Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHỮNG LUẬN điểm SÁNG tạo của hồ CHÍ MINH về CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.05 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
CÁCH MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GIẢNG VIÊN: ThS. DƯƠNG THỊ CHUYÊN
HỌC PHẦN : 202_DCT0030_17
NHÓM 8

DANH SÁNH THÀNH VIÊN
-

Võ Thị Anh Thư -197QC17299
Dương Thị Kiều Trinh- 197QC04306
Nguyễn Hoàng Lê Nguyên- 197NT33960
Võ Trà Phương Uyên- 197QC17429
Bùi Thị Phương Trinh- 197QC17317
Cao Hồng Anh- 197NT13972
Dương Hồng Đơng- 197NT14632
Hồ Huỳnh Minh Quốc- 197KE23775
Trần Thị Ánh Vy- 197NT13996
Nguyễn Thị Thu Uyên- 197NT14394
Ngô Thị Hải Anh- 197QC16731


NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH
MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã cống
hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng phong phú, sơi động của Hồ Chí Minh


đã để lại cho dân tộc ta nhiều “Di sản” quý báu, trong đó, những sáng tạo lý luận của Người
về cách mạng giải phóng dân tộc là một dấu ấn nổi bật, góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ
đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời có giá trị thời đại sâu sắc.
1. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng
vô sản.
Yêu nước và kiên quyết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập là truyền
thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc,
tận mắt chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm than, ngày 5-6-1911,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân
tộc. Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bơn ba ở nước ngoài,
Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn
- con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”(1). Nguyễn Ái Quốc lựa chọn
con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga
(1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành cơng, và
thành cơng đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng
thật”(2). Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, là cuộc cách
mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc cách mạng đó khơng chỉ giải phóng giai cấp, mà
gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
Trong q trình vận dụng lý luận cách mạng vơ sản vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kiên trì
khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều, nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai
cấp trong nửa sau những năm 20 và nửa đầu những năm 30 của thế kỷ XX, làm cho lý luận
cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vơ sản có sức sống mạnh mẽ, thâm nhập
trong đông đảo quần chúng nhân dân. Đi theo con đường cách mạng vơ sản, Hồ Chí Minh
sớm xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền


cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(3). Sau khi giành độc lập, phải
tiến lên xây dựng CNXH. Bên cạnh đó, Người dành nhiều tâm trí vào sự nghiệp cách mạng

XHCN và xây dựng CNXH ở Việt Nam, hình thành nên những quan điểm hết sức cơ bản về
CNXH và con đường đi lên CNXH từ một nước thuộc địa, với những tàn tích phong kiến
nặng nề; xác định những đặc trưng bản chất của CNXH, mục tiêu và bước đi để đạt tới
CNXH. Đó là một q trình cải biến cách mạng lâu dài, gian khổ, phải trải qua nhiều chặng
đường khác nhau, tất cả vì sự nghiệp giải phóng con người, làm cho con người phát triển
tồn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tức là độc lập dân tộc đi
tới CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới CNXH. Khơng giành được
độc lập dân tộc sẽ khơng có gì hết. Độc lập dân tộc thể hiện ở chỗ giành và giữ chính quyền
dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiền đề đi lên CNXH. Nhưng nếu nước độc lập mà dân khơng
hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. CNXH là hạnh phúc, tự do. Vì
vậy, phải xây dựng CNXH như là sự phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, để bảo vệ độc lập
dân tộc và tạo ra bước phát triển mới với một trình độ cao hơn của tồn bộ tiến trình cách
mạng. Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của V.I.Lênin về cách mạng không
ngừng - cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, giữa hai giai đoạn đó khơng có
một bức tường thành nào ngăn cách cả.
Thực tiễn đó cho thấy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
của cách mạng vô sản là một trong những sáng tạo nổi bật về mặt lý luận của Hồ Chí Minh.
Chính theo con đường cách mạng vơ sản, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng
Tháng Tám 1945 “long trời lở đất”, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(2-9-1945). Trong Tuyên ngôn độc lập đọc trước quốc dân đồng bào vào ngày 2-9-1945, Hồ
Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật
đã thành một nước tự do độc lập”(4). Với Tun ngơn độc lập,  Hồ Chí Minh đã tun bố với
toàn thế giới về quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân
tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện tiên quyết của chế độ dân chủ, cho việc xác lập và
bảo vệ quyền con người.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do Đảng và Hồ Chí Minh lãnh đạo đã mở ra một
thời đại mới cho dân tộc Việt Nam - thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Kiên trì với
con đường đã lựa chọn, trải qua 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ xâm lược, với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định khơng chịu làm nơ lệ”, “khơng có gì q hơn độc lập, tự do”; trên cơ sở đường lối đúng


đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quân và dân ta đã lần
lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ này, tất cả người dân Việt Nam đã kiên
cường đấu tranh cho độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân. Quyền vốn dĩ tự nhiên đó của
con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam được cộng đồng quốc tế đón nhận như là một
trong những tư tưởng lớn của thời đại.
Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh
cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới
thành cơng...”(5). Đảng đó phải được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của V.I.Lênin,
được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác
định mục tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua
cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc
thống nhất. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc
cho nhân dân. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên được thơng qua tại Hội nghị thành lập Đảng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”(6).
Điều đáng chú ý là, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng không chỉ là của riêng giai cấp
công nhân, mà của toàn dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), Hồ Chí
Minh phân tích: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, cho nên phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”(7). Năm 1961, khi
nhân dân miền Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh một lần nữa
khẳng định: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư,
thiên vị”(8).
Đó là một Đảng đạo đức và văn minh, được võ trang bằng lý luận Mác - Lênin; có bản lĩnh

chính trị vững vàng; đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực trí
tuệ dồi dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và theo kịp bước tiến
của thời đại. Đảng đó phải xây dựng được một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, vững
chắc, lâu dài, chân thành, đồn kết; trong đó, lực lượng của Đảng là cả dân tộc, mọi con dân
nước Việt, con Lạc cháu Hồng. Đảng đó cịn biết tập hợp các lực lượng cách mạng và tiến
bộ trên thế giới đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu chung của
nhân loại tiến bộ là: hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.


Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng
suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời,
chính trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã được tôi luyện, thử thách và không
ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh
lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân; qua đó, khẳng định một chân
lý, “ở Việt Nam khơng có một lực lượng chính trị nào khác, ngồi Đảng Cộng sản Việt Nam
có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó
khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc”(9).
Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đồn kết của tồn dân trên cơ sở liên
minh cơng nơng
Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đồn kết tồn
dân, trên cơ sở liên minh cơng nơng làm nịng cốt”... Trong đó, “thực hiện cho được liên minh
cơng nơng vì đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất những thắng lợi của cách mạng”(10).
Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nơng dân, Hồ Chí Minh cho rằng, nông
dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ ln có ý thức phản
kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự tham
gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp của tồn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Nơng dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp
công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập, thống nhất thật sự, ắt
phải dựa vào lực lượng của nơng dân. Đồng bào nơng dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có
lịng nồng nàn u nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh. Do vậy, vấn đề giải

phóng dân tộc ở Việt Nam, thực chất là vấn đề nông dân. Nông dân vừa là động lực, vừa là
lực lượng đơng đảo, nịng cốt, và cũng là đối tượng vận động của cách mạng.
Đánh giá cao vai trị, sứ mệnh của giai cấp nơng dân, nhưng Hồ Chí Minh ln khẳng định,
giai cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và Đảng phải lãnh đạo xây dựng khối liên
minh công - nông làm nòng cốt cho Mặt trận Dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh chủ trương
vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước,
đang phải chịu thân phận nô lệ, tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm huy động
sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đây là luận điểm rất
mới, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào
giải phóng dân tộc. Đó là sự bổ sung kịp thời vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Có thể nói, đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng khối
đại đồn kết dân tộc trên cơ sở liên minh cơng - nông đã được vận dụng một cách chủ động,
sáng tạo trong tiến trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.


Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo
lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang; thực hiện khởi nghĩa
từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn
Vượt lên tư tưởng của các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh xác định phương
pháp đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải được tiến hành bằng con đường cách
mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang; thực hiện
khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
Trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận
thức sâu sắc bản chất của chế độ thực dân: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một
hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”(11),“lũ giặc cướp nước, chết thì chết, nết
khơng chừa. Càng gần thất bại thì chúng càng hung ác”(12). Người khẳng định: “Độc lập tự
do không thể cầu xin mà có được”. Vì vậy, để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
cũng như cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ CNXH, tất yếu phải “Dùng bạo
lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính
quyền”(13).

Quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh khơng hề đối lập với tinh thần u chuộng
hịa bình và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc Việt Nam mà là sự tiếp nối truyền thống nhân
nghĩa của cha ông ta. Đối với Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, việc sử dụng bạo lực cũng nhằm mục đích hịa bình: “Dụng việc
binh là việc nhân nghĩa, muốn cứu dân, cứu nước”(14). Theo Người, hịa bình phải là nền
hịa bình thật sự, gắn liền với độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và tự do, dân chủ của nhân
dân. Nếu mục tiêu đó khơng được đáp ứng, phương thức tiến hành chiến tranh tất yếu là
bạo lực cách mạng. Đó chính là nghệ thuật khéo léo dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo
lực phản cách mạng của Người.
Tuy đề cao vai trò của bạo lực cách mạng nhưng Hồ Chí Minh khơng tuyệt đối hóa vai trị
của bạo lực, của đấu tranh vũ trang trong chiến tranh cách mạng. Với Người, đấu tranh vũ
trang chỉ là một trong những phương pháp để thực hiện mục tiêu chính trị của cách mạng.
Với tinh thần ấy, sau khi về nước chuẩn bị giành chính quyền, tháng 12-1944, trên cơ sở
nghiên cứu kỹ tình hình cách mạng trong nước và trên thế giới, Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành
lập đội “Việt Nam tun truyền giải phóng qn”. Người căn dặn: “Chính trị trọng hơn quân
sự”(15), “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng sau”. Chỉ thị nêu rõ nguyên
tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, phương châm xây dựng ba thứ quân, phương
thức hoạt động là kết hợp quân sự với chính trị.


Trong q trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh và Đảng đã chỉ đạo tích
cực xây dựng và phát triển lực lượng, để khi có thời cơ sẽ phát động khởi nghĩa vũ trang.
Trước hết là xây dựng các căn cứ địa, đồng thời mở các lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây
dựng các tổ chức chính trị của quần chúng... Với sự chủ động, tích cực chuẩn bị đón chờ
thời cơ khởi nghĩa, tháng Tám năm 1945, khi thời cơ đến, lệnh “Tổng khởi nghĩa” được ban
ra, chỉ trong chưa đầy nửa tháng, cả nước đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, kế thừa và phát huy
nghệ thuật lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam đã tập trung lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ
trang lớn mạnh, với ba thứ quân và khơng ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật của

quân đội để đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù; đồng thời, kết hợp với xây dựng
lực lượng chính trị mạnh mẽ của quần chúng để khi thời cơ đến tiến hành tổng tiến công,
giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
2. Giá trị thời đại:
Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc phản ánh nguyện
vọng được sống trong độc lập, tự do và công bằng, bình đẳng của khơng chỉ dân tộc Việt
Nam mà cịn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, như Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(16). Có thể nói, giải phóng dân tộc
là nguyện vọng cháy bỏng hơn bất cứ yêu cầu nào khác. Nó là điều kiện tiên quyết cho mọi
quyền tự do, dân chủ của con người.
Điều đặc biệt cần lưu ý, sáng tạo của Hồ Chí Minh khơng chỉ là người xây dựng cơ sở lý luận
cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam mà còn là người tổ chức và
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thể hiện trách nhiệm của
người đứng đầu. Người tổ chức vừa kháng chiến, vừa kiến quốc với tinh thần “các vua Hùng
đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Kháng chiến đi đôi với
kiến quốc, đấu tranh đi đôi với xây dựng, cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
nét độc đáo của cách mạng Việt Nam mang dấu ấn Hồ Chí Minh. Người xác định, kháng
chiến trường kỳ gian khổ, phức tạp, khó khăn, nhưng nhất định thắng lợi. Lý luận của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vốn đã sáng tạo nhưng lại ngày càng sáng tạo hơn vì
đã đi vào thực tiễn, được làm phong phú bởi thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
cũng như thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của
nhân dân Việt Nam.


Thực tiễn lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống chiến tranh
xâm lược đã làm phong phú thêm lý luận của Người về cách mạng và chiến tranh giải phóng.
Từ đó, có thể khẳng định, những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc, cả thực tiễn và lý luận đã bổ sung cho kho tàng lý luận cách mạng thế giới,

kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như truyền thống dựng nước và giữ nước đầy
tự hào của dân tộc Việt Nam.
Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mang tính thời đại
thể hiện đậm nét ở chỗ, nó đã tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới. Nếu như thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thức tỉnh các dân tộc trên
thế giới về quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc, thì thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm “chấn động địa
cầu”, thức tỉnh các dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ - Latinh vùng lên đánh đuổi thực
dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kiên định con đường cách mạng mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lựa chọn là: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên trì mục tiêu: “Độc lập Tự do - Hạnh phúc”. Hiện nay, tư tưởng của Người vẫn soi sáng con đường đi lên của cách
mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, vấn đề quan trọng nhất được Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Để đạt được điều đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải nắm chắc hạt nhân tư tưởng Hồ
Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, nắm vững phương thức giải quyết mối
quan hệ dân tộc - con người trên cơ sở nhận thức chính xác đặc điểm của dân tộc và sự vận
động, phát triển của thời đại. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thành công trong nhiệm vụ đưa
tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đó
cũng là một trong những điều kiện quan trọng nhất bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng
Việt Nam trong hiện tại và tương lai.



×