Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm vietinbank đông đô luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 72 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ THƯƠNG HUYỀN
LỚP : CQ54/03.03

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE
CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK ĐÔNG ĐÔ

CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH – BẢO HIỂM

MÃ SỐ

: 03

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS ĐOÀN MINH PHỤNG

HÀ NỘI - 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là


trung thực ,được thực hiện tại công ty bảo hiểm Vietinbank Đơng Đơ. Ngồi
ra,trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, cơ quan tổ chức khác đều có
trích dẫn và chú thích có nguồn gốc .

Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thương Huyền

SV: Lê Thị Thương Huyền

i

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI .......................... 5
1.1 Các khái niệm và vai trò của bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới:.... 5

1.1.1 Một số khái niệm: ................................................................................. 5
1.1.2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự: ....................................... 5
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới: ..................... 6
1.2 Những nội dung cơ bản của bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới: .. 10
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm: ......................................... 11
1.2.2 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm: .......................................................... 13
1.2.3 Hợp đồng bảo hiểm: ........................................................................... 16
1.3 Một số vấn đề lý luận về khai thác BH TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới: ... 19
1.3.1 Khái niệm, tầm quan trọng của công tác khai thác trong kinh doanh BH: .... 19
1.3.2 Quy trình khai thác BH TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới: ................ 20
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác bảo hiểm trách nhiệm
dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới…………………………………………..20
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO HIỆM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO
HIỂM VIETINBANK ĐÔNG ĐÔ ............................................................. 24
2.1. Vài nét về công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Đô và thị trường bảo hiểm
..................................................................................................................... 24

SV: Lê Thị Thương Huyền

ii

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Cổ phẩn bảo hiểm Vietinbank .. 24

2.1.2 Giới thiệu về công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Đô ......................... 28
2.1.3. Khái quát về thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt
buộc của chủ xe cơ giới ở Việt Nam trong năm 2019 ................................... 35
2.2 Thực trạng hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của
chủ

xe



giới

tại

công

ty

bảo

hiểm

Vietinbank

Đông

Đô……………………36
2.2.1. Tổ chức các kênh khai thác:................................................................ 36
2.2.2. Thực hiện quy trình khai thác ............................................................. 38
2.2.3 Kết quả khai thác ............................................................................... 39

2.3 Đánh giá thực trạng công tác khai thác nghiêp vụ bảo hiểm TNDS bắt
buộc của chủ xe cơ giới ................................................................................ 45
2.3.1 Kết quả đạt được : .............................................................................. 45
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân: .................................................................... 46
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ
GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK ĐÔNG ĐÔ
..................................................................................................................... 46
3.1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và định hướng của cơng ty....................... 46
3.1.1 Thuận lợi: ............................................................................................ 50
3.1.2 Khó khăn: ............................................................................................ 52
3.1.3. Định hướng khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới
..................................................................................................................... 52
3.2. Một số giải pháp nhằm và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động khai thác
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới tại công
ty BH Viettinbank Đông Đô: ........................................................................ 53

SV: Lê Thị Thương Huyền

iii

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

3.2.1 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới: ................................................... 53

3.2.2 Giải pháp bổ trợ hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới: .............................................................. 55
3.2.3 Kiến nghị : ........................................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 63

SV: Lê Thị Thương Huyền

iv

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT

: An tồn giao thơng

CXCG

: Chủ xe cơ giới

CSGT

: Cảnh sát giao thông


CMND

: Chứng minh nhân dân

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

DTBH

: Doanh thu bảo hiểm

BGTVT

: Bộ giao thông vận tải

VAMA

: Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam

TNDS

: trách nhiệm dân sự

TNGT

: tai nạn giao thông

TMCP


: thương mại cổ phần

SV: Lê Thị Thương Huyền

v

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Viện chiến lược bộ GTVT dự báo phương tiện xe cơ giới đường bộ
: ...................................................................................................................... 7
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thơng trên cả nước trong 3 năm 2017-2019 . 8
Bảng 1. 3: Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới ..................................................................................................... 14
Bảng 2.1 : Báo cáo quản trị doanh thu nhóm theo đơn vị năm- phịng năm 2019 ... 32
Bảng 2.2 : Báo cáo quản trị bồi thường theo đơn vị năm 2019 ..................... 33
Bảng 2.3 : Danh sách các đại lý của VBI Đông Đô ...................................... 37
Bảng 2.4 : Chi tiết doanh thu bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới
triển khai qua kênh ngân hàng- bancassunrance tại VBI Đông Đô ............... 39
Bảng 2.5 Doanh thu bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới theo các
phòng .......................................................................................................... 40
Bảng 2.6: Thống kê số lượng xe cơ giới tham giam bảo hiểm TNDS năm 2019..... 43
Bảng 2.7 : Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm TNDS xe cơ giới trên tổng doanh
thu phí bảo hiểm VBI Đông Đô năm 2019


SV: Lê Thị Thương Huyền

vi

(ĐVT : đồng) ......................... 45

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình khai thác ....................................................................... 22
Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Đô ............... 31

SV: Lê Thị Thương Huyền

vii

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :

Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm
mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo
hiểm các khoản tiền nằm trong giới hạn bảo hiểm mà người được bảo hiểm có
nghĩa vụ phải trả cho những thiệt hại về người và tài sản phát sinh từ những
rủi ro bất ngờ trong quá trình hoạt động của xe cơ giới.
Theo ước tính của Ủy ban ATGT, thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra
trên tồn quốc trung bình mỗi năm khoảng 40.000 tỷ đồng. Trong đó, theo
Hiệp hội Bảo hiểm thì tổng chi phí bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ
giới năm 2014 chỉ là 3.500 tỷ đồng, chưa đến 9% số ước tính tổng thiệt hại do
tai nạn giao thơng gây ra. Chi phí bồi thường cho bảo hiểm bắt buộc xe cơ
giới cũng chỉ khoảng 600 tỷ đồng/năm, bằng khoảng 1,5% tổng thiệt hại do
tai nạn giao thông gây ra.
Trên thực tế khi có tai nạn xảy ra chủ phương tiện giao thơng nhiều
trường hợp khơng có khả năng tài chính để khắc phục hậu quả lâu dài cho
bản thân và người không may gặp tai nạn. Nhưng khi mua bảo hiểm ,DNBH
sẽ đứng ra giải quyết hậu quả bằng việc bồi thường tai nạn, giúp đỡ chủ
phương tiện và người bị nạn giảm tổn thất về tài chính trên cơ sở sử dụng tiền
phí bảo hiểm của nhiều người, giúp đỡ những người không may gặp rủi
ro.Mặt khác các DNBH cũng sử dụng chính số tiền mua bảo hiểm bắt buộc
TNDS của chủ xe cơ giới để thực hiện cơng tác đề phịng và hạn chế tai nạn
giao thơng như xây dựng hành lang an tồn, giao thơng, hỗ trợ xây dựng biển
báo ..góp phần làm giảm tai nạn giao thơng .
Mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hiện
nay chỉ ở mức 60.000 đồng/năm đối với xe máy và từ 437.000 đồng/năm trở
lên đối với ơtơ tùy theo mục đích sử dụng xe. Mức phí khơng cao và sản

SV: Lê Thị Thương Huyền

1


Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

phẩm có thể được mua dễ dàng tại các công ty bảo hiểm, mua trực tuyến hoặc
ở các đại lý ơtơ, xe máy…, vì vậy nếu chưa có các chủ xe cần tham gia ngay
từ hơm nay để ln an tâm vì được bảo vệ trước các rủi ro khơng lường trước
có thể xảy ra.
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, gần như toàn bộ
(99,9%) xe máy đang sử dụng tại Việt Nam không mua bảo hiểm vật chất và
khoảng 80% không mua bảo hiểm dân sự bắt buộc. Đối với xe ơ tơ, cũng chỉ
có 90% chủ phương tiện ơ tô tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
xe cơ giới. Chính vì thế, để có thể “phủ sóng” bảo hiểm xe cơ giới cho
khoảng 3,2 - 3,5 triệu ơtơ, trong đó xe con chiếm khoảng 57%, xe khách 14%,
xe tải 29% và khoảng 36 triệu xe mô tô (Quy hoạch phát triển giao thông vận
tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020) thì cuộc đua khơng thể trễ hơn của các
cơng ty bảo hiểm chính là dịch vụ tốt và quyền lợi tốt.
Bên cạnh đó theo Nghị Định 171/2013/NĐ-CP, việc không mang theo
Giấy chứng minh nhân dân và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới cịn hiệu lực sẽ bị xử phạt hành chính vì hành vi vi phạm quy định về
điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
Như vậy, việc nên mua bảo hiểm TNDs bắt buộc của chủ xe cơ giới
không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành mà còn là
quyền lợi của chủ phương tiện xe máy với nguyên lý của bảo hiểm đó là “Lấy
số đơng bù cho số ít kém may mắn”, trong trường hợp có tai nạn xảy ra.
Qua thực tế hoạt động của công ty và sau thời gian thực tập tại đơn vị,
nhận thức được vai trò to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm bặt buộc của chủ xe cơ

giới, em chọn đề tài:
“GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK ĐÔNG ĐÔ”

SV: Lê Thị Thương Huyền

2

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài:
a) Đối tượng nghiên cứu đề tài: hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS
bắt buộc của chủ xe cơ giới.
b) Phương pháp nghiên cứu đề tài: Việc nghiên cứu đề tài làm theo các
phương pháp sau:
Bước 1 : Phương pháp thu thập số liệu :
Tài liệu cơ quan thực tập
- Tham khảo các tài liệu có liên quan
- Quan sát thực tế tại cơ quan thực tập
- Tiếp cận cơ sở định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển của bảo
hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới ở Việt Nam nói chung và cơng ty bảo
hiểm Vietinbank Đơng Đơ nói riêng.
Bước 2 : Phân tích số liệu : bằng các phương pháp sau :
- Phương pháp phân tích : phân tích từng yếu tố ảnh hưởng , từng số liệu

cụ thế
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh , tổng hợp : so sánh giữa các quý trong năm ,
giữa các phịng trong cơng ty rồi đi đến kết luận .
- Phương pháp quy nạp : phương pháp đi từ vấn đề nhỏ rồi mới đi đến
kết luận chung.
- Phương pháp phân tích SWOT : là kĩ thuật để phân tích và xử lí kết quả
nghiên cứu về mơi trường , giúp doanh nghiệp đề ra một chiến lược khoa học .
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trên cở sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm bắt
buộc TNDS của chủ xe cơ giới, đề tài đánh giá thực trạng pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới hiện

SV: Lê Thị Thương Huyền

3

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

nay ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm mục đích đẩy
mạnh hoạt động khai thác và góp phần đưa bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ
xe cơ giới thực sự được triển khai một cách rộng rãi tại Việt Nam
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian : tại công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Đô

- Về thời gian : Do công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Đô thành lập
từ nửa cuối năm 2018 nên nghiên cứu số liệu trong 4 quý năm 2019
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận ,danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục,luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
bắt buộc xe cơ giới
CHƯƠNG 2: Tình hình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt
buộc của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Đô
CHƯƠNG 3: Các giải pháp đẩy mạnh khai thác nghiệp vụ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm
Vietinbank Đông Đô

SV: Lê Thị Thương Huyền

4

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN
SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
1.1Các khái niệm và vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của
chủ xe cơ giới:
1.1.1 Một số khái niệm:

Khái niệm “Doanh nghiệp bảo hiểm”: là doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển
khai bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
Khái niệm “Chủ xe cơ giới”: (tổ chức, cá nhân): là chủ sở hữu xe cơ giới
hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều
khiển xe cơ giới.
Khái niệm “Xe cơ giới” :bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe
máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục
đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mc và sơ mi rơ-mc được kéo bởi xe ô
tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các
loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia
giao thông.
1.1.2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự:
Để giải quyết đúng đắn một một vụ tai nạn giao thông, việc cần thiết đầu
tiên phải làm là việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có nguy cơ
phát sinh hay khơng. Cũng như việc xác định TNBT thiệt hại khác, thông
thường TNBT thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ 4 yếu tố sau:
1.1.2.1 Phải có thiệt hại thực tế từ bên bị hại:
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét đến nghĩa vụ bồi thường
có phát sinh hay khơng.Thơng thường những thiệt hại được tính đến là những
thiệt hại về mặt vật chất mà xe cơ giới gây ra.Biểu hiện cụ thể của thiệt hại

SV: Lê Thị Thương Huyền

5

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

vật chất là thiệt hại về tài sản, những chi phí phát sinh và thu nhập bị giảm sút
hay bị mất do có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đưa đến. Thiệt hại được tính
phải là những thiệt hại thực tế, thực sự đã xảy ra và có thể tính tốn được.
1.1.2.2 Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật:
Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật được hiểu là hành vi gây thiệt hại trái
pháp luật được hiểu là hành vi gây tai nạn do không chấp hành hoặc chấp
hành không đúng những quy định trong Luật giao thông đường bộ.
1.1.2.3 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hiện tại:
Thiệt hại xảy ra phải đúng với kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật
khi tham gia giao thông, và ngược lại, hành vi trái pháp luật khi tham gia giao
thông thực sự là nguyên nhân trực tiếp củathiệt hại xảy ra.
1.1.2.4 Yếu tố lỗi của người gây thiệt hại:
Đây là yếu tố rất quan trọng để xác định người gây thiệt hại có phải bồi
thường hay khơng, phải bồi thường tồn bộ hay chỉ một phần của thiệt hại.
Sau những vụ tai nạn giao thông đường bộ, mức độ lỗi của người gây tai nạn
được đánh giá bằng việc xem xét, đo đạc hiện trường, kiểm tra phương tiện và
hỏi nhân chứng của cơ quan chức năng. Dù người gây tai nạn là cố ý hay vơ ý
thì họ đều có lỗi. Tuy nhiên người gây tai nạn có thể thốt trách nếu chứng
minh được tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của nạn nhân.
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ
giới:
1.1.3.1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới:
Hiện nay, xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng
trong ngành giao thơng vận tải, nền kình tế và có ảnh hưởng đến tất cả các
ngành cũng như đời sống của người dân. Việc vận chuyển bằng XCG là hình
thức vận chuyển phổ biến và sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
Xe cơ giới có ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt, có thể di chuyển


SV: Lê Thị Thương Huyền

6

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối thấp. Tuy vậy, an toàn
đang là vấn đề lớn đang được đặt ra đối với loại hình vận chuyển này. Đây là
hình thức vận chuyển có mức độ nguy hiểm lớn, khả năng xảy ra tai nạn là rất
cao. Số lượng phương tiện XCG ở nước ta vẫn không ngừng gia tăng, trong
khi cơ sở hạ tầng lại yếu kém không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của xã
hội, ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn chưa cao… Đó chính là
ngun nhân chủ yếu dẫn đến các vi tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về
người và của cho nhân dân, gây mất trật tự an tồn xã hội.
1.1.3.2 Tình hình giao thơng đường bộ hiện nay:
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới một mặt đem lại
cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời và
phù hợp với đại đa số dân cư Việt Nam hiện nay.
Bảng 1.1 : Viện chiến lược bộ GTVT dự báo phương tiện xe cơ giới đường bộ
như sau:

Năm

2000


2010

2020

Tổng số xe các loại(chiếc)

750.000

1.400.000

3.200.000

Tổng số xe máy

6.000.000

8.000.000

12.000.000

(Nguồn : theo báo cáo thống kê Uỷ ban an tồn quốc gia )

Theo Thơng tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép XCG :Tốc
độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy
điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá
40 km/h. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao
tốc không vượt quá 120 km/h. Theo số liệu thống kê cho thấy, mạng lưới
đường bộ nước ta hiện nay có chiều dài trên 279.927 km. Trong đó có khoảng
42,44% là đường dải nhựa. Tuy nhiên, do hệ thống đường bộ được xây dựng

qua nhiều thời kỳ lịch sử nên có tiêu chuẩn và quy mô khác nhau; số lượng

SV: Lê Thị Thương Huyền

7

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cầu yếu, trọng tải thấp, chưa đồng bộ với cấp đường còn nhiều; nhiều tuyến
đường giao thông chưa đi lại được quanh năm. Mặc dù trong những năm qua,
Đảng và Chính Phủ rất ưu tiên vốn cho phát triển hạ tầng giao thông. Nhiều
công trình giao thơng quan trọng đã hồn thành và một số cơng trình khác
được ưu tiên đầu tư. Diện mạo kết cấu hạ tầng được cải thiện một bước đáng
kể, nhưng chưa đáp ứng được sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao
thơng.
Điều đó dẫn đến việc số lượng tai nạn giao thông xảy ra trong thời gian
qua diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban
ATGT quốc gia thì từ năm 2017 đến nay số vụ tai nạn giao thông ở nước ta số
vụ tai nạn giao thông diễn biến như sau:
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thơng trên cả nước trong 3 năm 2017-2019
Năm

2017

Số vụ tai nạn (vụ)


20.080 18.736 17.626

Số người chết (người)

8.279

2018

8.248

2019

7.624

Số người bị thương (người) 17.040 14.802 13.624
(Nguồn : Báo cáo của Tổng cục thống kê Ủy ban ATGT quốc gia)
Nhận xét : Số vụ tai nạn giao thông năm 2019 giảm 5,1% so với năm
trước (Số vụ tai nạn giao thơng từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 4%; số vụ va
chạm giao thông giảm 6,1%); số người chết giảm 7,1%; số người bị thương
giảm 6,4% và số người bị thương nhẹ giảm 8,2%.). Về công tác kiểm tra,
kiểm soát và xử lý vi phạm, trong 3 năm, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử
lý 467.693 trường hợp khơng có hoặc khơng mang theo Giấy chứng nhận bảo
hiểm BBTNDS của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; phạt tiền hơn 125,36 tỷ đồng.
Thực trạng tai nạn giao thông trên cả nước những năm gần đây tuy có
giảm trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), song số vụ
tai nạn giao thơng nghiêm trọng vẫn có xu hướng gia tăng, chủ yếu xảy ra trên

SV: Lê Thị Thương Huyền


8

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

tuyến đường bộ. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như: Trời
tối, khả năng quan sát của lái xe bị hạn chế; hệ thống đường giao thông được
nâng cấp tốt hơn đặc biệt là đường cao tốc, quốc lộ nên lái xe thường tranh
thủ đi với tốc độ cao; hoạt động tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức
năng vào thời điểm này thường hạn chế. Đây còn là khoảng thời gian mà các
loại xe khách đường dài hoạt động mạnh, phương tiện có trọng tải lớn được
phép lưu thông trong nội thị, đi với tốc độ cao, dễ gây nguy hiểm cho người,
phương tiện tham gia giao thông khác.
Có thể nhận thấy rằng, biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục được
những thiệt hại và nâng cao trách nhiệm của các chủ phương tiện là tham gia
bảo hiểm. Việc tham gia bảo hiểm sẽ giúp các cá nhân chuyển giao rủi ro cho
nhà bảo hiểm, bù lại, các cá nhân phải đóng cho nhà bảo hiểm một khoản phí
và nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm, nhằm bảo
vệ những quyền lợi hợp pháp của nhữngngười bị thiệt hại do lỗi của các chủ
phương tiện gây ra, đồng thời là bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
có 27 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) triển khai bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới.Trong giai đoạn 10 năm (20082017), lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới
khoảng 110,3 triệu lượt xe các loại. Các DNBH đã giải quyết được 593.658
vụ tai nạn giao thông, trong đó có 70.421 trường hợp tử vong. Tổng số tiền
bồi thường giai đoạn 2008 - 2017 khoảng 5.300 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí

bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trong giai đoạn này đạt khoảng
18.110 tỷ đồng.
1.1.3.3 Tác dụng của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới:
Loại hình bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG ra đời và phát triển ở

SV: Lê Thị Thương Huyền

9

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Việt Nam một mặt đã góp phần củng cố chế độ TNDS của CXCG, góp phần
đáng kể trong việc giải quyết hậu quả tài chính của các vụ tai nạn giao thơng
ngày càng gia tăng, một trong những vấn đề xã hội bức xúc ở nước ta. Bên
cạnh đó, bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG cịn có vai trị quan trọng đối
với nhà nước nói chung và CXCG nói riêng.
- Đối với nhà nước: từ công tác giám định bồi thường, các công ty bảo
hiểm sẽ thống kê được các vụ tai nạn giao thông và những nguyên nhân xảy
ra tai nạn, để từ đó đề ra các biện pháp đề phịng và khắc phục kịp thời, giúp
cơ quan chức năng nắm bắt được chính xác tình hình tai nạn giao thơng và
điều này ảnh hưởng trực tiếp tời chính sách ATGT trong nước, giảm nhẹ gánh
nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần tăng thu cho ngân sách.
- Đối với CXCG: bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG không chỉ có vai
trị to lớn đối với người bị hại mà còn là tấm lá chắn vững chắc cho chủ xe,tạo

tâm lý thoải mái, tự tin khi tham gia giao thông. Và khi phát sinh TNDS, công
tác bồi thường chủ động, kịp thời cho các chủ xe đã góp phần phục hồi lại
tinh thần, ổn định sản suất, phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại
nặng nề về kinh tế cho chủ xe.
- Đối với người thứ ba: nhà bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại cho
nạn nhân một cách nhanh chóng kịp thời, khơng phụ thuộc vào tình trạng tài
chính của chủ xe, giúp người thứ ba ổn định tài chính và tinh thần.
- Đối với xã hội: công tác giám định bồi thường, mỗi công ty bảo hiểm
sẽ thống kê các rủi ro và những nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó đề ra các
biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất
Như vậy, có thể nói nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG vừa
mang tính nhân văn, nhân đạo, tương thân tương ái, lại vừa mang tính kinh tế
và xã hội.
1.2 Những nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của

SV: Lê Thị Thương Huyền

10

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

chủ xe cơ giới:
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm:
1.2.1.1 Đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG khơng thể nhìn

thấy được, khơng thể cảm nhận được bằng giác quan của con người vì thực tế
chúng khơng tồn tại hiện hữu trong khơng gian. Nó chỉ biểu hiện cụ thể và chỉ
có thể tính tốn được khi có sự cố xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường
của người được bảo hiểm.
Hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới bao
gồm :
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ 3: đối tượng là phần
trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường của chủ xe cơ giới đối với những
hậu quả tính được bằng tiền theo quy định của pháp luật khi chủ phương tiện
gây tai nạn làm thiệt hại về tính mạng tài sản, tinh thần cho bên thứ 3.
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe: Trách
nhiệm bồi thường của chủ xe đối với thiệt hại tính mạng, sức khỏe của hành
khách phát sinh theo hợp đồng vận chuyển hành khách. “Bên thứ ba” là người
bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những
người sau:
Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó.
Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó.
Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân
khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
1.2.1.2 Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm:
 Phạm vi bảo hiểm:
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG có mục đích bảo hiểm cho những
rủi ro thuộc về trách nhiệm dân sự của CXCG. Trong các vụ tai nạn giao

SV: Lê Thị Thương Huyền

11

Lớp: CQ54/03.03



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

thơng đường bộ, nhìn chung, khi trách nhiệm bồi thường của chủ xe được bảo
hiểm phát sinh thì trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cũng phát sinh
theo. Việc bồi thường của nhà bảo hiểm liên quan đến thiệt hại của bên thứ ba
và hành khách. Những thiệt hại của bên thứ ba và hành khách được xem xét
bồi thường là những thiệt hại vật chất về người về những tài sản được tính
tốn theo ngun tắc nhất định.
Ngồi những thiệt hại được bồi thường kể trên, nhà bảo hiểm cịn thanh
tốn cho chủ xe những chi phí mà họ đã chi ra nhằm phòng ngừa và hạn
chếthiệt hại. Tuy nhiên những chi phí này chỉ được bồi thường khi nó phát
sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là những chi phí cần thiết và hợp lý.
Trách nhiệm của nhà bảo hiểm được giới hạn trong phạm vi hạn mức trách
nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc đã ghi trong giấy chứng nhận bảo
hiểm. Như vậy, bản thân chủ xe phải tự bảo hiểm phần trách nhiệm vượt quá
mức giới hạn này
 Loại trừ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể khơng bồi thường thiệt hại đối với các
trường hợp sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường
hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của
chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe khơng có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp
đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc khơng thời hạn thì

được coi là khơng có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại

SV: Lê Thị Thương Huyền

12

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại
giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
1.2.2. Mức trách nhiệm bảo hiểm, phí bảo hiểm:
1.2.2.1 Mức trách nhiệm bảo hiểm :
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có
thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba
và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi
trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây
ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe
cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy
kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc
chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mc và sơ
mi rơ-mc được kéo bởi xe ơ tơ hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ
tai nạn.
1.2.2.2 Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho
doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới.
Đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn dưới 01
năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư 22/2016/TT-BTC
SV: Lê Thị Thương Huyền

13

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ

Phí bảo
hiểm phải

giới

=


nộp

365 (ngày)

Thời hạn
x

được bảo hiểm
(ngày)

Trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống thì phí bảo
hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia)
cho 12 tháng.
Bảng 1. 3: PHỤ LỤC 5
BIỂU PHÍ
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 126 /2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008
của Bộ Tài chính)

Số
TT

Loại xe

Phí bảo hiểm
năm (đồng)

I
1

2

Mơ tơ 2 bánh:
Từ 50 cc trở xuống
Trên 50 cc

50,000
55,000

II

Xe lam, mô tô ba bánh, xích lơ máy, xe lơi

140,000

III
A
1
2
3
4

Xe ơ tơ khơng kinh doanh vận tải
Xe ô tô chở người
Loại xe dưới 6 chỗ ngồi
Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi
Loại xe trên 24 chỗ ngồi

200,000

400,000
640,000
920,000

B
1
2
3

Xe ô tô chở hàng (xe tải)
Dưới 3 tấn
Từ 3 đến 8 tấn
Trên 8 tấn

340,000
670,000
930,000

SV: Lê Thị Thương Huyền

14

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

C


Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup)

IV
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Xe ô tô kinh doanh vận tải
Xe ô tô chở người

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký
6 chỗ ngồi theo đăng ký
7 chỗ ngồi theo đăng ký
8 chỗ ngồi theo đăng ký
9 chỗ ngồi theo đăng ký
10 chỗ ngồi theo đăng ký
11 chỗ ngồi theo đăng ký
12 chỗ ngồi theo đăng ký
13 chỗ ngồi theo đăng ký
14 chỗ ngồi theo đăng ký
15 chỗ ngồi theo đăng ký
16 chỗ ngồi theo đăng ký
17 chỗ ngồi theo đăng ký
18 chỗ ngồi theo đăng ký
19 chỗ ngồi theo đăng ký
20 chỗ ngồi theo đăng ký
21 chỗ ngồi theo đăng ký
22 chỗ ngồi theo đăng ký
23 chỗ ngồi theo đăng ký
24 chỗ ngồi theo đăng ký
25 chỗ ngồi theo đăng ký
Trên 25 chỗ ngồi

B
1
2
3

Xe ô tô chở hàng (xe tải)
Dưới 3 tấn

Từ 3 đến 8 tấn
Trên 8 tấn

470,000

350,000
430,000
500,000
580,000
650,000
730,000
800,000
880,000
950,000
1,030,000
1,110,000
1,180,000
1,260,000
1,330,000
1,410,000
1,480,000
1,560,000
1,630,000
1,710,000
1,790,000
1,860,000
1.860.000 +
20.000 x (Số
chỗ-25 chỗ)
380,000

740,000

Nguồn : Thông tư số 126 /2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008
của Bộ Tài chính)

SV: Lê Thị Thương Huyền

15

Lớp: CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Bảng 1.4 Phí bảo hiểm vật chất xe mô tô- xe máy VBI

Thời gian sử dụng xe mơ tơ xe máy (Tính từ năm sản

Tỷ lệ phí bảo hiểm

xuất)

(chưa bao gồm
VAT)

Xe mới 100% đã qua sử dụng đến 7 năm

0.5%


(Nguồn : Quy tắc bảo hiểm vật chất mô tô –xe máy Bảo hiểm
Vietinbank)

1.2.3 Hợp đồng bảo hiểm:
1.2.3.1 Hợp đồng bảo hiểm:
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp
đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự duy nhất giữa chủ xe cơ giới và
doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 01 giấy chứng nhận bảo
hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề
nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại
giấy chứng nhận bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới gồm những thông tin chủ
yếu sau:
- Phạm vi bảo hiểm
- Mức TNDS đối với người thứ ba, phí bảo hiểm
- Thời hạn bảo hiểm
- Các thông tin liên quan đến xe bảo hiểm, chủ xe bảo hiểm.
- Quyền và nghĩa vụ các bên.
Giấy chứng nhận bảo hiểm phải được in số theo dãy số tự nhiên, thứ tự
từ nhỏ đến lớn. GCNBH phải được sử dụng theo đúng thứ tự Giấy chứng

SV: Lê Thị Thương Huyền

16

Lớp: CQ54/03.03



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

nhận bảo hiểm của từng quyển, không được dùng cách số (trừ trường hợp viết
sai cần hủy bỏ hoặc việc bỏ cách số là phù hợp với các quy định cụ thể theo
quy trình quản lý ấn chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm. GCNBH bị huỷ bỏ phải
được gạch chéo, ghi rõ là huỷ bỏ và phải lưu trữ đầy đủ tại doanh nghiệp bảo
hiểm).
Doanh nghiệp bảo hiểm phải ghi đầy đủ các thông tin quy định trên
giấy chứng nhận bảo hiểm. Các thông tin ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm
cấp cho chủ xe cơ giới phải trùng khớp với các thông tin trong các liên lưu tại
doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện mở sổ sách theo dõi
việc phát hành, sử dụng và quyết toán việc sử dụng giấy chứng nhận bảo
hiểm, đảm bảo thường xuyên quản lý được chi tiết theo từng Giấy chứng nhận
bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng quy trình phát hành, quản lý
và sử dụng GCNBH bảo đảm các quy định nêu trên.
1.2.3.2 Thời hạn và hiệu lực hợp đồng bảo hiểm:
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi
cụ thể trên giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ
xe cơ giới thanh tốn đủ phí bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong
các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao
thơng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm.
b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm.
c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp
luật, bao gồm:
- Ơ tơ mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà

máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác; Ơ tơ

SV: Lê Thị Thương Huyền

17

Lớp: CQ54/03.03


×