Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Mot so bien phap giao duc doi voi hoc sinh chuangoan o truong THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.24 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở TRUỜNG THCS A- PHẦN MỞ ĐẦU. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” trẻ em là tương lai của đất nước. Đất nöớc ta đang trên đà hội nhập và phát triển, muốn đất nöớc trở thành một nöớc công nghiệp phát triển giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực giàu trí tuệ, có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nước. Địi hỏi ngành giáo dục phải nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan. Dù trong thời đại nào, xã hội nào thì cái đức vẫn luơn đượcđcoi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức.Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng , đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Hiện nay, tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong tröờng học. Trong các tröờng phổ thông cũng như tröờng THCS đều có hiện tượng học sinh chưa ngoan. Hiện töợng này không chỉ ảnh höởng đến công tác giáo dục của nhà tröờng mà còn là nỗi lo cho bao gia đình có những đứa con không ngoan. Đó là gánh nặng, là vấn đề nan giải của xã hội. Nghiêm trọng hơn là nó ảnh höởng trực tiếp đến bản thân học sinh đó trong hiện tại và töơng lai. Cụ thể là ảnh höởng đến việc tiếp thu tri thức, nhận thức, làm hạn chế rất nhiều trong việc hòa nhập với tập thể lớp, bạn bè xa lánh, bị giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khiển trách, phê bình…daãn ñến học sinh bị cô lập, mặc cảm, lạc lõng. Từ đó càng sống buông thả hôn. Vì thế, nếu không được giáo dục, uốn nắn kịp thời, đúng lúc, thì sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng và trở thành mối lo ngại cho gia đình, nhà tröờng và xã hội ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Đông Hà đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục học sinh chưa ngoan như: Kết hợp giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn + Giám thị + Đồn + Đội + Phụ huynh quan tâm đến con em; để giúp đỡ học sinh nhiều hơn bằng cách thường xuyên liên lạc với nhà tröờng, với giáo viên chủ nhiệm về con em mình thông qua gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại, nhưng hiệu quả chưa cao. Tình hình học sinh chưa ngoan vẫn còn khá nhiều trong nhà trường và có đều ở các khối lớp . Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi thầy cô giáo phải có phöơng pháp giáo dục phù hợp thì mới tạo cho học sinh một nhân cách , ý thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức phù hợp với chuẩn mực mà học sinh cần có. Là một cán bộ quản lý, bản thân tôi luôn trăn trở muốn tìm được giải pháp tối ưu để giáo dục, cảm hóa các em giúp đỡ các em theo chiều hướng tốt và trở thành học sinh phát triển toàn diện, thân thiện với mọi người. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B- PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận : . Một số khái niệm liên quan đến đề tài :. 1. Giáo dục là gì? Theo nghĩa rộng giáo dục ñược hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà trường, gia đình, xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo. Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người đñược giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm nhà tröờng, liên quan đến các mặt giáo dục: Đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao động . 2. Đạo đức là gì? Từ khi con người xuất hiện ở trên trái đất, không thể tránh khỏi một quy luật tất yếu là phải học, phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau để sinh tồn và phát triển. Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng phức tạp, phong phú đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn mỗi cách giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng, của xã hội . Trong trường hợp đó, cá nhân được coi là người có đạo đức. Ngược lại, có những cá nhân biểu hiện thái độ, hành vi của mình chỉ vì lợi ích bản thân làm phương hại tới lợi ích của người khác, của cộng đồng …bị xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó bị coi là người thiếu đạo đức . Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực, bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh những hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của bản thân, của cộng đồng và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Thế nào là học sinh chưa ngoan? Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối quan hệ bình thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ hằng ngày, trẻ chưa ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “chậm tiến”. Học sinh chưa ngoan có thể là : . Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với giáo viên.. . Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực.. . Học sinh có những hành động khác thường khiến cho lớp học luôn trong. trạng thái bất ổn. . Học sinh có thái độ xem thường bạn bè , thầy cô.. . Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục.. . Học sinh thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của. lớp. 4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh bậc THCS . Học sinh chưa ngoan , là một hiện tượng phổ biến ở trường THCS; do đó muốn giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan thì đòi hỏi các nhà giáo dục phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này. Học sinh bậc THCS, đây là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi chuyển tiếp, lứa tuổi giao thời từ thiếu niên sang người lớn, là lứa tuổi đặc điểm tâm lý khá phức tạp, các nhà tâm lý học thường gọi tên khác nhau như: Lứa tuổi khủng hoảng, lứa tuổi khó giáo dục . Sự khác nhau về lứa tuổi này kéo theo có sự biến động lớn cả về thể chất lẫn tâm hồn và tình cảm , ý chí , trí tuệ cũng như nhân cách . Ở lứa tuổi này sự ý thức các mối quan hệ mới được hình thành như: Tinh nghịch, hiếu động, thể hiện quan hệ giao tiếp với người lớn với bạn bè khác giới. Tuy nhiên, lứa tuổi này các em thường hiếu động, ham chơi, ham học hỏi, thích làm những việc mà người lớn làm và luôn muốn thể hiện mình trước người khác. Nhưng do sự phát triển không đồng đều về tâm , sinh lý nên tính trẻ con và tính người lớn cùng tồn tại. Thể chất có sự thay đổi lớn , tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh nên thường rối loạn về hệ thần kinh, các em dễ xúc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> động, dễ bực tức, dễ nổi nóng, cáu gắt…Hơn nữa, hệ thần kinh của lứa tưổi này khả năng chịu đựng những kích thích và tác động bên ngoài chưa cao nên các em dễ bị kích động về nhiều mặt ….Do chịu nhiều tác động như vậy đôi khi làm các em dễ chán nản không có hứng thú học tập, lơ là, chỉ muốn chơi bời thỏa thích, lêu lổng với bạn bè . Ở lứa tuổi này các em dễ bị kích động và dễ bị lôi kéo bởi sự rủ rê bạn bè. Từ đó bỏ bê học tập, lừa thầy cô, dối cha mẹ để chơi bời lêu lổng. Tình cảm các em cũng dễ thay đổi , lúc vui , lúc buồn , có lúc rất bồng bột. Do sự thay đổi về tình cảm như vậy nên ngay trong chính suy nghĩ tình cảm các em có sự mâu thuẫn. Chính vì thế nhà giáo, giáo dục hiện nay cần phải quan tâm và tìm hiểu thật kỹ về đối tượng của mình về đặc điểm của từng học sinh. Qua đó đề ra những yêu cầu và phương pháp giáo dục hay bồi dưỡng về học lực đối với từng học sinh, về đặc điểm sinh lý, về ước muốn, nguyện vọng cũng như sở thích của từng học sinh. II/ Cơ sở thực tiễn : Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường học mỗi học sinh đựơc tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục , ý thức đầy đủ về nghĩa vụ trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình. Trong môi trường mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. Song , bên cạnh đó các em chưa thật sự nỗ lực, phấn đấu để trở thành người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt vẫn còn. Hầu như các em có đạo đức không tốt là những học sinh có hành vi đạo đức xuất phát từ những động cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức nào . Học sinh chưa ngoan ở trường là những học sinh mang nhiều biểu hiện lệch lạc về sự phát triển nhân cách và về đời sống tâm lý. Những biểu hiện chưa.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ngoan như: Vẫn đến trường lớp nhưng chỉ để chơi, gây gổ, không tập trung vào học tập mà thường xuyên cúp tiết, điều đó sẽ dẫn đến học kém chứ không phải vì năng lực, trí tuệ kém. Do cuộc sống của các em chưa va chạm nhiều với xã hội nên đôi khi chúng không nhanh hơn hẳn bạn bè về mặt nào đó. Trong giờ học hay mất trật tự, ngủ gật, vô lễ, coi thường thầy cô giáo và có nhiều biểu hiện chống lại. Suy nghĩ của học sinh chưa ngoan, thiếu xu hướng lành mạnh nhưng không hẳn thế mà trong thâm tâm học sinh vẫn có những ước ao, khát khao được quan tâm vỗ về, an ủi, che chở …Đó là tiềm ẩn bên trong, bên ngoài cái vẻ cứng nhắc . Học sinh chưa ngoan có tầm hiểu biết hạn chế nhưng kinh nghiệm “ xấu” trong cuộc sống hằng ngày lại rất phong phú, có thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường sống ích kỷ, luôn chống đối các tác động giáo dục. Các em thường lập thành một nhóm riêng, không thích hòa đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung những học sinh này thường có những hành vi không tốt với mọi người, không tuân theo nội qui của trường, của lớp, thậm chí còn đánh nhau với bạn bè… Và còn rất nhiều những thói hư tật xấu khác . 1. Thực trạng học sinh chưa ngoan ở trường THCS Đông Hà : * Điều kiện khách quan: Trường THCS Đông Hà là nơi có vị trí khá phức tạp: Xa trung tâm huyện, tỉnh, là xã đầu huyện giáp ranh với huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, nên vấn đề an ninh trật tự còn gặp nhiều khó khăn. Dân cư gồm hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều tập trung về đây và sống tạm trú còn nhiều. Phụ huynh học sinh chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên điều kiện quan tâm đến vấn đề giáo dục con em còn hạn chế. * Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan ở trường : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan ở trường đó là do: Học yếu, lưu ban, cha mẹ đi làm ăn xa không quan tâm đến con cái, nhà giàu nuông chiều con cái quá mức, môi trường sống không lành mạnh, bị tác động.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> xấu của báo chí, phim ảnh đồi trụy, bạo lực …Nên các mặt biểu hiện chưa ngoan của một số học sinh rất đa dạng và phức tạp. Tóm lại, có 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hư hỏng của các em: -Nguyên nhân tâm lý : + Học sinh bậc THCS nằm trong độ tuổi, từ 11 đến 15, đây là độ tuổi có sự khủng hoảng mạnh về tâm sinh lý, là giai đoạn các em tập làm người lớn nên rất dễ học các thói hư, tật xấu trong khi thực chất các em chưa thực sự là người lớn. Một số em do trình độ phát triển không phù hợp với chuẩn mực mà nhà trường và gia đình đưa ra, nhà giáo dục ép buộc trẻ phải đi theo chuẩn mực một cách cứng nhắc, áp đặt, dẫn đến hiện tượng trẻ chống đối theo cách của mình là lì lợm, quấy rối… - Nguyên nhân về phía gia đình : + Nhiều phụ huynh còn nhận thức phiến diện lệch lạc, sai lầm về cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. + Quan tâm nuông chiều con một cách thái quá thỏa mãn mọi yêu cầu của trẻ . + Sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan . + Để cho con chứng kiến các tấm gương phản diện của người lớn . + Trẻ bị lâm vào cảnh ngộ éo le, tình cảm bị chia sẻ, bố mẹ bỏ nhau … + Giáo dục thiếu tính sư phạm: Nặng nề về tính thuyết giáo, dùng vũ lực, xúc phạm trẻ …. - Nguyên nhân từ phía nhà trường : + Nhiều nhà sư phạm thiếu thiện cảm định kiến không có giả thuyết lạc quan đối với trẻ khó giáo dục. Nhà trường còn chủ quan trong việc chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh . + Trong đánh giá học sinh còn tiêu cực, chưa tôn trọng sự cố gắng của học sinh. + Thiếu thống nhất trong tác động của các nhà Sư phạm - Gia đình – Xã hội..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Nguyên nhân từ xã hội : + Môi trường địa bàn các em sống không lành mạnh, chịu ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội . + Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực cao (giàu – nghèo, sự coi trọng bị xem thường) điều này làm cho trẻ có động cơ sai, lệch hướng. + Ảnh hưởng của bạn bè: Một số bạn bè cùng trang lứa đã bỏ học, rủ rê cùng đi chơi, trốn học, chơi game, trộm cắp, đánh nhau có tổ chức . Tất cả các nguyên nhân trên đang xen, chồng chéo lẫn nhau, chỉ cần có một trong vài nguyên nhân đó đã đủ làm hỏng một nhân cách học sinh . Như vậy, sự hư hỏng của học sinh do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân chính được biểu hiện qua sơ đồ sau :. 2. Biện pháp giáo dục :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a. Nhà trường : Ngay từ đầu năm học nhà trường đưa ra kế hoạch “Bồi dưỡng học sinh yếu kém” và kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…” đến tất cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn . Khuyến khích mở chuyên đề ngay từ đầu tháng 9 để quán triệt các biện pháp giáo dục: * Giáo dục đạo đức phải gắn liền với việc giáo dục lòng say mê học tập, vì: + Phần đông những học sinh chưa ngoan đều lười biếng học tập (55% không học bài, làm bài đầy đủ , 30% vô tổ chức kỷ luật, nghỉ học tùy tiện …) + Khi các em tham gia vào những hoạt động học tập sẽ dần dần tách các em ra khỏi những quan hệ xấu và ý nghĩa nội dung các môn học sẽ làm cho các em thức tỉnh , tự điều chỉnh hành vi sai trái của mình . * Khéo léo sử dụng phương pháp thuyết phục để xây dựng lại ý thức đạo đức cho những học sinh hư. Thuyết phục là giáo dục nhằm tác động vào ý thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của học sinh … Đây là phương pháp có vai trò mở đường cho mọi quá trình giáo dục đi hay giáo dục lại. Đối với học sinh hư, những hành vi sai trái đều do nhận thức không đầy đủ hoặc sai về ý nghĩa những hành vi thiếu đạo đức của mình . * Giúp đỡ học sinh xây dựng được kế hoạch, tự tu dưỡng rèn luyện để sửa chữa những hành vi sai trái. Biện pháp này sẽ nâng cao ý thức tự giáo dục và tạo ra sự quan sát rộng rãi của mọi giáo dục đối với sự tiến bộ, sữa chữa những học sinh hư. * Phát hiện động viên kịp thời, những tiến bộ dù nhỏ, để xây dựng niềm tin vào bản thân mỗi em, lấy ưu điểm nhấn chìm khuyết điểm. Đây là phương pháp vừa là nguyên tắc tấn công trên thế mạnh của nhiều nhà giáo dục trên thế giới. Theo điều tra thì 80% số học sinh hư đã mất hết niềm tin vào bản thân.Vì vậy việc khích lệ những cố gắng, tiến bộ dù nhỏ sẽ có tác dụng như một động lực, một sinh khí mới cho các em phấn đấu ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Khéo léo sử dụng dư luận tích cực của tập thể để điều chỉnh hành vi sai trái của những học sinh hư . * Xây dựng đôi bạn , nhóm bạn tốt để thường xuyên kèm cặp, uốn nắn kịp thời những hành vi sai phạm của những học sinh hư . * Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình: Gia đình là môi trường, là lực lượng giáo dục đầu tiên, trực tiếp, gần gũi, thường xuyên lâu dài nhất đối với các em.Vì vậy nhà trường phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với gia đình để tạo ra môi trường giáo dục đồng bộ, rộng lớn, tạo ra sức mạnh giáo dục tổng hợp tác động đến các em . b. Giáo viên chủ nhiệm : + Như ta đã biết giáo viên chủ nhiệm là linh hồn, là cố vấn tối cao của một lớp, là lực lượng giáo dục nòng cốt của nhà trường. Bởi họ là người trực tiếp tổ chức quản lý toàn diện các hoạt động của một lớp …. Vậy, việc lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên này có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục, với phong trào thi đua của nhà trường nói chung và việc giáo dục những học sinh hư nói riêng, giáo viên chủ nhiệm phải có tình thương yêu, trách nhiệm với học sinh chưa ngoan. Vì tình thương và lòng nhân ái là cơ sở của tất cả hành động . - Để có biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách đúng đắn, giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện các bước tìm hiểu : + Tìm hiểu hoàn cảnh sống . + Tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh . + Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè . +Tìm hiểu năng lực học tập . + Tìm hiểu sở thích năng khiếu . + Xác định nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan. + Lập kế hoạch tuần, tháng đưa ra biện pháp giúp đỡ, nhằm giảm bớt áp lực cho các em yên tâm học tập đồng thời lập danh sách bồi dưỡng ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Phối hợp với phụ huynh, giám thị, đoàn đội và giáo viên bộ môn để đưa ra biện pháp giáo dục . + Phân tích tình trạng học tập hay thái độ biểu hiện của các em . + Thường xuyên liên lạc với gia đình, kiểm tra thái độ, ý thức, chất lượng học tập . + Tham mưu với Ban giám hiệu để tìm cách tháo gỡ khó khăn . c. Giáo viên bộ môn : + Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém. + Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để uốn nắn kịp thời học sinh chưa ngoan: - Ghi sổ đầu bài. - Gặp gỡ trao đổi để giảm bớt áp lực cho giáo viên chủ nhiệm. d. Các tổ chức đoàn thể, giám thị : + Đưa ra kế hoạch tuần, tháng, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm . + Tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời, phê bình đúng lúc . đ. Tổ trưởng bộ môn : + Thường xuyên nhắc nhở những công việc Ban giám hiệu giao cho giáo viên chủ nhiệm, tổ chức sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan. e. Cán bộ lớp : + Giúp việc đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm trong việc theo dõi, ghi nhật ký hay thăm dò các bạn có hoàn cảnh khó khăn . + Kiểm tra giúp đỡ các thành viên về: Đôi bạn học tập hay nhóm học tập . 3. Kết quả thực hiện : Với những biện pháp trên được triển khai áp dụng trong nhà trường thời gian qua đã đạt được kết quả tương đối khả quan. Hiện tượng học sinh chưa ngoan đã có những tiến bộ rõ rệt: Các em ngoan hơn trước, gần gũi hơn với các bạn trong lớp, cởi mở hơn với thầy cô, không nói tục, chửi thề, các em ngày càng lễ phép với người lớn, với thầy cô, ít vi phạm nội quy nhà trường, ý thức.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> học tập cao hơn, hầu như không còn tình trạng trốn học, cúp tiết để đi chơi…Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực cuối học kỳ đã có sự thay đổi từ yếu -> trung bình -> khá, và sau đây là một trường hợp cụ thể mà chúng tôi đã thành công trong công tác giáo dục: Em Nguyễn Thị Thúy Vi là học sinh lớp 8 được chuyển từ nơi khác đến. Ngay từ những ngày đầu tiên tiếp xúc với em đã có nhiều ý kiến nhận xét của giáo viên và học sinh phản ánh với Ban giám hiệu: Nào là em nói năng thiếu lịch sự, trả lời với cô chủ nhiệm cộc lốc, ngang bướng, xưng hô với bạn bè mày tao tỏ ra vô ý thức, vô kỷ luật không sợ ai, coi thường ban cán sự lớp và cờ đỏ, ăn mặc không đúng quy định; Nào là không học thuộc bài, không làm bài tập, hay ăn quà vặt xả rác bừa bãi…Nhìn vào sổ đầu bài và sổ theo dõi của cờ đỏ thì trong một tuần thôi em đã có bao nhiêu lần vi phạm. Giáo viên chủ nhiệm lắc đầu tỏ ra rất buồn khi nhận em này vào lớp. Ngay cuối tuần đó Ban giám hiệu và tổ giám thị cùng với giáo viên chủ nhiệm đã có một cuộc họp đột xuất cùng tìm biện pháp để giáo dục em này. Một mặt giao cho giáo viên chủ nhiệm họp đội cờ đỏ, ban cán sự lớp theo dõi nhắc nhở và kèm cặp em Vi. Cử 2 em trong ban cán sự lớp gần gũi với Vi, cùng rủ Vi làm bài tập ở nhà thành một nhóm học tập, cùng gọi Vi đi học vào mỗi buổi trưa để tránh được việc trễ giờ, trốn tiết. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh và tâm sự với Vi, tất cả các thông tin về Vi đều được báo về cho tổ giám thị và Ban giám hiệu kịp thời để có biện pháp xử lý. Qua mấy tuần tìm hiểu chúng tôi được giáo viên chủ nhiệm cho biết bố mẹ Vi đi làm ở thành phố, chuyển Vi về đây sống với bà nội, bà đã già yếu lại chiều cháu, bố mẹ ở xa không có điều kiện quan tâm nhắc nhở nên Vi sống buông thả đã quen, trước đây ở trường cũ cũng vậy. Cầm học bạ chuyển đến của Vi chúng tôi rất băn khoăn, không lẽ vì vậy mà không nhận em vào học? Em có quyền được học và được đưa vào một môi trường giáo dục dù ở đâu cũng không thể bỏ rơi em được. Thế là chúng tôi mạnh dạn nhận giáo dục em. Bố mẹ em tuy thương em nhưng sự quan tâm chỉ ở mức độ đi làm kiếm tiền gửi về cho bà.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> nuôi cháu ăn học, lâu lâu mới về một lần thương con họ lại cho con thêm tiền từ đó em có điều kiện để ăn chơi, sắm sửa và chểnh mảng việc học hành. Từ những thông tin ban đầu được cập nhật chúng tôi đã tìm đến nhà em lần thứ nhất chỉ đơn giản là hỏi thăm sức khỏe và tình hình đời sống của gia đình, hỏi thăm bà nội, bố mẹ động viên em học tập các thầy cô sẽ quan tâm giúp đỡ em. Kết quả sau hai tháng em đã có tiến bộ, bước đầu không cúp tiết, đi trễ nữa, số lần vi phạm không học bài và làm bài ở nhà cũng ít đi, lực học của em được nâng lên rõ rệt. Ban giám hiệu họp cùng với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm của lớp 8 thống nhất biện pháp kèm cặp giúp đỡ em, dần dần đã thấy em phát biểu xây dựng bài, tổ giám thị cũng giám sát và báo cáo tình hình của em cho chúng tôi được biết mấy tuần đầu có gọi lên nhắc nhở và phê bình, khuyên em phải sửa đổi cách xưng hô với bạn bè, biết nói năng lễ phép với thầy cô giáo, với người lớn. Những thói quen này sửa đổi thật không dễ nhưng cũng giảm bớt dần dần. Ở trường có các lớp dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ở một số môn, chúng tôi động viên em học không thu tiền, lúc đầu em không muốn tham gia nhưng sau khi được chúng tôi phân tích em hiểu ra và bắt đầu đều đặn đến trường theo học các lớp toán, anh văn. Cuối năm học em tiến bộ hẳn từ lực học yếu ở trường cũ đến học lực trung bình ở học kỳ I và vươn lên học sinh tiên tiến ở học kỳ II; em phấn khởi và đã gây được niềm tin trong lòng bạn bè, thầy cô giáo. Đến thăm bà nội lần này em lễ phép rót nước mời chúng tôi. Biết được tin về sự tiến bộ của em bà rất mừng gọi điện thoại báo ngay cho bố mẹ em biết. Chúng tôi ra về, em tiễn ra tận ngõ với ánh mắt biết ơn, trìu mến. Chúng tôi cũng thấy mình thật hạnh phúc trong giây phút đó. Vậy là từ nay trường chúng tôi đã có thêm một học sinh ngoan, bớt đi một học sinh hư. Chúng tôi tin chắc rằng với sự nhiệt tình hết lòng của mình sẽ còn nhiều em khác nữa sẽ bước từ con đường lầm lỗi trở về với cuộc sống đời thường, với trường học thân yêu, với những người thân quen, gần gũi..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> C- PHẦN KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm : Việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội.Vì vậy, nó đòi hỏi: Người Thầy giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên . Để có thể giáo dục tốt học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan trọng. Vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình. Chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em học sinh khác, mà người Thầy sẽ luôn lấy các em ra làm ví dụ giáo dục các học sinh khác . Về phía nhà trường, để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn dạy các lớp. Giáo dục học sinh chưa ngoan không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, cử chỉ, thái độ tác phong hằng ngày. Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng của người Thầy, người Cha người Chị , người Mẹ . Hãy nhìn các em với ánh mắt nhìn về tương lai, không nên nhìn vào các hành vi nhất thời mà đánh giá cả bản chất con người các em . II. Kiến nghị : Để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường phải luôn xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh . + Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn + Đoàn + Đội phải phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với nhau để giáo dục học sinh chưa ngoan . + Đối với phụ huynh học sinh cần chăm sóc, quan tâm chu đáo, giáo dục con em, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để tìm hiểu và đề ra biện pháp giáo dục phù hợp . + Đối với địa phương, cần đẩy mạnh cuộc vận động “ Bài trừ các tệ nạn xã hội, các văn hóa phẩm đồi trụy” đẩy mạnh các hoạt động làm trong sạch địa bàn dân cư, những trang trò chơi INTERNET đen không phù hợp với các em …. + Nhà trường thường xuyên có những chuyên đề về giáo dục đạo đức cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm . III. Lời kết : Vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường, luôn luôn là đề tài nóng hổi được sự quan tâm của hầu hết các thầy cô và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Với những biện pháp đã nêu trên đây, chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh chưa ngoan sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, mới có thể tin tưởng đạt kết quả tích cực và bền vững . Sự bộn bề của công việc cộng với thời gian chuyên sâu về công tác trên chưa nhiều, chắc chắn đề tài của tôi còn có những thiếu sót nhất định. Rất mong sự góp ý của quý cấp, các bạn bè đồng nghiệp để giải pháp được trọn vẹn, áp dụng sâu rộng đến mọi người . Đông Hà ,ngày 10. tháng 4. Người viết. năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> MỤC LỤC A- PHẦN MỞ ĐẦÙ............................................................................Trang 1-2 Lý do chọn đề tài ................................................................................Trang 1-2 B- PHẦN NỘI DUNG .....................................................................Trang 3-13 I. Cơ sở lý luận.....................................................................................Trang 3-5 1- Giáo dục là gì?.....................................................................................Trang 3 2- Đạo đức là gì?......................................................................................Trang 3 3- Thế nào là học sinh chưa ngoan?.........................................................Trang 4 4- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh bậc THCS.....................................Trang 4 II- Cơ sở thực tiễn...............................................................................Trang 5-13 1- Thực trạng học sinh chưa ngoan ở trường THCS Đông Hà.............Trang 5-8 2- Biện pháp giáo dục.........................................................................Trang 9-11 a- Nhà trường...........................................................................................Trang 9 b- Giáo viên chủ nhiệm..........................................................................Trang 10 c- Giáo viên bộ môn...............................................................................Trang 11 d- Các tổ chức đoàn thể’giám thị...........................................................Trang 11 đ- Tổ trưởng bộ môn..............................................................................Trang 11 e- Cán bộ lớp..........................................................................................Trang 11 3- Kết quả thực hiện..........................................................................Trang 11-13 C- PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................Trang 14-15 I- Bài học kinh nghiệm..........................................................................Trang 14 II- kiến nghị.......................................................................................Trang 14-15 III- Lời kết.............................................................................................Trang 15.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Đạo đức học- PTS Phạm Khắc Chương & PGS- PTS Hà Nhật Thăng (chủ biên)- Nhà xuất bản GD- 1998. 2- Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THCS- Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2000. 3- Giáo trình giáo dục học đại cương – nhà xuất bản giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> PHẦN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Đông Hà, ngày …tháng ….năm 2012 TM. Hội đồng khoa học Chủ tịch. NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Đức linh, ngày …tháng ….năm 2013 TM. Hội đồng khoa học Chủ tịch.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Đức Linh, ngày …tháng ….năm 2012 TM. Hội đồng khoa học Chủ tịch.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

×