Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

XÂY DỰNG và PHÁT TRIỂN nền văn hóa VIỆT NAM TIÊN TIẾN, đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu bức THIẾT của CÔNG CUỘC đổi mới HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.13 KB, 0 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT
NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC LÀ YÊU
CẦU BỨC THIẾT CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Như Cương
Sinh viên thực hiện:
1. Lê Hoàng Vũ

MSSV: 18DH110578

2. Cao Nhựt Duy

MSSV: 18DH110506

3. Trần Trương Thuy

MSSV: 17DH491721

4. Hoàng Ngọc Phi Yến

MSSV: 17DH711262

5. Nguyễn Thị Mỹ Uyên



MSSV: 18DH700556

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021.


MỤC LỤC
PHẦN I. LÝ DO, MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI………..…………………….….… 3
1.1 Lý do chọn đề tài.………..………………………….………………………….…..3
1.2 Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài tiểu luận đặt ra.…………………………..3
1.2.1 Mục đích ..……………………………………………………………….…….…3
1.2.2 Yêu cầu, nhiệm vụ.……………………………………………………………….4
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC…………………..……. 4
PHẦN III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI………………………..……………. 4
3.1 Về chủ trương, đường lối…………………………………………………………. 5
3.2 Định hướng đối với các Chính sách văn hố…………………………………….…6
3.3 u cầu chính trị tư tưởng đối với chính sách văn hóa……………………….……6
3.4 Cơ hội và thách thức đặt ra với sự phát triển văn hóa Việt Nam những năm sắp
tới……………………………………………………………………………………….8
3.5 Ý nghĩa của phát triển văn hoá Việt Nam……….………………………………….9
PHẦN IV. KẾT LUẬN………………………………………………..………………9
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….…10

2


PHẦN I. LÝ DO, MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị và
ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm trong văn hóa. Tăng trưởng kinh tế phải đi đơi

với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội. Nếu chỉ coi tăng trưởng kinh
tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những mơi trường văn hóa xã hội bị hủy hoại mà
mục tiêu kinh tế cũng không đạt được.
Thứ hai, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng,
văn hóa khơng thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một
dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa.
Để xây dựng một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và nhà nước ta
phải có những chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa.
Thứ ba, nền văn hố Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Trải
qua khoảng thời gian dài bị đô hộ, chịu ảnh hưởng và có xu thế bị đồng hố, bộc lộ rõ
qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hố Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc
riêng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nền kinh tế hiện
nay, nền văn hóa Việt đang đứng trước những cơ hội lớn đổi mới nền văn hóa để theo
kịp với thời đại và tiến bộ xã hội. Nhưng đó đồng thời cũng là thách thức lớn đối với
nền văn hóa Việt Nam là làm sao vừa có thể phát triển, vừa phải giữ vững những giá
trị tinh hoa của dân tộc.
1.2 Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài tiểu luận đặt ra
1.2.1 Mục đích
Trong bài tiểu luận này, chúng em nghiên cứu chi tiết hơn về đường lối của
Đảng trong việc việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ này, cụ thể là phân
tích, đánh giá, và nêu ra các cơ hội và thách thức mà chúng ta có thể gặp phải trong
q trình phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian
tới.

3


1.2.2 Yêu cầu, nhiệm vụ
Nêu được chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng phát triền văn hóa trong

thời kỳ đổi mới đất nước.
Nêu được định hướng đối với các chính sách phát triển nền văn hóa Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới.
Nêu được những yêu cầu chính trị tư tưởng đối với các chính sách văn hóa.
Đưa ra những cơ hội, thách thức mà chúng ta có thể gặp phải trong cơng cuộc
phát triển nền văn hóa Việt Nam ở những năm sắp tới.

PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng và nhà nước làm phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu
khoa học. Bên cạnh đó đề tài tiểu luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học
khác, cụ thể là: phương pháp lịch sử và logic; phương pháp phân tích tổng hợp so
sánh, đánh giá thống kê, khai thác và sử dụng các tư liệu tài liệu hiện vật lịch sự vào
trong quá trình nghiên cứu khoa học của đề tài đặt ra.

PHẦN III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua chặng đường
gần 25 năm và thu được những kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cùng với những
thành tựu quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, vấn đề phát triển văn
hoá- xã hội và xây dựng con người luôn luôn được Đảng coi trọng.
Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế
giới và khu vực, Đảng ln kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính
sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hố, chỉ đạo hoạch
định các chính sách văn hoá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

4


3.1 Về chủ trương, đường lối

Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, những nhận thức
mới của Đảng về văn hố có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng xác định
phải xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với đặc trưng dân tộc,
hiện đại, nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hoá được hợp thành với lý luận chung
trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội.
Đảng đã dành sự quan tâm cho một số lĩnh vực tinh túy và nhạy cảm thường
xuyên tác động đến đời sống tinh thần của xã hội. Đó là hai kết luận quan trọng của
Ban Bí thư (số 83 ngày 27/6/2008), Bộ Chính trị (số 51 ngày 22/7/2009) chỉ đạo việc
tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa
việc thực hiện chỉ thị này. Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của
Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học- nghệ thuật trong thời kỳ
mới”. Theo đó sẽ có các đề án của các ban, bộ, ngành phối hợp triển khai nhằm đưa
các quan điểm chỉ đạo, những chủ trương và giải pháp của Đảng về văn học, nghệ
thuật thành hiện thực phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Trong sự nghiệp đổi mới, Ðảng ta coi xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,
xây dựng Ðảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, khi công cuộc đổi
mới đất nước chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, trước sự phát triển của cách mạng, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trở thành yêu cầu cấp bách hơn bao giờ
hết.
Nền văn hóa tiên tiến là văn minh tinh thần ở trình độ cao, là sự kết hợp hài hòa
những giá trị truyền thống của dân tộc với những tinh hoa của thế giới hiện đại mà đặc
trưng của nó là yêu nước và tiến bộ.

5


3.2 Định hướng đối với các Chính sách văn hố

Q trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, vấn đề định hướng phát triển đất nước là
cực kỳ quan trọng. Định hướng đúng để đạt tới mục tiêu mà cương lĩnh năm 1991 về
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đề ra, được Đại hội
VII của Đảng thơng qua. Theo đó, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
để phấn đấu đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp. Nhưng điều
cốt lõi là chất lượng phát triển, phát triển muốn đạt chất lượng nhất thiết phải có nội
dung văn hố- xã hội. Phát triển văn hố- xã hội và xây dựng con người ln ln gắn
bó với định hướng chính trị, định hướng phát triển kinh tế đất nước. Và cũng như phát
triển kinh tế, phát triển văn hoá cũng phải coi trọng chất lượng, phải đúng hướng. Bác
Hồ từng nói “muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
Những con người đó phải được chăm lo cả về bản lĩnh chính trị tư tưởng, học vấn, sức
khoẻ, trí tuệ, tình cảm và đạo đức, đó chính là văn hố:
- Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng đã đề cập đến chính sách văn
hố trong nhiệm vụ thứ 10 đó là “củng cố, xây dựng và hồn thiện các thiết chế văn
hoá”.
- Đến Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX), Trung ương Đảng khẳng định cần
tiếp tục thực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khoá
VIII) đề ra.
Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đánh đuổi giặc
ngoại xâm, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm
đến văn hoá và càng coi trọng hơn trong thời kỳ đổi mới, trong điều kiện xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.3 Yêu cầu chính trị tư tưởng đối với chính sách văn hóa
Các chính sách văn hoá phải phản ánh những giá trị nhân văn của văn hoá Việt
Nam. Muốn vậy phải xác định được những giá trị nhân văn của Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản. Tập trung làm nổi bật hệ thống giá trị nhân văn đó ở tinh
thần Yêu thương con người; tôn trọng con người; bảo vệ con người; coi trọng người
6



tài, người có cơng, giúp đỡ người tàn tật, người khó khăn; Đồng thời phải kết hợp hài
hồ 3 lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội. Đây cũng chính là một
trong những động lực của sự nghiệp đổi mới.
So với trước năm 1986, nhìn tổng thể, diện mạo của văn hóa Việt Nam đã có
những thay đổi rõ rệt và chịu sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Khơng thể dùng biện pháp hành chính hay quản lý thô thiển để ngăn cản sự
phát triển đa dạng đó của văn hóa khi thấy xuất hiện những khuynh hướng mới lạ,
khác biệt trước đây chưa có trong đời sống văn hóa. Đảng nhìn nhận đó là dấu hiệu
của sự phát triển hợp quy luật trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Song, trước
đặc điểm đó, lãnh đạo văn hóa phải có mục tiêu chính. Gần đây, Đảng đã đi tới chủ
trương, vừa tơn trọng sự phát triển đa dạng của văn hóa, vừa chú trọng tạo điều kiện
cho sự phát triển mạnh của dịng mạch chính của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Dịng
mạch chính đó là chủ nghĩa u nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản
ánh chân thật cuộc đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân... thể hiện
qua những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng và những vấn đề thời sự của đất nước
(Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X, tháng 6-2008). Đây là một chủ
trương đúng, trúng, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển văn hóa, vừa đáp ứng được
yêu cầu lãnh đạo và định hướng cho sự phát triển đó…
Các chính sách văn hố đều theo tinh thần xã hội hố. Hiện nay cịn khơng ít
người hiểu vấn đề xã hội hố chưa đầy đủ. Điều đó trở thành lực cản cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hố. Cơng tác giáo dục, tuyên truyền cần phải làm cho mọi
người nhận thức được xã hội hoá là vấn đề hết sức cần thiết, nhất là đối với hoàn cảnh
kinh tế của nước ta cịn nhiều khó khăn, Nhà nước khơng thể “bao” tồn bộ. Xã hội
hóa là nhằm tạo sự quan tâm của tồn xã hội; thu hút trí tuệ, nhân lực, vật lực của toàn
xã hội; gây nhân tố thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển theo hướng biến đổi về
chất, đổi mới về hình thức và nội dung. Xã hội hóa cũng là một nội dung quan trọng
của giải pháp xây dựng, ban hành các chính sách văn hố trong Nghị quyết Trung
ương 5 (khố VIII). Trong q trình đất nước thực hiện chủ trương đổi mới, nền kinh

7



tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì xã hội hố hoạt
động văn hoá được coi như một động lực thúc đẩy các hoạt động văn hố phát triển.
Chính sách văn hố đúng định hướng của Đảng, bám sát yêu cầu về tư tưởng
chính trị cịn góp phần tạo nên sự ổn định và lành mạnh hố xã hội. Ở đâu khơng ổn
định thì ở đó khơng thể phát triển. Một gia đình, tập thể, cộng đồng và lớn hơn là toàn
xã hội nếu có đời sống văn hóa phong phú, chất lượng cao, bình đẳng… tức là có
chính sách văn hóa nhân văn.
Xây dựng đời sống văn hoá được coi như bước đi ban đầu của sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hoá, là nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng mơi trường văn
hố lành mạnh. Đồng thời xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh cũng chính là góp
phần tạo ra mơi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời
sống kinh tế được đảm bảo.
3.4 Cơ hội và thách thức đặt ra với sự phát triển văn hóa Việt Nam những năm
sắp tới
Q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế giúp văn hóa Việt Nam có được cơ hội
quảng bá rộng rãi trên thế giới. Văn hóa Việt Nam phát triển trong bối cảnh cơng nghệ
thơng tin có những bước phát triển như vũ bão, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng
mở ra khả năng giao lưu, hợp tác và phát triển tồn diện về văn hóa, nâng cao cơ hội
quảng bá văn hóa Việt Nam ra tồn thế giới. Khoa học - cơng nghệ, truyền thơng đại
chúng phát triển mang đến cho người dân khả năng sáng tạo và thụ hưởng các sản
phẩm văn hóa mới nhanh chóng, hiệu quả và có tính tương tác cao.
Chủ trương hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, tồn diện của Đảng và Nhà nước
tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh tồn cầu
hóa, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, văn hóa Việt Nam có
cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức, các nguồn lực và kinh nghiệm quản lý tiên tiến,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Đặc biệt,
cơng nghiệp văn hóa đang được định hướng là một trong những ngành trụ cột của kinh
tế. Kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đã hình thành nên


8


một thị trường tiêu dùng/hưởng thụ văn hóa với nhu cầu ngày càng lớn, là cơ sở quan
trọng thúc đẩy văn hóa phát triển.
3.5 Ý nghĩa của phát triển văn hố Việt Nam
Văn hóa là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có vị trí, vai trị hết sức
quan trọng trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, sự vững chắc của mỗi cộng
đồng và rộng hơn là sự phát triển của mỗi quốc gia. Sẽ khơng thể có một sự phát triển
nhanh và bền vững nếu khơng phát huy được nội lực của chính quốc gia đó. Mà nội
lực quan trọng nhất của mỗi một quốc gia chính là con người, là những sáng tạo của
con người quốc gia đó. Chính vì vậy “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” phải được xem là nhiệm vụ chiến lược để khơi
dậy sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

PHẦN IV. KẾT LUẬN
Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử và logic, phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, đánh giá, thống kê đã cho ra kết quả nghiên cứu.
Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy được công cuộc xây dựng, phát triển
đất nước đang bước vào một thời kỳ mới, sự vận động hết sức mau lẹ của các tiến
trình kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh, sự biến động nhanh chóng trong các mối
quan hệ, kết nối khu vực và toàn cầu... Tình hình đó đặt ra những u cầu cao về bản
lĩnh chính trị, khát vọng phát triển, đổi mới sáng tạo. Trong điều kiện ấy, xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển con người tồn diện, càng có ý
nghĩa to lớn, quan trọng. Bởi, đó chính là tăng cường nền tảng tinh thần, sức mạnh nội
sinh, bệ đỡ bền vững nhất cho sự phát triển của đất nước./.

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Bình Minh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao, “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta” trên Báo điện tử đảng cộng sản, ngày 18 tháng 5 năm 2020.
/>2. PGS.TS Nguyễn Tồn Thắng, “Hồ Chí Minh - một mẫu mực của tinh thần khoan
dung văn hóa” trên Báo điện tử Chính phủ nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, ngày 19 tháng 5 năm 2021.
/>3. Phạm Văn Xứng, “ Phát huy giá trị văn hóa, con người việt nam trong phát triển đất
nước theo tinh thần đại hội XIII của Đảng” trên Học viện lục quân, ngày 07 tháng 5
năm 2021.
/>4. GS, TS Đinh Xuân Dũng, “Đảng lãnh đạo và phát triển văn hoá trong thời kì đổi
mới” trên Báo Nhân dân điện tử, ngày 14 tháng 01 năm 2021
/>5. Tâm Trang, Tạp chí cộng sản.
/>
10



×