Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang California, Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.79 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
---------------------

Phạm Thanh Thảo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
TIÊU THỤ THANH LONG TẠI BANG
CALIFORNIA, MỸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
---------------------

Phạm Thanh Thảo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
TIÊU THỤ THANH LONG TẠI BANG
CALIFORNIA, MỸ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS – TS. HỒNG THỊ CHỈNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long
tại bang California, Mỹ” là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số
liệu sơ cấp, thứ cấp và trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn là trung thực.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
tài liệu nào khác trước đây.

TP.HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Thảo


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS – TS Hồng Thị Chỉnh đã tận tình
hướng dẫn để tơi có thể hồn tất luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Dr
Quoc Ngo đã đưa ra những lời nhận xét rất hữu ích trong q trình thực hiện luận
văn, cũng như giúp đỡ tơi rất nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô của trường Đại học Kinh tế
TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc
thực hiện nghiên cứu.
Ngồi ra, tơi cũng chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và những
người đã hỗ trợ tơi về số liệu và đóng góp ý kiến để luận văn này được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến ba mẹ tôi và những người thân đã luôn

giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.

TP.HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2012
Phạm Thanh Thảo


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Trái Thanh long là sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong ngành xuất
khẩu trái cây của Việt Nam nhưng cũng không tránh khỏi gặp những khó khăn
như lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trở ngại khi thâm nhập vào thị trường các
nước phát triển...
Cuối năm 2008, Việt Nam được phép xuất khẩu Thanh long vào Mỹ. Đây vừa
là niềm vui vừa là một thách thức lớn cho người nông dân và các doanh nghiệp
xuất khẩu.
Với đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang
California, Mỹ” tác giả hy vọng có thể đưa ra một số giải pháp thiết thực giúp đẩy
mạnh xuất khẩu Thanh long sang thị trường đầy tiềm năng nước Mỹ nói chung và
bang California nói riêng.
Đề tài có các nội dung chính sau:
-

Trình bày cơ sở lý luận về xuất khẩu và cơ sở thực tiễn bao gồm: tiềm lực
sản xuất, xuất khẩu Thanh long của Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ trái cây rất
lớn của thị trường Mỹ. Qua đó, tác giả khẳng định sự cần thiết phải đẩy
mạnh xuất khẩu Thanh long sang Mỹ, trong đó tập trung vào bang
California.

-


Thực hiện đánh giá thị trường tiêu thụ Thanh long ở California nhằm hiểu
được thói quen tiêu dùng, đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng, giá
cả, các chương trình quảng cáo, tiếp thị và thái độ của họ đối với Thanh
long Việt Nam. Trong phần này, tác giả cũng trình bày thực trạng xuất khẩu
Thanh long Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn cuối năm 2008 đến đầu năm
2012.

-

Từ thực trạng khó khăn trong chặng đường xuất khẩu Thanh long sang Mỹ
và những tìm hiểu về thị trường California, Mỹ, tác giả đề xuất một số giải


pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại thị trường này. Có ba nhóm giải
pháp chính được trình bày là: giải pháp nâng cao chất lượng, giảm chi phí,
giải pháp xúc tiến thương mại và giải pháp tổ chức.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
4.1.

Nghiên cứu được tiến hành theo các phương pháp: .................................. 3


4.2.

Nguồn dữ liệu .......................................................................................... 3

5. Tổng quan những đề tài nghiên cứu có liên quan ......................................... 3
6. Điểm mới của đề tài .................................................................................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 6
1.1.

Lý luận cơ bản về xuất khẩu..................................................................... 6

1.1.1.

Định nghĩa xuất khẩu......................................................................... 6

1.1.2.

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ...................... 7

1.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................... 11


1.2.1.


Tiềm lực sản xuất xuất khẩu Thanh long của Việt Nam ................... 11

1.2.1.1.

Về điều kiện tự nhiên: ............................................................... 11

1.2.1.2.

Về nguồn nhân lực: ................................................................... 15

1.2.1.3.

Chính sách của Việt Nam .......................................................... 16

1.2.2.

Nước Mỹ và bang California – Nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị

trường này .................................................................................................... 17
1.2.2.1.

Khái quát về nước Mỹ............................................................... 17

1.2.2.2.

Giới thiệu bang California ......................................................... 20

1.2.2.3.

Nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường này .............................. 22


Tóm tắt chương 1: ............................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THANH LONG Ở
CALIFORNIA VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THANH LONG SANG MỸ .... 25

2.1.

Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ Thanh long ở bang California, Mỹ..... 25

2.2.

Thực trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ. ........................................... 30

2.2.1.

Những thuận lợi trong quá trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam đến

Mỹ........ ........................................................................................................ 30
2.2.2.

Những khó khăn trong quá trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam đến

Mỹ........ ........................................................................................................ 33
2.2.3.

Những quy định của Mỹ đối với việc xuất khẩu Thanh long của Việt

Nam.......... .................................................................................................... 35
2.2.4.


Một số vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu Thanh long sang Mỹ ..... 37

2.2.4.1.

Hình thức xuất khẩu .................................................................. 37

2.2.4.2.

Phương thức thanh toán ............................................................ 38


2.2.4.3.
2.2.5.

Các nhân tố chính tác động đến chất lượng Thanh long cần chú ý..... 39

Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Việt Nam .................... 43

Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THANH LONG
TẠI BANG CALIFORNIA, MỸ. ........................................................................ 48
3.1.

Căn cứ đề xuất các giải pháp .................................................................. 48

3.2.

Nội dung các giải pháp ........................................................................... 50

3.2.1.


Giải pháp nâng cao chất lượng, giảm chi phí ................................... 50

3.2.1.1.

Giải pháp nâng cao chất lượng .................................................. 51

3.2.1.2.

Giải pháp giảm chi phí .............................................................. 57

3.2.2.

Giải pháp xúc tiến thương mại ......................................................... 60

3.2.2.1.

Xây dựng chương trình quảng cáo và tiếp thị ở Mỹ ................... 60

3.2.2.2.

Xây dựng thương hiệu............................................................... 61

3.2.2.3.

Một số giải pháp khác ............................................................... 62

3.2.3.

Giải pháp tổ chức ............................................................................ 64


3.2.3.1.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long ......................................... 64

3.2.3.2.

Nông dân trồng Thanh long ...................................................... 65

3.2.3.3.

Các cơ quan nhà nước. .............................................................. 66

Tóm tắt chương 3: ............................................................................................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APHIS

: Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ

CP CB THS

: Cổ phần chế biến thủy hải sản

CPCX

: Cổ phần chiếu xạ


FDA

: Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ

GAP

: Thực hành canh tác tốt

SX TM DV

: Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các đặc tính của Thanh long ở Việt Nam ....................................... 14
Bảng 1.2: Thống kê dân số 3 tỉnh năm 2011 ................................................... 16
Bảng 1.3: Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua Mỹ .......................... 19
Bảng 2.1: Bảng thống kê giới tính mẫu nghiên cứu......................................... 26
Bảng 2.2: Bảng thống kê sắc tộc mẫu nghiên cứu ........................................... 26
Bảng 2.3: Bảng thống kê độ tuổi mẫu nghiên cứu ........................................... 27
Bảng 2.4: Bảng thống kê nghề nghiệp mẫu nghiên cứu ................................... 28
Bảng 3.1: Ma trận SWOT xuất khẩu Thanh long sang California, Mỹ ............ 49



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Giá trị trái cây nhập khẩu vào Mỹ 2008-2011 (tỷ USD) .................. 23
Hình 2.1: Sản lượng Thanh long xuất khẩu qua Mỹ từ cuối năm 2008 đến 4
tháng đầu năm 2012. ...................................................................... 31
Hình 3.1: Quy trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam ..................................... 58


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xuất khẩu trái cây ở Việt Nam hiện nay đang có tiềm năng phát triển rất lớn.
Trong đó, nổi bật là Thanh long - một trong những loại trái cây được ưa chuộng ở
nhiều quốc gia trên thế giới.
Thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều nước. Trong đó, Trung
Quốc là thị trường chính tiêu thụ loại trái cây này, chiếm 65% tổng sản lượng
Thanh long xuất khẩu với 30% là xuất chính ngạch, 70% bn bán theo đường tiểu
ngạch, khơng hợp đồng, không kiểm dịch để được hưởng ưu đãi thuế (Nguồn: [1],
[10]). Điều này làm cho thị trường Thanh long Việt Nam lệ thuộc vào thị trường
Trung Quốc, giá cả Thanh long tại đây thay đổi phụ thuộc vào các khách hàng
Trung Quốc. Và cứ mỗi năm, Thanh long tụt giá vài lần vì lý do khách hàng Trung
Quốc ép giá, không mua, trong khi nông dân trồng Thanh long và các doanh nghiệp
xuất khẩu Thanh long lại không tìm được “lối ra” cho loại trái cây này. Cụ thể là
năm 2009: giá bình quân Thanh long tại vườn vào tháng 3: 15,464 đồng/kg; tháng
4 là 12,607 đồng/kg; đến tháng 5, 6, 7, 8 thì rớt mạnh lần lượt là: 4,861 đồng/kg,
3,295 đồng/kg, 4,533 đồng/kg, 4,683 đồng/kg. Năm 2010 cũng tương tự và gần đây
nhất năm 2011, giá Thanh long tại vườn cuối tháng 3: 17,000 -18,000 đồng/kg, sau

đó giảm nhanh đến cuối tháng 4 là 7,000-8,000 đồng/kg và tụt xuống cịn vài trăm
đồng/kg, chỉ sau đó vài ngày (Nguồn: số liệu của công ty xuất nhập khẩu Cao
Thành Phát và [5], [13], [19], [21]).
Một thị trường mới mở ra cho Thanh long Việt Nam, khi vào tháng 7-2008,
chính phủ Mỹ bắt đầu cho phép Thanh long Việt Nam được nhập khẩu vào đất
nước này. Mỹ là một thị trường rộng lớn và quen thuộc với các ngành hàng xuất
khẩu của Việt Nam như dệt may, thủy hải sản … Tuy nhiên nó lại là một thị trường


2

khắt khe, khó tính và xa lạ với mặt hàng Thanh long. Bằng tất cả nổ lực của người
nông dân, doanh nghiệp, chính quyền, 70 tấn Thanh long đầu tiên cũng đã có mặt
tại thị trường Mỹ vào cuối năm 2008, và được đón nhận tích cực bởi Việt Kiều tại
Mỹ. Cho đến nay, Thanh long Việt Nam đã thâm nhập vào nhiều bang của nước
Mỹ, đặc biệt được xuất khẩu nhiều nhất sang bang California. Điều này đã mở ra
một con đường để Thanh long Việt Nam thoát khỏi “sức mạnh mua hàng” của
Trung Quốc, tạo đà để tiến sâu vào thị trường to lớn Châu Âu trong tương lai. Tuy
nhiên, con đường để thâm nhập vào thị trường Mỹ khơng hề dễ dàng, thậm chí là
đầy chơng gai, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại rất thiếu kinh nghiệm
trong thị trường này.
Từ những khó khăn trên, tơi quyết định chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ kinh tế
của mình là: “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang
California, Mỹ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về xuất khẩu và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần
thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long sang bang California, Mỹ.
- Tìm hiểu thị trường tiêu dùng Thanh long tại bang California, Mỹ.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu Thanh long sang bang California, Mỹ.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang California,

Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài này tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
Thanh long của Việt Nam sang bang California, Mỹ.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu Thanh long
sang Mỹ ở Việt Nam và thị trường tiêu thụ Thanh long tại bang California,
Mỹ, với thời gian thực hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 8/2012.


3

Mặc dù nghiên cứu về tiêu thụ sản phẩm nhưng luận văn chỉ tập trung vào
vấn đề xuất khẩu Thanh long, và không đề cập đến vấn đề tiêu thụ trong
nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Nghiên cứu được tiến hành theo các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
4.2.

Nguồn dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Hiệp hội Thanh
long Bình Thuận và một số tài liệu, sách báo, website có liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: số liệu điều tra thực tế qua bảng câu hỏi.
5. Tổng quan những đề tài nghiên cứu có liên quan

Đã có nhiều đề tài viết về Thanh long, ngoài những tiểu luận nhỏ thì những đề
tài lớn tác giả đã tham khảo là:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao sức mạnh thương hiệu Thanh
long Bình Thuận” của Phạm Thị Thanh Hoa (2007).
Tác giả đề tài đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp để nâng cao sức mạnh
thương hiệu Thanh long Bình Thuận như doanh nghiệp hợp tác với nơng
dân và hợp tác xã, chính phủ có chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu
Thanh long, quy hoạch vùng trồng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
nông sản quốc gia …Tuy nhiên, tác giả này chỉ thực hiện khảo sát từ các chủ
trang trại, doanh nghiệp, chưa dựa trên ý kiến của khách hàng để đưa ra giải
pháp. Do đó, giải pháp cịn thiếu chi tiết, chưa đi sâu vào từng thị trường cụ
thể trong khi phần lớn Thanh long được tiêu thụ ở thị trường nước ngồi.
- Cơng trình nghiên cứu: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long
Bình Thuận sang thị trường Nhật Bản” của nhóm nghiên cứu ngành khoa
học xã hội (2004).


4

Đề tài này có tập trung vào một thị trường cụ thể - Nhật Bản và có nêu được
các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại thị trường này. Tuy
nhiên, thị trường Nhật Bản có nhiều điểm rất khác so với các thị trường
khác, nên không thể áp dụng các giải pháp này vào thị trường Mỹ.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo đề tài khoa học cấp bộ: “Những giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ”của tác giả Võ Thanh Thu (2001). Trong đề
tài, tác giả Võ Thanh Thu đã nghiên cứu về thị trường Mỹ và đưa ra một số giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ, trong đó có đề cập đến
ngành xuất khẩu trái cây. Tuy nhiên, các giải pháp cho ngành trái cây còn khá
chung chung, chưa đi vào chi tiết từng loại trái cây cụ thể.
6. Điểm mới của đề tài

Như vậy, đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang
California, Mỹ” có những điểm mới sau:
- Đề tài cập nhật toàn bộ thực trạng xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang Mỹ
từ giai đoạn cuối năm 2008 đến đầu năm 2012.
- Trong đề tài, những quy định mới nhất của Mỹ về tiêu chuẩn Thanh long
cũng được trình bày đầy đủ.
- Tác giả có nghiên cứu về thị trường California thông qua bảng câu hỏi để
nắm được nhu cầu của thị trường này.
- Các giải pháp của đề tài dựa trên thực trạng xuất khẩu Thanh long đi Mỹ
hiện nay, có nhiều điểm mới so với các đề tài trước đó.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp các doanh nghiệp nắm vững về thị trường Mỹ, đặc biệt bang
California.
Những giải pháp trong đề tài giúp người trồng Thanh long và các doanh nghiệp
đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long vào thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng – nước
Mỹ.


5

Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về
Thanh long.
8. Kết cấu của đề tài
Luận văn có 69 trang gồm Phần Mở Đầu và 3 chương như sau:
Phần mở đầu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về xuất khẩu và cơ sở thực tiễn nhằm khẳng
định sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long sang Mỹ, trong đó tập
trung vào bang California.

Chương 2: Đánh giá thị trường tiêu thụ Thanh long ở California và thực
trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ
Trong chương này, tác giả thực hiện đánh giá thị trường tiêu thụ Thanh long tại
California, Mỹ ở các khía cạnh: thói quen tiêu dùng, cảm nhận của người tiêu
dùng về chất lượng, giá cả, các chương trình quảng cáo, tiếp thị và thái độ của
họ đối với Thanh long Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng trình bày thực trạng
xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn cuối năm 2008 đến
đầu năm 2012.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang
California, Mỹ
Dựa trên thực trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ và những tìm hiểu về thị
trường California, Mỹ, tác giả đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ
Thanh long tại thị trường này.
Kết luận


6

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ SỞ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu ở Lời Mở Đầu, chương 1 sẽ
trình bày cơ sở lý luận về xuất khẩu và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần thiết
phải đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long sang bang California, Mỹ.
Chương này bao gồm hai phần chính: (1) lý luận cơ bản về xuất khẩu, (2) Cơ sở
thực tiễn của đề tài
1.1.

Lý luận cơ bản về xuất khẩu


1.1.1. Định nghĩa xuất khẩu
Ngoại thương là một hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời. Hiện nay, khơng một
quốc gia nào trên thế giới không tham gia vào hoạt động ngoại thương. Đây là
động lực không những giúp phát triển kinh tế của một quốc gia mà cịn góp phần
thực hiện phân công lao động quốc tế.
Các hoạt động ngoại thương chính bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu.
Xuất khẩu là bán hàng hay đưa hàng ra nước ngồi. Hàng hóa xuất khẩu rất đa
dạng: hàng công nghiệp, hàng nông nghiệp, hàng tiêu dùng, kiến thức khoa học kỹ
thuật, các dịch vụ ... (nguồn:[24])
Có hai phương thức xuất khẩu chính: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp: là doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm của mình ra nước
ngồi. Phương thức này địi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ xuất khẩu,
có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Mặc dù hình thức kinh doanh này đem lại
nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro và thách
thức.


7

Xuất khẩu gián tiếp: là doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng hóa của mình ra
nước ngồi thơng qua một trung gian thương mại. Các doanh nghiệp này thường là
các cơ sở sản xuất có quy mơ nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp hay chưa
được phép xuất khẩu hàng hóa đó ra nước ngồi.
Trung gian thương mại có thể là một cơng ty ủy thác xuất khẩu trong nước,
công ty thương mại chuyên môi giới trong nước, cơng ty mơi giới nước ngồi...
1.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gồm: các nhân tố bên trong và
các nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố bên trong: là các nhân tố từ môi trường bên trong của nước xuất
khẩu tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, từ đó ảnh

hưởng đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Các nhân tố này bao gồm: điều kiện
tự nhiên, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và chính sách về xuất khẩu của quốc gia.
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, khống sản ...Các yếu
tố này quyết định sản lượng và chất lượng sản phẩm làm ra, và quyết
định lợi thế cạnh tranh của quốc gia đối với mặt hàng xuất khẩu.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng,
đường xá, điện, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc... Nếu các yếu tố này
phát triển sẽ thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu, giúp sản phẩm trong
nước có cơ hội tiếp cận sâu rộng thị trường thế giới. Ngược lại, nó có thể
làm hạn chế q trình xuất khẩu, làm giảm chất lượng sản phẩm khi đến
tay người tiêu dùng nước ngồi.
- Chính sách xuất khẩu của quốc gia. Trong mỗi thời kỳ của một đất nước
đều có các chính sách thương mại khác nhau như: khuyến khích ngoại
thương, hạn chế ngoại thương hay không thực hiện giao thương với nước
ngoài. Và trong mỗi giai đoạn này, nhà nước áp dụng các công cụ như


8

thuế, hàng rào phi thuế quan, tỷ giá hối đoái... để điều tiết hoạt động
ngoại thương, trong đó có xuất khẩu.
Các nhân tố bên ngoài: Trước khi quyết định chọn thị trường nước ngoài để
kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các nhân tố liên quan đến thị
trường này bao gồm:
- Điều kiện địa lý, khí hậu, diện tích, dân số nước nhập khẩu, ngơn ngữ,
truyền thống, tập quán. Các yếu tố này cung cấp cho doanh nghiệp thơng
tin ban đầu để có được quyết định đúng đắn. Ví dụ: với thời tiết như ở
Châu Phi thì khó mà bán được áo len, dạ...
- Môi trường kinh tế- tài chính, cơ sở hạ tầng:
Tính chất hấp dẫn của một đất nước là do hai đặc điểm quyết định. Thứ

nhất là cơ cấu kinh tế, thứ hai là tính chất phân phối thu nhập trong nước.
Cơ cấu kinh tế trong nước quyết định nhu cầu của nó về hàng hóa, dịch
vụ, mức thu nhập và tỷ lệ người có công ăn việc làm. Những nhu cầu
trên đây phụ thuộc vào quốc gia đó là nước chậm phát triển, nước đang
phát triển hay nước công nghiệp phát triển. Khả năng xuất khẩu của một
nước cũng quyết định nhu cầu nhập khẩu của họ.
Đặc điểm thứ hai cần phải biết để bán được hàng là tính chất phân phối
thu nhập trong nước bạn hàng. Sự phân phối thu nhập chịu ảnh hưởng
không chỉ của những đặc điểm kinh tế của đất nước mà cả của những đặc
điểm của hệ thống chính trị. Tính chất phân phối thu nhập làm cho một
quốc gia nào đó có đặc điểm thu nhập của dân cư như sau:
• Có một số ít người giàu, thu nhập cao, cịn lại đại đa số có mức thu
nhập thấp.
• Có mức thu nhập phần nhiều là thấp
• Có mức thu nhập phần nhiều là trung bình.


9

Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải biết: tỷ giá hối đối và sự
biến động giá của nó; hệ thống ngân hàng của nước nhập khẩu, tình hình
lạm phát của nước nhập khẩu; và cũng không thể bỏ qua cơ sở hạ tầng:
hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thơng, khả năng giải phóng
phương tiện các sân bay, bến cảng; hệ thống điện nước, năng lượng cung
cấp cho kinh doanh; hệ thống kho tàng … Những đặc điểm trên có ảnh
hưởng trực tiếp đến khối lượng, chất lượng và cơ cấu hàng mua (nguồn:
[2])
- Môi trường pháp luật, chính trị:
Các quốc gia thường rất khác nhau về mơi trường chính trị - pháp luật.
Để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu, khi thiết lập quan hệ kinh doanh

với đối tác ở một quốc gia nào đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý tới
các nhân tố sau:
• Thái độ của chính phủ đối với ngoại thương: bảo hộ mậu dịch hay
mậu dịch tự do.
• Sự ổn định chính trị của nước nhập khẩu
• Thỏa ước quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia
• Những hạn chế về ngoại tệ
• Bộ máy nhà nước
• Qui chế của chính phủ đối với các luật lệ, văn phịng đại diện và
chi nhánh của cơng ty ở nước ngồi.
• Các thủ tục hải quan, thuế hải quan, những qui định và các yếu tố
ảnh hưởng đến bn bán.
• Giấy phép xuất nhập khẩu, hồi chuyển lợi tức, qui định về lương
thực, thực phẩm, y tế, an toàn kiểm dịch cần phải đảm bảo.
• Luật đầu tư nước ngồi và các văn bản có liên quan.
• Thuế gồm có: thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp …


10

• Hạn ngạch xuất nhập khẩu.
• Luật pháp trong quảng cáo của từng nước, luật chống phá giá...
- Môi trường cạnh tranh: có nhiều cách cạnh tranh trên thị trường quốc tế:
• Bằng sản phẩm: đưa ra sản phẩm chất lượng cao hơn, bao bì đẹp
hơn.
• Bằng giá: định giá thấp hơn đối thủ, bớt giá.
• Bằng hệ thống phân phối: ưu đãi cho những thành viên trong kênh
phân phối cao hơn đối thủ.
• Bằng quảng cáo và khuyến mãi.

• Dịch vụ sau bán hàng tốt hơn.


Phương thức chi trả thuận lợi hơn.

Khi nghiên cứu cạnh tranh, cần xác định:
• Ai là đối thủ của mình.
• Ðối thủ từ đâu đến, nếu đối thủ từ nước khác đến thì tìm cách
cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; nếu đối thủ ở ngay nước sở
tại, nhà xuất khẩu có thể thành cơng bằng sản phẩm mới chất
lượng cao hơn.
• Ðối thủ có lợi thế gì và nhà xuất khẩu có lợi thế nào hơn đối thủ
• Có chỗ nào cho cơng ty và đối thủ cùng hợp tác với nhau hay
không.
- Mơi trường văn hóa – xã hội:
Mỗi quốc gia đều có những phong tục, tập quán, những quy tắc, những
điều cấm kỵ riêng của mình. Để hoạt động kinh doanh khỏi thất bại,
người bán phải nghiên cứu kỹ xem những người mua ở nước ngoài chấp
nhận mặt hàng này hay mặt hàng kia như thế nào và họ sử dụng chúng ra
sao. Sự khác biệt về văn hóa cũng ảnh hưởng đến cách thức giao dịch
loại sản phẩm mà người tiêu dùng yêu cầu, hình thức quảng cáo và
khuyến mãi nào có thể được chấp nhận.


11

Ðặc điểm văn hóa – xã hội khác nhau ở các nước thường được thể hiện ở
các mặt như quan niệm về thời gian, không gian, ngôn ngữ, tôn giáo.
Hiểu rõ những nét đặc trưng của từng nền văn hóa là cơ sở để tạo nên
sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chủ động trong đàm phán kinh doanh.

Không nên cố áp đặt lên đối tác những cách cư xử của riêng doanh
nghiệp, vì nó sẽ trực tiếp gây khó chịu cho khách hàng và có thể rất dễ
thất bại trong kinh doanh.
Trong quá trình nghiên cứu về văn hóa, các doanh nghiệp cũng cần
nghiên cứu các góc độ ngôn ngữ tôn giáo, tổ chức xã hội, truyền thống,
yếu tố tạo thành xã hội như: gia đình, chủng tộc, giai cấp, các hiệp hội,
ảnh hưởng đến tập quán của người tiêu dùng.
1.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tiềm lực sản xuất xuất khẩu Thanh long của Việt Nam
1.2.1.1. Về điều kiện tự nhiên:
Cây Thanh long là một loại cây leo, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung Mỹ
và Nam Mỹ. Cây này thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có tên khoa học là
Hylocereus Undatus, tên tiếng Anh là Pitahaya hay Dragon Fruit. Quả Thanh long
hình xoan, to, bóng, đẹp, thịt có nhiều hạt đen như hạt vừng đen. Cây Thanh long
trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn
đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt… Tuy nhiên, cây Thanh long đạt hiệu quả cao
trong điều kiện đất tơi xốp, thơng thống, thốt nước tốt, khơng bị nhiễm mặn và
có pH từ 5 – 7.
Cây Thanh long du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm nay, được trồng nhiều ở
một số tỉnh miền Nam, trong đó nơi trồng nhiều nhất là Bình Thuận, Long An và
Tiền Giang. Tỉnh Long An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ trung
bình hàng tháng 27,2 – 27,7 oC, thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất
28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 oC, độ ẩm tương đối trung


12


bình hàng năm là 80 – 82%. Tiền Giang dựa vào lợi thế có nhiệt độ cao và ổn định
nên rất thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây trồng nhiệt đới như: Xoài, Bưởi,
Mận, Vú sữa, Sầu riêng... Nhiệt độ trung bình trong năm ở Tiền Giang là 26,6 oC.
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 33,2 oC. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là
21,6 oC. Tương tự, tỉnh Bình Thuận có nhiệt độ bình qn cả năm là 27 oC; tháng 1,
2 hàng năm có nhiệt độ bình quân thấp nhất: 24 – 25 oC, tháng 5,6 hàng năm có
nhiệt độ bình qn cao nhất 28 – 28,5 oC. Nhìn chung, khí hậu của ba vùng này rất
thích hợp để trồng Thanh long – loại cây chỉ ưa nhiệt độ cao và không chịu được
nhiệt độ thấp.
Đất Bình Thuận chủ yếu là loại đất xám bạc màu và đất cát pha sét. Mặc dù đất
rất nghèo dinh dưỡng nhưng nó lại có đặc tính là vùng đất cao, có độ kết dính thấp,
thốt nước rất nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Loại đất này rất phù hợp với cây Thanh
long – loại cây chịu được hạn, ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập nước. Theo
thống kê (3-2012), tổng diện tích Thanh long Bình Thuận khoảng 16.000 héc ta,
trong đó diện tích đang thu hoạch khoảng 12.000 héc ta với sản lượng đạt khoảng
400.000 tấn, tập trung chủ yếu ở hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc.
Vì có điều kiện thuận lợi nên năng suất cây Thanh long ở Bình Thuận cao nhất
nước, trung bình khoảng 20 tấn quả/ha/năm, và giá Thanh long Bình Thuận cũng
thường cao hơn Thanh long ở các vùng khác từ 1.000 VNĐ đến 2.000 VNĐ/kg
(Tham khảo giá tại chợ đầu mối Tam Bình, Thủ Đức). Đất ở Tiền Giang thuộc loại
đất phù sa, trung tính, ít chua. Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có hơn 2.500 héc ta Thanh
long, tập trung chủ yếu ở huyện chợ Gạo, dự kiến tỉnh sẽ triển khai đề án mở rộng
vùng chuyên canh Thanh long lên 5.000 héc ta vào năm 2015 và tập trung trồng
Thanh long theo hướng GAP. Long An thì có diện tích Thanh long ít hơn, khoảng
hơn 1.200 héc ta, tập trung ở huyện Châu Thành. Với vùng trồng rộng lớn, nguồn
cung Thanh long cho thị trường trong nước và xuất khẩu đảm bảo đầy đủ và ổn
định.


13


Vụ mùa Thanh long ở nước ta thường vào tháng 5 đến tháng 10, tuy nhiên
người trồng có thể kích thích cây Thanh long ra trái nghịch vụ bằng phương pháp
chong đèn, để đảm bảo đủ sản lượng Thanh long phục vụ nhu cầu trong nước và
xuất khẩu quanh năm.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 24 loại Thanh long, phổ biến là: loại giàn leo
Hylocereus và 4 loại chuyên được trồng thương mại khác bao gồm: Hylocereus
undatus (vỏ đỏ, ruột trắng, trồng chủ yếu ở Việt Nam và Thái Lan), Hylocereus
polyrhizus (vỏ đỏ, ruột đỏ, chủ yếu ở Israel), Hylocereus costaricensis (vỏ đỏ, ruột
tím hồng, chủ yếu ở Nicaragua và Guatemala), và Selenicereus megalanthus (vỏ
vàng, ruột trắng trồng chủ yếu ở Colombia, Ecuador và Israel).
Ở nước ta trồng chủ yếu là loại Thanh long: ruột trắng vỏ đỏ. Năm 1994, Viện
nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã đem về Việt Nam 2 giống Thanh long ruột đỏ
và ruột vàng từ Colombia, và vào năm 1996 thì Viện đem tiếp về 6 giống Thanh
long từ Đài Loan. Tuy nhiên, qua khảo sát giống tại vườn tập đoàn của Viện thì chỉ
có Thanh long ruột đỏ được Bộ Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn cho phép
trồng rộng rãi trong cả nước vào năm 2000.
Do thổ nhưỡng, khí hậu ở mỗi vùng khác nhau nên đặc tính Thanh long có khác
nhau ở từng địa phương.


×