Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của công ty bảo hiểm bưu điện hà thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 82 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LỀU THỊ NGỌC TRÂM
LỚP: CQ54/03.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM BẮT BUỘC
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI CỦA
CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN HÀ THÀNH.

Chuyên ngành:

Tài chính bảo hiểm

Mã số:

03

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Ánh Nguyệt

HÀ NỘI - 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lều Thị Ngọc Trâm

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

i


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI .................................................................. 4
1.1. Khái niệm chung về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự ................... 4
1.1.1. Trách nhiệm dân sự và các điều kiện phát sinh Trách nhiệm dân sự .... 4
1.1.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm BB TNDS của chủ xe cơ giới... 7

1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới ........................................................................................... 13
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm ............................................................................... 13
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm ................................................. 14
1.2.3. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm .............................................................. 15
1.2.4. Quy trình triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS ...................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN HÀ THÀNH........................................ 24
2.1. Vài nét về Công ty bảo hiểm Bưu điện ................................................... 24
2.1.1. Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện .......................................................... 24
2.1.2. Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành ................................................ 29
2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới ........................................................................................... 33
2.2.1. Công tác tổ chức khai thác .................................................................... 33
2.2.2. Cơng tác đề phịng, hạn chế tổn thất ..................................................... 41
2.2.3. Công tác giám định thiệt hại .................................................................. 42
2.2.4. Công tác bồi thường tổn thất ................................................................. 46
ii
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2.3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng .................................................................. 51
2.4. Đánh giá chung về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giai đoạn từ 2016-2019 ..................... 52
2.4.1. Kết quả ................................................................................................... 52

2.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 53
2.4.3. Nguyên nhân.......................................................................................... 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ
GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN HÀ THÀNH...................... 55
3.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Cơng ty khi triển khai
nghiệp vụ Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới ............................... 55
3.1.1. Những thuận lợi .................................................................................... 55
3.1.2. Những khó khăn .................................................................................... 56
3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành.
57
3.2.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện....................................................... 57
3.2.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm bắt buộc
TNDS của chủ xe cơ giới ................................................................................ 60
3.3. Một số ý kiến và kiến nghị ........................................................................ 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 67
PHỤ LỤC

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

iii


Luận văn tốt nghiệp

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

Học viện Tài chính


iv


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

GCNBH

Giấy chứng nhận bảo hiểm

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

PTI

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

PTI Hà Thành

Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành

TNDS


Trách nhiệm dân sự

NT3

Người thứ ba

BHTNDS

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

v


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ DOANH THU THUẦN CỦA PTI............................... 32
HÀ THÀNH (2016 – 2019) .............................................................................. 32
BẢNG 2.3: TỶ TRỌNG DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TNDS
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI PTI HÀ THÀNH (2016 – 2019) ....................... 37
BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA CÁC KÊNH KHAI THÁC
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI
PTI HÀ THÀNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 .................................................... 39
BẢNG 2.5. TÌNH HÌNH CHI ĐỀ PHỊNG HẠN CHẾ TỔN THẤT ĐỐI VỚI
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI

PTI HÀ THÀNH (2016-2019).......................................................................... 42
BẢNG 2.6. TÌNH HÌNH CHI GIÁM ĐỊNH ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI PTI HÀ THÀNH
(2016-2019) ..................................................................................................... 45
BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM BẮT
BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI – Ô TÔ TẠI PTI HÀ THÀNH (2016 –
2019) ................................................................................................................ 50
BẢNG 3.1: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM BẮT BUỘC
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI NĂM 2020 ........................................................................... 59

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

vi


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tài Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành ................ 30
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức tại Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện .......................... 29
HÌNH 2.2: TỶ TRỌNG GIỮA CÁC KÊNH KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI PTI HÀ THÀNH ... 40
HÌNH 2.1: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM BẮT
BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI PTI HÀ THÀNH (2016 – 2019). 36

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02


vii


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giao thông vận tải là ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết các ngành kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng. Cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước có liên quan chặt chẽ với sự
phát triển của ngành giao thơng. Vì vậy, giao thơng vận tải là huyết mạch của
nền kinh tế, đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước. Giao thông nước ta bao gồm đường bộ, đường thủy, đường
sắt và hàng khơng; trong đó chủ yếu nhất là vận tải đường bộ bằng xe cơ giới vì
tốc độ vận chuyển nhanh, chi phí vận chuyển tương đối thấp nên xe cơ giới là
lựa chọn hàng đầu. Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới đem
lại cho con người hình thức vận chuyển thuận tiện nhanh chóng kịp thời, giá rẻ
và phù hợp với đại đa số cư dân Việt Nam hiện nay nhưng cũng vì thế làm cho
tình hình tai nạn giao thơng có xu hướng ngày càng tăng. Chất lượng hệ thống
đường bộ ở đất nước ta còn kém, việc tu sửa lại đường xá chấp vá và chật hẹp
chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện mà chúng ta chưa có đủ biện pháp tối ưu để
hạn chế, ngăn ngừa rủi ro. Lượng xe lưu hành ngày một tăng vì vậy mà ý thức
của người lái xe là vô cùng quan trọng. Ý thức của người dân còn hạn chế, họ
chưa ý thức hết được trách nhiệm, nghĩa vụ dân sự của bản thân khi tham gia
giao thông. Hiện nay, vấn đề Tai nạn giao thông luôn luôn được đề cập và nhắc
tới nhiều trong những năm gần đây. TNGT luôn là hiểm họa không lường trước
được, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thiệt hại của nó là những
con số vơ cùng lớn, người gây ra tai nạn thì thường là những người khơng đủ

khả năng tài chính hoặc năng lực tài chính khơng thể gánh vác được tổn thất.
Chính vì thế nhiều vụ tai nạn lái xe thường bỏ trốn hoặc khơng đủ tài chính để
đền bù cho người thứ ba việc giải quyết bồi thường trở nên khó khăn hơn, lợi
ích của người bị nạn khơng được bảo đảm, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư
luận xã hội. Do đó, nhu cầu lập quỹ để bù đắp tổn thất là một yếu tố khách
quan, đó là lý do cơ bản cho thấy sự cần thiết khách quan cho sự ra đời của bảo
1
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

hiểm xe cơ giới và đặc biệt là Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới. Bảo hiểm bắt buộc TNDS ra đời vừa là để bảo vệ cho người lái xe,
vừa bảo vệ cho người thứ ba Vì vậy, em lựa chọn đề tài này để nghiên cứu
nhằm đưa ra những thực trạng trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này và
đề ra một vài giải pháp phù hợp để hồn thiện hơn.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
a. Đối tượng:
Luận văn của em tập trung nghiên cứu thực trạng triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Cơng ty Bảo hiểm
Bưu điện Hà Thành.
b. Mục đích nghiên cứu:
Em lựa chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích:
- Quan sát, nghiên cứu về thực trạng khai thác, giám định và bồi thường
của Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Chỉ ra, phân tích những điểm lợi và bất lợi trong các công tác triển khai
nghiệp vụ này của Công ty.

- Nêu đánh giá, đề xuất giải pháp để thúc đẩy công tác triển khai nghiệp vụ
này cụ thể là công tác khai thác, giám định, bồi thường…
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng trong công tác triển khai nghiệp vụ
nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của em được nghiên cứu trên phương pháp phân tích các vấn đề lý
luận và thực tiễn một cách khoa học, logic kết hợp giữa diễn giải và quy nạp,
giữa lời văn và bảng biểu, sơ đồ minh họa.

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

2


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

5. Kết cấu của luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới
Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Chương 3: Giải pháp hồn thiện và thúc đẩy cơng tác triển khai đối với
nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty
Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành
Do thời gian thực tập tại Cơng ty ngắn, nhận thức về thực tế cịn hạn chế

nên luận văn của em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Em
rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các chị trong Phòng
kinh doanh 3, Phòng Quản lý Nghiệp vụ 1 của Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà
Thành để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các chị Phòng Kinh doanh 3,
Phòng Quản lý Nghiệp vụ 1, Ban lãnh đạo và các phịng ban khác trong Cơng ty
Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu cần thiết
giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
bộ mơn Bảo hiểm Học viện Tài chính, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn em: ThS
Nguyễn Ánh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình hoàn thiện bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lều Thị Ngọc Trâm

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

3


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
1.1. Khái niệm chung về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
1.1.1. Trách nhiệm dân sự và các điều kiện phát sinh Trách nhiệm dân sự
1.1.1.1.Một số khái niệm về Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự
 Trách nhiệm dân sự (TNDS) luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay

xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được
nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
 Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông
nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an
ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mooc và sơ mi rơ-mooc được kéo bởi xe ô tô hoặc
máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ
giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thơng.
 Chủ xe cơ giới (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ
sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.
 Theo quy định tại Điều 8 Luật KDBH năm 2000: “Bảo hiểm bắt buộc là
loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và
DNBH có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số
loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cơng cộng và an tồn xã hội”.
 Bảo hiểm TNDS bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm TNDS theo đó bên
tham gia bảo hiểm bắt buộc phải ký kết hợp đồng bảo hiểm với một bên bảo
hiểm nào đó đang hoạt động tại Việt Nam. Loại hình bảo hiểm này có mục đích
nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm trong việc bồi
thường tổn thất cho người khác, do hành vi của mình gây ra và phịng ngừa, hạn
chế, khắc phục thiệt hại, đảm bảo ổn định tài chính cho người được bảo hiểm,
bảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân, bảo vệ lợi ích cơng và an tồn xã hội.
1.1.1.2. Các điều kiện phát sinh TNDS
Thơng thường phải có đủ bốn điều kiện sau:
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

4


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

- Điều kiện thứ nhất: Phải có thiệt hại về tài sản, tính mạng hay sức khoẻ của
bên thứ ba.
- Điều kiện thứ hai: Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do
vơ tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm quy
định khác của Nhà nước
- Điều kiện thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật
của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
- Điều kiện thứ tư: Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.
Thực tế chỉ cần thực hiện ba điều kiện thứ 1, 2, 3 là phát sinh trách nhiệm
dân sự đối với người thứ ba của chủ xe (lái xe). Nếu thiếu một trong ba điều
kiện trên trách nhiệm dân sự của chủ xe sẽ không phát sinh, và do đó sẽ khơng
phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện thứ tư có thể có hoặc có thể
khơng vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà
khơng hồn tồn do lỗi của chủ xe. Ví dụ ơtơ đang chạy với tốc độ lớn trên
đường thì bị làm văng lốp xe ra ngoài làm bắn vào người đi đường gây tai nạn
chết người. Trong trường hợp này trách nhiệm dân sự có thể phát sinh nếu có
đủ 3 điều kiện đầu tiên.
Trong BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, khi xảy ra tai nạn
thiệt hại cho người thứ ba thì người được bảo hiểm bồi thường là chủ xe hoặc
người đi diện chi chủ xe được pháp luật công nhận.
Người thứ ba của BHTNDS chủ xe cơ giới có thể là người đi bộ hay đi xe
đạp hoặc các phương tiện cơ giới khác nhưng không bao gồm những trường
hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra do bản thân phương tiện được bảo hiểm.
- Thiệt hại về tính mạng sức khoẻ xảy ra do bản thân người được bảo hiểm,
người điều khiển xe hay bất kỳ người nào khác đi trên cư.
- Thiệt hại mà phương tiện gây ra cho những người mà chủ xe có nghĩa vụ
ni dưỡng.

- Thiệt hại do hai xe cùng chủ đâm va.
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

5


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của lái xe.
- Các khoản phạt mà lái xe hoặc chủ xe phải chịu.
1.1.1.3. Các loại bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới
 Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010,
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của DN môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
 Bảo hiểm TNDS có thể phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau:
Căn cứ vào tính pháp lý thì bảo hiểm TNDS được chia thành:
- Bảo hiểm TNDS bắt buộc: thường liên quan đến các hoạt động mà nguy
cơ rủi ro cao, nạn nhân thường bị thiệt hại lớn nếu có rủi ro ấy – đó là các hoạt
động như:
 Hoạt động có nguy cơ gây tổn thất cho nhiều nạn nhân trong cùng một sự
cố (kinh doanh vận chuyển hành khách).
 Những thiệt hại mà chỉ cần có một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến thiệt
hại trầm trọng về người (hoạt động của bác sĩ).
 Những hoạt động cung cấp dịch vụ trí tuệ có thể gây thiệt hại lớn về tài

chính (mơi giới bảo hiểm, tư vấn pháp luật).
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật KDBH năm 2000 thì
bảo hiểm bắt buộc TNDS bao gồm:
 Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách;
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

6


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Bảo hiểm TNDS tự nguyện: là các nghiệp vụ bảo hiểm TNDS mà việc
tham gia bảo hiểm hay không là tùy thuộc vào ý chí của mỗi khách hàng. Loại
hình bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động đối với
người lao động, bảo hiểm TNDS đối với sản phẩm của người sản xuất, kinh
doanh…
Căn cứ vào TNDS phát sinh, bảo hiểm TNDS được chia làm hai loại:
- Bảo hiểm TNDS phát sinh từ hợp đồng: Trách nhiệm hợp đồng phát sinh
khi hợp đồng không được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị
vi phạm địi bồi thường. Trách nhiệm này có thể được đưa ra trên cơ sở quy
định chung của pháp luật nhưng cũng có thể chỉ là những thỏa thuận riêng.
nhiệm mà các bên đã cam kết thực hiện trong hợp đồng.
- Bảo hiểm TNDS phát sinh ngoài hợp đồng: trách nhiệm ngồi hợp đồng
phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị

thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Khác với trách nhiệm hợp đồng, TNDS phát
sinh ngoài hợp đồng được thực hiện trên cơ sở những quy định chung của pháp
luật hoặc các bên có hợp đồng nhưng việc gây thiệt hại khơng liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng đó.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, bảo hiểm TNDS được chia thành
nhiều loại sau:
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng;
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm;
- Bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động đối với người lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm hàng không;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Bảo hiểm TNDS của chủ tàu
- Các loại hình bảo hiểm trách nhiệm khác.
1.1.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm BB TNDS của chủ xe cơ giới
1.1.2.1.

Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

7


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Nhịp độ kinh tế hiện nay đang phát triển không ngừng, việc giao dịch,
trao đổi là thiết yếu của nền kinh tế, chính vì vậy mà giao thơng đóng vai trị

quan trọng, là mấu chốt để mọi lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề được kết nối
và giao dịch với nhau. Giao thông vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián
tiếp đến các ngành kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh, xã hội… đặc biệt là
giao thông đường bộ.
Xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính
những động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong ngành giao
thông vận tải, một ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành nó là một sợi
dây kết nối các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và
ngồi nước tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân
dân. Ngày nay vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức vận chuyển phổ biến và
sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
Xe cơ giới có tính ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt có thể di
chuyển trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối là thấp. Tuy vậy
vấn đề an toàn đang là vấn đề lớn đang được đặt ra đối với loại hình vận chuyển
này. Đây là hình thức vận chuyển có mức độ nguy hiểm lớn, khả năng xảy ra tai
nạn là rất cao do số lượng đầu xe dày đặc, đa dạng về chủng loại, bất cập về
chất lượng. Hơn nữa hệ thống đường xá ngày càng xuống cấp lại không được tu
sửa kịp thời. Đó chính là những ngun nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao
thông gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân gây mất trật tự an toàn xã
hội.
1.1.2.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới
- Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều
điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các
nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới
trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thơng và ùn
tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng
8

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

tăng cả về quy mơ và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao
thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này
thì chỗ khác lại ùng ra, có khơng biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ
được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn
chiếm hành lang an tồn giao thơng, sự gia tăng q nhanh của các phương tiện
giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa
được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến
đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo
hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng,
để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thơng bị khuất tầm nhìn, nhiều
đoạn đường xuống cấp q nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thơng. Có thể
nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các
nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám mặt đường là một lợi thế.

(Nguồn: Super news)
- Theo Tờ báo Super News, nguyên nhân chính của tai nạn giao thơng là
uống rượu bia khi lái xe, khoảng 20% – 40% số người tử vong vì uống rượu bia
khi tham gia giao thơng, lạng lách, đánh võng, đi quá sát vào nhau cũng là các
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

9



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

nguyên nhân gây va chạm và tai nạn; ngồi ra khơng đội mũ bảo hiểm khi ngồi
trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc, tình trạng vượt đèn đỏ, chở quá
tải, quá tốc độ trong thời gian qua ở mức báo động và khó kiểm sốt.
- Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới một mặt đem lại
cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện nhanh chóng kịp thời, giá rẻ
và phù hợp với đại đa số cư dân việt nam hiện nay, còn tai nạn xe cơ giới ln
chiếm tỷ lệ cao trong các loại hình giao thông vận tải. Đất nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông, phải
đối mặt với những thiệt hại về người và của mà các chủ phương tiện và người
thiệt hại phải gánh chịu. Làm thế nào để khắc phục dược những thiệt hại và
nâng cao trách hniệm của các chủ phương tiện. Như vậy nghiệp vụ bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời đã đáp ứng nhu cầu của toàn
xã hội và cũng là điều mong muốn thiết tha của các chủ phương tiện.
- Nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện xe cơ giới, bảo vệ
quyền lợi của nạn nhân HĐBT đã ban hành nghị định 30/HĐBT ngày 10 tháng
3 năm 1988 về việc quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Chính phủ ban hành nghị định
115/NĐ/CP ngày 17 tháng 12 năm 1997 (thay thế Nghị định số 30/HĐBT của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các văn bản hướng dẫn thi hành), trong đó
quy định rõ chủ xe cơ giới, kể cả chủ xe là người nước ngồi có giấy phép lưu
hành xe trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm của
chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Sở dĩ Nhà nước ta quy định tính bắt buộc của nghiệp vụ này là do:
+ Thứ nhất: Đó là nhằm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của những người

bị thiệt hại do lỗi của các chủ phương tiện gây ra, đồng thời cũng là bảo vệ lợi
ích của tồn xã hội.
+ Thứ hai: Việc quy định bắt buộc còn nâng cao trách nhiệm trong việc điều
khiển xe, giúp cho các cơ quan quản lý số lượng đầu xe đang lưu hành và thống
10
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

kê đầy đủ các vụ tai nạn, cũng như những nguyên nhân của nó để có các biện
pháp đề phịng và hạn chế tổn thất một cách có hiệu quả.
+ Thứ ba: Tính bắt buộc còn xuất phát từ việc thi hành nghiêm túc những
quy định của pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự chủ yếu là nghĩa vụ bồi
thường đã được quy định trong bộ luật dân sự, thể hiện sự cơng minh và cơng
bằng của pháp luật.
Chính vì vậy mà sự cần thiết của Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ
giới được triền khai rộng rãi và buộc người dân phải tuân thủ.
1.1.2.3. Tác dụng của Bảo hiểm BB TNDS của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là một vấn đề mang tính xã
hội sâu sắc, việc tham gia bảo hiểm khơng chỉ là quyền lợi mà cịn là trách
nhiệm của mỗi chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông. Đây là hình thức bắt
buộc theo luật định đối với tất cả các loại xe chạy trên đường bộ bằng động cơ
của chính nó (trừ xe đạp điện).
Trong cộng đồng, mỗi các nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình. Khi một người gây
thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của bản thân thì phải chịu trách nhiệm
trước những thiệt hại đó. Vì vậy, sự bắt buộc trong bảo hiểm TNDS của chủ xe

cơ giới là một tất yếu và được xuất phát qua những lý do sau:
- Thứ nhất, cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta đang
trên đà phát triền kéo theo đó là sự tăng tiến khơng ngừng của các loại phương
tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, điều kiện đường xã, điều kiện kỹ thuật
của xe máy và ý thức chấp hành pháp luật của người dân cịn chưa cao như hiện
nay thì tai nạn giao thơng vẫn thường xuyên xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
- Thứ hai, xuất phát từ mong muốn của bản thân các chủ xe là mong muốn
có một sự bảo đảm về mặt tài chính để giải quyết được các hậu quả do tai nạn
giao thơng gây ra từ đó giảm bớt về mặt tài chính cho bản thân.
- Thứ ba, khi xảy ra tai nạn, trên thực tế nhiều trường hợp khó xác định lỗi
thuộc về bên nào, mức độ lỗi chính xác của các bên. Do vậy, để giải quyết một

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

11


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cách đúng đắn cần phải có thời gian để điều tra, xem xét, trong thời gian đó
những thiệt hại về vật chất và tinh thần cần phải được bù đắp một cách kịp
thời cho người bị thiệt hại, chính vì vậy việc thực hiện bắt buộc này sẽ giúp
cho các bên trong vụ tai nạn được đền bù ngay trong thời gian chờ cơ quan
chức năng giải quyết.
- Thứ tư, trong nhiều trường hợp người gây tai nạn bỏ trốn hay không đủ
khả năng tài chính để bồi thường cho nạn nhân thì việc bồi thường là không thể
thực hiện được.
- Thứ năm, việc thực hiện bắt buộc sẽ giúp các cơ quan chức năng quản lý

tốt các đầu xe lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, thống kê đầy đủ số vụ tai nạn
đã xẩy ra và nguyên nhân của nó, từ đó có biện pháp đề phịng và hạn chế tổn
thất cho phù hợp.
Có thể nói tiến hành Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là một việc
làm có ý nghĩa nhân đạo cao cả, nhằm mục địch khắc phục những khó khăn của
các bên tham gia giao thơng khi không may xảy ra tai nạn, đồng thời cũng nhờ
đó mà nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm cảu các chủ xe và lái xe, thúc đẩy
việc thực hiện nghiêm chỉnh luật an tồn giao thơng, tăng cường cơng tác phịng
ngừa, hạn chế rủi ro từ đó mang lại sự an tồn cho xã hội.
1.1.2.4. Cơ sở hình thành tính bắt buộc
- Phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ, được sử
dụng rộng rãi. Ưu điểm của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mang
tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, linh hoạt, phục vụ và đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm thì điều
khiển phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra
TNGT.
- Việc giải quyết hậu quả TNGT là vấn đề phức tạp, phát sinh tranh chấp kép
dài. Trong thực tế sẽ xảy ra những trường hợp: Lái xe bị thương hoặc bị chết
sau vụ tai nạn mà việc bồi thường hầu hết do lái xe gánh chịu nên bên cạnh
việc khắc phục hậu quả tai nạn do chính mình, chủ xe (lái xe) khó có khả năng
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

12


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

chi trả đồng thời cho người bị hại; Có những trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ

trốn để tránh trách nhiệm vì khả năng tài chính của họ trước mắt cũng như lâu
dài khơng đủ khả năng bồi thường, vì thế lợi ích của người bị hại trong TNGT
khó có thể được bảo đảm, gặp khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.
Từ những lý do nêu trên, nếu khơng có biện pháp thích hợp thì TNGT ln là
gánh nặng cho xã hội. Cần phải có những biện pháp tích cực nhằm đảm bảo cho
người bị TNGT ổn định về tài chính và khắc phục hậu quả. Vì vậy, tham gia
bảo hiểm bắt buộc TNDS để xây dựng một quỹ bảo hiểm để có thể giải quyết
khắc phục hậu quả các vụ TNGT, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị hại,
ổn định tài chính cho chủ xe là việc cần thiết và đáp ứng yêu cầu phát triển của
đời sống, xã hội.
Việc bắt buộc chủ xe cơ giới mua bảo hiểm TNDS là phù hợp với cơ chế thị
trường. Đây là một chủ trường, chính sách đúng đắn phù hợp với bước đi của
nền kinh tế nước ta hiện nay, bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại trong
những vụ TNGT, đồng thời góp phần thực hiện tốt kỷ cương xã hội.
1.2.

Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân

sự của chủ xe cơ giới
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay
đại diện cho một tập thể. Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách
nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái
xe. Như vậy, đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
TNDS của chủ xe cơ giới trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng
của chủ xe hay lái xe khi xe lưu hành gây tai nạn.
Chủ xe là người sở hữu xe, là người đứng tên trong giấy đăng ký xe,
trong giấy phép lưu hành. Chủ xe có thể là người trực tiếp điều khiển xe nhưng
cũng có thể là người được chủ xe giao quyền sử dụng như những người làm
công ăn lương theo hợp đồng thuê mướn. Đối tượng được bảo hiểm không được


SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

13


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

xác định trước, chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS
của chủ xe thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.
 Bên thứ ba trong Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là những
người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:
o Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe
o Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…
o Hành khách, những người có mặt trên xe
o Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên
Trong Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, khi xảy ra tai nạn gây
thiệt hại cho người thứ ba thì người được Cơng ty Bảo hiểm bồi thường chính là
chủ xe hoặc người đại diện cho chủ xe được pháp luật công nhận.
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm
1.2.2.1.

Phạm vi bảo hiểm

Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường
trước được gây tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Cụ thể, các thiệt hại
nằm trong phạm vi trách nhiệm của Công ty bảo hiểm bao gồm:
o Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khỏe của bên thứ ba

o Thiệt hại về tài sản, hàng hóa… của bên thứ ba
o Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc làm giảm
thu nhập
o Các chi phí cần thiết, hợp lý khác để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa,
hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm
o Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người tham gia cứu
chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
1.2.2.2. Loại trừ bảo hiểm
Theo thông tư 22/2016/TT-BTC, điều 12, loại trừ Bảo hiểm BB TNDS:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe, lái xe
cơ giới
SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

14


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Lái xe khơng có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp
đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái có thời hạn hoặc khơng thời hạn thì được coi
là khơng có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá thương mại, thiệt hại gắn
liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cấp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại

giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Những điểm loại trừ trên sẽ không được Công ty bảo hiểm bồi thường và sẽ
từ chối bồi thường.
1.2.3. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm
1.2.3.1.Số tiền bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho
người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Số tiền bảo
hiểm là giới hạn cao nhất mà Công ty bảo hiểm thay mặt chủ xe bồi thường cho
phía nạn nhân hay bồi hồn cho chủ xe (trong trường hợp chủ xe trực tiếp bồi
thường cho người bị nạn), đồng thời đây cũng là căn cứ để việc bồi thường
được khách quan, tránh việc bồi thường sai sót, tùy tiện.
Theo Thơng tư 22/2016/TT-BTC, mức trách nhiệm bảo hiểm là số
tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể,
tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong
mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể:
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra
là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy
kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

15


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mooc và sơ mi rơmooc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ
giới dành cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã quy định mức trách nhiệm tối thiểu bắt buộc
cho mọi chủ xe, trách nhiệm được định ra về người và tài sản là hồn tồn độc
lập với nhau và được tính riêng cho từng vụ tai nạn, khơng cộng dồn hay tính
bù trừ giữa trách nhiệm về tài sản và về người. Mặt khác, Công ty bảo hiểm
cũng không bồi thường vượt quá hạn mức trách nhiệm cho từng vụ.
1.2.3.2. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh
nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Mức phí
bảo hiểm cho từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm
theo Thông tư 22/2016/TT-BTC.
Khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới các
Cơng ty bảo hiểm áp dụng biểu phí mà Bộ Tài chính đưa ra, các Cơng ty cạnh
tranh với nhau thơng qua chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng hay các điều
kiện bổ sung…
Phương pháp tính phí:
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới theo số lượng chỗ ngồi,
theo lĩnh vực hoạt động, theo trọng tấn. Mặt khác các phương tiện khác nhau về
loại xe, hiệu xe có xác suất gây tai nạn khác nhau thì phí bảo hiểm được tính
riêng cho từng loại phương tiện. Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện,
với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là:
P=f+d

Trong đó:

P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f – Phí thuần


SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

16


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
d – Phụ phí (được quy định là tỷ lệ phần
trăm nhất định so với tổng phí)

- Phí thuần được xác định theo cơng thức:

f=

∑𝑛
𝑖=1 𝑆𝑖 𝑇𝑖
∑𝑛
𝑖=1 𝐶𝑖

Trong đó:
Si: là số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới được bảo
hiểm bồi thường trong năm i
Ti: là số tiền bồi thường bình quân một vụ tai nạn trong năm i
Ci: là số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i
n: số năm thống kê
Đây là cách tính phí bảo hiểm cho các phương tiện thơng dụng trên cơ sở
quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn
hơn như xe kéo rơ-mooc, xe chở hàng nặng… thì tính thêm tỷ lệ phụ phý so với

mức phí cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay, thường cộng thêm 30% mức phí cơ bản.
- Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm), thời gian tham
gia bảo hiểm được tính trịn tháng, và phí bảo hiểm được xác định như sau:
Phí bảo hiểm phải nộp =

𝐏𝐡í 𝐛ả𝐨 𝐡𝐢ể𝐦 𝐧ă𝐦 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐥𝐨ạ𝐢 𝐱𝐞 𝐜ơ 𝐠𝐢ớ𝐢
𝟑𝟔𝟓 (𝐧𝐠à𝐲)

x Thời hạn

được

bảo

hiểm
(ngày)
Thanh tốn phí bảo hiểm:
Việc thanh tốn phí bảo hiểm hoặc cam kết thanh tốn phí bảo hiểm được
thực hiện như sau:
+ Trường hợp phí bảo hiểm dưới 50 triệu đồng: Chủ xe cơ giới thanh toán 01
lần tại thời điểm cấp GCNBH.

SV: Lều Thị Ngọc Trâm – CQ 54/03.02

17


×