Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận kinh tế chính trị Mác Lênin Xuất khẩu tư bản và những ảnh hưởng đến Việt Nam trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.34 KB, 15 trang )

Mở đầu
1.Sự cần thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, xuất khẩu tư bản là xu thế tất yếu của
các nước trên thế giới. Nếu như trước đây, xuất khẩu tư bản chỉ được thực hiện
bởi các nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học
cơng nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến thì ngày nay, ngay cả đối với
các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển dòng vốn đầu tư ra bên ngoài
cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước này đã làm
phong phú, đa dạng thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Ở một nước vừa
có thể có những luồng vốn di chuyển ra bên ngồi đồng thời lại có các luồng
vốn khác di chuyển vào trong nước. Sự di chuyển mạnh mẽ các luồng vốn đầu
tư đã có những tác động rất lớn tới các nước nói riêng, nền kinh tế thế giới nói
chung. Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Trong bài tiểu luận này
nhóm chúng em sẽ phân tích đề tài “Xuất khẩu tư bản và những ảnh hưởng
đến Việt Nam trong xu thế hội nhập” để hiểu rõ hơn về xuất khẩu tư bản cùng
những tác động của nó Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu xuất khẩu tư bản dựa trên học thuyết kinh tế của MácLênin và xem xét những tác động của nó đến Việt Nam trong hoàn cảnh hội
nhập quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu về xuất khẩu tư
bản cùng những tác động của nó đến nền kinh tế , chính trị-xã hội, văn hóa
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Bài tiểu luận gồm 3 chương :


Chương 1: Lý luận của học thuyết kinh tế Mác-Lênin về Xuất khẩu tư bản


Chương 2: Ảnh hưởng của xuất khẩu tư bản đến Việt Nam trong xu thê hộinhập
Chương 3: Một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước
ngoài và đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


Chương 1: Lý luận của học thuyết kinh tế Mác-Lênin về Xuất khẩu tư
bản
1.1 Nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu tư bản
Trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích luỹ được một khối lượng
tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản". Tình trạng thừa này không phải
là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là khơng tìm được nơi đầu tư có
lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kĩ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu
tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỉ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước
kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và
nhân công giá rẻ nhưng lại thiếu vốn và kĩ thuật.Do tập trung trong tay một khối
lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một
nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.
1.2 Khái niệm và tác dụng của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để
thực hiện giá trị và giá trị thặng dư, còn xuất khẩu tư bản là
xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập
khẩu tư bản đó.
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước
ngồi, là cơng cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra
tồn thế giới.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến
nền kinh tế các nước nhập khẩu.Như thúc đẩy quá trình chuyển kinh
tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển
biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào

kinh tế của chính q́c.
1.3 Các hình thức xuất khẩu tư bản
* Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức, nếu xét cách thức đầu tư thì có
đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
- Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp
mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó
thành một chi nhánh của cơng ty mẹ. Các xí nghiệp mới được hình thành
thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp
mà tồn bộ số vốn là của một cơng ty nước ngồi.


- Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi.
Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc
gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định
khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức này
cịn được thực hiện bằng việc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công ty ở
nước nhập khẩu tư bản.
* Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư
nhân:
- Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản
lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện
trợ hồn lại hay khơng hồn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị
và quân sự
- Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực
hiện. Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các cơng ty xuyên quốc gia tiến hành
thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có
đặc điểm là thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vịng quay tư bản
ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình
thức chủ yếu của xuất khẩu tư bản, có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao
trong tổng tư bản xuất khẩu. Nếu những năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư

bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của thế kỷ này nó đã đạt tỷ lệ
70% trong tổng tư bản xuất khẩu.
1.4 Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Ngày nay , trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có sự biến đổi lớn.
Thứ nhất là hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Trước kia, luồng
tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát
triển ( chiếm tỷ trọng trên 70% ). Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận
dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng
xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt dòng
đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây
Âu chảy sang Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển
giảm mạnh, thậm chí chỉ cịn 16,8% (1996) và hiện nay khoảng 30%. Như đã
biết, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt
trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX,
nhiều ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn
như : ngành công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và
vi điện tử, ngành vũ trụ và đại dương... Những ngành này có thiết bị và quy
trình cơng nghệ hiện đại, tiêu tốn ít nguyên, nhiên vật liệu. Trong nền kinh tế


giữa các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sản xuất
mũi nhọn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Sự xuất hiện những ngành nghề
mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận
siêu ngạch rất cao. Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản
phát triển vì các nước đang phát triển có hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu , khơng
phù hợp, tình chính trị kém ổn định, sức mua kém, tỷ suất lợi nhuận của tư bản
đầu tư khơng cịn cao như trước (còn với nước đang phát triển nhưng đã trở
thành Nics thì tỷ trọng của luồng tư bản xuất khẩu vẫn lớn: chiếm 80% tổng tư
bản xuất khẩu của các nước đang phát triển). Mặt khác thời gian này, xu hướng
liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh. Hệ

qủa của hoạt động này bao giờ cũng hình thành các khối kinh tế với những đaọ
luật bảo hộ rất khắt khe. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các cơng ty
xun quốc gia đã biến các doanh nghiệp chi nhánh của mình thành một bộ
phận cấu thành của khối kinh tế mới nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các
đạo luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng
cách đó.
Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển không
làm cho bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi , mà chỉ làm cho hình thức và xu
hướng của xuất khẩu tư bản thêm phong phú và phức tạp hơn. Sự xuất hiện các
ngành mới có hàm lượng khoa học - cơng nghệ cao ở các nước tư bản phát triển
bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và điều đó tất yếu dẫn
đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản tương
đối, hệ quả của sự phát triển đó là khơng thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự phát
triển mạnh mẽ của các thiết bị quy trình cơng nghệ mới đã dẫn đến sự loại bỏ
các thiết bị và công nghệ lạc hậu ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp (do bị hao
mịn hữu hình và vơ hình). Đối với nền kinh tế thế giới đang phát triển, những
tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi
nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị đó sang
các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi
chủ nghĩa đế quốc cịn tồn tại thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển
sang các nước đang phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn
phát triển nhất định, có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu
vực nào đó của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn của quy mô thế
giới cho thấy: xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ yếu mà tư bản độc quyền sử
dụng để bành trướng ra nước ngoài.
Thứ hai là chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trị các cơng
ty xun quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là trong FDI
. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát
triển mà nổi bật là các Nics châu Á.



Thứ ba là hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan quyện giữa xuất khẩu
tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất
hiện những hình thức mới như BOT, BT... sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với
các hợp đồng bn bán hàng hố, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.
Thứ tư là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ
dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.


Chương 2: Ảnh hưởng của xuất khẩu tư bản đến Việt Nam trong xu thê hội
nhập
2.1 Ảnh hưởng của đầu tư nước ngồi đối với nền kinh tế Việt Nam
Cơng nghiệp – Ngành kinh tế quan trọng và trực tiếp liên quan đến kỹ thuật
cơng nghệ của tồn bộ nền kinh tế , thu hút được nhiều và ngày càng tăng về số
dự án và vốn FDI.Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ln tạo ra hơn 25% giá trị
sản xuất của tồn ngành cơng nghiệp. Trong ngành cơng nghiệp khai thác, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng
79% giá trị sản xuất của tồn ngành. Trong cơng nghiệp chế biến,tỷ trọng giá trị
sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm khoảng 22% và
có xu hướng ngày càng tăng. (Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 9/2000).
Các công nghệ đang được sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thơng, hố
chất,...đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này thực sự đã góp
phần tạo nên bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta.
Đối với ngành nơng nghiệp: tính đến nay, con 221 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài đang hoạt động trong ngành nông nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 2
tỷ USD. Đầu tư nước ngồi đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất
cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống
con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy q trình đa dạng
hố sản xuất nơng nghiệp và khả năng cạnh tranh của nơng lâm sản hàng hố.
Vốn đầu tư nước ngồi cịn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm

nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Đối với hoạt động ngoại thương, nhờ có những lợi thế trong hoạt động của thị
trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tốc độ tăng KNXK của cả nước và
cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước (năm 1996 KNXK của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 78,6% so với năm trước, thì
KNXK của cả nước tăng 33,2%, cịn KNXK của các doanh nghiệp trong nước
chỉ tăng 29,5%; số liệu tương ứng của năm 1997: 127,7%; 26,6%;14%; năm
1998 là:10,7%; 2,4%; 1,8%; năm 1999 là: 30,2%; 23%; 21,1%. . (Theo tạp chí
Nghiên cứu kinh tế tháng 5/2000).

Tính đến ngày 31/12/1999, các doanh nghiệp có vốn nước ngồi đã tạo ra cho
Việt Nam khoảng 296.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động
gián tiếp. Như vậy, số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến
hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số lao động
bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước - đây là một kết quả nổi bật của
đầu tư trực tiếp nước ngoài.


Tuy nhiên bên cạnh các thành tựu thì cũng Việt Nam cũng phải đối mặt với rất
nhiều thách thức. Hiện năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng
được nhu cầu các sản phẩm phụ trợ của các doanh nghiệp nước ngồi. Tỷ lệ nội
địa hóa q thấp đồng thời chưa thu hút được nhiều sự đầu tư về công nghệ,
không đáp ứng được mục tiêu đặt ra khi xây dựng chiến lược phát triển các
ngành công nghiệp. Một yếu tố nữa hạn chế việc thu hút đầu tư vào Việt Nam là
chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Hiện nay nguồn lao động ở nước ta không
những hạn chế về số lượng mà cịn về chất lượng.Trình độ dân trí của Việt Nam
tuy cao hơn so với một số nước trong khu vực có cùng trình độ phát triển nhưng
vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là ở nơng thơn. Thiếu hụt nguồn nhân lực địa
phương có trình độ và kỹ năng là một khó khăn cho các dự án đầu tư. Bên cạnh

đó sự gia tăng đầu tư từ nước ngoài cũng làm tăng nguy cơ khiến cho các doanh
nghiệp Việt Nam thua các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường nội
địa, bị các doanh nghiệp này thâu tóm.
2.2 Ảnh hưởng của đầu tư nước ngồi đối với chính trị - xã hội Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu
nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác
được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như những trung tâm kinh
tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới.Một vấn đề nữa không kém phần quan
trọng là hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng
hơn thị trường ở nước ngồi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các
diễn đàn quốc tế.Theo thống kê ,Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn
170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới
trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã thiết lập quan
hệ tốt với tất cả các nước lớn, các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác
chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội
hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha.(nguồn:
www.mofahcm.gov.vn)
Tuy nhiên, quan hệ với các nước lớn bao giờ cũng tồn tại cả thời cơ và nguy cơ,
thậm chí cả sự áp đặt, dễ bị chi phối các vấn đề nhân quyền , vấn đề độc lập
chủ quyền của đất nước cũng có nguy cơ bị đe dọa. Nhiều doanh nghiệp lợi
dụng tư cách pháp nhân để làm dịch vụ cấp thị thực cho người nước ngoài, dẫn
đến tình trạng gia tăng lao động phổ thơng nước ngồi vào làm việc, hoạt động
trái mục đích nhập cảnh. Chính sách đơn phương miễn thị thực cho công dân
một số nước khiến cho nhiều người nước ngoài lợi dụng vào Việt Nam để phát
tán tài liệu phản động, truyền đạo trái phép, thao túng thị trường du lịch trong
nước.Một thực trạng đáng lo ngại nữa là sự lệ thuộc về kinh tế cũng có thể dẫn


đến nguy cơ bị lệ thuộc thao túng về chính trị, làm chệch định hướng phát triển

đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
2.3 Ảnh hưởng của sự thâm nhập kinh tế nước ngoài đối với văn hóa xã hội Việt
Nam
Sự đầu tư về kinh tế từ nước ngoài kéo theo cũng là sự du nhập các nền văn hóa
khác nhau vào Việt Nam. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhờ cơng nghệ mà
hiện đại hóa, có sức lan tỏa nhanh, mạnh, sâu trên phạm vi tồn cầu, khơng chỉ
ở vùng thành thị mà cịn tỏa về được vùng núi cao, nông thôn hẻo lánh. Giao
thoa văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện để tiếp thụ tinh hoa văn hóa
nhân loại và truyền bá văn hóa nước ta ra thế giới. Trên đường đổi mới, các điều
kiện kinh tế - xã hội phát triển tạo thuận lợi cho văn hóa phát triển. Nhu cầu
hưởng thụ văn hóa của nhân dân tiếp tục được nâng cao, tạo động lực cho phát
triển văn hóa. Trình độ nhận thức, văn hóa của nhân dân ngày một cao hơn, giúp
cho mặt bằng văn hóa được nâng lên, tạo điều kiện cho việc sáng tạo văn hóa có
chất lượng hơn, phong phú, đa dạng hơn. Mấy năm gần đây, bước đột phá của
hợp tác quốc tế về văn hóa là chúng ta đã tạo được sự hiện diện của văn hóa
Việt Nam tại khu vực châu Mỹ và châu Phi. Đồng thời, chúng ta cũng đã tạo
được nhiều phương thức, hình thức hợp tác đa dạng, phong phú, phù hợp với
từng khu vực, từng nước. những năm gần đây, chúng ta cũng đã triển khai nhiều
hoạt động văn hóa, nghệ thuật của các nước tại Việt Nam, trong đó có một số
hoạt động lớn, có tính quốc tế như Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương,
Tuần phim châu Âu, Festival Huế, Tuần lễ văn hóa Nga ở Việt Nam, Triển lãm
văn hóa - nghệ thuật ASEAN...Đây là một bưóc phát triển mới, mở ra triển vọng
lớn để Việt Nam trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc của sự giao lưu văn
hóa giữa các nước trong khu vực và quốc tế.
Bên cạnh các tác động tích cực trong bối cảnh hội nhập, nước ta cũng sẽ chịu
tác động tiêu cực đối với nền văn hóa mà các nước trên thế giới gặp phải. Văn
hóa của các nước lớn, giàu có, nhất là Mỹ, lan tỏa rộng, tác động sâu đến đời
sống văn hóa của nhân dân. Sự tiếp thụ thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai sẽ làm
tha hóa văn hóa dân tộc. Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường càng làm cho
văn hóa biến dạng, nhiều mặt xuống cấp, kéo theo sự suy thoái về tư tưởng, đạo

đức, lối sống. Sự du nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai, sẽ là cơ hội tốt
cho nhiều loại văn hóa đồi trụy, phản động, phi nhân tính tràn vào.Văn hóa dân
tộc bị lu mờ, pha tạp, các giá trị truyền thống dần dần bị lãng quên.
2.4 Tác dụng bước đầu của việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
Một số dự án đầu tư ra nước ngoài trong một số ngành như: khoáng sản; các dự
án điện; trồng cây công nghiệp; dịch vụ viễn thông; hàng không; ngân hàng…
đã và đang chiếm lĩnh đáng kể và phát triển tích cực tại thị trường một số địa
bàn đầu tư trọng điểm; hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã và đang giúp cho Việt
Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước ngoài.


Ðáng lưu ý, hoạt động đầu tư ra nước ngoài năm 2019 hoàn toàn do khu vực
kinh tế tư nhân thực hiện, khơng có dự án nào của doanh nghiệp nhà nước,
trong đó xu hướng cá nhân đầu tư ra nước ngồi gia tăng. Ngày càng có nhiều
tập đồn tư nhân lớn và công ty cổ phần trong nước đầu tư ra nước ngoài ở các
nước phát triển nhằm mở rộng thị trường, đang từng bước tạo dựng được
thương hiệu, khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế như Tập đồn
Vingroup, Cơng ty cổ phần Hàng khơng Vietjet, Thaco, T&T, Vinamilk, FPT,...
Tính đến cuối năm 2015 ,Việt Nam đã đầu tư ở 63 quốc gia và vùng lãnh thổ
với 891 dự án và tổng vốn đăng ký đạt gần 20 tỷ USD. Trong đó, Lào là quốc
gia có nhiều dự án đầu tư của Việt Nam nhất với 249 dự án, tổng vốn đầu tư đạt
7,4 tỷ USD, Campuchia đứng thứ 2 với 161 dự án tổng vốn đăng ký đạt 3,4 tỷ
USD, Singapore có 55 dự án, Myanmar 22 dự án và Liên bang Nga là 19 dự
án(nguồn : www.mofahcm.gov.vn) Các dự án này đã góp phần nâng tầm ảnh
hưởng , khẳng định vị thế và thiết lập mối quan hệ bền chặt của Việt Nam với
các nước nhận đầu tư.


Chương 3: Một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

3.1 Mục tiêu
Sự thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài của nước ta là một phần
quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, vì vậy chúng ta cần đặt ra
những mục tiêu rõ ràng để từ đó tìm ra các giải pháp hiều quả nhằm thu hút
mạnh hơn nữa sự đầu tư nước ngoài cũng như đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
- Về kinh tế: cần mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng,khẳng
định thương hiệu của các doanh nghiệp nội địa , tiếp thu thành tựu khoa học
công nghệ của thế giới, thu hút nguồn lực đầu tư từ nước ngồi
- Về chính trị: Nâng cao vị thế quốc gia trên diễn đàn quốc tế đồng thời giữ
vững độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan
hệ đối ngoại, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới
- Về văn hóa, xã hội: Tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn minh nhân loại đồng
thời bảo tồn các loại hình văn hóa truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc,làm tăng sự hiện diện của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời
nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, xây dựng xã hội dân chủ văn minh.
3.2 Một số khuyến nghị
3.2.1 Đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài
* Nâng cao kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật
Kết cấu hạ tầng là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất, tiến độ đầu tư, chất
lượng sản phẩm. So với yêu cầu phát triển kinh tế thì cơ sở hạ tầng của Việt
Nam còn nhiều yếu kém, cần phải có đầu tư thích hợp cho việc nâng cao cơ sở
hạ tầng. Những khả năng ngân sách của chính phủ đầu tư vào lĩnh vực này là rất
hạn chế. Bởi vậy, lượng đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn ODA.
Do đó, các mối quan hệ về kinh tế , chính trị vớicác quốc gia, các tổ chức phi
chính phủ và các tổ chức kinh tế cần được duy trì và phát triển để thu hút nguồn
ODA. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm vốn viện
trợ, vốn vay, FDI và vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước.
* Hồn thiện mơi trường luật pháp
Để khuyến khích đầu tư, các cơ quan hữu quan cần chuẩn bị cho ra đời luật kinh

doanh bất động sản, bổ sung hoàn thiện các quy định về cầm cố, thế chấp ,
thanh lý xí nghiệp, quy chế về khu công nghiệp cao, khu thương mại tự do, quy
chế đấu thầu, môi sinh, môi trường, chuyển giao công nghệ, bảo hộ tác giả,


quyền sở hữu công nghiệp... Đây là những văn bản luật và dưới luật rất cần thiết
cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, cần bổ sung các quy
định cải tiến thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với đầu tư
nước ngoài theo hướng áp dụng từng bước chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư
và giảm thời gian xét duyệt dự án; quy định rõ chế độ thanh tra, kiểm tra, và
quyền khiếu nại của doanh nghiệp; áp dụng chế độ khen thưởng và xử lý vi
phạm đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
*Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường cơng tác tự đào tạo, hồn thiện công tác hướng nghiệp cho học sinh
- sinh viên phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân; có chính sách thu
hút, kêu gọi người tài về làm việc trong nước; đổi mới chương trình giáo dục
theo hướng lý thuyết đi đôi với thực hành. Nguồn lao động cần phải được nâng
cao ý thức, tác phong cũng như kỷ luật trong lao động, sẵn sàng đáp ứng các
yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài
* Nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ
Cần đưa ra tiêu chuẩn về trình độ cơng nghệ đối với các dự án đầu tư vào Việt
Nam; yêu cầu nhà đầu tư có cam kết về việc chuyển giao cơng nghệ; tăng cường
hình thức đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; đẩy mạnh
liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI
3.2.2 Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
*Về phía cơ quan quản ly
- Ban hành thêm cơ chế, chính sách linh hoạt liên quan đến thúc đẩy đầu tư ra
nước ngoài… theo hướng tiệm cận dần với các thông lệ, pháp luật quốc tế, qua
đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN Việt trong q trình đầu tư ra nước ngồi.
- Cần có những công cụ hướng dẫn DN giải quyết hiệu quả các khó khăn,

vướng mắc, rủi ro gặp phải trong quá trình đầu tư ra nước ngồi. Hướng dẫn
cung cấp thơng tin tổng thể về quy trình đầu tư ra nước ngồi từ Việt Nam đến
nước nhận đầu tư thơng qua từng bước đầu tư với những rủi ro môi trường - xã
hội tiềm ẩn qua những chính sách và pháp luật liên quan.
- Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngồi có trách nhiệm hỗ trợ các DN đầu
tư về chính sách của các nước sở tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà họ gặp
phải.
Về phía doanh nghiệp


- Cần chủ động tìm hiểu, cập nhật những thay đổi thường xun của chính sách,
có thái độ hợp tác với nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đặc biệt, DN phải có ý
thức bảo vệ mơi trường sống nơi sở tại, không chỉ bảo đảm hoạt động kinh
doanh bền vững của chính DN, mà cịn hạn chế những phản đối, bất bình và tẩy
chay từ phía người dân địa phương.
- Phải tìm hiểu thơng tin để phịng ngừa những tranh chấp phát sinh tại nước có
ý định đầu tư, đồng thời để tránh gặp phải việc bị lừa đảo dự án đầu tư ở nước
ngoài.
- Chú trọng cải thiện khả năng cạnh tranh bằng đầu tư trung hạn và dài hạn, tìm
hiểu sâu về chính sách đầu tư và những thay đổi chính sách của nước nhận đầu
tư, cũng như tăng cường mối liên kết giữa các DN.


Kết luận
Xuất khẩu tư bản là xu thế tất yếu ngày nay đối với tất cả các nước. Dù chiều
hướng của xuất khẩu tư bản có biến đổi, dù xuất khẩu tư bản vẫn là thủ đoạn và
phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo, nhưng xuất
khẩu tư bản cũng đã thể hiện xu hướng và trở thành hình thức hợp tác đầu tư
cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế. Xuất khẩu tư bản mang đến nhiều cơ hội
nhưng cũng khơng ít thách thức cho các nước. Để phát huy được những tác

động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư quốc tế, các nước trong đó
có Việt Nam cần nhận diện được những cơ hội và thách thức trong quá trình mở
rộng đầu tư quốc tế. Bên cạnh vai trò quản lý của nhà nước ở các nước nhập
khẩu tư bản, cần phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, nguyên tắc cùng có lợi,
lựa chọn phương án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả, phát
huy mặt tích cực của xuất khẩu tư bản để đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
2. Một số vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị quốc
gia.
3. Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam – Nhà xuất bản Thống Kê
4. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 5-9 năm 2000
5. Tạp chí Kinh tế và dự báo tháng 10-11 năm 2000
6. Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.



×