Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của cây lát chun (chukrasia sp) giai đoạn vườn ươm tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỒ A LAN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT CHUN (Chukrasia tabularis) GIAI ĐOẠN
VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Nơng lâm kết hợp

Lớp

: K48 - NLKH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đào Hồng Thuận


Thái Nguyên – năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa
luận là q trình điều tra, triển khai thí nghiệm hồn tồn trung thực, khách
quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thơng tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

ThS. Đào Hồng Thuận

Hồ A Lan

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất
trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp - Trường
đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của cây Lát chun
(Chukrasia Sp) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nơng Lâm
Thái Ngun”.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô ThS. Đào Hồng
Thuận người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các bác, các cô, các chú, các
anh và các chị trong vườn ươm trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ
tơi trong việc hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề tài của mình
trong thời gian qua.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln động viên
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Hồ A Lan


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất ........................................................................................15

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................................19
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cây Lát chun của các công thức thí nghiệm ...............................24
Bảng 4.2: Kết quả sinh trưởng 𝑯vn của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm ở các cơng
thức thí nghiệm .............................................................................................................................27

Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng 𝑫00 của cây Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm..30

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến động thái ra lá của cây Lát chun ở các
công thức thí nghiệm ...................................................................................................................33
Bảng 4.5: Kết quả về phẩm chất cây con Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm.......36
Bảng 4.6: Dự tính tỷ lệ cây Lát chun xuất vườn ở các cơng thức thí nghiệm .........38


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thân cành lá hoa và quả cây Lát chun ....................................................................17
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) TB của cây Lát chun ở các CTTN ....24
Hình 4.2. Hình ảnh tỷ lệ sống cây Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm ...........................25
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng 𝐇vn của cây Lát chun ở các CTTN ...................27

Hình 4.4. Hình ảnh chiều cao của cây Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm ...................28
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn đường kính cổ rễ (cm) của cây Lát chun ở các CTTN ....30
Hình 4.6. Hình ảnh D00 của cây Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm...............................31
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn số lá của cây Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm ..........33
Hình 4.8. Hình ảnh số lá của cây Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm.............................34
Hình 4.9. Biểu đồ tỷ lệ % cây Tốt, Trung bình, Xấu của cây Lát chun ở các CTTN....36

Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm cây Lát chun xuất vườn ở các cơng thức thí
nghiệm............................................................................................................................................38



v

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT

Cơng thức

TN

Thí nghiệm

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

D00

Đường kính cổ rễ

̅ 00
D

Đường kính trung bình

Hvn

Chiều cao vút ngọn


̅ vn
H

Chiều cao trung bình

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

Di

Giá trị đường kính gốc của một cây

Hi

Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

i

Thứ tự cây thứ i



vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................... 3
2.1 Cơ sở khoa học......................................................................................................................... 3
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới............................................................................................ 7
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................................................10
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu..........................................................................................14
2.5. Một số thơng tin về lồi cây Lát chun ...............................................................................16
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....18
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................................18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứa .......................................................................................................18
3.1.2. Phạm vi nghiêm cứu .........................................................................................................18
3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................18
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................18
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................................19
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi.......................................................22
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................................23



vii

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................24
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ sống của cây Lát Chun giai
đoạn vườn ươm.............................................................................................................................24
4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát chun dưới ảnh hưởng của
các loại phân bón lá ......................................................................................................................26
4.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ 𝐃00 của cây Lát chun giai đoạn

vườn ươm ở các cơng thức thí nghiệm.....................................................................................30
4.4. Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây Lát hun ở các cơng thức thí nghiệm 33
4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm .......................36
4.5.1 Phẩm chất của cây Lát chun ở các cơng thức thí nghiệm............................................36
4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây Lát chun xuất vườn ở các cơng thức thí nghiệm ...........................37
PHẦN 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................40
5.1. Kết luận...................................................................................................................................40
5.2. Tồn tại .....................................................................................................................................40
5.3. Kiến nghị ................................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................42
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài ngun vơ cùng q giá của lồi người, nếu chúng ta biết khai
thác và sử dụng, bảo vệ một cách hợp lý. Rừng không chỉ cung cấp những vật

dụng thực phẩm lâm đặc sản như: thuốc men, gỗ củi, tre, nứa… mà rừng còn
là lá phổi xanh của nhân loại, điều hịa khí quyển, hấp thu chất độc hại như:
CO2, SO2 và làm cân bằng môi trường sinh thái đem lại cuộc sống trong lành
cho con người và mọi sinh vật.
Mặc dù rừng có vai trị to lớn như vậy nhưnng diện tích rừng khơng những
trong nước mà ở một số nước khác diện tích rừng ngày càng giảm về số lượng
và chất lượng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, 2005) [3].
Trước thực trạng đó Nhà Nước ta đã quan tâm phát triển rừng để phủ xanh đất
trống, nâng cao chất lượng rừng. Bên cạnh một số loại cây trồng có giá trị
kinh tế và phịng hộ như Lim, sến, Kim giao, Mỡ, Xà cừ, Thơng….Thì cây
Lát chun cũng là loài cây cho giá trị kinh tế khá cao đang được các nhà trồng
rừng ưa chuẩn và đầu tư.
Lát chun (Chukrasia tabularis) là cây gỗ lớn thuộc họ Xoan (Meliaceae Juss),
là cây gỗ lớn mọc khá chậm. Cây Lát chun có độ cao trung bình dao động
trong khoảng 20 - 25m. Cây mọc thẳng, vỏ cây có màu nâu xám và có nhiều
vết nứt rạn. Gốc cây có bạnh vè lớn. Gỗ có màu hồng nhạt, có ánh vân đẹp,
cứng và nặng trung bình, dễ làm, ít co giãn, khơng bị mối mọt, thường dùng
để đóng đồ đạc, làm gỗ dán lạng hoặc trang sức bề mặt. Lát chun là cây gỗ
quý, gỗ nặng tỷ trọng 0,75 – 0,8, xếp vào nhóm gỗ 1. Cây Lát chun dễ gây
trồng bằng hạt và có thể phát triển trên diện rộng của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Cây phân bố rộng khắp từ Lạng Sơn tới Hà Tĩnh, cây trong tự nhiên ngày
càng khan hiếm nên các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Lát chun cũng hạn
chế. (Lê Mộng Chân và cs, 2000) [8].


2

Để có được nguồn cây con đảm bảo cho cơng tác trồng rừng, trong giai đoạn
gieo ươm, số lượng và chất lượng cây con chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như: phân bón lá, nước, ánh sáng, hỗn hợp ruột bầu,… phân bón lá là nhân tố

quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển các lồi cây nói chung và
Cây Lát chun nói riêng. Tuy nhiên, mỗi lồi cây và ở mỗi giai đoạn trong đời
sống của cây có nhu cầu về phân bón lá khác nhau, vì vậy nghiên cứu cây Lát
chun ở giai đoạn vườn ươm nhằm đưa ra loại phân bón lá phù hợp nhất cho
sinh trưởng của cây là một việc làm cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của cây Lát chun (Chukrasia
tabularis) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được sinh trưởng của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm dưới ảnh
hưởng của các cơng thức phân bón lá.
- Lựa chọn được cơng thức phân bón lá tốt nhất đối với sinh trưởng của cây
Lát chun giai đoạn vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu là cơ sở nghiên cứu khoa học cho các nghiên cứu tiếp
theo và xây dựng quy trình kỹ thuật gieo ươm cây Lát chun.
Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, biết áp dụng và kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành.
Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất cây giống Lát chun.
Đề xuất xây dựng những biện pháp chăm sóc tạo giống cây con Lát chun ở
giai đoạn vườn ươm. Tạo cây con đảm bảo chất lượng.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học
Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt
năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu
sinh trưởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của
phân bón. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với
điều kiện bên ngồi.
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công
nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và
tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây (ANDRE GROSS, 1977) 1.
Trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem
lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây
trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian
bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ
đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt (Nguyễn Xuân Thuyên và cs, 1985) 17
Cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm bảo cây giống được lựa
chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai
để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác với chúng. Việc chăm sóc
cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong tương lai. Đặc biệt các
loại phân bón rất cần thiết với cây con chúng có vai trị quan trọng giúp cây
sinh trưởng phát triển nhanh và cho năng suất cao. Bón phân cho cây trồng có
hai cách: Bón phân qua rễ và bón phân qua lá:
+ Bón phân qua lá: (lá, thân, cành, quả) lượng phân hòa tan vào nước ở
một nồng độ cho phép. Phun ướt đẫm lá và thân cây, chất dinh dưỡng được
ngấm qua lá.


4

+ Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng

được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ
phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả) cây trồng phát triển bình thường.
Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại
trong đất hoặc tự rửa trơi. Cịn bón phân qua lá nồng độ bón phân qua lá
thường nhỏ. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự xót và chết. Nếu bón nồng độ
q thấp thì hiệu quả khơng rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở
những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với
đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất, đặc tính sinh thái học của cây
con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Bón phân cần kết hợp với
các biện pháp lâm sinh như: nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thường
xuyên để phát huy tối đa hiệu lực của phân bón (Lê Văn Tri, 2004) 19.
Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật, nó
khơng những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật.
Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%.
Việc kết hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, hệ thống canh
tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường
sinh thái bền vững (Mai Quang Trường và cs, 2007) [20]
Các loại phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian
ngắn. Cách bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: nhổ cỏ,
tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực
của phân bón (Cơng ty giống và phục vụ trồng rừng,1995) 6.
Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống
trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất
tốt, cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt


5


cao, chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu
là N,P, K… và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó
có một tỉ lệ thích hợp (Bộ Lâm nghiệp, 1987) 2.
Trong gieo ươm:
- Điều kiện đất đai:
Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con
sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước
và không khí cho cây.
Chất dinh dưỡng, nước và khơng khí trong đất có đầy đủ cho cây
hay khơng là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ PH… của đất quyết định.
+ Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ
giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thống khí, khả năng thấm nước và giữ nước
tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm
đất và chăm sóc cây con hơn,… Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng
cần căn cứ vào đặc tính sinh học lồi cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt
trung bình, đất tơi xốp, thống khí và ẩm. Gieo ươm cây Thơng ưa đất cát
pha, thốt nước tốt.
+ Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất
dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi
lượng khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm
trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân,
cành, lá phát triển cân đối. . (Mai Quang Trường và cs, 2007) [20].
+ Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân
đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô
hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên
quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ
sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m.


6


Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước
ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng lồi
cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây Phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, song
gieo ươm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt.
+ Nước: Nước đóng vai trị rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai
đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số
lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều khơng có lợi cho cây Mỡ. Hệ rễ cây
con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng.
Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm kết quả rễ cây phát triển kém hoặc
chết do thiếu khơng khí. Vì thế việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho
cây non ở vườn ươm là việc làm rất quan trọng. (Nguyễn Văn Sở, 2004)[15]
+ Độ PH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nảy mầm của hạt giống và
sinh trưởng của cây con, đa số các lồi cây thích hợp với độ PH trung tính, cá
biệt có lồi ưa chua như cây Thơng, ưa kiềm như Phi lao (Nguyễn
Văn Sở,2004) 15
+ Ruột bầu: Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm
đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục
(phân chuồng, phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất,
đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù
hợp (Nguyễn Xuân Quát, 1985) 14.
- Sâu bệnh hại:
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu
hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi cịn dẫn đến
thất bại hồn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ


7


nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp sử lý đất trước khi gieo ươm hoặc
không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Phân bón lá đã được sử dụng từ lâu trên thế giới. Hàng năm trên thế
giới tiêu thụ khoảng 130 triệu tấn phân bón (FAO, 1994) [9].
Có thể ví phân bón là “thức ăn” của cây trồng. Việc bón phân thích
hợp sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và hiệu suất
kinh tế, ít hoặc khơng tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường.
Mở đầu là nhà thực vật học Hà Lan - Van Helmont (1629) ông đã trồng
cây Liễu nặng 2.25kg vào thùng chứa 80kg đất. Một năm sau cây liễu nặng 66kg
trong khi đất chỉ giảm 66g. Tác giả kết luận cây chỉ cần nước để sống.
Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết mùn do Thaer (1873) đề
xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hóa học người
Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Liibig cho rằng độ mầu
mỡ của đất là do muối khống trong đất. Ơng nhấn mạnh rằng việc bón phân
hóa học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng.
Năm 1963 Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân cho đất theo từng
thời kỳ khác nhau là khác nhau. Cùng năm đó Turbittki đã đưa ra quan điểm:
phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt,
đối với từng loài cây, từng tuổi cây cần có nhiều nghiên cứu cụ thể tránh lãng
phí phân cón khơng cần thiết. Việc bón phân thừa hay thiếu đều dẫn tới biểu
hiện cây sinh trưởng chậm và chất lượng kém.
Năm 1974 polster, Fidler và lir cũng đã kết luận: sinh trưởng của cây
thân gỗ phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quá
trình sinh trưởng. Nhu cầu dinh dưỡng của mối cây thân gỗ ở mỗi thời kỳ
khác nhau là khác nhau.


8


Kali là một nguyên tố khoáng đa lượng rất cần cho cây con gieo ươm
để giúp cây sinh trưởng tốt và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
của môi trường. Trong giai đoạn cây mới gieo ươm sự sinh trưởng của các cơ
quan bắt đầu, các tế bào trẻ mới hình thành dễ bị tổn thương bởi các điều kiện
bất lợi từ môi trường. Mặt khác kali tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của bộ rễ, làm cho cây cứng cáp tăng sức đề kháng của cây, giảm q trình
thốt hơi nước và điều hịa quá trình sống làm cho cây khỏe mạnh. Sự phát
triển của cây con phụ thuộc khơng chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà cịn
vào mơi trường sinh trưởng của nó. Tuy nhiên khơng phải tất cả các lồi cây
đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính
sinh thái học của mỗi lồi cây (FAO, 1994) [9].
Chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khống. Nitơ
và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con.
Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích
thành phần hóa học của mơ là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt
dinh dưỡng của cây con (Viện Thổ nhưỡng Nơng Hóa, 1998) [22].
Mỗi lồi cây đều có các đặc tính sinh thái khác nhau, nên trong sản
xuất cây trồng, cũng như gieo ươm địi hỏi đất đai, hỗn hợp ruột bầu khơng
như nhau. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hỗn hợp ruột bầu khi gieo ươm
của một số loài cây như sau:
Thành phần ruột bầu gieo ươm Quế: 80% đất tầng A + 20% phân
chuồng hoai.
Thành phần ruột bầu gieo ươm Thông: 80% đất tầng A + 20% phân
chuồng hoai, những nơi gần rừng Thông nên lấy đất ở rừng Thông và thêm
1% supe lân.
Thành phần ruột bầu gieo ươm Hồi: 80% đất tầng A (đất thịt) + 20%
phân chuồng hoai.



9

Thành phần ruột bầu gieo ươm Trám Trắng: 90% đất tầng A + 9% phân
chuồng hoai và 1% supe lân (tính theo trọng lượng bầu).
Thành phần ruột bầu gieo ươm Bằng Lăng: 94% đất + 5% phân chuồng
hoai + 1% supe lân (Chương trình lương thực thế giới”, 1997) [7].
Prianitnikov, 1964 đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến thực vật
và nêu rõ phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát
triển tốt, đối với từng lồi cây cần có những nghiên cứu cụ thể tránh sự lãng
phí phân bón khơng cần thiết.
Nguyễn Qúy Mạnh (2000) [11] phân bón có vai trị quan trọng trong
tăng năng suất cây trồng, tổng sản lượng nông sản tăng lên nhờ phân bón tại
Trung Quốc khoảng 32%, Việt Nam khoảng 35 - 40% và trên toàn thế giới
khoảng 50%.
Trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón giúp cho
cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn, phân bón cịn giúp cây chống chịu được
với hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ biến và
không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.
Để thúc đẩy ngành Lâm Nghiệp phát triển, các nhà khoa học khơng chỉ
nghiên cứu về quy trình kỹ thuật gieo ươm mà nghiên cứu cả về loại phân bón
một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng.
Ở Mỹ, Canada, Braxin,… những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương
pháp bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25tấn/ha. (Chương trình
lương thực thế giới, 1997) [7]. Do đó tính ưu việt của chế phẩm sinh học có
khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất phát huy hiệu lực phân
đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao. Nên trên thế giới đặc biệt
là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng các chể phẩm sinh học rất
được chú trọng đầu tư.



10

Theo Thomas (1985) [18] chất lượng cây con có quan hệ logic với tình
trạng chất khống. Nitơ và photpho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua
mầu sắc lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là cách duy nhất để đo
lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh,
Nhật, Trung Quốc,… đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng
làm tăng năng suất cho nơng sản, không làm ô nhiễm môi trường như:
Atonik, Yogen,… (Nhật Bản), Bloom, Blus, Solu, Spray-NGrow… (Hoa Kỳ),
Diệp lục tố, đặc phong,… (Trung Quốc). Nhiều chế phẩn đã được nghiên cứu
và cho phép sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nước ta, rừng trồng trải dài trên diện tích rộng lớn, cây rừng sống lâu
năm, trình độ cơ giới hố trong sản xuất, nhân lực, vốn đầu tư có hạn. Rừng
sau khi trồng ít có điều kiện chăm sóc, do đó cơng tác giống có tầm quan
trọng đặc biệt. Có thể nói giống là một những khâu quan trọng nhất, có ý
nghĩa quyết định đến sản lượng chất lượng rừng trồng.
Những năm trước thời kì đổi mới chúng ta chưa đánh giá đúng tầm
quan trọng và vai trị to lớn của cơng tác giống trong sản xuất lâm nghiệp. Sự
quan tâm của công tác giống lúc bấy giờ chủ yếu là làm sao có đủ số lượng
giống cho rừng trồng, hầu như chưa coi trọng đến chất lượng giống. Sử dụng
giống không rõ nguồn gốc xuất sứ, thu hái xô bồ, dẫn đến rừng trồng có chất
lượng kém, năng xuất thấp phổ biến chỉ đạt 5 - 10m3/ha/năm. Đến những năm
gần đây chúng ta mới bắt đầu chú trọng đến khâu sản xuất giống năng xuất,
chất lượng rừng đã tăng lên 30 - 70m3/ha/năm.


11


Từ những năm 2000 trở về đây nước ta đẩy mạnh các cơng trình nghiên
cứu về kỹ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính
sách hợp lý của nhà nước.
Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước (1963)
[16], (Trịnh Xuân Vũ (1975) [21], Nguyễn Xuân Quát (1985) [14]… các tác
giả đều đi đến kết luận chung cho rằng mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu về
loại phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp hồn tồn khác nhau.
Nguyễn Văn Sở (2004) [15] sự phát triển của cây con phụ thuộc khơng
chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà cịn vào mơi trường sinh trưởng của nó
(tính chất lý hóa tính của ruột bầu). Tuy nhiên khơng phải tất cả các loài cây
đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính
sinh thái học của mỗi lồi cây.
Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [12], khi gieo ươm cây Huỳnh
Liên (Tecoma stans (L) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất,
phân chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% Kali clorua,
0,5% super lân và 0,1% vôi.
Phân Lân (P) là yếu tố quan trọng trong q trình trao đổi năng lượng.
Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển
của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mơ phân sinh, kích thích sự
phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy
đủ lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất
chua và kiềm. Nếu thiếu lân kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây
phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng, thân cây mềm,
thấp, năng suất chất khơ giảm. Ngồi ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử
dụng đạm. Một vài loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím
nâu hay đỏ. Ở những lồi cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh
đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy



12

tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ. (Trịnh Xuân Vũ, 1975) [21]; (Viện thổ
nhưỡng nơng hóa, 1998) [22]; (Thomas D. Landis, 985) [18].
Cây cối tiếp nhận được 95% phân bón và được đánh giá là 1 tấn phân
bón lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu
khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, khơng khí, nước và chất khống.
Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng
được yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp
cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao. (POBEGOP, 1972) [13].
Theo Nguyễn Xuân Quát, (1985) [14], để giúp cây con sinh trưởng và
phát triển tốt , vấn đề bổ sung thêm chất khống và cải thiện tính chất của ruột
bầu bằng cách bón phân rất là cần thiết.
Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [15] thành phần hỗn hợp ruột bầu là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con
trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính
và hóa tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu
nhẹ, thống khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khống cũng
khơng giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều
chất khống, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh
hưởng xấu đến cây con.
Theo Võ Minh Kha (1996) [10] phân bón là chất dùng để cung cấp một
trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là hợp chất hữu cơ hoặc
vơ cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong
sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.
Trong sản xuất cây con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm, trong đó có hỗn hợp ruột bầu
là nơi cung cấp chủ yếu dinh dưỡng cho cây con trong giai đoạn nuôi dưỡng ở
vườn ươm, tuy nhiên mỗi loại cây phù hợp với thành phần ruột bầu khác



13

nhau. Thực tế đã có những kết quả nghiên cứu đầy đủ về tạo hỗn hợp ruột bầu
và được áp dụng vào sản xuất cây con cho nhiều loài cây sử dụng để trồng
rừng trong cả nước.
Nguyễn Tuấn Bình (2002) [4] những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích
thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan
tâm, kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20 x 30 cm, đục
8 - 10 lỗ. Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng , tác giả cũng nhận thấy
hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây con. Ơng
cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của
cây con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất xám trên
granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng. Hàm
lượng phân super phốt phát (Long Thành) thích hợp cho sinh trưởng của Dầu
song nàng là 2 - 3%, còn phân NPK là 3% so với trọng lượng bầu.
Nước ta là một nước có nền sản xuất chủ yếu là nơng nghiệp nên việc
sử dụng phân bón đã được dùng trong canh tác từ lâu. Chúng ta cũng ln tìm
tịi nghiên cứu để tìm ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng
cho nền nông nghiệp với mong muốn không ngừng nâng cao đáp ứng nhu cầu
của cuộc sống ngày càng tăng.
Một trong các biện pháp kỹ thuật đó là dựa vào tính ưu việt của các chế
phẩm sinh học có khả năng cung cấp một cách nhanh chóng dưỡng chất cho
cây, phát huy hiệu lực của phân đa lượng, giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu
quả kinh tế cao. Vì vậy các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất nông nghiệp đã
chú trọng đầu tư nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học.
Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch, các cơ quan nghiên cứu, các
công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đã và đang sản xuất ra nhiều sản phẩm
phân bón đa dạng, phân bón sinh học trở thành phân bón khơng thể thiếu

trong sản xuất nơng nghiệp do đó: Phân vi sinh, phân bón lá, phân hữu cơ
cũng được ra đời và đã được sản xuất tại Việt Nam như: Công ty xuất nhập
khẩu vật tư kỹ thuật Henco, cơng ty sinh hóa nông nghiệp và thương mại


14

Thiên Sinh,… đã cho ra thị trường nhiều loại phân bón có tác dụng đối với
nhiều loại cây trồng như: NPK Lâm Thao, Supe Lân,… khi chúng ta sử dụng
phân bón vào sản xuất nơng nghiệp đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Cuốn sách “Giống cây rừng”, “Lâm sinh 1”, “Lâm sinh 2”, “Hướng dẫn
kỹ thuật trồng cây nông lâm nghiệp cho đồng bào miền núi”, “Tổ chức gieo ươm
cây bản địa phục vụ mục tiêu phục hồi rừng”…Và hàng loạt các bài luận văn,
luân án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu về nhân giống về gieo ươm. Những cuốn
sách này có nói về các khâu chính và các kĩ thuật cần thiết trong công tác gieo
ươm từ khâu xây dựng vườn ươm, khảo nghiệm giống, bảo quản hạt giống và
hàng loạt các nghiên cứu về cách thức xử lý ở mỗi loại hạt giống khác nhau.
Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm của mỗi loại hạt, công thức phân phù hợp …
Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra phương pháp gieo ươm thích hợp nhất
cho mỗi loại cây đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng, số lượng và thu được lợi
nhuận cao lại nhanh nhất. Ngoài ra còn đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, thử
nghiệm cho công tác nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
 Vị trí địa lý
- Đề tài được tiến hành tại vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm thái
Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố
Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà

- Phía Đơng giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp khơng có núi cao. Độ dốc trung
bình 10 - 15, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống
Đơng Nam.


15

Mơ hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên.
Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất Feralit phát triển trên đá
Sa thạch. Đất dùng để đóng bầu thường dùng đất tại mơ hình. Theo kết quả
phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy:
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Chỉ tiêu

Đợ sâu tầng đất
(cm)

Mùn

1-10

𝑷𝟐 𝑶𝟓 𝑲𝟐 O

1.766 0.024 0.241 0.035

10-30

0.670 0.058 0.211 0.060


30-60

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất

3.64

𝑷𝟐 𝑶𝟓 𝑲𝟐 O
4.56

0.90

3.5

3.06

0.12

0.12

3.9

0.711 0.034 0.131 0.107 0.107

3.04

3.04

3.7


N

N

PH

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
- Độ pH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp.Chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.
 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho
thấy vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong khu vực xã
Quyết Thắng, thành phố Thái Ngun, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khơ. Mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng
nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2- 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C,
nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C


16

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 1500 - 2000 mm/năm, tập trung
chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9)chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong
đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm khơng khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm khơng khí nhìn
chung khơng ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa

mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch
độ ẩm khơng khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đơng Nam và mùa lạnh là gió mùa Đơng Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết
Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão.
2.5. Một số thông tin về loài cây Lát chun
Gỗ Lát chun (Chukrasia tabularis) là cây gỗ lớn thuộc họ Xoan
(Meliaceae Juss), là cây gỗ lớn mọc chậm. Cây Lát chun có độ cao trung bình dao
động trong khoảng 20 - 25m. Cây mọc thẳng, vỏ cây có màu nâu xám và có nhiều
vết nứt rạn. Gốc cây có bạnh vè lớn. Cây Lát chun có cành lá rậm rạp. Các cành
nhánh non có màu nâu đỏ và được bao phủ bởi lớp lông mịn. Gỗ có màu hồng
nhạt, có ánh vân đẹp, cứng và nặng trung bình, dễ làm, ít co giãn, khơng bị mối
mọt, thường dung để đóng đồ đạc, làm gỗ dán lạng hoặc trang sức bề mặt. Dễ gây
trồng và có thể phát triển trên diện rộng của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Lát chun có nhiều tên gọi khác nhau, vì căn cứ vào vân gỗ và màu sắc
gỗ khi xẻ ra như Lát hoa, Lát chun, Lát mặt quỷ có lẽ chỉ là một giống,
nhưng mọc nơi tốt đất hay nơi khô cằn, và tuỳ theo xẻ các chiều khác nhau
mà có vân khác nhau.
– Lá Lát chun là lá kép lông chim một lần. Các lá mọc cách nhau và
mang từ 10 - 16 lá chét. Lá chét có hình mũi mác, nhọn ở đỉnh, nhìn tương tự
lá xoan nhưng to và dài hơn với kích thước 3 - 5cm x 7 - 12cm. Lá Lát chun
khi còn non có màu nâu đỏ. Khi già lá hóa xanh thẫm. Mặt trên lá nhẵn nhụi,
mặt dưới có phủ một lớp lông tơ mỏng mịn.


17

– Hoa Lát chun mọc thành cụm ở các nách lá. Các cụm hoa thường


xuất hiện ở đầu cành và dài từ 25 - 30cm. Hoa có hình chùy, là hoa đơn tính.
Các cánh hoa mỏng dài hình thìa, mềm mại với độ dài từ 1 - 1,5cm. Hoa có
màu kem đến vàng nhạt, hương thơm ngọt dịu.
– Quả Lát chun có quả nang hình elip. Khi già vỏ quả hóa gỗ, có màu
nâu và tách ra làm 3 - 5 phần, để lộ hạt lát hoa ở các ngăn bên trong. Mỗi quả
lát hoa có độ dài trung bình từ 2,5 - 3,5cm.
– Cây Lát chun trồng từ 8 đến 9 năm bắt đầu cho hoa và quả. Hoa của
cây nở từ tháng 4 đến tháng 6, tháng 7 hàng năm. Quả chín vào khoảng thời gian
tháng 11 đến tháng 1 năm sau (Giáo trình thực vật học Nguyễn Bá, 2009) [5].
Cây gỗ Lát chun sinh trưởng chậm ưa sáng, cây cho gỗ màu vàng nâu
đỏ thớ gỗ mịn vân dầy đẹp. Cây phân bố rộng khắp từ Lạng Sơn tới Hà Tĩnh,
cây trong tự nhiên ngày càng khan hiếm nên các sản phẩm nội thất được làm
từ gỗ lát chun cũng hạn chế.

(Ng̀n ảnh: />
Hình 2.1. Thân cành lá hoa và quả cây Lát chun


×