Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan thạch hộc tía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ TUYẾT
Tên khóa luận:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH
TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY SINH KHỐI
IN VITRO CỦA LAN THẠCH HỘC TÍA (Dendrobium officinale Kimura et Migo)”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Cơng nghệ sinh học

Lớp:

K48 - CNSH

Khoa:

CNSH & CNTP

Khóa học:

2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn:



TS. Nguyễn Xuân Vũ
TS. Nguyễn Văn Hồng

Thái Nguyên, năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Công
nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng
đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía
(Dendrobium offcinale Kimura et Migo)”.
Trang đầu tiên của khoá luận này em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà
trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm cùng
các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hồng giảng viên Khoa Nông học và thầy giáo TS.
Nguyễn Xuân Vũ giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện vật chất và luôn là chỗ dựa
tinh thần cho em trong suốt thời gian thực tập, cảm ơn bạn bè đã hết lòng động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực tập, cũng như là quá trình làm báo cáo thực tập thời gian
có hạn, trình độ và kỹ năng bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và
các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối em xin kính chúc các thầy, cô giáo trong nhà trường, trong Khoa Công
nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, cùng các bạn đồng nghiệp sức khoẻ, thành

công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Sinh viên thực tập
Dương Thị Tuyết


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BAP

: 6-Benzylaminopuri

Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

CV

: Coefficient variance : Hệ số biến động

Đ/C

: Đối chứng

Đtg


: Đồng tác giả

Kinetin : 6-Furfurylaminopurine
GA3

: Gibberellic acid

LSD05

: Least significant difference: Giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức độ tin cậy 95%

MS

: Murashige & Skoog’s, 1962

MT

: Môi trường

NAA

: α-Naphthalene acetic acid

TN

: Thí nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thiết bị,dụng cụ nghiên cứu.................................................................... 24
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một sớ mơi trường đến q trình sinh
trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía (sau 30 ngày
nuôi cấy)................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến quá trình sinh
trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía (sau 30 ngày
ni cấy)..................................................................................................... 34
Bảng 4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến q trình sinh
trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía ( sau 30
ngày ni cấy)........................................................................................... 36
Bảng 4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP kết hợp với Kinetin đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía
(sau 30 ngày ni cấy) .............................................................................. 38
Bảng 4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP kết hợp với NAA đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía
(sau 30 ngày nuôi cấy) .............................................................................. 41
Bảng 4.5 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin kết hợp với NAA
đến quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc
Tía (sau 30 ngày ni cấy) ........................................................................ 44
Bảng 4.6 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP và Kinetin (khi sử
dụng phối hợp) kết hợp với NAA đến quá trình sinh trưởng và tích lũy
sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía (sau 30 ngày nuôi cấy)........ 46
Bảng 4.7 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP kết hợp với GA3 đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía
(sau 30 ngày ni cấy) .............................................................................. 49
Bảng 4.8 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin kết hợp với GA3 đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía
(sau 30 ngày ni cấy) .............................................................................. 51
Bảng 4.9 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP và Kinetin (khi sử
dụng phối hợp) kết hợp với GA3 đến quá trình sinh trưởng và tích lũy

sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía ( sau 30 ngày nuôi cấy) .... 53


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hình ảnh cây lan Thạch Hợc Tía............................................................... 7
Hình 3.1: Sơ đờ nghiên cứu ảnh hưởng của mợt sớ chất kích thích sinh trưởng đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía..
.................................................................................................................... 26
Hình 4.1: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường nền sau 30 ngày.............Error!
Bookmark not defined.
Hình 4.2: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường MS bổ sung BAP sau 30
ngày ............................................................................................................ 35
Hình 4.3: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường MS bổ sung Kinetin sau 30
ngày ............................................................................................................ 38
Hình 4.4: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên môi trường MS bổ sung BAP và Kinetin
sau 30 ngày ni cấy ................................................................................. 40
Hình 4.5: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường MS bổ sung BAP và NAA sau
30 ngày ni cấy........................................................................................ 43
Hình 4.6: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường MS bổ sung Kinetin và NAA
sau 30 ngày cấy.......................................................................................... 45
Hình 4.7: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên môi trường MS bổ sung BAP, Kinetin và
NAA sau 30 ngày ni cấy....................................................................... 47
Hình 4.8: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường MS bổ sung BAP và GA3 sau
30 ngày ni cấy........................................................................................ 50
Hình 4.9: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường MS bổ sung Kinetin và GA3 sau
30 ngày ni cấy........................................................................................ 52
Hình 4.10: Mẫu lan Thạch Hợc Tía trên mơi trường MS bổ sung BAP, Kinetin và
GA3 sau 30 ngày nuôi cấy ........................................................................ 54



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Tổng quan về lan Thạch Hộc ....................................................................... 4
2.1.1. Phân loại và nguồn gốc lan Thạch Hộc ................................................. 4
2.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 6
2.2. Giới thiệu về giống lan Thạch Hộc Tía ....................................................... 7
2.2.1. Ng̀n gớc và sự phân bớ ...................................................................... 7
2.2.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 7
2.2.3. Giá trị của lan Thạch Hợc Tía ............................................................... 8
2.3. Nhân giớng lan Thạch Hợc Tía .................................................................. 12
2.3.1. Phương pháp nhân giớng hữu tính ...................................................... 12
2.3.2. Phương pháp nhân giớng vơ tính......................................................... 12
2.4. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật ...................................... 13
2.4.1. Tính toàn năng của tế bào thực vật...................................................... 13
2.4.2. Sự phân hoá tế bào .............................................................................. 14
2.4.3. Sự phản phân hoá tế bào...................................................................... 14
2.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật . 14
2.4.5. Môi trường dinh dưỡng ....................................................................... 15
2.5. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất điều tiết sinh trưởng trong nhân

giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. .................................................. 18
2.6. Công nghệ sinh khối tế bào thực vật ......................................................... 19
2.6.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 19


2.6.2. Ưu điểm của công nghệ sinh khối tế bào thực vật .............................. 20
2.6.3. Những khó khăn khi triển khai công nghệ sinh khối tế bào thực vật.. 21
2.7. Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô lan Thạch Hộc Tía ........................ 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
3.1. Đối tượng, hoá chất và thiết bị nghiên cứu................................................ 24
3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ............................................................ 24
3.1.2. Hoá chất sử dụng ................................................................................. 24
3.1.3. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu ............................................................... 24
3.2. Phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 24
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 24
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu. .......................................................................... 25
3.2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 25
3.3.1. Nợi dung 1: Nghiên cứu mơi trường nền thích hợp đến q trình sinh
trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. ............... Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ mợt sớ loại Cytokinin đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. ....... 25
3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp Cytokinin và Auxin đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hợc Tía........... 25
3.3.4. Nợi dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp Cytokinin và Gibberellin
(GA3) đến quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hợc
Tía................................................................................................................... 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 26
3.4.1. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy in vitro ................................................ 26

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 26
3.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................ 26
3.5. Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu ...................................................... 31
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 33
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mơi trường ni cấy đến q trình sinh
trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía.Error! Bookmark not
defined.


4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ mợt sớ loại Cytokinin q trình
sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. .......................... 33
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến q trình sinh
trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. .............................. 33
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến q trình sinh
trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. .............................. 36
4.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP kết hợp với Kinetin
đến quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. 38
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp Cytokinin và Auxin đến q
trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. ................. 41
4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP kết hợp với NAA đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. ....... 41
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin kết hợp với NAA
đến quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. 43
4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nờng độ BAP và Kinetin (khi sử
dụng phối hợp) kết hợp với NAA đến quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh
khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. ................................................................... 45
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp Cytokinin và Gibberellin đến
quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. .... 48
4.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP kết hợp với GA3 đến quá
trình sinh trưởng và tích lũy tăng sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. ...... 49

4.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin kết hợp với GA3
đến quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. 51
4.4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP và Kinetin (khi sử
dụng phối hợp) kết hợp với GA3 đến quá trình sinh trưởng và tích lũy tăng
sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. ..................................................... 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 56
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị.................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 57


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có ng̀n tài nguyên thực vật vô cùng phong phú, từ xa xưa ông cha
ta đã có rất nhiều các bài thuốc sử dụng dược liệu để chữa bệnh. Ngày nay, việc sử
dụng các loại thực vật cũng như các hợp chất có ng̀n gớc từ thực vật trong cơng tác
phịng trị bệnh, làm thực phẩm chức năng được các nước trên thế giới rất quan tâm.
Nhờ có ng̀n gớc tự nhiên, cơ thể con người dễ dung nạp, hịa hợp và có những ưu
điểm riêng. Hầu hết các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu,
đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ [5]. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, những hiểu biết về thành phần hóa học, tác dụng dược lý cũng như cơ chế tác
dụng của các loại thảo dược ngày càng được củng cớ.
Hoa lan là mợt lồi hoa rất được ưu chuộng ở Việt Nam nói riêng và các nước
trên thế giới nói chung. Chúng được mệnh danh là nữ hồng của các lồi hoa. Khơng
chỉ ở vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm mà còn có giá trị dược liệu. Trong sớ những lồi
lan có giá trị dược liệu quý ở Việt Nam, phải kể đến lan Thạch Hợc Tía (Dendrobium
offcinale Kimura et Migo).
Lan Thạch Hợc Tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) hay còn gọi là
Thạch hộc thiết bì, Thạch hộc gỉ sắt thuộc chi Thạch Hộc, họ lan (Orchidaceae) [4]

là một cây dược liệu rất quý, mọc ở vùng cao núi đá, nhiệt đới, á nhiệt đới. Lan Thạch
Hộc Tía (Dendrobium offcinale Kimura et Migo) có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều
nơi đặc biệt vùng Nhiệt Đới và cận Nhiệt Đới. Tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng
trung du và miền núi phía Bắc xuất hiện tại các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Hà
Giang, Cao Bằng...
Lan Thạch Hộc Tía được xếp vào loại cây thuốc giúp đề kháng ung thư và tăng
tuổi thọ [9]. Ngoài ra, lan Thạch Hộc Tía còn là loài cây cảnh, loại thực phẩm tốt có
giá trị kinh tế cao. Lan Thạch Hộc Tía khó sinh sản, mọc chậm, khó trồng. Hiện nay,
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đời sống con người càng được


nâng cao và nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng gia tăng mà nguồn lan Thạch
Hộc Tía không đủ đáp ứng nhu cầu.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào
thực vật (in vitro) trong nhận giống đã trở nên phổ biến, Nuôi cấy in vitro tạo ra những
giống cây trông sạch bệnh, chất lượng tốt, đồng đều cao và hệ số nhân lớn trong thời
gian ngắn. Bởi vậy, phương pháp nhân giống vô tính in vitro lan Thạch Hộc Tía đã
và đang mở ra triển vọng tốt cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm và phát triển
các giống lan quý hiếm này. Tuy nhiên, các yếu tố như quang chu kỳ, nhiệt độ, các
chất điều tiết sinh trưởng, dịch chiết hữu cơ, thành phần đa lượng hay vi lượng trong
môi trường nuôi cấy có vai trò rất quan trọng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật. Trong
đó, các chất điều tiết sinh trưởng ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và tích lũy
sinh khới in vitro của lan Thạch Hợc Tía. X́t phát từ cõ sở đó chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía (Dendrobium offcinale
Kimura et Migo)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của mợt số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng
sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía.
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Xác định được ảnh hưởng của nồng độ một số loại Cytokinin đến quá trình
sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía.
- Xác định được ảnh hưởng của sự kết hợp Cytokinin và Auxin đến quá trình
sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía.
- Xác định được ảnh hưởng của sự kết hợp Cytokinin và Gibberellin đến quá
trình sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp xác định được ảnh hưởng của một chất
điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khới in vitro của lan
Thạch Hộc Tía. Đây là nguồn dữ liệu khoa học bổ sung cho nhân giống và sản xuất


sinh khới lan Thạch Hợc Tía bằng phương pháp ni cấy mô tế bào thực vật. Kết quả
đề tài cũng góp phần làm phong phú cơ sở dữ liệu về kỹ tḥt ni cây mơ lan Thạch
Hợc Tía phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng này trong tương lai.
.- Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào
kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn.
- Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực
tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục vụ cho cho công tác
sau này.
Đề xuất được quy trình nhân nhanh lan Thạch Hợc Tía (Dendrobium offcinale
Kimura et Migo) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, tạo ra sinh khới lan Thạch Hợc
Tía góp phần đáp ứng nhu cầu về dược liệu của thị trường đồng thời tạo nguồn vật
liệu cho nghiên cứu khoa học.


Phần 2
TỞNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tởng quan về lan Thạch Hộc
2.1.1. Phân loại và nguồn gốc lan Thạch Hộc
2.1.1.1. Phân loaòi lan Thạch Hộc
Theo từ điển Bách khoa dược học của Việt Nam (1999) đã ghi “Thạch Hộc”
(Dendrobium nobile Lindt) có tên khác là Kim Thạch Hợc, tḥc chi Thạch Hộc, họ
Lan (Orchidaceae) [26]. Lan Thạch Hộc là một cây thảo phụ sinh, mọc bám trên cành
cây to hoặc ở vách đá ẩm. Thân dẹt có rãnh dọc chia nhiều đớt, phía ćng thn hẹp,
phía ngọn dày hơn, màu vàng nhạt. Lá ngắn có bẹ. Hoa màu hờng hoặc trắng pha
hồng, mọc thành chùm ngắn ở kẽ những lá đã rụng. Quả dài hình thoi.
Các lồi Thạch Hợc thường thấy là:
- Thạch Hợc Tía (Thiết bì) với đặc trưng vỏ cây có màu xanh tía, là cây thảo bản
phụ sinh lâu năm, sống bám vào cây gỗ lớn rừng nguyên sinh có độ ẩm cao hoặc ở vách
đá ẩm ướt, ưa khí hậu ẩm và râm mát, có giá trị độc đáo về dược phẩm [33].
- Thạch Hộc Lưu tô (đuôi ngựa) phân bố chủ yếu ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng
Châu ở độ cao 600 - 1.700 m, phụ sinh trên cây gỡ rừng kín hoặc vách đá ẩm ướt,
phân bớ ở nhiều nước Ấn Đợ, Nê Pan, Xích Kim, Bu Tan, Myanma, Thái Lan, Việt
Nam. Rất dễ sinh trưởng, mọc nhanh, năng suất cao, cũng có tác dụng nhất định về
công năng dược liệu [33].
- Thạch Hộc Kim thoa cũng là cây thảo bản lâu năm, mọc thành bụi, phân bố
chủ yếu ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây (Trung Quốc), cũng có công dụng làm
thuốc chữa một số bệnh [33]
- Thạch Hộc Cầu hoa thân đứng hoặc nghiêng, mọc trên cây gỗ rừng độ cao
540-1.800 m, hoa rất đẹp, thường dùng làm cây cảnh [33].
- Thạch Hộc Cổ chùy là cây thảo bản phụ sinh lâu năm, mọc bám vào cây gỗ
rừng thường xanh hoặc vách đá rừng thưa, độ cao 500 - 1.600 m, phân bố ở Ấn Độ,
Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam [33].


2.1.1.2. Nguồn gốc lan Thạch Hộc
Thuộc lớp một lá mầm:

Họ: Orchidales
Họ phụ: Epiendroideae
Tơng: Epidendreae
Giớng: Dendrobium
Họ Orchidales có khoảng 50 chi, 25.000 lồi, chiếm vị trí thứ hai sau họ Cúc
trong ngành thực vật hạt kín và là họ lớn nhất trong ngành mợt lá mầm. Các lồi trong
ngành này phân bớ rất rợng, do dó hình thái cấu tạo cũng hết sức đa dạng và phức tạp
[11].
Theo Huỳnh Văn Thới (2005) [23], tên Dendrobium có ng̀n gớc từ chữ Grec
Dendron nghĩa là cây gỗ và bios là tôi sống, Dendrobium là giống phụ sinh, sống trên
cây gỗ. Có người gọi là Hoàng Lan, có người gọi là Đăng Lan, Dendrobium có trên
1.600 lồi và chia thành 2 dạng chính:
+ Dạng đứng (Dendrobium phalaenopsis) thường mọc ở xứ nóng, chịu ẩm và
rất siêng ra hoa: Nhất điểm hờng, Nhất điểm hồng, Báo hỉ, Ý thảo, Thủy tiên.
+ Dạng thòng (Dendrobium nobile) chị khí hậu mát mẻ: Giả hạc, Hạc vĩ, Long
tu, Phi điệp vàng...
Ở Việt Nam, Dendrobium có đến 100 loài, xếp trong 14 tông được phân biệt
bằng thân (giả hành), lá và hoa [11].
Khu phân bố của lan Thạch Hộc thường ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Malaixia, Việt Nam và nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường gặp mọc
trên cây gỗ trong rừng ở độ cao 600-2400 m. Thạch Hộc sinh trưởng trong môi trường
tự nhiên với độ ẩm khoảng 70%, lượng mưa khoảng 900 – 1.500 mm, nhiệt độ từ 12
– 18ºC. Do đó nó thường tập trung ở các phần dốc núi râm mát, độ ẩm cao và các
vách đá chua [18].
Hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 1400 lồi Lan, ở Trung Q́c có khoảng
81 lồi. Trong chi Thạch Hợc cũng có rất nhiều loài được dùng để chữa bệnh. Tại
Trung Quốc, chi Thạch Hợc có khoảng 12 lồi phụ và 14 loài chính, trong đó có tới


11 loài được xem là dược liệu quý. Đặc biệt, Thạch Hộc Tía là loài được đánh giá cao

nhất và cũng có giá trị kinh tế lớn nhất. Cây Thạch Hộc ở Việt Nam được phát hiện
nhiều nhất ở khu vực rừng Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Lâm Đờng
[18].
Ở Việt Nam họ lan có nhiều lồi, phân bố ở các vùng núi từ Bắc vào Nam, nhiều
loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng cần được nhân giống để bảo tồn và
phát triển loài lan đó. Dendrobium officinale Kimura et Migo loài lan Thạch Hợc Tía
phân bớ ở vùng trung du miền núi phía bắc, Việt Nam đang được nghiên cứu nhân
giớng và nuôi trồng để làm thuốc.
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Ở Việt Nam các lồi lan Thạch Hợc rất đa dạng về hình dáng, tuy nhiên chúng
đều mang những đặc điểm hình thái chung như sau:
Cây Thạch Hợc hay hồng thảo - Dendrobium nobile Lindl là mợt lồi cây phụ
sinh trên những cành cây cao, thân mọc thẳng đứng cao độ 0,3 - 0,6m, thân hơi dẹt,
phía trên hơi dày hơn, có đớt dài 2,5-3cm, có vân dọc [21].
Rễ: Tḥc họ sớng phụ sinh, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các loại thân
gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi
dày. Đặc biệt đối với lan công nghiệp (nuôi cấy mô) người ta thường sử dụng một số
giá thể nuôi như: Dớn, than củi, … Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng
được bao bởi lớp mô hút dày, ẩm. Bao gồm: Những lớp tế bào chết chứa đầy khơng khí,
do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mơ xớp đó rễ có khả năng hấp thu nước mưa
chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên khơng khí [27].
Thân: Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, phía trên hơi dày hơn, có đớt dài 2,5 - 3,0cm, có
vân dọc. Thân Thạch Hợc Tía có màu tía, thân các Thạch Hợc khác có màu xanh [27].
Lá: Lá hình thn dài, phía ćng tù, gần như khơng ćng, ở đầu hơi c̣n
hình nón, dài 12cm, rợng 2-3cm trên có 5 gân dọc [27].
Hoa: Cụm hoa mọc thành chùm 2 - 4 hoa trên những cuống dài 2 – 3cm. Hoa
đẹp, to, màu hồng hay điểm hờng. Cánh mơi hình bầu dục nhọn, dài 4 – 5cm, rợng
3cm c̣n thành hình phễu trong hoa, ở nơi họng hoa điểm màu tía [27].



Quả: Quả nang hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều. Cây ra
hoa tháng 3 - 4, có quả vào tháng 5 - 6. Lồi này mọc hoang ở khắp các miền rừng núi
các tỉnh miền Bắc, thường được trồng để làm cảnh vì dáng cây đẹp, hoa đẹp [27].
2.2. Giới thiệu về giống lan Thạch Hộc Tía
2.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Cây Thạch Hộc Tía có tên khoa học là Dendrobium officinale Kimura et Migo,
có tên gọi khác là Thạch hộc thiết bì, Hắc tiết thảo, Thiết bì lan... là cây thảo lâu năm
thuộc chi Thạch Hộc, họ Lan (Orchidaceae) [5] phân bố tự nhiên chủ yếu ở vùng
rừng có độ cao 1.000 - 3.400m so với mực nước biển, thường phụ sinh vào cây gỗ
hoặc vách đá có mọc rêu dưới tán rừng.
Trong điều kiện môi trường tự nhiên với độ ẩm 70%, nhiệt độ không khí bình
quân năm 12 - 18 độ C, lượng mưa 900 - 1.500mm, thường tập trung sống ở phần
dốc núi râm mát, độ ẩm cao và vách núi đá. Cây Thạch Hộc Tía phân bố ở Việt Nam,
Lào, Trung Quốc, Myanmar và nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Hình 2.1: Hình ảnh cây lan Thạch Hộc Tía
Tại Việt Nam phân bớ chủ ́u ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, xuất hiện
tại các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng...
2.2.2. Đặc điểm hình thái
Cây Thạch Hợc Tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) là mợt lồi cây
phụ sinh trên những cành cây cao, thân mọc thẳng đứng cao độ 0,3 - 0,6 m, thân hơi
dẹt, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5 – 3cm, có vân dọc. Theo Trần Văn Bảo
(1999) mợt sớ Dendrobium lá có ở các mầm non, là loại chóng tàn chúng vàng úa và


rụng vào mùa thu, thân phì to giớng như củ khơng có lá là nơi dự trữ năng lượng. Lá
hình thn dài, phía ćng tù, gần như khơng ćng, ở đầu hơi c̣n hình nón, dài 12
cm, rợng 2 – 3cm trên có 5 gân dọc [3]. Cụm hoa mọc thành chùm 2 - 4 hoa trên
những cuống dài 2 – 3cm. Hoa đẹp, màu vàng có điểm hồng nhưng nhỏ. Cánh mơi
hình bầu dục nhọn, dài 4 – 5cm, rợng 3 cm c̣n thành hình phễu trong hoa, ở nơi

họng hoa điểm màu tía. Theo Dương Công Kiên (2006), quả chứa 10.000-100.000
hạt đôi khi đến 3 triệu hạt có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt chưa phân hóa. Quả
nang hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều, cây ra hoa tháng 3 4, có quả vào tháng 5 - 6. Loại này được nghiên cứu nhân giống nhằm mục đích làm
thuốc, làm cảnh vì có dáng cây và hoa rất đẹp [10].
2.2.3. Giá trị của lan Thạch Hộc Tía
2.2.3.1. Thành phần hóa học
Thạch Hợc Tía làm th́c có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học q. Trong
Thạch Hợc (Dendrobium nobile) có chất nhầy và mợt chất alkaloit gọi là dendrobin
khoảng 0,3%, có công thức thô C16H25O2. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu y học,
hệ dược học (Bắc Kinh, 1958) thì trong Thạch Hợc Tía giàu polysacarit, alkaloit,
các acid amine và nhiều chất khoáng kali, canxi, magie, mangan, đồng, titan và nhiều
nguyên tố vi lượng, trong đó polysacarit chiếm 22%, hàm lượng các acid amine như
glutamic, asparagic, glucin chiếm tới 35% tổng lượng acid amine. Ngồi ra Thạch
Hợc Tía cịn có những hợp chất đặc thù như phenanthryn, bibenzyl, keton, ester và
các chất nhầy, hợp chất amidon. Trong thân Thạch Hợc Tía có hàm lượng alkaloit
sinh học chiếm tới 0,3%, trong đó những chất amine đã được giám định cấu trúc
gồm dendrobine, dendramine, nobilonine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine, shiunin,
shihunidine và muối amoniac N-methyl-dendrobium, 8-epidendrobine, các chất này
có vị hơi đắng [07].
2.2.3.2. Cơng dụng dược lý chủ yếu của lan Thạch Hộc Tía
Theo y học cổ truyền Trung Q́c, Thạch Hợc Tía tớt cho bổ âm sinh dịch,
chữa chứng hỏa hư, trị đau dạ dày, đau thượng vị, bời bổ đơi mắt. Ngồi ra, nó cịn
có tác dụng chớng ung thư, chớng lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm dãn


mạch máu và kháng đông máu, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng, làm các bài
thuốc và đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp [16].
Các nghiên cứu gần đây khẳng định giá trị dược học của loài dược thảo này về
khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế tế bào ung
thư ….

Những thành phần có tác dụng dược lý tớt của tiên thảo Thạch Hộc bao gồm:
polisaccarit, alkaloid, axit amin, nguyên tố vi lượng và các hợp chất phenanthrene.
Tiên thảo Thạch Hợc có tác dụng dược tính phổ biến: tăng cường sức miễn dịch cơ
thể, kháng ưng thư, trống Oxy hóa, chớng lão hóa, khớng chế ngưng kết tiểu cầu,
giúp dãn nở mạch máu, xúc tiến bài tiết dịch tiêu hóa, giảm lipids, giảm đường huyết
và hạ nhiệt, giảm đau. Loại dược liệu có tác dụng thần kỳ này đang ngày được sự
quan tâm và coi trọng của con người.
Từ xa xưa, Thạch Hợc Tía đã trở thành thảo mợc quý của Trung Quốc mà chỉ
các gia đình có nhiều tiền mới được dùng. Trẻ con mới sinh của nhà giàu được uống
bát nước đầu tiên là bát nước Thạch Hộc, người sắp qua đời cũng được uống nước
Thạch Hộc, nên nước Thạch Hợc Tía được gọi là nước cứu mệnh. Từ thời Đường,
Tống về sau, Thạch Hộc được làm cống phẩm đối với nhà vua.
Hiện nay, lan Thạch Hộc Tía chỉ có Trung Q́c đang phát triển, tuy nhiên sản
lượng đưa ra thị trường cịn rất khiêm tớn, sau mấy năm nữa sản lượng có thể tăng
lên nhiều, giá bán có thể giảm x́ng, nhưng hiệu quả vẫn cao hơn nhiều so với nhiều
cây trồng khác. Ở Trung Quốc đã có nhiều sản phẩm thuốc từ Thạch Hộc bán ra thị
trường trong và ngoài nước, đặc biệt là xưởng thuốc Kim Năng ở Nam Kinh tỉnh
Giang Tô, trải qua 15 năm nghiên cứu bào chế, được thuốc tiêm: “Mạch lộ ninh”, từ
năm 1982 đến nay được đánh giá là th́c điều trị có hiệu quả đới với bệnh cứng hóa
đợng mạch, viêm màng não. Xưởng th́c này cũng đã cho ra đời các loại thuốc
tiêm, thuốc uống, viên nang đều mang tên “Mạch lộ ninh”. Cùng với sản phẩm thảo
dược truyền thống làm từ Thạch Hộc là “Phong đấu Thạch Hộc” được coi là tuyệt
phẩm của thảo dược [24].


2.2.3.3. Giá trị sử dụng của Thạch Hộc Tía
Giá trị của Thạch Hợc có 2 loại cơng năng chủ ́u:
- Làm th́c: Thạch Hợc Tía có giá trị đợc đáo và công năng bảo vệ sức khỏe,
đã trở thành sản phẩm bổ dưỡng từ lâu đời. Nghiên cứu về dược lý hiện đại, Thạch
Hợc Tía có tác dụng chớng ung thư, chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể,

làm dãn mạch máu và kháng đông máu, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng và
làm các bài thuốc, các lang y từ xưa đã sử dụng Thạch Hộc trong các vị thuốc chữa
ho, đầy hơi, hư lao, người gầy mòn … những bài thuốc đó đã được đúc rút từ nhiều
kinh nghiệm và được áp dụng để chữa bệnh hiệu quả như: Sử dụng 6g Thạch Hộc
làm một vị chủ đạo trong thang thuốc chữa ho, đầy hơi với liều lượng ngày uống 3
lần; cũng sử dụng 6g Thạch Hộc trong thang thuốc chữa chứng hư lao, người gầy
mịn. Thanh nhiệt bảo tân thang: Thạch Hợc tươi 12g, sinh địa tươi 12g, mạch đông
tươi 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 8g, sắc ́ng. Có thể dùng Thạch Hộc 15g,
sắc uống. Trị chứng bệnh nhiệt phạm đến tân dịch, môi khô, miệng khát. Thạch Hộc
40g, thục địa 50g, khiếm thực 40g, hoài sơn 30g, tang thầm 20g, tỳ giải 20g. Mát
dạ dày, chống nôn: Trị chứng dạ dày nóng, nơn mửa, chân răng sưng, trong miệng
lt, dùng “Thạch Hộc thanh vị thang”: Thạch Hộc 12g, phục linh 12g, quất bì
8g, chỉ xác 8g, biển đậu 12g, hương nhu 8g, đơn bì 12g, xích thược 12g, cam thảo
4g, sắc ́ng khi nước th́c cịn nóng. Trị chứng sớt âm ỉ sau khi lên sởi, nơn
mửa. Thạch Hợc Tía có thể dùng đơn độc hoặc phối trộn với các dược liệu khác,
đã có hơn 100 bài thuốc từ Thạch Hộc được thị trường đón nhận. Trong dược
điển có đề cập đến nhiều lồi Thạch Hợc nhưng tớt nhất vẫn là Thạch Hợc Tía [08].
- Làm thực phẩm: Cách sử dụng làm thực phẩm có nhiều cách như nấu súp với
hờng sâm, với bách sa sâm lợi phổi sinh tân. Ngoài ra có thể nấu cháo Thạch Hợc,
trà Thạch Hợc và nhiều món ăn khác. Những năm gần đây công năng làm thực phẩm
chức năng đã được khám phá thêm, là sản phẩm thiên nhiên an tồn và bổ dưỡng.
Thạch Hợc Tía có vị hơi ngọt hơi đắng vào kinh phế, vị, thận, công năng tư âm,
thanh nhiệt, chỉ khát, hư hao, gầy yếu, miệng khô [07].


Trong Thạch Hợc Tía có nhiều hợp chất có giá trị dược lý. Sử dụng các phương
pháp phân tích hiện đại, trong Thạch Hợc Tía đã phân lập được 72 hợp chất đơn thể,
trong đó đã giám định được 63 hợp chất và phát hiện thêm 18 hợp chất mới gồm các
loại: Hợp chất loại Bibenzil và các dẫn xuất gờm 27 loại: Thạch Hợc Tía (gọi tắt là
THT) A, THT.B, THT.C, THT.D, THT.E, THT.S, THT.G, THT.H, THT.I, THT.J,

THT.K, THT.L, THT.M, THT.N, THT.O, THT.P, THT.Q, …v.v. Hợp chất Phenol
có 12 loại; hợp chất Lignanoid có 4 loại; hợp chất lacton có 2 loại; hợp chất
dihydroflavon có 2 loại; các hợp chất khác có 16 loại và 18 hợp chất mới. Giám định
hoạt tính kháng oxy hóa và kháng u bướu, đã phát hiện phần lớn các hợp chất loại
bibenzil đều có hoạt tính kháng oxy hóa, có 2 loại hợp chất Bibenzil có hoạt tính
kháng u bướu [07].
2.2.3.4. Giá trị kinh tế của lan Thạch Hộc Tía.
Thạch Hợc Tía trờng mợt lần có thể thu hoạch 6 năm, đầu tư ban đầu khơng
q lớn mà đến năm thứ 2 có thể thu hồi vốn, từ năm thứ 3 có lãi. Trong điều kiện
thâm canh, năng suất tươi khoảng 5 tấn/ha/năm với giá bán khoảng 3 triệu đồng/kg,
doanh thu đạt 15 tỷ đồng/ha/năm. Thị trường tiêu thụ là khả quan, nếu chế biến sâu,
thị trường càng lớn và hiệu qủa càng cao, bao gồm thị trường nội địa, thị trường
Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu, châu Mỹ. Thạch Hộc
chế biến thành phong đấu, giá xuất khẩu vào những năm 80 thế kỷ trước đạt mức
3.000USD/kg. Ở Đài Loan giá phong đấu từ 1.000 - 3.000USD/kg. Giá phong đấu
hảo hạng cực kỳ đắt, ở thị trường Trung Quốc khoảng 30 đến 60 triệu VNĐ/kg. Giá
1 cây Thạch Hộc tươi 3 tuổi có giá 25.000 VNĐ – 35.000 VNĐ, 1 ha trờng 1 triệu
cây thạch hợc, có thể thu được 25-30 tỷ trong 3 năm. Ở thị trường Trung Quốc giá
phong đấu Thạch Hộc cao cấp là 60 triệu đờng/kg [6].
2.2.3.5. Thị trường cây Thạch Hộc Tía
Thạch Hộc Tía đã được sản xuất nhưng với quy mô rất nhỏ, không đáp ứng
được nhu cầu của thị trường trong nước. Hàng năm các công ty sản xuất dược phẩm
nước ta phải nhập hoàn toàn nguyên liệu lan Thạch Hợc Tía từ Trung Q́c với giá
thành khơng hề rẻ. Bên cạnh đó một số lượng lớn lan Thạch Hộc Tía cũng được tư


thương đưa vào thị trường tự do nhưng không kiểm soát được chất lượng và nguồn
gốc gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do đó, nhu cầu của thị trường về lan Thạch
Hợc Tía là rất lớn.
Việc trờng lan Thạch Hợc Tía có thể tiến hành ở các vùng sâu, vùng xa. Chi

phí đầu tư ban đầu không lớn, rủi ro ít mang lại hiệu quả sản xuất khá cao (khoảng
30%), người dân có thể tận dụng lao đợng lúc nông nhàn, kể cả người già, trẻ em
cùng tham gia. Cây Thạch Hộc Tía sinh trưởng nhanh, thân to mập, sau trồng 1,5
đến 2 năm có khả năng cho thu hái sản phẩm đạt năng xuất cao và chất lượng tốt.
Trên thị trường, thân cây tươi lan Thạch Hộc thiết bì có giá bán khoảng 3 triệu
đờng/kg và giá bán 1 cây Thạch Hợc Tía tươi 3 tuổi có giá 25.000 VNĐ – 35.000
VNĐ, 1 ha trồng trên 500.000 cây Thạch Hợc thiết bì có thể thu được 15 tỷ đờng/3
năm [6].
2.3. Nhân giống lan Thạch Hộc Tía
2.3.1. Phương pháp nhân giống hữu tính
Cơ chế sinh sản hữu tính của lan Thạch Hợc cũng giớng như mợt sớ lồi cây
khác, bao gờm: Q trình hình thành giao tử và thụ tinh khi hạt phấn chín tiếp xúc
với núm nhụy nhờ côn trùng hay con người. Núm nhụy tiết ra các hoocmon sinh
trưởng nhờ vậy mà hạt phấn có thể nảy mầm được. Sau đó, hạt phấn này theo trục
hợp nhụy xuống bầu noãn để tinh tử kết hợp với tế bào trứng tạo nên hợp tử. Bầu
noãn lớn dần lên, cánh hoa và đài hoa héo đi, quả dần dần được lớn từ bầu nỗn
trương phờng [2].
2.3.2. Phương pháp nhân giống vơ tính
Nhân giớng vơ tính là q trình ni cấy thực vật trong các điều kiện tự nhiên.
Bao gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp cơ học (chiết ngọn, xiết ngọn)
Khi cây đạt đến một kích thước mong muốn, ta sẽ cắt phần ngọn có rễ đem trờng
vào chậu mới. Khi cắt, dụng cụ phải được khử trùng bằng nhiệt, sau đó bơi vadolin
có trợn zineb, sơn hoặc vơi vào vết cắt để tránh nhiễm trùng và cuối cùng thay chậu
cho cây.


+ Phương pháp kích thích tớ
Mợt sớ loại kích thích tớ được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng tới sự
mọc chời các lồi lan. Có thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày để có kết quả chắc chắn.

Chất được dùng tḥc nhóm cytokinin (BAP, Kinetin) với hàm lượng 5ppm.
+ Phương pháp tạo cây con trên phát hoa
Sau khi cây lan trổ hoa, cắt bỏ phần ngọn phát hoa chỉ để lại 4 mắt phía gớc rời
bơi Ianilin có bổ sung thêm acid cinnamic 50mg/ml + BAP 5mg/ml. Sau 4-8 tuần,
cây con sẽ mọc ở vị trí mắt và rễ được tạo ra khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt
phát hoa và đem trờng cây con trong chậu.
Về mặt lý luận sinh học cơ bản: đã mở ra khả năng to lớn cho việc tìm hiểu sâu
sắc về bản chất của sự sớng. Thực tế đã cho phép chúng ta tách và nuôi cấy trước hết
là mô phân sinh (meristem) rồi từ đó cho ra nhóm tế bào khơng chun hố gọi là mơ
sẹo (callus) và từ mơ sẹo thì có thể kích thích tái sinh và tạo cây hoàn chỉnh.
Về mặt thực tiễn sản xuất: Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để phục
tráng và nhân nhanh các giống cây trồng quý, có giá trị kinh tế cao. Ngồi ra, bằng
phương pháp này chỉ sau thời gian ngắn chúng ta có thể tạo được sinh khới lớn có
hoạt chất sinh học được tạo ra vẫn giữ ngun được hoạt tính của mình.
2.4. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.4.1. Tính toàn năng của tế bào thực vật
Gottlieb Haberlandt (1902) nhà thực vật học người Đức là người đầu tiên khởi
xướng ý tưởng nuôi cấy mô – tế bào thực vật. Ông đưa giả thuyết về tính toàn năng
của tế bào trong cuốn sách “Thực nghiệm về nuôi cấy tế bào tách rời”. Theo ông, mỗi
tế bất kì của cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một
cơ thể hoàn chỉnh [21]. Theo quan điểm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ
đã phân hoá đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết và đủ của cả sinh
vật đó. Khi gặp điều kiện thuận lợi, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể
hoàn chỉnh. Đó là tính toàn năng của tế bào và là cơ sở lý luận của phương pháp nuôi
cấy mô tế bào thực vật.


2.4.2. Sự phân hoá tế bào
Sự sinh trưởng của tế bào gồm hai giai đoạn: Giai đoạn phân chia tế bào và giai
đoạn dãn của tế bào. Trong hai giai đoạn này tế bào chưa có những đặc trưng riêng

về cấu trúc và chức năng [21].
Sau đó, các tế bào bắt đầu phân hoá thành các mô chuyên hoá để đảm nhận các
chức năng khác nhau, các tế bào trong giai đoạn này có đặc trưng riêng về cấu trúc
và chức năng [21].
Có thể nói rằng sự phân hoá tế bào là sự chuyển tế bào phôi sinh thành các tế
bào mơ chun hoá [21].
2.4.3. Sự phản phân hố tế bào
Sự phản phân hoá tế bào là quá trình ngược lại với sự phân hoá tế bào. Các tế
bào đã phân hoá trong các mô chức năng không mất đi khả năng phân chia của mình,
trong những điều kiện thích hợp, chúng có thể quay lại đóng vai trò như các mô phân
sinh và có khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới [21].
2.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.4.4.1. Vật liệu nuôi cấy
Vật liệu nuôi cấy là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô tế bào thực
vật. Vật liệu dùng cho nuôi cấy mô – tế bào thực vật có thể là hầu hết các cơ quan
hay bộ phận của cây (chồi ngọn, chồi bên, phiến lá...), các cấu trúc của phôi (lá mầm,
trụ lá mầm...), các cơ quan dự trữ (củ, thân, rễ…).
Tuy mang cùng lượng thông tin di truyền nhưng các cấu trúc mô khác nhau,
trên cùng cây có thể phát sinh các hình thái khác nhau trong quá trình nuôi cấy, vì
vậy việc lựa chọn vật liệu nuôi cấy phải căn cứ vào trạng thái sinh lý và tuổi của mẫu,
chất lượng cây lấy mẫu, chất lượng cây lấy mẫu, kích thước và vị trí lấy mẫu, mục
đích và khả năng nuôi cấy.
Mẫu nuôi cấy trước khi đưa vào nuôi cấy phải được vô trùng. Phương pháp phổ
biến nhất trong vô trùng mẫu cấy hiện nay là sử dụng hoá chất có khả năng tiêu diệt
vi sinh vật. Hoá chất được lựa chọn để vô trùng mẫu phải đảm bảo 2 điều kiện: Có
khả năng tiêu diệt vi sinh vật tốt và không hoặc ít độc đối với mẫu. Hiệu quả vô trùng


tuỳ thuộc vào thời gian, nồng độ và khả năng xâm nhập để tiêu diệt vi sinh vật của
hoá chất. Một số hoá chất thường được sử dụng hiện nay để vô trùng mẫu là:

Ca(OCl)2-hypoclorit canxi, NaClO-hypoclorit natri, oxy già, HgCl2- thuỷ ngân
clorua, chất kháng sinh(gentamicin, ampixilin...).
2.4.4.2. Điều kiện nuôi cấy
- Điều kiện vô trùng: Trong nuôi cấy mô – tế bào thực vật, các thao tác với mẫu
cấy được tiến hành trong điều kiện vô trùng gồm buồng cấy vô trùng, các dụng cụ
cấy vô trùng và môi trường cấy vô trùng nhằm đảm bảo mẫu cấy sẽ không bị nhiễm
vi sinh vật. Để tạo điều kiện vô trùng, buồng cấy phải dùng đèn tử ngoại chiếu trong
30 phút sau đó được lau sạch bằng cồn 90°, dụng cụ và môi trường nuôi cấy thường
được khử trùng ở 121°C trong 25-30 phút.
- Ánh sáng và nhiệt độ: Mẫu nuôi cấy thường được đặt trong phòng ổn định về
ánh sáng và nhiệt độ.
2.4.5. Môi trường dinh dưỡng
Thành phần môi trường nuôi cấy mô thực vật thay đổi tuỳ theo loài, bộ phận,
các giai đoạn phát triển, phân hoá khác nhau của mẫu cấy và mục đích nuôi cấy như
duy trì mô ở trạng thái mô sẹo, tạo rễ, tạo mầm hoặc tái sinh cây hoàn chỉnh [23].
Thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy mô, tế bào thực vật bao gồm các
thành phần chính sau:
2.4.5.1. Nguồn Cacbon
Mô cấy trong môi trường nuôi cấy in vitro không cón khả năng tự dưỡng do
không tiến hành quang hợp đầy đủ. Vì vậy, việc bổ sung vào môi trường nuôi cấy
nguồn cacbon hữu cơ là điều kiện bắt buộc. Nguồn Cacbon cung cấp cho môi trường
nuôi cấy thường là các loại đường, phổ biến nhất là saccharose với hàm lượng từ 2030g/l. Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại đường khác như fructose, rafinose,
sorbitol, glucose, maltose, lactose…những loại đường này chỉ dùng trong những
trường hợp cá biệt.


2.4.5.2. Các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng
Các chất vô cơ bao gồm thành phần khoáng đa lượng và khoáng vi lượng có trong
môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng như là thành phần cơ bản để tổng
hợp chất hữu cơ [23]. Các dạng ion của muối khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá

trình vận chuyển xuyên màng, điều hoà áp suất thẩm thấu và điện thế màng.
- Nguyên tố đa lượng:
Quan trọng nhất là các nguyên tố: N, P, K, Mg, Ca, Na, S [12].
Nitơ: Thường được sử dụng ở dạng NO3- hoặc NH4+, hầu hết các loại thực vật sẽ sử
dụng nguồn nitơ này để đồng hoá và tổng hớp nên các sản phẩm hữu cơ.
Phospho: Nhu cầu phospho của mô và tế bào nuôi cấy là rất cao, P có tác dụng như
hệ thống đệm giúp ổn định pH môi trường.
Kali: Thường dùng ở dạng KNO3, KH2PO4, KCl.6H2O
Canxi: Sử dụng chủ yếu là CaNO3.4H2O, CaCl2.6H2O, CaCl2.2H2O
Magie: Sử dụng chủ yếu là MgSO4
Lưu huỳnh: Chủ yếu là SO4
- Nguyên tố vi lượng: Chủ yếu là Fe, B, Mn, Cu, Zn, I, Ni... các nguyên tố vi
lượng bổ sung với lượng nhỏ vào môi trường nhưng có vai trò quan trọng đối với
quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, hoạt động phân bào của mô, tế bào nuôi
cấy [12].
2.4.5.3. Vitamin
Hầu hết các tế bào nuôi cấy có khả năng tổng hợp vitamin nhưng không đủ về
lượng nên cần bổ sung, nhất là nhóm vitamin B [12].
- Vitamin B1 (Thiaminee HCl): Là chất bổ sung rất cần thiết cho môi trường
nuôi cấy, có vai trò trong trao đổi hydratcacbon và sinh tổng hợp amino acid [12].
- Vitamin B6 (Pyridocinen): Là coenzzyme quan trọng trong nhiều phản ứng
trao đổi chất [12].
- Vitamin B3 (Nicotinic acid): Tham gia tạo coenzyme của chuỗi hô hấp [12.
- Myo-inositol: Có vai trò trong sinh tổng hợp thành tế bào, màng tế bào, tham
gia vận chuyển đường, các nguyên tố khoáng, trao đổi hyđratcacbon [12].


2.4.5.4. Các chất hữu cơ tự nhiên
- Nước dừa: Chứa nhiều chất dinh dưỡng như inositol, các amino acid, đường,
các chất thuộc nhóm cytokinin, các chất có hoạt tính auxin.

- Dịch thuỷ phân casein: Chứa nhiều amino acid.
- Dịch chiết nấm men: Có hàm lượng khá cao các vitamin nhóm B.
- Nước ép các loại củ quả: Nước ép cà chua, cà rốt, khoai tây, nước ép chuối xanh….
2.4.5.5. Các thành phần khác
- Agar: Chiết xuất từ rong biển, thành phần của agar gồm một số chất hữu cơ
như acid hữu cơ, acid béo, cùng một số nguyên tố vô cơ như Cu, Fe, Zn... Ngoài tác
dụng tạo gel cho môi trường, agar cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho tế bào,
mô nuôi cấy [12].
- Than hoạt tính: Dùng để hấp thụ chất màu, các hợp chất thứ cấp gây ức chế
sinh trưởng của mẫu nuôi cấy. Ngoài ra, có thể sử dụng một số chất chống oxy hoá
khác như polyvinyl pyrolodon (PVP), acid ascorbic [12].
2.4.5.6. pH của môi trường
Độ pH của môi trường ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng của
mẫu từ môi trường nuôi cấy. Đa số pH của môi trường được điều chỉnh trong khoảng
từ 5,5-6,0. Trong quá trình nuôi cấy, pH của môi trường có thể giảm do mẫu nuôi cấy
sản sinh ra các acid hữu cơ.
2.4.5.7. Các chất điều hoà sinh trưởng
Các chất điều hoà sinh trưởng được chia thành 2 nhóm đó là: Nhóm chất kích
thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng. Trong ni cấy mơ, tế bào thực
vật, nhóm chất kích thích sinh trưởng là nhóm thường được sử dụng.
- Nhóm Auxin: Auxin có nhiều tác động tới các hiệu ứng sinh trưởng và phát
triển trên cơ thể thực vật. Cụ thể như sau: Auxin có ảnh hưởng tới tính hướng động
của thực vật, tiêu biểu là tính hướng sáng và hướng đất. Auxin gây ra hiện tượng ưu
thế đỉnh (sự sinh trưởng của chồi đỉnh sẽ ức chế chồi nách). Auxin khởi động việc
hình thành rễ bên và rễ phụ. Ngoài ra, auxin còn tác động đến việc hình thành chồi
hoa, sự phát triển của quả và làm chậm sự rụng lá [8].


×