Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

NGHE THUAT QUAN SU TU THE KY x DEN THE KY XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.82 KB, 41 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài thể hiện
ở các nội dung sau:
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có
một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành
một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ
nước vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân
dân ta tiến hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảo
quần chúng tham gia ủng hộ. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh
hay đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay,
nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về
truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành
rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Theo đại tướng Võ
Nguyên Giáp, chiến tranh nhân dân có từ thời 2 bà Trưng vào những năm 40
(cách đây 1965 năm), các cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544), khởi nghĩa Mai
Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (767 - 791) các cuộc chiến tranh
trong các đời Trần, Lê...đều là các cuộc chiến tranh nhân dân và đã dành được
những thắng lợi hết sức vẻ vang. Bên cạnh chiến thắng, lịch sử những cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam có ghi lại 3 lần thất bại: Thất bại của An
Dương Vương trước Triệu Đà; thất bại của Hồ Quý Ly trước nhà Minh, và thất
bại của Triều Nguyễn trước thực dân Pháp. Dù khơng có chung bối cảnh lịch
1


sử, nhưng cả 3 thất bại trên đều có chung một nguyên do. Nguyên do ấy xuất
phát từ tầng lớp lãnh đạo của cuộc kháng chiến: “Để mất lòng dân”. chiến tranh


nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ
trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí
Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc chiến nào cũng phải
có yếu tố nhân dân, phải huy động được một lực lượng quần chúng tham gia.
Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải phóng dân tộc hoặc bảo
vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song rốt cuộc thì dù dài, dù ngắn
nhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc. Vận
nước có lúc thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại
đoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nịi giống, văn hóa
dân tộc Việt Nam.
Thứ hai,Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử phải liên tục
chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta luôn ở trong tình thế chiến đấu khơng cân
sức, nhất là ở thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực
lượng đối kháng chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện so sánh, ngoại
trừ tinh thần yêu nước và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Do đó địi hỏi nhân
dân ta, dân tộc ta muốn đánh thắng kẻ thù chỉ có một con đường duy nhất là
phát động chiến tranh nhân dân, huy động đông đảo lực lượng nhân dân tham
gia vào cuộc chiến đấu, tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn đánh thắng kẻ thù, tạo
nên sức mạnh chiến tranh toàn dân, tồn diện khơng một thế lực qn sự tàn
bạo nào có thể đè bẹp nổi.
Trải qua những cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành lại độc lập tự do cho
đất nước, các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ Tổ
quốc, dân tộc ta đã hình thành và ngày càng phát triển một nền nghệ thuật quân
sự trong chiến tranh nhân dân Việt Nam rất độc đáo, đặc sắc và ưu việt. Chính
sự độc đáo đó của nghệ thuật quân sự việt Nam đã góp phần làm nên những
2


chiến công hiển hách vang dội lịch sử của dân tộc, làm cho quân thù luôn bị
động, bất ngờ chuyển mạnh thành yếu và cuối cùng đi đến thất bại nặng nề.

Trong các cuộc chiến tranh ấy, lịch sử dân tộc việt Nam lại một lần nữa ca khúc
ca khải hoàn khi đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, một đế quốc hùng mạnh
nhất trên thế giới. Điều đó đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng dân tộc việt
Nam, nhân dân việt Nam tuy nhỏ bé nhưng không dễ gì đánh bại, Việt Nam có
chiến tranh nhân dân, có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời, có tinh thần
đoàn kết, thống nhất trong dân tộc đã phát triển lên thành nghệ thuật quân sự
Việt Nam ưu việt và hiện đại khơng một thế lực nào có thể đánh thắng nổi, nét
độc đáo đặc sắc ấy thể hiện một cách đầy đủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của nhân dân ta.
Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một cống
hiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng của nhân dân
và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà tơi lựa chọn đề tài này
để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc của nghệ thuật “Chiến
tranh nhân dân” Việt Nam, đồng thời bổ sung vào nguồn kiến thức giúp tôi
phong phú về nội dung khi giảng dạy mơn học GDQP.
II. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự
“Chiến tranh nhân dân” Việt Nam.
- Tìm hiểu về những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự từ thế
kỷ X đến thế kỷ XVIII.
- Nghiên cứu để có thể làm tài liệu tham khảo và làm cơ sở để giảng dạy
mơn “Giáo Dục Quốc Phịng” sau này.

3


III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết các
nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến tranh

nhân dân
Thứ hai: Tìm hiểu nghiên cứu các yếu tố tác động và nội dung nghệ thuật
đánh giặc giữ nước của tổ tiên từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
Thứ ba: Nghiên cứu về nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quõn sự Việt
Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài
liệu, các kênh thông tin quân đội
- Sử dụng phương pháp hệ thống để thể hiện đầy đủ quá trình hình thành
và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam
V. Giả thuyết khoa học
Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được
nét độc đáo sâu sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật quân sự
Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ
X đến thế kỷ XVIII. Đây sẽ là nguồn tài liệu trợ giúp chúng ta khi giảng dạy
mơn Giáo Dục Quốc Phịng chun ngành: Đường lối quân sự.

4


B. NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN TỪ THẾ KỶ
X ĐẾN XVIII
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII dân tộc ta đã tiến hành hàng trăm cuộc khởi
nghĩa, hàng chục cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc.
Qúa trình đánh giặc đó tổ tiên ta đã xây dựng nên truyền thống và nghệ thuật
đánh rất độc đáo và sáng tạo, đó là: Tinh thần đồn kết, u nước, ý chí tự lực
tự cường và tinh thần quyết đánh và quyết thắng, với tư tưởng tích cực chủ
động tiến cơng, tồn dân là binh cả nước đánh giặc, đánh giặc mưu trí sáng tạo,

dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều lấy yếu chống mạnh...
I. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
giữ nước của tổ tiên
1.1. Địa lý
Nước ta nằm ở cực đông bán đảo Đơng Dương, phía Đơng Nam lục địa
Châu á (toạ độ địa lý: 16’00N, 18 00E), chiếm diện tích khoảng 331. 688km2.
Phía Đơng và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa,
biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc Bộ và Biển Đơng ở phía Tây,
Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Căm pu Chia ở phía Tây. Đất nước ta có hình
chữ S, với khảng cách từ Bắc đến Nam khảng 1650 km, vị trí hẹp nhất chiều
Đơng sang Tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo,
Việt Nam tuyên bố có 12 hải lý ranh giới lãnh thổ. Nước ta có địa hình đa dạng
bao gồm rừng núi Cao Nguyên, Trung Du chiếm 3/4 lãnh thổ, nhiều sơng ngịi
kênh rạch. Nước ta có 2 con sơng lớn nhất là Sông Hồng và Sông MêKông bắt
nguồn từ Tây Bắc lục địa Châu á chảy ra Biển Đông tạo ra hệ thống giao thông,
thuỷ chiến lược rộng khắp. Từ xa xưa nước ta đã có đường “Thiên di” của
nhiều tộc người tạo nên 2 trục đường chính nối dài từ Bắc vào Nam.
5


Do Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền sản
xuất nông nghiệp nhưng lại nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu khơng điều
hồ. Mặt khác nước ta nằm ở một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, cửa ngõ
đi vào lục địa Châu á, đi ra Thái Bình Dương, điểm cắt nhau của đường thiên di
Bắc Nam và Đông Tây. Vì thế nước ta ln bị các thiên tai địch hoạ, kẻ thù dịm
ngó tiến cơng xâm lược. Điều này địi hỏi dân tộc ta phải biết đồn kết, cảnh
giác, sát cánh bên nhau, cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự tàn
phá của thiên nhiên, đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát triển đất
nước. Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi”
sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc,

sông biển, đồng ruộng ao hồ, đầm lầy...để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình. Đúng
như Nguyễn Trãi đã viết “Quan hà bách nhị do thiên thiết” (quan hà hiểm yếu
hai người chống lại được trăm người).
1.2. Kinh tế
Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản xuất nơng nghiệp, thủ
cơng nghiệp là chính theo mơ hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy
mơ nhỏ, có tính chất phân tán. Theo một số nhà nghiên cứu thì nước ta nằm
trong vùng các nước thuộc nền văn minh nơng nghiệp. Trình độ phát triển kinh
tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay
từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đất
nước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo
tinh thần tự lực tự cường, quán triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường”. Trong
xây dựng đất nước tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế,
củng cố quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư sức dân
để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “Ra sức làm đường, đắp đê, đào kênh
rạch cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại công cụ lao
động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội”. Trong đánh
6


giặc nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống, nuôi quân, sử
dụng các công cụ lao động sản xuất ra các loại vũ khí trang bị như mũi tên
đồng, cung nỏ, vót chơng...để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Chính trị
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, không qua chế độ
chiếm hữu nô lệ, phân vùng cát cứ không nhiều. Do phải cùng nhau chung lưng
đấu cật chống lại thiên tai, địch hoạ, các nhà nước phong kiến đã có những tư
tưởng tiến bộ thân dân, những chính sách hồ hợp dân tộc đúng đắn, nên các
dân tộc ít xảy ra mâu thuẫn, hận thù. Các dân tộc đều sống hồ thuận, gắn bó
thuỷ chung, u q hương đất nước. Đây là nhân tố, là cơ sở tạo nên sức mạnh

đoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững. Trong quá trình
xây dựng đất nước, chúng ta đã tổ chức ra nhà nước xác định chủ quyền lãnh
thổ, tổ chức ra quân đội, đề ra luật pháp để quản lý, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng trọng dân, đưa ra
nhiều chính sách hợp với lịng dân, xác định vai trị, vị trí của quần chúng nhân
dân, mối quan hệ giữa dân với nước, nước với dân được ví như “khơng thể
phân biệt được đâu là cá đâu là nước” nên đã động viên và phát huy được sức
mạnh tồn dân trong cơng cuộc xây dựng đất nước, động viên cả nước đánh
giặc gìn giữ non sông. Trong đánh giặc, quân và dân ta đã chiến đấu dũng cảm,
kiên cường, bất khuất, tinh thần quyết tâm cao, với ý chí quật cường sắt đá và
nghị lực phi thường, luôn sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, đánh giặc mềm dẻo
khơn khéo, mưu trí sáng tạo. Dân tộc ta đã chiến đấu và đánh bại nhiều kẻ thù,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững độc lập cho dân tộc.
1.4. Văn hoá - xã hội
Dân tộc ta có một nền văn hố bản địa xuất hiện sớm, từ thời tiền sử với
kết cấu bền vững có nhà, có làng, có bản, có nhiều dân tộc cùng chung sống,

7


mỗi dân tộc, làng xã lại có một truyền thống phong tục tập quán riêng. Nhưng
trong quá trình lao động, đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì các dân
tộc đã vun đắp nên những truyền thống văn hóa chung như: Tinh thần u nước,
đồn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc che chở lẫn nhau, ý thức lao động cần cù
sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, đấu tranh dũng cảm, kiên cường, bất
khuất...Đây là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc để chống lại thiên nhiên, đánh
bại mọi thế lực, mọi kẻ thù xâm lược. Truyền thống ấy được thể hiện rõ nét và
sâu sắc qua các truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Sơn Tinh - Thuỷ
Tinh”, “Thánh Gióng”. Trong q trình xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn coi
trọng phát triển nền văn hoá, giáo dục kiến thức hội hoạ, âm nhạc mang bản sắc

truyền thống dân tộc, đồng thời khơng ngừng tiếp thu có chọn lọc những tinh
hoa của nền văn hố thế gới làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng phong phú,
đa dạng và tràn đầy sức sống.
Tóm lại, Các yếu tố địa lý kinh tế, chính trị, văn hố xã hội có ảnh hưởng
rất lớn đến nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Tất cả nững yếu tố đó đã khơng
ngừng được tìm tịi và phát triển, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta trong
quá trình xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh bảo vệ giống nòi, giữ
vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
II. Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thế kỷ
X đến thể kỷ XVIII
Từ thế kỉ X, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã dành được độc lập tự
chủ, đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật đánh giặc Việt
Nam dưới chế độ phong kiến. Nghệ thuật đánh giặc trong thời kỳ này là sự kế
thừa và phát triển nghệ thuật đánh giặc của nhân dân Âu Lạc trước đây, cũng
như của các vị anh hùng dân tộc như Ngơ Quyền, Lê Hồn, Lê Lợi, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Huệ...

8


Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta thời kỳ này được
thể hiện ở những mặt sau đây.
2.1. Tư tưởng, kế sách đánh giặc
Với tư tưởng tích cực chủ động tiến cơng và kế sách đánh giặc mềm dẻo,
khéo léo của dân tộc ta đã được các triều đại Lí, Trần, Hậu Lê...và Quang Trung
vận dụng một cách linh hoạt, sánh tạo, đưa quân và dân ta đánh bại nhiều kẻ thù
xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc và được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Tư tưởng tích cực, chủ động tiến cơng
Lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cho

thấy: “Tư tưởng chiến lược tiến công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đánh
thắng các đạo quân xâm lược đất nước ta”.
Quan điểm quân sự của dân tộc Việt Nam cho rằng: chỉ có tiến cơng và
tiến cơng một cách kiên quyết mới có thể đánh bại được kẻ thù để giải phóng
đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Và trên thực tế, các cuộc chiến tranh chống xâm
lược đã giành được thắng lợi, dân tộc Việt Nam đều rất coi trọng nghệ thuật tiến
công và thực hiện tiến công rất tài giỏi.
Cách tiến cơng của chúng ta là tích cực chuẩn bị, tiến công liên tục, tiến
công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ. Đạt được mục tiêu tiến công là tiêu
diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta và địch trên chiến
trường, thay đổi cục diện chiến tranh và ta dành thắng lợi. Tư tưởng tích cực
chủ động tiến cơng là chủ động giành quyền đánh giặc trên các mặt trận của dân
tộc, kiên quyết tiến công bằng sức mạnh tổng hợp tồn dân, khơng thụ động
phịng ngự đó là yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh và là nét đặc sắc
trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Với thế cơ động tiến cơng
từ mọi phía, hãm địch vào thế bị động lúng túng, nắm được thời cơ chuyển sang
9


phản công, tiến công và giành thắng lợi. Từ thời nhà Trần vào thế kỉ thứ XIII,
trước thế mạnh của qn Ngun - Mơng, tư tưởng tích cực chủ động tiến công
được thể hiện bằng việc không chấp nhận yêu sách của Chúa Nguyên, mà động
viên nhân dân cả nước chuẩn bị vũ khí kháng chiến, xây dựng quyết tâm đánh
giặc cao cho quân dân cả nước. Với ý chí “sát thát” thề giết giặc Nguyên Mông. Khi quân Nguyên Mông vào xâm lược nước ta, nhà Trần đã phát huy
sức mạnh toàn dân, thế trận làng nước, chặn giặc phía trước, đánh giặc phía sau,
triệt phá đường tiếp tế lương thực, cô lập địch, tập trung lực lượng, kết hợp chặt
chẽ giữa tiến công và rút lui, phản công chiến lược và kết quả cả 3 lần đều đánh
bại cuộc tiến công xâm lược của giặc Nguyên Mông.
Đầu thế kỉ XV trước sự xâm lăng của giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi
đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với lịng u nước thương dân,

ý chí căm thù giặc của nghĩa quân Lam Sơn “Không đội trời chung với giặc,
thề không cùng sống chung với chúng” đã chuyển thành quyết tâm đánh giặc rất
kiên cường của quân sĩ dù phải “Nằm gai nếm mật vẫn bền gan chiến đấu”.
Thời kỳ đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp mn vàn khó khăn “Sớm tối khơng
được hai bữa áo mặc, đơng hè chỉ được có một manh, qn lính chỉ độ vài
nghìn, khí giới thì thật tay khơng”. Nhiều lần bị kẻ địch vây hãm, Lê Lợi đã tổ
chức cuộc tiến công phá thế bao vây phong tỏa của kẻ thù. Đến năm 938 chỉ
bằng một trận Ngô Quyền đã đánh tan đội thuỷ quân xâm lược của Lưu Hoằng
Thao trên sông Bạch Đằng, kết thúc thời kỳ mất nước kéo dài hàng ngàn năm.
Thời nhà Lý, do có nhiều chính sách, cải cách tiến bộ để xây dựng đất
nước, củng cố quốc phịng như: “khuyến nơng”, “ngụ binh ư nông” (gửi quân ở
dân)...đã tạo nên sức mạnh, giành quyền chủ động đánh bại mọi âm mưu thủ
đoạn mua chuộc lôi kéo, đe doạ, xâm lấn biên giới của kẻ thù. Trước nguy cơ bị
quân Tống xâm lược, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của nhà Lý là: “Giành quyền
chủ động đánh trước để phá thế mạnh của giặc”. Lý Thường Kiệt nói “Ngồi
10


yên chờ giặc không bằng đem quân ra chặn trước mũi nhọn của chúng”, bằng
hành động thiết thực của mình, đích thân vua Lý Thái Tơng cầm qn xuống
phương Nam đánh giặc Chăm Pa, đã phá được thế liên kết gọng kìm của kẻ thù
từ hai đầu đất nước, tạo điều kiện tập trung lực lượng đánh giặc phương Bắc.
Cuối năm 1075 đầu năm 1076 Lý Thường Kiệt đã mở cuộc tiến công chủ động
đánh sang thành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu phá thế chuẩn bị tiến công
xâm lược của quân Tống. Sau đó chủ động lui về xây dựng phịng tuyến Sơng
Cầu (sơng Như Nguyệt) thành thế “hồnh trận” để đánh giặc. Tư tưởng chỉ đạo
đánh giặc của quân và dân nhà Lý là kết hợp chặt chẽ giữa phịng ngự và phản
cơng, xây dựng lực lượng phát triển mở rộng thế trận, chủ động tiến công địch,
quy mơ ngày càng lớn cả bằng qn sự, chính trị, binh vận kết hợp đánh tiêu
diệt địch.

Khởi nghĩa Tây Sơn thế kỉ XVIII do ba anh em nhà Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ.
“Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà nuôi mẹ hiền” (ca dao)
Lực lượng nghĩa quân ngày càng phát triển mạnh, vốn tư tưởng tích cực
chủ động tiến cơng nghĩa qn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Quảng Nam
đến Bình Thuận, đánh tan Chúa Nguyễn ở đằng trong, Chúa Trịnh ở đằng
ngoài. Nghe tin bọn Nguyễn ánh, Lê Chiêu Thống “Cọng rắn cắn gà nhà”,
“rước voi về giày mộ tổ” mở đường cho gần 3 vạn quân Xiêm và gần 30 vạn
quân Mãn Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã tổ chức cuộc hành
binh thần tốc, tập trung lực lượng mạnh, đánh bất ngờ, với sự hiệp đồng giữa
quân thuỷ, kỵ binh, pháo binh và voi chiến đã đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm
- Xoài Mút tiêu diệt quân Mãn Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa, giữ vững nền độc
lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

11


Những lần đánh thắng quân xâm lược đó là những lần biểu hiện cho nghệ
thuật tiến công rất tài giỏi của cha ông ta, là nét đặc sắc về tư tưởng, chủ động
và kiên quyết tiến công, nghệ thuật tiến cơng cịn gắn liền với tinh thần tích cực
chủ động tiến công của một dân tộc nhỏ đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn
hơn mình rất nhiều lần. ở phạm trù chiến lược, nghệ thuật quân sự Việt Nam
không có phịng ngự mà chỉ có tiến cơng, coi tiến cơng là tư tưởng chỉ đạo,
cũng có nghĩa coi phịng ngự là tạm thời, là sách lược, là biện pháp cần thiết để
tạo thế, tạo thời có lợi cho phản cơng. Nhưng khơng vì thế mà dân tộc ta coi nhẹ
phịng ngự vì thành luỹ và tổ chức phịng ngự cũng là biện pháp, phương tiện
tạo ra thế trận và thời cơ giống như các yếu tố khác để phát huy sức mạnh của
mình, đạt tới mục đích tiến cơng và phản công. Trong lịch sử dân tộc, ông cha
ta cũng có lần phịng ngự chiến lược, như Lý Thường Kiệt tổ chức phịng ngự ở

Sơng Cầu, chặn đứng đạo quân xâm lược nhà Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết
chỉ huy. Bằng cách đó đã chặn đứng các cuộc tiến cơng quyết liệt của địch để
tạo thời cơ, sau đó chuyển sang phản công và tiến công đánh bại quân giặc.
Trong nghệ thuật quân sự dân tộc Việt Nam, phòng ngự luôn gắn
liền với tiến công và phản công. Vừa chặn địch ở chính diện, vừa đánh vào
bên sườn phía sau, kết hợp phản công và tiến công ngay khi đang cịn
phịng ngự, tìm cách bộc lộ sơ hở để ta chuyển sang tiến cơng hoặc phản
cơng, đó là cách phịng ngự thế cơng.
Thứ hai, kế sách đánh giặc
Chiến tranh là một quá trình đấu tranh vũ trang rất quyết liệt giữa hai bên
tham chiến để dành ưu thế mà thắng. Sự đọ sức quyết liệt ấy đòi hỏi phải có lực
lượng, song nó cịn gắn liền với sự đấu tranh rất gay go quyết liệt về trí tuệ của
các bên tham chiến, bên nào thông minh hơn sẽ thắng. Càng đọ sức quyết liệt
và gay go thì càng biểu hiện quy luật chung của chiến tranh “Mạnh được yếu
thua”, mạnh yếu tuỳ thuộc vào số lượng, chất lượng mọi người tham chiến,
12


tranh bị vật chất kỹ thuật và nguồn lực bảo đảm các mặt cho cuộc chiến tranh
đó, và cịn phụ thuộc rất lớn vào tài nghệ chỉ đạo, chỉ huy của người cầm quyền
cùng năng lực sáng tạo trong vận dụng nghệ thuật của người tham chiến trên
chiến trường. Vì vậy ai có sức mạnh hơn, thơng minh hơn và sáng tạo hơn thì
ngưới đó sẽ chiến thắng.
Do đó kế sách đánh giặc ở đây là mưu kế, là sách lược đánh giặc của dân
tộc. Kế sách phải mềm dẻo, khéo léo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng
ngự, quân sự với binh vận, ngoại giao tạo ra thế mạnh của ta phá thế mạnh của
địch, trong đó tiến cơng qn sự ln giữ vai trị quyết định. Kế sách đó được
vận dụng linh hoạt sáng tạo cho từng cuộc chiến tranh. Vì vậy mưu kế và kế
sách giữ vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật đánh giặc.
Mưu kế trong chiến tranh tạo ra thế trận và thời cơ có lợi mà đánh thắng

địch, đó là yếu tố thế và thời trong chiến tranh do mưu kế tạo nên. Trong lịch sử
đấu tranh của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn
mạnh hơn mình rất nhiều lần, chúng vừa đơng lại có tiềm lực kinh tế, quân sự to
lớn hơn. Nhân dân ta đánh giặc trong điều kiện nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, yếu
chống mạnh và thường bị quân thù bao vây về mọi phía.
Từ đó mà nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta kể từ xưa đến nay đều vì
thế mà nghĩ đến mưu kế, tạo thời cơ, nắm bắt thời cơ, dành chủ động, đánh bất
ngờ để thắng địch. Trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng mưu trí cắm cọc
nhọn bịt sắt chơn xuống lịng sơng có qn mai phục tạo ra sức mạnh tổng hợp
làm thế mạnh của ta dụ quân địch vào thế trận, rồi đánh quặt lại chúng lúc thuỷ
triều rút nước xuống để tiêu diệt địch. Đây là nghệ thuật tạo, nắm thời cơ. Sự
thông minh, sáng tạo trong chiến tranh là biểu hiện trước hết ở mưu kế hay và
khéo léo. Mưu hay kế sâu không chỉ biểu hiện ở phạm trù chiến lược mà còn
biểu hiện rất rõ ở phạm trù chiến dịch, chiến đấu trong nghệ thuật quân sự của
dân tộc ta. Có mưu hay kế khéo thì các trận đánh lớn, nhỏ cũng như tác chiến
13


đều cho phép ta với lực lượng ít hơn, có thể đánh thắng được một đối thủ có lực
lượng đơng và vũ khí trang bị kỹ thuật mạnh hơn. Mưu hay kế khéo có thể buộc
địch đánh theo cách đánh của ta, biến địch từ tiến công thành bị tiến cơng, q
trình giao chiến buộc địch bộc lộ ra những sơ hở để ta chủ động và bất ngờ
đánh thắng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống thế kỉ X, do chăm lo xây dựng
đất nước, củng cố quốc phòng, Triều Lý đã nắm được ý đồ chiến tranh của giặc
Tống. Chúng bí mật chuẩn bị lực lượng mạnh, triển khai sát gần biên giới nước
ta, để bất ngờ mở cuộc tiến công xâm lược đánh chiếm kinh đô Thăng Long của
nước Đại Việt. Tương kế tựu kế, nhà Lý đã sử dụng mưu kế “Tiên phát chế
nhân”, chủ động chế người, khơng để người chế mình. Đích thân Lý Thường
Kiệt đã thống lĩnh quân đội, mở cuộc tiến công đánh sang đất Tống, phá tan các

căn cứ xuất phát tiến công của giặc ở Ung - Khâm - Liêm Châu làm đảo lộn kế
hoạch xâm lược của nhà Tống, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị kháng chiến.
Trước thế giặc Nguyên - Mông đang mạnh, mưu lược đánh gặc của quân
dân thời Trần là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, nơi hiểm yếu của kẻ thù.
“Nguyên binh nhuệ khí đang hứng kíp đánh chẳng bằng kiên thủ chờ suy”.
Quân dân thời Trần vừa chặn đánh vừa rút lui từng bước, kết hợp với tổ chức
cho toàn dân lập kế“thanh dã” (làm vườn không nhà trống) với đánh phá nhỏ lẻ
ở phía trước, bên sườn phía sau. Quân dân ta đã đẩy quân Nguyên vào thế cùng
lực kiệt tiến thoái lưỡng nan. Lúc đó ta mới tập trung lực lượng, chuyển sang
phản công kiên quyết, tiến công liên tục, lập nên chiến thắng vang dội ở Đông
Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương...ba lần đem quân xâm lược Đại Việt, đạo kị
binh thiện chiến Nguyên - Mông đã từng chinh phục khắp lục địa Âu- á đã bị
đánh bại. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thời kỳ đầu khởi nghĩa, so
sánh lực lượng ta yếu hơn địch, nhưng tổ tiên ta đã sử dụng nhiều kế sách đánh
giặc rất mềm dẻo và vô cùng khôn khéo. Nghĩa quân Lam Sơn thì dùng kế
14


“Bên ngoài giả thác hoà thân” để “bên trong lo rèn chiến cục”. Nghĩa qn lại
dùng mưu: “Hồ hỗn với Chúa Trịnh ở đằng ngoài, để tập trung lực lượng
đối phó với Chúa Nguyễn ở đằng trong”. Nhờ có nghệ thật khơn khéo đó mà ta
đã tránh được sự đánh phá rất quyết liệt của kẻ thù, đưa phong trào khởi nghĩa
phát triển mạnh mẽ trong cơng cuộc giải phóng dân tộc. Có mưu hay kế khéo
khơng những tiêu diệt được nhiều địch phá huỷ được nhiều phương tiện chiến
tranh, lấy được tranh bị vũ khí phương tiện của địch để dùng cho ta, làm cho ta
càng đánh càng mạnh, mà một vấn đề quan trọng hơn nữa là ta đã đánh bại
được những chủ trương biện pháp, thủ đoạn, tác chiến quan trọng của địch, làm
cho địch quân đông mà khơng dám dùng, cịn lực lượng tinh nhuệ mà không
dám sử dụng để thi thố tài năng vào đúng nơi và đúng lúc.
Mưu đồ của địch từ đó mà đi tới chỗ dần dần suy sụp, càng đánh càng bị

thua đau đớn, thiệt hại của chúng càng lớn hơn, tác động tinh thần đối với
chúng còn nguy hại nhân lên gấp bội, dẫn đến ý chí tinh thần của chúng bị lung
lay, âm mưu xâm lược bị nứt rạn, mâu thuẫn tăng lên cuối cùng bị tan vỡ. Mưu
kế trước hết là lừa địch, tìm cách điều địch để phá thế địch mà tiêu diệt địch.
Trần Hưng Đạo nói “Đời xưa người giỏi dùng binh ý muốn như thế mà
khơng là như thế, nay thì ý muốn khơng như thế cho nên làm như thế, khiến họ
lại ngờ là ý muốn như thế. Đó là phép tinh vi để phá quân, bắt tướng. Cái làm
chỉ là cái bóng, làm mà khơng nghĩ thế chỉ là cái bóng trong cái bóng mà thơi như hai cái gương trao đổi nhau, thực là huyền ảo mà không huyền ảo”.
Trong chiến tranh, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều mưu kế để lừa
địch, đưa chúng vào “địa tử” để tiêu diệt, lập nên chiến trắng vang dội ở Khả
Lưu – Bố ải, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang. Đúng như nghĩa
quân đã tổng kết: “Trải biến nhiều thì mưu kế sâu, tích việc xa thành cơng kỳ”.
Cịn Nguyễn Huệ thì lại dùng kế “Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của
chúng”. Quân dân ta đã lừa địch vào thế chủ quan ít đề phịng, sau đó mới bí
15


mật cơ động tập trung lực lượng nhanh, đánh bất ngờ, đồng loạt tiến công mạnh
trên nhiều hướng bằng một trận tuyến chiến lược, quân dân ta đã dành được
thắng lợi kết thúc chiến tranh.
Ngoài ra mặt trận ngoại giao cũng gĩư vai trò hết sức to lớn. Thời Trần
đánh thắng giặc Nguyên - Mông đã mở mặt trận tiến công ngoại giao, buộc
chúa Nguyên phải công nhận xâm phạm quốc cảnh “Đại việt” để ta thả 5 vạn tù
binh về nước.
Nghĩa quân Lam Sơn, Tây Sơn dùng kế sách “hồ hỗn” tránh sức mạnh
ban đầu của giặc để xây dựng lực lượng phát triển thế trận, sau đó mới mở các
cuộc tiến công ngày càng lớn. Trong đánh giặc, nghĩa quân Lam Sơn đã kết hợp
tiêu diệt đạo quân viện binh nhà Minh ở Chi Lăng - Xương Giang với tổ chức
“hội thề Đông Quan” buộc Vương Thông phải công nhận thất bại cam kết rút
quân về nước. Nghĩ kế lâu dài, Lê Lợi - Nguyễn Trãi còn cấp cho hàng binh

giặc cả lương ăn cùng phương tiện đi đường để nhà Minh từ bỏ ý đồ xâm lược.
Nghĩa quân Tây Sơn sau khi đánh tan gần 30 vạn quân Thanh ở Bắc Hà, Quang
Trung đã mở ngay mặt trận ngoại giao, thiết lập mối bang giao với nhà Thanh
để hạn chế chiến tranh xây dựng đất nước.
Từ đó cho thấy tư tưởng chỉ đạo đánh giặc của nhân dân ta phải dành, giữ
vững quyền chủ động, liên tục tiến công địch. Nhưng tuỳ theo điều kiện của
từng cuộc chiến tranh, so sánh lực lượng ta và địch, để tìm ra cách đánh thích
hợp tiêu diệt chúng. Kế sách đánh giặc của nhân dân ta rất mềm dẻo, khôn
khéo, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao...tạo ra
thế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch, đánh bại chúng, trong đó tiến cơng
qn sự ln giữ vai trị quyết định.

16


2.2. Toàn dân là binh cả nước đánh giặc
Đây là nghệ thuật về tổ chức, sử dụng lực lượng, động viên tinh thần,
phát huy sức mạnh, cách đánh giặc theo sở trường của từng người, từng lực
lượng, mỗi bản làng, thơn xóm...trên cả nước tạo thành sức mạnh tồn dân là
binh cả nước đánh giặc.
Toàn dân là binh, cả nước đánh giặc là nghệ thuật đánh giặc truyền thống
độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta, là chiến thuật chiến tranh nhân dân tồn dân
đánh giặc, nó được thể hiện trong cả khởi nghĩa vũ trang, trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Thắng lợi của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược trong lịch sử đều do
biết tiến hành chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả
nước đánh giặc mà nội dung thực chất là nghệ thuật quân sự dựa vào dân, lấy
dân làm gốc để tiến hành chiến tranh. Nó mang tính truyền thống của nghệ
thuật qn sự Việt Nam, nó đã trở thành nguyên lý sâu sắc nhất để tiến hành
giành thắng lợi khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng suốt hàng ngàn

năm lịch sử.
- Cơ sở phát động toàn dân đánh giặc.
Các cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh yêu
nước chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc hoặc giải phóng dân tộc, đây là nguồn sức
mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy toàn đân hăng hái tham gia, nhà nhà hưởng ứng,
người người đứng lên đánh giặc cứu nước. Dân tộc ta có truyền thống đồn kết,
u nước, thương nịi, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất, tinh thần quyết
đánh quyết thắng quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết đứng lên chống giặc ngoại xâm, biết dựa
vào sức lực của chính mình, tạo ra sức mạnh đồn kết và kiên trì đấu tranh lâu
17


dài, cuối cùng dành được thắng lợi, mở đầu cho trang sử chống ngoại xâm rất
vẻ vang của dân tộc. Lực lượng chủ yếu ấy là những người dân của các bộ tộc,
bộ lạc được huy động ra đi làm dân binh để chiến đấu. Với trang bị vũ khí lúc
ấy vừa bằng tre, gỗ, vừa bằng sắt, đồng, đá. Tre, gỗ, đá dùng làm gậy gộc, mũi
tên, lao và đá ném; sắt đồng làm ra giáo, mác, rìu, lao...
Những trang bị ấy thường ngày là những phương tiện lao động sản xuất,
săn bắn thú rừng để sinh sống, đồng thời cũng là vũ khí chiến đấu chống giặc
khi cần thiết. Sức mạnh đó là sức mạnh dựa vào sự đoàn kết của các bộ tộc
chống ngoại xâm để bảo vệ dân tộc, bảo vệ giống nòi.
Các nhà nước phong kiến Đại Việt đã có tư tưởng “trọng dân”, “an
dân”, được thể chế thành tư tưởng, phương châm chỉ đạo, chính sách xây dựng
đất nước củng cố quốc phịng. Thời trần có tư tưởng “chúng chí thành thành”
(ý chí dân tộc mạnh hơn mọi thành luỹ) Lê Lợi - Nguyễn Trãi viết “Phúc chu
thuỷ, tín dân do linh” (nâng thuyền lật thuyền mới biết sức dân). với phương
châm xây dựng đất nước củng cố quốc phòng “dân giàu nước mạnh, quốc phú
binh cường”. Nhà nước có nhiều chính sách cải cách tiến bộ để xây dựng quân

đội, tăng cường sức mạnh quốc phịng như: “ngụ binh ư nơng” (gửi binh ở dân)
quân lính thay phiên nhau về sản xuất, thực hiện “tĩnh vi nông, động vi binh”
phương hướng xây dựng qn đội “binh lính cốt tinh nhuệ, khơng cốt nhiều”, tổ
chức lực lượng vũ trang nhiều thứ quân để thực hiện “trăm họ là binh, tồn dân
đánh giặc”. Do có bước phát triển tiến bộ về tư tưởng, tổ chức xây dựng đất
nước, củng cố quốc phòng, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã gắn chặt dân
với nước, nước với dân, tạo cơ sở vững chắc cho nghệ thuật đánh giặc “toàn
dân vi binh, cử quốc nghênh địch” thời chiến đã có bước phát triển quan trọng,
ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt
Nam.

18


Trải qua bao nhiêu thế hệ, dân tộc Việt Nam với khí phách anh hùng ngày
càng nảy nở và phát triển, đã kiên quyết liên tục đứng lên chống ngoại xâm, sẵn
sàng chịu đựng mọi gian khổ, bảo vệ quyền sống của mình trên mảnh đất quê
hương.
- Nội dung nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả nước
đánh giặc.
Thứ nhất, tổ chức động viên lực lượng
Là tổ chức động viên toàn dân, mọi nhà, mọi người đều đánh giặc, “trăm
họ là binh, cả nước đánh giặc” tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Với
truyền thống yêu nước nồng nàn, tự lập tự cường, anh dũng bất khuất gắn liền
với ngọn cờ đại nghĩa chiến đấu vì độc lập, thống nhất đất nước “nhân dân ta đã
sớm có ý thức gắn quyền lợi của Tổ quốc với quyền lợi của gia đình và bản thân,
gắn bó nước với nhà, làng với nước trong mối quan hệ keo sơn bền chặt”, “nước
mất nhà tan”, câu nói đó đã có từ lâu đời cho nên mỗi khi có giặc xâm lược thì
mọi người đều đồng lịng đứng dậy chống giặc để giữ nước, giữ nhà. “Cả nước
chung sức đánh giặc đó là truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam”.

Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các nhà nước phong kiến Đại
Việt đã tổ chức sử dụng lực lượng vũ trang cùng nhân dân biên giới, đánh bại
mọi âm mưu thủ đoạn mua chuộc lơi kéo, kích động...của kẻ thù, giữ vững biên
cương của Tổ quốc, các địa phương cịn tích cực tổ chức lực lượng, động viên
nhân dân chủ động xây đồn luỹ, chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đánh giặc.
Thời nhà Lý đã động viên hàng trăm vạn dân tham gia lập nên thế
“hồnh trận” để đánh giặc ở sơng Cầu (sơng Như Nguyệt). Trong tác chiến
quân đội triều đình cùng dân binh do Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh giặc ở phía
sau làm cho tướng giặc là Quách Quỳ sợ hãi ra lệnh án binh bất động. Khi quân
ta chuyển sang phản cơng, qn triều đình đánh giặc ở phía trước, dân binh
19


đánh ở phía sau làm cho quân Tống hoảng loạn. Do cũng chuẩn bị tốt lực
lượng, thế trận nên quân dân địa phương vùng Lạng Sơn, Cao Bằng cùng quân
đội triều đình sang đất Tống để phá thế tiến cơng chuẩn bị trước của giặc. Sự
tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với khí thế tiến cơng ngày càng
mạnh đã trở thành nhân tố rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
và bảo tồn dân tộc.
Thời nhà Trần tổ chức hội nghị “Diên Hồng”, cùng nhân dân bàn cách
đánh giặc sau hội nghị cả nước dấy lên phong trào đánh giặc lập công. Tiêu
biểu là đội dân binh người Tày ở Lạng Sơn do Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn
Lĩnh chỉ huy cùng một bộ phận quân triều đình liên tục chặn giặc trong nhiều
ngày đêm. Đội quân gia nô của Nguyễn Địa đã chém chết tên phản bội Trần
Kiệm ngay trên mình ngựa trước cửa Chi Lăng. Lực lượng dân binh ở Tây Bắc
do Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương đã chặn đánh kiên quyết liên tục quân
Nguyễn ở Thu Vạt, Bạch Hạc...khi tiến công địch ở Nam Thăng Long, lực
lượng dân binh, quân các lộ phủ của Trần Thống, Nguyễn Khả Lạp đã phối hợp
với qn triều đình đánh giặc lập nên chiến cơng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương
Dương.

Chiến thắng Vạn Kiếp có cơng to lớn của Hoài Văn Hầu, Trần Quốc
Toản - người đã tổ chức chặn đánh quyết liệt ở sông Như Nguyệt buộc quân
Nguyên phải đi vào đúng thế trận của ta. Trận quyết chiến trên sông Bạch
Đằng được nhân dân đồng lòng, quyết tâm ra sức ủng hộ Trần Quốc Toản, đã
giàn thế trận hiểm, kết hợp với tài nghi binh lừa địch của dân binh địa
phương, ta đã bắt gọn quân giặc, bắt sống nhiều tướng giặc như Ô Mã Nhi,
Phàn Tiếp, Trích Lê Cơ. Ba lần xâm lược Đại Việt, cả 3 lần đều thất bại dưới
quân và dân ta, làm cho kẻ thù khiếp sợ không dám xâm phạm. Thắng lợi của
dân tộc ta đã góp phần làm suy yếu thế lực của đế quốc Mông Cổ, làm thất
bại âm mưu biến nước ta thành bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống các
20


nước Đơng Nam á. Đó là những cống hiến quan trọng có ý nghĩa lớn lao của
dân tộc ta đối với cuộc chiến tranh của các dân tộc Châu á chống xâm lược
và thống trị của đế quốc Nguyên - Mông hồi thế kỉ XIII.
Khởi nghĩa Lam Sơn với mục tiêu “kéo cùng dân ra khỏi lầm than”,
quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ phát triển lên thành cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc. Khi đánh giặc, quân khởi nghĩa đi đến đâu cũng “chật
đất người theo”, nghĩa quân đánh giặc ở đâu nhân dân ở đó nổi dậy hưởng ứng.
Quân Lam Sơn tiến quân vào Nghệ An, Tân Bình, Thanh Hố người trẻ gia
nhập nghĩa qn, người già cũng tham gia đánh giặc, chỉ riêng Trà Lân đã có
hơn 5000 thanh niên được tuyển vào quân đội. Khi tiến quân ra Bắc Bộ, cả
đồng bằng vùng lên đánh giặc, chiến thắng Tốt Động, Chúc động, Đông Quan,
Chi Lăng đều có dân binh và nhân dân trong vùng giúp sức mà sử sách còn ghi
“Hào kiệt các lộ ở kinh đô và nhân dân các lộ, phủ, huyện tấp nập kéo đến cửa
quân hết sức liều chết đánh thắng giặc ở các xứ”. Sau mười năm chiến đấu bền
bỉ, gian khổ và ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hồn thành vẻ vang
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc chiến thật là oanh liệt, toàn
diện và triệt để đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của nhà Minh, đất

nước được giải phóng và nền độc lập dân tộc nhờ đó mà được bảo đảm gần 4
thế kỉ (đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII) không bị nạn ngoại xâm, phong
kiến phương Bắc đe doạ.
Dưới chế độ hà khắc và ngột ngạt của họ Nguyễn, nhân dân ta từ lâu đã
tích chứa nhiều bất mãn ốn giận và căm thù. Phong trào đấu tranh của nhân
dân đàng trong có nổ ra chậm hơn đàng ngồi nhưng mỗi khi bùng nổ thì lại rất
mạnh mẽ và kiên quyết. Từ đó cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, nghĩa quân
tiến cơng vào đàng trong được nhân dân hết lịng ủng hộ đánh tan chúa Nguyễn,
tiêu diệt quân Xiêm tiến quân ra đàng ngồi tiêu diệt ln cả Chúa Trịnh, thống
nhất đất nước. Trước họa xân lược của giặc Thanh, mùa xuân năm 1789 Quang
21


Trung cấp tốc mở cuộc hành binh ra Bắc, chỉ dừng lại Nghệ An có 10 ngày mà
đã có hàng vạn thanh niên tình nguyện gia nhập nghĩa quân. Trong các trận
quyết chiến ở Ngọc Hồi, Khương Thượng, Thăng Long có sự giúp đỡ phối hợp
của nhân dân, nghĩa quân đã có “luỹ mộc” để cản phá hoả lực của Hứa Tế Hanh
lập thành “trận rồng lửa” (hoả long trận) quân vây kín bốn mặt thành, đánh tan
hàng vạn quân của Sầm Nghi Đống, Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa
khơng kịp đóng n, người khơng kịp mặc áo giáp vượt cầu phao nhằm hướng
Bắc mà chạy.
Trong các cuộc chiến tranh này, ngồi lực lượng qn sự thì dân chúng
cũng tham gia trực tiếp chống giặc bằng nhiều hình thức rất phong phú, ra sức
hỗ trợ về mọi mặt để đánh thắng kẻ thù. Đối với đất nước ta, trước nạn xâm
lược thường xuyên đe dọa của kẻ thù, các vị lãnh tụ luôn biết dựa vào dân, coi
việc chăm lo súc mạnh của nhân dân làm nền tảng cho việc giữ nước và giải
phóng đất nước. Hình thức chiến tranh nhân dân sớm xuất hiện, không những
kế thừa được phong trào đấu tranh có tính chất quần chúng rộng rãi với truyền
thống anh hùng bất khuất đã có từ xa xưa, mà cịn phát triển lên một trình độ
mới rất cao, lập nên những kỳ tích vang dội với những chiến cơng hiển hách.

Hình thức tổ chức lực lượng quân sự lúc này bao gồm ba thứ quân (quân cấm
của triều đình, quân các lộ các địa phương và dân binh) ngày càng hoàn thiện,
gồm bộ binh, thuỷ quân và các loại hình binh chủng khác. Tổ tiên ta đánh thắng
địch không chỉ ở miền rừng núi, trung du mà ở cả đồng bằng, trên sông nước và
ngoài cửa biển. Đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh đã chứng
minh sức mạnh toàn dân trong nghệ thuật đánh giặc “toàn dân là binh cả nước
đánh giặc”, điều đó được nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn khẳng định
“Sở dĩ nước ta thắng được giặc ngoại xâm qua nhiều thời đại là do ta biết đồng
lòng đánh giặc, cả nước chung sức…”, ngược lại thời Hồ dựng nước và giữ
nước theo tư tưởng “ích kỉ phi gia”, “để trong nước lịng dân ốn hận”. vì thế
22


dù cho Hồ Quý Ly có xây thành cao, đắp được luỹ dày thì khi chiến tranh xảy
ra mà “dân không theo” cũng dẫn đến thất bại thảm hại, làm cho đất nước bị đô
hộ kéo dài hàng ngàn năm.
Thứ hai, Với sức mạnh“toàn dân là binh, cả nước đánh giặc” đã hình
thành nên thế trận đánh giặc độc đáo, sáng tạo ra nhiều cách đánh đạt hiệu quả
cao.
Trong quá trình đánh giặc, quân và dân nước Đại Việt đã khéo léo vận
dụng kết hợp chặt chẽ giữa mưu, kế, thế, thời, lực để tạo ra sức mạnh của ta
đánh phá, làm suy yếu hạn chế thế mạnh của địch trên phạm vi chiến lược và
chiến đấu tiêu diệt chúng. Thế trận của ta là kết hợp chiến tranh nhân dân địa
phương (thế của các lộ, các vương hầu xưa kia, thế bộ đội địa phương và quân
du kích) với thế trận chiến tranh bằng hoạt động tác chiến của quân chủ lực (du
quân của triều đình) là thế trận chiến lược của các lực lượng vũ trang kết hợp
với các lực lượng chính trị triển khai trên các địa bàn xung yếu và kết hợp chặt
chẽ với nhau hãm địch vào thế khơng có lợi.
Thời nhà Lý do tạo được thế bất ngờ chủ động đánh trước phá được
thành lũy của giặc ở hai đầu đất nước đã làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của kẻ

thù. Trong trận tiến công thành Ung Châu, tướng giặc Tô Giám thúc quân
phòng thủ chống trả quyết liệt. Quân ta đã sử dụng cách đánh vừa vây hãm vừa
công thành, trong đột phá ta sử dụng hoả công, thang mây (vân thê) để nhập
thành, đào hầm qua chân thành, dùng bao đất xếp thành bậc cao đưa quân vào
thành đánh phá. Khi lui về phòng thủ đất nước, quân dân tổ chức thành hai
tuyến chặn giặc. Tuyến trước do quân các lộ, phủ cùng dân binh địa phương bố
trí lực lượng dọc các tuyến đường bộ và đường sông mà địch tiến công, dựa vào
thế hiểm trở của núi rừng, sông suối, đèo ải để chặn đánh giặc. Tuyến sau dựa
vào thế núi, thế sông ta xây dựng chiến luỹ dài hàng trăm dặm, cao mấy thước;
ở Nam sơng Như Nguyệt, phía trước đóng cọc tre dày đặc với nhiều hầm chơng.
23


Lực lượng bố trí có qn bộ, qn thủy cùng với dân binh tại chỗ có cả thế
phịng và thế cơng tạo nên thế trận vững chắc, có cả chính diện, chiều sâu và
trọng điểm phát huy sức mạnh, sở trường của các lực lượng, chặn giặc ở phía
trước, tiến đánh giặc ở phía sau, hãm địch vào thế bất lợi để ta chuyển sang
phản công. Trong tiến công, quân ta lại dùng kế “dương Đơng kích Tây”, tổ
chức những trận tập kích bất ngờ làm cho qn Tống khơng kịp chống đỡ tổn
thất rất nhiều. Kết hợp với đòn tiến công ngoại giao, dân tộc ta đã đánh bại cuộc
chiến tranh xâm lược của giặc Tống. Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến
trước hết là kết quả của một bước phát triển vượt bậc của dân tộc ta mọi mặt về
tinh thần, vật chất và tổ chức. Sau hơn một thế kỉ giành được độc lập (thế kỉ X),
do sự lớn mạnh đó quân dân thời Lý đã tiến hành cuộc kháng chiến với tinh
thần chủ động, tư thế đạp lên đầu kẻ thù, khí phách hiên ngang và ý thức sâu
sắc về quyền bất khả xâm phạm của dân tộc, làm chủ đất nước và vận mệnh của
mình.
Thời Trần, quân dân ta đã lợi dụng địa hình, địa vật phát huy sức mạnh
quân thuỷ bộ, quân các lộ, phủ cùng nhiều lực lượng dân binh tại chỗ chặn đánh
địch từng bước. Quân ta còn chủ động rút lui chiến lược phối hợp đánh phá

mạnh mẽ ở phía trước bên sườn, phía sau bằng địn qn sự, binh vận triệt phá
quân lương để tiêu hao hạn chế thế mạnh ban đầu của giặc. Quân dân thời Trần
còn lập kế nghi binh, bí mật cơ động lực lượng làm cho kị binh Nguyên - Mông
càng truy đuổi càng không đánh được đối phương mà lực lượng ngày càng tiêu
hao mệt mỏi. Quân dân ta đánh tan được ý đồ đánh lớn, tiến công hợp vây từ
nhiều hướng mũi của kẻ thù, bảo vệ được lực lượng, lập được thế trận nhân dân.
thời Trần đã hãm được giặc Nguyên vào thế “Bị treo lơ lửng” làm cho chúng
sức cùng lực kiệt (xưa kia quân kị binh Mông Cổ rất cơ động, giỏi đánh ngoài
thành luỹ, trên đồng nội đã phát huy được cao độ sở trường của chúng trên
nhiều chiến trường từ á sang Âu”. Nhưng trước những cách đánh sáng tạo, mưu
24


mẹo của quân ta, sự gắn bó giữa quân chủ lực triều đình với quân địa phương
trong thế trận liên hồn, qn Mơng Cổ đã khơng phát huy được cách đánh sở
trường như chúng muốn; Nguyên Sử đã thừa nhận trên đất nước Đại Việt
“Quân và ngựa Nguyên - Mông đã không thể thi thố được tài năng nào”.
Tướng giặc là Thốt Hoan phải lệnh cho Toa Đơ đóng qn lại ở Trường Yên để
kiếm lương thực. Lập được thế trận, tạo được thời cơ; quân dân thời Trần
chuyển sang phản công trên cả 3 hướng chiến lược, tiêu diệt cả hai tập đồn
qn của Thốt Hoan và Toa Đơ. Để tiêu diệt cụm quân Thoát Hoan ở Thăng
Long nhà Trần đã phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính binh của Trần Quang
Khải với lực lượng kị binh của Trần Quốc Tuấn cùng lực lượng dân binh tại chỗ
tạo nên sức mạnh đánh tan quân giặc ở A Lỗ, Giám Khẩu, Tây Kết, Hàm Tử,
Chương Dương giải phóng Thăng Long, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng
trốn chạy về nước. Đó thực sự là cách đánh “Phàm chiến đấu lấy đạo chính để
hợp, lấy đạo kỳ để thắng, chính kỳ biến hố khơn cùng vậy”. Trong vịng 30
năm (1258 - 1288) dân tộc ta đã 3 lần đương đầu với những đạo quân xâm lược
khét tiếng của đế quốc Mông Cổ đang chiến thắng khắp trên thế giới. Mỗi lần
xâm lược, quy mô và mức độ của chiến tranh lực càng lớn, ác liệt hơn, nhưng

mỗi lần kháng chiến, dân tộc ta lại càng kiên cường, sáng tạo, chiến thắng lại
càng vẻ vang hơn.
Khởi nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân đã phát huy thế mạnh của chiến tranh
giải phóng dân tộc, sức mạnh của toàn dân, vận dụng cách đánh vây hãm thành,
đánh quân cứu viện. Với tư tưởng “Giặc đơng ta ít, lấy ít đánh đơng, chỉ ở nơi
đất hiểm mới được công” ta thực hiện “nhử người đến chứ không để người nhử
đến” trong trận Chúc Động, Tốt Động.
Sau chiến thắng Ninh Kiều, nghĩa quân Lam Sơn được tăng cường cả về
số lượng cũng như chất lượng và trang bị vũ khí. Trên cơ sở đó nghĩa qn tiếp
tục vây hãm thành Đông Quan và các thành luỹ nằm sâu bên trong hậu phương
25


×