Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TÁC ĐỘNG của CHÍNH SÁCH GIÁ đối với CUNG cầu THỊ TRƯỜNG XE BUÝT tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.87 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA KINH TẾ


MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI
VỚI CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG XE BUÝT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Vân
SVTH: Nhóm 41 Thứ 4 tiết 7-10
1. Trần Nguyễn Thùy Linh 20126142
2. Phan Nữ Thảo Trang

20126230

Mã lớp học: ECON240206_06
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian học tập vừa qua, để có được những kiến thức như
hơm nay và hoàn thành được bài tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến cô Nguyễn Thị Thanh Vân đã ln ln hết mình, tận tình dạy bảo, truyền
đạt kiến thức, luôn đồng hành giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong
suốt quá trình học tập và làm bài tiểu luận này.
Trong quá trình làm đề tài tiểu luận này, do kiến thức và kinh nghiệm của chúng
em cịn hạn hẹp nên khó tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong cơ bỏ qua và chỉ
bảo, nhận xét chân tình để chúng em có thể rút kinh nghiệm và hồn thiện khả năng


của mình trong những bài tiểu luận tiếp theo.
Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn cơ, chúc cơ có thật nhiều sức khỏe để hồn
thành thật tốt cơng tác giảng dạy của mình và gặt hái được nhiều thành cơng trong
cuộc sống.


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Thứ tự

Họ và tên

1

Phan Nữ Thảo Trang

2

Trần Nguyễn Thùy Linh

Đóng góp

Nhiệm vụ
Thu thập nội dung,
tổng hợp tiểu luận
Thu thập nội dung,
tổng hợp tiểu luận

50%

50%


Kết quả
Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành tốt

ĐIỂM SỐ
Tiêu chí

Nội dung

Bố cục

Trình bày

Tổng

Điểm

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Kí tên


Nguyễn Thị Thanh Vân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ...............................................................................
MỤC LỤC .......................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, PHỤ LỤC ......................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 1

3.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XE BUÝT, CHÍNH SÁCH TRỢ GIÁ,
CUNG, CẦU THỊ TRƯỜNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .. 3
1.1. Tổng quan về xe buýt .................................................................................. 3

1.1.1. Khái niệm về vận tải khách công cộng bằng xe buýt .............................. 3
1.1.2. Loại vé và giá vé đi xe buýt .................................................................... 3
1.2. Các đơn vị đảm nhận vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt 5
1.2.1. Doanh nghiệp .......................................................................................... 5
1.2.2. Hợp tác xã ............................................................................................... 5
1.3. Khái niệm về chính sách và chính sách trợ giá ......................................... 6
1.3.1. Chính sách .............................................................................................. 6
1.3.2. Trợ giá .................................................................................................... 6
1.3.3. Chính sách trợ giá xe buýt ...................................................................... 7
1.3.3.1. Chính sách trợ giá xe buýt và sự cần thiết của chính sách trợ giá .... 7
1.3.3.2. Sơ lược các hình thức trợ giá ............................................................. 7


1.3.4. Trợ giá cho xe buýt dưới góc độ kinh tế học .......................................... 7
1.4. Cung và cầu .................................................................................................. 8
1.4.1. Cung và cung của thị trường xe buýt ...................................................... 9
1.4.2. Cầu và cầu của thị trường xe buýt .......................................................... 9
1.5. Tác động của giá lên cầu và cung của thị trường xe buýt........................ 9
1.5.1. Tác động của giá lên cầu của thị trường xe buýt ................................... 9
1.5.2. Tác động của giá lên cung của thị trường xe buýt ............................... 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI
VỚI CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ....................................................................................................................... 11
2.1. Tình trạng xe bt hiện nay...................................................................... 11
2.2. Các hình thức trợ giá hiện nay ................................................................. 11
2.3. Thực trạng phát triển của cung cầu thị trường xe buýt dưới tác động
của chính sách giá................................................................................................ 12
2.3.1. Chính sách trợ giá theo kiểu cào bằng chưa hợp lí.............................. 13
2.3.2. Chi phí vận tải hành khách lớn ............................................................. 14
2.3.3. Cơng tác quản lí trợ giá xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh cịn nhiều

hạn chế...............................................................................................................14
2.3.4. Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phương tiện mới ...................................... 15
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI
VỚI THỊ TRƯỜNG CUNG CẦU XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ....................................................................................................................... 15
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 19


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, PHỤ LỤC
Danh mục bảng
Bảng 1. Bảng giá vé xe buýt các tuyến có trợ giá .......................................................... 4

Danh mục hình
Hình 1. Trợ giá cho xe buýt dưới góc độ kinh tế học ..................................................... 8
Hình 2. Đường cầu ....................................................................................................... 10
Hình 3. Đường cung ..................................................................................................... 10


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại thành phố Hồ Chí Minh, song song với sự phát triển phồn vinh nơi đây, thành
phố đang phải chịu sức ép từ số lượng phương tiện cá nhân tăng cao do nhu cầu đi lại
của người dân. Vấn đề này đã gây ra khơng ít các tác động như làm ơ nhiễm môi trường,
ùn tắc giao thông, hay cả tai nạn giao thông. Trong khi giải pháp nâng cấp và xây dựng
hệ thống giao thơng thì tốn nhiều chi phí và khó thực hiện thì giải pháp hệ thống giao
thông công cộng cụ thể là hệ thống vận chuyển hành khách bằng xe buýt là giải pháp
tối ưu nhất, giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Thế nhưng theo Báo
Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam (VTV News) (2020) thì trong 4 năm từ 2014 đến
2018, trung bình mỗi năm thì số lượng người tham gia giao thông sử dụng phương tiện

công cộng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh giảm 6,65% dựa theo số liệu thống kê
được của ngành Giao thông Vận tải TP.HCM và đặc biệt năm 2019, số lượng người
tham gia giao thông sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt ở mức 289,9 triệu lượt,
giảm 12,1 % so với năm trước là năm 2018 và tính đến đầu năm 2020, sản lượng xe
buýt giảm một nửa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vậy mặc dù xe buýt là phương
tiện di chuyển của nhiều học sinh, sinh viên, công nhân lao động, nhân viên văn phòng
nhưng số lượng người tham gia giao thông sử dụng phương tiện cá nhân vẫn chiếm đa
số. Như vậy, chính sách giá cho xe buýt cũng là một chính sách khơng thể thiếu, được
thành phố sử dụng giúp hệ thống xe buýt phát triển và thu hút sự tham gia, sử dụng của
người dân vào thị trường xe buýt. Vậy nên, việc nghiên cứu đề tài “tác động của chính
sách giá đối với cung cầu thị trường xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm rõ tác
động của chính sách này đối với nhu cầu sử dụng và nhu cầu cung cấp vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những tác động của chính sách giá đối với nhu cầu sử
dụng của người dân và cung cấp vận tải hành khách công cộng của các doanh nghiệp
và hợp tác xã vận tải.

1


Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Giải thích các khái niệm liên quan đến xe buýt, chính sách, chính sách trợ giá,
chính sách trợ giá xe buýt và cùng với kiến thức học được từ môn Kinh tế học để tiến
hành phân tích tác động của chính sách trợ giá đến cung và cầu thị trường xe buýt tại
thành phố Hồ Chí Minh. Từ những phân tích trên đưa ra các kết luận, nguyên nhân và
các biện pháp khắc phục các hạn chế của chính sách trợ giá đối với thị trường xe buýt
phù hợp với nhu cầu cung và cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích lý thuyết: Tra cứu tài liệu từ báo điện tử, báo cáo khoa
học, bài giảng môn Kinh tế học.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ
để xây dựng luận cứ, đưa ra các kết luận.
Ngồi ra cịn sử dụng những phương pháp khác: thống kê, so sánh, logic.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XE BUÝT, CHÍNH SÁCH
TRỢ GIÁ, CUNG, CẦU THỊ TRƯỜNG XE BUÝT TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Tổng quan về xe buýt
1.1.1. Khái niệm về vận tải khách công cộng bằng xe buýt
Theo Thủ tướng Chính phủ trong Điều 3 Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg khuyến khích
phát triển vận tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt (2015):
1. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải hành khách
theo tuyến cố định bằng xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách và phương tiện
chạy theo biểu đồ vận hành.
2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
là các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt bao gồm: đường dành riêng cho xe buýt; điểm đầu; điểm cuối; điểm
dừng; biển báo; nhà chờ; điểm trung chuyển; bãi đỗ xe buýt; trạm điều hành;
trạm bảo dưỡng sửa chữa; trạm cung cấp năng lượng cho xe buýt.
Theo số liệu từ trang điện tử của Sở Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh thì
hiện nay, năm 2021 có 175 tuyến xe buýt trên địa bàn.
1.1.2. Loại vé và giá vé đi xe buýt
Theo trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2019), từ ngày 1/5/2019,
giá vé xe buýt có sự điều chỉnh theo quyết định về việc điều chỉnh giá vé xe buýt trên

các tuyến xe buýt có trợ giá của Sở Giao thơng vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
Giá vé trên các tuyến xe buýt được trợ giá như sau:

3


Bảng 1. Bảng giá vé xe buýt các tuyến có trợ giá
Vé lẻ theo lượt
Cự ly di
chuyển

0 – 15 km 15–25 km

Vé tập 30 vé
25 km +

0 – 15 km 15–25 km

25 km +

Xe buýt thông thường


5.000

6.000

7.000

112.500


135.000

157.000

thường

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

Học sinh
sinh viên

3.000 đồng

không áp dụng

Xe buýt nhanh số 13, 94, 96

thường
Học sinh


không áp dụng
10.000 đồng
135.000 đồng

sinh viên

Nguồn: Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2019)
Nhà nước ta có quy định cụ thể về cơ chế, chính sách trợ giá cho người sử dụng dịch
vụ vận tải hành khách công cộng. Theo Thủ tướng Chính phủ trong điều 7 Quyết định
13/2015/QĐ-TTg khuyến khích phát triển vận tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt
(2015):
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn
lực địa phương trợ giá cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt như sau:
1. Miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và người
khuyết tật đặc biệt nặng.

4


2. Giảm giá vé đối với người có cơng với cách mạng, người cao tuổi, học sinh,
sinh viên là công dân Việt Nam.
1.2. Các đơn vị đảm nhận vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt
1.2.1. Doanh nghiệp
Theo Quốc hội trong điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (2014) “Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt là doanh nghiệp, hợp
tác xã được đăng kí kinh doanh vận tải bằng xe ơ tơ, ngồi ra còn phải đáp ứng các điều

kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được yêu cầu tại Điều 5, Nghị định
86/2014/NĐ-CP. (Chính phủ, 2014)
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt là doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt. Một số danh nghiệp cung cấp dịch
vụ này ở thành phố Hồ Chí Minh như: Cơng ty Cổ phần vận tải thành phố, Công ty Cổ
phần vận tải thành phố, Công ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến.
1.2.2. Hợp tác xã
Hợp tác xã vận tải giữ vai trò rất quan trọng trong mọi quy trình kinh doanh vận tải của
các cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Theo Quốc hội (2012) trong điều 3 Luật hợp tác xã 2012 :
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành
viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý
hợp tác xã.

5


Theo Chính phủ (1997) trong điều 1 Nghị định của Chính phủ số 45-CP ngày 29 tháng
4 năm 1997 ban hành điều lệ mẫu hợp tác xã giao thông vận tải:
Hợp tác xã Giao thông vận tải là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động
cùng hành nghề Giao thơng vận tải có nhu cầu và lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn (bằng tiền, bất động sản, hoặc phương tiện, thiết bị) và công sức để hợp tác
xã sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Hợp tác xã Giao thơng vận tải phải có ít nhất 10 xã viên để được thành lập Hợp
tác xã.
Một vài doanh nghiệp vận tải đảm nhận vận chuyển hành khách công cộng bằng
xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Hợp tác xã vận tải xe buýt
Quyết Thắng với các tuyến 05, 06, 08, 10, 53, 56; Hợp tác xã vận tải số 15 với

các tuyến 57, 76, 89, 141, 61-1; Công ty Cổ phần vận tải thành phố với các tuyến
59, 68, 69, 72, 86, 102, 60-1, 62-1 và nhiều Hợp tác xã khác trên địa bàn với tổng
cộng hơn 170 tuyến xe.
1.3. Khái niệm về chính sách và chính sách trợ giá
1.3.1. Chính sách
Theo Nguyễn Anh Phương (2020), thì chính sách là các biện pháp được Nhà
nước tiến hành bằng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề cần thiết.
1.3.2. Trợ giá
Nhắc đến chính sách giá đối với cung cầu thị trường xe buýt tại thành phố hồ chí
minh thì chính sách giá này đi liền với chính sách trợ giá xe buýt.
Trợ giá là một trong những cách điển hình thể hiện sự can thiệp của Nhà nước
vào hoạt động của thị trường trên cơ sở mơ hình cầu – cung, là phần cho đi của Chính
phủ để hỗ trợ sản xuất, mua và bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào đó mà vẫn giữ
được lợi ích cho bên cung và bên cầu từ đó tăng lượng tiêu thụ của nó trên thị trường.

6


1.3.3. Chính sách trợ giá xe buýt
1.3.3.1. Chính sách trợ giá xe buýt và sự cần thiết của chính sách trợ giá
Để cạnh tranh với phương tiện giao thông cá nhân, thu hút sự tham gia vào hàm
cầu của thị trường xe buýt, các nhà quản lí, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đưa ra
chính sách trợ giá cho các đơn vị đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
để các doanh nghiệp này tiếp tục thực hiện được việc cung cấp dịch vụ này sao cho
doanh thu của họ vẫn được bảo đảm trong khi vé xe buýt giảm. So với việc thực hiện
nhiệm vụ duy trì và phát triển hệ thống vận tải hành khách cơng cộng, thì chính sách
này thực chất là đem lại lợi ích cho hành khách tham gia vào thị trường này, vì nó đem
lại một giá thành tốt cho người hành khách đồng thời đáp ứng được nhu cầu đi lại của
người dân. Cùng với các lý do khác, chính sách trợ giá chính là một chiến lược để tăng
cầu của thị trường. Tóm lại, chính sách trợ giá là cần thiết để giảm tỉ lệ sử dụng phương

tiện cá nhân đồng thời tăng tỉ lệ sử dụng phương tiện cơng cộng.
1.3.3.2. Sơ lược các hình thức trợ giá
Theo Nguyễn Thị Bích Hằng (2018) :
Thơng thường, chính quyền thơng qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến
hành trợ giá, hỗ trợ chi phí cho các hoạt động khai thác vận tải theo các hình thức
gián tiếp hoặc trực tiếp. (p.3)
Hình thức trợ giá trực tiếp gồm có trợ giá trực tiếp cho bên cung hoặc trợ giá trực
tiếp cho bên cầu. Nhưng khi trợ giá cho bên cầu thì chỉ tác động một bên cầu,
còn với khi trợ giá cho bên cung thì có tác động cho cả hai bên.
Hình thức trợ giá gián tiếp có thể kể đến như xây dựng mạng lưới tuyến, đánh
thuế các phương tiện cá nhân, ưu đãi tài chính các yếu tố đầu vào cho bên cung.
1.3.4. Trợ giá cho xe buýt dưới góc độ kinh tế học
Theo Joseph E. Stiglitz (được trích dẫn bởi Trần Thị Lộc (2014)):
7


Khi chưa có chính sách trợ giá xe bt, lượng cung sẽ là Q tương ứng với chi phí
là P. Đường cầu D trên hình sẽ là lượng cầu của hành khách cũng là đường lợi
ích cá nhân biên MPB và đường cung S chính là chi phí cá nhân biên của các cá
nhân khi tăng thêm 1 nhu cầu di chuyển bằng xe buýt. Nhưng lợi ích chung của
xã hội khơng chỉ là MPB mà là đường lợi ích biên xã hội MSB=MPB+MEB.
Khi MC không đổi thì lượng cầu sẽ là Q’ lớn hơn Q thì các đơn vị đảm nhận phải
tăng lượng cung nhưng các đơn vị này khơng có muốn tăng cung do giá cũng
tăng từ P thành P’. Vậy nên, để đạt được lượng đi lại xã hội mong muốn, chính
phủ thực hiện việc trợ giá s đơn vị trên mỗi lượt đi lại Chính sách trợ giá của
chính phủ làm cho đường cầu dịch sang phải một đoạn là s sao cho đạt được điểm
cân bằng cung-cầu tại Q’. Phần diện tích được tơ màu chính là phần chi trợ giá
của chính phủ. (p.6)
Hình 1. Trợ giá cho xe buýt dưới góc độ kinh tế học


Nguồn: Theo Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng
1.4. Cung và cầu

8


1.4.1. Cung và cung của thị trường xe buýt
Cung được biểu hiện bằng những số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán và
có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trên thị trường trong một thời gian nhất định.
(Phí Mạnh Hồng, 2013, p.55)
Cung của thị trường xe buýt là lượng dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng
bằng xe buýt mà doanh nghiệp vận tải muốn cung cấp và có khả năng cung cấp trên thị
trường vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt ở các mức giá vé khác nhau trên
trên thị trường trong một thời gian nhất định.
1.4.2. Cầu và cầu của thị trường xe buýt
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng
mua ở mỗi mức giá trong một thời gian nào đó (Các yếu tố khác khơng đổi). (Phí Mạnh
Hồng, 2013, p.55)
Cầu của thị trường xe buýt là lượng dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng
bằng xe buýt mà hành khách tham gia sử dụng tại các mức giá vé khác nhau trong một
thời gian nhất định.
1.5. Tác động của giá lên cầu và cung của thị trường xe buýt
1.5.1. Tác động của giá lên cầu của thị trường xe buýt
Đường cầu (D): thể hiện mối tương quan giữa giá vé (P) và lượng cầu dịch vụ
vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt (Q).

9


Hình 2. Đường cầu


Nguồn: Phí Mạnh Hồng (2013)
➔ Quy luật Cầu: P và Q có quan hệ nghịch biến: P tăng thì Q giảm, P giảm thì
Q tăng (với các yếu tố khác không đổi).
1.5.2. Tác động của giá lên cung của thị trường xe buýt
Đường cung (D): thể hiện mối tương quan giữa giá vé (P) và lượng cung dịch vụ
vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt (Q).
Hình 3. Đường cung

10


Nguồn: Phí Mạnh Hồng (2013)
➔ Quy luật Cung: P và Q có quan hệ đồng biến: P tăng thì Q tăng, P giảm thì Q
giảm (với các yếu tố khác khơng đổi).

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH
SÁCH GIÁ ĐỐI VỚI CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG XE BUÝT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.Tình trạng xe buýt hiện nay
Trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh được
xem là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ của cả nước; là hạt nhân
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính vì thế mà Thành phố Hồ Chí Minh trở
thành nơi an cư lập nghiệp của nhiều nguồn dân cư từ khắp các tỉnh thành, mật độ dân
cư cũng từ đó trở nên đơng đúc, sầm uất hơn. Song song với sự phát triển phồn vinh của
đô thị, số lượng phương tiện cá nhân cũng ngày càng gia tăng do nhu cầu đi lại cao của
đại đa số dân cư. Tuy nhiên việc nhiều người dân sử dụng phương tiện cá nhân đã gây
ra khơng ít các tác động làm ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn đường xá và tai nạn giao
thông. Trước vấn đề này, di chuyển bằng xe buýt là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất.
Là phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất trên thế giới, xe buýt cũng chiếm

được lòng tin và được nhiều học sinh, sinh viên, công nhân lao động ở Việt Nam lựa
chọn làm phương tiện lưu thông hàng ngày. Thế nhưng trong những năm gần đây, theo
thống kê, nhu cầu sử dụng xe buýt của người dân ngày càng giảm, thị trường xe bt
đang có dấu hiệu suy thối và điều này là đang thách thức không nhỏ cho công tác quản
lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Theo Trọng Điển và cộng sự (2020), vào năm 2019
sản lượng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giảm gần 300 triệu lượt khách
so với cùng kỳ năm 2018; tính đến đầu năm 2020, sản lượng xe buýt giảm một nửa do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong hai năm trở lại đây, có tới 10 tuyến
buýt có trợ giá tại thành phố đã ngừng hoạt động, do vắng khách và khơng đủ chi phí
hoạt động.
2.2. Các hình thức trợ giá hiện nay

11


Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng hai hình thức trợ giá phổ biến,
đó là trợ giá trực tiếp và trợ giá gián tiếp.
Đối với trợ giá trực tiếp, hình thức sẽ được thực hiện bằng cách cấp tiền trực tiếp
cho các doanh nghiệp để duy trì hoạt động, đầu tư phương tiện vận tải (Nguyễn Thị
Bích Hằng, 2018). Đây là một trong những giải pháp khuyến khích quan trọng phát huy
hiệu quả tức thời. Theo Phan Duy Trọng (2018) "Việc trợ giá trực tiếp cho thị trường
xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thông qua việc trợ giá trực tiếp cho
bên cung trên cơ sở tính tốn trợ giá theo số chuyến xe" (p.14). Nguyên tắc tính như
sau:
+Nếu Doanh thu- Chi phí>=0 thì khơng trợ giá
+Nếu Doanh thu - Chi phí <0 thì có trợ giá
Theo Nguyễn Thị Bích Hằng (2018) "Hình thức trợ cấp gián tiếp sẽ được thực
hiện thơng qua đầu tư vào các trang thiết bị hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận tải, ưu
đãi về chế độ tiền lương đối với lao động hoạt động trong lĩnh vực này, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ khác mang lại lợi nhuận cao, ưu đãi về

thuế"(p.3). Trợ cấp gián tiếp sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các nhà đầu tư,
hơn nữa sẽ giảm thiểu những bất cập và gian lận trong trường hợp bên đơn vị vận tải
không thực hiện chi tiền trợ cấp theo quy định.
2.3. Thực trạng phát triển của cung cầu thị trường xe buýt dưới tác động của
chính sách giá
Thực tế cho thấy hệ thống cung cầu thị trường xe buýt công cộng tại Thành phố
Hồ Chí Minh có nhiều sự biến động mạnh. Những năm đầu, thị trường xe buýt rất cân
bằng giữa lượng cung và lượng cầu, xe buýt được đông đảo quần chúng nhân dân ủng
hộ và lựa chọn. Sau một thời gian, mặc dù mạng lưới xe buýt của thành phố được quan
tâm đầu tư phát triển, thế nhưng lượng khách trở nên hạn chế và thị trường xe buýt có
nguy cơ ngừng hoạt động.
Theo Gia Minh (2018) "Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện có 141 tuyến xe bt,
gồm 103 tuyến có trợ giá và 38 tuyến khơng trợ giá, với tổng số 2.478 phương tiện.
12


Năm 2002 - năm đầu áp dụng chính sách trợ giá với 45 tuyến, khối lượng vận chuyển
157.000 hành khách/ngày hiện tăng lên 103 tuyến, vận chuyển khoảng 700.000 lượt
khách/ngày."
Gần đây nhất, hoạt động cung cầu của thị trường xe buýt được đánh giá là sẽ tiếp
tục có nguy cơ thất thế bởi những bất cập trong chính sách trợ giá của chính quyền, Nhà
nước.
2.3.1. Chính sách trợ giá theo kiểu cào bằng chưa hợp lí
Theo Gia Minh (2018) "Theo ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản
lý vận tải hành khách công cộng – Sở GTVT TP HCM cho biết, chính sách trợ giá xe
buýt đã hiệu quả trong việc thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công
cộng, giảm ùn tắc giao thông. Đồng thời, trợ giá cũng là chính sách an sinh xã hội, giúp
các đối tượng cần được hỗ trợ đi lại như học sinh, sinh viên, người khuyết tật"
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các nhà chức trách cho rằng hệ thống xe
buýt đang vấp phải nhiều rào cản và bất cập liên quan đến chính sách trợ giá. Cụ thể là

bộ định mức đơn giá ban hành từ năm 2009 đã khơng cịn phù hợp với tình hình hiện
tại do chi phí các khoản đầu vào tăng như nguyên vật liệu xây dựng, giá xe, nhiên liệu,
mức lương, thưởng. Đồng thời, sản lượng vận chuyển hành khách trên các tuyến xe
bt cũng đang ở mức "bão hịa", khơng tăng. Vì vậy, với mức trợ giá hiện nay, các
doanh nghiệp vận tải phương tiện cơng cộng có nguy cơ lỗ vốn do khơng đủ khả năng
bù chi phí mà các doanh nghiệp đó bỏ ra để hoạt động. (Gia Minh, 2018)
Ngồi ra, theo Phan Duy Trọng (2018):
"Các Hợp tác xã Vận tải hành khách công cộng đã kiến nghị Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thay đổi chính sách trợ giá do
nguy cơ nhiều xã viên có thể phá sản do nợ nần, tiền trợ cấp thấp, chưa ký hợp
đồn, nhiều doanh nghiệp bắt tay vào thay đổi chất lượng cơ sở hạ tầng, sử dụng
nhiên liệu sạch, đào tạo nhân viên phục vụ bài bản. Điều này cũng có nghĩa là
Uỷ ban thành phố phải có bộ đơn giá định mức mới về trợ giá xe buýt."(p.16)

13


2.3.2. Chi phí vận tải hành khách lớn
Vì là phương tiện công cộng nên giá vé xe buýt rất rẻ và phù hợp với mọi lứa
tuổi, nhất là học sinh sinh viên. Tuy nhiên việc vận tải một lượng lớn khách hàng, cự li
giữa hai điểm dừng ngắn, cự li đi lại trung bình của người dân nhỏ, phải di chuyển liên
tục trong một điều kiện mật độ giao thông dày đặc và hiện tượng ùn tắc kéo dài đã làm
tiêu hao một lượng lớn nhiên liệu và chi phí vận chuyển của xe. Trong khi đó, hệ thống
xe buýt cơng cộng phải đảm bảo trợ giá để có đủ sức cạnh tranh, thu hút người dân với
các phương tiện cá nhân khác (Phan Duy Trọng, 2018). Đây có thể xem là tình trạng lỗ
vốn, thiếu hụt trong kinh doanh vận tải xe buýt. Điều này cho thấy thực tế thị trường
bên cung của xe buýt đang gánh chịu một khoản chi phí lớn hơn so với dự định nhằm
giữ vũng trạng thái cân bằng của thị trường và trở thành phương tiện công cộng quốc
dân được nhiều người dân tin dùng lựa chọn.
2.3.3. Cơng tác quản lí trợ giá xe bt tại thành phố Hồ Chí Minh cịn nhiều hạn

chế
Tình trạng người dân hiện nay ít ưa chuộng phương tiện công cộng xe buýt bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố kĩ năng cơng tác quản lí trợ giá cịn hạn
chế. Theo Trọng Điển và cộng sự ( 2020 ) "Theo Sở GTVT, nguyên nhân khiến sản
lượng xe buýt giảm là do thiếu cơ sở hạ tầng, bố trí các tuyến chưa hợp lý để kết nối thu
hút khách. Khoảng 70% tuyến đường bề rộng dưới 5m, khiến người dân tiếp cận trạm
xe buýt khó khăn và sự cạnh tranh của xe công nghệ". Khâu tổ chức quản lý và điều
hành hệ thống mạng lưới tuyến xe bt cịn nhiều thiếu sót, nhiều trạm chờ bị lấn chiếm
khơng gian, một số trạm cịn chưa được đầu tư mái che và bảng lịch trình di chuyển của
xe buýt. Xây dựng biểu đồ chạy xe và ra tuyến cịn nhiều sự trùng lặp, khơng khoa học
dẫn đến việc hao tốn chi phí. Ngồi ra, hệ thống an ninh, điều tra, giám sát chưa được
đảm bảo tuyệt đối, nhiều tuyến xe có camera bị hư hỏng và khơng thể thực hiện giám
sát lịch trình do xe xuống cấp hoặc một số lý do khác. Việc kiểm sốt khơng chặt chẽ
dễ dẫn đến các tình huống xấu, không mong muốn.

14


2.3.4. Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phương tiện mới
Theo chỉ thị Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Miễn
thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản
xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Miễn lệ phí trước
bạ đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng
sạch. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực
địa phương hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương
tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương trợ giá hoặc hỗ trợ chi phí cho
hoạt động vận tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt. Ưu tiên xây dựng mô hình Trung
tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để giám sát và quản
lý chất lượng dịch vụ xe buýt tại các địa phương.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ CHÍNH
SÁCH GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CUNG CẦU XE BUÝT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Qua nghiên cứu về thực trạng tình hình chính sách trợ giá đối với cung - cầu xe
buýt tại thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng em nhận thấy một số ưu điểm từ tác động
của chính sách trợ giá, đó là : Thu hút được lượng lớn người dân đi lại bằng xe buýt,
giảm thiểu tình trạng ngưng đọng của thị trường xe buýt, hỗ trợ chi phí cho việc vận tải
hành khách và tiêu hao nhiên liệu, đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, chú trọng chất lượng
và đổi mới trang thiết bị nhằm giúp cho thị trường xe buýt ngày càng đa dạng hơn với
nhiều mẫu mã thân thiện, chất lượng phục vụ uy tín.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế như sau : Mạng lưới
xe buýt còn khá mỏng, các tuyến xe buýt mới chỉ thu hút được dân cư hai bên đường
mà tuyến đi qua, sự liên thông giữa các tuyến cịn ít, các bước tính tốn đưa ra mức hạn
định trợ giá còn nhiều bất cập, cụ thể trợ giá giữa xe cũ và xe mới là ngang nhau; cơng
tác kiểm tra giám sát mang tính tức thời, chưa được chú trọng nghiêm ngặt dẫn đến

15


ngân sách Nhà nước thất thoát và trợ giá đầu tư sai mục đích; lãi suất đầu tư cịn phụ
thuộc q nhiều vào nhà đầu tư mà khơng có sự nhất quán, khách quan.
Vì thế, sau đây chúng em xin đề xuất một số giải pháp như sau với mong muốn
khôi phục lại thị trường cân bằng cung - cầu xe buýt dưới tác động của trợ giá :
Thứ nhất, Nâng cao cơng tác quản lí trợ giá xe bt trên thị trường tại thành phố
Hồ Chí Minh. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhất, ưu tiên nhất và cần thiết nhất
để giải quyết kịp thời tình trạng cịn tồn tại trên. Sở Giao thơng vận tải Thành phố Hồ
Chí Minh, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị kết hợp cùng với Uỷ ban
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nên thống nhất và ổn định mức trợ giá phù hợp cho
từng hãng xe buýt, tuyến xe buýt. Thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện trợ giá

ở từng doanh nghiệp vận tải xe buýt công cộng để ngăn chặn các trường hợp đơn vị
không trợ giá theo quy định, cắt giảm nguồn trợ giá hoặc đầu tư chi phí trợ giá vào
những mục đích vụ lợi cá nhân, tổ chức. Điều phối các thanh tra viên thường xuyên,
tích cực đến các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn thành phố nhằm phát hiện kịp
thời, đôn đốc, nhắc nhở, động viên tinh thần các cán bộ nhân viên để nâng cao chất
lượng, hiệu quả trong công tác quản lý trợ giá.
Thứ hai, nghiệm thu sản phẩm, đảm bảo chặt chẽ. Đây là phương pháp nhằm
hạn chế tình trạng nghiệm thu sản phẩm không đúng, nhận tiền mà không giao vé hay
giao vé cho khách hàng mà quên nhận tiền. Để thực hiện tốt việc này, các nhân viên
kiểm soát vé càng tập trung hết sức vào việc quan sát, theo dõi lượng khách lên xe từng
trạm để tránh thiếu sót trong việc bán vé và nhận tiền .Một phương pháp điển hình nên
áp dụng rộng rãi mà ở một số quốc gia tiên tiến đang thực hiện, đó là trang bị hệ thống
thu mua vé tự động. Mỗi hành khách khi lên xe sẽ tiến hành bỏ tiền hay quẹt thẻ xe
buýt, sau đó tự nhận vé và ổn định chỗ ngồi. Nếu hành khách nào quên hoặc cố tình
không trả tiền, hệ thống sẽ thơng báo bằng tín hiệu chng reo tự động.
Thứ ba, tái tổ chức mạng lưới hệ thống xe buýt linh động, đa dạng với nhiều loại
hình khác nhau, nhiều tuyến liên thông với nhau. Theo Kim Kiều ( 2021 ), Sở Giao
thơng vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch thực hiện mở rộng mạng lưới

16


tuyến kết nối đến khu vực có nhu cầu đi lại lớn như khu đô thị mới, khu công nghiệp,
khu công nghệ cao, đầu mối giao thông trường học, bệnh viện, và tổ chức các tuyến
buýt kết nối cảng hàng không Tân Sơn Nhất đến các tỉnh lân cận như Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, tại thành phố đã có sự xuất hiện của xe buýt
điện Vinbus thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu. Triển khai ra mắt tuyến xe
buýt nhanh BRT và đưa vào hoạt động trước năm 2030, thúc đẩy khả năng tiếp cận và
tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với các nhà ga như tuyến Bến Thành- Suối Tiên, Bến
Thành-Tham Lương. Song song với hoạt động của hệ thống xe buýt trên đường bộ,

thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển hệ thống xe buýt đường thủy tại các địa điểm như
sơng Sài Gịn, sơng Nhà Bè, sơng Bạch Đằng, sông Bến Cát.
Thứ tư, Chú trọng công tác điều tra giám sát trong việc đầu tư trợ giá xe bt.
Đầu tư phải có tính thống nhất, các nhà đầu tư cần xem xét kĩ lưỡng và đầu tư các doanh
nghiệp vận tải một cách đúng đắn. Đối với các hãng xe buýt và tuyến xe buýt hoạt động
lâu năm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo và mang lại doanh thu cao thì cần có mức trợ
giá cao và cân xứng với những loại hình xe buýt mới hơn, chất lượng hơn. Giám sát
công tác trợ giá là cách hạn chế sự thất thoát ngân sách của Nhà nước và vốn đầu tư
nước ngồi.
Thứ năm, Sở Giao thơng vận tải cần đề cao và chỉ đạo các đơn vị vận chuyển
hành khách xe buýt công cộng trong việc đào tạo bài bản chất lượng nhân viên, thái độ
phục vụ. Một người nhân viên thân thiện, tinh tế, lời nói nhã nhặn, lịch thiệp và biết
cách ứng xử, xử lí tình huống sẽ được lòng tin cậy, yêu mến của khách hành, từ đó đem
lại cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt nhiều lượt khách hơn, doanh thu
cao hơn.

17


PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây là những đánh giá và đề xuất của chúng em về tình hình thực trạng và
tác động của chính sách trợ giá đối với thị trường cung - cầu xe buýt tại thành phố Hồ
Chí Minh. Qua nhiều nghiên cứu và tìm hiểu, chúng em thấy rằng chính sách trợ giá
có vai trị rất quan trọng trong tình hình thị trường cung - cầu xe buýt hiện nay, đặc
biệt là trong khâu giữ chân hành khách, tạo niềm tin để người dân lựa chọn đi lại
nhiều hơn. Bên cạnh việc thu hút khách hàng, đầu tư trợ giá còn giúp cho doanh
nghiệp vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt có đủ khă năng chi trả cho nhiều
nguồn lực mà không bị thua lỗ. Việc hiện nay nhiều tuyến xe buýt phải dừng hoạt
động một phần nguyên nhân bắt nguồn từ việc không áp dụng chính sách trợ giá, hoặc
áp dụng khơng hiệu quả. Coi trọng cơng tác quản lý trợ giá, tính tốn bài toàn trợ giá

cho từng năm, từng trường hợp khác nhau sẽ đảm bảo sự cân bằng của thị trường cung
cầu xe buýt trên địa bàn thành phố. Có thể thấy chính sách trợ giá là một yếu tố quan
trọng trong hoạt động lâu dài và bền vững của thị trường cung - cầu xe buýt tại thành
phố Hồ Chí Minh.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phí Mạnh Hồng (2013). Giáo trình Kinh tế Vi mô. Hà Nội: NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2. Tài chính - Kinh doanh (09/07/2020). Xe buýt ngày càng "thất thế". Truy cập
tại: />3. Người lao động (09/09/2018). Trợ giá xe buýt cần hiệu quả. Truy cập tại:
/>4. VOV Giao thông (03/07/2020). Giải cứu xe buýt: Cần hệ thống tổ chức bài bản.
Truy cập tại: />5. Thư viện Pháp luật (05/05/2015). Quyết định về cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển vận tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt. Truy cập tại:
/>6. Báo Phụ nữ ( 03/03/2021). Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch tổ chức lại
mạng lưới xe buýt. Truy cập tại: />7. Phan Duy Trọng (11/2018). Tác động của chính sách giá đối với thị trường cung
cầu xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu luận cuối kỳ môn Kinh tế học đại
cương.
8. Báo Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam VTV News (10/03/2020). TP.HCM:
Lượng hành khách đi xe bus sụt giảm. Truy cập tại: />9. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (17-04-2019). Từ ngày 1/5,
TPHCM điều chỉnh giá vé xe buýt. Truy cập tại:
/>19


×