Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phương Án CNCH công ty TNHH MTV may thêu mạnh tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.72 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số 05
Ban hành kèm theo
NĐ 83/2017/NĐ-CP ngày
18/7/2017

CƠNG AN TỈNH QUẢNG NAM
PHỊNG CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH

Cấp phê duyệt phương án:

P

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ
CỨU NẠN, CỨU HỘ

Tên cơ sở: CÔNG TY TNHH MTV MAY THÊU IN MT
Địa chỉ: Cụm CN – TTCN, khối 7, TT Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam.
Điện thoại: 02356516039
Cơ quan quản lý trực tiếp: CÔNG TY TNHH MTV MAY THÊU IN MT
Đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH quản lý địa bàn: Đội Công tác CC và
CNCH.

Quảng Nam, tháng 8 năm 2020


A. ĐẶC ĐIỂM CĨ LIÊN QUAN ĐẾN CƠNG TÁC CỨU NẠN, CỨU


HỘ
I. Vị trí địa lý
Cơng ty TNHH MTV may thêu in MT có địa chỉ tại cụm CN – TTCN, khối 7,
TT Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách trục đường quốc lộ 1A đi
qua TT Núi Thành, huyện Núi Thành khoảng 2,5 km. Có các hướng tiếp giáp như
sau:
+ Phía Bắc giáp

: Đường nội bộ Cụm CN.

+ Phía Đơng giáp

: Đường nội bộ Cụm CN.

+ Phía Tây giáp

: Công ty TNHH MTV Trầm hương Hồng Ngọc

+ Phía Nam giáp

: Xí nghiệp may tre lá xuất khẩu Âu Cơ.

II. Giao thơng bên trong và bên ngồi
1. Giao thơng bên trong:
Cổng ra vào: Có 02 cổng ra vào: cổng chính rộng 8m, cổng phụ cổng rộng 5m,
loại cửa đẩy tự động, chiều cao không giới hạn, xe CNCH có thể ra vào thuận lợi.
Các đường nội bộ bên trong cơ sở làm bằng bê tơng, có chiều rộng tối thiểu là
4,5m, đảm bảo cho xe CNCH có thể tiếp cận dễ dàng tới các hạng mục của cơng
trình.
2. Giao thơng bên ngồi:

Cơ sở cách Phịng Cảnh sát PCCC và CNCH 30 km về phía Nam. Đường đến
cơ sở qua tuyến đường sau:
- Đội Công tác CC và CNCH – rẽ trái đường Trưng Nữ Vương – rẽ trái đường
Nguyễn Hoàng – Chạy thẳng đường quốc lộ 1A 23km – rẻ phải đường vào Cụm CN
– TTCN khối 7, TT Núi Thành – chạy 2,5km đường nội bộ Cụm CN – TTCN khối
7, TT Núi Thành – rẽ trái, cơ sở bên trái tuyến đường.
* Chú ý: Vào ngày thường các tuyến đường trên có mật độ phương tiện tham
gia giao thông đông, đặc biệt là vào các giờ cao điểm, có nhiều nút giao thơng qua
lại, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông, do đó ảnh hưởng tới
tốc độ của xe CNCH, lái xe cần chú ý đề phịng.
III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến cơng tác CNCH
1. Tính chất hoạt động:
Cơng ty TNHH MTV may thêu in MT là cơ sở chuyên sản xuất các mặt hàng
thêu in xuất khẩu.
2. Đặc điểm về kiến trúc xây dựng
Công ty TNHH MTV may thêu in MT được xây dựng trên lơ đất có diện tích
4750 m2, gồm các hạng mục như sau:


Cơng trình xây dựng hạng mục chính khu nhà xưởng may thêu với diện tích
2.400 m2, được ngăn chia thành: Khu vực xưởng thêu, xưởng in, khu vực văn
phòng. Cụ thể:
+ Khu vực xưởng thêu: Diện tích xây dựng 1.050 m2, nhà 01 tầng; kết cấu
khung sắt tường xây gạch, mái tôn; ngăn cách giữa xưởng in và xưởng thêu bằng
tường gạch. Khu xưởng in bố trí 03 cửa thốt nạn, cửa bản lề, hướng cửa mở ra
ngồi, kích thước 1,6x2,2m.
+ Khu vực xưởng in: Diện tích xây dựng 1.050 m 2, nhà 01 tầng; kết cấu khung
sắt tường xây gạch, mái tôn; ngăn cách giữa xưởng in và xưởng thêu bằng tường
gạch. Khu xưởng in bố trí 03 cửa thốt nạn, cửa bản lề, hướng cửa mở ra ngồi, kích
thước 1,6x2,2m.

+ Khu vực văn phịng: Diện tích 300 m 2, bố trí bên trong phân xưởng may. Bố
trí tầng 1 là phịng chức năng, tầng 2 bố trí các phịng làm việc. Bố trí 02 cửa ra vào
chính, hướng cửa ra ngồi.
Dãy nhà cơng năng: Khung sắt, mái tơn, nền gạch men. Bố trí: phịng bảo vệ,
phịng tiếp khách, nhà ăn cho công nhân.
* Hệ thống điện: Hệ thống điện lấy từ nguồn điện lưới Quốc gia, có tủ điện
chính đặt tại phịng bảo vệ của cơng ty, có aptomat khống chế chung cho toàn bộ cơ
sở.
3. Dự báo, đánh giá các nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng
con người, phương tiện, tài sản khi sự cố, tai nạn xảy ra
Trong quá trình quản lý, sử dụng, tại cơ sở có thể xảy ra một số sự cố, tại nạn
điển hình do các nguyên nhân sau:
- Sự cố sập đổ cơng trình:
+ Do sự tác động của các hiện tượng tự nhiên như sét đánh, động đất, giơng
bão, lũ lụt… làm cho cơng trình bị sập đổ.
+ Do sự cố nổ: Tại khu vực bếp của cơ sở có sử dụng gas để đun nấu. Khi sử
dụng gas, hệ thống gas khơng an tồn có khả năng gây ra sự cố cháy, nổ bình gas
gây sụp đổ cơng trình.
+ Do cháy: Khi xảy ra sự cố cháy tại cơ sở, đám cháy sẽ sinh ra một nhiệt
lượng lớn nung nóng các cấu kiện xây dựng, đến một thời gian nhất định sẽ làm cho
các cấu kiện chịu lực chính của cơng trình bị biến dạng, mất khả năng chịu lực dẫn
đến sụp đổ một bộ phận của cơng trình hoặc sập đổ hồn tồn cơng trình.
+ Do khi thiết kế tính tốn khả năng chịu lực của kết cấu không đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật.
+ Do sử dụng nhà và cơng trình khơng đúng quy trình, không đúng thiết kế,
sử dụng vượt tải, không đúng công năng, sửa chữa làm thay đổi kết cấu… có thể tạo
ra tải trọng vượt quá tải trọng cho phép của cơng trình dẫn đến sụp đổ.
- Sự cố cháy: Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau làm
mất an toàn về PCCC gây sự cố cháy tại cơ sở.



IV. Tổ chức lực lượng CNCH tại chỗ
1. Tổ chức lực lượng:
- Đội CNCH cơ sở có: 25 người.
2. Lực lượng thường trực CNCH:
+ Trong giờ: 25 người.
+ Ngoài giờ: 02 người.
V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở
TT

Tên phương tiện

ĐVT

Số lượng

1

Băng ca cứu thương

Cái

1

2

Túi sơ cứu y tế

Cái


1

3

Khẩu trang y tế

Hộp

5

4

Búa

Cái

5

5

Xà beng

Cái

5

6

Cuốc


Cái

5

7

Đèn pin

Cái

02

Vị trí bố trí
phương tiện
CNCH

Bố trí tại nhà bảo vệ

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC TẠP
NHẤT CÓ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN
VỊ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA
I. Giả định tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất
1. Giả định tình huống CNCH
a. Thời gian xảy ra sự cố: Vào lúc 15 giờ 00 phút.
b. Địa điểm xảy ra sự cố: Tại khu vực phía Tây Bắc của khu vực xưởng thêu.
c. Nguyên nhân sự cố: Khi cơ sở đang hoạt động thì bên ngồi xảy ra gió lốc
và sét đánh dẫn đến ngã đổ cây xanh bên ngoài, ngã đè vào phần tường phía Tây
Bắc khu vực xưởng thêu làm sụp đổ một phần mái của cơng trình, nhiều cơng nhân
đang làm việc bị cơng trình sụp đổ đè lên, mắc kẹt bên dưới.
Do tường bị ngã tác động vào máy thêu đang hoạt động nên dẫn đến sự cố

cháy. Cháy tỏa ra nhiều khói khí độc, nếu khơng tổ chức chữa cháy kịp thời, lửa có
nguy cơ cháy lan sang tồn bộ khu vực nhà xưởng, sau đó cháy lan ra các khu vực
bên cạnh, khói bao phủ gây khó khăn cho công tác tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ.


2. Đánh giá tình hình tại cơ sở khi xảy ra sự cố
- Tại thời điểm xảy ra sự cố, có 10 người đang bị kẹt bên dưới cơng trình sụp
đổ.
- Lực lượng CNCH cơ sở đã triển khai các biện pháp cứu người bị nạn giải
cứu được 03 người cịn 07 người bị nạn khơng giải cứu được.
- Do bị kẹt bởi các cấu kiện xây dựng, nạn nhân đau đớn, hoảng loạn tinh
thần, la hét, kêu cứu nên nhanh chóng đuối sức dẫn đến ngất xỉu. Việc động viên,
trấn an tinh thần, tư tưởng cho nạn nhân lúc này là hết sức cần thiết.
- Sau khi sự cố xảy ra, với tình hình diễn biến của sự việc như trên đòi hỏi lực
lượng PCCC và CNCH cơ sở phải nhanh chóng tổ chức cứu người bị nạn và dập tắt
đám cháy, thốt khói; đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH
qua số điện thoại 114 để phối hợp tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ và dập tắt đám
cháy.
II. Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ
- Thành lập Ban Chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CC và CNCH) tại hiện
trường để chỉ huy công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ban Chỉ huy CC và
CNCH gồm Chỉ huy CC và CNCH của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, lãnh đạo
cơ sở và lãnh đạo các đơn vị được huy động; trường hợp có Lãnh đạo Cơng an tỉnh
hoặc lãnh đạo UBND tỉnh có mặt tại hiện trường thì thành lập Ban Chỉ đạo CC và
CNCH tại hiện trường.
- Khi sụp đổ cơng trình xây dựng, người bị nạn thường bị kẹt lại trong các
khoảng trống ở đống đổ nát hoặc có thể bị các cấu kiện xây dựng sụp đổ đè lên
người. Để tiến hành cứu người bị nạn, lực lượng CNCH phải tiến hành loại bỏ cấu
kiện xây dựng sụp đổ để cứu người bị nạn. Có thể loại bỏ cấu kiện xây dựng sụp đổ

bằng tay không, bằng các dụng cụ, phương tiện cầm tay hoặc bằng các máy móc
hạng nặng.
- Khi đến hiện trường, sau khi nghe báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc của
Chỉ huy CC và CNCH cơ sở, đồng thời qua cơng tác trinh sát và xem xét, đánh giá
tình hình thực tế tại hiện trường, Chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đề ra
các giải pháp, biện pháp, chiến, kỹ thuật và huy động thêm lực lượng, phương tiện
để cứu nạn cứu hộ cho phù hợp, như:
+ Xác định số lượng người bị nạn, người có mặt tại cơ sở.
+ Trong trường hợp người bị nạn bị chơn vùi một phần cơ thể hoặc tồn bộ cơ
thể dưới các cấu kiện xây dựng nhỏ: Bố trí các tiểu đội nhanh chóng tiếp cận nạn
nhân, tiến hành loại bỏ cấu kiện xây dựng bằng tay hoặc sử dụng các thiết bị thô sơ
như xẻng, cuốc, búa, xà beng, máy cưa cầm tay để đưa nạn nhân ra ngoài; tiến hành
sơ cấp cứu ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý: Khi thực
hiện phải tiến hành thận trọng, đảm bảo an toàn cho nạn nhân cũng như CBCS tham
gia CNCH.


+ Đối với nạn nhân bị mắc kẹt trong các cấu kiện xây dựng lớn bị sụp đổ, lực
lượng CNCH nhanh chóng triển khai các đội hình sử dụng các thiết bị máy móc để
tháo dỡ cấu kiện như: Sử dụng kìm, cưa máy để cắt, tạo khoảng trống để tiếp cận
nạn nhân; sử dụng đội hình kìm nâng thủy lực, kích, gối hơi và thanh chống để nâng
các, các mảng tường,… lên tạo khoảng hở, tiếp cận và đưa nạn nhân ra khu vực an
toàn; đồng thời tiến hành sơ cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
+ Trường hợp nạn nhân bị xà gồ thép, mái tôn lớn hoặc trụ đè lên người, Chỉ
huy CNCH nhanh chóng báo cáo tình hình lên Lãnh đạo cấp trên xin chi viện các
lực lượng có phương tiện đặc chủng (xe máy cẩu, máy xúc, máy nâng) để tiến hành
nâng các vật nặng đó lên để cứu người bị nạn. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của nạn
nhân trước khi triển khai công tác cứu người; quá trình triển khai phải áp dụng các
biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người bị nạn và lực lượng tham gia công
tác CNCH.

- Sử dụng thiết bị đo nồng độ khí gas, khí O 2 và các khí độc trong khu vực
triển khai cơng tác CNCH để có biện pháp ứng phó phù hợp.
- CBCS khi tham gia CNCH phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như
quần áo, đai an toàn, mặt nạ cách ly...
- Triển khai đội hình chữa cháy để khống chế, dập tắt đám cháy. Sử dụng
nước để chữa cháy.
- Sử dụng quạt hút đẩy khói, khí độc ra khỏi cơng trình và vị trí triển khai
cơng tác CNCH.
- Trường hợp cơng tác CNCH kéo dài vào ban đêm thì triển khai xe ánh sáng
và các đèn chiếu sáng của xe CNCH.
- Trong trường hợp cần thiết, tham mưu Giám đốc Cơng an tỉnh huy động lực
lượng của Phịng PK02 sử dụng chó nghiệp vụ để tìm kiếm, xác định vị trí của nạn
nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát. Công tác CNCH chỉ kết thúc khi đã xác định
không còn người bị nạn tại cơ sở.
- Khi sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tham gia cứu người bị nạn cần lưu ý
không làm ảnh hưởng đến người bị nạn, không gây ra nguy cơ sụp đổ thứ cấp.
III. Tính tốn lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:
Căn cứ diễn biến tình hình vụ việc theo giả định tình huống và điều kiện thực
tế của đơn vị, cơ sở; đồng thời để giải quyết hiệu quả sự cố này, dự kiến huy động
lực lượng, phương tiện của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Về lực lượng: 48 CBCS, gồm 01 Lãnh đạo phòng (làm Chỉ huy CC và
CNCH), 35 CBCS thuộc Đội Công tác CC và CNCH (viết tắt là Đội 3), 07 CBCS
thuộc Đội CC và CNCH khu vực Bắc Quảng Nam (viết tắt là Đội 5), 02 CBCS
thuộc Đội Cơng tác phịng cháy (viết tắt là Đội 2) và 03 CBCS thuộc Đội Hậu cần Quản lý phương tiện PCCC và CNCH (viết tắt là Đội 4).


- Về phương tiện: 01 xe chỉ huy; 02 xe cứu nạn, cứu hộ; 03 xe chữa cháy; 01
xe chở phương tiện và các trang, thiết bị cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng khác.
IV. Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động:

TT

Đơn vị được huy động

Điện thoại

Số người
được huy
động

1

Phòng PC07

48

-

Lãnh đạo phịng

01

-

Đội 2

02

-


-

Đội 3

Đội 4

-

Đội 5

2

Cơng Ty TNHH MTV 02356516039
May Thêu In MT

3

Phịng PK02

02353.815.15
7

4

Cơng an huyện Núi Thành,
Cơng an thị trấn Núi Thành

0235.3867.29
4


5

Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Quảng Nam

0235 3870
390

6

Điện lực huyện Núi Thành

0235 2215
809

Số lượng, chủng loại
phương tiện được huy
động

Ghi
chú

01 xe chỉ huy; 02 xe cứu
nạn, cứu hộ; 03 xe chữa
cháy; 01 xe chở phương
tiện và các trang, thiết bị
cứu nạn, cứu hộ chuyên
dụng khác.

35


01 xe cứu nạn, cứu hộ;
03 xe chữa cháy và các
trang, thiết bị cứu nạn,
cứu hộ chuyên dụng
khác.

03

01 xe chỉ huy; 01 xe chở
phương tiện và các
trang, thiết bị cứu nạn,
cứu hộ chuyên dụng
khác.

07

01 xe cứu nạn, cứu hộ
và các trang, thiết bị
cứu nạn, cứu hộ
chuyên dụng khác.

Bố trí đủ lực lượng, phương tiện tham gia
cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo
chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị


V. Tổ chức triển khai nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ:
1. Nhiệm vụ của lực lượng PCCC và CNCH cơ sở:
Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương án chữa cháy,

phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng
thời thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại
hiện trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:
2.1. Tiếp nhận, xử lý thông tin và triển khai lực lượng, phương tiện
- Khi nhận tin báo xảy ra sự cố sập đổ cơng trình kèm theo sự cố cháy tại
xưởng thêu của Công ty TNHH MTV may thêu in MT, Trực ban đơn vị nhanh
chóng báo cáo đồng chí Lãnh đạo phịng trực trong ngày xin ý kiến chỉ đạo; đồng
thời phát lệnh báo động, huy động lực lượng, phương tiện theo các tuyến đường đã
xác định đến hiện trường để tổ chức cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy. Sau đó, Trực ban
đơn vị báo cáo vụ việc cho Trực ban Công an tỉnh để báo cáo Ban Giám đốc để chỉ
đạo; thông báo cho Điện lực Núi Thành thực hiện cắt điện khu vực hiện trường;
thông báo cho Công an huyện Núi Thành để huy động lực lượng, phương tiện phối
hợp cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy và đảm bảo ANTT phục vụ công tác chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ.
- Lãnh đạo phòng trực trong ngày, đồng thời là Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn,
cứu hộ (viết tắt là Chỉ huy CC và CNCH) nhanh chóng cho xuất 01 xe chỉ huy, 01 xe
CNCH và 02 xe chữa cháy cùng 25 CBCS đến hiện trường để triển khai công tác
cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy.
2.2. Triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
và chữa cháy tại hiện trường:
a) Giai đoạn 1
Khi lực lượng đầu tiên của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đến hiện trường,
Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT (là Chỉ huy CC và CNCH của cơ sở)
báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc và công việc lực lượng tại chỗ đã triển khai, đồng
thời chuyển giao quyền chỉ huy công tác CC và CNCH tại hiện trường cho đồng chí Chỉ
huy CC và CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
Theo báo cáo của Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT thì hiện có
khoảng 07 nhân viên đang có mặt bên trong cơng trình bị mắc kẹt, tinh thần hoảng
loạn, mất bình tĩnh.

- Sự cố CNCH cũng đã gây cháy tại khu vực máy thêu của cơ sở, khói bao trùm
và đám cháy có nguy cơ cháy lan đến các khu vực lân cận.
Trên cơ sở báo cáo của Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT, Chỉ
huy CC và CNCH nhanh chóng thành lập tổ trinh sát gồm 03 đồng chí, gồm 02
CBCS đơn vị và Đội trưởng Đội PCCC và CNCH cơ sở tiếp cận, nắm tình hình hiện
trường vụ việc, cụ thể:


- Quan sát sơ bộ về tình hình hiện trường bên ngoài và bên trong cơ sở; hỏi
những người xung quanh biết về đặc điểm của cơng trình bị sự cố sập đổ, hiện
trường vụ sập đổ.
- Nắm chắc chắn được số lượng người bị nạn, tình trạng sức khỏe, vị trí của
người bị nạn, mức độ nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bị
nạn, tình trạng nạn nhân (cịn tỉnh hay bất tỉnh; có bị chảy máu khơng; có bị gãy
xương khơng (nếu có thì xác định vị trí gãy); có bị chấn thương cột sống hay khơng;
nạn nhân có cịn hơ hấp và cịn mạch khơng;…).
- Sử dụng thiết bị dị tìm khí độc để xác định nồng độ ôxi và nồng độ các chất
khí độc hại trong khu vực hiện trường.
- Xác định tình trạng xung quanh cơng trình sập đổ: Mức độ cao thấp, độ
nghiêng, dốc….; nguy cơ sập đổ thứ cấp; các phương tiện, thiết bị của cơ sở có khả
năng sử dụng để cứu nạn, cứu hộ.
Sau khi nắm được một số thông tin do Tổ Trinh sát báo cáo, nhận định tình
hình vụ việc có diễn biến phức tạp, sự cố sập đổ cơng trình đã làm cháy cơ sở, làm
sập đổ nghiêm trọng tại cơng trình gây nhiều thương vong về người nên Chỉ huy CC
và CNCH đã quyết định chi viện thêm 01 xe chữa cháy, 01 xe chở lực lượng,
phương tiện của Đội 3, Đội 4 và 01 xe CNCH của Đội 5 đến hiện trường để phối
hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy; đồng thời báo cáo Giám đốc
Công an tỉnh huy động đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh (Phịng PK02) đến hỗ trợ
cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Chỉ huy CC và CNCH quyết định thành lập Ban Chỉ huy CC và CNCH tại

hiện trường gồm các thành phần sau: Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH,
Lãnh đạo Công an huyện Núi Thành, Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in
MT. Ban Chỉ huy CC và CNCH có nhiệm vụ chỉ huy tất cả các lực lượng tham gia
cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy; chịu trách nhiệm về kết quả cơng
tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy tại hiện trường; đảm bảo an toàn cho lực
lượng và phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
và chữa cháy.
Chỉ huy CC và CNCH quyết định triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức
cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy như sau:
* Nhiệm vụ của Đội 3:
- Xe CNCH khi đến hiện trường đỗ trên sân nội bộ cơ sở. Lực lượng làm
nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ được chia thành 03 tổ có nhiệm vụ như
sau:
+ Tổ 1(Tổ Trinh sát): 02 CBCS phối hợp với Đội trưởng Đội PCCC và CNCH
cơ sở sử dụng mặt nạ cách ly tiếp cận hiện trường, vào bên trong khu vực sụp đổ tại
khu vực xưởng thêu vừa trinh sát nắm tình hình, vừa triển khai tìm kiếm người bị nạn,
xác định số lượng, vị trí của từng nạn nhân để thông báo đến Ban Chỉ huy CC và
CNCH để triển khai công tác cứu nạn; sử dụng thiết bị đo nồng độ khói khí độc tại khu
vực hiện trường để thông báo cho Ban Chỉ huy CC và CNCH có biện pháp ứng phó


phù hợp khi triển khai lực lượng tiếp cận tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ và chữa
cháy.
+ Tổ 2 (Tổ Cứu nạn): Gồm 08 CBCS triển khai đội hình sử dụng bộ thiết bị
thủy lực (gồm kìm banh, cắt thủy lực, kích thủy lực) và 02 bộ gối hơi được trang bị
trên xe CNCH để nâng, tách, phá dỡ cấu kiện sập đổ, tạo khoảng không gian đưa
người bị nạn ra nơi an tồn. Trong q trình triển khai nâng, cắt phải sử dụng bộ
chống tải và các thiết bị kê chằn để phịng ngừa các tình huống sụp đổ thứ cấp xảy
ra gây ảnh hưởng nến nạn nhân và CBCS làm nhiệm vụ. Đồng thời sử dụng cưa
xích để cắt bỏ cành cây và thân cây bị ngã đổ,

+ Tổ 3 (Tổ sơ cứu người bị nạn): Gồm 03 đồng chí có nhiệm vụ tiếp cận nạn
nhân động viên tinh thần của người bị nạn; sơ cấp cứu ban đầu và sử dụng các thiết
bị y tế được trang bị để tổ chức sơ cứu, chuyển nạn nhân cho lực lượng y tế. Trong
quá trình sơ cấp cứu cần chú ý theo dõi tình trạng chấn thương của nạn nhân; khi di
chuyển nạn nhân không được thực hiện các thao tác ảnh hưởng xấu đến tình trạng
chấn thương của nạn nhân.
- Xe chữa cháy số 1: Đến hiện trường, đỗ tại vị trí sân nội bộ cơ sở; đồng thời
triển khai đội hình 02 lăng B vào bên trong khu vực xưởng thêu phun nước chữa
cháy; đồng thời phun nước làm mát cho Tổ trinh sát và lực lượng CNCH đang làm
việc. Bố trí lực lượng phối hợp hỗ trợ làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ tại khu vực
này. Đồng thời làm đường vòi lấy nước từ trụ nước chữa cháy ngồi nhà ở phía Tây
Bắc nhà xưởng để tiếp nước vào xe đảm bảo chữa cháy liên tục.
- Xe chữa cháy số 2: Đến hiện trường, đỗ trên đường nội bộ; triển khai đội
hình 02 lăng B phun nước chữa cháy và làm mát cho Tổ Trinh sát và lực lượng
CNCH đang làm việc. Bố trí lực lượng phối hợp hỗ trợ làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu
hộ tại khu vực này. Đồng thời làm đường vịi lấy nước từ trụ nước chữa cháy ngồi
nhà ở phía Tây Bắc nhà xưởng để tiếp nước vào xe đảm bảo chữa cháy liên tục.
* Nhiệm vụ của Đội 4: Bố trí xe chỉ huy đưa Lãnh đạo phịng đến hiện
trường để chỉ huy cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy.
b) Giai đoạn 2:
Khi các lực lượng chi viện đến, triển khai lực lượng, phương tiện phối hợp
thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cụ thể:
* Nhiệm vụ của Đội 3:
- Các giai đoạn I vẫn giữ nguyên vị trí chiến đấu.
- Xe chữa cháy số 3: Đến hiện trường đỗ ở vị trí thuận lợi, triển khai 02
đường vịi A tiếp nước cho xe số 1 và xe số 2. Lấy nước từ trụ nước đô thị trên
đường nội bộ của Cụm CN. Bố trí lực lượng tham gia hỗ trợ làm nhiệm vụ cứu nạn,
cứu hộ với tiểu đội xe CNCH.
* Nhiệm vụ của Đội 4:
Khi có lệnh điều động, nhanh chóng bố trí 01 xe chở lực lượng, phương tiện

(gồm: máy phát điện; thiết bị banh, cắt thủy lực,…) chi viện đến hiện trường phục


vụ cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy; đồng thời đảm bảo công tác hậu
cần phục vụ chiến đấu trong thời gian tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và
chữa cháy.
* Nhiệm vụ của Đội 5:
Khi nhận được mệnh lệnh yêu cầu chi viện, Đội 5 khẩn trương bố trí xe
CNCH đến hiện trường, đỗ xe tại vị trí thuận lợi trên đường nội bộ của cụm CN.
Sau đó, tiếp cận vị trí có người bị thương, bị mắc kẹt do bị các cấu kiện nặng đè lên;
phối hợp triển khai đội hình sử dụng bộ gối hơi và bộ thiết bị thủy lực (gồm: kìm
banh, cắt thủy lực, kích thủy lực) nâng các cấu kiện để cứu người bị nạn. Chú ý:
Trong quá trình triển khai nâng, cắt phải sử dụng bộ chống tải và các thiết bị kê chằn
để phòng ngừa các tình huống sụp đổ thứ cấp xảy ra gây ảnh hưởng nến nạn nhân và
CBCS làm nhiệm vụ. Đồng chí lái xe CNCH có nhiệm vụ triển khai đèn chiếu sáng
trên trần xe đảm bảo ánh sáng phục vụ công tác CNCH khi công tác CNCH kéo dài
liên tục vào ban đêm.
* Nhiệm vụ của Đội 2: Bố trí lực lượng làm nhiệm vụ lấy tin, ghi hình để
làm tư liệu tuyên truyền về PCCC và CNCH theo quy định.
Chiến thuật triển khai cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy như
trên được duy trì liên tục cho đến khi tìm kiếm, đưa được hết các nạn nhân ra bên
ngoài và đám cháy được dập tắt hồn tồn.
2.3 Kết thúc cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy
Khi các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy kết thúc, Chỉ huy
CC và CNCH phân công các lực lượng thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Nhiệm vụ của Đội 2
Bố trí lực lượng tham gia công tác khám nghiệm hiện trường, giải quyết vụ
việc theo đề nghị của Công an huyện Núi Thành (nếu có).
b)Nhiệm vụ của Đội 3
- Bố trí cán bộ lập biên bản vụ việc theo quy định; triển khai lực lượng bảo vệ

hiện trường, đồng thời phối hợp với Đội 2 lập thủ tục bàn giao hiện trường cho Công
an huyện Núi Thành điều tra, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
- Kiểm tra và thu hồi toàn bộ lực lượng, phương tiện, thiết bị CNCH trở về
đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu.
- Chủ trì tham mưu cơng tác rút kinh nghiệm cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ và chữa cháy theo quy định.
c) Nhiệm vụ của Đội 4 và Đội 5
Kiểm tra và thu hồi toàn bộ lực lượng, phương tiện, thiết bị CNCH trở về đơn
vị thường trực sẵn sàng chiến đấu.
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác:
3.1. Công an huyện Núi Thành và Công an thị trấn Núi Thành:


- Bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp hỗ trợ cơng tác tìm kiếm cứu nạn,
cứu hộ và chữa cháy theo yêu cầu của Ban Chỉ huy CC và CNCH.
- Triển khai công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng và an ninh trật tự
xung quanh khu vực Công ty TNHH MTV may thêu in MT để phục vụ cơng tác tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy.
- Bảo vệ hiện trường; tiếp nhận hồ sơ và hiện trường để thực hiện các thủ tục
điều tra, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
3.2. Phòng PK02
- Sử dụng lực lượng chó nghiệp vụ hỗ trợ cơng tác tìm kiếm nạn nhân trong
đống đổ nát theo yêu cầu của Ban Chỉ huy CC và CNCH.
- Phối hợp triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự xung quanh khu vực
Công ty TNHH MTV may thêu in MT để phục vụ cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ và chữa cháy.
3.3. Bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam:
Bố trí xe cứu thương và lực lượng y tế tham gia sơ, cấp cứu người bị nạn; đưa
nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
3.4. Điện lực Núi Thành :

Bố trí người cắt điện tồn bộ khu vực xảy ra sự cố cháy, nổ và sụp đổ để phục
vụ cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy.
4. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện xử lý tình huống CNCH lớn, phức
tạp nhất:
(Có bản vẽ kèm theo)


C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỨU NẠN, CỨU HỘ
ĐẶC TRƯNG KHÁC:
* Tình huống 1:
1. Giả định tình huống CNCH:
a. Thời gian xảy ra sự cố: Vào lúc 11h 30’
b. Địa điểm xảy ra sự cố: Khu vực nhà ăn.
c. Nguyên nhân sự cố: Xảy ra sự cố khi đang trong giờ ăn trưa, xe tải chở
hàng vào để tiến hành bốc hàng, xe tải mất thắng lao thẳng vào nhà ăn trong giờ ăn
trưa, làm mái nhà ăn khung sắt mái tôn bị đổ sập, 01 người bị mắc kẹt dưới gầm xe
và một số người bị mắc kẹt dưới mái nhà ăn bị đổ.
2. Đánh giá tình huống xảy ra sự cố:
- Giả định tại thời điểm xảy ra sự cố có khoảng 10 cơng nhân và bị mắc kẹt bên
dưới cơng trình bị sụp đổ.
- Lực lượng CNCH cơ sở đã triển khai các biện pháp cứu người bị nạn giải cứu
được 06 người cịn lại 04 người bị nạn khơng giải cứu được và bị mắc kẹt bên dưới
cơng trình bị sụp đỗ, dưới gầm xe.
- Do bị vùi lấp dưới mái tôn, bị kẹt bởi dưới gầm xe nạn nhân mất máu, đau
đớn, hoảng loạn tinh thần, la hét, kêu cứu nên nhanh chóng đuối sức dẫn đến ngất
xỉu. Việc động viên, trấn an tinh thần, tư tưởng cho nạn nhân lúc này là hết sức cần
thiết.
- Sau khi sự cố xảy ra, với tình hình diễn biến của sự việc như trên đòi hỏi lực
lượng PCCC và CNCH cơ sở phải nhanh chóng tổ chức cứu người bị nạn, đồng thời
báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số điện thoại 114 để phối

hợp tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ.
II. Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ:
- Thành lập Ban Chỉ huy CNCH tại hiện trường để chỉ huy công tác cứu nạn,
cứu hộ. Ban Chỉ huy CNCH gồm Chỉ huy CNCH của Phòng Cảnh sát PCCC và
CNCH, lãnh đạo cơ sở và lãnh đạo các đơn vị được huy động.
- Khi sụp đổ công trình xây dựng, người bị nạn thường bị kẹt lại trong các
khoảng trống ở mái tôn, bị kẹt dưới gầm xe. Để tiến hành cứu người bị nạn, lực
lượng CNCH phải tiến hành loại bỏ cấu kiện xây dựng sụp đổ để cứu người bị nạn
và sử dụng các phương tiện để nâng gầm xe lên tạo khoảng trống đưa người bị nạn
ra.
- Khi đến hiện trường, sau khi nghe báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc của
Chỉ huy CNCH cơ sở, đồng thời qua công tác trinh sát và xem xét, đánh giá tình hình
thực tế tại hiện trường, Chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đề ra các giải
pháp, biện pháp, chiến, kỹ thuật để cứu nạn cứu hộ cho phù hợp, như:
+ Xác định số lượng người làm việc, số lượng người bị nạn tại cơ sở.


+ Trong trường hợp người bị nạn bị chôn vùi một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ
thể dưới các cấu kiện xây dựng nhỏ: Bố trí các tiểu đội nhanh chóng tiếp cận nạn
nhân, tiến hành loại bỏ cấu kiện xây dựng bằng tay hoặc sử dụng các thiết bị thô sơ
như xẻng, cuốc, búa, xà beng, máy cưa cầm tay để đưa nạn nhân ra ngoài; tiến hành
sơ cấp cứu ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý: Khi thực
hiện phải tiến hành thận trọng, đảm bảo an toàn cho nạn nhân cũng như CBCS tham
gia CNCH.
+ Đối với nạn nhân bị mắc kẹt dưới gầm xe, lực lượng CNCH nhanh chóng
triển khai các đội hình sử dụng các thiết bị máy móc để tháo dỡ cấu kiện như: Sử
dụng gối hơi để nâng gầm xe ô tô để tạo khoảng trống để tiếp cận và đưa nạn nhân
ra khu vực an toàn; đồng thời tiến hành sơ cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
gần nhất.
- CBCS khi tham gia CNCH phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như

quần áo, đai an toàn...
- Bố trí các bình chữa cháy gần khu vực xe tải đề phòng cháy xăng dầu bên
trong thùng chứa nhiên liệu của xe.
- Trường hợp công tác CNCH kéo dài vào ban đêm thì triển khai xe ánh sáng
và các đèn chiếu sáng của xe CNCH.
- Khi sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tham gia cứu người bị nạn cần lưu ý
không làm ảnh hưởng đến người bị nạn, không gây ra nguy cơ sụp đổ thứ cấp.
III. Tính tốn lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:
Căn cứ diễn biến tình hình vụ việc theo giả định tình huống và điều kiện thực
tế của đơn vị, cơ sở; đồng thời để giải quyết hiệu quả sự cố này, dự kiến huy động
lực lượng, phương tiện của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia cứu nạn, cứu
hộ như sau:
- Về lực lượng: 24 CBCS, gồm 01 Lãnh đạo phòng (làm Chỉ huy CNCH), 20
CBCS thuộc Đội 3, 01 CBCS thuộc Đội 2 và 02 CBCS thuộc Đội 4.
- Về phương tiện: 01 xe chỉ huy; 01 xe cứu nạn, cứu hộ; 01 xe chữa cháy, 01
xe chở quân và các trang, thiết bị cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng khác.
IV. Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động:
TT

Đơn vị được huy động

Điện thoại

Số người
được huy
động

1

Phòng PC07


24

-

Lãnh đạo phòng

01

Số lượng, chủng loại
phương tiện được huy
động
01 xe chỉ huy; 01 xe
cứu nạn, cứu hộ; 01 xe
chữa cháy, 01 xe chở
quân và các trang, thiết
bị cứu nạn, cứu hộ
chuyên dụng khác.

Ghi
chú


TT
-

Đơn vị được huy động

Điện thoại


Đội 2

Số người
được huy
động

Số lượng, chủng loại
phương tiện được huy
động

Ghi
chú

01

-

Đội 3

20

01 xe cứu nạn, cứu hộ;
01 xe chữa cháy và các
trang, thiết bị cứu nạn,
cứu hộ chuyên dụng
khác.

-

Đội 4


02

01 xe chỉ huy; 01 xe
chở quân (Xe Oat).

2

Công Ty TNHH MTV 02356516039
May Thêu In MT

3

Công an huyện Núi Thành,
Công an thị trấn Núi Thành

0235.3867.29
4

4

Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Quảng Nam

0235 3870
390

5

Điện lực huyện Núi

Thành

0235 2215
809

Bố trí đủ lực lượng, phương tiện tham
gia cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn
vị

V. Tổ chức triển khai nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ:
1. Nhiệm vụ của lực lượng PCCC và CNCH cơ sở:
Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương án chữa cháy,
phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời
thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của Chỉ huy CNCH tại hiện trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:
2.1. Tiếp nhận, xử lý thông tin và triển khai lực lượng, phương tiện
- Khi nhận tin báo xảy ra sụp đổ cơng trình tại nhà ăn của Cơng ty TNHH
MTV may thêu in MT, Trực ban đơn vị nhanh chóng báo cáo đồng chí Lãnh đạo
phịng trực trong ngày xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời phát lệnh báo động, huy động lực
lượng, phương tiện theo các tuyến đường đã xác định đến hiện trường để tổ chức
CNCH. Sau đó, Trực ban đơn vị báo cáo vụ việc cho Trực ban Công an tỉnh để báo
cáo Ban Giám đốc để chỉ đạo; thông báo cho Công an huyện Núi Thành để huy động
lực lượng, phương tiện phối hợp cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo ANTT phục vụ công tác
cứu nạn, cứu hộ.


- Lãnh đạo phòng trực trong ngày, đồng thời là Chỉ huy CNCH nhanh chóng cho
xuất 01 xe chỉ huy, 01 xe CNCH, 01 xe chữa cháy, 01 xe chở quân (Xe Oat), cùng 24
CBCS đến hiện trường để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.

2.2. Triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
tại hiện trường:
Khi lực lượng đầu tiên của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đến hiện trường,
Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT (là Chỉ huy CNCH của cơ sở) báo
cáo tình hình, diễn biến vụ việc và công việc lực lượng tại chỗ đã triển khai, đồng
thời chuyển giao quyền chỉ huy công tác CNCH tại hiện trường cho đồng chí Chỉ
huy CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCCvà CNCH.
Theo báo cáo của Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT thì hiện có
khoảng 04 người bị mắt kẹt tại cơng trình tâm lý bị hoảng loạn, mất bình tĩnh.
Trên cơ sở báo cáo của Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT , Chỉ
huy CNCH quyết định triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức cơng tác tìm kiếm
cứu nạn, cứu hộ như sau:
* Nhiệm vụ của Đội 3:
+ Tổ 1 (Tổ Trinh sát): 02 CBCS phối hợp với Đội trưởng Đội CC và CNCH
cơ sở vào bên trong khu vực nhà ăn vừa trinh sát nắm tình hình, vừa triển khai tìm
kiếm người bị nạn, xác định số lượng, vị trí của từng nạn nhân để thơng báo đến
Ban Chỉ huy CNCH để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.
+ Tổ 2 (Tổ Cứu nạn): Gồm 08 CBCS triển khai đội hình sử dụng bộ thiết bị
thủy lực (gồm kìm banh, cắt thủy lực, kích thủy lực) và 02 bộ gối hơi được trang bị
trên xe CNCH để nâng, tách, phá dỡ cấu kiện sập đổ, nâng gầm xe, tạo khoảng
không gian đưa người bị nạn ra nơi an tồn. Trong q trình triển khai nâng, cắt phải
sử dụng bộ chống tải và các thiết bị kê chằn để phịng ngừa các tình huống sụp đổ
thứ cấp xảy ra gây ảnh hưởng đến nạn nhân và CBCS làm nhiệm vụ.
+ Tổ 3 (Tổ sơ cứu người bị nạn): Gồm 04 đồng chí có nhiệm vụ tiếp cận nạn
nhân động viên tinh thần của người bị nạn; sơ cấp cứu ban đầu và sử dụng các thiết
bị y tế được trang bị để tổ chức sơ cứu, chuyển nạn nhân cho lực lượng y tế. Trong
quá trình sơ cấp cứu cần chú ý theo dõi tình trạng chấn thương của nạn nhân; khi di
chuyển nạn nhân không được thực hiện các thao tác ảnh hưởng xấu đến tình trạng
chấn thương của nạn nhân.
Xe chữa cháy: Đến đỗ trên đường nội bộ cụm CN, triển khai đội hình 01 lăng

B sẵn sàng chờ lệnh ra nước, đề phòng sự cố cháy nổ xảy ra khi nhiên liệu trong
thùng nhiên liệu của xe tải vẫn cịn. Đồng thời sử dụng các bình chữa cháy được bố
trí tại xe để nhanh chóng xử lý ban đầu khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Bố trí lực lượng
tham gia hỗ trợ làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ với tiểu đội xe CNCH.
* Nhiệm vụ của Đội 4:
- Bố trí xe chỉ huy đưa Lãnh đạo phòng đến hiện trường để chỉ huy cơng tác tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy, phục vụ hậu cần nếu tìm kiểm lâu dài.


- Bố trí xe Oat để chở quân để Đội 3 chở lực lượng và phương tiện CNCH
đến hiện trường tổ chức CNCH.
* Nhiệm vụ của Đội 2: Bố trí lực lượng làm nhiệm vụ lấy tin, ghi hình để
làm tư liệu tuyên truyền về PCCC và CNCH theo quy định.
Chiến thuật triển khai cơng tác tìm kiếm CNCH như trên được duy trì liên tục
cho đến khi tìm kiếm, đưa được hết các nạn nhân ra bên ngoài an tồn.
2.3 Kết thúc cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
Khi các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ kết thúc, Chỉ huy CNCH phân
công các lực lượng thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Nhiệm vụ của Đội 2
Bố trí lực lượng tham gia công tác khám nghiệm hiện trường, giải quyết vụ
việc theo đề nghị của Công an huyện Núi Thành (nếu có).
b) Nhiệm vụ của Đội 3:
- Bố trí cán bộ lập biên bản vụ việc theo quy định; triển khai lực lượng bảo vệ
hiện trường, đồng thời phối hợp với Đội 2 lập thủ tục bàn giao hiện trường cho Công
an huyện Núi Thành điều tra, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
- Kiểm tra và thu hồi toàn bộ lực lượng, phương tiện, thiết bị CNCH trở về
đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định.
- Chủ trì tham mưu cơng tác rút kinh nghiệm cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ theo quy định.
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác:

3.1. Công an huyện Núi Thành và Công an thị trấn Núi Thành:
- Bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp hỗ trợ cơng tác tìm kiếm cứu nạn,
cứu hộ theo u cầu của Ban Chỉ huy CNCH.
- Triển khai công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng và an ninh trật tự
xung quanh khu vực Công ty TNHH MTV may thêu in MT để phục vụ cơng tác tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ.
- Bảo vệ hiện trường; tiếp nhận hồ sơ và hiện trường để thực hiện các thủ tục
điều tra, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
3.2. Bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam: Bố trí xe cứu thương và lực lượng y
tế tham gia sơ, cấp cứu người bị nạn; đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để xử
lý.
3.3. Điện lực Núi Thành : Bố trí người phối hợp với lực lượng cơ sở cắt
nguồn điện cấp cho cho cơ sở và khu vực xảy ra sự cố để phục vụ cơng tác tìm kiếm
cứu nạn.
4. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện xử lý tình huống 1:
(Có bản vẽ kèm theo)


* Tình huống 2:
1. Giả định tình huống CNCH:
a. Thời gian xảy ra sự cố: Vào lúc 14 h 15’
b. Địa điểm xảy ra sự cố: Khu vực xưởng in.
c. Nguyên nhân sự cố: Khi cơ sở đang hoạt động thì một phần mái của khu
vực xưởng in phía Đơng Nam bị đổ sập xuống nguyên nhân khả năng chịu tải của
các kết cấu trong q trình thi cơng khơng được đảm bảo. Nhiều công nhân đang làm
việc không kịp thốt ra ngồi và bị cơng trình sụp dổ đè lên, mắc kẹt bên dưới.
2. Đánh giá tình huống xảy ra sự cố:
- Giả định tại thời điểm xảy ra sự cố có khoảng 8 cơng nhân đang làm việc tại
khu vực này và bị mắc kẹt bên dưới công trình bị sụp đỗ.
- Lực lượng CNCH cơ sở đã triển khai các biện pháp cứu người bị nạn giải cứu

được 05 người con lại 03 người bị nạn không giải cứu được và bị mắc kẹt bên dưới
cơng trình bị sụp đỗ.
- Do bị kẹt bởi các cấu kiện xây dựng, một số nạn nhân mất máu, đau đớn,
hoảng loạn tinh thần, la hét, kêu cứu nên nhanh chóng đuối sức dẫn đến ngất xỉu.
Việc động viên, trấn an tinh thần, tư tưởng cho nạn nhân lúc này là hết sức cần thiết.
- Sau khi sự cố xảy ra, với tình hình diễn biến của sự việc như trên đòi hỏi lực
lượng PCCC và CNCH cơ sở phải nhanh chóng tổ chức cứu người bị nạn, đồng thời
báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số điện thoại 114 để phối
hợp tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ.
II. Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ:
- Thành lập Ban Chỉ huy CNCH tại hiện trường để chỉ huy công tác cứu nạn,
cứu hộ. Ban Chỉ huy CNCH gồm Chỉ huy CNCH của Phòng Cảnh sát PCCC và
CNCH, lãnh đạo cơ sở và lãnh đạo các đơn vị được huy động.
- Khi sụp đổ cơng trình xây dựng, người bị nạn thường bị kẹt lại trong các
khoảng trống ở đống đổ nát hoặc có thể bị các cấu kiện xây dựng sụp đổ đè lên
người. Để tiến hành cứu người bị nạn, lực lượng CNCH phải tiến hành loại bỏ cấu
kiện xây dựng sụp đổ để cứu người bị nạn. Có thể loại bỏ cấu kiện xây dựng sụp đổ
bằng tay không, bằng các dụng cụ, phương tiện cầm tay hoặc bằng các máy móc
hạng nặng.
- Khi đến hiện trường, sau khi nghe báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc của
Chỉ huy CC và CNCH cơ sở, đồng thời qua công tác trinh sát và xem xét, đánh giá
tình hình thực tế tại hiện trường, Chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đề ra
các giải pháp, biện pháp, chiến, kỹ thuật để cứu nạn cứu hộ cho phù hợp, như:
+ Xác định số lượng người bị nạn và số người làm việc tại cơ sở.
+ Trong trường hợp người bị nạn bị chôn vùi một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ
thể dưới các cấu kiện xây dựng nhỏ: Bố trí các tiểu đội nhanh chóng tiếp cận nạn


nhân, tiến hành loại bỏ cấu kiện xây dựng bằng tay hoặc sử dụng các thiết bị thô sơ
như xẻng, cuốc, búa, xà beng, máy cưa cầm tay để đưa nạn nhân ra ngoài; tiến hành

sơ cấp cứu ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý: Khi thực
hiện phải tiến hành thận trọng, đảm bảo an toàn cho nạn nhân cũng như CBCS tham
gia CNCH.
+ Đối với nạn nhân bị mắc kẹt trong các cấu kiện xây dựng lớn bị sụp đổ, lực
lượng CNCH nhanh chóng triển khai các đội hình sử dụng các thiết bị máy móc để
tháo dỡ cấu kiện như: Sử dụng kìm, cưa máy để cắt, tạo khoảng trống để tiếp cận
nạn nhân; sử dụng đội hình kìm nâng thủy lực, kích, gối hơi và thanh chống để nâng
các xà gồ, mái tôn, trụ… lên tạo khoảng hở, tiếp cận và đưa nạn nhân ra khu vực an
toàn; đồng thời tiến hành sơ cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trường hợp công tác CNCH kéo dài vào ban đêm thì triển khai xe ánh sáng
và các đèn chiếu sáng của xe CNCH.
- Khi sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tham gia cứu người bị nạn cần lưu ý
không làm ảnh hưởng đến người bị nạn, không gây ra nguy cơ sụp đổ thứ cấp.
III. Tính tốn lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:
Căn cứ diễn biến tình hình vụ việc theo giả định tình huống và điều kiện thực
tế của đơn vị, cơ sở; đồng thời để giải quyết hiệu quả sự cố này, dự kiến huy động
lực lượng, phương tiện của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia cứu nạn, cứu
hộ như sau:
- Về lực lượng: 15 CBCS, gồm 01 Lãnh đạo phòng (làm Chỉ huy CNCH), 12
CBCS thuộc Đội 3, 01 CBCS thuộc Đội 2 và 01 CBCS thuộc Đội 4.
- Về phương tiện: 01 xe chỉ huy; 01 xe cứu nạn, cứu hộ; 01 xe chở phương
tiện và các trang, thiết bị cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng khác.
IV. Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động:
TT

Đơn vị được huy động

Điện thoại

Số người

được huy
động

1

Phòng PC07

15

-

Lãnh đạo phòng

01

-

Đội 2

01

-

Đội 3

12

Số lượng, chủng loại
phương tiện được huy
động

01 xe chỉ huy; 01 xe cứu
nạn, cứu hộ;; 01 xe chở
phương tiện và các
trang, thiết bị cứu nạn,
cứu hộ chuyên dụng
khác.

01 xe cứu nạn, cứu hộ;
và các trang, thiết bị
cứu nạn, cứu hộ
chuyên dụng khác.

Ghi
chú


TT

Đơn vị được huy động

Điện thoại

-

Đội 4

2

Công Ty TNHH MTV 02356516039
May Thêu In MT


3

Công an huyện Núi Thành,
Công an thị trấn Núi Thành

0235.3867.29
4

4

Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Quảng Nam

0235 3870
390

5

Điện lực huyện Núi
Thành

0235 2215
809

Số người
được huy
động

01


Số lượng, chủng loại
phương tiện được huy
động

Ghi
chú

01 xe chỉ huy; 01 xe
chở phương tiện và các
trang, thiết bị cứu nạn,
cứu hộ chuyên dụng
khác.

Bố trí đủ lực lượng, phương tiện tham gia
cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo
chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị

V. Tổ chức triển khai nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ:
1. Nhiệm vụ của lực lượng PCCC và CNCH cơ sở:
Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương án chữa cháy,
phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng
thời thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại
hiện trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:
2.1. Tiếp nhận, xử lý thông tin và triển khai lực lượng, phương tiện
- Khi nhận tin báo xảy ra vụ sập đổ cơng trình tại Cơng ty TNHH MTV may
thêu in MT, Trực ban đơn vị nhanh chóng báo cáo đồng chí Lãnh đạo phịng trực
trong ngày xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời phát lệnh báo động, huy động lực lượng,
phương tiện theo các tuyến đường đã xác định đến hiện trường để tổ chức cứu nạn,

cứu hộ. Sau đó, Trực ban đơn vị báo cáo vụ việc cho Trực ban Công an tỉnh để báo
cáo Ban Giám đốc để chỉ đạo; thông báo cho Điện lực Núi Thành thực hiện cắt điện
khu vực hiện trường; thông báo cho Công an huyện Núi Thành để huy động lực
lượng, phương tiện phối hợp cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy và đảm bảo ANTT phục vụ
công tác cứu nạn, cứu hộ.
- Lãnh đạo phòng trực trong ngày, đồng thời là Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ (viết
tắt là Chỉ huy CNCH) nhanh chóng cho xuất 01 xe chỉ huy, 01 xe CNCH, 01 xe chở
phương tiện và các trang, thiết bị cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng khác cùng 15 CBCS
đến hiện trường để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.
2.2. Triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
tại hiện trường:


Khi lực lượng đầu tiên của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đến hiện trường,
Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT (là Chỉ huy CNCH của cơ sở) báo
cáo tình hình, diễn biến vụ việc và cơng việc lực lượng tại chỗ đã triển khai, đồng
thời chuyển giao quyền chỉ huy công tác CNCH tại hiện trường cho đồng chí Chỉ
huy CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
Theo báo cáo của Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT có khoảng
8 cơng nhân đang làm việc tại xưởng thêu và bị kẹt bên trong. Đội PCCC và CNCH
cơ sở đã cứu và đưa ra ngồi an tồn được 05 người, cịn 03 người bị mắc kẹt bên
trong chưa đưa ra ngoài được.
Trên cơ sở báo cáo của Giám đốc Công ty TNHH MTV may thêu in MT , Chỉ
huy CNCH quyết định triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức cơng tác tìm kiếm
cứu nạn, cứu hộ như sau:
* Nhiệm vụ của Đội 3:
+ Tổ 1 (Tổ Trinh sát): 02 CBCS phối hợp với Đội trưởng Đội PCCC và
CNCH cơ sở vào bên trong khu vực sụp đổ tại nhà kho vừa trinh sát nắm tình hình,
vừa triển khai tìm kiếm người bị nạn, xác định số lượng, vị trí của từng nạn nhân để
thông báo đến Ban Chỉ huy CNCH để triển khai công tác cứu nạn.

+ Tổ 2 (Tổ Cứu nạn): Gồm 08 CBCS triển khai đội hình sử dụng bộ thiết bị
thủy lực (gồm kìm banh, cắt thủy lực, kích thủy lực) và 02 bộ gối hơi được trang bị
trên xe CNCH để nâng, tách, phá dỡ cấu kiện sập đổ, tạo khoảng không gian đưa
người bị nạn ra nơi an tồn. Trong q trình triển khai nâng, cắt phải sử dụng bộ
chống tải và các thiết bị kê chằn để phịng ngừa các tình huống sụp đổ thứ cấp xảy
ra gây ảnh hưởng nến nạn nhân và CBCS làm nhiệm vụ.
+ Tổ 3 (Tổ sơ cứu người bị nạn): gồm 02 đồng chí có nhiệm vụ tiếp cận nạn
nhân động viên tinh thần của người bị nạn; sơ cấp cứu ban đầu và sử dụng các thiết
bị y tế được trang bị để tổ chức sơ cứu, chuyển nạn nhân cho lực lượng y tế. Trong
quá trình sơ cấp cứu cần chú ý theo dõi tình trạng chấn thương của nạn nhân; khi di
chuyển nạn nhân không được thực hiện các thao tác ảnh hưởng xấu đến tình trạng
chấn thương của nạn nhân.
* Nhiệm vụ của Đội 4:
- Bố trí xe chỉ huy đưa Lãnh đạo phịng đến hiện trường để chỉ huy cơng tác tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy, phục vụ hậu cần nếu tìm kiếm lâu dài.
- Bố trí xe phương tiện để Đội 3 chở phương tiện CNCH đến hiện trường tổ
chức CNCH.
* Nhiệm vụ của Đội 2: Bố trí lực lượng làm nhiệm vụ lấy tin, ghi hình để
làm tư liệu tuyên truyền về PCCC và CNCH theo quy định.
Chiến thuật triển khai cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ như trên được duy trì
liên tục cho đến khi tìm kiếm, đưa được hết nạn nhân ra bên ngoài an toàn.
2.3 Kết thúc cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ


Khi các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ kết thúc, Chỉ huy CNCH phân
công các lực lượng thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Nhiệm vụ của Đội 2
Bố trí lực lượng tham gia công tác khám nghiệm hiện trường, giải quyết vụ
việc theo đề nghị của Công an huyện Núi Thành (nếu có).
b) Nhiệm vụ của Đội 3:

- Bố trí cán bộ lập biên bản vụ việc theo quy định; triển khai lực lượng bảo vệ
hiện trường, đồng thời phối hợp với Đội 2 lập thủ tục bàn giao hiện trường cho Công
an huyện Núi Thành điều tra, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
- Kiểm tra và thu hồi toàn bộ lực lượng, phương tiện, thiết bị CNCH trở về
đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định.
- Chủ trì tham mưu cơng tác rút kinh nghiệm cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ theo quy định.
c) Nhiệm vụ của Đội 4: Kiểm tra và thu hồi toàn bộ lực lượng, phương tiện,
thiết bị CNCH trở về đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định.
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác:
3.1. Công an huyện Núi Thành và Công an thị trấn Núi Thành:
- Bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp hỗ trợ cơng tác tìm kiếm cứu nạn,
cứu hộ theo u cầu của Ban Chỉ huy CNCH.
- Triển khai công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng và an ninh trật tự
xung quanh khu vực Công ty TNHH MTV may thêu in MT để phục vụ cơng tác tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ.
- Bảo vệ hiện trường; tiếp nhận hồ sơ và hiện trường để thực hiện các thủ tục
điều tra, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
3.2. Bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam: Bố trí xe cứu thương và lực lượng y
tế tham gia sơ, cấp cứu người bị nạn; đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để xử
lý.
3.3. Điện lực Núi Thành : Bố trí người cắt điện tồn bộ khu vực xảy ra sự cố
để phục vụ cơng tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
4. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện xử lý tình huống 2:
(Có bản vẽ kèm theo)


D. BỔ SUNG, CHỈNH SỬA PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:
TT


Ngày, tháng,
năm

Nội dung bổ
sung, chỉnh sửa

Người xây dựng
phương án ký

Người phê duyệt
phương án ký

1

2

3

4

5

E. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:
Nội dung,
Ngày, tháng,
Tình huống sự
hình thức học,
năm
cố, tai nạn
thực tập


Lực lượng,
phương tiện
tham gia

Nhận xét, đánh
giá kết quả


Quảng Nam, ngày....../8/2020
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN

Quảng Nam, ngày 25/8/2020
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Ca Thành Công



×