Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

duong loi cach mang dai hoi II 45353

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.02 KB, 28 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt Nam là một hệ thống quan
điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam _ từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đường lối cách mạng được thể hiện
qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.
Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú: Có đường lối
chính trị chung xun suốt cả quá trình cáh mạng, như đường lối độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử cụ thể, như:
đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa; đường lối cách mạng trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền
(1939_1945); đường lối cách mạng miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ
(1954_1975); đường lối đổi mới (từ Đại hội VI, năm 1986). Ngoài ra, cịn cịn
có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động như: Đường lối
cơng nghiệp hóa, đường lối phát triển kinh tế, đường lối văn hóa văn nghệ,
đường lối xây dựng Đảng và Nhà nước, đường lối ngoại giao,…
Đường lối cách mạng của Đảng là nhân tố hang đầu quyết định thắng lợi
của cách mạng. Và đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực
tiễn khi phản ánh đúng qui luật khách quan của lịch sử. Vỉ vậy, trong quá trình
lãnh đạovà chỉ đạo cách mạng Đảng thường xuyên chủ động nghiên cứu , điều
chỉnh, phát triển đường đường lối để phù hợp với thực tiễn. Điều này thể hiện rõ
nét ở các kỳ Đại hội của Đảng ta trong lịch sử. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II
(tháng 2 năm 1951) của Đảng đã thể hiện được sự nhạy bén, nhãn quan chính trị
sắc sảo của Đảng khơng chỉ phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta
lúc bấy giờ mà còn để lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho thời kỳ xây dựng xã hội
chủ nghĩa hiện nay.
Vì những lẽ trên, tơi quyết định chon đề tài này để góp phần làm rõ thêm
Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Đại hội II (2/1951) và việc vận dụng để giải


quyết các vấn đề hiện nay.
1


2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Đường lối chỉ đạo của Đảng ta tại Đại
hội II(2/1951) và việc vận dụng đường lối đó vào việc giải quyết các vấn đề hiện
nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Bám sát nội dung của Đại hội II của
Đảng (2/1951) trên cơ sở dựa vào “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ CHi
Minh, “Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam” của đồng chí Trường Chinh và
“Cương lĩnh chính trị” của Đảng tại Đai hội.

3.

Tình hình nghiên cứu
Bàn về Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Đại hội lần thứ II(2/1951) và việc
vận dụng để giai quyết các vấn đề hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
học giả quan tâm và có nhiều ý kiến ;Nhưng hiện nay vẫn chưa có một cơng
trình nghiên cứu cụ thể và tồn diện về đề tài này. Bởi vậy tơi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài này nhằm đóng góp thêm một cách nhìn tồn diện và sâu sắc về
Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Đại hội II(2/1951) và việc vận dụng giải quyết
các vấn đề hiện nay.

4.

Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác_Lênin và tư

tưởng Hồ CHí Minh về Đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Phương pháp nghiên của đề tài: Đề tài vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng của của chủ nghĩa Mác_Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp
lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp,…

5.

Kết cấu của đề tài
Gồm có 4 phần và 2 chương: A : Mở đầu
B : Nội dung
Chương 1
Chương 2
C : Kết luận
D: Danh mục tài liệu tham khảo

2


B. NỘI DUNG
Chương 1: Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Đại hội II(2/1951)
1.

Khái quát chung về Đại hội II(2/1951).
1.1 Hồn cảnh lịch sử
Năm 1951, tình hình tg và trong nước đã có nhưng chuyển biến quan
trọng, dặt ra những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi đảng ta phải giải quyết những vấn
đề lý luận và thực tiễn để đưa cách mạng tiến lên.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
đã hình thành. Với sự lớn mạnh của Liên Xơ và thắng lợi của cách mạng Trung
Quốc năm 1949 đã ủng hộ và cổ vũ mạnh mẽ sự nghiệp kháng chiến của nhân

dân Việt Nam và nhân daan Đông Dương.
Lúc này, lực lượng kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia đã
trưởng thành và ngỳa càng lớn mạnh. Đảng bộ lào và campuchia trong đảng
cộng sản Đơng Dương đã có đủ những điều kiện để tiến tới thành lập ở mỗi
nước một đảng Mác-Lênin có cương lĩnh riêng, phù hợp với đặc điểm phát triển
của từng dân tộc, vừa để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, vừa để
tăng cường khối liên minh chiến đấu Việt - lào - Campuchia.
Ở nước ta, sau thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945, do hồn cảnh lịch
sử lúc đó, đảng phải tạm thời rút vào hoạt động bí mật và đã giành được những
thắng lợi lớn. Yêu cầu mới của cách mạng đặt ra cho đảng ta phải bổ sung, phát
triển và hoàn chỉnh đường lối cm dt dân chủ nhân dân; phải tăng cường hơn nữa
sức chiến đấu và lãnh đạo của đảng cho phù hợp với yêu cầu của một đảng lãnh
đạo chính quyền.
Trước u cầu đó, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng đã được
tiến hành từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951 tại xã Vinh Quang, huyện
Chiêm hóa, tỉnh Tun Quang. Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại
biểu dự khuyết, thay cho 766.349 đảng viên của các đảng bộ Việt Nam, lào,
campuchia.
3


1.2. Những nội dung cơ bản của Đại hội
Đại hội thảo luận báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương đảng,
do chủ tịchHồ Chí Minh trình bày; Báo cáo bàn về cm vn của đồng chí Trường
chinh, Tổng bí thư của đảng; báo cáo sửa đổi điều lệ đảng. Ngồi ra, đại hội cịn
thảo luận và quyết định những chính sách cơ bản về xây dựng và củng cố chính
quyền, quân đội, mặt trận dân tộc thống nhất; về kinh tế, văn hóa. . .Nội dung
các văn kiện được thảo luận và thông qua tại đại hội gồm những vấn đề cơ bản
sau:
Nhiệm vụ chính của cm vn lúc này là: đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược,

giành độc lập và thống nhất thực sự cho dt, xóa bỏ những di tích phong kiến và
nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộngd dất, phát triển chế độ dân chủ,
gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Đại hội đề ra những chủ trương, chính
sách cụ thể đẻ động viện sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta
quyết tâm giành thắng lợi.
Nội dung các văn kiện được đại hội nhất trí thơng qua đã thể hiện kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, hoàn chỉnh thêm một bước quan trọng
đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân của Đảng; xây dựng nền tảng
vững chắc cho đường lối kháng chiến.
Đại hội đã kế thừa, bổ sung và hoàn chỉnh những điểm trước đây của đảng
ta trong việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế
quốc và chống phong kiến. Đại hội khẳng định, do tính chất đặc thù của cm
thuộc địa cần dadựt nhiệm vụ phản đế lên hàng đầu, nhiệm vụ phản phong phục
tùng nhiệm vụ phản đế, đồng thời chỉ rõ: nhiệm vụ giải phóng, dân tộc bao gồm
cả nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến, nhiệm vụ phản phong kiến nhất định
phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản đế nhưng làm có kế hoạch, có từng bước
Sự hồn chỉnh ngun tắc chỉ đạo chiến lược nói trên đánh dấu bước tiến mới
của đảng ta trong quá trình nhận thức bản chất và những mâu thuẫn của một xh
thuộc địa, nửa pk, ốac định rõ kẻ thù trước mắt và lâu dài, giải quyết đúng đắn
4


mối quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, đó là
nhưng nhân tố quyết định thắng lợi của của cáh mạng Việt Nam.
Đại hội quyết định đưa đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là "Đảng lao
động Việt Nam" để lãnh đạo cuộc kháng chiến hồn tồn thắng lợi
Đại hội đã thơng qua chính cương và điều lệ mới của đảng, bầu ra ban chấp
hành tw đảng gồm 19 ủy viên chính thức, 10 ủy viên dự khuyết, cử ra bộ chính
trị gồm 7 ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết và ban bí thư. Đồng chí
Hồ Chí MInh được bầu làm tổng bí thư của đảng.

Đại hội cũng đã quyết định sẽ tổ chức ở Lào và Campuchia mỗi nước
một đảng cách mạng, phù hợp với đặc điểm của từng nước và tăng cương liên
minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương trong giai đoạn lịch sử mới.
1.3. Ý nghĩa lịch sử Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng có ý nghĩa lịch sử quan
trọng. Đây là lần đầu tiên đảng ta tiến hành đại hội trong nước có đầy đủ đại
biểu của cả ba nước đông dương: việt nam, lào và campuchia tham dự.
Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của đảng ta trong việc nhận thức quy luật
vận động của cm ở đông dương; giải đáp những vấn đề đặt ra cho cm trong bối
cảnh mới của dân tộc và thời đại, phát triển, hồn chỉnh và cụ thể hóa đường lối
cách mạng dân chủ nhân dân.
Đường lối và những chủ trương, chính sách đúng đắn mà đại hội đề ra là
phương hướng cơ bản đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn
toàn.
2. Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Đại hội II(2/1959)
2.1 .Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội II(2/1951)
Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát lại diễn tiến của
cách mạng nước ta từ khi có Đảng đến năm 1951; và đặc biệt quan trọng là tập
trung phân tích tình hình và nhiệm vụ mới của cáh mạng Việt Nam lúc này.

5


a. Tình hình mới
Hiện tại trên thế giới chia làm hai phe rõ rệt:
- Phe dân chủ do Liên Xô lãnh đạo, gồm nước xã hội chủ nghĩa, các nước
dân chủ mới ở châu Âu và ở châu Á. Nó gồm cả các nước dân tộc bị áp bức
đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược, và các đoàn thể dân chủ
cùng những nhân sĩ dân chủ ở các nước tư bản.
- Phe phản dân chủ do Mỹ cầm đầu. Ngay lúc Chiến tranh thế giới thứ hai

vừa kết thúc, Mỹ đã trở nên trùm đế quốc, trùm phản động thế giới. Anh với
Pháp là tay phải tay trái của Mỹ, các chính phủ phản động ở phương Đông và
phương Tây là lâu la của Mỹ.
Việt Nam ta là một bộ phận của phe dân chủ thế giới. Hiện nay lại là một
đồn luỹ chống đế quốc, chống phe phản dân chủ do Mỹ cầm đầu
Tình hình thế giới có quan hệ mật thiết với nước ta. Thắng lợi của phe dân
chủ cũng là thắng lợi của ta, mà ta thắng lợi cũng là phe dân chủ thắng lợi. Vì
vậy, khẩu hiệu chính của ta ngày nay là: Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại
bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hồ bình thế giới.
b. Nhiệm vụ mới
Báo cáo nêu ra mấy nhiệm vụ chính trong những nhiệm vụ mới của Đảng
ta lúc này la:
- Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
- Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.
6


+ Phải ra sức phát triển lực lượng của quân đội và của nhân dân để đánh
thắng nữa, đánh thắng mãi, để tiến tới tổng phản công.
Nhiệm vụ này nhằm vào mấy điều chính:
.Trong cơng việc xây dựng và phát triển quân đội, chúng ta phải ra sức đẩy
mạnh việc xây dựng và củng cố cơng tác chính trị và quân sự trong bộ đội ta.
Phải nâng cao giác ngộ chính trị, nâng cao chiến thuật và kỹ thuật, nâng cao kỷ
luật tự giác của bộ đội ta. Phải làm cho quân đội ta thành một quân đội chân
chính của nhân dân.
Đồng thời, phải phát triển và củng cố dân quân du kích về mặt: tổ chức,
huấn luyện, chỉ đạo và sức chiến đấu. Phải làm cho lực lượng của dân quân du
kích thành những tấm lưới sắt rộng rãi và chắc chắn, chăng khắp mọi nơi, địch
mò đến đâu là mắc lưới đến đó.
. Phát triển tinh thần yêu nước. Dân ta có một lịng nồng nàn u nước.

Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước.
.Đẩy mạnh Thi đua ái quốc. Trước hết là bộ đội thi đua diệt giặc lập công;
hai là nhân dân thi đua tăng gia sản xuất. Chúng ta phải đưa tất cả tinh thần và
năng lực mà đẩy mạnh hai việc đó.
. Trong cơng cuộc kháng chiến kiến quốc, Mặt trận Liên Việt - Việt Minh,
cơng đồn, nơng hội và các đồn thể quần chúng có một tác dụng rất to lớn.
Chúng ta phải giúp cho các đoàn thể ấy phát triển, củng cố và hoạt động thực sự.
.Về chính sách ruộng đất, ở những vùng tự do, phải triệt để thi hành giảm
tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian tạm cấp cho dân
7


cày nghèo và gia đình các chiến sĩ, để cải thiện đời sống cho dân cày và nâng
cao tinh thần cùng lực lượng kháng chiến của họ.
.Về kinh tế tài chính phải bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế của ta, đấu
tranh kinh tế với địch. Thuế khoá phải công bằng hợp lý. Việc thu và chi của tài
chính phải tiến đến thăng bằng, để đảm bảo sự cung cấp cho bộ đội và nhân dân.
. Xúc tiến cơng tác văn hố để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho
công cuộc kháng chiến kiến quốc ;xây dựng một nền văn hố Việt Nam có tính
chất dân tộc, khoa học và đại chúng.
. Tính mệnh và tài sản của kiều dân nước ngoài tuân theo pháp luật Việt
Nam, phải được bảo hộ. Đối với Hoa kiều, thì nên khuyến khích họ tham gia
kháng chiến Việt Nam. Nếu họ tình nguyện, thì sẽ được hưởng mọi quyền lợi và
làm mọi nghĩa vụ như công dân Việt Nam.
.Ra sức giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào; và
tiến đến thành lập Mặt trận thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào.
. Chúng ta kháng chiến thắng lợi, một phần là nhờ sự đồng tình của

các nước bạn và nhân dân thế giới. Vì vậy, chúng ta phải củng cố tình thân thiện
giữa nước ta và các nước bạn, giữa dân ta và nhân dân các nước trên thế giới.
c. Phương hướng thực hiện
Để thực hiện những điểm ấy, chúng ta phải có một Đảng cơng khai, tổ
chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước, để lãnh đạo tồn dân
đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên Đảng Lao động Việt Nam.
Về thành phần, Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân,
nông dân, lao động trí óc, thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng.

8


Về lý luận, Đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Về tổ chức, Đảng Lao động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung.
Về kỷ luật, Đảng Lao động Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ
luật tự giác.
Về luật phát triển, Đảng Lao động Việt Nam dùng lối phê bình và tự phê
bình để giáo dục đảng viên, giáo dục quần chúng.
Về mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đồn kết và lãnh đạo
toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc
lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để
tiến đến chủ nghĩa xã hội.
Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn,
trong sạch, cách mạng triệt để.
Đảng Lao động Việt Nam phải là người lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết,
trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt
Nam, để đoàn kết và lãnh đạo dân tộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, để
thực hiện dân chủ mới.
Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai

cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt
Nam.
Nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta lúc này là phải đưa kháng chiến đến
thắng lợi.Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó.

9


2.2. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trýờng Chinh
tại Đại hội II(2/1951)
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam có những nội dung chính yếu sau:
Đảng Lao động nhằm hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xóa bỏ di
tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm cho
nước Việt Nam độc lập và thống nhất, dân chủ tự do, phú cường và tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
Trong kháng chiến và ngay sau kháng chiến Đảng Lao động Việt Nam
chủ trương thi hành những chính sách sau đây đặng đẩy mạnh kháng chiến đến
thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia.
- Kháng chiến
+ Nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến cùng chống thực dân
Pháp và bọn can thiệp Mỹ để giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
+Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh nhân dân. Đặc điểm
của nó là: tồn dân, tồn diện trường kỳ. Nó phải trải qua ba giai đoạn: phòng
ngự, cầm cự và tổng phản công.
+ Nhiệm vụ trọng tâm của cuộc kháng chiến từ nay đến thắng lợi là: hoàn
thành việc chuẩn bị tổng phản công và tổng phản công thắng lợi. Muốn vậy phải
tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực vào việc kháng chiến theo khẩu hiệu
"Tất cả cho tiền tuyến, tất cả chiến thắng. Đồng thời phải luôn luôn bồi dưỡng
lực lượng kháng chiến về mọi mặt.
+ Phải nắm vững phương châm chiến lược của chiến tranh nhân dân là:


10


. Các mặt cơng tác chính trị, kinh tế, văn hóa đều nhằm mục đích làm cho
qn sự thắng lợi. Đồng thời, đấu tranh quân sự phải phối hợp với đấu tranh
chính trị, kinh tế vv...
. Phối hợp việc tác chiến trước mặt địch với việc đánh du kích quấy rối
phá hoại sau lưng địch.
- Chính quyền nhân dân
+ Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân
chủ của nhân dân nghĩa là của cơng nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư
sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những
tầng lớp nhân dân ấy chuyên chính đối với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc.
Cho nên nội dung chính quyền đó là nhân dân dân chủ chun chính.
+ Chính quyền đó dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh cơng nhân,
nơng dân và lao động trí thức làm nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo.
+ Ngun tắc, tổ chức của chính quyền đó là dân chủ tập trung. Cơ quan
chính quyền ở địa phương là Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính (hiện nay
là ủy ban kháng chiến hành chính). Cơ quan chính quyền tối cao toàn quốc là
Quốc hội và Hội đồng Chính phủ.
- Mặt trận dân tộc thống nhất
+ Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam đoàn kết tất cả mọi đảng phái,
mọi đoàn thể và mọi thân sĩ yêu nước, không phân biệt giai cấp, chủng tộc tôn
giáo, nam nữ để cùng nhau kháng chiến kiến quốc. Nó ủng hộ chính quyền bằng
cách động viên và giáo dục nhân dân thi hành mệnh lệnh chính quyền cũng như
bằng cách đề đạt ý kiến, nguyện vọng của nhân dân lên chính quyền.

11



+ Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh cơng nơng và lao động trí
thức làm nịng cốt và do giai cấp công nhân lãnh đạo.
+ Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết với các đảng phái, các đoàn thể các
thân sĩ trong Mặt trận dân tộc thống nhất theo nguyên tắc:
Đoàn kết thành thực: các bộ phận của Mặt trận giúp đỡ lẫn nhau và phê
bình lẫn nhau một cách thân ái để cùng nhau tiến.
-Quân đội
+ Quân đội Việt Nam là quân đội nhân dân, do nhân dân tổ chức và vì
nhân dân mà chiến đấu. Nó có tính chất: dân tộc, dân chủ và hiện đại.
+ Trong kháng chiến, nguồn bổ sung chủ yếu của nó là bộ đội địa phương
và dân quân du kích và nguồn trang bị chủ yếu của nó là tiền tuyến.
- Kinh tế tài chính
+ Nhưng nguyên tắc lớn của chính sách kinh tế hiện nay là đảm bảo
quyền lợi của công và tư, của tư bản và lao động tăng gia sản xuất mọi mặt để
cung cấp cho nhu cầu kháng chiến và cải thiện dân sinh, đặc biệt là cải thiện đời
sống của nhân dân lao động.
+ Trong các ngành sản xuất, hiện nay phải chú trọng nhất việc phát triển
nông nghiệp. Về công nghiệp chú trọng phát triển tiểu công nghệ và thủ công
nghiệp đồng thời xây dựng kỹ nghệ phát triển thương nghiệp. Phát triển nền tài
chính theo nguyên tắc. Tài chính dựa vào sản xuất và đẩy mạnh sản xuất. Chính
sách tài chính là:
. Tăng thu bằng cách tăng gia sản xuất, giảm chi bằng cách tiết kiệm.
. Thực hiện chế độ đóng góp dân chủ,
12


Chú trọng gây cơ sở kinh tế Nhà nước và phát triễn kinh tế hợp tác xã.
Đồng thời giúp đỡ tư nhân trong việc sản xuất. Đặc biệt đối với tư sản dân tộc,
khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn họ kinh doanh.

+ Trong kháng chiến đi đôi với việc mở mang kinh tế quốc dân, phải tùy
nơi, tùy lúc mà phá hoại và bao vây kinh tế địch một cách có kế hoạch, có hại
cho địch mà khơng hại cho ta. Giải phóng đến đâu thì tịch thu tài sản của địch
đến đó, thủ tiêu kinh tế thực đân của chúng.
- Cải cách ruộng đất
+ Trong kháng chiến chính sách ruộng đất chủ yếu là giảm tơ, giảm tức.
Ngồi ra thi hành những cải cách khác như: quy định chế độ lĩnh canh, tạm cấp
ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo, chia lại công điền,
sử dụng hợp lý ruộng vắng chủ và ruộng bỏ hoang v.v...
+ Mục đích của những cải cách đó là cải thiện đời sống nông dân, đồng
thời xúc tiến tăng gia sản xuất, bảo đảm cung cấp và đoàn kết tồn dân để kháng
chiến.
- Văn hố giáo dục
+ Để đào tạo con người mới và cán bộ mới và để đẩy mạnh kháng chiến
kiến quốc, phải bài trừ những di tích văn hóa giáo dục thực dân và phong kiến
phát triển nền văn hóa giáo dục có tính chất: về hình thức thì dân tộc, về nội
dung thì khoa học, về đối tượng thì đại chúng.
+ Chính sách văn hoá giáo dục hiện nay là:
.Thủ tiêu nạn mù chữ, cải cách chế độ giáo dục, mở mang các trường
chuyên nghiệp.

13


. Phát triển khoa học, kỹ thuật và văn nghệ nhân dân.
. Phát triển tinh hoa của văn hoá dân tộc đồng thời học tập văn hóa Liênxơ, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác.
. Phát triển văn hóa dân tộc thiểu số.
- Đối với tơn giáo
Tơn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Đồng thời nghiêm trị những
kẻ lợi dụng tôn giáo mà phản quốc.

- Chính sách dân tộc
+ Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ, đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc; chống chủ nghĩa
đân tộc hẹp hòi, bài trừ mọi hành động gây hằn thù, chia rẽ giữa các dân tộc.
+ Thừa nhận quyền tự trị địa phương đối với những dân tộc thiểu số tương
đối đông sống tập trung vào một vùng. Song phải chuẩn bị cán bộ địa phương
thiểu số và tư tưởng để khi có điều kiện thì thực hiện quyền đó.
+ Đối với những dân tộc thiểu số ở rải rác, giúp đỡ và đảm bảo việc họ
tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong việc giáo dục.
+ Khơng xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc
thiểu số làm cho các dân tộc ấy tự giác cải cách tùy theo điều kiện của họ.
+ Giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến bộ về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hoá.

- Đối với vùng tạm bị chiếm
14


+ Vùng tạm bị chiếm là hậu phương của địch. Cơng tác vùng đó là một
phần trọng yếu của tồn bộ cơng tác kháng chiến.
+ Chính sách đối với vùng tạm bị chiếm là: đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp
nhân dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố chính quyền cách mạng, phá
ngụy quyền ngụy quân, phối hợp đấu tranh với vùng tự do.
+ Đối với các hạng người trong hàng ngũ của địch thì trừng trị bọn cầm đầu
nếu chúng không hối cải, khoan hồng đối với những kẻ lầm lỡ đã biết ăn năn.
+ Khu mới giải phóng đồn kết an dân.
- Ngoại giao
+Nhưng ngun tắc của chính sách ngoại giao là nước ta và các nước tôn
trọng độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, thống nhất quốc gia của nhau và cùng
nhau bảo vệ hịa bình dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến.

+ Đồn kết chặt chẽ với Liên-xơ, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân
dân khác và tích cực ủng hộ phong trào giải phóng thuộc địa và nửa thuộc địa.
Mở rộng ngoại giao nhân dân; giao thiệp thân thiện với chính phủ nước nào tơn
trọng chủ quyền của Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với các nước đó theo
nguyên tắc tự do, bình đẳng và có lợi cho cả hai bên.
- Đấu tranh cho hồ bình và dân chủ thế giới
+ Đấu tranh cho hịa bình thế giới là nhiệm vụ quốc tế của nhân đân Việt
Nam. Kháng chiến chống đế quốc xâm lược là một phương pháp triệt để nhất
của dân ta để làm nhiệm vụ ấy.
+ Phối hợp cuộc kháng chiến của ta với các cuộc đấu tranh của nhân dân
thế giới, nhất là của nhân dân Liên xô, Trung quốc và các nước dân chủ nhân
dân khác của các dân tộc bị áp bức, của nhân dân Pháp.
- Thi đua ái quốc
15


+ Thi đua ái quốc là một điệu làm việc mới. Phong trào thi đua là một
phong trào quần chúng. Thi đua là thực hiện kế hoạch đã định.
+ Lúc này kế hoạch thi đua nhằm giết giặc ngoại xâm, tăng gia sản xuất và diệt
giặc dốt. Bộ đội, nông dân, công xưởng và lớp học là những nơi thi đua chính.

16


Chương 2: Vận dụng đường lối chỉ đạo của Đảng tại Đại hội
II(2/1951) để giải quyết các vấn đề hiện nay

1.

Đảng ta đã vận dụng Đường lối chỉ đạo của Đại hội II(2/1951) để giải quyết

các vấn đề hiên nay.
1.1. Về chính trị

-

Cơng tác Đảng:
Đảng cộng sản Việt Nam_đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động Việt Nam. Với đưòng lối khoa học, đúng đắn đã đưa phong trào
cách mạng của dân tộc ta phát triển và giành thắng lợi cuối cùng. Hiện nay ,
Đảng ta đang ra sức lãnh đạo nhân Vdân phát triển kinh tế, ổn định chính trị và
xây dựng nền quốc phịng lớn mạnh…
Kế thừa tý týởng chỉ đạo của Đại hội II(2/1951), Đảng ta quán triệt xây
dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng. Sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc trước đây, công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới ngày nay ln ln
địi hỏi Đảng phải trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, sức chiến đấu, đủ
năng lực lãnh đạo, đáp ứng tốt yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng.Trong cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa cách mạng và phản
cách mạng, vấn đề trọng tâm, lĩnh vực diễn ra gay gắt nhất, quyết liệt nhất là vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng ta
trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ chế độ chính trị,
con đường phát triển của đất nước lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hiên nay, bên cạnh những cơ hội lớn, đất nước ta và Đảng ta cũng đang
phải đối mặt với những thách thức gay gắt. Vì vậy, xây dựng Đảng vững mạnh
thật sự là nhiệm vụ then chốt, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn. Đảng chú trọng đổi
17


mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ; kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ

chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; đổi mới phương thức
lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực, nói đi đơi với
làm. Đảng kiên quyết đấu tranh phịng ngừa và khắc phục có hiệu quả sự suy
thối chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, ngăn chặn và đẩy
lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
-Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
T ừ Đại hội II, trong báo cáo quan trọng, nhan đề "bàn về Cách Mạnh Việt
Nam", Tổng bí thư Trường Chinh đã nêu lên khái niệm về Nhà nước x ã hội chủ
nghĩa. Đó là Nhà nước "chun chính vơ sản", và trong hồn cảnh phản đế và
phản phong ở Việt Nam, Nhà nước đó là Nhà nước chuyên chính dân chủ của
nhân dân.Từ đây, quan điểm về Nhà nước chun chính vơ sản trở thành quan
điểm chủ đạo về Nhà nước của Đảng ta trong suốt thời kỳ trước đổi mới .Không
ngừng phát triển quan điểm về Nhà nước pháp quyền, tại Đại hội IX (04/2001),
nhận thức về Nhà nước pháp quyền đã được phát triển lên một tầm cao mới có
tính đột phá về tư duy lí luận, là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Nhà nước pháp
quyền vào điều kiện Việt Nam. Văn kiện Đại hội IX khẳng định: "Nhà nước ta là
công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân
cơng và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan,
tổ chức, cánbộ,cơngchứcvàcơngdân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp
luật"
Thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng ta là xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ của mình là hồn thiện
chức năng lập pháp, tám tháng sau Đại hội IX, tại kì họp thứ 10 của Quốc hội
khóa X (12/2001), Quốc hội đã thơng qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều
trong hành pháp năm 1992. điều 2 của Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung ghi
nhận: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữagiai cấp công nhân với

18


giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".
Tại Đại hội X (04/2006), trên cở sở tổng kết lí luận và thực tiễn của 20
năm Đổi mới, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định những yếu tố hợp thành
xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, trong đó có yếu tố xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng
Như vậy, trên cơ sở kế tục tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cùng với việc nhận thức đúng đắn về Nhà nước pháp quyền, Đảng
ta đã không ngừng phát triển lí luận đi đến định danh chính thức về nó và đưa
vào các văn kiện của mình. Xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam chính là sự lựa
chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Trong giai đọan hiện nay,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng trở thành
yêu cầu mang tính tính tất yếu thời đại.Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta là một quá trình tất yếu phù
hợp với lịch sử và khách quan của điều kiện Việt Nam. Ngay từ khi ra đời Nhà
nước ta đã mang yếu tố hợp hiến, hợp pháp và dân chủ-những nhân tố không thể
thiếu của nhà nước pháp quyền.Công cuộc Đổi mới trong giai đọan hiện nay với
việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và việc tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, "đưa đất nước vươn
mình ra biển lớn" đòi hỏi chúng ta càng phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền Việt Nam.
-Vấn đề đai đoàn kết dân tộc:
Đại đoàn kết dân tộc là một bài học lịch sử vơ cùng q báu của dân tộc
ta.Nhờ có truyền thống đồn kết mà dân tộc ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác trong cuộc trường chinh giữ gìn và bảo vệ độc lập của dân tộc ta. Ngày

nay, nước ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình thế giới có
nhiều biến động to lớn, thuận lợi nhiều song kẻ thù thì cũng khơng ít. Vì vậy,
tăng cường đồn kết dân tộc đóng vai trị hết sức quan trọng.
19


Xác định đại đoan kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định
thành cơng của cách mạng nên vấn đề đoàn kết dân tộc là mục tiêu hang đầu của
toàn Đảng toan dân ta hiện nay. Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ
trương, chính sách đế tăng cường sức mạnh đồn kết của toàn dân tộc. Đảng
chăm lo chỉnh đốn đoàn kết trong nội bộ Đảng viên, tăng cường công tác tôn
giáo , quan tâm đến việc phát triển của các dân tộc tiểu số…Và nhất là không
ngừng tăng cường hoạt động hiệu quả của Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự
lãnh đạo của Đảng nhằm đảm bảo đoàn kết dân tộc ngày càng sâu rộng và mạnh
mẽ.
1.2.Về kinh tế
Từ Đại hội II của Đảng(2/1951) đã xác định phát triển nền kinh tế toàn
diện để tạo điều kiện phục vụ kịp thời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.
Trải qua quá trình phát triển kinh tế và đổi mới, hiện nay đất nước ta phát triển
nền kinh tế hành hố vận động theo cơ chế thị trường có sự định hướng của xã
hội chủ nghĩa.
Thực tế cua sự vận động khách quan cho thấy đây là sự lựa chọn đúng đắn
của Đảng và nhà nước ta.
Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều
hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật
đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để
Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc
đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh
tế tư nhân có vai trị quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

20


Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức
kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu.
Cùng với đýờng lối xây dựng nền kinh tế thị trýờng, Đảng ta tiếp tục hồn
thiện đýờng lối cơng nghiệp hố,hiện đại hoá đất nýớc trong thời kỳ đổi mới với
mục tiêu cõ bản là cải biến nýớc ta thành một nýớc cơng nghiệp có cõ sở vật
chất kỹ thuật hiên đại, có cõ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù
hợp với trình độ phát triển của lực lýợng sản xuất,mức sống vật chất tinh thần
cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nýớc mạnh, xã hội cơng bằng, văn
minh.
1.3.Ngoại giao
Từ Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương
(năm 1951), Luận cương cách mạng Việt Nam đã nêu ra khái niệm “Ngoại giao
nhân dân” và nêu bật tầm quan trọng của nó. Đảng kiểm điểm: “Do nhận thức
chưa đầy đủ về tác dụng của ngoại giao nhân dân, ta chưa có kế hoạch tích cực,
kiên quyết vượt qua mọi trở lực để xúc tiến ngoại giao nhân dân. Coi nhẹ ảnh
hưởng cơng tác ngoại giao của bọn bù nhìn, đang được thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ giúp sức, ta chưa theo dõi, đối phó kịp thời với những mưu mô, hành
động ngoại giao của chúng”. Và nêu lên nhiệm vụ “phát triển ngoại giao nhân
dân rộng rãi”.
Trong những năm Đổi mới, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,
chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là

bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, ngoại giao đã góp
phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu giữ vững an ninh, phục vụ phát
triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 177 nước,
có quan hệ thương mại - đầu tư với 224 nước và vùng lãnh thổ, có 91 cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Việt Nam cũng đã tham gia vào hầu hết các tổ
chức, diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và trên thế giới. Sau khi gia
21


nhập Tổ chức Pháp ngữ Francophonie, ASEAN, APEC, ASEM và WTO, việc
Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
là cột mốc mới trên con đường hội nhập của Việt Nam, đồng thời đánh dấu bước
trưởng thành vượt bậc của ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trị chủ động, tích
cực và có trách nhiệm, chúng ta đã và đang cùng với các nước bè bạn, các nước
trong cộng đồng quốc tế đóng góp cho hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở
khu vực và trên thế giới. Ngoại giao chính trị đã kết hợp chặt chẽ với ngoại giao
kinh tế, góp phần phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tranh
thủ các nguồn lực bên ngoài góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Ngoại giao văn hóa có bước phát triển mới, góp phần giới thiệu
với bạn bè thế giới về một Việt Nam có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc, một Việt Nam thủy chung, hòa hiếu và năng động, đang
đổi mới thành công.
Trong thời kỳ Đổi mới, Ngoại giao Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trị tích
cực và chủ động nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực giữ vững mơi
trường hịa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế-xã
hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm độc lập chủ quyền và tồn
vẹn lãnh thổ, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Những thành tựu của ngoại giao còn nhờ vào sự kế thừa và phát huy tư

tưởng hòa hiếu, nhân nghĩa của Ngoại giao Việt Nam qua các thời đại. Đặc biệt,
tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh đã định hướng cho nền ngoại giao hiện đại
Việt Nam ngày càng trưởng thành và lớn mạnh trên con đường cách mạng của
cả dân tộc. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm những quan điểm,
phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao được Người thể hiện trong
quá trình xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam và trong thực tiễn hoạt động
ngoại giao rất đa dạng, phong phú của Người qua nhiều thời kỳ cách mạng của
dân tộc ta. Tư tưởng ấy không chỉ soi rọi cho chính sách đối ngoại của nước Việt
Nam DCCH mà cịn là sự bảo đảm cho thành cơng của đối ngoại Việt Nam
22


trước những diễn biến phức tạp của lịch sử. Kế thừa và phát triển tư tưởng ngoại
giao Hồ Chí Minh, Ngoại giao Việt Nam ngày càng hoàn thiện cả về nền tảng lý
luận và phương thức thực hiện.
1.4.Văn hoá, y tế, giáo dục
Việc phát triển giáo dục, văn hoá và y tế có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy
mạnh tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hình thành
con người mới.
- Nền giáo dục Việt Nam đa dạng và ngày càng hồn chỉnh, góp phần tích
cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí chiến lược trong việc hình thành
nhân cách con người Việt Nam mới, trong việc nâng cao dân trí, đào tạo, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước và nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật của
người lao động. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục là quốc
sách.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, mặc dù đất nước trải qua nhiều cuộc chiến
tranh ác liệt, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng sự nghiệp giáo dục và đào
tạo đã được chú trọng đầu tư trong phạm vi cho phép.
- Một nền văn hố đa dạng, giàu bản sắc dân tộc

Nước ta có nền văn hiến lâu đời. Bản sắc của dân tộc Việt Nam được tạo
nên từ tinh hoa văn hoá của 54 dân tộc chung sống trên toàn lãnh thổ, cộng với
việc tiếp thu có chọn lọc và phát triển tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới.
Đảng ta xác định việc xây dựng nền văn hoá mới, vừa dân tộc, vừa hiện đại có ý
nghĩa rất quan trọng trong xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế - xã hội. Bởi
vậy, việc duy trì và phát triển bản sắc văn hố của dân tộc ln ln được coi
trọng.
- Một nền y tế ngày càng hoàn thiện
Phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho từng thành viên trong xã
hội là một trong những nét ưu việt của chế độ ta. Nhờ việc chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho nhân dân được chú trọng, với các chương trình trọng điểm quốc gia
như chương trình phịng chống sốt rét, thanh tốn bệnh phong, phịng chống lao,
23


phịng chống HIV/AIDS, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình kiểm
sốt tình trạng suy dinh dưỡng…
Từ trước đến nay, ngành y tế nước ta vẫn có truyền thống kết hợp y học
cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng phịng và chữa bệnh, chăm
sóc sức khoẻ ban đầu đến hộ gia đình, đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, cái
thiện điều kiện vệ sinh mơi trường.
Chúng ta có thể tự hào rằng mặc dù bình qn thu nhập theo đầu người ở
nước ta cịn thấp, tình hình ngành y tế của nước ta vẫn tốt hơn so với hầu hết các
nước có thu nhập thấp và thậm chí cịn hơn cả một số nước có thu nhập khá cao
khác.
2.

Phương hướng hồn thiện để vận dụng tốt nhất Đường lối chỉ đạo của Đảng
tại Đại hội II(2/1951) vào việc vận dụng giải quyết các vấn đề hiện nay.
Mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta đều bắt nguồn từ thực

tiến khách quan và phải phù hợp với diễn tiến lịch sử, …Vì vậy, để việc vận
dụng có hiệu quả Đường lối chỉ đạo của Đảng tại Đại hội II(2/1951) vào việc
vận dụng để giải quyết các vấn đề hiện nay thì địi hỏi phải có cách nhìn bao
qt về hồn cảnh lịch sử, đời sống xã hội lúc diễn ra Đại hội II(2/1951),hiểu rõ
về Đường lối đề ra lúc bấy giờ. Khi đã hiểu rõ và nắm bắt được linh hồn của
Đường lối đề ra tại Đại hội II(2/1951), đánh giá được những ưu điểm và hạn chế
của Đường lối ấy. Trên có sở đó, vận dụng vào thực tại hiên nay một cách chủ
động, linh hoạt và sang tao, không rập khn, giao điều mới có thể thu được kết
quả cao. Nghĩa là song song với việc kế thừa có chon lọc để phát huy yếu tố tích
cực và triệt tiêu những hạn chế để bám sát với thực tế.
Trong quá trình vận dụng địi hỏi phải vận dụng đồng bộ các nội dung để
bao quát tất cả các lĩnh vực xã hội . Bởi vì các lĩnh vực có mối quan hệ biện
chứng với nhau, nếu chỉ áp dụng một nội dung thì sẽ khơng có hiệu quả cao.
Đồng thời, tránh áp dụng giàn trải, khơng có trọng điểm sẽ khơng kích thích
được sự đồng bộ của các lĩnh vực.
Khi áp dụng phải thường xuyên có tổng kết, đánh giá theo định kỳ để có
thể hạn chế tối đa những sai sót trong q trình vận dụng và kịp thời bổ sung, sử
chữa để đảm bảo sự vận dụng là có khoa học và đạt hiệu quả vận dụng cao nhất.
24


C. KẾT LUẬN
Đại hội lần II(2/1951) của Đảng để lội ý nghĩa to lớn. Đại hội đánh dấu
một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của đảng ta. Đại
hội đã đề ra một Đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học,phù hợp với xu thế
vận động và phát triển của cách mạng nước ta lúc bấy giờ. Hơn nữa, Đường lối
đó cịn có ý nghĩa với cách mạng nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hố,hiện đai
hố. Đảng và nhà nước ta đã có sự kế thừa, vận dụng vào thực tế hiện nay để
giải quyết các vấn đề về củng cố hệ thống chính trị, xây dựng kinh tế, quốc
phịng_an ninh, y tế, văn hố, giáo duc,…

Qua đề tài này, tơi mong muốn đóng góp thêm một cách nhìn mới về ý
nghĩa của Đại hội Đảng lần thứ II(2/1951) và sự vận dụng Đường lối chỉ đạo của
Đại hội II vào thực tiễn.

25


×