

(2)


Đương lượng thốt
nước
Tổng đương
lượng
Tổng
Đơn vị
cộng
(5)
(3)
(4)

Xí bệt, két xả 6l/1lần xả

7

6

42

Tiểu nam

4

5

20

62


Vậy chọn bể tự hoại có dung tích W = 10 m 3 (theo bảng K-2 quy chuẩn cấp thốt nước
trong nhà và cơng trình NXB xây dựng-2008).

Phần 2: Giải Pháp Kết Cấu
Giải pháp kết cấu

Cơ sở tính toán.
Nội lực và chuyển vị trong hệ kết cấu được tính tốn tổng thể theo phương pháp đàn hồi,
áp dụng các phương pháp trong cơ học kết cấu, ở đây sử dụng phương pháp phần tử hữu
hạn.
Các tiết diện của các cấu kiện bê tông cốt thép (cột, dầm, sàn) và hàm luợng cốt thép
được lựa chọn hợp lý. Các điều kiện chuyển vị, ổn định tổng thể của công trình và ổn
định cục bộ của các cấu kiện được tính tốn phù hợp với Tiêu chuẩn & Quy phạm xây
dung Việt Nam hiện hành.
Hồ sơ bản vẽ các phần kiến trúc, điện nước…….

Tiêu chuẩn và qui phạm áp dụng trong tính tốn.
Tất cả các cấu kiện bê tơng cốt thép và kết cấu thép đều được thiết kế tính toán và kiểm
tra theo tiêu chuẩn Việt Nam.
10


- TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5574: 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5575: 2012 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 9362: 2012 Nền, nhà và cơng trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 10304: 2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 9393: 2012 Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép
dọc trục;
- TCXDVN 9386: 2012 Thiết kế cơng trình chịu động đất.

- Và các tiêu chuẩn hiện hành khác…
Vật liệu xây dựng.
Các vật liệu xây dựng chính sử dụng cho các hạng mục cơng trình như sau:

- Tường xây bằng gạch bê tơng xi măng M75.
- Sử dụng bê tơng có cấp độ bền chịu nén B20(mác 250) cho các cấu kiện
móng, cột, dầm, sàn, thang bộ, bể nước ngầm có Rb=115Mpa.
- Sử dụng bê tơng có cấp độ bền chịu nén 20 (mác 250) cho các cấu kiện lanh
tô, bể tử hoại có Rb=115Mpa.
- Sử dụng bê tơng có cấp độ bền chịu nén B7.5(mác 100) cho bê tơng lót.
- Cốt thép CB240-T, Cường độ tính tốn: Rs= 225 Mpa. Rsw=175 Mpa.
- Cốt thép CB300-V, Cường độ tính tốn: Rs = 280 Mpa.
- Cốt thép CB400-V, Cường độ tính tốn: Rs = 365 Mpa.
- Cấu kiện thép hình dùng thép loại CT3 có cường độ tính tốn fy = 210 Mpa.
Tải trọng và tổ hợp tải trọng.
Trên cơ sở quy mô, tính chất đặc trưng cũng như tầm quan trọng của cơng trình là nơi tập
trung đơng người trong các tình huống xảy ra các sự cố nghiêm trọng, cơng trình cần
được cấu tạo bền vững. Do đó ngồi các tải trọng đứng và gió
Tĩnh tải:
Tĩnh tải bao gồm trọng lượng các vật liệu cấu tạo nên cơng trình được tính theo các kích
thước hình học của các cấu kiện với trọng lượng riêng của các vật liệu lấy như sau:
Thép
:
7850 kG/m3
Bê tông cốt thép
:
2500 kG/m3
Gạch lát nền
:
2000 kG/m3

Khối xây gạch đặc
:
1800 kG/m3
Khối xây gạch rỗng
:
1500 kG/m3
Vữa trát, lát
:
1800 kG/m3

Hoạt tải:
Theo tiêu chuẩn thiết kế “Tải trọng và tác động” TCVN 2737: 1995.
TT
1
2
3
4

Khu vực
* Phòng họp
* Sảnh, hành lang và cầu thang
* Nhà vệ sinh
* Mái bằng BTCT không sử dụng

Hoạt tải
(kG/ m2)
400
300
200
75


Hệ số vượt tải
n
1.2
1.2
1.2
1.3

Quy định giảm tải trọng theo tầng theo TCVN 2737: 1995.

Tải trọng gió:
11


Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737 -1995 tại TP. Hà Nội, có W0 = 95 kG/m2 (Vùng
II - B).
Với chiều cao cơng trình nhỏ hơn 40m nên tác động của gió chỉ kể đến thành phần tĩnh.
Giá trị tính tốn thành phần tĩnh tải trọng gió:
Wtc = Wo.k.c
Wtt = n.Wo.k.c
Trong đó :

- n là hệ số tin cậy của tải trọng gió,lấy n=1,2.
- Wo giá trị của áp lực gió,W0 = 95kG/m2 (Vùng II - B).
- k hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao.
- c là Hệ số khí động của tải trọng gió: (Đón gió: +0.8; Khuất gió: -0.6).
Tổ hợp tải trọng và hệ quả tác động của tải trọng:
Tổ hợp tác động của tải trọng tiêu chuẩn để tính tốn và kiểm tra kết cấu theo các yêu cầu
về biến dạng và sự hình thành khe nứt.
Tổ hợp tác động của tải trọng tính tốn để thiết kế và kiểm tra kết cấu theo các yêu cầu về

khả năng chịu lực của cấu kiện và các hệ số tổ hợp được lấy theo bảng sau:
Tổ hợp
tải trọng

Tĩnh tải

Hoạt tải

Gió
X

TH1
TH2
TH3

1.0
1.0
1.0

1.0
0.9
0.9

0.9

Gió
Y

0.9


Từ kết quả nội lực của các tổ hợp nói trên, Đơn vị thiết kế chọn tổ hợp bất lợi nhất để
tính tốn cấu kiện.

Giải pháp kết cấu cơng trình:
Giải pháp kết cấu móng:
Móng được thiết kế căn cứ trên số liệu trong báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình.
Căn cứ vào sự phân bố và chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất, kiến nghị kết luận của tài liệu địa
chất cùng với đặc điểm và quy mô cơng trình, Chúng tơi lựa chọn giải pháp:

- Móng đơn trên nền thiên nhiên;
Chi tiết giải pháp móng thể hiện trong Hồ sơ bản vẽ.

Giải pháp kết cấu phần thân:
Căn cứ vào đặc điểm và qui mơ cơng trình, kết cấu phần thân được cấu tạo vững chắc
đảm bảo khả năng làm việc bền vững, ổn định lâu dài cho các cơng trình. Chi tiết hệ kết
cấu như sau:
Sử dụng hệ kết cấu khung BTCT đổ tồn khối.
Chi tiết kích thước tiết diện các cấu kiện chính:

- Hệ cột BTCT: 300x400mm, 220x300mm, 220x220mm.
- Chiều dày sàn: 120mm
- Hệ dầm chính tiết diện: 220 x 450mm, 300 x 550mm, 300 x 500mm.
Chi tiết xem bản vẽ mặt bằng kết cấu các tầng.

Sơ đồ tính tốn :
Hệ kết cấu được tính tốn theo sơ đồ không gian, nội lực và chuyển vị trong hệ kết cấu
được tính tốn theo các phương pháp trong cơ học kết cấu, ở đây sử dụng phương pháp
phần tử hữu hạn với sự trợ giúp của phần mềm phân tích kết cấu CSI Etabs 9.7.4:
12



- Cột và dầm được mơ hình hố bằng các phần tử thanh.
- Sàn, vách được mơ hình bằng các phần tử tấm.
Các điều kiện khống chế về giới hạn chuyển vị đỉnh cơng trình, chuyển vị tương đối giữa
các tầng và ổn định cục bộ của các cấu kiện được kiểm tra thỏa mãn với các Tiêu chuẩn
Việt Nam hiện hành.

13



×