Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ke hoach doi moi dong bo ppdh va KTDG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.95 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD VÀ ĐT LẠNG SƠN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG PT DTNT THCS. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. HUYỆN CHI LĂNG. KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.. Năm học : 2013 – 2014 Họ và Tên. : Triệu Thị Nghiệp. Tổ chuyên môn. : Khoa học tự nhiên. Giảng dạy. : Công nghệ 6A,B; 8A,B. Công tác khác. : Chủ nhiệm 8B. Đơn vị công tác. : Trường PT DTNT THCS huyện Chi Lăng. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: Căn cứ công văn số 1629/SGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2013-2014. Căn cứ công văn số 1807/SGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với giáo dục dân tộc. Căn cứ công văn số 378/PGD ĐT-THCS Chi Lăng ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch tổ Khoa học Tự nhiên trường PT DTNT THCS huyện Chi Lăng, căn cứ vào tình hình thực tế của trường và bộ môn giảng dạy tôi xây dựng kế hoạch đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá như sau:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Tình hình chung: 1. Thuận lợi - Bản thân được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn về cơ sở vật chất, thời gian làm việc. - Bản thân được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm trong nghề, sự đoàn kết giúp đỡ thân ái của các thành viên trong tổ. - Sở giáo dục, nhà trường, tổ chuyên môn đã mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Bản thân được đào tạo đúng chuyên ngành, luôn có tinh thần học hỏi để nâng cao tay nghề, luôn nhiệt tình và có trách nhiệm trong các công tác được giao; Luôn có ý thức tự học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm; Biết sử dụng và khai thác các ứng dụng của công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động giảng dạy. 2. Khó khăn - Do bản thân tôi là giáo viên trẻ, nên việc áp dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy còn hạn chế, chưa có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp cùng chuyên môn trong nhà trường để học tập và trao đổi kinh nghiệm. - Bản thân các em sống xa gia đình nên việc tự lập trong học tập chưa cao. Còn ham chơi lười học bài và đọc bài trước khi đến lớp. Trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh là chưa đồng đều. - Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nên nhiều em học sinh ngại đến hỏi bài trực tiếp giáo viên bộ môn, chưa tập trung cao trong giờ học. III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP 1. Mục tiêu: - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nội quy của nhà trường và của ngành: soạn bài đầy đủ bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và nội dung giảm tải của bộ môn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giữ vững chất lượng giáo dục bộ môn, phấn đấu đạt 100% học lực Khá, Giỏi bộ môn. 2. Các biện pháp: - Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do tổ chuyên môn, nhà trường và sở giáo dục tổ chức. - Thực hiện biên soạn đề kiểm tra bộ môn theo quy định của phòng, sở. - Đánh giá kết quả học tập bộ môn kết hợp với đánh giá ý thức học tập trong mỗi giờ học. - Kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực giúp học sinh tiến bộ; không thiên vị, thành kiến với học sinh. - Biên soạn, nộp cho tổ chuyên môn phê duyệt đề kiểm tra theo quy định trước ngày kiểm tra ít nhất 1 tuần. - Chủ động đổi giờ để đi dự giờ đồng nghiệp trong các kì hội giảng của nhà trường, các giờ dự thanh tra chuyên đề của BGH. - Chủ động xin đi dự giờ đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong nhà trường để học hỏi, nâng cao chất lượng chuyên môn. - Khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, đặc biệt là những nội dung khó trong chương trình, trao đổi với giáo viên đồng môn nội dung hướng dẫn học sinh ôn tập và kiểm tra học kỳ. - Dành nhiều thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu qua những phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet và qua thực tế cuộc sống để bổ sung kiến thức cho bài soạn. Từ đó làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động, phù hợp với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu và tiếp thu kiến thức. - Tham khảo, tìm tòi bài soạn trên các diễn đàn giáo dục để nâng cao chất lượng bài dạy..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc soạn giảng: powerpoint, IQ board vào giảng dạy. Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng. - Trao đổi, học hỏi với các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong việc soạn giảng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Kiểm tra đánh giá chính xác, công bằng, khách quan, trả bài đúng quy định, cho điểm đúng tiến độ. - Kiểm tra định kỳ và học kỳ theo phân phối chương trình, hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. - Kiểm tra thường xuyên thực hiện bám sát theo kế hoạch từng tháng. Kiểm tra 15 phút có thể kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả 2 hình thức. - Mỗi bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên có lời nhận xét cụ thể của giáo viên, việc chấm điểm phải chính xác, công bằng, việc trả bài phải kịp thời theo quy định. - Đánh giá học sinh theo chiều hướng tiến bộ đi lên, không thiên vị, thành kiến với học sinh. - Phân công luân phiên học sinh khá, giỏi bộ môn giúp đỡ những học sinh có học lực Tb, học sinh nhận thức chậm. IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ. Tháng. 8. Kế hoạch cụ thể - Tham dự các lớp tập huấn chuyên môn. - Nghiên cứu lại các văn bản của ngành hướng dẫn kiểm tra đánh giá học sinh. - Xây dựng các kế hoạch chuyên môn theo quy định.. Chỉnh sửa và bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Kiểm tra miệng theo kế hoạch chuyên môn. - Tham gia tập huấn chuyên môn. - Dự giờ đồng nghiệp. - Tìm kiếm, khai thác, xử lí CNTT phục vụ bài giảng.. 9, 10. - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp vào xây dựng bài giảng có hiệu quả. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học. - Biên soạn đề kiểm tra định kỳ nộp tổ chuyên môn phê duyệt. - Tham gia hội giảng lần 1 cấp trường. - Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn. - Trọng tâm kiến thức của chương, bài chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì. - Tìm kiếm, khai thác, xử lí CNTT phục vụ bài giảng.. 11. - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp vào xây dựng bài giảng có hiệu quả. - Tạo cơ hội cho các em học sinh học lực yếu, trung bình bộ môn được kiểm tra thêm điểm khi các em có chiều hướng phấn đấu đi lên.. 12. - Ôn luyện kiểm tra học kỳ cho học sinh. - Duyệt đề kiểm tra học kỳ theo quy đinh. - Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn. - Chuẩn bị, đề xuất phương án đánh giá học sinh bộ môn cũng như đánh giá chất lượng 2 mặt lớp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chủ nhiệm. - Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn. - Tìm kiếm, khai thác, xử lí CNTT phục vụ bài. 1, 2. giảng. - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp vào xây dựng bài giảng có hiệu quả. - Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn. - Tìm kiếm, khai thác, xử lí CNTT phục vụ bài giảng. - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp vào xây dựng bài. 3. giảng có hiệu quả. - Tham gia hội giảng cấp trường lần 2. - Tham khảo một số bài giảng trên Internet để phục vụ bài giảng. - Ôn luyện kiểm tra học kỳ cho học sinh. - Duyệt đề kiểm tra học kỳ theo quy đinh. - Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn. - Tạo cơ hội cho các em được kiểm tra thêm điểm. 4, 5. khi các em có chiều hướng phấn đấu đi lên. - Chuẩn bị, đề xuất phương án đánh giá học sinh bộ môn cũng như đánh giá chất lượng 2 mặt lớp chủ nhiệm. - Khuyến khích, động viên các em có nhều tiến bộ trong học tập.. Chi Lăng, ngày 11 tháng 9 năm 2013.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tổ trưởng chuyên môn duyệt. Người lập kế hoạch. Phạm Bích Hợp. Triệu Thị Nghiệp BAN GIÁM HIỆU DUYỆT.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×