Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tuyển tập các đề luyện thi cho các em học sinh lớp 8 (p1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.54 KB, 19 trang )

Tuyển tập các đề luyện thi cho các em học sinh lớp 8
NGỮ VĂN
….…………………………ĐỀ SỐ 1…………………………………..
Phần 1: Trắc nghiệm
__Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (Từ 1 đến 9 câu) bằng
cách khoanh trong chữ cái ở đầu câu trả lời đúng__
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngồi đường rụng nhiều và trên khơng có
những đám mây bàng bạc, lịng tơi lại nao nức những kỷ niệm hoang
mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong
lịng tơi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tơi khơng biết
ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè
núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lịng tơi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tơi âu
yếm nắm tay tơi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi
đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung
quanh tôi đều thay đổi, vì chính lịng tơi đang có sự thay đổi lớn: Hơm nay
tơi đi học.
1. Đoạn

văn trên được trích trong tác phẩm nào , tác giả

nào ?
A. Tôi

đi học - Thanh Tịnh.


B. Cổng


trường mở ra -Thanh Hải

C. Cổng

trường mở ra -Lý Lan

D. Ngày

đầu tiên đi học

2) Đoạn

văn là đoạn trích của TRUYỆN nào ?

A. Đất

rừng phương Nam

B. Quê

nội

C. Quê

mẹ

D. Cổng

trường mở ra


3) Phương
A. Tự

Sự

B. Biểu

cảm

C. Thuyết
D. Nghị
4) Tại

minh

luận

sao tác giả cảm thấy con đường đi lại lắm lần trở nên lạ lẫm ?
A. Vì

mùa thu làm con đường trở nên lạ lẫm

B. Tại
C. Vì

thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

trong lịng tác giả đang có sự thay đổi lớn

cảnh vật hơm ấy thay đổi q nhiều


D. Bởi

vì có xuất hiện các bạn học sinh giống cậu.

5)Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào trong đoạn văn
trên?
A.

Phép so sánh

B.

Phép nhân hóa


C.

Phép ẩn dụ

D.

Phép hoán dụ.

6 ) Tâm trạng của tác giả khi nghĩ về ngày đầu tới trường
A.

Hạnh phúc, vui vẻ

B.


Khó chịu , cọc cằn

C.

Trong sáng, đáng yêu

D.

Náo nức, bồi hồi.

7) Tất

cả các từ láy có trong đoạn văn trên?

A. 5
B. 4
C. 7
D. 6
8) Các

từ nào sau đây là từ láy
A. Nao

nức, rụt rè, bồi hồi

B. Quang

9) Nội


đãng,trong trẻo, đẹp đẽ

C. Buồn

bã, xanh xanh, thăm thẳm.

D. Lung

linh, điều độ, thanh thanh.

dung chính của đoạn văn trên
A. Nói

về cảm xúc và tâm trang bồi hồi, nao nức của tác giả khi nhớ về

ngày đầu tiên đến trường của mình trong ngày thu đẹp khi thấy
các em nhỏ tới trường.
B. Miêu

ta khung cảnh con đường làng của tác giả đã thay đổi so với tác giả


khi cịn bé.
C. Nói

về sự trong trẻo của các em nhỏ lần đầu tới trường.

Đáp án
Câu 1


Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

A

C

A

B

A

D

D


A

A

Phần 2 : Tự luận .
Bài 1: Nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm “Tôi đi học”
Bài 2 : Viết đoạn văn nêu kể lại ngày đầu tiên đi học của mình (các em hãy
viết theo dịng cảm xúc của mình mà khơng cần gợi ý để có một bài văn
chân thực nhất nhé!)

<GỢI Ý>
Bài1:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tôi đi học” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà
văn Thanh Tịnh.
- Khái quát nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm: Tác phẩm là dòng hồi
tưởng về những kỉ niệm trong sáng của ngày đầu tiên đi học.
B. Thân bài:


C. Luận điểm 1: Cảm nhận về nội dung: Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”

trong ngày đầu tiên đến trường
* Tâm trạng nhân vật tôi trên con đường tới trường
- Thiên nhiên: Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời được
nhân vật “tôi” nhớ lại là thời điểm cuối thu, cây cối đang mùa thay lá.
Những chiếc lá khô xào xạc trên đường tưởng như vô tri vô giác ấy đã trở
thành những màu sắc thông điệp, thanh âm riêng hối gọi lòng người nhớ về
ngày khai trường đầu tiên.
- Con người: Hình ảnh trực tiếp tác động đến tác giả để tác giả nhớ tới buổi
khai trường của chính mình đó là hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè trong lần đầu

tiên tới trường
- Tâm trạng nhân vật:
+ Nhớ về những kỉ niệm mơn man thuở bé của mình
+ Vui sướng, háo hức như buổi khai giảng của chính mình
- Những kỉ niệm của nhân vật tôi:
+ Tác giả nhớ rất rõ từng chi tiết trong khung cảnh trên con đường đến
trường, sương thu và gió lạnh với con đường dài và hẹp dường như trở nên


khác lạ trong đôi mắt trẻ thơ bởi một điều vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi
đi học”.
+ Những suy nghĩ, hành động, từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ
bộ quần áo đến những hành trang mang theo đều cho thấy sự thay đổi, khôn
lớn trong cậu bé nhưng đâu đó vẫn cịn nét hồn nhiên, ngây thơ của một đứa
trẻ lên 5.
* Tâm trạng nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường
- Cảm nhận của cậu học trị về ngơi trường đã có sự thay đổi rõ rệt, cậu vừa
ngỡ ngàng, vừa cảm thấy nhỏ bé, lo sợ trước một ngồi trường đầy uy nghi,
trang trọng trước mắt.
- Cả cậu bé và những người bạn xung quanh đều “như con chim con đứng
bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và
tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời.
- Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn
bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng
bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu
tiên cậu xa mẹ.
* Tâm trạng nhân vật khi vào lớp và học bài học đầu tiên



- Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung
cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan
xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại,
tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới
tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
⇒ Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” để lại nhiều cảm xúc trong lịng người
đọc, khơng chỉ bởi sự hồn nhiên, ngây thơ mà cịn bởi nó khiến mỗi chúng ta
nhớ về tuổi thơ của chính bản thân mình.
Luận điểm 2: Cảm nhận về nghệ thuật
- Nghệ thuật khắc họa tâm ký nhân vật vô cùng tinh tế
- Sự kết hợp giữa phương thức tả và kể giúp cho cảm xúc, tâm trạng nhân
vật được thể hiện một cách tự nhiên hợp lí.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Tôi đi học” không chỉ hấp dẫn người đọc
ở nghệ thuật kể chuyện, xây dựng hình ảnh, mà cịn khơi gợi trong mỗi
chúng ta những kỉ niệm riêng, đẹp đẽ, trong sáng của ngày tựu trường.
- Liên hệ, đánh giá: Truyện ngắn “Tôi đi học” làm nên thành công cho nhà
văn Thanh Tịnh.


….………………......…..….ĐỀ SỐ 2………………………………
Phần 1 :Trắc nghiệm
__Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (Từ 1 đến 9 câu) bằng
cách khoanh trong chữ cái ở đầu câu trả lời đúng__
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại
đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì
thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang.
Mấy người hàng xóm đến trước tơi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng
xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo
xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người

chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng
phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.
Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và
bất thình lình như vậy. Chỉ có tơi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì
nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy n lịng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái
vườn của lão. Tơi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao
lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã
cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”
Câu 1 : Đoạn văn trích trong tác phẩm nào , tác giả là ai ?
A. Lão

Hạc -Nam Cao

B. Tắt

đèn -Ngô Tất Tố

C. Vợ

chồng A Phủ -Tơ Hồi.


Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
A. Miêu
B. Lập
C. Tự

tả, nghị luận, thuyết minh

luận, tự sự , biểu cảm


sự, biểu cảm , miêu tả

D. Thuyết

minh, biểu cảm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên ?
A. Tái

hiện lại cái chết dữ dội của lão Hạc và cảm nghĩ của ơng giáo.

B. Miêu
C. Xót

tả cái chết ám ánh , dữ dội của lão Hạc

thương cho số phận của lão Hạc

D. Nguyên

nhân, lí do sao cái chết của lão Hạc thật dữ dội.

Câu 4 : Người kể chuyện trong đoạn văn là ai?
A. Binh



B. Ơng


giáo

C. Lão

Hạc

D. Người

hàng xóm

Câu 5: Cụm từ “ đáng buồn theo một nghĩa khác “ trong câu “Không!
Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng
buồn theo một nghĩa khác.” muốn nói đến điều gì ?
A. Buồn

vì lão Hạc chết đầy thương tâm

B. Buồn

vì một người như lão phải chết một các dữ dội

C. Buồn

vì cuộc đời có nhiều bất công, đau khổ với những người hiền

lành mà số phận thảm hại.


D. Cả


ba ý kiến trên.

Câu 6: Đâu là từ láy tượng thanh
A. Rũ

rượi

B. Xộc

xệch

C. Hu

hu

D. Vật



Câu 7 : Từ nào sau đây không là từ láy
A. Đau

đớn , xôn xao, rũ rượi

B. Xộc

xệch, tru tréo, sịng sọc

C. Nhốn
D. Vẻ


nháo, thình lình, xơn xao

vang, vắng vẻ, sâu sắc.

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép
A.

Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.

B.

Mấy người hàng xóm đến trước tơi đang xơn xao ở trong nhà..

C.

Lão Hạc đang vật vã ở trên giường.

D.

Cuộc sống chưa hẳn đã đáng buồn.
Câu 9: Nhận định nào đúng về ông giáo?
A. Là

người hiểu biết , sâu sắc.

B. Là

người biết thương người, hiểu người , hiểu đời.


C. Là

người có đơi mắt nhìn đời tinh tế và sâu sắc.

D. Cả

ba ý kiến trên

ĐÁP ÁN:


Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

A


C

A

B

D

C

D

A

D

Phần 2 :Tự luận ( chọn 1 trong 2 nhé, không cần học nhiều quá đâu, chỉ
cần viết 1 bài chất lượng mà các em thích là được.Nhưng nếu các em
thích học văn hãy cố gắng viết thật nhiều và viết hai bài này nhé)
Câu 1 :Viết cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc.
Câu 2 :Viết bài văn phân tích tác phẳm trên.
GỢI Ý ( Các em có thể tham khảo bài viết của các bạn học sinh qua các
link dưới đây nhé )
Câu 1 :( />.

Mở bài:

-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác truyện
-Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao, đặc biệt là nhân vật lão

Hạc
II. Thân bài:


Lão Hạc là người cha yêu thương con (qua chi tiết tâm trạng của lão khi con
đi đồn điền cao su, lúc lão nhận được thư của con, cực điểm là cái chết của
lão)
Lão Hạc là một người có lịng nhân hậu (qua chi tiết lão đối xử với con chó
Vàng, tâm trạng của lão khi lão bán chó)
Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng (lão ko nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của
ông giáo, trước khi tự tử đã gửi lại ông giáo chút tiền để lo ma chay)
=> Khái quát lại cuộc đời và số phận của lão Hạc (Lão Hạc là một người dân
nghèo nhưng tốt bụng, có lịng nhân hậu, tự trọng và u thương con. Thế
nhưng cuộc đời của lão Hạc vô cùng đau khổ, bế tắc, ko có lối thốt, cuối
cùng phải chọn một kết thúc đau khổ)
Số phận của lão Hạc cũng là số phận của biết bao người nông dân khác trong
xã hội phong kiến đương thời.Thơng qua đó tác giả muốn tố cáo xã hội
phong kiến bất công, thối nát, vì tiền
III. Kết bài:


Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật lão Hạc.

Câu 2 : />Mở bài


- Vài nét về tác giả Nam Cao: Nhà văn hiện thực xuất sắc
- Khái quát về tác phẩm Lão Hạc: thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận
đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những
phẩm chất cao quí của họ thơng qua hình tượng nhân vật Lão Hạc

II. Thân bài
1. Nhân vật lão Hạc
a. Tình cảnh Lão Hạc
- Một lão nơng già yếu, cơ đơn ⇒ tình cảnh bi đát
- Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân
thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.
b. Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh việc bán cậu Vàng
- Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý:
+ Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn
+ Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó
+ Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người
ta gắp thức ăn cho cháu
+ Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm
- Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng
⇒ đắn đo, do dự, suy tính mãi
- Tâm trạng, biểu hiện khi bán chó:
+ Lão cười như mếu, đơi mắt ầng ậng nước
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra,
+ Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít
+ Lão hu hu khóc.


⇒ Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh dày đặc, liên tiếp ⇒ vô cùng đau khổ
đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào.
⇒ Lão Hạc là một người nơng dân sống có tình có nghĩa, thủy chung, rất mực
trung thực
⇒ Tấm lòng thương yêu con của một người cha nghèo khổ.
c. Cái chết của lão Hạc
- Lão nhờ ông giáo 2 việc:
+ Trông nom hộ mảnh vườn, khi nào con trai lão về thì giao lại cho nó

+ Mang hết tiền dành dụm nhờ ơng giáo và bà con chịm xóm làm ma cho nếu lão
chết đi.
- Nguyên nhân: Ý thức sâu sắc, rõ ràng hoàn cảnh cùng đường, khơng có lối
thốt của mình.
- Mục đích: Bảo tồn tài sản cho con và khơng muốn phiền hà đến bà con hàng
xóm.
- Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, lão
tru tréo, bọt mép sùi ra.... người lão chốc chốc lại giật mạnh....vật vã đến hai giờ
đồng hồ mới chết
⇒ Sử dụng dày đặc và liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh ⇒ Làm nổi bật cái
chết dữ dội, thê thảm đầy bất ngờ của lão Hạc
⇒ Là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống;
một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà,
giàu lịng tự trọng.
2. Nhân vật ơng giáo
- Có cùng nỗi khổ của sự nghèo túng; có cùng nỗi đau phải bán đi những thứ mà
mình u q nhất
- Thơng cảm, thương xót cho hồn cảnh của lão Hạc, tìm mọi cách an ủi, giúp đỡ
lão.
- Ông là người hiểu đời hiểu người, có tấm lịng vị tha cao cả


⇒ Ơng giáo là người trí thức chân chính, trọng nhân cách, khơng mất đi lịng tin
vào những điều tốt đẹp ở con người.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm
- Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân thông qua truyện ngắn

….………………………ĐỀ SỐ 3…………………………
Phần 1 :Trắc nghiệm

__Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (Từ 1 đến 9 câu) bằng
cách khoanh trong chữ cái ở đầu câu trả lời đúng__
Từng nghe:
Việc

nhân

Quân

điếu

phạt

trước

Như

nước

Đại

Việt

ta

Vốn

xưng

nền


văn

hiến

Núi
Phong

nghĩa

cốt



yên

dân

trừ

bạo

lo

sông

bờ

cõi


tục

Bắc

Nam

từ
đã

trước
lâu

đã

chia

cũng

khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy

mạnh

yếu




lúc

khác

nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu

Cung

tham

cơng

nên

thất

bại;


Triệu

Tiết

thích

lớn


phải

Cửa

Hàm

tử

bắt

sống

Sơng

Bạch

Đằng

Việc

giết

xưa

tiêu

tươi

vong;


Toa

Đơ

Ơ



xem

xét,

Chứng cứ cịn ghi.
Câu 1: Văn bản “Nước Đại Việt ta” được trích từ
tác phẩm nào?
A.

Chiếu dời đơ

B.

Bình Ngơ đại cáo

C.

Hịch tướng sĩ

D.


Bàn luận về phép học

Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào ?
A.

Thời kì nước ta chống qn Tống

B.

Thời kì nước ta chống giặc Mơng-Ngun

C.

Thời kì nước ta chống quân Thanh

D.

Thời kì nước ta chống Minh.

Câu 3: Văn bản trên thuộc thể loại nào sau đây?
A. Tấu
B. Cáo
C. Hịch
D. Chiếu

Câu 4: Trong những nhận xét sau, nhận xét nào


đúng?
A. Cáo


được viết bằng văn xuôi

B. Cáo

được viết bằng văn vần

C. Cáo

có thể được viết bằng văn xi hay văn

vần nhưng phần lớn được viết bằng văn
biều ngẫu
D. Cáo

được viết bằng văn biền ngẫu

Câu 5: Tác phẩm “Bình Ngơ đại cáo” ra đời
trong thời điểm nào ?
A. Trước

khi cuộc kháng chiến bắt đầu

B. Sau

khi cuộc kháng chiến thắng lợi

C. Lúc

cuộc kháng chiến sắp kết thúc


D. Cả

ba thời điểm trên đều khơng đúng

Câu 6: Tư tưởng , tình cảm bao trùm lên tồn bộ
đoạn trích trên là gì?
A.

Lịng căm thù giặc

B.

Tinh thần lạc quan

C.

Lòng tự hào dân tộc

D.

Tư tưởng nhân nghĩa

Câu 7: Kiểu hành động nói nào đã được sử dụng
trong đoạn trích sau:Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn

xưng

nền


văn

hiến

đã

lâu


Núi

sơng

bờ

cõi

tục

Bắc

Nam

Phong

đã

chia


cũng

khác

A. Hành động trình bày
B.

Hành động bộc lộ cảm xúc

C.

Hành động hỏi

D.

Hành động điều khiển

Câu 8: Từ “văn hiến” trong văn bản trên được
hiểu với nghĩa nào sau đây?
A. Những

tác phẩm văn chương

B. Những

người tài giỏi

C. Truyền

thống lịch sử vẻ vang


D. Truyền

thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp

Câu 9: Câu “Lưu CUng tham công nên thất bại”
thuộc kiểu câu nào xét về mục địch?
A. Câu

nghi vấn

B. Câu

trần thuật

C. Câu

cầu khiến

D. Câu

cảm thán

Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu
1

2

3


4

5

6

7

8

9


B

D

B

C

B

D

A

D

B


Phần 2 :Tự Luận
Bài 1 :Phân

tích bài thơ Nước Đại Việt ta

( />
A. Mở Bài:


Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Bình Ngô đại cáo” là một trong những tác
phẩm nổi tiếng nhất của vị anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.



Khái qt nội dung tác phẩm: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích trong
“Bình Ngơ đại cáo” đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc về mọi mặt
với những tư tưởng tiến bộ, sâu sắc của Nguyễn Trãi.

B. Thân bài:
Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước, thương dân.


Cốt lõi của nhân nghĩa là “yên dân”, “trừ bạo”. Đây là tư tưởng lấy dân làm
gốc, “dân vi bản”.



Trong tư tưởng nho giáo xưa, nhân nghĩa là phạm trù cá nhân, chỉ đạo lí,

cách ứng xử, tình cảm giữa người với người.

⇒ Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mới mẻ, tiến bộ, phù hợp với hồn cảnh
lịch sử và truyền thống đạo lí của dân tộc.
Luận điểm 2: Quan niệm về quốc gia, dân tộc
- Nguyễn Trãi đưa ra 5 phạm trù quan trọng để xác lập một quốc gia, dân tộc:


Thứ nhất là nền văn hiến: Nước ta có nền văn hiến nghìn năm, đây là điều
mà không phải quốc gia nào cũng có được. Lịch sử văn hiến ấy là bằng
chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc.




Thứ hai là phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta được giới hạn bởi đường
biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước.



Thứ ba là phong tục tập quán



Thứ tư là lịch sử triều đại: Tác giả liệt kê một loạt các triều đại nước ta, đặt
ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị trí, vị thế của
ta so với Trung Quốc và thế giới




Thứ năm là anh hùng hào kiệt: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào
kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.

⇒ Quan niệm về quốc gia, dân tộc được mở rộng, tiến bộ và sâu sắc.
- Trong quan niệm của Lý Thường Kiệt, ông chỉ nhắc đến 2 phạm trù, đó là phạm
vi lãnh thổ và chủ quyền độc lập. Còn đối với Nguyễn Trãi, một quốc gia phải
được định danh rõ ràng qua nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng,
lịch sử triều đại và truyền thống dân tộc.
⇒ Giọng điệu hào hùng, khí thế, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc.
Luận điểm 3: Lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc


Liệt kê một loạt những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta cũng như
những thất bại thảm hại của những kẻ dám xâm phạm nước ta, sử dụng
các động từ mạnh “thất bại”, “tiêu vong”, “bắt sống”, “giết tươi”…



Qua đó khẳng định sức mạnh dân tộc và là lời cảnh cáo, đe dọa đầy sức
nặng đến những kẻ tham lam có định xâm chiếm nước ta.

Luận điểm 4: Nghệ thuật


Thể cáo đầy trang trọng, có tính chất tun bố đến tồn dân thiên hạ.



Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn đầy sức thuyết phục.




Giọng điệu linh hoạt, khi thì tự hào, hào sảng, khi thì dứt khốt, hùng hồn



Sử dụng câu văn biền ngẫu cùng các biện pháp so sánh, đối lập giúp tăng
nhịp điệu, sức thuyết phục

C. Kết bài:




Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Không chỉ thành cơng ở nghệ thuật văn
chính luận, đoạn trích “Nước Đại Việt ta” cịn có giá trị to lớn về nội dung
tư tưởng, mang đậm hào khí dân tộc.



Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Nước Đại Việt ta được đánh giá là một bản
tuyên ngôn độc lập bất hủ.



×