Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Luận văn thạc sĩ tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá song vằn epinephelus fuscoguttatus forskal 1775

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 54 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
---------

---------

BÙI KHÁNH TÙNG

TÌM HIỂU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CÁ SONG VẰN (EPINEPHELUS FUSCOGUTTATUS,
FORSKAL 1775)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
---------

---------

BÙI KHÁNH TÙNG

TÌM HIỂU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CÁ SONG VẰN (EPINEPHELUS FUSCOGUTTATUS,


FORSKAL 1775)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Ni trồng thủy sản
Mã số

: 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Xân

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2008


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì một
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả

Bùi Khánh Tùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

1



LỜI CẢM ƠN

ðể có thể hồn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn khoa ðào tạo sau ðại
học, trường đại học Nơng nghiệp I cùng phịng Hợp tác Quốc tế và ðào tạo, Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã ln tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
ðề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Xân, người hướng dẫn khoa học, người ñã tận tình
chỉ bảo và giúp đỡ tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn bố mẹ và người thân, những người ñã ln động viên tơi
về mặt tinh thần.
Tơi xin chân thành cảm ơn các ñồng nghiệp ñã hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện ðề tài.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU....................................................5
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................7
PHẦN 1. MỞ ðẦU .....................................................................................................8
PHẦN 2. TỔNG QUAN ............................................................................................10
2.1. ðặc ñiểm sinh học ...........................................................................................10
2.1.1. ðặc ñiểm phân loại .......................................................................................10
2.1.2. ðặc ñiểm phân bố .........................................................................................11
2.1.3 ðặc điểm hình thái.........................................................................................11
2.1.4. Tập tính cư trú và bắt mồi .............................................................................12

2.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam .............................................13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ...............................................................13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...............................................................14
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................16
3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu....................................................16
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu: ..................................................................................16
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu và phân tích: ................................................................16
3.1.3. Thời gian nghiên cứu: ...................................................................................16
3.2. Phương pháp ni vỗ và chuyển giới tính ........................................................16
3.2.1. Phương pháp ni vỗ ....................................................................................16
3.2.2. Phương pháp chuyển giới tính.......................................................................17
3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................18
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu quá trình thành thục và phát triển tuyến sinh dục....18
3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu sự thành thục ......................................................18
3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục ................................19
3.3.2. Phương pháp quan sát hoạt ñộng sinh sản .....................................................21
3.3.3. Phương pháp theo dõi quá trình phát triển phơi và ấu trùng...........................22
3.3.3.1. Quan sát q trình phát triển phơi của cá Song vằn ....................................22
3.3.3.2. Quan sát sự phát triển của ấu trùng cá Song vằn.........................................22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

3


3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................24
4.1. ðiều kiện môi trường .......................................................................................24
4.2. Kết quả theo dõi thành thục và các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục của cá
Song vằn.................................................................................................................25

4.2.1. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá Song vằn........................................................25
4.2.1.1. Kết quả nuôi vỗ thành thục năm 2007 ........................................................25
4.2.1.2. Kết quả nuôi vỗ thành thục năm 2008 ........................................................26
4.3. Kết quả theo dõi quá trình phát triển tuyến sinh dục.........................................27
4.3.1. Kết quả thu mẫu tuyến sinh dục cá Song vằn ................................................27
4.3.2. Hình thái ngồi tuyến sinh dục......................................................................29
4.3.3. Sự phát triển cấu trúc mô học tuyến sinh dục ................................................30
4.4. Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Song vằn và quan sát sự phát triển
phôi và ấu trùng dinh dưỡng bằng nỗn hồng........................................................34
4.4.1. Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Song vằn .......................................34
4.4.2. Kết quả quan sát quá trình phát triển phơi .....................................................36
4.4.3. Sự phát triển của ấu trùng cá Song vằn..........................................................40
4.4.3.1. Giai ñoạn ấu trùng mới nở..........................................................................40
4.4.3.2. Giai ñoạn ấu trùng 1 ngày tuổi ...................................................................41
4.4.3.3. Giai ñoạn ấu trùng 2 ngày tuổi ...................................................................42
4.4.3.4. Giai ñoạn ấu trùng 3 ngày tuổi ...................................................................43
4.5. Sơ bộ ñánh giá kết quả nghiên cứu...................................................................44
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT .......................................................................46
5.1. Kết luận ...........................................................................................................46
5.2. ðề xuất ............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................48
Tài liệu tiếng Việt...................................................................................................48
Tài liệu tiếng Anh...................................................................................................49
Tài liệu Internet ......................................................................................................49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt, Ký hiệu

Giải thích

cm

Centimét

g/đ

Giai đoạn

IU

ðơn vị đo lường Quốc tế (International Unit)

kg

Kilogram

mg

Miligram

ml

Mililít

ppt


Phần nghìn (Point Per Thousan)

USD

Ký hiệu tiền tệ Mỹ (United State Dollar)

Vit

Vitamin

TH

Tổng hợp

%

Ký hiệu phần trăm



Ký hiệu phần nghìn

o

Ký hiệu nhiệt độ

µm

Micromét


C

17α – MT

17 alpha – Methyl Testosterone

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Liều lượng VTM bổ sung cho ñàn cá chuyển ñực bằng 17 α-MT...............16
Bảng 3.2. Liều lượng VTM bổ sung cho đàn cá chuyển giới tính tự nhiên .................17
Bảng 3.3. Liều lượng và tần suất sử dụng hoocmon 17α - MT kích thích chuyển giới
tính cho cá Song vằn ..................................................................................................17
Bảng 4.1. Tỷ lệ thành thục của cá Song vằn bố mẹ năm 2008 ....................................26
Bảng 4.2. Kết quả thu mẫu giải phẫu tuyến sinh dục cá Song vằn (2007)...................27
Bảng 4.3. Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Song vằn năm 2008....................35
Bảng 4.4. Thời gian biến thái, chuyển giai đoạn của phơi cá Song vằn.......................39
Bảng 4.5. Kích thước ấu trùng mới nở và tương quan giữa chúng ..............................40
Bảng 4.6. Kích thước ấu trùng 1 ngày tuổi và tương quan giữa chúng........................42

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

6


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cá Song vằn, Epinephelus fuscoguttatus (Forskal, 1775)............................10
Hình 2.2: Phân bố cá Song vằn trên bản đồ Thế Giới [16]..........................................11
Hình 2.3: ðặc điểm hình thái ngồi cá Song vằn........................................................11
Hình 4.1. Nhiệt độ nước và độ mặn tại khu vực ni vỗ cá Song vằn năm 2007 và
2008...........................................................................................................................24
Hình 4.2. Quá trình phát triển tuyến sinh dục cá Song vằn năm 2007.........................28
Hình 4.3. Hệ số thành thục của cá Song vằn năm 2007 ..............................................28
Hình 4.4. Vị trí của tuyến sinh dục trong nội quan cá Song vằn .................................29
Hình 4.5. Tuyến sinh dục cá Song vằn ở tuổi 4+ .........................................................29
Hình 4.6. Cấu trúc mô học tuyến sinh dục cá Song vằn (ðợt 1 - 04/2007)..................30
Hình 4.7. Cấu trúc mơ học tuyến sinh dục cá Song vằn (ñợt 2 - 05/2007) ..................31
Hình 4.8. Cấu trúc mơ học tuyến sinh dục cá Song vằn (đợt 3 - 06/2007) ..................32
Hình 4.9. Cấu trúc mơ học tuyến sinh dục cá Song vằn (đợt 4 - 07/2007) ..................33
Hình 4.10. Cấu trúc mơ học tuyến sinh dục cá Song vằn (đợt 6 - 09/2007).................33
Hình 4.11. Cá bố mẹ cá Song vằn vờn ñuổi nhau trong bể đẻ.....................................35
Hình 4.12. Các giai đoạn phát triển phơi cá Song vằn ................................................38
Hình 4.13. Kích thước ấu trùng mới nở và kích thước nỗn hồng.............................41
Hình 4.14. Kích thước thân và nỗn hồng của ấu trùng 1 ngày tuổi ..........................41
Hình 4.15. Kích thước ấu trùng 2 ngày tuổi và nỗn hồng của nó.............................43
Hình 4.16. Ấu trùng 3 ngày tuổi đã mở miệng............................................................43

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

7


PHẦN 1. MỞ ðẦU
Trong gần 2 thập kỷ qua, nghề ni cá biển đã có những phát triển vượt bậc. Sản
lượng cá biển nuôi của riêng các nước châu Á – Thái Bình Dương năm 2000 đã
tăng hơn 240% so với năm 1997 [18]. Từ 2001trở lại đây, nghề ni cá biển được

coi là nghề có vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của nhiều
nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Các lồi cá thuộc họ Serranidae, bộ cá
Vược Perciformes luôn chiếm phần lớn sản lượng ni cá biển Thế giới và được
ni phổ biến trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ðể ñáp ứng ñược nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm của Thế giới ngày càng tăng thì các nước cần thiết phải chủ ñộng
sản xuất giống nhân tạo ñể ñáp ứng nhu cầu con giống nuôi.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế trẻ, đang phát triển mạnh và ni trồng thủy
sản là một trong những ngành có vai trị hết sức quan trọng. Với chủ trương ni đa
lồi của Nhà nước và Chính phủ thì cá biển được xem là một trong những ñối tượng
quan trọng trong kế hoạch phát triển của ngành thủy sản. Cho ñến cuối 2006, Việt
Nam đã đưa vào ni khoảng 15 lồi cá, trong đó các lồi trong họ Serranidae, bộ
cá vược Perciformes chiếm vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc sản xuất giống nhân
tạo các lồi này mới chỉ chủ động được một số lồi chính như cá Song chấm nâu
(Epinephelus coioides), cá Vược châu Á (Lates calcarifer), cá Giò (R. canadum), cá
Hồng Mỹ (S. ocellatus) và vược mõm nhọn (P. waigiensis) [9].
Cá Song vằn là một lồi có giá trị kinh tế cao, giá trị thực phẩm cao, khả năng
kháng bệnh tốt. Cá song vằn có phân bố ở Việt Nam, tập trung ở khu vực Nam
Trung Bộ và Nam bộ nhưng số lượng bắt gặp rất ít. ðây là một lồi mà các nước
trong khu vực đang tập trung nghiên cứu và phát triển thành ñối tượng chủ lực.
Trong chương trình phát triển giống thủy sản, Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản I
ñã ñược giao nhiệm vụ nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh sản và công nghệ sản
xuất giống nhân tạo 5 lồi cá biển, trong đó có cá Song vằn. ðể có thể chủ động và
thành cơng trong sản xuất giống nhân tạo các lồi nói chung và cá Song Vằn nói

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

8


riêng thì khâu đầu tiên và cũng quan trọng nhất đó là tìm hiểu đặc điểm sinh học,

sinh sản của chúng để có thể nắm bắt được mọi đặc tính ñăc trưng của loài mà chủ
ñộng trong các khâu sản xuất giống từ lựa chọn bố mẹ, nuôi vỗ chọn hậu bị, nuôi vỗ
thành thục, sinh sản và ương nuôi ấu trùng thành con giống.
Trước những ưu thế và nhu cầu cấp thiết như vậy, tơi đã tiến hành đề tài:
“Tìm hiểu đặc điểm sinh học sinh sản cá Song vằn
Epinephelus fuscoguttatus (Forskal, 1775)”
ðề tài ñược thực hiện với những mục tiêu và nội dung sau:
1. Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm hiểu một số ñặc ñiểm sinh học sinh sản của cá Song vằn.

2. Nội dung nghiên cứu
-

Theo dõi quá trình thành thục và xác ñịnh các giai ñoạn phát triển của tuyến
sinh dục cá Song vằn.

-

Quan sát hoạt ñộng sinh sản của cá Song vằn trong ñiều kiện nhân tạo, q
trình phát triển phơi và ấu trùng dinh dưỡng bằng nỗn hồng của cá Song
vằn.

Mặc dù có nhiều cố gắng song do những hạn chế về nhiều mặt, chắc chắn q trình
thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những sai sót. Kết quả thu được chỉ là những ghi
nhận ban đầu. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy cơ, cán bộ hướng
dẫn và các bạn đồng nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………


9


PHẦN 2. TỔNG QUAN
2.1. ðặc ñiểm sinh học
2.1.1. ðặc ñiểm phân loại

Hình 2.1: Cá Song vằn, Epinephelus fuscoguttatus (Forskal, 1775)
Theo Forskal năm 1775 thì vị trí phân loại của cá song vằn như sau:
Giới

Animalia

Ngành

Chordata

Lớp

Actinopterygii

Bộ

Perciformes

Họ

Serranidae


Họ phụ
Loài

Epinephelus
Epinephelus fuscoguttatus, Forskal 1775 [16], [19]

Tên La tinh: Epinephelus fuscoguttatus, Forsskal 1775
Tên tiếng Anh: Tiger Grouper, Flowery Cod,…
Tên Việt Nam: Song vằn, Mú hoa nâu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

10


2.1.2. ðặc điểm phân bố

Hình 2.2: Phân bố cá Song vằn trên bản ñồ Thế Giới [16]
Cá Song vằn phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt ñới châu Á – Thái Bình Dương, từ
vĩ tuyến 350 Bắc đến 270 Nam và kinh tuyến 390 ðơng đến 1710 Tây, từ biển ðỏ
ñến ñảo Fiji và từ bắc Tonga ñến nam Nhật Bản và xuống ñến Great Barrier Reef
của Australia; ở Samoa và Puapa New Guinea. Chúng thường gặp ở các vùng cửa
sơng và các rạn san hơ có độ sâu ñến 60m.
Ở Việt Nam cá song vằn có phân bố hầu hết ở các vùng biển nhất là các vùng biển
miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng ít bắt gặp [16].
2.1.3 ðặc điểm hình thái
Gai vây lưng

Nắp mang


Tia vây ngực

Tia vây lưng

Vết hình n ngựa

Gai vây hậu mơn

Tia vây hậu mơn

Hình 2.3: ðặc điểm hình thái ngồi cá Song vằn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

11


Cá Song vằn có một số đặc điểm hình thái sau [21]:
-

Gai vây lưng: 11 – 11

-

Tai vây lưng: 14 – 15

-

Gai vây hậu môn: 3 – 3


-

Tia vây hậu môn: 8 – 8

-

Tia vây ngực: 18 – 20

Cá song vằn thân hình rất khỏe, phần giữa đầu và lưng lõm xuống ở phía trên mắt;
phía sau gáy lồi rõ bắt ñầu từ vết lõm ñến ñầu của vây lưng. Vây đi trịn.
Thân cá song vằn có màu nâu vàng và vàng nhạt với 5 vệt màu nâu sẫm phân bố
khơng đồng đều. Có các chấm nâu dải khắp cơ thể và các màu sẫm hơn trên các vệt
thẫm màu trên thân. Phần sống trên của gốc đi có mảng đen chiếm gần nửa gốc
đi (vết hình n ngựa). Cạnh miệng cũng có vài điểm tối mầu [16], [19], [20].
Cá con (<8cm) có những chấm hoa thị trên đầu và trên cơ thể, trở lên to hơn về phía
đi và trên các vây đứng (vây lưng, vây hậu mơn và vây đi)[3].
Lồi E. fuscoguttatus thường dễ bị nhầm với lồi E. polyphekadion bởi có sự tương
đồng về các mảng màu. Tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt sau:
E. fuscoguttatus có rãnh ở phần nối đầu và lưng ở phía trên mắt, màng vây lưng có
rãnh sâu hơn so với E. polyphekedion [16].
2.1.4. Tập tính cư trú và bắt mồi
Cá song vằn bắt gặp ở mũi các ñầm nước mặn, các kênh và ở phía ngồi triền của
các khe, trong các rạn san hô với các vùng nước sạch.
Cá song vằn con thường cư trú ở dưới gốc của các thảm cỏ biển. Thức ăn của chúng
thường là cá nhỏ, cua và nhuyễn thể. Cá song vằn thường hoạt ñộng trong vùng tối.
Cá song vằn có tốc độ sinh trưởng trung bình. Thời gian ngắn nhất để tăng gấp đơi
quần thể là: 1,4 – 4,4 năm. Kích thước trưởng thành: 50cm (chiều dài tồn thân).
Kích thước lớn nhất đã từng gặp: 120 cm (chiều dài toàn thân) [16], [19], [20].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………


12


2.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Cá song vằn là một trong 13 lồi cá biển có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay và ñang
trở thành ñối tượng nuôi quan trọng ở khu vực ðông Nam Á trong vài năm trở lại
đây. Lồi này có tốc độ tăng trưởng tương ñương với cá Song chấm nâu
(Epinephelus coioides) – một lồi đang được ni phổ biến nhất hiện nay nhưng lại
có sức sống cao hơn, ít bị bệnh thông thường hơn. Trên thị trường Hồng Kông và
Trung Quốc, cá Song vằn thương phẩm luôn là một trong những ñối tượng có giá
bán cao nhất và ổn ñịnh nhất. Giá trung bình của cá này ln duy trì ở khoảng 15,5
– 18,6 USD/kg [17].
Cá Song vằn ñược nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành cơng đầu tiên ở ðài
Loan (1999) và ñã ñược ñưa vào sản xuất giống ñại trà với số lượng lớn trong vài
năm gần ñây. Tiếp đó là Indonexia, Malaixia (2002) và Úc (2005) với một số thành
cơng bước đầu trong nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.
Các cơng trình nghiên cứu đều kết luận: Cá Song vằn có sức sinh sản thấp, bố mẹ
đạt 4 năm tuổi trở lên mới có thể thành thục và tham gia sinh sản, số lượng
trứng/lần ñẻ dao ñộng từ 200.000 – 500.000 trứng/lần tùy theo trọng lượng cá cái.
Sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá bột cá Song vằn được đánh giá là rất khó khăn
do kích thước thức ăn ban ñầu nhỏ và nhu cầu về thức ăn ban ñầu là rất lớn. Tuy
nhiên, từ giai đoạn cá giống trở đi thì cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bị bệnh và
tỷ lệ sống cao. Cá thương phẩm chủ yếu được ni bằng lồng trên biển, năm đầu có
thể đạt 0,7 – 1,0kg, năm thứ 2 có thể đạt tăng trưởng 1,5 – 2,0kg/năm, kích thước
thương phẩm chủ yếu là 1,5 – 2,0kg. Cá ñược nuôi nhiều ở Philippine, Singapore,
nhưng chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh dựa trên kinh nghiệm, ngồi ra đã được đưa
vào ni ở ðài Loan, Úc, Indonexia [12].
Có rất ít cơng trình nghiên cứu về q trình thành thục, đặc ñiểm ñẻ trứng, quá trình

biến thái, phát triển và sinh trưởng của các giai ñoạn ấu trùng và các yếu tố ảnh
hưởng được cơng bố do cạnh tranh về kinh tế và công nghệ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

13


2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Hữu Phụng và ctv (1995) [5], cá Song vằn chủ yếu phân
bố ở khu vực miền Trung và miền Nam nhưng ít gặp. Trong vài năm trở lại ñây, cá
bắt ñầu ñược ngư dân ở một số vùng biển Nam Trung bộ và miền Nam nuôi thương
phẩm bằng nguồn giống tự nhiên bằng lồng trên biển dựa trên kinh nghiệm bản
thân.
Cho đến nay, tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản
và sản xuất giống nhân tạo cá song vằn chưa ñược thực hiện.
Lê Xân và ctv (2003) [8] trong khuôn khổ Dự án “Nhập và thử nghiệm ương 5 loài
cá biển mới” ñã ương cá hương cá song vằn nhập từ ðài Loan và Indonexia từ cỡ
3,5cm ñến cỡ 8cm ñạt tỷ lệ sống 71,68% trong 50 ngày trên cơ sở quy trình ni cá
giống cá Song chấm nâu là kết quả của ðề tài cấp Nhà nước KC 06.13 NN. Kết quả
cho thấy nuôi cá giống cá song vằn về cơ bản tương tự như cá song chấm nâu trong
cùng một điều kiện ni.
Trong khn khổ đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật ni
thương phẩm và tạo đàn hậu bị 05 lồi cá biển mới” (Lê Xân, 2005) [9], kết quả
nuôi thương phẩm cá Song vằn cũng cho thấy tốc độ sinh trưởng của lồi so với cá
Song chấm nâu trong cùng điều kiện ni là tương đương nhưng lại có sức sống cao
và thích nghi tốt hơn. Cá thương phẩm tuổi 1+ có thể ñạt trọng lượng trung bình
1,2kg, cao nhất là 2kg.
Như vậy, những nghiên cứu về cá Song vằn ở Việt Nam mới chỉ ñược thực hiện
bước ñầu ở giai ñoạn cá hương, cá giống và cá thương phẩm. Trong khi đó, để có

thể sản xuất giống nhân tạo thì việc đầu tiên vơ cùng quan trọng đó là cần phải có
những nghiên cứu kỹ về ñặc ñiểm sinh học sinh sản, kỹ thuật tuyển chọn, ni vỗ.
Bên cạnh đó, trong tự nhiên nguồn lợi cá Song vằn rất ít và đang ngày càng cạn kiệt
do việc khai thác con giống phục vụ nuôi thương phảm cũng như khai thác cá
thương phẩm phục vụ mục đích kinh tế. Thêm vào đó, các vùng rừng ngập mặn, các
vùng cửa sơng đang bị tàn phá và sử dụng vào nhiều mục đích khác đang làm mất
dần các bãi ñẻ và bãi giống của nhiều lồi hải sản trong đó có cá Song vằn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

14


Trước thực trạng và các tồn tại cũng như thách thức trên, việc nghiên cứu ñặc ñiểm
sinh học sinh sản cũng như nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Song vằn là
rất cần thiết.
Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh sản là một trong những công việc quan trọng
giúp hiểu biết, nắm bắt và chủ ñộng trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo
và nuôi cá song vằn.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo sẽ mở ra một hướng phát triển đối tượng ni mới,
phù hợp với chiến lược phát triển ni đa lồi, góp phần phát triển nghề ni biển ở
Việt Nam.
Việc sản xuất được giống nhân tạo sẽ giúp chủ ñộng nguồn giống, giảm áp lực cho
nguồn lợi tự nhiên, kiểm sốt được chất lượng con giống và đáp ứng nhu cầu của
người ni.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

15



PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu:
Cá Song vằn (Epinephelus fuscoguttatus, Forskal 1775) hậu bị đang được ni tại
bè ni của Phịng Nghiên cứu Cơng nghệ lưu giữ giống Hải sản, Trung tâm Quốc
gia giống Hải sản miền Bắc thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Cát Bà,
Cát Hải, Hải Phịng.
3.1.2. ðịa điểm nghiên cứu và phân tích:
Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Xuân ðám, Cát Hải, Hải Phòng.
Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường và bệnh thủy sản, thuộc Viện nghiên
cứu ni trồng thủy sản 1, ðình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu:
o ðợt 1: Từ tháng 01 ñến tháng 10 năm 2007
o ðợt 2: Từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2008
3.2. Phương pháp ni vỗ và chuyển giới tính
Cá bố mẹ cá Song vằn phục vụ nghiên cứu được ni giữ tại bè của Phịng Công
nghệ lưu giữ giống hải sản, Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc.
3.2.1. Phương pháp nuôi vỗ
Cá bố mẹ được ni vỗ bằng cá tươi chất lượng cao như cá Nhâm, cá Nục, cá Mực.
Ngồi ra, định kỳ có bổ sung thêm các loại vitamine, khống chất. Liều lượng bổ
sung sẽ khác nhau giữa các ñàn bố mẹ và giữa các khoảng thời gian nuôi vỗ. Khẩu
phần ăn cho cá bố mẹ là: 3% trọng lượng cơ thể/ngày.
Bảng 3.1. Liều lượng VTM bổ sung cho ñàn cá chuyển ñực bằng 17 α-MT
Vit A

Vit B1

Vit C


Vit E

Vit TH

Vit D

IU

mg

mg

IU

mg

IU

IU

mg

Tháng 1 –
Tháng 3

0

10

50


0

100

0

0

11

Tháng 4 –
Tháng 6

1500

15

75

0

200

0

400

11


Thời gian

Omega Khoáng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

16


Bảng 3.2. Liều lượng VTM bổ sung cho ñàn cá chuyển giới tính tự nhiên
Vit A

Vit B1

Vit C

Vit E

Vit TH

Vit D

IU

mg

mg

IU


mg

IU

IU

mg

Tháng 1 –
Tháng 3

2000

5

20

100

30

200

0

11

Tháng 4 –
Tháng 6


3000

10

30

200

40

250

400

15

Thời
gian

Omega Khoáng

3.2.2. Phương pháp chuyển giới tính
Cá Song vằn là lồi biến tính, thơng thường ban đầu là giới tính đực, sau mới
chuyển sang giới cái một cách ngẫu nhiên trong quần thể. ðể có thể chủ động con
đực phục vụ cho nghiên cứu, chúng tơi tiến hành chuyển đổi giới tính một số cá thể
trong quần đàn.
Chúng tơi sử dụng đồng thời 02 phương pháp chuyển giới tính để chuyển giới tính
một số cá thể, cụ thể như sau:
-


Chuyển giới tính tự nhiên (khơng sử dụng hoocmon kích thích hình thành
giới tính).Phương pháp này áp dụng với đàn chọn cá cái.

-

Chuyển giới tính có sử dụng 17α - Methyl Testosterone (17α - MT). Sử dụng
kết hợp ñồng thời 02 phương thức cho ăn và tiêm cơ ñể ñưa 17α - MT vào cơ
thể cá cần chuyển giới tính.

Bảng 3.3. Liều lượng và tần suất sử dụng hoocmon 17α - MT kích thích chuyển
giới tính cho cá Song vằn
Cho ăn
Thời gian

Tiêm

Liều lượng

Tần suất

Liều lượng

Tần suất

mg/kg

Ngày/lần

mg/kg


Ngày/lần

Tháng 1 – tháng 3

3,5

5

1,0

20

Tháng 4 – tháng 6

5

5

1,5

20

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

17


3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu quá trình thành thục và phát triển tuyến sinh
dục

3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu sự thành thục
Xác ñịnh các giai ñoạn thành thục thơng qua kích thước nỗn bào và đặc điểm hình
thái ngồi của tuyến sinh dục.
Dùng ống sillicon để thăm hút trứng và đo kích thước nỗn bào bằng thước
micrometer qua kính hiển vi quang học.
Số lượng mẫu: 30 trứng/giai ñoạn.
Giải phẫu cá lấy tuyến sinh dục ñể xác ñịnh đặc điểm hình thái ngồi của tuyến sinh
dục và một số chỉ tiêu như sau:
-

Xác ñịnh hệ số thành thục:
Wtsd
K (%) =

_________

x 100%

W0
Trong đó: K

: Hệ số thành thục

Wtsd : Trọng lượng tuyến sinh dục
W0 : Trọng lượng cá bỏ nội quan
-

Xác định kích thức thành thục đầu tiên:

Kích thước thành thục đầu tiên là kích thước cá thể mà có 50% số cá thể đang chín

sinh dục ở giai ñoạn 4.
-

Xác ñịnh mùa vụ sinh sản:

Mùa vụ sinh sản là thời điểm có 70% số cá thể có tuyến sinh dục thành thục ở giai
đoạn 4.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

18


-

Xác ñịnh sức sinh sản tuyệt ñối:
Wtsd
Fa = N *

_______

P
Trong ñó: Fa : Sức sinh sản tuyệt ñối
Wtsd: Trọng lượng tuyến sinh dục
P : Trọng lượng mẫu
N
-

: Số lượng trứng trong mẫu


Xác định sức sinh sản tương đối:
Fa
Frg =

______

W0
Trong đó: Fa : Sức sinh sản tuyệt ñối
W0: Trọng lượng cá thể cái
3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục
Mẫu tuyến sinh dục ñược thu 01 lần/tháng tại Cát bà, Cát Hải, Hải Phòng.
Số lượng mẫu: 3 cá thể/giới tính/lần thu.
Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá theo 06 thang bậc của Sakun và
Buskaia (1968) dựa trên lát cắt mô tế bào [6].
Phương pháp làm tiêu bản mơ học tuyến sinh dục được thực hiện dựa trên phương
pháp của Sheckan và Hrapchak (1980) và qui trình làm tiêu bản mơ học của Trung
tâm quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh thủy sản của Viện nghiên cứu ni
trồng thủy sản 1.
Qui trình làm tiêu bản mơ học được tóm tắt như sau:
-

Cố định mẫu tuyến sinh dục:

Mẫu ñược cố ñịnh bằng dung dịch ñịnh hình Bouin có thành phần như sau:
• 70 ml dung dịch acid picric bão hồ trong nước
• 250 ml formalin 40%
• 50 ml axít axetic

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………


19


ðịnh hình mẫu trong 24 giờ sau đó ngâm nước từ 1 - 3 giờ
-

Khử nước ở mẫu cố ñịnh:

Lần lượt ñưa mẫu qua cồn Ethanol với các nồng ñộ như sau:
• Cồn 70%: 1 lần, 30 - 60 phút
• Cồn 95%: 3 lần, mỗi lần 30 - 60 phút
• Cồn 100%: 3 lần, mỗi lần 30 - 60 phút
-

Làm trong mẫu:

Mẫu ñã ñược khử nước và ñược làm trong bằng xilen
• Xilen I: 1 lần trong 60 phút
• Xilen II: 1 lần trong 60 phút
-

Thấm Parafin:

Mẫu ñã ñược làm trong chuyển vào Parafin đun nóng 56 - 58oC, trong 4 giờ
-

ðúc Parafin:

• Sử dụng máy để đổ Parafin đã nóng chảy vào khn đã có mẫu, sau đó đặt
khn lên dàn lạnh cho Parafin đơng lại tạo ra khối Parafin có chứa mẫu.

Nên giữ mẫu tập trung ở một mặt khn để khi cắt được thuận tiện.
• Cắt gọt khối Parafin chứa mẫu: Dùng dao mỏng cắt gọt bỏ những phần
Parafin thừa và mặt của khối mẫu sâu vào 3 - 5 àm.
-

Ct lỏt mu:

ã Gn khi Parafin cha mẫu vào máy Microtom.
• Tiến hành cắt những lát mơ dy 5 - 7àm.
ã a lỏt ct vo nc m (40 - 50oC) khoảng 1 - 2 phút ñể lát cắt giãn ra,
khơng bị nhăn (có thể cho vào một ít lịng trắng trứng gà).
• Dùng lam kính để lấy lát cắt ra khỏi nước.
• ðặt lên máy sấy Slide ở nhiệt ñộ 40 - 600C trong thời gian 1 - 4 giờ tuỳ theo
nhiệt độ.
-

Nhuộm Hematoxylin và Eosin:

• Loại bỏ Parafin ở lát cắt bằng Xilen I: 5 phút; Xilen II: 5 phút

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

20


• Làm no nước mẫu:
Cồn 100% : 2 lẫn, mỗi lần 2 - 3phút
Cồn 95%:

2 lần, mỗi lần 2 - 3phút


Cồn 80%:

2 lần, mỗi lần 2 - 3phút

Cồn 50%:

1 lẫn 2 - 3phút

• Nhúng trong nước lã: 3 - 6 lần.
• Nhuộm Hematoxylin - Mayer: 4 - 6phút.
• Rửa qua nước chảy nhẹ: 4 - 6 phút.
• Nhuộm Eosin: 2 - 3phút.
• Làm mất nước mẫu:
Cồn 95%: 2 – 3 phút
Cồn 95%: 2 – 3 phút
Cồn 100%: 2 – 3 phút
• Làm trong mẫu: Xilen I: 2 - 3phút; Xilen II: 2 - 3phút
Dùng lamen sạch dán lên lam mẫu bằng Bom Canada để bảo quản và quan sát dưới
kính hiển vi ñiện tử
3.3.2. Phương pháp quan sát hoạt ñộng sinh sản
Cá Song vằn bố mẹ ñủ ñiều kiện thành thục ñược ñưa lên bể ñẻ với tỷ lệ cá cái : cá
đực là 1:1.
Bể đẻ hình trụ trịn có thể tích 90m3, sâu 2,5m, miệng rộng, được đặt trong nhà
xưởng, có hệ thống nước chảy vịng trịn. Bể có ñường dẫn ở thành bể ñể thu trứng
ra bể thu và ấp trứng.
Các yếu tố mơi trường như nhiệt độ, độ mặn và ánh sáng ln được duy trì ổn ñịnh
và tương ñương với ñiều kiện môi trường tại bè ni vỗ. Hàng ngày, cá bố mẹ được
cho ăn thức ăn có chất lượng cao như mực, cá nục với khẩu phần là 3% khối lượng
thân và cho ăn 1 lần/ngày. ðịnh kỳ vệ sinh bể vào buổi sáng và thay nước 1 lần vào

đầu buổi chiều để kích thích sinh sản.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

21


Việc quan sát và theo dõi ñược tiến hành hàng ngày, từ khi ñưa lên bể ñẻ cho ñến
khi kết thúc đợt sinh sản. Q trình quan sát được tập trung vào giai đoạn có hiện
tượng sinh sản. Việc quan sát ñược lặp lại 3 – 4 lần trong mỗi ñợt sinh sản.
3.3.3. Phương pháp theo dõi quá trình phát triển phơi và ấu trùng
3.3.3.1. Quan sát q trình phát triển phơi của cá Song vằn
Trứng ngay sau khi được thụ tinh trong bể ñẻ sẽ ñược thu ra bể thu trứng theo
phương thức chảy tràn và dùng vợt vớt chuyển sang bể tách trứng và bể ấp trứng.
Quá trình quan sát và theo dõi q trình phát triển phơi ñược tiến hành ngay từ khi
trứng thụ tinh ñược thu ra bể thu trứng. Quá trình theo dõi và quan sát ñược tiến
hành liên tục từ khi trứng thụ tinh cho đến khi trứng nở thành ấu trùng bằng kính
hiển vi và kính giải phẫu.
-

Số lượng mẫu:

03 mẫu/lần thu

-

Số lượng trứng:

30 trứng/mẫu


-

Tần xuất thu mẫu: 01 lần/giờ

Mẫu ñược cố ñịnh trong dung dịch Bouin ñể tránh sai lệch thời ñiểm thu mẫu.
Việc xác định các giai đoạn phát triển phơi ñược dựa trên các ñặc ñiểm hình thái và
ñặc ñiểm cấu tạo của phơi.
Việc xác định các thời điểm chuyển giai đoạn là khi có trên 50% số trứng quan sát ở
giai ñoạn mới.
Các giai ñoạn ñược chụp ảnh và ghi chép thơng tin đầy đủ.
3.3.3.2. Quan sát sự phát triển của ấu trùng cá Song vằn
Việc quan sát sự phát triển của ấu trùng cá Song vằn trong giai đoạn từ khi nở đến
khi tiêu thụ hết nỗn hồng cũng ñược tiến hành tương tự như quan sát quá trình
phát triển của phơi.
Q trình theo dõi được tiến hành bắt đầu từ khi phơi cá Song vằn nở thành ấu
trùng. Q trình theo dõi được tiến hành liên tục từ khi trứng nở cho ñến khi ấu
trùng tiêu thụ hết nỗn hồng và chuyển sang sử dụng hồn tồn dinh dưỡng ngoài.
-

Số lượng mẫu thu: 03 mẫu/lần thu

-

Số lượng ấu trùng: 30 ấu trùng/mẫu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

22



-

Tần xuất thu mẫu: 2 – 3 lần/ngày (tùy theo giai đoạn phát triển).

Tất cả các thơng tin, số liệu ñều ñược ghi chép và mẫu ñược chụp ảnh lưu lại.
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu ñược ghi chép thường xuyên và ñầy dủ theo mẫu và được tổng hợp, phân
tích bằng các phần mềm như EXCEL, SPSS,...

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp …………………………

23


×