Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty sản xuất kinh doanh hai thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.05 KB, 48 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh
nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghhiệp hoạt động
trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là
khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái
sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất
phải tiến hành bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt
động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất, quá trình sản xuất trong nền
kinh tế thị trường phải căn cứ vào việc tiêu thụ sản phẩm hay không.Hoạt động tiêu
thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá
trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp.Hoạt động tiêu thụ bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau : Hoạt động
nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ
thống kho tàng, xây dựng chương trình bán….Muốn cho hoạt động này có hiệu quả
thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tốt nhất với
khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh
tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Vì vậy qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của giáo
viên hướng dẫn-Ths.Trịnh Đặng Khánh Toàn và sự giúp đỡ của ban giám đốc công
ty và anh chị em các phòng ban trong công ty, với những kiến thức đã tích lũy được
cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “ Một
số giải pháp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Hai Thành” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
1.Mục đích chọn đề tài:
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động kinh doanh đối với một doanh


nghiệp. Kết quả của hoạt động tiêu thụ chứng tỏ rằng doanh nghiệp kinh doannh như
thế nào.Do đó tôi chọn đề tài này nhằm nghiên cứu chiến lược tiêu thụ sản phẩm tại
công ty trong thời gian qua, từ đó phân tích và đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty hai thành.
Nghiên cứu và đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu về hoạt động tại công ty, nghiên cứu và phân tích bằng những kiến
thức đã học, dựa vào kết quả phân tích và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
4. Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hai thành.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty hai
thành.
5.Giới hạn đề tài:
Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ đi
sâu nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty trong thời gian qua, từ đó
đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1 Khái quát về tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một
bên là sản xuất sản phẩm và phân phối với bên kia là tiêu dùng. Trong quá trình tuần
hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng
nó quyết định bản chất của lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của
doanh nghiệp là việc chuẩn bị hàng hoá sản xuất trong lưu thông.Các nghiệp vụ sản

xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các
lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.Để thực hiện các quy trình
liên quan tới giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hoá đòi hỏi phải tổ chức hợp
đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng, về chuẩn loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch
nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, nó bao gồm các hoạt
động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá,tổ chức mạng lưới bán hàng,xúc tiến bán
hàng…cho tới các dịch vụ sau bán hàng.
1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh
nghiệp sản xuất hay thương mại nào.Có thể nói sự tồn tại doanh nghiệp phụ thuộc
rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các
khâu nghiệp vụ khác, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được
diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh
giá bởi nhiều yếu tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn, mà tốc độ này phụ thuộc rất
lớn vào tốc độ tiêu thụ sản phẩm, do đó nếu tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số
vòng quay của vốn giảm đi.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản
xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị,
máy móc …để sản xuất ra sản phẩm.Như vậy vốn của doanh nghiệp được tồn tại
dưới dạng hàng hoá,khi sản phẩm được tiêu thụ doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu
tư để tái sản xuất cho kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu
được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là hoạt động thực tiễn được vận động từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là nó
được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước

đó, các mục tiêu gồm:
 Lợi nhuận.
 Vị thế của doanh nghiệp
 An toàn
 Đảm bảo tái sản xuất liên tục.
1.2 Nội dung của hoạt động tiêu thụ:
1.2.1 Nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để
xác định giá cả và lượng hàng mua bán.Như vây thị trường là tổng thể các quan hệ
về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ.
Để thành công trên thị trường đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực
hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thăm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận biết
và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp mình để
từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh
chóng.Việc nghiên cứu thị trường tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp
xâm nhập và thích ứng với thị trường, làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường đó.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
1.2.2 Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng có
ý nghĩa sống còn đến doanh nghiệp.Muốn thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm
phải xác định một chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp.Chiến lược tiêu thụ sản
phẩm bao gồm: chiến lược sản phẩm, đặt hàng sản xuất, chính sách giá cả hàng hoá,
khối lượng sản xuất, phân phối hàng hoá cho các kênh tiêu thụ sản phẩm, các doanh
nghiệp cần đưa ra thị trường những sản phẩm mà người tiêu dùng cần chứ không
phải là đưa ra cái mà doanh nghiệp có.Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm
giúp cho nhà kinh doanh xác định đúng đắn chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình.
1.2.3 Chính sách giá bán:
Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị

trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình:tối đa hoá
lợi nhuận,tối đa hoá lượng tiêu thụ hoặc thâm nhập và mở rộng thị trường…Bởi vậy
chính sách giá bán của doanh nghiệp phù hợp với xu thế thị trường sẽ có tác động
tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai.
1.2.4 Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng
nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng.
Mặt khác cũng có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đại đa số các sản phẩm
là những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,hàng tiêu dùng…trong quá trình tiêu thụ
nói chung điều thông qua một số kênh chủ yếu.Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm được thông qua hai hình thức là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp.Hai
hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm.Trong mỗi kênh đều có ưu
và nhựơc điểm riêng, do vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ
thuộc vào quy mô, uy tín, mặt hàng…của doanh gnhiệp.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ:
1.3.1Yếu tố môi trường vĩ mô:
1.3.1.1 Kinh tế
Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình
thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.Các nhân tố kinh tế gồm:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nến kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm
cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hoá và dịch vụ tăng
lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách
hang tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế
tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.
Tỷ giá hối đối: đây là nhân tố tác động nhanh chống và sâu sắc với từng quốc

gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ
lên giá sẽ khuyến khích nhập khầu và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở
rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá
dẫn đến xuất khẩu tăng, cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi
đó giá bán hàng hoá trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Các chính sách kinh tế của nhà nước:Các chính sách phát triển kinh tế của
nhà nước có tác dụng cản trở hoặc củng cố lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với
doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác.
1.3.1.2 Chính trị pháp luật:
Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và
ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội.
Thể hiện rõ nhất là chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính,
những quang điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền
lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động…các nhân tố này điều ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.1.3 Khoa học công nghệ:
Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu
tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ
hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hoá
và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm.
1.3.1.4 Văn hoá xã hội:
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín
ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh

nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hoá xã hội khác nhau do vậy khả năng
tiêu thụ hàng hoá cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những
yếu tố thuộc về văn hoá xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù
hợp với từng khu vực khác nhau.
1.3.1.5 Tự nhiên:
Các nhân tố tự nhân có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát
triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao
gồm: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện
khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm thiểu các chi phí phục
vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên thiên phong phú tạo điều kiện
cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình
sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
1.3.2 Yếu tố môi trường vi mô:
1.3.2.1 Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định
đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị
trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô của thị trường. Những biến động
tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu,thói quen làm cho số
lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động sản
xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho
doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào
tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản
phẩm.Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của
khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi
thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh
nghiệp cần có nhữnh chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý.
1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh:

Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất
lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác trong
ngành, càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngàng thì cơ hội đến với từng
doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận
của từng doanh nghiệp cũng giảm. Do vậy việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là
việc làm cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Những cơ sở lý luận trên giúp tôi tìm hiểu về hoạt động tiêu thụ của công ty nơi tôi
làm khóa luận tốt nghiệp một cách khoa học hơn,mặt khác nó giúp tôi định hướng
được những gì mình cần phân tích nhằm hiểu được bản chất của vấn đề đã chọn.Từ
việc phân tích tình hình chính xác giúp tôi suy nghĩ đề ra một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh tình hình tiêu thụ tại công ty.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
1.3.2.3 Nhà cung cấp:
Là các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực ( sản phẩm,dịch vụ,
nguyên vật liệu, nguồn lực ) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Sự tăng gía
hay khang hiếm các nguồn lực này trên thị trường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến
hoạt động của doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp đảm bảo nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong việc
sản xuất kinh doanh sản phẩm.Sự thiếu hụt hay chậm trễ về lượng cung cấp, sự
không đảm bảo về chất lượng đầu vào hoặc việc tăng giá từ nhà cung cấp gây khó
khăn cho hoạt động của doanh nghiệp bởi gì điều này có thể gây tác hại về khả năng
thoả mãn khách hàng của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu vì
khách hàng chuyển sang dùng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
1.3.2.4 Đối thủ tiềm ẩn mới:
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác năng lực sản xuất mới, với mong
muốn giành thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Mặt dù không phải bao giờ doanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh

tiềm ẩn mới, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành vừa chịu ảnh hưởng
đồng thời cũng có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. nên
doanh nghiệp cần có những hàng rào ngăn cản hợp pháp như: Đa dạng hoá sản
phẩm,độc quyền về công nghệ và nguồn nguyên liện thuận lợi.
1.3.2.5 Sản phẩn thay thế:
Sức ép về sản phẩn thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do
mức giá bị khống chế, nếu kông chú ý đến sản phẩm thay thế doanh nghiệp có thể bị
tụt lại với các thị trường nhỏ.
Phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ, muốn đạt
được các doanh nghiệp cần quan tâm đến nguồn lực để phát triển và vận dụng công
nghệ mới vào chiến lược kinh doanh của mình.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆN HỮU HẠN SẢN XUẤT KINH DOANH HAI THÀNH.
2.1 Giới thiệu chung về công ty:
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty:
Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hai Thành được thành lập vào năm 1986 do ông Võ
Văn Thành sáng lập. Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hai Thành khởi nghiệp từ ngành
cơ khí, chuyên sản và cung ứng các loại khung nhà thép cho các khu công nghiệp
với nguyên liệu nhập từ các nước: Đức, Nga, Tiệp khắc, Nhật Bản.
Đến năm 1996 doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hai Thành chính thưc đổi tên thành
công ty TNHH SX-KD Hai Thành, một doanh nghiệp hàng đầu cả về thực lực và uy
tín tại Việt Nam, hiện nay hoạt động mạnh trong các lĩng vực kinh tế chủ lực:Xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đầu tư và thi công hạ tầng các khu
công nghiệp, khung nhà thép, vỏ bình gas, cho thuê nhà xưởng, kinh doanh bất động
sản với các dự án lớn như: Dự án Phú Lợi,dự án Hai Thành tên Lửa, KCN Hai
Thành, KCN Tân Kim…
Ngày nay công ty Hai Thành đã nhanh chóng trở thành một nhà sản xuất cấu

kiện thép có uy tín trên thị trường, là doanh nghiệp đầu tiên chuyển giao công nghệ
chế tạo khung nhà thép tại Việt Nam,với hơn hai mươi năm kinh nghiệm và những
thành tựu đạt được, công ty Hai Thành đã mở bước tiến đột phá trong việc đầu tư
dây chuyền hàn dầm tự động tiên tiến nhất, nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt
hơn và đưa thương hiệu khung nhà thép Hai Thành lên tầm cao mới.
Mặt dù mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực nhưng cơ khí vẫn
là thế mạnh của Hai Thành, với bề dầy kinh nghiệm của mình trong ngành cơ khí
chế tạo khung nhà thép, Hai Thành đã sản xuất đủ các mẫu mã, kích cỡ đa dạng,
kiểu dáng phù hợp với tất cả các loại địa hình. Hằng năm công ty Hai Thành cung
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
cấp hơn 700.000m² cho nhà xưởng, tole lợp, xà gồ ….trong nước và các nước lân
cận
Với tiêu chí góp phần vào sự phát triển của đất nước, từ lúc thành lập tới nay
Hai Thành luôn cố gắng tạo ra những công trình có chất lượng cao cho xã hội.Hai
Thành xác định chất lượng công trình, quyền lợi khách hàng và người lao động công
ty là điều kiện tiên quyết để Hai Thành phát triển bềnh vững trong tương lai.
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và trụ sở công ty:
2.1.2.1 Trụ sở công ty:
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH HAI THÀNH
- Tên giao dịch quốc tế: HAI THANH MANUFACTURING AND TRADING
Co.,LTD.
Trụ sở :
- Địa chỉ : 79C Đông Hồ, P.8, Q.Tân Bình,TP.Hồ Chí Minh.
- Tel : ( 84-8 ) 39710992-38635237.
- Fax: ( 84-8 ) 39710900.
- Email:

- Website: www.haithanh.com.vn
Văn phòng :

- Địa chỉ : 152 Lý Thường Kiệt,P.8,Q.Tân Bình,TP.Hồ Chí Minh.
- Tel : ( 84-8 ) 38645249-39712759.
- Fax: ( 84-8 ) 38656619
- Email:

- Website: www.haithanh.com.vn
Nhà máy :
- Địa chỉ: 1185 quốc lộ 1A,P.Bình Trị Đông B,Q.Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Tel : ( 84-8 ) 38753951-38760428.
- Fax: ( 84-8 ) 38753951.
- Email:

- Website: www.haithanh.com.vn
- Vốn điều lệ: 154.800.000.000 đồng ( Một trăm năm mươi bốn tỷ, tám trăm triệu
đồng chẵn ).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ ngày thành lập đến nay công ty đã
qua 17 lần thay đổi.Lần thay đổi sau cùng vào ngày 24 tháng 12 năm 2009, số
049766 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh cấp.
2.1.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu :
Công ty Hai Thành hiện nay hoạt động trong các lĩnh vực sau:
 Sản xuất, chế tạo khung nhà tiền chế, xà gồ, vĩ kèo cho các công trình công
nghiệp, dân dụng ,thuỷ điện, nhiệt điện, cầu đường.
 Xây dựng, đầu tư hạ tầng khu dân cư, khu công nghiệp, kinh doanh vật liệu
xây dựng, sắt thép, máy móc thiết bị chuyên dùng.
 Sản xuất vỏ bình gas LPG, bình chữa cháy.
 Đầu tư và kinh doanh nhà ở, chung cư, khu công nghiệp, cho thuê văn phòng
nhà xưởng, phát triển khu đô thị mới…
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty:

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý :
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
2.1.3.2 Nhiệm Vụ cơ bản các phòng ban :
2.1.3.2.1 Hội đồng thành viên:
- Ra quyết định bổ nhiệm hay sa thải giám đốc và các quyết định quan trọng
khác của công ty.
- Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc điều hành của giám đốc đối với hoạt
động sản xuất- kinh doanh của công ty.
2.1.3.2.2 Giám đốc và phó giám đốc:
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 13
KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
P.GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN
Nhà
Máy
Gas
Phòng
Tài
Chính
Kế Toán
Phòng
Quản Lý
Dự Án
Phòng

Nhân
Sự
Phòng
Pháp

Nhà
máy

Khí
Phòng
Kinh
Doanh
Nguồn từ công
ty Hai Thành
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Giám đốc: Do hội đồng thành viên bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người chịu trách
nhiệm cao nhất về tính pháp lý, là người đại diện công ty toàn quyền ký tất cả các
quyết định: hợp đồng kinh tế, văn bản giao dịch theo điều lệ hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: Là người hỗ trợ tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản
xuất kinh doanh, công tác quản lý, chủ động giải quyết những công việc được giám
đốc uỷ quyền, là người điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt.
2.1.3.2.3Kiểm soát nội bộ:
- Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của công ty, hỗ trợ cho giám
đốc trong việc ra các quyết định đầu tư dự án.
2.1.3.2.4 Phòng quản lý dự án:
- Lập quy hoạch khảo sát, thiết kế các dự án.
- Thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra việc xây dựng các dự án.
- Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư.
- Được quyền đình chỉ các công việc trái với quy trình kỹ thuật, các tiêu

chuẩn định mức trong thi công.
2.1.3.2.5 Phòng tài chính kế toán:
- Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động công ty, tổng hợp kết quả hoạt động
kinh doanh, lập báo cáo thống kê, quyết toán tài chính.
- Ghi chép, phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi
công nợ, đề xuất kế hoạch thu, chi tiền, hình thức thanh toán.
- Thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quyết định bộ tài chính.
- Kiểm tra, phân tích các hoạt động kinh tế trong toàn công ty.
- Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.
2.1.3.2.6 Phòng kinh doanh:
- Xác định các mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh, để đạt hiệu quả cao
nhất.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiếp thị và bán sản phẩm.
- Xây dựng các phương án kinh doanh trình giám đốc và tổ chức việc thực
hiện các phương án khi được duyệt.
- Thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty, tạo mối quan hệ tốt giữa công
ty và khách hàng.
2.1.3.2.7 Phòng nhân sự:
- Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, bố trí
nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
- Quản lý sổ sách, hồ sơ, lý lịch của cán bộ công nhân viên trong công ty, tổ
chức tuyển dụng, cho thôi việc, khen thưởng.
- Quy hoạch nhân viên, đánh giá nhận xét nhân viên.
- Lập kế hoạch lao động tiền lương.
- Quản lý, xây dựng kế hoạch tiền lương, kiểm tra thực hiện định mức lao
động, đơn giá tiền lương.
2.1.3.2.8 Phòng pháp lý:
- Có nhiệm vụ kiểm tra, tư vấn pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của

công ty, làm các thủ tục pháp lý khi công ty cần.
2.1.3.2.9 Nhà máy cơ khí và nhà máy gas:
- Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng và sự chỉ đạo của giám
đốc hoặc phó giám đốc công ty .
2.2 Đặc điểm về sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh :
-Phát huy những thành quả đã đạt được, Hai Thành tiếp tục mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, bằng hình thức làm Chủ đầu tư các dự án Khu công
nghiệp,Khu dân cư, để tối đa hóa lợi nhuận và nỗ lực phấn đấu trở thành một doanh
nghiệp vững mạnh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư, nhằm mang lại
“ Thịnh Vượng – Thành Công” cho nhà đầu tư.
2.2.1 Quy trình đầu tư dự án:
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 16
Nguồn từ công
ty Hai Thành
KẾT
THÚC ĐẦU

CHUẨN BỊ
ĐẦU TƯ
Xin chủ trương
đầu tư
Giới thiệu địa
điểm đầu tư
Lập QH, thoả
thuận QH
Lập dự án
đầu tư
Thẩm định dự

án đầu tư
Phê duyệt dự
án đầu tư
THỰC HIỆN
ĐẦU

Nghiệm thu
công trình
Bàn giao
hạ tầng
Khai thác
công trình
Làm thủ tục xin
giao đất
Đền bù
giải toả
Lập bản vẽ
TKKT & dự toán
Lập hồ sơ
mời thầu
Chọn nhà
thầu
QUY
TRÌNH
ĐẦU

DỰ
ÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Chuẩn bị đầu tư:

Xin chủ trương đầu tư:
- Tờ trình xin phép đầu tư, kèm báo cáo đầu tư xây dựng công trình gửi Uỷ ban
Nhân Dân Thành Phố hoặc Tỉnh.
Gới thiệu địa điểm đầu tư:
- Văn bản giới thiệu và thoả thuận địa điểm đầu tư gửi UBND Thành Phố hoặc Tỉnh
và sở xây dựng.
Lập quy hoạch và thoả thuận quy hoạch:
- Bản quy hoạch, tờ trình xin thoả thuận quy hoạch gửi Sở Quy Hoạch Kiến Trúc,
UBND Quận hoặc Huyện nơi có dự án đầu tư.
Lập dự án đầu tư:
- Nguồn vốn đầu tư và khả năng tài chính của chủ đầu tư.
Thẩm định dự án:
- Gửi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thẩm định.
Phê duyệt dự án:
- Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, UBND phê duyệt.
Thực hiện đầu tư:
Làm thủ tục xin giao hoặc thuê đất:
- Văn bản xin giao hoặc thuê đất gửi UBND nơi có dự án đầu tư.
Đền bù giải toả:
- Chủ đầu tư tiến hành thoả thuận với các hộ dân nằm trong quy hoạch để tiến hành
đền bù giải tỏa.
Bản vẽ TKKT thi công & dự toán:
- Gửi bản vẽ TKKT thi công đến các đơn vị quản lý để tiến hành kiểm tra, phê
duyệt như: điện lực,cấp nước…
Lập hồ sơ mời thầu và chọn thầu:
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Gửi hồ sơ mời thầu đến các đơn vị có đủ năng lực thi công, tiến hành chọn thầu và
thi công.
Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác:

Nghiệm thu công trình:
- Tiến hành nghiệm thu công trình với nhà thầu và thanh quyết toán với nhà thầu.
Bàn giao hạ tầng:
- Tiến hành bàn giao phần hạ tầng cho các đơn vị có chức năng quản lý: điện, nước,
đường xá…
Khai thác công trình:
- Phần còn lại chủ đầu tư tiến hành khai thác.
2.2.2 Khu dân cư Phú Lợi :
Dự án Khu dân cư Phú Lợi tọa lạc tại phía Nam, Tây - Nam quận 08, với
nhiều lợi thế về các tuyến giao thông lớn như Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Đông
Tây, đường Phạm Thế Hiển nên dự án dễ dàng kết nối với các đường huyết mạch
dẫn vào trung tâm Thành phố.
Hạ tầng cơ sở của Khu dân cư Phú Lợi được thiết kế hoàn thiện, đồng bộ. Hệ thống
giao thông nội bộ được thiết kế hài hòa đồng bộ kết nối với các trục đường lớn.
2.2.2.1 Vị trí dự án
Khu dân cư Phú Lợi được bao bọc bởi các tuyến đường giao thông chính:

Phía Bắc tiếp giáp với khu dân cư hiện hữu, đường Phạm Thế Hiển, Vành
Đai Trong (đường Ba-Tơ).

Phía Nam giáp đại lộ Nguyễn Văn Linh, lộ giới 120m.

Phía Đông giáp rạch Bà Tàng, rộng 70m có quy hoạch cây xanh.

Phía Tây tiếp giáp với sông Cần Guộc, rộng 80m.

Dự án khu dân cư Phú Lợi cách chợ Bến Thành 13 km

Bệnh viện Việt Pháp 8 km


Đại học Kinh Tế 8 km
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Phú Mỹ Hưng 7 km

Đại học RMIT 4 km

Trung tâm hành chính quận Bình Tân 10 km
2.2.2.2 Diện tích:
Tổng diện tích 52 ha với mật độ xây dựng toàn khu khoảng 34% được phân bổ:

Nhà liên kế phố có sân vườn: 1.473 lô.

Nhà biệt thự song lập: 278 lô.

Nhà biệt thự đơn lập: 07 lô.

Chung cư khu D1: 06 đơn nguyên.

Chung cư khu D2: 02 đơn nguyên.

Chung cư khu D3: 07 đơn nguyên.

Chung cư khu D4: 02 đơn nguyên.
2.2.2.3 Dân số
Dân số dự kiến khoảng 12.828 người
2.2.2.4 Tiến độ thực hiện toàn dự án khu dân cư Phú Lợi:
- Chung cư D2 (06 tầng) đã xây dựng và đưa vào sử dụng chung cư D2A bàn
giao từ tháng 06/2006, chung cư D2B bàn giao từ tháng 05/2008 hiện nay đã có

khoảng 160 hộ dân dọn về sinh sống.
- Chung cư D1 (12 tầng) với 6 đơn nguyên cuối năm 2010 sẽ hoàn thành và
giao căn hộ cho Khách hàng, trong đó tổng căn hộ là 350 căn.
- Đất nền khu dân cư Phú lợi đã bàn giao 990 nền, trong đó: 83 nền biệt thự
và 907 nền phố liên kế.
- Trải nhựa các trục đường của toàn dự án hoàn thành tháng 07/2009
- Hệ thống xử lý nước thải hoàn tất 80%
- Hệ thống chiếu sáng toàn khu hoàn thành tháng 07/2009
2.2.2.5 Tiện ích của khu dân cư Phú Lợi:
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Với dòng sông Cần Giuộc thơ mộng, dãy cây xanh bao quanh khu dân cư
như một rào chắn cản khói bụi bên ngoài. Bên cạnh đó, công viên rộng lớn 9.819 m²
và những mảng cây xanh khác rải rác toàn khu vực dự án tạo nên một môi trường
sống trong lành mà không phải ở đâu tại thành thị cũng có được. Khu công viên
không chỉ mang đến sự an bình của thiên nhiên mà còn đem đến những khu vui chơi
trẻ em với nhiều trò chơi bổ ích và hấp dẫn, sân thể thao, phòng tập thẩm mỹ, café
ngoài trời… mang đến cho cộng đồng cư dân những giây phút thoải mái sau những
lo toan bộn bề của cuộc sống.
- Hệ thống an ninh chuyên nghiệp: bảo vệ 24/24, hệ thống phòng cháy chữa
cháy, hệ thống camera quan sát ……. .
-
Chỉ vài phút đi bộ cùng con, bạn có thể tiếp cận được với các trường mẫu
giáo, trường tiểu học với diện tích hơn 19.500 m² được xây dựng hiện đại phù họp
với quy mô dự án.
2.2.3 Khu dân cư Hai Thành - Tên Lửa ( Khu Dân Cư Bình Trị Đông ):
2.2.3.1 Vị trí dự án:
-Dự án Khu dân cư Bình Trị Đông tọa lạc tại phường Bình Trị Đông B, quận
Bình Tân, TP.HCM. Lợi thế của dự án là vị trí trung tâm của khu vực thương mại đã
và đang phát triển mạnh như:


Phía Bắc giáp với Khu công nghiệp giày Pou.Yuen

Phía Đông tiếp giáp với Trung tâm Y tế Kỹ thuật cao của Singapore.

Phía Tây tiếp giáp với Cụm công nghiệp Hai Thành có trên 10 doanh nghiệp
đang hoạt động và phát triển từng ngày.

Phía Nam tiếp giáp đường Sinco thông ra Hồ Học Lãm với lượng dân cư hiện
hữu khá đông đúc.
2.2.3.2 Đặc điểm vị trí

Trung tâm Chợ Lớn: 05 km

Cách công viên Phú Lâm: 02 km
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Cách bến xe Miền Tây, bệnh viện Triều An: 02 km

Cách chùa Huệ Nghiêm: 01 km

Cách siêu thị Big C – An Lạc: 0.5 km

Cách nhà thờ PaoLo: 0.5 km

Cạnh Quốc Lộ 1A

Giáp khu công nghiệp: giày PouYuen, Tân Tạo


Giáp Trung tâm Y tế Kỹ thuật cao
2.2.3.3 Diện tích:
- Tổng diện tích khoảng 65.000 m² với mật độ xây dựng toàn khu khoảng
22,7% được phân bổ:

Nhà liên lập có sân vườn: 104 lô.

Nhà phố liên kế có sân vườn: 31 lô.

Chung cư 12 tầng: 03 đơn nguyên, trong đó 350 căn hộ.

Một chợ.

Một trường học.
2.2.3.4 Dân số:
- Dân số dự kiến khoảng 1.762 người
2.2.3.5 Tiện ích của Khu dân cư Hai Thành - Tên Lửa:
- Hệ thống giao thông nội bộ tại Khu dân cư Bình Trị Đông được thiết kế một
cách hài hòa và đồng bộ liên thông với các trục đường lớn như Quốc Lộ 1A, đường
Hồ Học Lãm, đường Tên Lửa.
- Bao quanh dự án là dãy cây xanh tươi mát sẽ góp phần tạo không gian
thoáng mát cho toàn khu dân cư.
- Hệ thống an ninh chuyên nghiệp: bảo vệ 24/24, hệ thống phòng cháy chữa
cháy, hệ thống camera quan sát ……. .
- Chỉ vài phút đi bộ cùng con, bạn có thể tiếp cận được với trường mẫu giáo
có diện tích khoảng 2.500 m² được xây dựng hiện đại phù họp với quy mô dự án.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Thuận tiện hơn nữa khi mà sau một ngày làm việc bận rộn, trở về nhà đã có
khu chợ Bình Trị Đông B với diện tích 2.715 m² ngay trong khuôn viên dự án đảm

nhận cung cấp mọi thứ cho bữa ăn của gia đình.
- Vào buổi tối hoặc những ngày cuối tuần, bạn có thể giải trí với đường
truyền ADSL, hệ thống truyền hình cáp…. ngay tại không gian riêng của mình cùng
với những người thân yêu.
2.2.4 KHU CÔNG NGHIỆP:
2.2.4.1 Giới thiệu chung:
Thực hiện chủ trương của tỉnh và Nhà Nước cũng như Nghị Quyết của tỉnh
Ủy tỉnh Long An về công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tỉnh Long An đã và
đang xây dựng các KCN tập trung nhằm tạo điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng thu hút
các dự án đầu tư trong và ngòai nước.
Khu công nghiệp Tân Kim là một trong các công trình trọng điểm được ưu
tiên xây dựng trong kế họach của tỉnh nhằm nâng cao khả năng hòa nhập và quá
trình phát triển kinh tế xã hội, và đây cũng là một khu vực có nhiều thuận lợi nhất để
phát triển KCN tập trung có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
Khu công nghiệp Tân Kim xây dựng thúc đẩy quá trình đô thị hóa của vùng
và toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và làm thay đổi bộ mặt không gian cho khu vực. Là khu công nghiệp có vị trí
địa lý thuận lợi về mặt quan hệ vùng, cũng như về giao thông, có khả năng phát triển
công nghiệp một cách hiệu quả.
2.2.4.2.Vịtrí
Khu công nghiệp Tân Kim là KCN sản xuất thuộc các loại hàng không gây ô
nhiễm lớn như: công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, các sản phẩm phục vụ nông
nghiệp, hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu, vật liệu xây dựng.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Khu công nghiệp Tân Kim nằm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, phía
Tây tỉnh Long An, cạnh bờ sông Cần Giuộc, tuyến giao thông thủy quan trọng từ
Tp.HCM đi các tỉnh ĐBSCL. Là khu công nghiệp có vị trí gần trung tâm TP nhất.
Những đặc điểm địa lý của khu vực này cho phép phát triển các ngành công nghiệp

như chế biến nông sản hải sản, CN sản xuất sản phẩm phục vụ nông nghiệp, sản
xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, kho bãi, bến bãi
Cách trung tâm TP.HCM 15km và cách các cảng biển trong tương lai như
cảng Hiệp Phước 12 km theo đường bộ và cảng Tân Tập 15 km theo đường thủy.
Cảng Tân Tập được xem là cảng quốc gia với diện tích bến cảng 200ha, giáp sông
Kênh Hàng và sông Soài Rạp, là đầu mối trong hệ thống đường thủy quan trọng của
tỉnh Long An với Tp.HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời thông
thương với đường biển quốc tế.
Khu đất quy hoạch nằm cặp phía Tây sông Cần Giuộc, tiếp giáp với Tp HCM
cách thị trấn Cần Giuộc theo đường chim bay khoảng 3,5km về phía Nam.
Khu đất có:
• Phía Bắc giáp : Thành phố Hồ chí Minh.
• Phía Nam giáp : lộ Tân Kim-Long Hậu dự kiến.
• Phía Đông giáp : sông Cần Giuộc.
• Phía Tây giáp : Quốc lộ 50.
2.2.4.3 Diện tích:
-Tổng diện tích đất trong phạm vi quy họach chi tiết xây dựng khu công nghiệp là:
104,1 ha, được chia theo nhiều mục đích sử dụng:
Tổng diện tích đất xí nghiệp công nghiệp: 62,88 ha.
- Chia thành 9 cụm với 54 lô mỗi lô có diện tích từ 0,68 đến 1,89 ha.
- Mật độ xây dựng 50% - 60% (hoặc có thể hơn tùy theo loại hình sản xuất) hệ số sử
dụng đất 0,7).
Các cụm xí nghiệp công nghiệp gồm có:
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Cụm A : 4 lô, diện tích 4,90 ha.
Cụm B : 10 lô, diện tích 12,02 ha.
Cụm C : 10 lô, diện tích 13,34 ha.
Cụm D : 5 lô, diện tích 4,88 ha.
Cụm E : 2 lô, diện tích 2,68 ha.

Cụm F: 8 lô, diện tích 11,89 ha.
Cụm F: 8 lô, diện tích 11,89 ha.
Cụm G: 10 lô, diện tích 7,07 ha.
Cụm H: 2 lô, diện tích 1,40 ha.
Cụm K: 3 lô, diện tích 4,70 ha.
2.2.4.4 Cơ sở hạ tầng:
- Với lợi thế về giao thông, Tân Kim có trục đường chính nối từ Quốc Lộ 50
vào KCN theo đường số 1 và đường nhánh xen kẽ tạo thành mạng giao thông khép
kín. Thuận tiện quan hệ bên trong cũng như bên ngòai KCN.
2.2.4.4.1 Đường bộ:
- Đoạn quốc lộ 50 qua KCN có chiều dài khoảng 2km đóng vai trò quan
trọng của trục giao thông chính cho KCN, được nối với tuyến đường Nam Bình
Chánh - Nhà Bè, cách QL 1A 10km rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa đến
Tp. HCM và các tỉnh miền Tây.
2.2.4.4.2 Đường thủy:
- Phía Đông và phía Bắc giáp với sông Cần Giuộc; là con sông lớn với bề
rộng bình quân 250m, tàu dưới 500DWT và đoàn sà lan 750 DWT có thể lưu thông
được. Từ KCN đến cửa biển Đông chỉ vào khỏang 40km, đây là tuyến giao thông
thủy quan trọng giúp cho việc lưu thông từ KCN đến các nơi trong nước và ngòai
nước rất thuận lợi.
2.2.4.4.3 Cấp nước:
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Tổng nhu cầu dùng nước 4.765 m3/ngày đêm, riêng mảng công nghiệp là
40m3/ha (trừ diện tích đường và cây xanh).
- Nguồn nước cung cấp chính cho khu CN là nguồn nước ngầm ở độ sâu
400m do Công ty cấp nước Long An đầu tư. Dự kiến với 8 giếng khoan mới với
công suất mỗi giếng 50 - 70m3 (tổng công suất đạt khoảng 4.800 m3/ngày).
2.2.4.4.4 Mạng Lưới Cấp nước:
- Toàn bộ nuớc ở 8 giếng khoan được đưa về trạm cấp nước và từ đó bơm

vào mạng lưới bằng các tuyến chính với đường ống þ 150 và 200.
Một đài nước W= 150 m3 dùng điều hòa áp lực nước và các trụ cứu hỏa ống þ100
cách nhau mỗi 150 - 200m.
- Tổng chiều dài cấp nước: 7.781m, ống þ200 dài 4.429m, þ150 dài 3.352m.
2.2.4.4.5 Mạng Lưới thoát nước thải:
- Với lưu lượng nước thải khỏang 80% lượng nước cấp (khỏang 3800m3)
được chia làm 2 giai đoạn:
- Qua hệ thống xử lý riêng trong từng nhà máy (đạt TCVN5945 cột C). Sau đó
qua hệ thống thu gôm bên ngoài nhà máy để xử lý tập trung (đạt TCVN5945 cột B)
Hệ thống ống thoát nước có đường kính D300 - 600 đi qua tất cả các nhà máy.
(D300 = 2.264m, D400 = 3.839, D600 = 390m).
2.2.4.5 Sản phẩm và dịch vụ
2.2.4.5.1 Sản phẩm
- Nhà xưởng, nhà máy xây sẵn / xây theo yêu cầu KCN Tân Kim cung cấp
các nhà xưởng lọai lớn, vừa và nhỏ cho doanh nghiệp thuê hoặc mua. Bên cạnh đó
KCN cũng nhận xây dựng nhà xưởng - nhà máy theo yêu cầu thiết kế của doanh
nghiệp.
2.2.4.5.2 Dịch vụ
- Nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn và cung cấp các thông tin đã được chuẩn bị
chi tiết từ các chuyên viên của phòng dịch vụ.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬN MSSV: 407401035 Trang 25

×