Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT số câu hỏi vấn đáp môn CÔNG NGHỆ sản XUẤT dược PHẨM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.02 KB, 25 trang )

MỘT SỐ CÂU HỎI VẤN ĐÁP MÔN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM 2
BÀI 1: TỔNG HỢP PARACETAMOL
1. Tổng quan về paracetamol?
 Nhóm thuốc: giảm đau, hạ sốt
 Liều dùng: Với người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều thường dùng để uống hoặt đặt trực



2.


tràng là 325 – 650 mg, cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết, nhưng không quá 4g một ngày.
Liều độc:
 Liều ngộ độc cấp:
 Trẻ em: 150 – 200 mg/kg.
 Người lớn: 6 – 7g.
 Liều ngộ độc mạn:
 Trẻ em: 60 – 150 mg/kg/ngày x 2 – 8 ngày.
 Người lớn: 4 – 6 g/ngày x nhiều ngày hoặc 3g/ngày x 1 năm.
Khi dùng dạng thuốc đạn thì đặt sâu khoảng bao nhiêu?
Giai đoạn 1: Phản ứng nitroso hóa
2.1. Vì sao dùng phương pháp nitroso hóa chứ khơng phải nitro hóa?
Nitro hóa: tạo ra 2 đồng phân –o và –p → phải tốn thêm 1 bước để tách 2 đồng phân để lấy

riêng đồng phân -p.
 Nitroso hóa: chỉ tạp ra 1 sản phẩm là –p → lựa chọn phương pháp này.
2.2.Vì sao điều chế HNO2 ngay trong lúc làm mà không điều chế sẵn?
HNO2 là một acid yếu, dễ bị phân hủy ở điều kiện thường → chỉ điều chế ngay trước lúc
làm và phải cho phản ứng ngay với phenol.
2.3.Vì sao cho từ từ H2SO4, ở sát đáy cốc?
 Để sát đáy cốc: vì ở vị trí này động năng của cánh khuấy là mạnh nhất, khi cho acid vào thì


sẽ dễ phân tán vào dung dịch, do đó tăng hiệu suất tạo ra HNO 2 và tăng sự tiếp xúc của
HNO2 với phenol
 Cho H2SO4 từ từ:
 Để lượng HNO2 tạo ra vừa đủ để phản ứng hết với phenol → Hạn chế lượng HNO 2 tạo
ra bị phân hủy. Nếu cho nhanh và nhiều thì lượng NO + tạo ra nhiều → tạo ra nhiều hợp
chất thế → tạo tạp và giảm hiệu suất.
 Acid H2SO4 là một acid mạnh, có tính háo nước và khi phản ứng sẽ tỏa nhiệt. Mà yêu
cầu nhiệt độ của phản ứng là <10oC (tối ưu là 7 – 8oC)→ cho từ từ và sát đáy (dưới bề
mặt nước đá) để tránh hiện tượng tỏa nhiệt cục bộ.
2.4.Vì sao duy trì ở nhiệt độ <10oC?
Vì đây là điều kiện để phản ứng nitroso hóa xảy ra.
2.5.Vì sao đưa về pH = 4 – 5?
1


 Để loại bỏ hết acid H 2SO4 dư vì tác nhân ở giai đoạn 2 là Na 2S, nếu acid cịn thừa thì sẽ
phản ứng với Na2S → giảm hiệu suất phản ứng của giai đoạn sau.
 Sản phẩm p-nitrosophenol bền ở pH = 4 – 5.
3. Giai đoạn 2: Phản ứng khử hóa
3.1.Khái niệm: Khử hóa là quá trình nhận thêm điện tử của một nguyên tử hoặc ion.
3.2.Gồm mấy bước?
Gồm 3 bước: Điều chế tác nhân khử → Phản ứng khử hóa → Trung hịa để kết tủa sản
phẩm.
3.3.Tác nhân khử là gì? Vì sao phải điều chế tác nhân khử ngay khi làm mà không điều
chế sẵn?
Tác nhân khử là Na2S, là tác nhân khử mạnh, có tính hút ẩm → khơng điều chế sẵn.
3.4.Vì sao cho NaOH và S vào phải khuấy nhẹ (chứ không được khuấy mạnh)?
Vì nếu khuấy mạnh thì O2 khơng khí đi vào dung dịch nhiều sẽ oxy hóa hết tác nhân khử
mà phản ứng tạo ra là Na2S.
3.5.Vì sao điều chế tác nhân khử phải đun thêm 60 phút?

Mục đích là để thủy phân hết các polysulfid tạo ra khi NaOH tác dụng với S, để sản
phẩm phản ứng chỉ còn lại Na2S.
3.6.Giai đoạn trung hòa để kết tủa sản phẩm: Vì sao phải đưa về pH = 7? Vì sao phải
làm trong tủ hút? Lưu ý khi cho acid?
Mục đích là để trung hịa hết NaOH dư và Na2S dư ở 2 bước trên. Dùng H2SO4 10%.
H2SO4 tác dụng với Na2S tạo ra H2S có mùi trứng thối, độc nên phải làm trong tủ hút. Khi
cho H2SO4 phải cho từ từ để tránh H2S tạo ra nhiều sẽ đẩy khối phản ứng trào ra ngồi.
3.7.Vì sao phải miết khơ sản phẩm?
Vì tác nhân acyl hóa trong giai đoạn sau là anhydryd acetic. Khi sản phẩm ở giai đoạn 2
còn nước, thì khi cho anhydryd acetic vào, nó sẽ bị thủy phân tạo thành acid acetic. Acid
acetic cũng có khả năng acyl hóa những yếu hơn rất nhiều so với anhydryd acetic → giảm
hiệu suất phản ứng.
4. Giai đoạn 3: Phản ứng acyl hóa
4.1.Khái niệm: Acyl hóa là q trình thay thể nguyên tử hydro của hợp chất hữu cơ bằng
nhóm acyl (RCO-)
4.2.Gồm những bước nào?
Gồm 2 bước: Phản ứng acyl hóa → Tinh chế.
4.3.Vì sao phải làm trên bếp cách thủy trong khi phản ứng acyl hóa là phản ứng tỏa
nhiệt?
2


Để tăng nhiệt động của phản ứng → giúp phản ứng xảy ra nhanh và hồn tồn.
4.4.Vì sao paracetamol tan trong 7 phần nước sôi nhưng khi tẩy màu chỉ hịa tan trong
4 phần nước sơi?
Vì sử dụng 4 phần nước sơi vừa đủ để hịa tan được paracetamol, vừa giảm được thời
gian kết tinh của paracetamol so với dùng 7 phần nước sơi.
4.5.Vì sao phải lọc nóng?
Vì paracetamol tan trong nước nóng (7 phần nước sơi), rất ít tan trong nước lạnh. Nếu
khơng làm nóng bề mặt phễu, phễu, hệ thống lọc thì paracetamol sẽ bị kết tinh ngay trên

giấy lọc → bị loại bỏ cùng với bã than hoạt → không thu được sản phẩm; kết tinh dưới bình
hút chân khơng → hao hụt sản phẩm.
4.6.Nếu dùng nhiều than hoạt để tẩy màu có được khơng?
Khơng nên dùng quá nhiều than hoat, vì than hoạt tẩy màu theo cơ chế hấp phụ, nếu
nhiều quá thì than hoạt sẽ hấp thụ luôn cả paracetamol → hao hụt.
BÀI 2: SẢN XUẤT HOÀN LỤC VỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỒI DẦN
1. Tổng quan về dạng thuốc hoàn:
1.1.Khái niệm viên hoàn theo định nghĩa DĐVN IV?
Thuốc hồn là dạng thuốc rắn, hình cầu, được bào chế từ bột hoặc cao dược liệu với các
loại tá dược thích hợp, thường dùng để uống.
1.2.Phân loại thuốc viên hồn?
 Theo thể chất:
 Hồn cứng: thường kích thước nhỏ, uống.
 Hồn mềm: thường kích thước lớn, dùng cách cách nhai.
 Theo tá dược dính:
Viên hồn
Tá dược dính
Phương pháp bào chế
Thủy hoàn Nước, rượu, giấm, dịch Bồi viên
Hồ hoàn
Mật hoàn
Lạp hoàn

chiết
Hồ tinh bột
Mật ong
Sáp ong

Khối lượng
< 0,5g (hoàn nhỏ)


Chia viên; bồi viên
Hồn nhỏ
Chia viên
“tễ”, có thể đến 12g
Đun chảy sáp và vê viên ở 0,3 – 0,5g
nhiệt độ gần nhiệt độ đơng
rắn của sáp

1.3.Có mấy phương pháp bào chế thuốc hoàn, miêu tả?
3


Thuốc hoàn được điều chế bằng 2 phương pháp: chia viên và bồi viên.
 Phương pháp chia viên: Áp dụng khi dùng các tá dược có độ dính cao như mật, hồ, sáp.
Bột thuốc được trộn với tá dược dính ở nhiệt độ thích hợp thành khối bánh viên đồng nhất
rồi chia viên bằng bàn hay máy chia viên.
 Phương pháp bồi viên: Áp dụng cho các tá dược có độ dính thấp như nước, dịch chiết dược
liệu, hồ lỗng, siro hay mật ong pha lỗng. Tá dược dính lỏng và bột thuốc được bồi dần
từng lớp lên nhân đã gây sẵn để kết hợp với sấy cho đến khi viên đạt kích thước u cầu.
Thuốc hồn có thể bao bằng các lớp áo khác nhau để bảo quản hay tăng giá trị thẩm mỹ,
viên hồn mềm thường được đóng trong vỏ sáp.
1.4.Các phương pháp bào chế thuốc hoàn sử dụng các loại tá dược dính với độ nhớt
như thế nào?
 Phương pháp chia viên: dùng tá dược có độ nhớt cao. Vì: bột dược liệu được trộn với tá
dược dính → khối bột dẻo → chia viên. Yêu cầu của khối bột dẻo là có thể chất đồng nhất,
độ dẻo dai, sờ khơng dính tay, khơng dính dụng cụ,… Mà bột dược liệu có độ dính thấp,
nên phải dùng tá dược dính có độ dính cao để liên kết các tiểu phân với nhau để tạo thành
khối dẻo mới chia viên được.
Nếu tá dược dính có độ nhớt thấp → không đảm bảo thể chất viên, viên dễ bị vỡ.

 Phương pháp bồi viên: Dùng tá dược dính có độ nhớt thấp. Đi từ 1 nhân cơ bản, bồi dần
từng lớp lớp bột dược liệu và tá dược dính cho đến khi đạt được kích thước yêu cầu, thường
tiến hành trong nồi bao. Nếu dùng tá dược dính có độ nhớt cao → các viên nhân sẽ bị dính
với nhau và dính vào nồi bao.
1.5.Tác dụng của lớp parafin rắn để hàn nắp viên hồn mềm?
Vì viên hồn được chế từ bột hoặc cao dược liệu, với các tá dược dính, ví dụ như mật,
siro, … đây là mơi trường rất thích hợp để nấm mốc và vi sinh vật phát triển làm chất lượng
viên không đảm bảo → parafin rắn để tránh viên hút ẩm, chống hư hỏng nấm mốc.
1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bồi viên: tá dược dính, bột dược liệu, góc nồi
bao?
 Tá dược dính: cho vừa đủ (theo kinh nghiệm)
 Nếu nhiều quá: các viên dính lại với nhau, dính vào nồi bao.
 Nếu ít q:
 Bề mặt viên khơng phun đều tá dược dính → viên khơng trịn đều.
 Tá dược dính khơng được phun đều giữa các viên → các viên lớn lên với kích thước
khơng đều.
 Bột dược liệu:
4


 Cho nhiều quá: chỉ một lượng bột nhất định dính được lên bề mặt viên, phần cịn thừa sẽ
rớt ra ngồi → hình thành những nhân mới → làm kích thước của mẻ viên khơng đều.
Khi cho tá dược dính vào thì nhân mới hình thành bị thấm ướt, có thể dính vào các viên,
làm bề mặt viên méo mó, khơng trịn đều, kích thước giữa các viên khơng đều.
 Cho ít q: Có viên dính bột, có viên khơng dính bột. Viên khơng dính bột khi đươc
phun thêm tá dược dính viên sẽ bị ướt quá → các viên dính lại với nhau, dính nồi bao →
viên khơng trịn đều, mẻ viên khơng đồng đều kích thước.
 Chú ý:
 Ray thường xuyên để viên đồng đều kích thước.
 Nồi bao không đủ lực để đảo đều tất cả các viên hồn nên trong q trình bao thì

dùng tay hỗ trợ để đảo đều giúp viên dính đều tá dược và bột dược liệu.
 Phải để 5 phút để tá dược dính và bột dược liệu bám đều viên rồi mới tiếp tục thêm.

5


 Góc nồi bao:
 Góc lớn quá: chỉ lớp ở phía trên bám tá dược bà bột dược liệu, lớp dưới khó bám; khó
trộn đều → Hạt khơng đều.
 Góc nhỏ quá: hạt dễ bị rơi ra trong quá trình thao tác.
 Góc thích hợp để khi phun tá dược dính thì tá dược dính đều bề mặt viên: 20 – 30o.
1.7.Quy trình phương pháp bồi viên? Giai đoạn nào là quan trọng nhất?
 Quy trình bồi viên: học sơ đồ.
 Giai đoạn quan trọng nhất: giai đoạn bồi nhân: vì phương pháp bồi viên là đi từ 1 nhân cơ
bản, lớn dần lên nên nhân quyết định đến hình dạng và chất lượng viên.
 Nếu nhân làm không chắc, các tiểu phân không liên kết dược với nhau → viên khơng
lớn lên được, khơng chắc.
 Hình dạng nhân khơng trịn đều thì hình dạng viên cũng khơng trịn đều.
 Tá dược dính giai đoạn bồi nhân phải có độ nhớt cao hơn giai đoạn bồi viên vì yêu cầu
các tiểu phân liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nhân chắc chắn.
1.8.Vì sao bao màu trước, bao bóng sau?
 Vì bao màu bằng than hoạt thì bề mặt viên sẽ lởm chởm, do đó bao bóng để bề mặt viên
đồng đều, bóng đẹp.
 Giả sử bao bóng bằng parafin lỏng rồi bao màu bằng than hoạt thì có dính khơng? → Có vì
parafin lỏng cũng có độ nhớt.
2. Viên hồn lục vị:
2.1.Phân tích cơng thức viên hồn lục vị?
 Thục địa: làm tá dược dính và thành phần trong bột kép.
 Bạch phục linh, đơn bì, hồi sơn, sơn thù, trạch tả, tinh bột: thành phần của bột kép dược







liệu.
Đường kính: để gây nhân.
Than hoạt tính: tá dược bao màu.
Parafin rắn: để hàn nắp trong trường hợp cần thiết.
Parafin lỏng và bột talc: tá dược bao bóng.
Ethanol 96% và bơng: để sát trùng dụng cụ.
2.2.Viên hồn lục vị dùng tá dược dính là gì? Vì sao? Điều chế bằng phương pháp nào?

Viên là viên hồn cứng hay mềm, kích thước ra sao?
 Tá dược dính gốc: siro cao thục địa. Siro điều chế theo phương pháp chế nóng: hịa tan
đường trong cao lỏng thục địa theo tỷ lệ 1 kg đường: 1 kg cao lỏng.
 Tá dược dính làm việc: tùy từng giai đoạn mà pha loãng tá dược dính gốc bằng cao lỏng
thục địa hoặc nước sơi để thu được tá dược dính làm việc có độ nhớt đạt yêu cầu.
 Giai đoạn gây nhân: tá dược dính gốc.
 Giai đoạn bồi viên: tá dược dính gốc : nước với tỷ lệ 1: 2.
2.3.Tá dược bao được sử dụng trong viên hồn lục vị là gì?
Than hoạt pha với tá dược dính gốc.
6


2.4.Tá dược bao bóng được sử dụng trong viên hồn lục vị là gì? Vì sao?
Khi bồi viên, bao màu bằng than hoạt thì than hoạt khơng che kín hết bề mặt viên, còn
nhiều chỗ khuyết điểm làm bề mặt viên lởm chởm, không láng mịn → nhiệt, ẩm dễ chui vào
làm hỏng viên. Bột talc có kích thước nhỏ, có khả năng chui vào những lỗ trên bề mặt viên,
lấp đầy những khuyết điểm làm viên tròn đều.

BÀI 3: CHIẾT XUẤT STRYCHNIN TỪ HẠT MÃ TIỀN
1. Tổng quan về strychnin và hạt mã tiền:
1.1.Tác dụng dược lý của strychnin? Chỉ định?
 Tác dụng dược lý:
 Tác dụng ưu tiên trên tủy sống kích thích phản xạ tủy, tăng dẫn truyền thần kinh cơ,
tăng dinh dưỡng và hoạt động cơ.
 Kích thích tiêu hóa, tăng tiết dịch vị, tang nhu động ruột, giúp ăn ngon dễ tiêu.
 Tăng nhạy cảm của các cơ quan cảm giác: do kích thích vào các trung tâm nghe, nhìn,
ngửi.
 Chỉ định:
 Điều trị nhược cơ, tê liệt, đái dầm, liệt dương.
 Mệt mỏi, mới ốm dậy, ăn kém ngon.
 Độc tính: Rất độc, với liều 60 – 90mg có thể gây chết người do liệt hô hấp.

7


1.2.Đặc điểm của hạt mã tiền: đặc điểm bên ngoài, tỷ lệ hoạt chất?
 Đặc điểm bên ngồi: Hạt hình đĩa dẹt hơi dày lên ở mép; một số hạt hơi méo mó, cong
khơng đều, đường kính 1,2 – 2,5 cm, dày 0,4 – 0,6 cm, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt
hạt phủ mơt lớp lơng tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt tỏa xa xung quanh. Rốn
hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ noãn (là
một điểm nhỏ cao hơn trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất
cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ nỗn. Hạt khơng mùi, vị rất
đắng.
 Tỷ lệ hoạt chất:
 Alkaloid: khoảng 2 – 5%.
 Trong đó gần 50% là strychnin, phần cịn lại là brucin, còn khoảng 2 – 3% là các
alkaloid phụ khác như: o-colubrin, β-colubrin, vomicin, …
→ Tỷ lệ strychnin: khoảng 1%

1.3.Độ tan của strychnin sulfat được áp dụng trong chiết xuất như thế nào?
Stychnin sulfat: là tinh thể hình kim khơng màu hay bột kết tinh mà trắng, không mùi, vị
đắng, rất độc. Dễ tan trong nước sôi, tan được trong nước lạnh (1/35) → ở bước cuối cùng,
khi rửa tinh thể, dùng nước cất để lạnh để rửa nhằm giảm hao hụt.
2. Chiết xuất strychnin:
2.1.Các bước của quy trình tinh chế?
Quy trình điều chế: 4 bước:
 Chuẩn bị nguyên liệu
 Kiềm hóa dược liệu
 Chiết xuất
 Tinh chế: 5 bước:
 Tạo muối sulfat tan trong nước của alkaloid.
 Tạo tủa alkaloid toàn phần.
 Tạo muối nitrat của các alkaloid (loại brucin).
 Tẩy màu bằng than hoạt.
 Tạo sản phẩm là strychnin sulfat.
2.2.Vì sao phải xay/ cắt mỏng hạt mã tiền? Có nên xay q mịn hay khơng, vì sao? Vì
sao trong bài lại không xay hạt mã tiền mà lại cắt mỏng?
 Phải cắt/ xay: để tăng diện tích tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi, giúp dung môi thấm
vào dược liệu nhanh hơn và quá trình chiết diễn ra nhanh hơn, tăng hiệu suất chiết. Khi để
nguyên hạt mã tiền thì dung mơi chỉ tiếp xúc bề mặt bên ngồi, khó thấm sâu thể lấy được
alkaloid nên kéo dài thời gian chiết, thời gian chiết càng lâu thì kéo theo tạp càng nhiều.

8


 Khơng nên xay dược liệu q mịn: vì nếu xay quá mịn, màng tế bào bị phá hủy, dược liệu
giải phóng nhiều tinh bột, gơm, pectin, chất nhầy gây khó khăn cho q trình chiết, lẫn
nhiều tạp chất, mà các tạp này rất khó khăn để loại đi.
 Cắt chứ khơng xay hạt mã tiền:

 Vì khi xay thành bột thì bột hạt mã tiền dễ bay bụi, khi hít phải gây kích ứng đường hơ
hấp, gây kích ứng khi rơi vào mắt, vào da.
 Xay thì dính trên cối xay, nếu rửa không sạch sẽ gây độc cho các dược liệu khác khi
dùng lại cối xay đó.
2.3.Vì sao phải kiềm hóa hạt mã tiền? Vì sao phải hong khơ hạt sau khi kiềm hóa?
 Kiềm hóa:
 Vì alkaloid trong hạt mã tiền tồn tại ở 2 dạng là dạng muối (phân cực) và dạng base
(không phân cực). Mà chiết bằng dầu hỏa là dung môi không phân cực nên phải kiềm
hóa để chuyển hết dạng muối sang dạng base để tan vào dầu hỏa → chiết hết được
alkaloid trong dược liệu.
 Trong hạt mã tiền, alkaloid không đứng riêng lẻ mà liên kết với tanin. Kiềm hóa nhằm
cắt đứt liên kết này để alkaloid dễ dàng tan vào dầu hỏa.
 Phải hong khơ:Vì dầu hỏa là dung mơi không phân cực mà sữa vôi là môi trường nước,
nếu khơng hong khơ thì mơi trường nước này sẽ hạn chế khả năng khuếch tán alkaloid vào
dầu hỏa.
2.4.Phương pháp được sử dụng để chiết xuất là gì, trình bày nguyên tắc của phương
pháp đó? Vì sao phải lắp ống sinh hàn? Vì sao trong q trình chiết có thể khuấy
trộn?
 Phương pháp chiết xuất: ngâm nóng, chiết 3 lần x 2h/lần
 Nguyên tắc phương pháp ngâm: Đổ dung môi cho ngập dược liệu trong bình chiết xuất,
sau một thời gian ngâm nhất định, rút lấy dịch chiết (lọc hoặc gạn) và rửa dược liệu bằng
cánh khuấy hoặc rút chiết ở dưới rồi lại đổ lên trên.
 Lắp ống sinh hàn: Vì dung mơi sử dụng là dầu hỏa, dễ bay hơi, đặc biệt dùng phương pháp
ngâm nóng sử dụng nhiệt độ nên dầu hỏa càng dễ bay hơi, gây hao hụt dung môi → lắp ống
sinh hàn để thu hồi dung môi, tránh hư hao.
 Khuấy trộn: Theo động lượng thì trong quá trình chiết dược liệu bị lắng xuống làm giảm sự
tiếp xúc với dung môi → phải khuấy trộn để tăng sự tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi
nhằm tăng hiệu suất.
2.5.Dung môi được sử dụng để chiết là gì? Ưu điểm của phương pháp chiết bằng dung
mơi đó?

 Dung mơi: dầu hỏa (dung mơi khơng phân cực).
9


 Ưu điểm của chiết bằng dung môi không phân cực:
 Chọn lọc: giúp tránh được các tạp chất phân cực như gơm, pectin, chất nhầy rất khó để
loại bỏ trong quá trình tinh chế.
 Dịch chiết sạch
 Dễ loại tạp
 Hiệu suất cao
2.6.Giai đoạn tạo muối sulfat tan trong nước của alkaloid: Vì sao lắc dịch chiết với
H2SO4? Vì sao phải thêm acid để đảm bảo pH = 1 – 2?
 Lắc với H2SO4: để tạo muối sulfat, loại tạp không phân cực.
 pH = 1 – 2: quá trình lắc với H2SO4 thì alkaloid từ dạng base sẽ chuyển sang dạng muối,
làm pH của dịch chiết nước acid tăng lên, do đó kiểm tra lượng H 2SO4 cịn đủ để chuyển
alkaloid không bằng cách kiểm tra pH.
2.7.Lưu ý gì về hiện tượng nhũ hóa khi lắc dịch chiết với H2SO4?
 Nhũ hóa dễ xảy ra với dịch chiết nóng hơn. Để hạn chế hiện tượng này, nên để nguội dịch
chiết rồi mới lắc với acid.
 Yêu cầu phải lắc nhẹ để tránh nhũ hóa.
 Khi xảy ra nhũ hóa, ta cần đem đi đung cách thủy, cho tách lớp và gạn lấy dịch trong.
2.8.Vì sao lọc dịch chiết nước acid lại lọc nóng?
Vì dịch chiết nóng chứa muối sulfat của alkaloid, trong đó có strychnin sulfat, dễ tan
trong nước nóng. Do đó phải chiết nóng để loại bỏ cặn mã tiền và vẫn giữ được strychnin
sulfat.
2.9.Giai đoạn tạo tủa alkaloid tồn phần: vì sao cho tác dụng với Na 2CO3?
 Chuyển alkaloid từ dạng muối sang dạng base.
 Loại tạp tan trong nước (tạp phân cực).
2.10. Giai đoạn tạo muối nitrat của alkaloid: Mục đích? Nguyên tắc là gì? Lưu ý khi
thực hiện?

 Mục đích: loại tạp brucin.
 Nguyên tắc: dựa vào độ tan khác nhau của các muối strychnin nitrat và brucin nitrat. Tạo
muối nitrat của các alkaloid ở pH = 4 – 4,5; tạo dung dịch q bão hịa sao cảu strychnin
nitrat, do strychnin nitrat có độ tan thấp hơn brucin nitrat nên khi tạp dung dịch q bão hịa
thì cho strychnin nitrat sẽ kết tinh lại chuyển sang dạng rắn, còn brucin nitrat tan vẫn ở dạng
lỏng.
 Lưu ý khi thực hiện:
 Hòa tan tủa alkaloid toàn phần với HNO 3 3% đưa về pH = 4 – 4,5. Trước khi cho HNO 3
vào thì phải thêm nước cất vừa đủ ngập tủa rồi mới cho HNO 3 vào. Tiến hành trên bếp
cách thủy.

10


 Khi cho HNO3 vào chỉnh đến pH = 4,4 rồi mà tủa chưa tan hết thì phải thêm một lượng
nước cất vừa đủ để tủa tan hết. Không thêm q nhiều nước cất vì cần dung dịch q
bão hịa để kết tinh strychnin.
2.11. Giai đoạn tẩy màu bằng than hoạt: Nguyên tắc?
Than hoạt tẩy màu theo nguyên tắc hấp phụ. Do đó khơng nên cho nhiều than hoạt q.
2.12. Giai đoạn chuyển từ muối strychnin nitrat sang strychnin sulfat: Tại sao phải qua
trung gian là tác dụng với Na2CO3?
Vì gốc SO42- và NO3- đều là gốc acid mạnh nên không thể phản ứng với nhau. Nên phải
chuyển qua dạng base trước khi chuyển sang dạng muối sulfat.





2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm?
Nhiệt độ

Các yếu tố cơ học (ví dụ gãy tạo vết xước nhằm tạo giá để kết tinh)
Mức độ quá bão hòa của dung dịch
Bản chất của chất tan và dung môi: Khi cho chất và mơi trường khó tan → dễ kết tinh; và

ngược lại.
 Nồng độ tạp chất: Càng cao thì các phân tử chất tan càng khó gặp nhau để liên kết với nhau
→ khó kết tinh.
 Khuấy trộn: làm giảm quá trình phản ứng.
2.14. Vì sao kết quả thu được là bột kết tinh chứ không ra được tinh thể hình kim như
u cầu?
Có thể do các ngun nhân:
 Do trước khi để kết tinh khuấy quá nhiều → tạo quá nhiều mầm → các tinh thể bị vụn,
không thành hình kim.
 Do nhiệt độ bên ngồi thấp, chênh lệch quá nhiều khi nhấc ra khỏi bếp: làm tinh thể kết tinh
quá nhanh, nên không kịp để tạo thành hình kim, tinh thể bị vụn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất dược liệu?
Bao gồm các yếu tố:
 Những yếu tố thuộc về thành phần, cấu tạo của dược liệu:
o Màng tế bào dược liệu
o Chất nguyên sinh
o Một số tạp chất có thể có trong dược liệu
 Những yếu tố thuộc về dung môi
o Độ phân cực của dung môi
o Độ nhớt, sức căng bề mặt của dung môi
 Những yếu tố thuộc về kỹ thuật
o Nhiệt độ chiết xuất
11


a.





o Thời gian chiết xuất
o Độ mịn của dược liệu
o Khuấy trộn
o Kỹ thuật đặc biệt
Những yếu tố thuộc về thành phần, cấu tạo của dược liệu
 Màng tế bào
Khi cịn sống → xảy ra q trình trao đổi chất có tính chọn lọc.
Khi chết → xảy ra hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích,…
Màng tế bào có cấu tạo khơng ổn định, có thể bị thay đổi tính chất vật lý và thành phần

hóa học (hóa gỗ, hóa khống, phủ sáp,…), có thể xảy ra từng phần hoặc toàn phần và thường
thay đổi nhiều ở thực vật đã già.
 Đối với thực vật còn non hay mỏng mềm như cỏ cây, hoa lá, thành phần của màng tế bào
chủ yếu là cellulose (không tan trong nước và không tan trong các dung môi khác, bền vững ở
nhiệt độ cao, có tính mềm dẻo đàn hồi) → dung mơi dễ thấm vào dược liệu, do đó chỉ cần xay
thơ dược liệu. Nếu xay mịn, dễ kéo theo nhiều tạp vào dịch chiết.
 Đối với dược liệu đã già, rắn chắc như hạt, gỗ, rễ, vỏ thân… màng tế bào trở nên dày và
có thể xảy ra những biến đổi sau:
o Hóa bần, hóa cutin, hóa gỗ, hóa khống → dung mơi khó thấm.
o Phủ thêm lớp chất nhầy (tan trong nước, trương nở → bít ống mao quản) cản trở sự
thấm của dung mơi, cản trở q trình khuếch tán.
 Nên xay nhỏ dược liệu
 Chất nguyên sinh
 Chất nguyên sinh có thành phần hóa học rất phức tạp và không ổn định. Ở nhiệt độ 50 –
60oC, chúng bị mất hoạt tính sinh học (trừ trường hợp những hạt khơ, quả khơ). Có thể coi đó là
một hệ keo nhiều pha, tạo thành từ những hợp chất cao phân tử, phân tán trong mơi trường

nước (ví dụ: giọt dầu, giọt mỡ, hạt tinh bột, hạt tinh thể…)
 Chất ngun sinh có tính chất bán thấm → để chiết được các chất tan trong tế bào, phải
tìm cách phá hủy chất ngun sinh bằng cách làm đơng vón chúng bằng nhiệt (sấy hoặc phơi
khô) hoặc bằng cồn (hơi hoặc cồn nóng).
 Một số tạp chất có thể có trong dược liệu
 Đó là sản phẩm của các q trình trao đổi chất, là chất dự trữ hoặc chất thải của cây.
 Các chất này thường gây cản trở hoặc cũng có khi có tác dụng thuận lợi cho quá trình
chiết xuất.
 Đối với những dược liệu chứa nhiều pectin, gôm hoặc chất nhầy:

12


→ những chất tan được trong nước, và khi tan trong nước thì bị trương nở, tạo dung dịch
keo, làm tăng độ nhớt, gây cản trở cho quá trình chiết xuất. Có thể loại các chất này bằng cách
cho kết tủa trong cồn cao độ.
 Đối với những dược liệu chứa nhiều tinh bột
→ không tan trong nước lạnh, nhưng ở nhiệt độ cao tinh bột bị hồ hóa, làm tăng độ nhớt của
dung dịch, gây cản trở cho quá trình chiết xuất. Do đó, đối với những dược liệu này, khơng nên
xay dược liệu q mịn, tránh giải phóng ra nhiều tinh bột và không nên chiết ở nhiệt độ cao
để tránh bị hồ hóa.
 Đối với dược liệu chứa chất béo, dầu mỡ, tinh dầu, sáp, nhựa
→ không tan trong nước và thường tan trong các dung môi không phân cực. Nếu dùng dung
môi chiết là nước → gây cản trở q trình chiết xuất, do đó, cần phải loại đi bằng các dung
mơi thích hợp trước khi chiết. Nếu dùng dung môi không phân cực để chiết, dịch chiết sẽ lẫn
nhiều tạp, những tạp này sẽ bị loại đi trong giai đoạn tinh chế.
 Đối với những dược liệu chứa enzym
→ bản chất là protein, enzym bị mất hoạt tính (60-70 oC), bị ngừng hoạt động (ở nhiệt độ

lạnh) và được phục hồi (nếu nâng đến nhiệt độ thích hợp). Tùy từng trường hợp cụ thể mà

enzym có thể gây cản trở (cần diệt men: pp nhiệt ướt, nhiệt ẩm, nhiệt khơ) hoặc cũng có khi
lại tạo điều kiện thuận lợi (cần hoạt hóa: vị nát, cắt nhỏ, ủ, tăng nhiệt thích hợp) cho q
trình chiết xuất.
b. Những yếu tố thuộc về dung môi
 Độ phân cực của dung mơi
 Dung mơi ít phân cực thì dễ hịa tan các chất khơng phân cực và khó hịa tan các chất có
nhiều nhóm phân cực.
 Dung mơi phân cực mạnh thì dễ hịa tan các chất có nhiều nhóm phân cực và khó hịa
tan các chất ít phân cực.
 Độ nhớt, sức căng bề mặt của dung môi
 Dung mơi có độ nhớt càng thấp hoặc có sức căng bề mặt càng nhỏ thì dung mơi càng dễ
thấm vào dược liệu → thuận lợi cho chiết xuất.
c. Những yếu tố thuộc về kỹ thuật
 Nhiệt độ chiết xuất
 Nhiệt độ tăng → hệ số khuếch tán cũng tăng → lượng chất khuếch tán cũng tăng lên và
độ nhớt của dung mơi giảm → thuận lợi cho q trình chiết xuất trong một số trường hợp.
 Đối với những hợp chất kém bền ở nhiệt độ cao → phá hủy.
13


 Đối với tạp (gôm, chất nhầy): khi nhiệt độ tăng → khó khăn cho q trình chiết xuất, tinh
chế.
 Đối với dung mơi dễ bay hơi có nhiệt độ sơi thấp: khi tăng nhiệt độ thì dung mơi dễ bị
hao hụt
 Đối với một số chất hòa tan tỏa nhiệt → nhiệt độ tăng, độ tan của giảm.
 Tùy từng trường hợp cụ thể → lựa chọn nhiệt độ phù hợp
 Thời gian chiết xuất
 Khi bắt đầu chiết, các chất có phân tử lượng nhỏ (thường là hoạt chất) sẽ được hịa tan
và khuếch tán vào dung mơi trước, sau đó mới đến các chất có phân tử lượng lớn (thường là tạp
như nhựa, keo,…).

 Nếu thời gian chiết ngắn → không chiết được hết hoạt chất, nếu thời gian chiết dài quá
→ lẫn nhiều tạp
 Cần phải lựa chọn thời gian chiết xuất sao cho phù hợp với thành phần
dược liệu, dung môi, phương pháp chiết xuất…
 Độ mịn của dược liệu
 Dược liệu thô quá → dung mơi sẽ khó thấm ướt.
 Độ mịn dược liệu tăng lên → bề mặt tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi tăng lên → thời
gian chiết xuất sẽ nhanh hơn.
 Nếu xay dược liệu quá mịn → bất lợi cho quá trình chiết xuất:
o Bột dược liệu bị dính bết (/dung mơi), khó khuấy, khó rút dịch chiết
o Nhiều tế bào thực vật bị phá hủy, dịch chiết bị lẫn nhiều tạp.
 Khuấy trộn
 Theo định luật Fick, chênh lệch nồng độ giữa hai pha là động lực của q trình khuếch
tán. Do đó muốn tăng cường q trình khuếch tán, cần phải tạo ra sự chênh lệch nồng độ bằng
cách di chuyển lớp dịch chiết ở phía sát tế bào (nơi có nồng độ cao hơn) ra phía xa hơn và di
chuyển lớp dung mơi ở phía xa (nơi có nồng độ thấp hơn) đến sát màng tế bào → thực hiện
bằng cách khuấy trộn. Do đó khuấy trộn làm tăng tốc độ khuếch tán.
 Tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn loại cấu tạo cánh khuấy và tốc độ khuấy sao cho
phù hợp:
o Dược liệu là hoa lá mỏng manh: chọn tốc độ khuấy nhỏ. Nếu tốc độ khuấy mạnh →
dược liệu nát gãy vụn, lẫn nhiều tạp vào dịch chiết.
o Dược liệu cứng rắn như hạt, rễ, thân, gỗ, …: chọn loại cánh khuấy khỏe, tốc độ khuấy
mạnh.
 Các phương pháp đặc biệt
 Chiết bằng siêu âm, chiết bằng vi sóng, chiết bằng dung môi siêu tới hạn hay chiết bằng
áp suất cao….
14


 Phương pháp siêu âm có nhiều ưu điểm làm tăng cường q trình chiết xuất nhờ làm tăng

mạnh tính thẩm thấu và khuếch tán bằng năng lượng của siêu âm như sau:
o Làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai pha bằng cách phân tán chúng thành những hạt
nhỏ.
o Phá vỡ một phần màng tế bào.
o Tăng cường sự xáo trộn của hỗn hợp.
o Có tác dụng làm nóng tại chỗ.
Bài 4: SẢN XUẤT VIÊN NÉN BAO PHIM B1
1. Định nghĩa viên nén theo DĐVN IV?
Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm,
đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa,… Viên nén chứa một hoặc nhiều
dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược màu,
… được nén thành khối hình trụ dẹt, thn (caplet) hoặc các hình dạng khác. Viên có thể
được bao.
2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng viên nén trần và viên nén bao phim theo DĐVN
IV?
 Tính chất: Viên rắn, hai mặt nhẵn, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu, cạnh và
thành viên lành lặn. Viên khơng bị gãy vỡ, bở vụn trong q trình bảo quản, phân phối và
vận chuyển.
 Độ rã: phải đáp ứng yêu cầu về độ rã quy định trong chuyên luận Phép thử độ rã của viên
nén và viên nang (Phụ lục 11.6 DĐVN IV). Dùng nước là dung môi thử, cho đĩa vào mỗi
ống thử, thời gian rã không được q 15 phút nếu khơng có chỉ dẫn khác.
Nếu viên nén không đáp ứng được yêu cầu do viên bị dính vào đĩa, thử lại với 6 viên
khác, nhưng khơng cho đĩa vào ống. Chế phẩm đạt yêu cầu nếu 6 viên đều rã hết.
Viên nhai không phải thử độ rã.
 Độ đồng đều khối lượng: Thử theo Phụ lục 11.3 DĐVN IV “Phép thử độ đồng đều khối
lượng”. Viên nén đã thử độ đồng đều hàm lượng với tất cả các dược chất có trong thành
phần thì khơng phải thử độ đồng đều khối lượng.
 Độ đồng đều hàm lượng: Phụ lục 11.2 DĐVN IV. Nếu khơng có chỉ dẫn khác, viên nén
có hàm lượng hoạt chất dưới 2 mg hoặc 2% (kl/kl) phải thử độ đồng đều hàm lượng. Đối
với viên nén có từ 2 dược chất trở lên, chỉ áp dụng yêu cầu này với thành phần có thành

phần có hàm lượng nhỏ hơn quy định ở trên.
 Độ hòa tan: Yêu cầu được chỉ ra trong chuyên luận riêng. Phương pháp được ghi trong
chuyên luận “Phép thử độ hòa tan của viên nén và viên nang” (Phụ lục 11.4 DĐVN IV)
 Định lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác: Thử theo quy định tại chuyên luận riêng.
15


 Bảo quản, ghi nhãn:
o Thuốc viên phải được đựng trong bao bì kín, chống ẩm và va chạm cơ học.
o Ghi nhãn theo quy định.
3. Cơ chế hoạt động của máy dập viên xoay tròn?
1. Hạt cốm từ phễu đổ vào khung phân phối cốm: Khung phân phối cốm gồm nhiều viên
nối liền nhau để trải hạt cốm lên một diện tích rộng để cho các cối có đủ thời gian nhận
cốm. Tại thời điểm này, cam dưới dẫn chày dưới tụt xuống đáy để nhận cốm vào buồng
nén.
2. Chày dưới và cốm di chuyển đến vị trí cam kiểm sốt để điều chỉnh vị trí của chày dưới
trong cối, thanh gạn gắn trên khung phân phối cốm sẽ gạt bằng mặt cốm trong buồng nén
để có một khối hạt nhất định.
3. Sau khi điều chỉnh khối lượng cốm trong cối, chày dưới di chuyển qua khỏi cam kiểm
soát, chày dưới theo cam dẫn để hạ xuống thấp.
4. Chày dưới di chuyển đến trục nén dưới, chày trên cũng di chuyển đến trục nén trên để ép
khối hạt trong cối. Lực nén được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách tới hạn giữa
hai đầu chày trong cối khi cả hai đầu chày đều ở vị trí của đỉnh nén. Trục nén trên thường
được cố định, trục nén dưới có thể điều chỉnh để xác lập độ cao của chày dưới.
5. Sau khi nén, chày trên được rút lên theo cam dẫn, chày dưới đi lên theo cam dẫn để đưa
viên lên ngang bằng mặt cối, vị trí viên trên mặt cối được điều chỉnh bằng núm đẩy viên.
Viên được gạt ra khỏi máy bằng một thanh gạt gắn cố định phía trước khung phân phối
cốm.
(Với quy mơ lớn hơn như trong công nghiệp, viên được dập bằng máy dập viên quay tròn. Các chày
được giữ trong các cam dẫn do đó tại mỗi thời điểm chúng ở các vị trí riêng biệt khác nhau hồn tồn.

Q trình hoạt động của máy quay tròn gồm những bước như sau:


Hạt chảy từ phễu chứa hạt xuống khoang phân phối hạt và bột, tại đây chúng được đong vào các



cối
Tại thời điểm cuối cùng thì chày dưới trong khoang phân phối chày dưới được nâng lên một ít và
cối được đong đầy còn phần dư được khoang phân phối gạt giữ lại nhờ đó mà tiết kiệm nguyên



liệu, ngay sau lúc đó chày dưới được được hạ thấp một ít.
Chày trên cũng được hạ xuống, khi tới miệng cối thì chày dưới sẽ được nâng lên và viên được

nén từ hai phía trên và dưới
 Sau đó cả hai chày đều đi lên và viên sẽ được đẩy ra khỏi cối
 Viên nén được thanh gạt, gạt ra khỏi máy
Chu trình cứ thế tiếp tục, cách thức điều chỉnh và hoạt động để khối lượng viên cần dập và lực dập cũng
giống như ở máy dập viên tâm sai.
Như vậy máy dập viên quay tròn cấu tạo gồm một số bộ phận sau:
 Mâm máy quay tròn chứa chày và cối có kích thước chuẩn
 Hệ thống phân phối hạt đảm bảo đong hạt tốt
16






Chày cối có thể gồm nhiều bộ
Hệ thống nén nhờ áp lực)

4. Ưu điểm của máy dập viên xoay tròn?
Ưu điểm : Năng suất lớn hơn máy dập viên tâm sai, với máy nhỏ đạt năng suất 2000050000 viên/giờ với máy lớn có nhiều chày năng suất tới 100000-720000 viên/giờ. Do phễu
tiếp nhiên liệu được gắn cố định giảm sự phân lớp giữa các hạt và bột nhiên liệu chính là ưu
điểm hơn. Máy chạy êm, ít tiếng ồn. Viên nén được nén lực từ hai phía trên và dưới do đó
đảm bảo độ xốp của viên.
Nhược điểm : khơng thích hợp với viên có kích thước lớn hơn 20mm
5. Chỉnh máy dập viên xoay tròn?
Chỉnh khối lượng viên trước, chỉnh lực nén (thông qua chỉnh độ dày) sau.
 Điều chỉnh tăng giảm khối lượng viên: Điều chỉnh cam dẫn dưới.
 Điều chỉnh lực dập viên: bằng cách điều chỉnh độ dày, mỏng của viên.
 Tốc độ dập của máy: điều chỉnh vận tốc quay của trục.
6. Các sự cố xảy ra trong q trình dập viên?
7. Dính chày:
Dính chày là hiện tượng một phần hạt từ viên bị tách ra khỏi viên và dính chặt vào chày khi
xả nén.
Có thể gây hiện tượng dính viên là do mặt chày bị vỡ, tá dược dính thiếu, hàm ẩm của hạt
quá cao, các thành phần của cốm có nhiệt độ nóng chảy thấp. Có thể được khắc phục bằng cách
sấy hạt kỹ hơn hoặc thêm tá dược hút (nhôm hydroxyd, cellulose vi tinh thể), sửa lại mặt chày
và đánh bóng mặt chày bằng dầu parafin.

 Chệnh lệch khối lượng viên:
Khối lượng viên được xác định bằng lượng hạt trong cối khi nén. Do đó, nếu cối khơng
được nạp đầy có thể làm viên khơng đủ khối lượng. Tuy cối có một thể tích nhất định, những
vẫn có thể xảy ra hiện tượng viên chênh lệch khối lượng nếu hạt có phân bố kích thước rộng.
Kích thước hạt cần phù hợp với đường kính của cối, nguyên tắc chung là viên lớn dùng hạt
lớn và viên nhỏ dùng hạt nhỏ. Sự chảy không đều của hạt là một nguyên nhân gây ra chênh
lệch khối lượng.

Độ cao của chày dưới không bằng nhau cũng là một nguyên nhân làm cho khối lượng viên
không đồng nhất do lượng hạt nạp vào cối không đồng nhất.
Các cách khắc phục:
o Thêm tá dược trơn.
o Chọn lại hạt, loại bỏ bớt các hạt quá mịn hoặc quá to.
17


o Sửa lại chày.
 Viên dính chày: Viên dính chày hoặc máy khó đẩy viên ra do ngun nhân chính là thiếu
tá dược trơn, có thể khắc phục bằng cách:
o Thêm tá dược trơn.
o Dùng tá dược trơn hữu hiệu hơn (ví dụ Aerosil)
o Rây tá dược trơn qua rây mịn trước và trộn tá dược trơn với một ít bột minh trước khi
trộn vào khối hạt.
o Giảm kích thước của hạt.
o Tăng hàm ẩm của khối hạt.
Các tá dược trơn bóng nóng chảy ở nhiệt độ cao cũng là một nguyên nhân gây dính viên vào
chày, trong trường hợp này phịng dập viên phải có nhiệt độ thấp và nên vận hành máy ở tốc độ
chậm.

 Viên đứt chỏm hoặc bong mặt:
Đứt chỏm là hiện tượng phần trên của viên bị đứt rời ra ngay khi dập. Nguyên nhân thường
do khối khơng khí trong hạt bị nén mạnh những khơng thốt ra được và tạp thành một lớp đệm
khơng khí, lớp đệm này trương nở nhanh ở thời kì giải nén. HIện tượng này thường gặp khi
khối hạt có quá nhiều bột mịn hoặc khoảng cách giữa chày và cối quá nhỏ (chày và cối mới
đưa vào sử dụng)
Các nguyên nhân khác có thể gây nên hiện tượng đứt chỏm là thiết tá dược trơn và hàm ẩm
của hạt quá cao.
Bong mặt là hiện tượng một phần trên của viên bị tách tời ra, sự bong mặt có thể xảy ra do

các nguyên nhân giống như trường hợp đứt chỏm. Để khắc phục ta có thể:
o Thay đổi quy trình xát hạt.
o Tăng lượng tá dược dính.
o Thêm tá dược dính khơ như tinh bột tiền gelatin hóa, PVP, gôm arabic, …
o Thay đổi tỷ lệ (tăng hoặc giảm) hoặc thay đổi tá dược trơn bóng.
 Viên mẻ cạnh, nứt:
Viên mẻ cạnh có thể do chày q mịn nên viên bị mẻ quanh gờ viên (cạnh viên không sắc)
hoặc do viên chưa lên khỏi mặt cối đã bị hất ra khỏi máy (do phễu tiếp liệu của máy dập viên
tâm sai hay thanh gạt của máy dập viên xoay tròn)
Nứt ciên là hiện tượng viên bị nứt ngang trên bề mặt viên, nguyên nhân thường do viên dãn
nở mạnh ở thời kỳ giải nén.
Các biện pháp khắc phục:
18


o Sửa lại mặt chày.
o Giảm bột mịn trong khối hạt.
o Giảm kích thước hạt.
o Thay chày đã bị bào mịn q nhiều.
o Thêm tá dược dính dạng khơ.
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dập viên?
 Tốc độ nén:
o Dập chậm → đồng đều khối lượng hơn, độ bền cơ học cao hơn.
o Dập nhanh quá → bong mặt, bở viên.
 Lực dập viên:
o Yếu quá → viên bị bở.
o Mạnh quá → lâu rã, lâu tan; vỡ mặt viên, bong mặt viên.
 Đặc điểm nén
 Tốc độ điền đầy cối
 Tốc độ chảy của hạt/ cốm dập viên

 Hệ thống tiếp bột/ hạt vào cối (thiết bị có tốc độ cao) – tốc độ của cánh khuấy tiếp bột/
hạt.
 Tạo mặt phẳng giữa thanh gạt bột và mâm cối.
 Thiết kế và hiện trạng của chày.
9. Cơ chế hoạt động của máy bao phim?
Thiết bị bao phim gồm 4 bộ phận chính:
 Bộ phận chứa viên và làm chuyển động viên.
 Hệ thống phun dịch bao: có các loại sau:
o Phun cao áp: Dung dịch bao được nén dưới áp lực lớn (50 – 150 Bar) qua vòi phun
phân tán thành hạt rất nhỏ vào nhân.
o Phun dùng khí nén: Dung dịch bao phim được phân tác qua vịi phun nhờ luồng khí
nén (0,5 – 3 Bar). Súng phun dùng khí nén có ống dẫn chất lỏng và ống dẫn khí nén
riêng biệt. Ở đầu súng phun, khí nén được phân phối qua một nắp kín hình vịng bao
quanh ống dẫn dịch bao. Ngay khi thốt ra khỏi miệng súng phun, chất lỏng được tiếp
xúc với dịng khí tốc độ cao. Nhờ lực dẫn động của dịng khí, chất lỏng tăng tốc độ
chuyển động và bị phân tán thành các giọt phun mù. Để mở rộng góc phun, nắp khí
cịn có các lỗ ở đầu cánh , tạo ra dịng khí hướng vào hai bên dãi phun, làm cho dãi
phun cho hình ovan.
o Phương pháp siêu âm: Tạo ra các giọt phun nhờ năng lượng của sóng siêu âm (dao
động sóng có tần số cao).
 Bộ dung cấp khí nóng: Sấy khơ viên trong q trình bao.
 Bộ phận hút bụi và dung môi ra khỏi nồi bao.
19


Quá trình bao gồm 3 quá trình diễn ra đồng thời đó là: Phun dịch bao, đảo viên và sấy khơ.
Cụ thể như sau:
 Khơng khí bên ngồi được lọc và sấy nóng trước khi cấp vào trong lồng bao của nồi bao.
Tại đây, nó sẽ đi qua, tiếp xúc và truyền nhiệt cho viên thuốc đang được đảo trộn trong
lồng bao, đồng thời mang theo các loại bụi bẩn ra ngồi. Dịng khí này sẽ được bộ phận

lọc khí thải hút ra và lọc sạch bụi trước khi thải ra ngồi mơi trường.
 Ngun liệu làm thuốc được đảo trộn đều trong nồi bao và được sấy nóng bởi dịng khí
trên. Đồng thời dịch bao phim trong thùng chứa được bơm nhu động cấp vào máy và
phun đều lên bề mặt viên thông qua hệ thống súng phun sương. Do viên ln được sấy
nóng nên dịch bao sẽ bám vào mặt viên và khơ nhanh chóng để tạp ra lớp màng bao phim
đẹp và đều.
10.Các sự cố xảy ra trong q trình bao phim?
 Dính viên:
Sự dính viên thường xảy ra khi các viên tiếp xúc với nhau khi dịch bao phim chưa kịp khơ.
Các viên dính nhau thường tách rời nhau sau một vài vòng quay của nồi (do sự va chạm giữa
các viên) làm cho các lớp bao có thể bong tróc. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tốc
độ phun dịch bao cao làm cho toàn bộ khối viên bị ướt, hoặc một phần khối viên bị ướt do số
lượng súng phun không đủ để phủ tồn bộ về mặt khối viên, hoặc có đủ số lượng súng phun
những một súng phun bị tắc trong quá trình bao nên dịch bao được phun ra nhiều ở các súng
cịn lại. Sự cố dính viên cũng có thể gây ta do khả năng sấy (nhiệt độ, lưu lượng khí) khơng đủ.
Các chất tạo phim có tính dính cao cũng có thể gây nên hiện tượng dính viên.
Cách khắc phục:
o Giảm tốc độ phun dịch bao.
o Tăng khả năng sấy.
o Tăng tốc độ nồi bao.
o Tăng thể tích/ áp suất khí nén.
o Tăng số lượng súng phun.
 Viên dính đơi:
Viên dùng cho bao phim có bề mặt tiếp xúc giữa các viên nhỏ nên viên nên có dạng hình
càng gần hình cầu càng tốt. Tốc độ phun dịch quá cao gây ướt cục bộ hoặc toàn khối nên đều
có thể làm cho viên bị dính đơi. Viên cũng có thể bị dính nhau nếu tốc độ nồi bao quá chậm.

 Viên dính thành khối:

20



Viên dính thành khối là hiện tượng thường xảy ra do viên chưa được sấy khơ hồn tồn sau
quy trình bao, hoặc viên đã sấy khơ hồn tồn những chất bao có tính dính q cao, hàm lượng
chất hóa dẻo lớn.
Trong trường hợp này cần sấy kỹ viên sau khi bao, hoặc thay đổi tỷ lệ hoặc loại chất dẻo
trong dịch bao.
Sau khi bao xong, nên để viên trong nồi bao đến khi viên nguội đến nhiệt độ phòng, thỉnh
thoảng cho nồi quay để đảo trộn, trước khi cho vào bao bì.

 Viên nhân bị mịn:
Viên nhân có thể bị mịn nhanh trong giai đonạ đầu của q trình bao do sự chuyển động
mạnh trong nồi bao. Sự bào mòn viên nhân có thể làm cho bề mặt viên xù xì do các bụi thổi ra
từ viên nay bám vào bề mặt của viên khác.
Trong trường hợp này nên thiết kế cơng thức lại để viên nhân có độ bền cơ học cao hơn.
Nếu không thể tăng độ bền cơ học của viên bằng cách thay đổi tá dược, có thể thay đổi quy
trình dập viên, ví dụ chuyển từ phương pháp dập thẳng sang phương pháp xát hạt.
Sự bào mịn cũng có thể tránh được bằng cách giảm tốc độ quay của nồi, tăng tốc độ phun
dịch bao và làm nóng viên hoặc giảm tốc độ phun ở giai đoạn đầu.

 Viên bị mịn hoặc mẻ cạnh:
Ngun nhân có thể là do viên nhân có độ mài mịn q cao, chày dùng dập viên quá mòn
hoặc cạnh viên quá mảnh không chịu được các tác động cơ học trong q trình bao.
Ngun nhân cũng có thể do lớp bao có độ bền thấp hoặc hàm lượng chất rắn thấp.
Ngồi ra có thể do các thơng số của quy trình bao gây nên như tốc độ quay nồi bao quá
nhanh.

 Nứt viên:
Nguyên nhân chủ yếu là do độ bền cơ học của màng phun quá thấp, màng phun quá dòn
hoặc sự giãn nở của viên không đồng nhất, đặc biệt là đối với các trường hợp các viên chứa

dược chất có tính chịu nén thấp nên hiện tượng trương nở chậm ở thời kỳ giải nén.
Khắc phục:
o Điều chế lại dịch bao, thêm hoặc thay thế chất hóa dẻo.
o Tránh dùng các tá dược độn có nhóm vơ cơ khi điều chế viên nhân.
o Để viên ổn định một thời gian sau khi dập.
 Mặt viên không láng (sùi vỏ cam):
21


Trong kỹ thuật bao phim, cần phải điều chỉnh các thông số để các giọt chất bao khô trong
một thời gian nhắn sau khi tiếp xúc với bề mặt viên, trên thực tế thì điều này rất khó. Lớp bao
phun thường không thật nhẵn như bao đường. Tuy nhiên, lớp bao phim khơng được thơ nhám
đến mức có thể phát hiện được bằng cảm quan.
Nguyên nhân gây hiện tượng mặt viên thô nhám là do: độ nhớt của dịch bao quá cao, sức
căng bề mặt của dịch bao cao nên không trải đều bề mặt viên được, tốc độ phun dịch bao quá
thấp nhưng tốc độ sấy quá nhanh, giọt chất bao quá mịn nên khô trước khi bám vào viên.

 Tróc vỏ bao:
Là hiện tượng lớp bao bị bong, tróc từng mảng. Hiện tượng này thường gặp khi độ bền cơ
học của lớp bao kém hoặc bao không dinh vào nhân.
Khắc phục bằng cách chọn chất bao có độ bền cơ học cao hơn và/ hoặc có độ dính tốt hơn.

 Màu khơng đều giữa các viên:
Ngun nhân chính là do sự đảo viên của bồi chưa tốt hoặc dãy phun không phủ hết chiều
ngang của khối viên đang chuyển động, lớp bao quá mỏng, không đủ để tạo màu hoặc che lấp
màu bên trong, hàm lượng chất rắn quá cao.
Cách khắc phục:
o Bao dày hơn hoặc tạo màu nhân bằng tá dược màu cùng loại nhưng nhạt hơn.
o Tăng tốc dộ mồi hoặc tăng khả năng khuấy của thanh đảo.
o Bao lót trước khi bao màu.

o Cải thiện tá dược màu trong dịch bao.
 Bắc cầu logo:
Bắc cầu logo là hiện tượng màng phim không bám vào viên ở những chỗ chạm khắc, tạo
nên những ổ khơng khí giữa màng bao và viên nén, đồng thời làm logo bị mất nét.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do: logo trên nhân quá mạnh hoặc quá chi tiết; dịch
bao có độ dính q cao; tốc độ phun dịch bao quá cao.

 Lấp đầy logo:
Logo có thể bị mất nét do các chất có trong thành phần của dịch bao lắp đầy logo hoặc viên
nhân bị mòn tại vị trí logo; khơng khí trong dịch bao và chất bao khô sớm cũng là một nguyên
nhân.
Cách khắc phục:
o Tăng độ bền cơ học của viên nhân.
o Lọc khí trong dịch bao trước khi phun.
22


o Giảm áp suất khí nén hoặc giảm nhiệt độ sấy hoặc tăng tốc độ phun dịch, để tránh
trường hợp các giọt dịch bao bị khô trước khi tiếp xúc bề mặt viên.
11.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bao phim?
 Nhiệt độ khí vào:
o Quá cao → giọt dịch bao có thể khơ trước khi bám vào viên làm viên khơng trơn
bóng, màu khơng đều.
o Q thấp → viên khó khơ, có thể gây dính viên.
 Tốc độ nồi bao:
o Quá nhanh → viên được bao không đều màu hoặc gây mẻ viên, vỡ cạnh, …
o Quá chậm → có thể làm dược dịch bao ciên quá nhiều làm dính viên, hoặc màu sắc
trên viên khơng đều.
 Tốc độ phun dịch bao:
o Quá nhanh → làm viên ẩm q có thể gây vỡ viên, dính viên, màu khơng đều trên

viên.
o Quá thấp → viên không đều màu.
 Áp suất phun khí:
o Quá cao → làm giọt dịch quá mù gây khó bám vào viên và dễ bay ra ngồi gây hao
phí.
o Q thấp → giọt dịch bao q lớn nên gây dính viên và tạo giọt lớn rơi xuống khơng
bám vào viên gây hao phí.
 Dãi phun dịch bao:
o Quá rộng → hao phí nhiều dịch bao
o Quá hẹp → nguy cơ dính cao
 Góc của nồi bao:
o Quá lớn → khó đảo đều viên, làm màu viên khơng đồng đều, có thể dính viên.
o Q bé → viên dễ rơi ra khỏi lồng bao, gây hao phí.
 Khối lượng mẻ bao:
o Quá lớn → khó đảo đều viên, viên có thể bị dính, khơng đều màu.
o Q bé → viên dễ bị vỡ, mẻ cạnh, bị phun quá nhiều dịch bao.
 Khối lượng viên nhân:
o Quá lớn → viên dễ bị vỡ, mẻ.
o Quá bé → viên dễ bị dính, phun nhiều dịch bao.
12.Phân tích cơng thức viên nén bao phim B1?
Công thức cho một viên 300mg:
1. Thiamin nitrat (20mg): Dược chất chính.
2. Tinh bột sắn (115,9 mg): Tá dược độn không tan trong nước, để đảm bảo khối lượng
viên và cải thiện các tính chất cơ lý của dược chất (tăng độ trơn chảy, khả năng chịu
nén). Đồng thời, còn là tá dược rã theo cơ chế vi mao quản.
3. Lactose (150mg): Tá dược độn tan trong nước, để đảm bảo khối lượng viên và cải thiện
các tính chất cơ lý của dược chất (tăng độ trơn chảy, khả năng chịu nén).
23



4. Tinh bột nấu hồ 10% (6mg): Dùng để pha hồ tinh bột làm tá dược dính lỏng, để liên kết
các tiểu phân trong viên nén, đảm bảo độ chắc của viên.
5. Dung dịch PVP 10% trong Ethanol (vừa đủ): Tá dược dính lỏng, để liên kết các tiểu
phân trong viên nén, đảm bảo độ chắc của viên.
6. Bột talc (5,2mg): Tá dược trơn, giúp chống dính và cải thiện độ trơn chảy của bột.
7. Magnesi stearat (2,9mg): Tá dược trơn, giúp làm giảm ma sát, ngồi ta chống dính.
13.Phân tích cơng thức dịch bao phim?
1. HPMC E6: Là tá dược bao phim tan trong nước nóng, có khối lượng phân tử nhỏ giúp
bao được những lớp mỏng lên bề mặt viên.
2. HPMC E15: Là tá dược bao phim tan trong nước nóng, có khối lượng phân tử lớn giúp
tạo thành lớp màng bền vững.
3. PEG 400: Tá dược là chất hóa hóa dẻo, giúp tạo độ dẻo và độ dính cho màng bao, giảm
hiện tượng nứt vỡ.
4. Sunset yellow lake: Tá dược màu (màu đỏ carmin).
5. Talc: Tá dược trơn, giúp chống dính, tạo sự bóng đẹp cho bề mặt viên.
6. Ethanol 96%: Dung môi phân tán Sunset yellow lake và Talc.
7. Nước cất: Dung mơi hịa tan các tá dược bao.
14.Viên nén B1 được bào chế theo phương pháp nào? Quy trình gồm những bước nào?
 Phương pháp xát hạt ướt
 Quy trình: gồm 10 bước:
o Chuẩn bị nguyên liệu
o Chuẩn bị hồ tinh bột 10% và PVP 10%.
o Trộn tạp hạt
o Xát hạt
o Sấy hạt
o Sửa hạt khơ
o Trộn tá dược trơn
o Dập viên
o Bao phim
 Vì sao dùng phương pháp xát hạt ướt?

o Phương pháp xát hạt ướt có ưu điểm: dễ dảm bảo được độ bền cơ học của viên; dược
chất dễ phân phối vào từng viên, do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên
và hàm lượng dược chất; quy trình và thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
o Dược chất Vitamin B1 không bị giảm độ ổn định bởi tá động của ẩm và nhiệt.
15.Vì sao trong hỗn hợp tá dược trơn, dùng lượng talc nhiều hơn Magnesi stearat?
Vì talc có khả năng bám dính vào hạt kém hơn Magnesi stearat.
16.Cách pha chế dịch bao?
 Cốc 1000ml: cho nước cất sơi vào, chờ nước hạ xuống cịn 80 oC, cho hỗn hợp HPMC
vào khuấy cho tan, để nguội, rồi phối hợp từ từ PEG 400 vào (1)
 Cốc 250ml: Phân tán đều sunset, talc vào khoảng 30ml EtOH (2)
 Cho (2) vào (1)
24


 Bổ sung lượng EtOH còn lại vào.
 Khuấy bằng máy khuấy cơ.
Lưu ý:
 (2) là hỗn dịch, do đó dùng lượng 30ml EtOH để phân tán trước sunset và talc.
 Khi khuấy dịch màu, dùng bì ni lơng bịt lại để tránh bay hơi thất thoát EtOH.

25


×