Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận cuối khóa CBQL nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trƣờng mẫu giáo hoa hồng thị xã tân uyên, tỉnh bình dƣơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.25 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************
TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THỊ XÃ TÂN UYÊN
TỈNH BÌNH DƢƠNG NĂM 2020
TÊN TIỂU LUẬN:
NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG MẪU GIÁO HOA HỒNG THỊ XÃ TÂN UYÊN,
TỈNH BÌNH DƢƠNG.

Họ và tên học viên: Bùi Thị Ngọc Thắm
Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Hoa Hồng
Tân Uyên, tháng 11 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cơ
Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn cho
lớp học chúng tơi trong suốt một q trình học tập.
Tơi chân thành cảm ơn q thầy, cơ đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời
gian học tập vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ
là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu để tơi áp
dụng vào công việc một cách vững chắc và tự tin.………….………………………
Một lần nữa tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Trường MG Hoa Hồng và các thầy, cơ
Phịng GD Thị xã Tân Un đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp học này. Tơi
xin kính chúc q thầy, cơ ln dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao
quý. Đồng kính chúc các thầy, cơ Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí
Minh ln dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Tân Uyên, ngày 04 tháng 11 năm 2020


Ngƣời thực hiện tiểu luận

Bùi Thị Ngọc Thắm

2


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………...4
1.1. Lý do pháp lý…………………………………………………………………….4
1.2. Lý do lý luận……………………………………………………………………..4
1.2.1. Khái niệm về nhóm…………………………………………………………….4
1.2.2. Các nguyên tắc làm việc nhóm………………………………………………… 5
1.2.3. Các kỹ năng làm việc nhóm……………………………………………………5
1.3. Lý do thực tiễn……………………………………………………………………7
2. Phân tích tình hình thực tế về vấn đề Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ
giáo viên Trường Mẫu giáo Hoa Hồng Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương…………7
2.1. Giới thiệu khái quát về trường Mẫu giáo Hoa Hồng: ………………………........7
2.2. Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm (tổ chun mơn) trường Mẫu giáo Hoa
Hồng: …………………………………………………………………………………9
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vấn đề làm việc nhóm
cho đội ngũ giáo viên Trường Mẫu giáo Hoa Hồng Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình
Dương………………………………………………………………….. …………….9
2.3.1. Những điểm mạnh……………………………………………………………. .9
2.3.2. Những điểm yếu………………………………………………………………10
2.3.3. Những cơ hội………………………………………………………………….10
2.3.4. Những thách thức……………………………………………………………...10
2.4. Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm và bài học kinh nghiệm….10
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được………………………………………………….10
2.4.2. Những vấn đề còn tồn đọng……………………………………………………11

3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên
Trường Mẫu giáo Hoa Hồng Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, từ tháng 9/2020 đến
tháng 8/2021 ……………………………………………………………………….12
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận……………………………………………………………………….... .14
4.2. Kiến nghị ……………………………………………………………………….15

3


BÀI LÀM
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do pháp lý
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, dù làm bất cứ việc gì từ dễ đến khó
cũng cần phải có sự thống nhất, đồng lịng và đồn kết của một tập thể, một tổ chức
thì mới đạt được kết quả cao. Chính vì vậy, trong mỗi năm học nhà trường luôn căn
cứ vào Điều lệ trường mầm non và ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn, phân
công nhiệm vụ cho từng thành viên cụ thể, rõ ràng để cùng nhau phối hợp và làm việc
đem lại thành tích tốt cho các tổ và cho nhà trường.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng nhà trường được quy
định tại thông tư số 44/2010/TT – BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ giáo dục và Đào
tạo về việc sữa đổi, bổ sung một số điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo quyết
định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/8/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành điều lệ Trường mầm non.
Căn cứ vào công văn số 537 /PGDĐT – TCCB ngày 24 tháng 9 năm 2014 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Uyên về việc hướng dẫn thành lập tổ khối
trong nhà trường:
 Quyết định số 16/QĐ-MGH.Hg về việc phân công tổ trưởng tổ văn phòng của
Trường mẫu giáo Hoa Hồng
 Quyết định số 17/QĐ-MGH.Hg về việc phân công tổ trưởng tổ nuôi của Trường

mẫu giáo Hoa Hồng
 Quyết định số 18/QĐ-MGH.Hg về việc phân công tổ trưởng tổ lá của Trường
mẫu giáo Hoa Hồng
 Quyết định số 19/QĐ-MGH.Hg về việc phân công tổ trưởng tổ chồi của Trường
mẫu giáo Hoa Hồng
1.2. Lý do lý luận
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cứ nghĩ rằng làm việc theo tính lơgic, khoa học
để tiết kiệm thời gian thì sẽ nâng cao hiệu quả cơng việc, nhưng thật ra dù có làm việc
khoa học mà chúng ta khơng có sự thống nhất một số nội dung hoặc công việc cụ thể
cũng là một phần hạn chế của kết quả. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm cũng góp phần
quan trọng trong ngành giáo dục nói chung và trong xã hội nói riêng, giúp cho cơng
việc đạt kết quả tốt hơn. Làm việc nhóm khơng đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều
người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý, mà làm
việc nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng
cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế, các thành viên trong
nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm, đồng thời cũng cần có sự phụ
thuộc vào thơng tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
1.2.1. Khái niệm về nhóm
Theo Marrivin Shaw: Nhóm là cộng đồng từ hai người trở lên. Giữa họ có sự
tương tác ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong một thòi gian nhất định và trong quá trình
4


hoạt động chung.
Theo Davit G-Myers: Nhóm là tập hợp các thành viên có nhu cầu cần thiết phải
gặp gỡ nhau trong một thời gian, cùng chung một mục đích.
Theo A.v. Pêtrốpxki (Nhà tâm lý học Nga): Nhóm là một cộng động người thống
nhất với nhau, có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và mối quan hệ giao
tiếp giữa họ.
Theo các nhà tâm lý học: Tập thể nhóm chính thức tổ chức cao, thống nhất, thực

hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội.
Từ một số định nghĩa trên có thể nói rằng:
Nhóm là một tập hợp gồm hai người trở lên, cùng thực hiện mục đích do nhóm đề
xướng.
1.2.2. Các ngun tắc làm việc nhóm
 Nguyên tắc phân công và tổ chức công việc trong nhóm: Đảm bảo nguyên tắc tập
trung dân chủ trong quản lý và làm việc nhóm. Phân cơng nhiệm vụ phù hợp, phát huy
tối đa năng lực tiềm tàng và vai trị của mỗi cá nhân trong nhóm. Xác định rõ trách
nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong nhóm. Phát huy tốt vai trị của trưởng
nhóm. Đảm bảo cơng bằng, dân chủ trong phân phối quyền lợi của các thành viên.
Phân công và tổ chức công việc luôn hướng tới mục tiêu của nhóm
 Nguyên tắc giao tiếp ứng xử trong nhóm
 Tơn trọng lẫn nhau: Trong nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong
công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Tạo
sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Bên cạnh đó các thành viên cần
tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và
xem thường các thành viên khác.
 Biết lắng nghe: Khi đã cùng là thành viên của một nhóm bạn cần biết tôn trọng
và lắng nghe ý kiến của người khác. Bởi khơng ai hồn hảo cả, những ý kiến có hay
tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót, chúng ta nên lắng nghe ý kiến đóng góp để ý
tưởng được hoàn thiện hơn.
 Tạo sự đồng thuận: Để mọi thành viên của nhóm thống nhất về việc nhắm tới
các mục tiêu và bàn định các biện pháp thực hiện. Để đạt được những kết quả cao
nhất, các mục tiêu còn phải được thử thách bằng cách kết hợp giữa những mục tiêu
chung và mục tiêu riêng.
 Chia sẽ trách nhiệm và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một trong những
nguyên tắc quan trọng của một nhóm làm việc. Vì khi làm việc đơn lẻ khó có thể thực
hiện tốt nhiệm vụ chung của nhóm, vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnh nào đó
của cơng việc chung, khi hợp tác sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp và đạt kết quả cao.
1.2.3. Các kỹ năng làm việc nhóm

 Tổ chức nhóm
Để có một nhóm làm việc hiệu quả thì cần phải: Xác định mục tiêu, quyền hạn và
khoảng thời gian tồn tại của nhóm; xác định vai trị và trách nhiệm của nhóm. Quy mơ
nhóm: Cần bao nhiêu người để tạo thành một nhóm? Dù nhóm bao nhiêu người thì
cũng phải cố gắng đảm bảo các vai trị của mỗi thành viên trong nhóm. Phải phân
cơng vai trị, nhiệm vụ cụ thể để chun mơn hóa các khâu, phát huy ưu điểm của
5


từng cá nhân để nhóm làm việc tốt và mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch mang lại
hiệu quả trong tổ chức nhóm.
 Xây dựng kế hoạch làm việc nhóm
Cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như: mục tiêu rõ ràng, các công việc cần làm để
đạt mục tiêu cần xác định rõ, phân công thành viên và thời gian phân phối phù hợp,
cách thức tiến hành hợp lý. Về nội dung cần xác định: mục tiêu cần đạt là gì? Cần làm
các việc gì để đạt mục tiêu? Tại sao? Làm việc đó ở đâu? Làm việc đó khi nào? Việc
đó ai phụ trách, ai tham gia, phối hợp với ai? Làm việc đó như thế nào?
Kế hoạch nhóm phải được cả nhóm xây dựng và thống nhất thực hiện. Khi đã thống
nhất, mọi người phải quyết tâm triển khai và thực hiện. có vấn đề phát sinh cần hội ý
nhóm để điều chỉnh hay xử lý
 Họp nhóm
Thảo luận nhóm đem lại thơng tin phản hồi, vì nhóm nêu ra thắc mắc, khó khăn,
triển khai thêm ý kiến. Đáp ứng khát vọng của mỗi người được tham gia đóng góp vào
cơng việc chung, được tham gia đóng góp phát biểu ý kiến, đề xuất, nhóm viên sẵn
sàng bước tới hành động hơn để tìm biện pháp cụ thể thì kết quả tốt hơn nhiều.
 Thơng tin trong nhóm
Truyền thơng là huyết mạch của sinh hoạt nhóm và quyết định sự thành cơng hay
thất bại của nhóm.
 Giải quyết các vấn đề phát sinh trong làm việc nhóm
Xung đột là mâu thuẫn giữa nhiều người khi phải giải quyết một vấn đề xã hội hoặc

cá nhân nào đó.
 Đánh giá kết quả làm việc nhóm
Xây dựng chuẩn đánh giá: Dựa vào tiêu chuẩn công việc và kế hoạch làm việc của
nhóm. Đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa vào đánh giá chung hoạt động của
nhóm, vai trị lãnh đạo nhóm của trưởng nhóm và đánh giá từng thành viên trong
nhóm.
Qua một số khái niệm và ngun tắc làm việc nhóm tơi thấy được vai trị và ý
nghĩa của kỹ năng làm việc nhóm đó là giúp giảm áp lực cho mỗi thành viên trong
nhóm, giúp họ có cảm giác thoải mái, khơng bị căng thẳng như khi phải làm việc một
mình.
Làm việc theo nhóm sẽ tập trung được khả năng của nhiều người, giúp họ bổ
sung các khiếm khuyết cho nhau để hoàn thành cơng việc tốt hơn.
Làm việc nhóm cịn có nghĩa là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để
phát huy tốt nhất tiềm năng của từng người. Sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên sẽ
tạo ra được nhiều giá trị hơn so với việc tận dụng sức mạnh của từng người riêng lẻ
mà thiếu đi sự liên kết.
Một trong những lợi ích của làm việc nhóm lớn nhất mà ta khơng thể khơng nhắc
tới đó là nguồn cảm hứng và các ý tưởng sáng tạo được tạo ra từ kết quả của các cuộc
thảo luận nhóm. Từ đó cho thấy, tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm thể hiện
rất rõ ràng. Khi một ý tưởng hay được đưa ra từ một người thì đó vẫn là một viên
ngọc thơ mang đậm tính cá nhân. Nhưng nếu có sự hợp tác của các thành viên cịn lại
cùng nhau mài giũa, góp ý, chỉnh sửa thì kết quả cuối cùng mới là một viên ngọc sáng
thật sự.
Và khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, khơng chấp nhất
những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu thuẫn… Hãy
6


luôn nhớ rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hịn núi cao”. Đồn
kết, biết san sẻ với nhau sẽ giúp các bạn giành được thành công.

1.3. Lý do thực tiễn
Mỗi con người chúng ta là một thành phần trong xã hội, điều đó có nghĩa là chúng
ta khơng thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình
với một nhóm cơ bản nhất định đó là “Gia đình”. Khi lớn lên, chúng ta lại là thành
viên của những nhóm bạn học tập, nhóm đồng nghiệp…
Bản thân mỗi chúng ta với năng lực và tính cách riêng biệt, nên sẽ có những ảnh
hưởng khác nhau lên một tập thể hoặc một nhóm, song song đó cũng chịu những tác
động của những người xung quanh cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn
thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá
nhân, thu thập những kiến thức, kinh nghiệm riêng cho bản thân, đồng thời góp phần
vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho nhóm, tập thể và
cộng đồng trong xã hội.
Trường mẫu giáo Hoa Hồng của tôi đang công tác có tất cả 22 cán bộ giáo viên,
cơng nhân viên. Và chia làm 4 tổ nhóm: Tổ văn phịng, tổ nuôi, tổ khối lá và tổ khối
chồi. Do đa phần giáo viên, công nhân viên của trường lớn tuổi, giáo viên trẻ thì ít, mà
có con nhỏ và thai sản nên kết quả làm việc nhóm cịn nhiều lúng túng và chưa phân
công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng trong tổ nhóm, Do đó các phong trào thanh kiểm tra
trong năm qua còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên ngại thay đổi, chưa thể hiện hết
khả năng và trách nhiệm của mình, ln bảo vệ ý kiến cá nhân, chưa hết mình vì tập
thể. Đó là một số ngun nhân làm ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm tại đơn vị
trong thời gian qua. Vì vậy, khi học qua chuyên đề 18 “Kỹ năng làm việc nhóm” trong
chương trình của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Giáo dục tại Tân Uyên, tôi rất tâm đắc
nên tôi chọn chuyên đề này để thực hiện nghiên cứu đề tài “Nâng cao kỹ năng làm
việc nhóm cho đội ngũ giáo viên Trƣờng Mẫu giáo Hoa Hồng Thị xã Tân Uyên,
Tỉnh Bình Dƣơng.” mà tơi đang cơng tác. Để giúp cho các tổ nhóm làm việc tốt hơn
và đạt kết quả tốt hơn trong những năm học tới
2. Phân tích tình hình thực tế về vấn đề Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội
ngũ giáo viên Trƣờng Mẫu giáo Hoa Hồng Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dƣơng
2.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Mẫu giáo Hoa Hồng:
Trường Mẫu giáo Hoa Hồng đóng trên địa bàn Phường Thái Hịa, TX Tân Uyên,

Tỉnh Bình Dương được thành lập từ năm 1997 cho đến nay. Trải qua nhiều năm xây
dựng và sữa chữa, đến tháng 4 năm 2013 trường bắt đầu tổ chức cho trẻ học bán trú có
196 trẻ tại đểm chính gồm 4 nhóm lớp, cịn 3 điểm lẻ có 4 nhóm lớp vẫn học 1 buổi.
Từ năm học 2014-2015 trường được sữa chữa tổ chức cho trẻ học bán trú, nhưng
do điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng nhu cầu tổ chức bán trú nên xóa bỏ 2 cơ sở
điểm lẻ, với số trẻ 258 của 8 nhóm lớp ở 2 cơ sở (1 điểm chính và 1 điểm lẻ). Năm
học 2014-2015 cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang, sạch đẹp với đầy đủ
trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo cho cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ.
Do phường Thái Hịa là một khu cụm cơng nghiệp đang phát triển, và là khu vực có
số dân nhập cư đơng, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu phục vụ đời sống nhân
7


dân ngày càng tăng và nhà trường luôn được sự quan tâm của cấp trên đã đầu tư cho
trường một số trang thiết bị dạy và học tiên tiến để giúp phát triển nền giáo dục một
cách tốt hơn.
Bên cạnh đó, từ năm học 2018-2019 đến nay, trường mới được khởi công xây dựng
trên nền đất của cơ sở 2, và cơ sở 2 bị xóa bỏ nên trường chỉ cịn 1 cơ sở chính với 5
nhóm lớp.
Trong năm học 2020-2021, trường Mẫu Giáo hoa hồng có diện tích 1,971m2, với 05
lớp có 147 trẻ, (khối chồi 2 lớp, khối lá 3 lớp)
Tổng số 22 người; trong đó: Cán bộ quản lý: 02, Giáo viên: 10, cấp dưỡng: 05,
phục vụ: 01. Trình độ chun mơn: Thạc sĩ: 01; Đại học: 07; cao đẳng: 04; trung cấp:
01; trung học phổ thông: 09.
Đảng viên: 07. Trình độ chính trị: Trung cấp 02, Sơ cấp 01, chiếm 31,81% tổng số
cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các chức vụ Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đồn, Tổ
trưởng Tổ chun mơn, bí thư đồn thanh niên đều do các đồng chí đảng viên đảm
nhiệm. Vì vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ đối với các mặt công tác trong
nhà trường luôn đồng bộ, thống nhất và thuận lợi.

Về cơ sở vật chất trường có 05 phịng học và 1 văn phịng, 1 nhà bếp, 1 nhà vệ sinh.
Trường có hàng rào, nhưng khn viên trường nhỏ, mà nhiều loại đồ chơi ngoài trời
chiếm một phần diện tích, nên các lớp chia thay phiên nhau tham gia hoạt động ngoài
trời.
* Đặc điểm nổi bật của trƣờng:
 Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 100%.
 Trường Mẫu giáo Hoa Hồng tuy có số lượng giáo viên ít, tuy nhiên tham gia tốt các
phong trào và có nhiều thành tích nổi bật
+ Giải nhất hội thi “Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm
2020.
+ Nhiều năm liền tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
+ Cơng đồn đạt vững mạnh…………………………………………………
+ Chi bộ hồn thành xuất sắc nhiệm vụ……………………………………….
+ 4/10 giáo viên dạy giỏi cấp thị xã.
+ Tham gia hội thi bé vui khúc hát dân ca do phòng giáo dục thị xã tổ chức: đạt giải
nhì
+ Các hội thi của trẻ như: Búp bê xinh ngoan đạt giải khuyến khích, erobic mầm
non đạt giải khuyến khích, hội thi nét vẽ tuổi thơ đạt giải 3 do nhà văn hóa thiếu nhi
thị xã tổ chức……………………………………………………………………………
Từ những kết quả trong những năm qua cho thấy sự nổ lực của tập thể giáo viên
trong đơn vị là vơ cùng đáng kể, số lượng tuy ít, tuy nhiên tập thể đã đi vào nề nếp,
đồng thời luôn cố gắng hăng hái, năng nổ trong các phong trào của trường, của ngành,
đòi hỏi người quản lý phải thay đổi cách lãnh đạo để xây dựng một tập thể phát triển
vượt trội hơn nữa so với hiện tại.

8


2.2. Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm (tổ chuyên môn) trƣờng Mẫu giáo Hoa
Hồng:

Trong những năm gần đây, nhà trường thực hiện việc giảng dạy theo chương trình
giáo dục mầm non mới và thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm”. Qua đó, địi hỏi giáo viên phải nổ lực học hỏi, tìm tịi, chia sẻ kinh
nghiệm với đồng nghiệp. Vì vậy, giáo viên cần phải trao đổi, thảo luận đóng góp ý
kiến nên rất cần hoạt động nhóm, để xây dựng kỹ năng làm việc nhóm nhưng thật sự
chưa đạt kết quả cao.
Tình huống 1: Để chuẩn bị cho cuộc thi “Tiếng hát dân ca trò chơi dân gian cấp thị
xã” Cơ H có ý kiến là sẽ cùng nhau cải biên một bài hát để hát cho phù hợp với nội
dung cuộc thi. Nhưng cơ M thì khơng thích hát, nên cô M ý kiến là sẽ sáng tác một bài
vè dễ hơn cải biên bài hát. Vậy là trong cuộc họp có 2 ý kiến trái chiều nhau. Nhưng
cơ nào cũng muốn làm theo ý của mình. Do mỗi người có sở trường khác nhau, sở
thích khác nhau nên bất đồng quan điểm ngay từ khi mới bắt đầu.
Tình huống 2: Để chuẩn bị cho đánh giá 5 năm cuộc thi xây dựng trường mầm
non lấy trẻ làm trung tâm. Hiệu phó chun mơn biết năng lực, sở trường của các giáo
viên mỗi người như thế nào mà phân công nhiệm vụ. Cô T và cô A được phân vẽ
tranh trang trí khu vườn cảm xúc cho trường là khu vực trong mát. Còn những giáo
viên khác tham gia trồng cây, trang trí xung quanh khn viên trường thì lại làm việc
ngồi nắng nên so bì với nhau, tại sao cô T và cô A làm việc trong mát mà những cơ
cịn lại phải làm ngồi nắng.
Tình huống 3: Để chuẩn bị cho cơng tác Đại hội cơng đồn là tất cả thành viên
trong ban chấp hành phải hỗ trợ nhau làm báo cáo, phương hướng,…Nhưng có một
thành viên trong ban chấp hành khơng có trách nhiệm, thờ ơ, chỉ làm đúng nhiệm vụ
của mình mà khơng hỗ trợ những phần khác, trong khi ngày Đại hội đã tới nhưng vẫn
chưa hồn thành xong văn kiện đại hội Cơng đồn.
Qua các tình huống trên đã xảy ra thì có những tình huống cũng hồn thành nhiệm
vụ nhưng cũng cịn nhiều mặt thiếu sót và hạn chế, qua đó tơi thấy kỹ năng làm việc
nhóm, phân cơng nhiệm vụ chưa cụ thể rõ ràng, một số cá nhân chưa thật sự nhiệt tình
với trách nhiệm cơng việc. Cịn đùng đẩy trách nhiệm cho nhau mà chưa thật sự phối
hợp cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vấn đề làm việc

nhóm cho đội ngũ giáo viên Trƣờng Mẫu giáo Hoa Hồng Thị xã Tân Uyên, Tỉnh
Bình Dƣơng
2.3.1. Những điểm mạnh
 Do nhà trường chỉ có 22 cán bộ, giáo viên và cơng nhân viên nên rất đồn kết trong
nội bộ, luôn thống nhất ý kiến chỉ đạo cấp trên và luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ
được phân công.
 Đội ngũ giáo viên trẻ năng nổ, nhiệt tình, ln tìm tịi và học hỏi nâng cao kiến
thức, sáng tạo trong cơng việc, một số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm trong cơng
tác
 Ban giám hiệu nhà trường có sự phối hợp trao đổi nhau về phân công biên chế đầu
năm đúng người đúng việc theo đúng năng lực, chức trách, nhiệm vụ của từng thành
9


viên. Phân cơng tổ nhóm hợp lý, để các thành viên trong tổ có điều kiện phối hợp tốt
với nhau trong cơng tác làm việc nhóm.
2.3.2. Những điểm yếu
 Đa số giáo viên trẻ còn rụt rè, nể nang, e ngại khơng góp ý thẳng thắn trong các
cuộc họp và ngại đưa ra các ý kiến khi làm việc nhóm.
 Tổ khối trưởng trẻ tuổi nên phân công nhiệm vụ cho tổ nhóm đơi lúc cịn nể nang,
tình cảm với giáo viên lớn tuổi, nên khó phát huy hết sự tích cực, trách nhiệm của một
số thành viên đơi lúc làm ảnh hưởng tới tổ nhóm trong cơng việc
 Việc bố trí sắp xếp thời gian làm việc nhóm đơi lúc không phù hợp, làm ảnh hưởng
đến thời gian nghỉ của các thành viên nên đôi lúc không mang lại hiệu quả cao trong
công việc.
 Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ cũng làm ảnh hưởng đến việc sáng tạo và
tích cực trong việc dạy và học của một số tổ nhóm.
2.3.3. Những cơ hội
 Nhà trường ln được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Phòng giáo dục
đào tạo Thị xã Tân Uyên. Sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể cũng tạo cho nhà

trường hồn thành tốt các nhiệm vụ.
 Phụ huynh có sự quan tâm với giáo viên và công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phụ
huynh cũng tham gia nhiệt tình cùng trẻ vào các lễ hội và đóng góp ủng hộ nhà trường
tổ chức các lễ hội cho trẻ.
 Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề và yêu thương trẻ, năng động và sáng tạo trong
cơng tác, đồn kết nội bộ trong nhà trường.
 Tất cả giáo viên đều đạt trình độ chuẩn 100%.
2.3.4. Những thách thức
 Cơ sở vật chất của trường cịn một vài hạn chế, diện tích trường cịn hẹp, chưa có
đầy đủ các phịng như âm nhạc, phòng thể chất cho trẻ tham gia các hoạt động.
 Do trường nằm trên phường Thái Hịa có nhiều khu công nghiệp, nên đa số phụ
huynh là công nhân sáng đi làm sớm, chiều về muộn nên ít quan tâm đến việc học của
con em.
2.4. Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm và bài học kinh nghiệm
Trong công tác quản lý hay trong bất cứ một tập thể nào chúng ta đều cần nắm
vững kỹ năng làm việc nhóm để giúp cho cơng tác quản lý và làm việc đạt mục tiêu đề
ra và đạt kết quả tốt hơn.
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
Tình huống: Khi muốn phân công cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ, là một người
quản lý tôi cần phải nắm rõ năng lực và sở trường của từng thành viên trong nhóm. Để
phân cơng cơng việc cụ thể cho từng thành viên, nếu phân công đúng năng lực và sở
trường thì cá nhân mới phát huy hết khả năng của mình và giúp cho nhóm đạt được
kết quả tốt trong cuộc thi. Ví dụ: Cơ H kể chuyện diễn cảm thu hút thì đảm nhận phần
kể chuyện, cơ T, M, O, P múa dẻo thì đảm nhận phần văn nghệ múa hát minh họa cho
câu chuyện them sinh động hơn. Giúp cho cuộc thi đạt kết quả tốt hơn.
10


Muốn làm việc nhóm đạt hiệu quả và tốt nhất thì cán bộ quản lý phải nắm rõ sở
trường và năng lực của từng thành viên, để phân công cho hợp lý, luôn lắng nghe ý

kiến của cá nhân trong tổ, phải tôn trọng lẫn nhau, cùng đưa ra một mục tiêu và cùng
hướng tới để đạt kết quả tốt hơn.
*Bài học kinh nghiệm:
 Nhận thức rõ vai trò, hiệu quả hoạt động của từng tổ nhóm cũng như tùng cá nhân
đối vói hoạt động mục tiêu chung của nhà trường.
 Là một cán bộ quản lý phải nắm rõ năng lực, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, đặc
điểm tính cách của các giáo viên trong trường đế có hướng xử lý phù hợp.
 Hiểu rõ vai trò, sức ảnh hưởng của các thành viên trong nhóm, đặc biệt phải biết
những thủ lĩnh của nhóm, phát huy tinh thần tích cực của người thủ lĩnh nhóm để đưa
tập thể đi lên.
 Cần có các kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp trong từng trường họp cụ thể
 Phải nắm bắt thơng tin một cách chính xác, kịp thời và có quan điểm khách quan,
dân chủ trong quản lý, giải quyết cơng việc.
2.4.2. Những vấn đề cịn tồn đọng
Tình huống: Trước ngày lễ hội trung thu Hiệu trưởng phân công cho cơ H dẫn
chương trình, nhưng đến ngày hiệu phó phân cơng thì là một cơ khác dẫn chương
trình. Nên khi nhận sự phân công cả 2 cô đều bỡ ngỡ về việc phân công lễ hội. Nên cô
T không có chuẩn bị tâm lý cho ngày lễ hội trung thu nên hơi bỡ ngỡ.
Do đôi lúc công việc nhiều nên ban giám hiệu chưa trao đổi và thống nhất với nhau
về một số quyết định trọng tâm. Nên làm cho người nhận nhiệm vụ phân công chưa
chuẩn bị tâm lý và hồn thành tốt cơng việc.
*Bài học kinh nghiệm:
Trước khi ra cuộc họp hay phân công một công việc gì đó cho cá nhân hoặc tập thể
thì ban giám hiệu cần trao đổi và thống nhất nhau, để có mục tiêu, phương hướng cụ
thể để tránh trường hợp mỗi người mỗi ý, sẽ làm cho cá nhân và tập thể khơng thống
nhất và hồn thành tốt nhiệm vụ phân công.

11



3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên
Trƣờng Mẫu giáo Hoa Hồng Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dƣơng, từ tháng
9/2020 đến tháng 8/2021
Xây dựng bảng kế hoạch hành động cụ thể theo các vấn đề như sau:
Nội dung
công việc

Mục tiêu Người
cần đạt thực hiện

Người/ Điều kiện Cách thức Dự kiến Biện pháp
đơn vị cần thiết thực hiện rủi ro/khó khắc phục
phối hợp
khăn

1. Xây dựng Giúp nhà
Hiệu
Phó hiệu
kế hoạch trường tổ trưởng
trưởng,
bồi dưỡng chức được
cơng
kỹ năng làm tốt cơng
đồn,
việc nhóm tác làm
đồn
việc
thanh niên
nhóm.
Có một

bản kế
hoac

2. Phổ biến
kế hoạch
đến tồn thể
GV trong
trường

Để tất cả
Hội đồng
nắm và
thực hiện
đúng kế
hoạch đã
xây dựng

Xây dựng
kế hoạch
trong
vịng 10
ngày.
Phương
tiện: Máy
vi tính

Hiệu
Kế hoạch
trưởng
q cao

nghiên cứu hoặc q
tài liệu về thấp so
việc xây với điều
dựng kỹ kiện của
năng nhóm
nhà
cho giáo trường.
viên.
Trao đổi
với phó
hiệu
trưởng,
cơng đồn
và đồn
thanh niên
xem kế
hoạch phù
hợp với
năng lực
của giáo
viên.
Hiệu Tất cả cán Bản kế Triển khai Giáo viên
trưởng bộ, giáo hoạch. trong cuộc và cơng
viên và Phịng họp họp Hội nhân viên
nhân viên
đồng
thống
nhất với
nội dung
kế hoạch

hay
không?

12

Điều
chỉnh lại
kế hoạch
cho phù
hợp

Đưa ra ý
kiến nếu
thuyết
phục sẽ
điều chỉnh
lại kế
hoạch cho
phù hợp
(Nếu có)


3. Tổ chức Giúp giáo Hiệu BGH nhà Kinh phí Mời giảng Mất điện
tập huấn về viên có trưởng chỉ trường, từ ngân viên về báo đột xuất,
kỹ năng làm kiến thức đạo cho
cơng
sách nhà cáo chun giáo viên
việc nhóm và ứng Phó hiệu đồn,
trường. đề. Giáo
khơng

cho tồn thể dụng kỹ trưởng
đoàn
Máy
viên thảo tham gia
GV
năng làm bồi dưỡng thanh
chiếu.
luận trao đầy đủ
việc nhóm cho giáo
niên, Phịng họp đổi, góp ý
vào trong
viên
Giảng
qua báo
cơng tác
viên
cáo để
giảng dạy
giảng viên
giải đáp
vấn đề.
4. Thành
Tổ có
Hiệu
Phó hiệu Căn cứ
Hiệu
Tập thể
lập (hoặc
trách
trưởng

trưởng, các quyết trưởng chủ không
kiện tồn nhiệm và
cơng định thành trì cuộc
thống
nhân sự,
quản lý
đồn,
lập tổ
họp
nhất với
nếu đã có các thành
thanh tra chun
nội dung
sẵn) các
viên.
mơn
họp
nhóm/tổ
chun mơn
trong nhà
trường
5. Triển Cho tất cả Hiệu Tất cả cán Bản kế Triển khai Giáo viên
khai các hội đồng trưởng bộ, giáo hoạch. trong cuộc và công
nhiệm vụ nắm và
viên và Phịng họp họp Hội nhân viên
cho các thực hiện
nhân viên
đồng
thống
nhóm/tổ tốt nhiệm

nhất với
làm việc vụ phân
nội dung
công
kế hoạch
hay
không?
6. Các
Giúp cho Tổ trưởng Tổ phó Xây dựng Tổ trưởng Yêu cầu
nhóm/tổ nhóm làm chun
kế hoạch nghiên cứu q cao
chun mơn việc hiệu
mơn
trong các tài liệu so với
xây dựng kế quả theo
vịng 3 về tổ chức điều kiện
hoạch làm kế hoạch
ngày
nhóm, các thực tế
việc của xây dựng
quyết định của tổ
mình

13

In tài liệu
cho tất cả
giáo viên,
vận động
giáo viên

sắp xếp
thời gian
tham gia
cho đầy
đủ
Hiệu
trưởng
phải đưa
ra những
tiêu chí
thuyết
phục

Hiệu
trưởng
phải đưa
ra những
tiêu chí
thuyết
phục
Điều
chỉnh lại
cho phù
hợp


7. Các Triển khai Tổ trưởng Tổ phó và Bản kế Họp tổ và Tập thể tổ Lấy ý kiến
nhóm/tổ
cho các
các thành hoạch. triển khai không

và xây
chuyên môn thành viên
viên
Địa điểm kế hoạch
thống dựng nếu
triển khai trong tổ
họp
nhất
hợp lý và
thực hiện kế
thuyết
hoạch làm
phục
việc của
mình
8. Đánh giá Thành
Hiệu Các thành Giấy Khen trước Có một
kết quả làm tích đạt trưởng, tổ viên trong khen,
tập thể và vài cá
việc của các được qua trưởng
tổ
chứng chỉ hội đồng
nhân
nhóm
làm việc
cơng nhận qua cuộc khơng
nhóm
họp
thống
nhất


9. Họp, trao Để đạt
Hiệu
đổi và đúc
được
trưởng
kết kinh thành tích
nghiệm về và kết quả
vấn đề làm cao hơn
việc nhóm.

Tập thể
cán bộ,
giáo viên
và nhân
viên

Phải đưa
ra dẫn
chứng
thuyết
phục

Phòng Triển khai, Các thành Vận động
họp, thời trao đổi và viên tập thể sắp
gian, nội chia sẽ
không
xếp và
dung hop
kinh

tham gia tham gia
và trao đổi nghiện, rút đầy đủ.
đầy đủ
ra bài học
kinh
nghiệm

4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
 Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống
hằng ngày. Và cần thiết cho mọi người giáo viên và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng, hiệu quả hoạt động của tập thể, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của toàn
trường.
 Hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và đổi mới cách
thức làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên.
 Là một lãnh đạo, việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên ttong trường
giúp xây dựng khối đoàn kết nội bộ, thúc đẩy sự phát triển của tập thể nhà trường.
Hơn nữa, khi hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn
những nhu cầu bản thân, được đón nhận và thể hiện năng lực.
14


4.2. Kiến nghị
 Với Sở giáo dục đào tạo tỉnh Bình Dương:
 Mở các lớp bồi dưỡng nhằm trao đổi thêm kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giữa cán
bộ quản lý trong công tác nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm cho giáo viên trong
trường.
 Với Phịng giáo dục đào tạo huyện Tân Uyên:
 Tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động nhóm cho giáo viên tại các
trường mầm non.

Tân Uyên, ngày 4 tháng 11 năm 2020
Học viên

Bùi Thị Ngọc Thắm

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ Trường Mầm Non – 14/2008/QĐ-BGDĐT
2. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non module 5. Chuyên đề 18: kỹ
năng làm việc nhóm do GCV. Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền và GCV. Th.S Tạ Thị
Hoàng Oanh biên soạn
3. Tham khảo qua tài liệu thư viện số

16



×