Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoài sơn tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG TRẦN ĐỨC
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOÀI SƠN
TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Ngun - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG TRẦN ĐỨC
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOÀI SƠN
TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Minh Tuân


Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên
cứu khoa học này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho
một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm
ơn. Các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2010
Sinh viên

Nông Trần Đức


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
vậy em xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến. Đầu tiên em xin cảm ơn
ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và các quý thầy cô
trong Khoa Nông Học các tập thể cá nhân bạn bè đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo: TS. HÀ MINH TUÂN giảng viên
Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điền kiện
giúp đỡ, hướng dẫn để em có thể hồn thành được đề tài thực tập này.
Em xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè những

người đã động viên giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên mà em thực hiện mặc dù em đã rất cố
gắng nhưng cũng sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong sẽ
nhận được những sự đóng góp và bổ sung của q thầy cơ và mọi người để đề
tài được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nông Trần Đức

năm 2020


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 3

1.3. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa thực tiến của đề tài........................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây Hoài Sơn ........................................ 5
2.2.1. Nguồn gốc của cây Hoài Sơn .................................................................. 5
2.2.2. Phân loại thực vật .................................................................................... 6
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Hoài sơn ...................................................... 6
2.2.4. Giá trị dược liệu và chế biến cây Hoài Sơn. ........................................... 7
2.2.5. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và đặc điểm thực vật học của cây
Hoài Sơn .......................................................................................................... 10
2.3. Điều kiện sinh thái cây Hoài Sơn ............................................................. 12
2.3.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 12
2.3.2. Ánh sáng ................................................................................................ 12
2.3.3. Đất ......................................................................................................... 12


iv

2.3.4. Nước ...................................................................................................... 12
2.3.5. Chất dinh dưỡng .................................................................................... 13
2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Hồi Sơn trên thế giới và Việt Nam .. 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Hoài Sơn trên thế giới ..................... 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng hồi sơn tại Việt Nam ..................... 15
2.5. Một số kết luận rút ra từ tổng quan .......................................................... 18
Phần 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Nội dung 1 ............................................................................................. 20
3.4.2. Nội dung 2 ............................................................................................. 21
3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22
3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 24
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 25
4.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng,
phát triển của cây Hoài Sơn tại huyện Chợ Đồn ............................................. 25
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến thời gian nảy mầm
của giống cây Hoài Sơn .................................................................................. 25
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ
lệ cây sống của giống cây Hoài Sơn ............................................................... 25
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến kích thước lá thuần
thục giữa các cơng thức phân bón ................................................................... 26
4.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây ................................................................................................... 27


v

4.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng
đường kính thân............................................................................................... 28
4.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng số lá
của cây Hồi Sơn............................................................................................. 30
4.1.7. Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức nội dung nghiên cứu ảnh hưởng
của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng và phát triển của
cây Hoài Sơn ................................................................................................... 31
4.2. Nội dung 2: nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đầu trâu
13:13:13 đến sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn tại huyện Chợ Đồn ..........32

4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đầu trâu 13:13:13 đến kích
thước lá thuần thục của cây Hoài Sơn............................................................. 32
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây Hoài Sơn ở nội dung nghiên cứu
ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến khả năng sinh trưởng của cây
Hồi Sơn .......................................................................................................... 33
4.2.3. Động thái tăng trưởng đường kính thân của cây Hoài Sơn sau trồng ở nội
dung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến khả năng sinh
trưởng của cây Hoài Sơn ................................................................................. 35
4.2.4. Động thái tăng trưởng số lá của cây Hoài Sơn sau trồng tại nội dung
nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK. .......................................... 36
4.2.5. Tình hình sâu bệnh hại của cây Hoài Sơn ở nội dung nghiên cứu ảnh
hưởng liều lượng phân bón NPK .................................................................... 38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp thời gian nảy mầm ................................................. 25
Bảng 4.2. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống của các thí nghiệm phân bón ..... 26
Bảng 4.3. So sánh kích thước lá thuần thục giữa các cơng thức phân bón..... 26
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng .............................. 27
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởn đường kính thân cây sau trồng ..................... 29
Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng số lá trên cây sau trồng............................... 30
Bảng 4.7. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu bệnh hại trong nội dung 1 .. 31
Bảng 4.8. So sánh kích thước lá thuần thục giữa các cơng thức bón phân..... 33

Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng .............................. 34
Bảng 4.10. Động thái tăng trưởng đường kính thân cây sau trồng ................. 35
Bảng 4.11. Động thái tăng trưởng số lá trên cây sau trồng............................. 37
Bảng 4.12. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu bệnh hại trong nội dung 2 ..... 38


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng .............................. 28
Hình 4.2. Biểu đồ biểu thị động thái tăng trưởng chiều cao cây .................... 29
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn biến động chiều cao cây sau trồng..................... 35
Hình 4.4. Biểu đồ biểu thị động thái tăng trưởng đường kính thân sau các giai
đoạn trồng ....................................................................................... 36


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CD

: Chiều dài

CT

: Công thức

DK

: Đường kính


CV

: Coeff var

LSD

: Least significant difference

MĐSH

: Mật độ sâu hại

NL

: Nhắc lại

SL

: Số lá

TB

: Trung bình

TLB

: Tỷ lệ bệnh



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn là một trong những khu vực thuộc miền
núi phía Bắc có lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho việc
phát triển các cây dược liệu q. Trong đó có Hồi Sơn, 1 loại dược liệu có giá
trị cao, đang được chú trọng phát triển để trở thành một trong những sản phẩm
nơng sản thương hiệu cho địa phương.
Cây Hồi Sơn (hay cịn gọi là cây củ mài, khoai mài) có tên khoa học là
Dioscorea persimilis Prain et Burk., thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae) là một
trong những loài thực vật thân leo, được ghi nhận là một trong những loài cây
hoang dại làm lương thực lâu đời nhất [1].
Ngoài việc sử dụng làm lương thực, Hồi Sơn cịn là một loại dược liệu
với rất nhiều công dụng khác nhau. Trong củ cây Hoài Sơn chứa tinh bột
63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Cịn có mucin là một protein nhớt, và
một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân
sterol. Với thành phần như trên Hoài Sơn được dùng để làm thuốc bổ ngũ tạng,
mạnh gân xương và dùng chữa cho người có cơ thể suy nhược; Bệnh đường
ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày, bệnh tiêu khát, di tinh, mộng tinh và hoạt tinh, viêm
tử cung [2].
Tỉnh Bắc Kạn là một trong những tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi
phía Bắc, có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, được đánh giá là tỉnh
có tiềm năng phát triển cây dược liệu. Hiện nay, nhà nước ta đang thực hiện rất
nhiều chương trình và chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo
quy mô sản xuất hàng hóa, trong đó dược liệu là một trong những hạng mục
chính [22].



2

Với tiềm năng và triển vọng của ngành dược liệu, Chính phủ đã ban hành
quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, trong đó
quan điểm quy hoạch của quyết định là nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư nghiên cứu
và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen,
khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ
dược liệu. Và Hoài Sơn được liệt kê vào danh mục các loại cây dược liệu có
hiệu quả kinh tế cao và cần được phát triển nhân rộng vùng sản xuất. Một
chương trình quốc gia đang thực hiện rất thành cơng, chương trình OCOP,
chương trình phát triển kinh tế khu vực nơng thôn theo hướng phát triển nội lực
và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới [3]. Việc trồng Hoài Sơn rồi
chế biến thành thành phẩm, trở thành sản phẩm OCOP nhất định sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế cho địa phương, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, người dân địa
phương chỉ thu hái tự nhiên, việc nghiên cứu về loại cây này chưa được chú ý
đúng mức. Dẫn đến việc các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chưa được
nghiên cứu, áp dụng, chưa khai thác được tiềm năng của loại cây này, nhất là
đối với việc sử dụng phân bón đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh,
khỏe mạnh cho năng suất cao nhưng vẫn đảm bảo giá trị dược liệu của cây.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học cổ truyền, Hoài Sơn ngoài việc là
thành phần dược liệu quý, chữa trị nhiều bệnh, hơn nữa nhu cầu về loại cây này
rất cao với mục đích chế biến thành thực phẩm chức năng rất tốt cho người
giảm cân và bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, mà tỉnh Bắc Kạn đã có định hướng
và cho cây dược liệu Hoài Sơn vào danh mục các loại dược liệu cần ưu tiên
phát triển trên diện rộng.



3

Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
hoài sơn tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn”
1.2. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh và phân NPK
tới sinh trưởng, phát triển của cây.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu, bệnh hại của
cây Hồi Sơn ở các cơng thức thí nghiệm về liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh
khác nhau.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu, bệnh hại của
cây Hồi Sơn ở các cơng thức thí nghiệm về liều lượng phân bón Đầu Trâu
NPK 13:13:13.
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học giúp xác định biện pháp kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây Hồi Sơn phù hợp.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học nghiên cứu cho các nhà nghiên
cứu sinh viên, các cán bộ nông nghiệp và người sản xuất tại tỉnh Bắc Kạn.
1.5. Ý nghĩa thực tiến của đề tài.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học góp phần hồn thiện quy
trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng của cây Hoài Sơn cho tỉnh Bắc
Kạn nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.
- Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng,
biết được phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ
cao giảm từ Bắc xuống Nam, từ Đơng sang Tây với các dạng địa hình phổ biến
là núi đá vôi, núi đất xen giữa là những thung lũng với hệ thống sông, suối chạy
dọc theo [22].
Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc
Việt Nam. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,20C (Nhiệt độ khơng khí cao
nhất 26,50C và thấp nhất đạt 20,80C). Tổng tích nhiệt cả năm bình qn đạt
68000C - 70000C. Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm. Mưa
tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. [22]
Các điều kiện tự nhiên tại đây nhìn chung khá thuận lợi cho việc phát triển canh
tác nơng nghiệp, trong đó có việc phát triển canh tác cây dược liệu.
Theo số liệu thống kê tại địa phương, diện tích đất nơng nghiệp của
huyện là 5005,85 ha, đất lâm nghiệp là 64.731,222ha. Diện tích đất chưa sử
dụng là 14.268,1 ha. Đây thực sự là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất
dược liệu theo hướng hàng hóa, hình thành vùng dược liệu tập trung, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, phát triển nông thôn tại địa
phương [23].
Theo y học cổ truyền, Hồi Sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ
vị, ích tâm phế, bổ thận. Thành phần củ Hoài Sơn chứa mucin và một số chất
khác, được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và chữa nhiều loại
bệnh [2]. Hiện nay nhu cầu thị trường về loại cây dược liệu này rất lớn, đặc biệt
là các công ty thu mua, chế biến và xuất khẩu dược liệu. Bắc Kạn có điều kiện


5

về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho việc phát triển loại dược liệu này theo

hướng hàng hóa.
Do vậy, đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
hồn thiện quy trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và độ
bền củ, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng cây tại địa bàn nghiên cứu.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy kết quả rất khác nhau về lượng phân
bón cho củ Hồi sơn, trong khi đó, tại địa bàn nghiên cứu chưa có kết quả
nghiên cứu nào liên quan đến cây Hồi sơn. Do đó, nghiên cứu này sẽ góp phần
vào hồn thiện quy trình bón phân hợp lý, phù hợp với đặc điểm khí hậu và thổ
nhưỡng tại địa phương.
2.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây Hoài Sơn
2.2.1. Nguồn gốc của cây Hoài Sơn
Cây Hoài Sơn hay khoai mài (Dioscorea pesimilis), là một trong những
cây hoang dại làm lương thực lâu đời nhất, thuộc chi Dioscorea, họ củ nâu
Dioscoreaceae. Theo Burkill (1960) chi này quan hệ gần gũi với khoai mỡ
(D.alata) ở nước ta, được mô tả là D.hamiltonia phân bố tự nhiên từ phía bắc
của bán đảo Malaysia tới Tây Bắc của Ấn Độ và D.persimilis phân bố ở phía
Đơng; từ Nam Trung Quốc tới Nam Đài Loan. Hai loài này gần giống với
D.alata và được tin là có quan hệ cùng tổ tiên hay có nguồn gốc chung. Hai lồi
hoang dại và các giống D.alata của Đơng Nam Á này đều có củ dài, được vùi
sâu dưới đất, đảm bảo an toàn trước sự tấn công của những con lợn hoang dã
[1].
Theo nhiều tài liệu đã cơng bố, cây khoai mài có nguồn gốc châu Á, các
dạng hoang dại phân bố nhiều ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Ở nước ta cây khoai mài mọc hoang ở khắp các vùng rừng núi, đặc biệt
vùng rừng núi Bắc bộ và Trung bộ. Gần đây được trồng ở đồng bằng làm dược
liệu.


6


2.2.2. Phân loại thực vật
Theo hệ thống thực vật cây Củ mài được phân loại như sau:
Giới (regum): Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum): Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp (Class): Hành (Liliospida)
Phân lớp: Hành (Lilianae)
Liên bộ: Hành (Liliales)
Bộ (Ordo): Củ nâu (Dioscoreales)
Họ (family): Củ nâu (Dioscoreaceae)
Chi (genus): Củ nâu (Dioscorea L.)
Loài (species): Dioscorea persimilis
Chi Dioscorea được đặt theo tên bác sĩ Hy Lạp cổ đại và nhà thực vật
học Dioscorides. Theo Ayensu ES. và cs (1972) chi này bao gồm hơn 600 lồi,
thuộc nhóm cây một lá mầm chủ yếu được trồng ở Nam Mỹ, Châu Á và Tây
Phi [15]. Theo Jean M. và cs (1992) bộ Dioscoreales được xác định có niên đại
khoảng 124 triệu năm trước [8]. Hầu hết các loài thuộc chi Dioscorea đều có
nguồn gốc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đai Dương, xuất hiện cách
ngày nay khoảng 10.000 năm (Khoai mỡ) và du nhập sang các vùng khác nhau
trên thế giới, nhất là các quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt
đới.
Ở nước ta hiện nay có 4 lồi phổ biến thuộc chi Dioscorea phân bố tập
trung nhiều ở các vùng trung du, bán sơn địa và các vùng mới khai hoang: củ
nâu (Dioscorea cirrhosa), khoai mỡ (Dioscorea alata), củ mài (hay hoài sơn:
Dioscorea persimilis) và củ từ (Dioscorea esculenta).
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Hồi sơn
Trong củ mà có khoảng 63,25% chất bột, 0,45% lipit và 6,75% protein.
Các củ khí sinh mọc trên thân cũng có thể ăn được. Thành phần hóa học của


7


các củ khí sinh gồm: nước 66,8%, hydrat cacbon 27,6%, protein 0,24%, lipit
0,04%, chất xơ thơ 0,73%, chất khống tồn phần chiếm 1,51% (Phạm Văn
Nguyên, 1981) [1]. Như vậy có thể nói khoai mài có giá trị dinh dưỡng khá, là
nguồn thức ăn bột an toàn và nguồn dược liệu đáng quan tâm.
Củ mài, nạc, ăn ngon, được nhân dân miền núi dùng để ăn chống đói khi
mất mùa. Ngồi việc dùng để làm lương thực, chống đói cho con người và là
nguồn thức ăn bột tốt cho động vật ni, củ mài cịn là vị thuốc q. Trong đơng
y Hoài Sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong
những trường hợp ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, bí đái, mồ hơi
trộm và đái tháo đường (Đỗ Tất Lợi, 1978). Củ mài (D .persimilis) chiết xuất
được diosgenin, là chất để sản xuất Pregnenolon, một loại tiền hoocmon sinh
dục, sử dụng dưới dạng thuốc uống và thuốc mỡ sẻ đảm bảo kéo dài sự tươi trẻ
cho phụ nữ và làm cho da mịn màng [2].
2.2.4. Giá trị dược liệu và chế biến cây Hoài Sơn.
*Giá trị dược liệu:
Hoài sơn có rất nhiều cơng dụng, q nhất là tác dụng bồi bổ tỳ vị, phế
và thận của vị thuốc này. Sau đây là một số tác dụng chính của Hồi Sơn:
 Tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa.
 Tác dụng bổ thận.
 Tác dụng bổ phổi, điều trị các chứng ho hen.
 Tác dụng sinh tân dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể.
 Tác dụng cố tinh, điều trị xuất tinh sớm.
 Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.
 Đối tượng sử dụng.
 Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể do hao tổn nguyên khí, suy giảm các
chức năng như: Tiêu hóa, thận, phổi…
 Tiêu hóa, thận, phổi…



8

 Người bị suy giảm chức năng thận (Biểu hiện: Lưng đau, gối mỏi, đi
tiểu nhiều lần.
 Nước tiểu vàng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, chân tay lạnh…).
 Bệnh nhân thường xuyên bị ho, khó thở, đặc biệt vào những ngày thời
tiết thay đổi.
 Người mắc khí huyết hư hàn, biểu hiện: gầy yếu, sợ lạnh.
 Nam giới xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh
 Bệnh nhân tiểu đường tp 2 [2].
Ngồi ra cịn Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc: 1.
Chữa trẻ em gầy yếu, nhác ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người
có bệnh đái đường gầy róc, dùng Hồi sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột,
uống mỗi lần 6-10g; ngày uống 2-3 lần vào giữa buổi lúc đói. Hoặc dùng củ
mài luộc ăn.
2. Chữa trẻ em ỉa chảy kéo dài, hoặc ỉa phân nhầy có mùi, lỵ mạn
tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng Củ mài
200g, Củ súng, Hạt sen, [ dĩ sao, đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g
với nước cơm.
3. Thuốc bổ dưỡng: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà thủ ô, Huyết giác, Đỗ
đen sao cháy mỗi loại 1kg, Vừng đen 300g, Ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g,
muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g (viên Kiến thiết của
Hợp tác xã Hợp châu). Chú ý: Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ
một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ… tác dụng của chúng
so với Hồi sơn chưa có tài liệu cơng bố. Thơng tin này chỉ dành cho nhân viên
y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa
bệnh [2].
*Chế biến Hoài Sơn
Hoài Sơn sau khi thu hoạch về cần sơ chế rồi đem chế biến.



9

Hoài sơn được sơ chế như sau:
Củ mài đào về, rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong 2
ngày hai đêm, lấy ra phơi khô là được. Nhưng nếu muốn có hình dáng đẹp dùng
cho xuất khẩu cần chế biến phức tạp hơn.
Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu khơng
sẽ hỏng. Việc chế biến gồm có 3 giai đoạn:
- Sấy diêm sinh lần thứ nhất.
Sau khi gọt vỏ đem xông diêm sinh (110kg củ mài phải dùng 2kg diêm
sinh). Trong lị sấy xếp củ mài thành hình cũi lợn để cho các củ đều hưởng được
hơi diêm sinh. Sau khi sấy 2 ngày 2 đêm, cần ủ lại một đêm, rồi phơi nắng nhỏ
hoặc sấy nhẹ cho khô. Đem ngâm nước lã 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch và phơi
nắng cho khô.
- Sấy diêm sinh lần thứ hai:
Lại xếp hồi sơn vào lị như lần trước rồi đốt diêm sinh trong 1 ngày 1
đêm (100kg củ mài phải dùng 1kg diêm sinh). Khi nào củ mài mềm như chuối
là được. Nếu chưa mềm cần sấy diêm sinh lại. Sấy xong ủ trong vại, đậy vại
bằng bao tải có nhúng nước. Đợi một ngày 1 đêm, đem ra sửa chữa củ mài cho
đều đặn rồì đặt lên ván mà lăn. Lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Đem phơi
nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho hơi khô, sửa lại lần nữa cho miếng củ mài thật đẹp
rổi lại lăn lần nữa cho nhẵn bóng và phơi thật khô. Nhúng nhanh vào nuớc lấy
ra dùng giấy ráp đánh cho bóng.
- Sấy diêm sinh lần thứ ba:
Trước khi đóng hịm lại sấy diêm sinh lần nữa. Cứ 100kg củ mài lần này
chỉ dùng 200g diêm sinh. Sấy trong 1 ngày 1 đêm. Khi đóng hịm cần phải phân
loại ra nhiều hạng. Hạng nhất: 4 khúc hoài sơn nặng 0,500kg. Hạng hai phải 6
khúc. Hạng ba tám khúc, hạng bốn 10 khúc, hạng năm 12 khúc và hạng sáu 14
khúc nặng nửa kilogram [26].



10

Sau khi chế biến xong, cho Hoài Sơn vào bao bì rồi đóng gói trở thành
thành phẩm có thể bảo quản lâu dài và đưa ra thị trường tiêu thụ.
2.2.5. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và đặc điểm thực vật học của cây
Hoài Sơn
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Vịng đời hồi sơn chia 3 giai đoạn. Giai đoạn sinh trưởng và phát triển
chịu sự ảnh hưởng trực tiếp yếu tố ngoại cảnh và có liên quan chặt chẽ đến yếu
tố cấu thành năng suất hoài sơn [Cây có củ].
Giai đoạn 1: Phát triển bộ rễ và chiều dài thân. Do đó lúc này chưa phát
triển nhanh, quá trình quang hợp chưa mạnh nên thức ăn chủ yếu của củ từ củ
giống hoặc hạt. Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm đầy đủ, đất tơi xốp, chất lượng củ tốt
là những yếu tố đảm bảo cho quá trình phát triển của mầm và rễ thuận lợi hơn,
tỷ lệ cây sống và tỷ lệ đồng đều cao.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này đặc trưng phát triển của bộ lá. Sự lớn lên và
phát triển của bộ kéo dài 7 - 10 tuần. Tuần thứ 10 - 12 thì bộ lá phát triển hoàn
chỉnh. Tuần 15 diện lá dừng lại. Trong giai đoạn này sự phát triển của rễ cho
đến tuần thứ 12 thì tăng trưởng về chiều dài của rễ chững lại. Đồng thời, lúc
này các lá mới cũng giảm mạnh kèm theo sự già đi của các lá già gần gốc. Giai
đoạn 2 thì phát triển của bộ lá tăng mạnh đánh dấu bước phát triển cây từ giai
đoạn phụ thuộc củ giống sang tự tổng hợp hydrocacbon. Củ phát triển nhanh
tuần thứ 13.
Giai đoạn 3: Đặc trưng bởi sự phát triển của rễ củ. Tán lá hoàn chỉnh lúc
này như một nhà máy quang hợp để sản xuất và đem về lưu trữ trong củ. Sự
phát triển khối lượng củ còn tiếp tục cho đến khi thu hoạch [1].
Các đặc điểm sinh lý
Có khả năng sinh ra chủ khí sinh tại các nách lá đã trưởng thành. Các củ

khí có khả năng nảy mầm khi rơi xuống đất sau khi hết thời gian ngủ nghỉ nên
có vai trị phát tán giống. Thời gian ngủ nghỉ củ khí 3 tháng [1].


11

Cây khoai mài là dạng hoang dại được thuần hoá thành cây trồng nên có
khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh ở Việt Nam. Có thể trồng trên
đất sỏi đá.
Đặc điểm thực vật học
Cây Hoài Sơn thuộc loài cây thân thảo, leo quấn trên giá thể khác nhau
trong tự nhiên. Cây thường có một củ chính to được hình thành từ rễ chính. Củ
có đặc điểm là dài, hình giống chiếc dùi cui, mọc sâu trong đất từ 1 - 2m. Trên
rễ củ có nhiều rễ dinh dưỡng mọc dài có tác dụng hấp thụ chất dinh dưỡng và
nước. Cây trồng một năm có thể cho củ với năng suất trung bình từ 1 - 1,2
kg/gốc [1].
Cây có đường kính thân đạt trung bình từ 0,2 cm - 0,5 cm, dài từ 5 - 10m.
Thân nhẵn, không có lơng, màu nâu đỏ, trên thân khơng có tua. Chồi bên hình
thành từ các nách lá tạo nên các cành cấp 1nhưng số lượng cành ít, chủ yếu tập
trung ở giữa thân. Thân cây chia đốt, mỗi đốt dài từ 15 - 20 cm. Một cây Hồi
Sơn có khoảng 50 - 100 đốt tùy thuộc vào mức độ sinh trưởng và phát triển của
cây. Trên mỗi đốt thân có khoảng 4 lá. Do đặc điểm cấu tạo thân cây nhỏ, mềm
dẻo nên cây không tự đứng trong không gian mà phải leo lên các giá thể khác
để lấy ánh sáng [1].
Lá cây Hồi sơn là lá đơn, lá có dạng bản nhỏ, mọc so le hay mọc đối,
hình trái tim hay đơi khi có hình mũi tên, trên bề mặt lá khơng có lơng, số lượng
gân lá nhiều, gân lá có hình chân vịt, dài khoảng 10 - 12 cm, rộng 6 - 8cm,
nhẵn, chóp lá nhọn [1].
Hoa nhỏ đều, mọc thành bông, trục bông khúc khuỷu, hoa đơn tính. Hoa
đực và hoa cái khác gốc, thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió. Hoa đực có 6 nhị.

Hoa cái mọc thành cụm dạng bông cong dài tới 20cm. Cây ra hoa từ tháng 10
đến tháng 11 dương lịch hàng năm trước khi bước vào thời kỳ tích lũy tinh bột.
Cụm hoa đực dài khoảng 40cm, mang từ 20 - 40 hoa nhỏ, màu vàng [1].


12

Quả của cây có dạng quả nang, quả có 3 cánh rộng 2 - 3cm, mang 6 hạt.
Khi còn non quả có màu xanh, đến cuối tháng 12 quả chuyển sang màu vàng
xanh. Đối với cây trồng 1 năm sẽ ra hoa và quả, quả được hình thành vào
khoảng tháng 11 dương lịch hàng năm trước khi cây chuẩn bị bước vào thời kì
ngủ nghỉ [1].
2.3. Điều kiện sinh thái cây Hồi Sơn
2.3.1. Nhiệt độ
Khoai mài là cây có củ vùng nhiệt đới ẩm nên ưa nhiệt độ cao. Để sinh
trưởng và phát triển bình thường, cây yêu cầu nhiệt độ trong khoảng 25 - 300C.
Cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp dưới 200C. Trong điều kiện thời tiết
ấm áp, cây sinh trưởng mạnh, có tốc độ đồng hóa cao và đẩy nhanh quá trình
hình thành ngủ [1].
2.3.2. Ánh sáng
Khoai mài là cây không khắt khe về ánh sáng, tuy nhiên cây cần nhiều
ánh sáng để sinh trưởng thân lá và phát triển củ. Ngày dài có ảnh hưởng khơng
tốt đến việc hình thành củ. Điều kiện ngày ngắn và cường độ ánh sáng mạnh
thúc đấy hình thành phát triển củ, trong khi đó ngày dài lại thúc đẩy sự phát
triển thân, lá [1].
2.3.3. Đất
Khoai mài là cây trồng dễ tính, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau,
nhưng phát triển tốt nhất và cho năng suất cao trên đất tương đối nhẹ, tơi xốp,
tầng đất canh tác sâu, đủ dinh dưỡng, độ pH trung tính. Mặt khác, khoai mài là
loại cây chịu úng kém, do vậy đất trồng phải là nơi dễ thoát nước. Đất đọng

nước làm cho bộ rễ hơ hấp kém có thễ dẫn đến thối củ [1].
2.3.4. Nước
Khoai mài là loại cây chịu hạn, tuy nhiên độ ẩm vừa phải trong suốt quá
trình sinh trưởng phát triển sẽ cho cây phát triển tốt và năng suất củ cao. Lượng


13

mưa tối ưu cho khoai mài là 1400 - 1600mm mỗi năm. Cả vụ trồng khoai mài
yêu cầu độ ẩm đất khoảng 75 - 80%, nhưng mỗi giai đoạn sinh trưởng cây cần
độ ẩm đất khơng giống nhau .
Thời kì đầu sinh trưởng yêu cầu nước của cây thấp, thờ kỳ phát triển thân
lá cây cần nhiều nước để phục vụ cho q trình tạo thành và tích lũy chất khơ
trong thân lá. Thời kỳ phình to của củ nhu cầu nước của cây giảm xuống. Yêu
cầu về nước trong thời kỳ này là chủ yếu phục vụ cho quá trình vận chuyển
chất đồng hóa từ thân lá về củ. Vì vậy tùy theo giống, nơi trồng, mùa vụ trồng
và giai đoạn sinh trưởng của cây mà quyết định chế độ tưới nước phù hợp để
đạt năng suất cao [1].
2.3.5. Chất dinh dưỡng
Cũng như các loại cây trồng lấy củ khác, khoai mài yêu cầu đất tốt, đầy
đủ NPK và các nguyên tố vi lượng để cho năng suất cao. Những nơi đất quá
cằn cỗi cần bón nhiều phân hữu cơ mới phù hợp để trồng khoai mài vì rễ cây
này ăn rất sâu trong đất. Khoai mài ưa đất giàu mùn và phản ứng tốt với phân
chuồng đã phân giải. Phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ của
khoai mài.
Đạm (N): là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần của axit
amin, protein, axit nucleic, men, chất kích thích sinh trưởng, vitamin (chiếm
khoảng 1 - 2% khối lượng chất khơ). Cây có thể hút đạm dưới các dạng: NO3-,
NO2-, NH4+, axit amin... Đạm ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng và chất lượng
cây Hoài Sơn, thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, phân cành yếu, cành, lá nhỏ,

diệp lục tố ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị rụng, rễ nhỏ dài và ít, cây thấp khả
năng quang hợp giảm.
Lân (P): tham gia vào thành phần quan trọng của axit nucleic và màng tế
bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1
- 1,4% khối lượng chất khô của cây. Cây hút lân dưới dạng H2PO4- và HPO42-,


14

lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non. Khi thiếu lân thì
phần già biểu hiện trước. Lân cũng ảnh hưởng lớn đến phẩm chất cây. Thiếu
lân dẫn tới tích lũy đạm dạng nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp protein.
Cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé.
Kali (K): không tham gia thành phần cấu tạo của cây, thường tồn tại trong
dịch bào dưới dạng ion. Tác dụng chủ yếu của kali là điều tiết áp suất thẩm thấu
của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây. Khi ánh sáng
yếu kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây. Trong
cây, kali di động tự do. Nếu thiếu kali, sự sinh trưởng, phát dục của cây giảm
sút, mép lá thiếu màu xanh, ngọn lá khơ héo sau đó lan ra tồn lá, các đốt ngắn
lại. Kali là nguyên tố mà cây hút nhiều nhất (gấp 1,8 lần đạm), kali ít ảnh hưởng
tới phát triển của cây so với đạm và lân. Tuy nhiên, thiếu kali cây sinh trưởng
kém, thiếu nhiều ảnh hưởng tới việc hút canxi và magiê từ đó ảnh hưởng đến
độ cứng của thân, cành [1].
2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Hồi Sơn trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Hồi Sơn trên thế giới
Hoài Sơn chủ yếu được nghiên cứu và sử dụng ở Châu Á, cụ thể:
Theo tài liệu Trung Quốc, trong thành phần cây củ mài có hàm lượng
chất dinh dưỡng gồm: chất bột 16%, chất nhầy, cholin, 16 axit amin, các men
oxy hố, vitamin C. Trong chất nhày có axit phytic. Trong củ có nhiều loại
nguyên tố vi lượng và số lượng tuỳ theo địa điểm cây mọc khác nhau. Ngồi

ra, cịn có d - abscicin và dopamin (Y học cổ truyền, 1997) [16].
Trong cuốn Từ điển bách khoa về phương thuốc cổ truyền Trung Quốc,
(1997) (bản dịch) [16] đã nêu vai trò của rất nhiều các loại mộc thảo trong lĩnh
vực y học dân gian cũng như y học hiện đại. Hoài sơn được biết đến với các
phương thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa hoặc kết hợp với các vị thuốc
thảo mộc khác chữa được dùng để chữa các bệnh khác nhau.


15

Cũng từ tài liệu Trung Quốc, trong thành phần cây củ mài có hàm lượng
chất dinh dưỡng gồm: đã nêu vai trò của rất nhiều các loại mộc thảo trong lĩnh
vực y học dân gian cũng như y học hiện đại. Cây củ mài được biết đến với các
phương thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa hoặc kết hợp với các vị thuốc
thảo mộc khác chữa được dùng để chữa bệnh [16]. Cây củ mài phân bố rất
nhiều ở Trung Quốc nhất là những vùng đồi núi hoặc các vùng ven chân núi.
Thời xa xưa, người dân đi đào củ mài trong rừng về để chế biến thành các món
ăn (trộn cơm, nấu canh, làm súp….). Ngồi ra củ mài (sau khi chế biến được
gọi là hồi sơn) cịn được sử dụng sấy khô để làm thuốc bắc.
Tại Nhật Bản sử dụng củ mài để làm thực phẩm ăn tươi phục vụ: Một số
trường đại học ở Nhật đã nghiên cứu và phân loại các cây trong họ Củ Nâu.
Các sản phẩm đó cũng đã được đưa vào sử dụng trong cuộc sống. Nghiên cứu
về thời gian ngủ nghỉ và tác động của các hóa chất sinh trưởng. Ảnh hưởng của
điều kiện dinh dưỡng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây củ mài (Onjo M.,
2003) [12] đời sống ẩm thực như lấy chất nhầy, trộn thêm các thức ăn khác:
tương, trứng sống, cơm… Ngoài ra củ mài cịn được chế biến làm sạch đóng
gói và bảo quản lạnh thành các sản phẩm để bán trong các siêu thị, nhà hàng.
Một số nghiên cứu khác về cây củ mài trên thế giới gồm có: Nguồn gốc
và phân loại (Simmonds và cs. 2006 [14]; Abraham và cs. 2013) [6], Mohan và
cs. 2011 [11], Sang và cs. 2012 [13], tác dụng chữa bệnh (Chang và cs. 2013,

Thanh và cs. 2018) [7], và ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống
(Mignouna và cs. 2003) [9].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng hoài sơn tại Việt Nam
Một số nghiên cứu về cây Hồi Sơn ở nước ta có:
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái giải phẫu cây Hồi Sơn:
Năm 2011 sau cuộc thi Chương trình sáng tạo Việt Nam - Viet nam
Innovation Day 2011 - VID, 2011 (Traphaco, 2011) [25] công ty cổ phần


×