Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Vận dụng lý thuyết về nền kinh tế xã hội ở cộng hoà liên bang đức với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và chống độc quyền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.06 KB, 33 trang )

A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Trong
giai đoạn hiện nay khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy luật
của nền kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cạnh tranh.
Nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế.
Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế đang phải đối mặt với những
khó khăn, thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả
năng cạnh tranh của nước ta còn yếu kém về nhiều mặt.
Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi
nước ta gia nhập WTO, đòi hỏi nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh
tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy, chúng ta cần phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phát huy lợi thế
cạnh tranh.
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường nó
là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. Tuy vẫn có mặt hạn chế nhưng
đó khơng phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt
quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Thực tế cho thấy nước ta sau đổi mới đã áp dụng quy luật này và đã có một số
thành tựu nhất định: đời sống nhân dân được nâng cao, xã hội phát triển, kinh tế
phát triển ổn định hơn.
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty hoặc một
tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định.
Nguyên nhân dẫn tới sự độc quyền là do cạnh tranh không lành mạnh. Độc
quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế.

1



Với những lý do đó, tơi chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết về nền kinh tế xã
hội ở cộng hoà Liên bang Đức với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và chống
độc quyền ở Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Lý thuyết về “Kinh tế thị trường xã hội” ở Cộng hoà Liên bang Đức có ý
nghĩa thiết thực đối với thực tiễn của nước ta. Vận dụng học thuyết nầy với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong phát triển nền kinh
tế thị trường đang là yêu cầu đặt ra truớc mắt đối với nước ta hiện nay.
Qua việc nhgiên cứu tìm hiểu đề tài này chúng ta sẽ thấy được vai trò của
cạnh tranh, tầm quan trọng của các yếu tố xã hội cũng như vai trị của chính phủ
trong nền kinh tế thị trường và vận dụng nó vào thực tiễn Việt Nam. Từ đó nhận
thấy được thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở bước ta hiện nay như thế
nào. Đồng thời tìm ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại còn yếu kém
nhằm phát triển kinh tế đất nước, phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm
2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Yêu cầu phát triển xây dựng đất nước buộc chúng ta phải chuyển nền kinh
tế cũ- bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nghiên
cứu học thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hoà Liêng bang Đức
giúp ta nhận thấy vai trò của thị trường trong sự phát triển kinh tế.
Thừa nhận nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc thừa nhận quy luật
cạnh tranh. Nhưng vấn đề ở đây là cạnh tranh như thế nào? Tìm hiểu học thuyết
này nhằm thấy rõ tính tất yếu và tầm quan trọng của cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường trước ngưỡng cửa hội nhập của nước ta. Đồng thời tìm hiểu những tồn
tại cơ bản của quy luật cạnh tranh và chống độc quyền ở nước ta và những giải
pháp của Đảng và nhà nước trong vấn đề này.

2



3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Dựa trên lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng
hoà Liên bang Đức của trường phái chủ nghĩa tự do mới và một số tài liệu liên
quan
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu của đề tài này sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; lý luận kết hợp thực tiễn.
4. Phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa đề tài
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở học thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Cộng
hoà liên bang Đức với thực trạng kinh tế của nước ta hiện nay, với đề tài này đi
sâu vào nghiên cứu hai nội dung:
- Học thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Cộng hoà liên
bang Đức.
- Vận dụng lý thuyết về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội với
việc nâng cao năng lực cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa của đề tài
Như đã nói, một trong những khó khăn thách thức đối với nền kinh tế của
nước ta hiện nay là năng lực cạnh tranh còn yếu kém. Ngày nay, việc nhận thức
về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta đã có những thay đổi tích
cực.Tuy nhiên thực trạng tồn tại của nó vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, nó là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Với thực trạng
như hiện nay địi hỏi nhà nước phải có sự quan tâm đúng đắn và tìm ra những
giải pháp thích hợp đối với vấn đề này.
Vì vậy, đề tài “Vận dụng lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa ở Cộng hoà liên bang Đức với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và
chống độc quyền ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với thực
tiễn nước ta.


3


5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm
có hai chương:
Chương 1: Học thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Cộng
hoà liên bang Đức
Chương 2: Vận dụng lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng
hoà liên bang Đức với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và chống độc quyền ở
Việt Nam

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI
Ở CỘNG HỊA LIÊN BANG ĐỨC
1.1 Hồn cảnh ra đời
Sau chiến tranh thế giới thứ III, Đức quốc xã thua trận, nền kinh tế bị
chiến tranh tàn phá, đất nước bị chia cắt. Trước hồn cảnh đó các nhà kinh tế
thuộc Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng; Sự điều tiết độc tài của nhà nước đối
với nền kinh tế là khơng có hiệu quả. Họ phê phán “Mơ hình kinh tế chỉ huy” và
ủng hộ quan điểm tự do kinh tế.
Học phái Phran Phuốc là học phái lý luận đặc trưng cho chủ nghĩa tự do
kinh tế mới. Từ 1948, tư tưởng nền kinh tế của trường phái này trở thành lý
luận kinh tế chính thống và là cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế của Chính
phủ Bon
Các đại biểu xuất sức của trường phái này là : Weukens, W.Ropke,
Erhard, Muller, Armack… đã đưa ra nhiều tư tưởng kinh tế nhằm khôi phục lại

chủ nghĩa tự do. Trong sơ đồ; Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội của
Muller là nổi bật nhất.
1.2. Những lý thuyết cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường xã hội ở Cộng
hòa Liên bang Đức
Nền kinh tế thị trường xã hội là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ giữa các nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền
kinh tế thị trường và hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên và mọi sáng
kiến của cá nhân để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, đồng thời loại bỏ lạm
phát, thất nghiệp và nghèo đói. Các quyết định về kinh tế, chính trị của nhà nước
phải nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và gia đình họ, do đó các quyết định phải
dựa trên cơ sở ý nguyện của người tiêu dùng và người dân.
Thứ nhất: Quan điểm về kinh tế thị trường xã hội có những điểm chung
và điểm khác biệt so với quan điểm kinh tế thị trường tự do của mọi trường phái.
5


Nó là nền kinh tế thị trường theo như cách diễn đạt của Muller, thể hiện một chế
độ có mục tiêu kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên
thị trường cụ thể là:
Nền kinh tế xã hội không đồng nhất với nền kinh tế thị trường tự do như
một số nhà kinh tế học đưa ra.
Nền kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với những tư tưởng
kinh tế chính trị của “Trường phái tiền tệ”, do Milton Friedman đứng đầu,
trường phái này cũng muốn nhà nước can thiệp ở mức độ tối thiểu vào kinh tế,
nhà nước chỉ dùng các biện pháp nhằm đấu tranh chống lạm phát.
Nền kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với chủ nghĩa tự do
ORDO – Chủ nghĩa tự do ORDO tích cực ủng hộ một nhà nước lành mạnh có
thể tổ chức và duy trì cạnh tranh trên quy mơ lớn, thơng qua các biện pháp kinh
tế và chính trị.

Theo quan điểm kinh tế thị trường xã hội nguyên tắc tự do và nguyên tắc
công bằng xã hội được kết hợp lại một cách chặt chẽ trong khuôn khổ mục tiêu
của nền kinh tế thị trường xã hội. Mục tiêu đó thể hiện ở chỗ một mặt nhằm
khuyến khích, động viên những động lực do sáng kiến cá nhân để đảm bảo lợi
ích của nền kinh tế; mặt khác nó cố gắng loại trừ những hiện tượng tiêu cực cho
phép. Ví dụ, sự nghèo khổ của một số tầng lớp nhân dân, lạm phát và thất
nghiệp. Nguyên tắc thị trường tự do trên quan điểm cho rằng, các quyết định
kinh tế và chính trị phải nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và gia đình họ, ví thế
nó phải cho những người tiêu dùng và các cơng dân đề ra. Tóm lại, nguyên tắc
đảm bảo quyền tự do dân chủ của người tiêu dùng và công dân phải chiếm địa vị
thống trị. Từ đó mọi hoạt động chính trị, kinh tế phải được hoạch định trên cơ sở
chú ý đến nhu cầu lợi ích và nguyện vọng của cá nhân.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường xã hội biểu hiện qua sáu tiêu chuẩn cụ thể
sau đây:

6


Một là, quyền tự do cá nhân. Xét trên giác ngộ kinh tế, tự do cá nhân là
cơ sở để tạo lập những đơn vị kinh tế hoạt động tự do và tạo điều kiện để thị
trường hoạt động trôi chảy.
Hai là, công bằng xã hội. Thị trường vốn lạnh lùng, nó chỉ vận hành trên
cơ sở trao đổi ngang giá giữa các chủ thể sở hữu, do đó, phân phối trên thị
trường phải dựa trên cơ sở đóng góp, tương xứng của các chủ thể. Thị trường
không biết đến khái niệm đạo đức và nhân đạo, trong khi đó xét về mặt xã hội,
nhiều thành viên rất cần giúp đỡ để đảm bảo cho xã hội phát triển như: Trẻ thơ,
người thất nghiệp, người già, ... lại khơng có sở hữu, chưa có hoặc khơng có khả
năng lao động nên khơng có điều kiện trực tiếp tham gia các q trình kinh tế.
Nhà nước phải thơng qua chính sách tài chính để phân phối lại và thơng qua các
chính sách xã hội để giúp đỡ họ.

Ba là, khắc phục các chu kỳ kinh doanh. Nền kinh tế thị trường tự do
thường lâm vào các cuộc khủng hoảng chu kỳ mà hậu quả của nó là sản xuất bị
trì trệ và năng lực sản xuất không khai thác hết, do đó, nhà nước cần có các
chính sách để khắc phục hậu quả xấu, làm giảm nhẹ các chu kỳ kinh tế, đặc biệt
là chính sách điều chỉnh mất cân đối cơ cấu kinh tế.
Bốn là, chính sách tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhà nước cần tạo ra các hành lang pháp lý cần thiết giúp các doanh nghiệp hoạt
động thuận lợi, đồng thời, phải xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất,
kỹ thuật đồng bộ và khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hóa năng lực sản
xuất.
Năm là, chính sách cơ cấu. Khi nền kinh tế gặp phải những vấn đề dài hạn
thì nhà nước phải thực hiện một chính sách cơ cấu thích hợp để uốn nắn và khắc
phục.
Sáu là, đảm bảo tính tương hợp của thị trường. Thực chất đây là mối quan
hệ tương hợp giữa các chính sách kinh tế của nhà nước với tự do cạnh tranh của
các chủ thể thị trường. Các chính sách kinh tế phải đảm bảo cho cạnh tranh công

7


bằng, đồng thời, ngăn chặn sự hạn chế hoặc phá vỡ cạnh tranh và những hoạt
động cạnh tranh quá mức.
Các chỉ tiêu trên bổ sung và kết hợp với nhau tạo nên đặc trưng của nền
kinh tế thị trường xã hội.
1.2.2. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội
Cạnh tranh có hiệu quả được coi là yếu tố trung tâm của nền kinh tế thị
trường xã hội. Muốn cạnh tranh có hiệu quả địi hỏi phải có sự bảo hộ và hỗ trợ
của nhà nước, cần phải tôn trọng quyền tự do của các doanh nghiệp, trong cạnh
tranh các doanh nghiệp đều có những cơ hội thành cơng và có thể gặp rủi ro, bất
trắc.

Chức năng của cạnh tranh
Thứ nhất, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu. Do chạy theo lợi
nhuận, những người sở hữu các nguồn tài nguyên đó dưới tác động của cơ chế
cạnh tranh đã chuyển chúng tới những nơi mà chúng được sử dụng với năng suất
cao nhất. Khơng có cơ quan kế hoạch hóa tập trung nào có thể thay thế chức
năng “Chiếc gậy và củ cà rốt” này của cạnh tranh trong việc đề ra các quyết định
đầu tư. Dĩ nhiên không thể coi sự hoạt động của chức năng là hồn mỹ, mà vẫn
cịn có sai sót.
Thứ hai, khuyến khích tiến bộ kỹ thuật: Khi là người đầu tiên và là duy
nhất đưa ra thị trường một sản phẩm phù hợp với người mua, thì người đó có vị
trí độc quyền và điều kiện kiếm được lợi nhuận độc quyền trong thời gian đó, và
như vậy sẽ thu hút các nguồn tài nguyên khác. Những người cạnh tranh khác
cũng muốn làm theo gương các nhà sáng chế đó và kết quả là thúc đẩy tiến bộ
kỹ thuật.
Thứ ba, chức năng thu nhập. Cạnh tranh sẽ cung cấp 1 sơ đồ về phân phối
thu nhập lần đầu. Vì cạnh tranh có hiệu quả sẽ thường cho các nhà cạnh tranh
thành công, họ sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và do vậy, có thu nhập cao hơn.

8


Thứ tư, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cạnh tranh thúc đẩy người
sản xuất tăng cường thỏa mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng cao; đồng thời nó
cung cấp một sơ đồ phân phối thu nhập lần đầu cho nền kinh tế.
Thứ năm, tình hình hoạt động của sự điều chỉnh. Cạnh tranh có hiệu quả
khơng chỉ là công cụ tốt nhất để sử dụng tối ưu tài ngun, mà cịn là cơng cụ rất
năng động, cho phép duy trì sự di chuyển liên tục các nguồn tài nguyên đến nơi
sử dụng có hiệu quả hơn. Đương nhiên sự di chuyển đó chỉ diễn ra khi có sự
chênh lệch giữa thu nhập và chi phí bỏ ra. Nếu tính linh hoạt của sự điều chỉnh
này khơng tồn tại hoặc bị trục trặc, thì ngun nhân của nó là nhà nước can thiệp

không đúng đắn, hoặc cơ cấu thị trường khơng có cạnh tranh.
Thứ sáu, kiểm sốt sức mạnh kinh tế. Sức cạnh tranh có hiệu quả khơng
loại trừ việc hình thành sức mạnh kinh tế khơng bị kiểm sốt một cách thường
xun. Những vị trí độc quyền và lợi nhuận độc quyền chỉ tồn tại trong một thời
gian nhất định bởi cạnh tranh tác động đến chúng. Chức năng kiểm soát sức
mạnh kinh tế này của cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì sự kiểm
soát sức mạnh kinh tế khi vượt qua quy mơ nhất định thì tạo ra sự kiểm sốt các
thế lực chính trị.
Thứ bảy, kiểm sốt sức mạnh chính trị. Việc chấp nhận cơ chế thị trường
với tư cách là một nguyên tắc cơ bản, đồng nghĩa với việc Chính phủ tự hạn chế
vai trò hỗ trợ. Trước khi hành động, chính phủ phải cân nhắc xem có cần thiết
hay khơng, bởi vì khơng có lý do gì để Chính phủ can thiệp vào những nơi cạnh
tranh có hiệu quả đang thắng thế, theo nghĩa này, thì cạnh tranh cũng hạn chế
các thế lực chính trị.
Thứ tám, quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân. Sự cạnh tranh có
hiệu quả tạo ra quyền tự do tối đa cho sự lựa chọn và hoạt động của từng doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh. Quyền tự do này không chỉ là một
yếu tố cơ bản và một yêu cầu của sự cạnh tranh có hiệu quả mà nó cịn có giá trị
dưới hình thức tồn diện hơn của quyền tự do hành động nói chung.

9


Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội ln tồn tại những nguy cơ đe
dọa cạnh tranh có hiệu quả.
Những nguy cơ đe dọa cạnh tranh có hiệu quả
Một là, nguy cơ do Chính phủ gây ra. Khi Nhà nước hoạt động với tư
cách là người quản lý xã hội bằng các chính sách của mình có thể làm suy yếu
các quá trình cạnh tranh, đặc biệt là khi cách chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ của Nhà nước phục vụ cho mục tiêu chính trị. Ngoài ra, khi nhà nước tồn

tại như một chủ thể kinh tế có sức mạnh thì nó dễ dàng bóp méo các hoạt động
cạnh tranh nhất là trong lĩnh vực thương mại.
Hai là, sự hoạt động của các tư nhân đã tạo ra những hạn chế cạnh tranh
theo chiều dọc và chiều ngang. Sự hạn chế cạnh tranh chính là việc hình thành
những cartel độc quyền để thỏa thuận với nhau về một số vấn đề kinh doanh nào
đó. Cịn hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc là sự thỏa thuận giữa người sản xuất
và người tiêu thụ hàng hóa cho người tiêu dùng. Hai loại thỏa thuận này hạn chế
sức mạnh cạnh tranh rất lớn. Ngoài ra, hành động tẩy chay, cấm vận và phân biệt
đối xử cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình cạnh tranh và có hiệu quả.
Cuối cùng sự hợp nhất và thâu tóm lẫn nhau giữa các đối thủ sẽ dẫn đến loại trừ
sự cạnh tranh giữa họ.
Bảo vệ cạnh tranh
Về nguyên tắc, việc bảo vệ cạnh tranh, chống lại các biện pháp hạn chế
cạnh tranh của tư nhân, có thể giao cho các cá nhân và nhà nước. Ở Đức luật
pháp tận dụng cả hai khả năng này. Tuy nhiên, trách nhiệm chủ yếu được giao
cho Chính phủ.
Các cơng cụ bảo vệ cạnh tranh: Có hai hình thức xử lý đối với việc hạn
chế cạnh tranh, đó là: Xử lý hành chính và xử lý hình sự. Hình thức xử lý hình
sự được áp dụng khi có sự vi phạm một điều khoản trong đạo luật chống các
biện pháp hạn chế cạnh tranh và được phép áp dụng hình thức phạt tiền. Cịn các
biện pháp xử lý hành chính được cơ quan chống cácten vận dụng trong tất cả các

10


trường hợp khác. Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định, người ta có thể áp
dụng cả hai cách xử lý.
Cơ quan chấp hành: Cơ quan chống cácten quan trọng nhất ở Đức là cơ
quan chống cácten liên bang. Cơ quan này được quyền xử lý tất cả các biện pháp
hạn chế cạnh tranh có ảnh hưởng vượt ra khỏi phạm vi liên bang. Ngồi ra nó

cịn có trách nhiệm kiểm sốt việc hợp nhất các xí nghiệp và là trách nhiệm quan
trọng nhất.
Bộ trưởng kinh tế liên bang, người được giao quyền quản lý cơ quan
chống cácten liên bang, tuy khơng có quyền ra chỉ thị cho cơ quan này trong các
trường hợp cụ thể, nhưng cũng được giao một số trách nhiệm nhất định trong
lĩnh vực quản lý hành chính đối với vấn đề chống tơ-rớt.
Tịa án là một cơ quan giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ
cạnh tranh.
1.3. Vai trị của Chính phủ (Nhà nước) trong nền kinh tế thị trường xã
hội
Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá nhân và cạnh tranh
có hiệu quả, do đó Nhà nước chỉ can thiệp vào những nơi q trình kinh tế
khơng có hiệu quả và có chức năng duy trì, bảo vệ, định hướng cho các hoạt
động cạnh tranh đạt kết quả tối ưu.
Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh phải tuân theo hai nguyên tắc:
Nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tạo ra sự hài hòa, tức là nguyên tắc tương hợp
giữa các chức năng của Nhà nước và chức năng thị trường.
1.3.1. Nguyên tắc hỗ trợ
Nguyên tắc hỗ trợ giữ vai trò khi giải quyết vấn đề nhà nước can thiệp và
không can thiệp đến mức nào. Đồng thời bảo vệ khuyến khích các yếu tố cơ bản
của nền kinh tế thị trường xã hội. Để thực hiện nguyên tắc này cần thực hiện
một loạt các biện pháp trước hết là đảm bảo điều kiện cạnh tranh có hiệu quả.
Trước hết, phải đảm bảo một số lượng đủ lớn các doanh nghiệp tư nhân
độc lập trong nền kinh tế để học tham gia cạnh tranh. Thị trường phải mở cửa,
11


nghĩa là khơng có sự cản trở về mặt pháp lý hoặc bất cứ hạn chế nào để mọi
doanh nghiệp đều được tiếp cận với nguồn lực của nền kinh tế. Nếu những yêu
cầu cơ bản của cạnh tranh có hiệu quả này được đáp ứng phần lớn nền kinh tế

thì có thể hồn thành những chức năng kinh tế của nó như: Sử dụng tối ưu các
nguồn lực, khuyến khích tiến bộ cơng nghệ, thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu
của người tiêu dùng, phân phối thu nhập theo hướng nâng cao hiệu quả, kiểm
soát quyền lực kinh tế và chính trị, đảm bảo quyền tự do hoạt động của cá nhân.
Tiếp đến là sự ổn định tiền tệ: Định giá cả trong nước và điều tiết tỷ giá
hối đối. Điều này địi hỏi phải điều tiết mức cung tiền tệ và quan hệ tín dụng
thơng qua ngân hàng.
Tiếp theo là đảm bảo tôn trọng sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân là cơ sở
xuất hiện các nhà kinh doanh tư nhân. Chính các nhà kinh doanh tư nhân này,
tồn tài thì mới có cạnh tranh có hiệu quả. Ngoài ra, sở hữu tư nhân đem lại
những hiệu quả ổn định. Sở hữu tư nhân cần phải bảo vệ. Chính phủ phải có
những chính sách nhằm thúc đẩy sở hữu tư nhân và chính sách xã hội cũng như
các chính sách khuyên khích.
Cuối cùng là đảm bảo an ninh xã hội và công bằng xã hội. Trong lĩnh vực
an ninh xã hội và công bằng xã hội, Chính phủ giữ vai trị vơ cùng quan trọng.
Phương diện xã hội này cũng được chú trọng không kém, phương diện kinh tế.
An ninh xã hội và công bằng xã hội được xếp ngang bằng với hiệu quả kinh tế,
hai mặt này không thể tách rời nhau.
1.3.2. Nguyên tắc tương hợp với thị trường
Được thể hiện thông qua một loạt các chính sách sau:
Chính sách sử dụng nhân cơng:
Việc sử dụng nhân công là một trong bốn mục tiêu của đạo luật về phát
triển và ổn định kinh tế ở nước Đức, bởi một lý do đơn giản là lao động cũng
như tư bản phải được sử dụng cho hiệu quả nhất để đạt được thành quả kinh tế
cao nhất: Vai trị của Chính phủ đối với việc tận dụng nhân là hỗ trợ việc thành
lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một trong những cơng cụ quan trọng có hiệu
12


lực nhất trong việc tạo công ăn việc làm, sự hỗ trợ của nhà nước cịn thơng qua

các biện pháp của chính sách cơ cấu và chính sách ở các cấp các vùng trong liên
bang và cấp tồn liên bang.
Chính sách tăng trưởng:
Ở Đức, tốc độ phát triển cũng là một trong bốn mục tiêu ghi trong luật về
phát triển và ổn định kinh tế. Ở đây, khó mà đề cập một cách chi tiết đến các
cơng cụ có thể sử dụng để khắc phục cho chính sách tăng trưởng, bởi chúng có
q nhiều vai trị của chính phủ được thể hiện, chẳng hạn, qua hai phương pháp
sau đây:
Thứ nhất, chính phủ trợ cấp cho một ngành kinh tế, mà dự kiến có thể
tăng cường sức mạnh cạnh tranh.
Nhưng biện pháp này là chống lại cạnh tranh và không tương hợp với thị
trường.
Thứ hai, Chính phủ hỗ trợ cho một chương trình phát triển vùng, nơi có
tài ngun thiên nhiên và nhân lực thuận lợi để sản xuất ra một loại sản phẩm
nào đó. Sự phát triển vùng như vậy sẽ có lợi, nếu xét dưới góc độ cạnh tranh và
q trình phát triển thuận lợi trên thị trường.
Chính sách chống chu kỳ
Sự ổn định kinh tế là mục tiêu thứ ba trong bốn mục tiêu. Việc phân tích
tồn diện, thận trọng các biện pháp của chính sách chống sự biến động có tính
chất chu kỳ, nhằm xác định tính tương hợp với thị trường của chúng là rất cần
thiết để đánh giá khả năng tiếp thu chúng trong phạm vi hệ thống kinh tế thị
trường xã hội. Dưới đây đơn cử hai cách tác động của Chính phủ, chúng ta cần
xem xét.
Nếu Chính phủ muốn khuyến khích các hoạt động kinh tế bằng cách giảm
thuế, thì sẽ dẫn đến các xí nghiệp lớn có lợi hơn là các xí nghiệp vừa và nhỏ.
Điều này gây trở ngại cho mối quan hệ cạnh tranh giữa các xí nghiệp lớn và nhỏ,
tạo ra một sự phân biệt đối xử và biểu hiện một sự can thiệp vào cơ cấu thị

13



trường đang tồn tại. Như vậy chính sách này khơng tương hợp với cơ chế thị
trường.
Ngược lại, nếu Chính phủ tiến hành các hành vi mua hàng theo phương
thức có thể chống lại sự biến động có tính chất chu kỳ của nền kinh tế, có thể
mua thật nhiều trong giai đoạn khủng hoảng và đình trệ, mua thật ít trong thời
kỳ thịnh vượng, thì các chính sách này có thể tương hợp với cơ chế thị trường.
Chính sách thương mại
Sự cân bằng trong cán cân thanh toán là mục tiêu thứ tư và là mục tiêu
cuối cùng ghi trong đạo luật về phát triển và ổn định kinh tế. Chính phủ liên
bang tơn trọng ngun tắc về sự tương hợp với thị trường trên lĩnh vực thương
mại và tránh các biện pháp bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là lĩnh vực cơng nghiệp.
Đương nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ chính đáng trong khn khổ
ngun tắc tương hợp với thị trường.
Chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh thổ
Việc hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngành, các vùng lãnh thổ khi gặp
khó khăn hay có triển vọng cụ thể về khả năng phát triển trong tương lai là hết
sức cần thiết việc hỗ trợ của Chính phủ phải đảm bảo nguyên tắc tương hợp với
thị trường, đặc biệt khi có sức ép mạnh mẽ về chính trị, nhằm tạo thuận lợi cho
những ngành đã mất khả năng cạnh tranh hay trong việc xử dụng các khoản đầu
tư cơng cộng.
Cộng hịa Liên bang Đức đã chấp nhận quy tắc sử dụng nhiều thị trường
đến mức cho phép, sử dụng chính phủ nhiều đến mức cần thiết. Như vậy, nước
Đức đã chấp nhận nguyên tắc chung là nếu Chính phủ can thiệp thì nó phải làm
sao cho sự can thiệp tương hợp với hệ thống thị trường.
1.4. Các yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội
Trong nền kinh tế thị trường tự do, các nhân tố thị trường chiếm ưu thế và
phát huy tác dụng, bất chấp các hệ quả xấu mà nó mang lại cho xã hội, song
trong nền kinh tế thị trường xã hội, yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Nó biểu hiện trên các mặt cụ thể sau:

14


- Nâng cao mức sống của các cá nhân dân cư có mức thu nhập thấp nhất
- Bảo vệ tất cả các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về
kinh tế và đau khổ về mặt xã hội do những rủi ro của cuộc sống gây nên.
Để đạt được những mục tiêu trên, Nhà nước Đức đã sử dụng các công cụ
sau đây:
Một là, tăng trưởng kinh tế
Vì tăng trưởng kinh tế tạo nên thu nhập cao hơn và làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp, cho nên bản thân sự tăng trưởng kinh tế đã bao hàm một yếu tố xã hội
quan trọng.
Hai là, phân phối thu nhập cơng bằng
Trước hết, điều này có liên quan đến quy mô và tốc độ tăng tiền lương so
với tăng lợi nhuận.
Thứ hai, cơ cấu của hệ thống có ảnh hưởng đáng kể với sự phân phối và
đối với hạnh phúc của các tầng lớp nghèo khổ trong xã hội.
Thứ ba, việc ổn định giá cả góp phần vào việc đảm bảo cơng bằng xã hội.
Ví dụ: lạm phát có xu hướng dẫn đến sự phân phối lại thu nhập ngoài mong
muốn, biến tiền lương và tiền hưu trí của người già thành lợi nhuận và chuyển
các khoản tiết kiệm của mọi người sang cho những người nắm giữ tài sản bằng
hiện vật.
Ba là, bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội đảm bảo an toàn cho các thành viên trong xã hội chống
lại những rủi ro, thất nghiệp, sự đau khổ của tuổi già, bệnh tật và tai nạn gây ra.
Ở Đức, đã có truyền thống lâu đời về bảo hiểm xã hội (từ những năm 80
của thế kỷ XIX) cho đến nay gồm có:
- Bảo hiểm thất nghiệp: Khi thất nghiệp, người công nhân sẽ nhận một
khoản tiền trợ cấp thất nghiệp tùy theo mức lương hoặc tiền công của họ và số
con cái. Nếu chưa có con thì nhận được 63% tiền lương; 68% khi đã có một con

trở lên. Thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp tùy thuộc vào độ dài thời gian làm
việc trước đó.
15


- Bảo hiểm tuổi già: Hệ thống trợ cấp tuổi già của Nhà nước được áp dụng
đối với tất cả công nhân, viên chức và một số tầng lớp xã hội khác. Hàng năm
tiền hưu trí được nâng lên để bù vào những thiệt thòi do lạm phát và các yếu tố
khác gây ra. Quỹ hưu trí do xí nghiệp, cơng nhân và các khoản trợ cấp của
Chính phủ đóng góp.
- Bảo hiệm sức khỏe được cấp cho cả các chủ xí nghiệp và cơng nhân và
nhiều tầng lớp xã hội khác: Sinh viên, nông dân, người về hưu, người thất
nghiệp ... là những người có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức quy định. Hệ
thống bảo hiểm này do chủ xí nghiệp và cơng nhân đóng góp theo tỷ lệ 80:50.
- Bảo hiểm tai nạn: Loại bảo hiểm này có sự tham gia của tất cả cơng
nhân viên chức và các tầng lớp xã hội khác. Mức trợ cấp tính theo mức độ
nghiêm trọng của thương tật và thu nhập trước đó của nạn nhân. Tiền đóng góp
này do chủ xí nghiệp chịu.
Bốn là, phúc lợi xã hội
Phúc lợi xã hội bao gồm các khoản trợ cấp của Nhà nước cho những
người khác khơng có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp. Hai bộ phận quan trọng
là:
- Trợ cấp xã hội: Được thực hiện trực tiếp bằng tiền cho những người
thiếu thốn khơng có ai giúp đỡ. Hiện nay mức trợ câp này là 350 mác.
- Trợ cấp về nhà ở: Những gia đình hoặc những người độc thân có thu
nhập q thấp đều được chính phủ trợ cấp một khoản tiền để thuê nhà.
Năm là, các biện pháp khác của Chính phủ
Khoản này có trợ cấp ni con là quan trọng nhất, do Chính phủ liên bang
trợ cấp, mức quy định cụ thể là: 50 mác đối với con thứ nhất, 70 hoặc 100 mác
đối với con thứ hai, 140 mác hoặc 200 mác đối với con thứ ba và 140 hoặc 240

mác đối với mỗi con sinh thêm.
Sáu là, phân phối kìm hãm lại sự tăng trưởng kinh tế.

16


CHƯƠNG II. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG XÃ HỘI Ở CHLB ĐỨC VỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM
2.1. Sự chuyển biến về nhận thức đối với cạnh tranh
Sau chiến tranh đất nước thống nhất cả nước bắt tay vào công cuộc xây
dựng, kiến tạo đất nước, đưa đất nước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi
đó, trong tay chỉ có mơ hình kinh tế sau chiến tranh để lại – nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Việc áp dụng mơ hình kinh
tế này trong thời bình đã khơng cịn phù hợp và chúng ta đã phải trả giá cao hơn
cho việc áp dụng nó: nền kinh tế suy thoái trầm trọng, chi vượt thu, lạm phát
cao, đồng tiền mất giá, phương tiện kỹ thuật lạc hậu, chậm đổi mới, năng lực sản
xuất kém.
Sau đổi mới Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường với
quy luật cạnh tranh đã khơng cịn chỗ cho sự ỉ lại, trơng chờ vào trợ cấp, nó
buộc các chủ thể kinh tế phải ln ln hoạt động để tìm vị trí tồn tại trong nền
kinh tế. Do tính chất khác khắc nghiệt của cạnh tranh nên yêu cầu nhận thức về
cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần thiết. Cùng với quá trình đổi mới,
cạnh tranh theo pháp luật đã dần dần được chấp nhận ở nước ta như một động
lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhưng chịu sự điều tiết của nhà nước.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp lý điều chỉnh hành
vi có liên quan đến cạnh tranh thị trường như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam 1987 và sửa đổi vào các năm 1990 và 2000.
Cạnh tranh trên thị trường có bốn cấp độ:

Cạnh tranh về hình thức sản phẩm là cấp độ thấp nhất của cạnh tranh.
Hình thức này chủ yếu tập trung vào sản phẩm hiện tại của các doanh nghiệp mà
không tập trung vào các sản phẩm có thể xảy ra trong tương lai. Các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau về nhãn hiệu nhằm nắm trong tay một chủng loại sản

17


phẩm và sẽ thỏa mãn nhu cầu của cùng một đoạn thị trường. Loại hình thức
cạnh tranh này dựa trên thị trường thị hiếu của khách hàng.
Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn: Tường An, Bình An,
Neptune, ... Họ đều sản xuất và tiêu thụ dầu ăn trên thị trường Việt Nam, do đó
để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là điều tất yếu. Họ đều cố gắng đưa ra
những loại sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng được thị hiếu của khách hàng để
chiếm lĩnh thị trường.
Cấp độ thứ hai của cạnh tranh là cạnh tranh về loại sản phẩm. Loại hình
này dựa trên những sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm tương tự được xác
định như là đặc tính chứ khơng phải giá trị cao hay thấp. Ví dụ như hãng sản
xuất điện thoại di động, liên tục cải tiến mẫu mã cũng như đặc tính, chức năng,
cơng dụng để có thể đưa ra những sản phẩm có tính năng sử dụng cao, kết hợp
nhiều chức năng: xem tivi, nghe nhạc, đọc báo, ... Loại hình cạnh tranh này rộng
hơn so với cạnh tranh về hình thức sản phẩm.
Cấp độ thứ ba của cạnh tranh là tập trung vào những sản phẩm có thể thay
thế, loại hình này tập trung dài hạn hơn. Ví dụ: Cửa hàng bán đồ ăn sẵn cạnh
tranh với các cửa hàng bán đồ tươi sống.
Cấp độ cạnh tranh chung hơn theo Kettler là cạnh tranh về ngân sách. Đây
là quan điểm rộng nhất về cạnh tranh vì nó cho rằng tất cả các sản phẩm hay
dịch vụ cạnh tranh với nhau đều nhằm vào túi tiền của người tiêu dùng. Loại
cạnh tranh này bào gồm một lượng lớn các loại cạnh tranh nên gây khó khăn cho
việc thực hiện về mặt chiến lược của các doanh nghiệp. Khách hàng với một số

lượng tiền nhất định, họ có thể tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, có thể mua
sắm những hàng hóa lâu bền hoặc có thể mua sắm chi tiêu cho kỳ nghĩ hoặc có
thể dùng cho việc chăm sóc sức khỏe ...
Trong kinh doanh tùy thuộc vào từng trườn hợp cụ thể mà các doanh
nghiệp lựa chọn cấp độ cạnh tranh cho phù hợp với tình hình thực tế và chính
sách cạnh tranh của cơng ty.

18


- Xóa bỏ cơ chế hai giá và hình thức bao cấp, ban hành pháp lệnh hợp
đồng kinh tế năm 1988.
- Ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân, pháp lệnh về chất
lượng hàng hóa năm 1990.
- Năm 1992, ra đời Hiến pháp mới cho phép cá nhân được thực hiện
quyền sở hữu tài sản do thu nhập tạo ra.
- Ban hành Luật Phá sản 1993
- Ban hành Bộ luật dân sự 1995
- Năm 1996, quy định chế độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong
Luật dân sự
- Ban hành Luật thương mại (1997)
- Ban hành thuế giá trị gia tăng và hủy bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập
khẩu 1998
- Ban hành Luật doanh nghiệp 1999
Để thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết công ăn việc làm, Nhà nước
đã từng bước nới lỏng cạnh tranh. Tuy nhiên cho đến nay các môi trường phát
triển ổn định chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Nhà nước tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường
trong đó có quy định cạnh tranh và hạn chế bớt tiêu cực của thị trường. Trong
kinh tế thị trường cạnh tranh tự do bao gồm: Tự do hành nghề theo pháp luật, tự

do quyết định người kinh doanh và tự do lựa chọn người tiêu dùng. Cạnh tranh
trên thị trường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Cạnh tranh về thị trường
phân phối cạnh tranh về khách hàng, cạnh tranh về nhân công, cạnh tranh về vật
liệu, về công cụ Makerting....
Cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa
các ngành với nhau. Mỗi cấp độ khác nhau thì có hình thức cạnh tranh khác
nhau. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh cần phải có nhận thức đúng về
cạnh tranh và các cấp độ của cạnh tranh để từ đó đề ra các chính sách cho sự
phát triển của mình.
19


2.2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam
Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta
chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước nếu chưa có quan điểm dứt khốt về ủng hộ cạnh
tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Nhà nước chưa có
những quy định cụ thể và các cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành
vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Bên cạnh đó thị trường chưa coi trọng
khu vực kinh tế tự nhiên và việc thành lập hàng loạt các tổng công ty 90, 91
cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh. Do những tồn tại trên mà
thực trạng cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều bất cập,
nó thể hiện cụ thể như sau:
2.2.1. Tình trạng cạnh tranh
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; giữa các doanh nghiệp
nhà nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Các doanh nghiệp nhà
nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi về vốn đầu tư,
thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ... Ngồi ra các doanh nghiệp này còn tập
trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng như: điện, nước, than,

lửa dầu, bưu chính viễn thơng, giao thơng vận tải, ... Các doanh nghiệp tư nhân
không được coi trọng, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo một quy chế
riêng, không được ưu đãi từ nhà nước. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi
vì một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, ỉ lại, trong chờ vào
nhà nước, gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội. Trong khi các công ty tư nhân lại
hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Ngoài ra, do nhiều quy định không hợp lý
trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cũng gây nên sự e ngại đầu tư
vào nước ta của các cơng ty nước ngồi.

20


2.2.2. Hành vi cạnh tranh
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ln muốn tối đa hóa lợi nhuận
của mình mà khơng vấp phải khó khăn trở ngại nào. Do đó, mà gây nên những
hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp. Cụ thể:
Một số doanh nghiệp thông đồng cấu kết với nhau nhằm tăng cường sức
mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh
nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia
hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung
cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp
hội hoặc cho phá sản.
Các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau để phân chia thành địa bàn hoạt
động, thị trường tiêu thụ hàng hóa làm cho sự lưu thơng hàng hóa trên thị trường
bị gián đoạn, thị trường trong nước bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia
cắt, sự cấu kết giữa các doanh nghiệp dẫn đến việc độc quyền chi phối một số
mặt hàng trong một thời gian nhất định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng
cao. Ví dụ như: thuốc tân dược vừa qua ở nước ta giá đắt gấp ba lần so với mặt
hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động
lực cạnh tranh.

Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường, hành vi
này xuất phát từ một số tổng công ty độc quyền hoặc các công ty lớn có khả
năng chi phối thị trường. Các cơng ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sử
dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh,
theo từng thị trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc
quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao
để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại đối thủ cạnh tranh, họ có thể hạ giá bán
xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất.
Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiện
trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối các doanh
nghiệp. Hơn nữa việc lạm dụng việc làm còn hạn chế khả năng lựa chọn của
21


người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp bằng việc tham gia
trong lĩnh vực khác. Nó có thể dẫn đến việc áp đặt giá cả sản phẩm, loại sản
phẩm.
Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp.
Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên doanh là việc sáp nhập các công
ty thành viên với nhau, việc này diễn ra theo quy định của Nhà nước. Các công
ty sáp nhập hay liên doanh với nhay làm tăng mực độ tích tụ hay tập trung của
thị trường. Các cơng ty liên doanh sáp nhập với nhau làm cho thị trường tập
trung hơn, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, tăng khả năng chi phối độc quyền của
các tổng công ty hay các liên doanh làm triệt tiêu cạnh tranh trong kinh doanh.
Các hành vị cạnh tranh không lành mạnh.
Hiện nay, nước ta chưa có khung pháp lý hồn chỉnh nên việc xác định xử
phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất khó khăn. Điều này tạo điều
kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tăng.
Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như:
- Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường.

Việc hàng giả hàng nhái được bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại cho người tiêu
dùng, làm giảm uy tín của các cơng ty làm ăn chân chính.
- Các hình thức quảng cáo gian dối thổi phồng ưu điểm của hàng hóa
mình làm giảm ưu điểm của các hàng hóa khác cùng loại rồi đưa ra mức giá cao
hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm. Điều này cũng gây thiệt hại cho người
tiêu dùng và những doanh nghiệp sản xuất chân chính.
- Các hành vi thông đồng với cơ quan quản lý nhà nước để cản trở hoạt
động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng, hối lộ, các giao dịch kinh tế, lôi
kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp nhà nước
một cách không chính đáng cịn phổ biến trong nền kinh tế nước ta.
2.2.3. Độc quyền của một số công ty
Việc thành lập các tổng công ty 90, 91 được coi là ý nghĩa quan trọng đối
với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc bộ ngành, địa phương. Các tổng
22


công ty là tập hợp các doanh nghiệp nhà nước sản xuất cùng loại sản phẩm với
nhau. Việc làm này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
trên trường quốc tế.
Thực tế cho thấy rằng việc các tổng công ty 90, 91 ra đời đã gây cản trở
cho môi trường cạnh tranh mà các công ty đó hoạt động tạo ra sự cạnh tranh bất
bình đẳng giữa các tổng công ty và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác
trong cùng một lĩnh vực. Thể hiện cụ thể qua các hoạt động sau:
Một số tổng công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đã kiến nghị với
Chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp
lãi suất ưu đãi để duy trì thế độc quyền của mình. Nhiều tổng cơng ty đã thể chế
hóa những ưu đãi độc quyền của mình và đưa ra những quy định cho các đối
thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phẩm mà họ
sản xuất, tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị

trường. Ví dụ: cùng một loại hàng hóa, dịch vụ tổng công ty áp đặt nhiều giá
khác nhau đối với từng loại khách hàng.
Cạnh tranh trong nội bộ tổng cơng ty bị hạn chế. Được sự bảo hộ của
Chính phủ nhiều tổng cơng ty đã hoạt động trì trệ, ỉ lại gây tốn kém, lãng phí
cho xã hội. Như vậy, mục đích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của các
tổng công ty đã không thực hiện được, mà việc thành lập các tổng công ty này
đã ảnh hưởng khơng tốt thậm chí cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, cả nước có hơn 17 tổng cơng ty 91 với 450 thành viên, 71 tổng
công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổng công ty 90 của địa phương với
116 thành viên; tổng công ty chiếm 27% số doanh nghiệp nhà nước và 76,5%
tổng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước cả nước.
2.2.4. Độc quyền tư nhân trong các ngành kết cấu hạ tầng
Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn
đầu tư lớn mà lợi nhuận lại chậm khơng đáng kể. Ngồi ra độc quyền tự nhiên
còn tồn tại trong ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược
23


phát triển kinh tế của đất nước như: điện, nước, dầu khí chỉ có một hoặc một vài
doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh
theo mơ hình khép kín theo chiều dọc vừa thực hiện khâu đầu, vừa thực hiện
khâu cuối cùng. Do hoạt động như vậy cho nên hạn chế cạnh tranh hay dường
như khơng có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng cơng ty có thể
đưa ra mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được
lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí
hơn để sử dụng các hàng hóa, dịch vụ trong khi chất lượng khơng tương xứng.
Thí dụ: Giá điện ở Việt Nam là 0,074USD/Kwh so với Thái Lan là
0,04USD phí vận hành, cũng đối với một vạn tấn cảng ở Sài Gịn là 40.000USD,
cảng Băngkok là 20.000USD, cước viễn thơng từ Hà Nội đến Tokyo hết
7,92USD/3 phút, từ Băngkok hết 2,48USD.

Giá hàng hóa cao trong khi chất lượng phục vụ của hàng hóa thì lại cịn bị
hạn chế: hệ thống giao thông phát triển, đường xá chật hẹp hạn chế khả năng đi
lại của người dân, tai nạn và ùn tắc giao thông xảy ra liên tục trên các con đường
đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng
ngập úng trên các con đường khi có mưa là điều khơng hiếm. Kho tàng, bến bãi,
cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, hệ thống cấp thoát nước hiếm, mất vệ
sinh. Ở Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải nhựa.
Kết quả của độc quyền tự nhiên là năng suất lao động thấp, giá cả tăng
cao một cách không hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào
cao, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh khác trong nền kinh tế
quốc dân.
2.2.5. Một số yếu tố khác
Nhà nước ta chưa có những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan
chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc
quyền. Chưa có những hiệp hội người tiêu dùng đủ mạnh để hỗ trợ cho việc
giám sát cạnh tranh và độc quyền chính hãng giữa những hiệp hội người mà các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh sớm được xử lý.
24


2.3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hạn chế tình
trạng độc quyền ở Việt Nam
2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt
Nam hiện nay
Từ những tồn tại như đã nêu ở trên cho thấy thực trạng cạnh tranh độc
quyền ở Việt Nam cịn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Đó là do những nguyên nhân
cơ bản sau:
Hệ thống những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến
cạnh tranh và chống độc quyền chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành pháp luật của
mọi người và của doanh nghiệp chưa nghiêm minh nên những hành vi cạnh

tranh không hợp thức còn tồn tại khá phổ biến.
Quan điểm về vai trò của cạnh tranh và độc quyền chưa nhất quán nên nội
dung một số quy định pháp lý liên quan đến quan hệ cạnh tranh còn mâu thuẫn
với nhau.
Thủ tục hành chính chưa được cải thiện, đơn giản hóa kịp thời nên còn
gây phiền hà cho các nhà đầu tư và cũng tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh
tranh làm tăng chi phí giao dịch, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong
nước với các nước khác.
Hệ thống thơng tin cịn yếu kém, chưa kịp thời cân xứng thiếu minh bạch
đã gây ra sự bất bình đẳng trong các cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng không tốt
đến mơi trường cạnh tranh.
Q trình cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn chậm,
còn nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn duy trì,
bao cấp, bảo hộ, ...
2.3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hạn chế tình
trạng độc quyền ở Việt Nam trong thời gian tới
Trong thời gian tới, trước yêu cầu phát triển kinh tế với nhịp độ cao của
quá trình hội nhập thì việc cải thiện môi trường cạnh tranh là yêu cầu cấp bách
để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình,
25


×