Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ khác nhau đến sinh trưởng của giống bưởi đào thanh hồng tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.38 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN ANH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ
KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG BƯỞI ĐÀO
THANH HỒNG TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Lớp

:K48-TT-N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên - 2020




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN ANH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ
KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG BƯỞI ĐÀO
THANH HỒNG TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Lớp

:K48-TT-N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học


: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Thu Huyền

Thái Nguyên - 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một
số loại phân hữu cơ khác nhau đến sinh trưởng của giống bưởi đào Thanh
Hồng tại Thái Nguyên” Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cơ giáo ThS. Phạm Thị Thu Huyền
người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền tải những kiến thức và
kinh nghiệm trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành bài luận văn,
cùng với các thầy, cô giáo khoa Nơng học đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, hướng
dẫn em trong q trình học tập và hồn thành thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy và các anh chị Trung Tâm Đào
Tạo, Nghiên cứu Giống Cây Trồng và Vật Nuôi nơi em thực tập đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn bạn bè của tôi, người thân trong gia đình
ln hết lịng động viên, khích lệ và giúp đỡ nhiệt tình dành cho tơi trong suốt
q trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã hết sức
cố gắng trong quá trình thực tập song do thời gian và kiến thức còn hạn chế,
mặt khác đây cũng là lần đầu tiên tôi được trực tiếp thực hiện một đề tài khoa
học nên sẽ còn nhiều thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để
luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, 10 tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Tiến Anh


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... 1
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.........................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài.......................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.......................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...........................................................................4
2.2. Giới thiệu chung về cây bưởi.....................................................................5
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi....................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm thực vật học.............................................................................6
2.2.3. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi đào Thanh Hồng....................................7
2.2.4. Phân bố vùng trồng cây ăn quả có múi................................................... 8
2.3. Tình hình sản xuất trên thế giới và trong nước.......................................... 9
2.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới..................................... 9
2.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam..................................................... 13

2.4. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ trên cây có múi trên thế giới
và Việt Nam..................................................................................................... 18
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ trên cây có múi trên thế giới.....18
2.4.2. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ trên cây có múi ở Việt Nam..........21
2.5. Một số nghiên cứu về phân hữu cơ cho cây bưởi.....................................25


iii
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 36

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................36
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 36
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................37
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................37
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................38
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................40
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 41
4.1. Đặc điểm hình thái giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên..........41
4.1.1. Đặc điểm hình thái của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................41
4.2. Khả năng sinh trưởng lộc của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................43
4.2.1. Tình hình ra lộc Xuân của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................44
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân của giống bưởi đào
Thanh Hồng tại Thái Nguyên..........................................................................45
4.2.3. Động thái ra lá của giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên.......47
4.2.4. Đặc điểm kích thước cành Xuân thành thục của giống bưởi đào
Thanh Hồng tại Thái Nguyên..........................................................................49

4.3. Khả năng sinh trưởng hình thái cây của giống bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................50
4.3.1. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của giống bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................50
4.3.2. Khả năng tăng trưởng đường kính tán của giống bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................53
4.3.3. Khả năng tăng trưởng đường kính gốc của giống bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................55


iv
4.4. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các giống bưởi đào Thanh
Hồng tại Thái Nguyên..................................................................................... 57
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................59
5.1. Kết luận.................................................................................................... 59
5.2. Đề Nghị.................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 61


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục
trên thế giới năm 2018.....................................................................................10
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới
giai đoạn 2014 - 2018......................................................................................11
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất bưởi ở 1 số nước tiêu biểu trên thế giới
năm 2018.........................................................................................................12
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2018..................................................................................... 14
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất bưởi của Việt Nam năm 2016...........................15

Bảng 2.6. Thang dinh dưỡng lá của cây bưởi..................................................20
Bảng 2.7. Lượng phân hữu cơ cho bưởi..........................................................23
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong
lá (lá 4 - 6 tháng tuổi/cành không mang quả)..................................................30
Bảng 2.9. Lượng phân hữu cơ hàng năm cho cây có múi...............................31
Bảng 2.10. Lượng phân hữu cơ hàng năm cho một số giống bưởi đặc sản
ở Việt Nam...................................................................................................... 32
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái lá của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................41
Bảng 4.2. Đặc điểm phân cành của giống bưởi bưởi bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................43
Bảng 4.3: Tình hình ra lộc Xuân của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................44
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân giống bưởi đào Thanh
Hồng tại Thái Nguyên..................................................................................... 46
Bảng 4.5: Động thái ra lá của lộc Xuân của giống bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................48


vi
Bảng 4.6: Đặc điểm và kích thước cành Xuân thành thục của của giống bưởi
đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên................................................................... 49
Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống bưởi đào Thanh
Hồng tại Thái Nguyên..................................................................................... 51
Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng Đường kính tán của giống bưởi đào Thanh
Hồng tại Thái Nguyên..................................................................................... 53
Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng Đường kính gốc của giống bưởi đào Thanh
Hồng tại Thái Nguyên..................................................................................... 55
Bảng 4.10. Mức độ gây hại của sâu với bưởi đào Thanh Hồng
tại Thái Nguyên...............................................................................................57



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân của giống bưởi đào
Thanh Hồng tại Thái Nguyên..........................................................................46
Hình 4.2: Động thái ra lá của lộc Xuân của giống bưởi đào Thanh Hồng tại
Thái Nguyên....................................................................................................48


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

CV

Hệ số biến động

CT

Công thức

CS

Cộng sự

ĐC


Đối chứng

ĐV

Đơn vị

FAO

Tổ chức nông nghiệp Liên Hợp Quốc

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NL

Nhắc Lại

NXB

Nhà xuất bản

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa


1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của con người.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ
phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp. Những năm vừa
qua, cũng như nhiều nước trên thế giới, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam
ngày càng có vai trị quan trọng trong q trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng
và chuyển dịch nền kinh tế nơng thơn, góp phần vào việc xố đói giảm nghèo,
tạo cơng ăn việc làm cho hàng vạn lao động.
Trồng bưởi không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà cịn có giá trị dinh
dưỡng rất tốt. Theo Trần Thế Tục (1997)[17] thành phần hoá học trong 100g
quả bưởi tươi phần ăn đựợc: Đường 6 - 12%, lipit 0,1g, protein 0,9g, vitamin
C 90mg, P205 12mg, xenluloza 0,2g ngồi ra cịn có các loại vitamin B1, B2,
… caroten 0,2mg, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể
con người. Trong 1kg bưởi phần ăn được cung cấp 530 - 600 calo nguồn năng
lượng dễ tiêu. Ngồi dùng ăn tươi bưởi cịn được chế biến thành rất nhiều sản
phẩm có giá trị như: nước quả, mứt,… trong công nghiệp chế biến vỏ, hạt để
lấy tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt bưởi
có tác dụng rất tốt để chữa các bệnh đường ruột, tim mạch.
Đến nay, bưởi được trồng hầu khắp các tỉnh trong cả nước, đặc biệt đã
hình thành những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như
bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ, bưởi Diễn – Từ Liêm – Hà Nội, Bưởi Phúc Trạch
– Hương Khê – Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà – Huế, bưởi Năm Roi – Vĩnh
Long... Mỗi loại bưởi khác nhau đều có khả năng thích nghi đối với từng vùng
sinh thái khác nhau. Ở các địa phương trên bưởi được coi là cây trồng nông
nghiệp chính, với giá thu nhập hàng năm cao hơn gấp nhiều lần so với lúa và
một số cây trồng khác. đồng thời cũng được coi là lợi thế so sánh với các địa
phương khác trong phát triển kinh tế nông nghiệp.



2
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, được coi là tỉnh
có tiềm năng phát triển nhiều loại cây ăn quả, trong đó cây ăn quả có múi, đặc
biệt là cây bưởi đào Thanh Hồng đang được người dân và chính quyền địa
phương quan tâm phát triển. Đây là loại bưởi có nguồn gốc từ Hải Dương có
năng suất tương đối cao so với các loại bưởi khác. cây thấp nhất cũng đạt 150200 quả/năm, cây cao nhất đạt 900-1050 quả/cây,với giá bán 15.000-18.000
đồng/kg, góp phần mang lại hiểu quả kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, nếu
so sánh năng suất và chất lượng các giống cây ăn quả có múi nói chung và cây
bưởi nói riêng thấy rằng: năng suất và chất lượng bưởi của Việt Nam còn khá
thấp so với các vùng trồng bưởi trên thế giới. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía
Bắc, trong đó có Thái Ngun, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho nhiều vùng,
nhưng năng suất, chất lượng còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ khác nhau đến sinh
trưởng của giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xác định được loại phân hữu cơ phù hợp cho sinh trưởng của giống
bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên
1.3. Yêu cầu của đề tài
Theo dõi các đặc điểm hình thái của giống bưởi đào Thanh
Hồng
Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của giống bưởi đào Thanh
Hồng.

-

Theo dõi, đánh giá tình hình sâu và bệnh hại.

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
-

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học để làm

cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi đào Thanh
Hồng được trồng tại Thái Nguyên.


3
-

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học

về ảnh hưởng phân hữu cơ đến sinh trưởng bưởi đào Thanh Hồng được trồng
tại Thái Nguyên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của giống.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Khuyến cáo loại phân hữu cơ thích hợp cho giống bưởi đào Thanh

Hồng được trồng tại Thái Nguyên.
-

Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng phân

hữu cơ nhằm phát triển sản xuất bưởi đào Thanh Hồng được trồng tại Thái
Nguyên và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng.



4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những lồi cây ăn quả có
múi được trồng khá phổ biến ở nước ta như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà
Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn… là vùng
có tiềm năng phát triển cây có múi, đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu,
khả năng mở rộng diện tích và có tập đồn giống phong phú, đa dạng.
Bưởi là cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh
hưởng của nhiều các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt
độ, ánh sáng, đất đai và chế độ chăm sóc; hay sự biểu hiện của kiểu hình là kết quả
của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường (Trần Như Ý và cs, 2000) [21].

Bưởi được nhiều người ưa chuộng vì khơng những mang lại hiệu quả
kinh tế cao mà cịn có giá trị dinh dưỡng rất tốt với hàm lượng đường từ 8 - 10
mg, gluxit 7,3 mg, caroten 0,02 mg trong 100 gam phần ăn được. Ngồi ra
cịn có rất nhiều các vitamin, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết
cho cơ thể con người. Ngoài dùng ăn tươi, bưởi cịn được chế biến thành
nhiều sản phẩm có giá trị như nước quả, mứt,... Đặc biệt bưởi còn được sử
dụng trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như chống ung
thư (Trần Thế Tục và cs, 1995)[16], (Trần Như Ý và cs, 2000) [21].
Theo tác giả Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thị Mão (2010) [6], lượng chất
dinh dưỡng cây hút thể hiện yêu cầu chất dinh dưỡng của cây. Cây yêu cầu chất
dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định. Lượng dinh dưỡng cây hút thay đổi
theo loại cây trồng, năng suất thu hoạch, yêu cầu của người trồng trọt. Trong
cùng một loại cây trồng thì lượng chất dinh dưỡng do cây hút phụ thuộc vào điều
kiện sinh thái (đất đai, thời tiết khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa).

Việc tăng năng suất, chất lượng bưởi phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp



5
kỹ thuật, đặc biệt là hữu cơ phân. Sử dụng phân hữu cơ là một trong bốn yếu
tố quan trọng hàng đầu trong thâm canh sản xuất nông nghiệp. Hữu cơ phân
được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng một cách kịp thời
các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Phân hữu cơ có tác dụng
làm tăng năng suất, tăng cường khả năng kháng sâu bệnh cho cây, tính chống
hạn và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở khoa học đó mới
tiến hành những nghiên cứu về phân hữu cơ để làm tăng khả năng sinh trưởng
và phát triển giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên
2.2. Giới thiệu chung về cây bưởi
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong hệ thống
phân loại, bưởi thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ Aurantioideae, chi Citrus,
Chi phụ: Eucitrus, loài grandis (Đoàn Thế Lư và cs, 2002)[12].
Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia và quần đảo Ấn Độ và được phân bố
rộng tới quần đảo Fiji, châu Âu và cả các nước vùng Địa Trung Hải (Đỗ Đình
Ca và cs, 2005)[2], Có một lồi khác gọi là bưởi chùm (C. paradisi), có thể là
biến dị hoặc một dạng lai của chúng. Bưởi chùm chủ yếu được sản xuất ở các
nước thuộc châu Mỹ, vùng Địa Trung Hải, Úc và châu Phi, các nước châu Á
rất ít trồng lồi bưởi này.
Cây bưởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Theo tác giả Robert, (1967)
[28] bưởi là cây bản xứ của Malaysia và quần đảo Polynesia, sau đó được di
thực sang Ấn Độ, phía nam Trung Quốc và các nước châu Âu, Mỹ. Tác giả
Giucovki cho rằng nguồn gốc của bưởi có thể là quần đảo Laxongdơ, tuy
nhiên để có tài liệu chắc chắn cần nghiên cứu các thực vật họ Rutacea, nhất là
họ phụ Aurantioidea ở vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng
núi thuộc bán đảo Đông Dương (Bùi Huy Đáp, 1960) [5]. Tác giả Chawalit
Niyomdham, 1992 [24] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó

lan sang Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Địa


6
Trung Hải và Mỹ,... vùng sản xuất chính ở các nước Phương Đông (Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam,...).
Tuy nhiên, tác giả Rajput lại cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc
vì cây bưởi đã được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc từ thế kỷ 24 đến
thế kỷ 8 trước công nguyên (Rajput and Sriharibabu, 1985)[29].
Như vậy, nguồn gốc của bưởi cho đến nay chưa được thống nhất. Bưởi
có thể có nguồn gốc từ Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,... Hiện này bưởi được
trồng nhiều với mục đích thương mại ở các nước châu Á như: Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia, Philipines, Ấn Độ và Việt Nam.
2.2.2. Đặc điểm thực vật học
* Rễ cây: Rễ của cây bưởi thuộc loại rễ nấm. Nấm Micorhiza ký sinh
trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng và 1 lượng nhỏ chất
hữu cơ cho cây. Vai trò Micorhiza ở đây như những lông hút ở cây trồng và
thực vật khác. Cũng do đặc điểm này nên cây bưởi không ưa trồng sâu và do
đó bộ rễ cây bưởi phân bố rất nông, và phát triển mạnh chủ yếu ở rễ bất định,
phân bố tương đối rộng và dày đặc ở tầng đất mặt. Rễ bưởi sợ đất chặt bí và
khơng phát triển ở nơi có mực nước ngầm cao.
* Thân và tán cây:
Thân cây: Cây bưởi thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Các cành chính
thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất. Chiều cao cây có thể
lên đến 8 m, đường kính gốc đến 75 cm, đường kính tán có thể lên tới 13m (đối
với cây trên 30 tuổi). Thân có 2-3 cành chính đường kính khoảng 4550 cm mọc
gần gốc, cành phân bố không đều, tán thưa. Tiết diện cành non có hình tam giác,
có lơng và gai nhỏ, khi thuần thục thì thân trịn và gai rụng đi.
Tán cây: Tán cây bưởi đào Thanh Hồng tán rộng, phân cành hướng ngang,
hình cầu. Cành có gai khi cịn non và rụng gai khi cây cành lớn và hóa gỗ.

*

Lá: Lá mọc cách, hình ovan, lá xẻ thùy có lá chét và phiến lá rộng. Trên 1

đợt lộc thường các lá ở đầu và gốc cành nhỏ, lá ở giữa cành lộc to. Mút


7
lá của những lá ở gốc cành tròn, còn những lá ở giữa cành mút lá tròn và lõm
giữa. Phiến lá rộng, mép gợn sóng; mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, trên
mặt lá non có lơng tơ, chiều dài trung bình phiến lá 14,06 ± 1,85 cm, rộng 7,55 ±
1,94cm, có 5 - 7 đơi gân lá. Lá chét nhỏ, hình trái tim, chiều dài 2,05 ± 0,22 cm,
rộng 2,01 ± 0,15 cm; riêng lá đầu tiên tính từ gốc khơng có cánh lá. Điểm đặc
biệt trên lá bưởi đào là có 1 lớp lơng tơ. Cuống lá dài 0,59 cm.

*

Hoa: Hoa bưởi đào Thanh Hồng có mùi rất thơm, có 2 loại: hoa đơn và

hoa chùm, thường mọc từ nách lá thứ 2-10, mỗi chùm có 8,6 ± 2,5 nụ hoa,
đường kính nụ hoa 9,3 ± 0,1mm (nụ sắp nở). Hoa có 4 cánh màu trắng, dài
khoảng 1,5-2 cm, trên cánh vẫn có những túi (đốm) tinh dầu màu xanh vàng
như trên vỏ quả. Đài hoa hình sao 5 cánh, màu xanh. Nhị hoa màu trắng, dài
15,7 ± 6,9 cm, bao phấn màu vàng cam, hình bầu dục, số lượng nhị 30,4 ± 6,9
nhị /hoa (gấp hơn 4 lần cánh hoa) mọc thành từng bó, mỗi bó 4-5 nhị. Nhụy
cái dài 19,7 ± 2,1mm; đầu nhụy hình phễu, màu vàng tươi. Ở dịng bưởi này
thì nhị đực chín sớm hơn nên làm tăng khả năng tự thụ. Thời gian nở từ tháng
2 đến hết tháng 3.
*


Hạt: Bưởi đào Thanh Hồng có trung bình từ 5 - 10 hạt. Hạt bưởi đào

sẽ teo nhỏ dần khi bưởi chín, lúc quả cịn non thì bưởi dào có rất nhiều hạt, có
những múi lên tới 10 - 15hạt.
*

Quả: Quả hình lê. Vỏ quả khi chín màu vàng tươi, trên mặt vỏ quả túi

tinh dầu nhỏ và phân bố dày, ngoài lớp vỏ quả có lớp lơng tơ; vỏ quả dày
khoảng 1,2 ± 0,2cm, cùi hồng. Có 12- 14 múi/quả, múi dễ tách; màng múi
dịn, dễ bóc; tép ráo, màu hồng, nhiều nước, vị dơn dốt chua, ít hạt. Để phân
biệt bưởi đào Thanh Hồng với các giống bưởi khác chủ yếu dựa vào đặc điểm
hình thái của lá và quả. Ngoài ra mùi tinh dầu bưởi đào Thanh Hồng thơm nhẹ.

2.2.3. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi đào Thanh Hồng
Bưởi đào Thanh Hồng nằm trong họ cây có múi nói chung nên có thể
trồng từ 45° Nam đến 35° vĩ Bắc, phần lớn được trồng trong vùng khí hậu Á


8
nhiệt đới.
*

Nhiệt độ: Cây có múi có thể sống và phát triển được trong khoảng

nhiệt độ từ 13 - 38°C, thích hợp nhất từ 23 – 29°C; dưới 12°C và trên 42°C thì
sinh trưởng dừng lại, dưới -50°C thì chết, nhiệt độ không những ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất của quả.
*


Ánh sáng Là loại cây không ưa ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng

thích hợp khoảng 10.000-15.000 lux (tương đương nắng lúc 8 giờ sáng và 16
giờ chiều).
*

Lượng mưa và độ ẩm khơng khí: Lượng mưa hàng năm cần cho cây có

múi ít nhất là 875mm trong trường hợp khơng tưới, tốt nhất là 1500 - 2000
mm và phân phối đều trong năm. Cây khơng thích hợp với điều kiện nhiệt đới
q ẩm và nhiệt độ khơng khí q cao (làm tăng sự xuất hiện của sâu bệnh),
ẩm độ khơng khí thích hợp khoảng 75%.
*

Gió: Cây có múi có thể chịu được bão nhỏ trong một thời gian ngắn,

gió nhẹ với vận tốc 5-10km/h có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn trong
mùa hè, cây được thoáng mát, giảm sâu bệnh hại
*

Nước: Chất lượng nước tưới cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát

triển của cây, không dùng nước phèn, mặn để tưới cho cây, lượng muối trong
nước tưới phải nhỏ hơn 1,5g NaCl/lít nước tưới và lượng Mg khơng q
0,3g/lít nước. ưa độ pH nước từ 7 – 8.
*
Đất trồng: Độ pH trong đất thích hợp nhất từ 5,5 - 7, có thể
trồng được
ở độ pH đất từ 3,5 - 7. Phần lớn đất trồng cây có múi ở nước ta có pH thấp
nên cần cải tạo đất và hữu cơ phân thích hợp. Cây bưởi đào thích hợp với

vùng đất có độ sét thấp và thích hợp đất có độ cát cao.
2.2.4. Phân bố vùng trồng cây ăn quả có múi
Cây có múi được trồng ở các vùng nằm giữa 40 0 vĩ Bắc và 400 vĩ Nam,
với nhiệt độ tối thiểu cao hơn so với nhiệt độ gây chết cóng cây (-6°C đến
40°C). Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng trồng cây ăn quả có múi bao gồm khí


9
hậu, đất đai, nhiệt độ tối thiểu. Những nơi có nhiệt độ thích hợp nhưng lượng
mưa nhiều, nhiều gió, nhiều mây che phủ kèm theo bức xạ mặt trời yếu hoặc
đất đai không phù hợp như tầng canh tác nông, khả năng giữ nước kém, lũ
lụt…sẽ không thuận lợi cho sự phát triển cây có múi. Phần lớn các cây có múi
phân bố trong các vùng cận nhiệt đới giữa 15 0 và 400 vĩ độ Bắc và giữa 150 và
400 vĩ độ Nam. Các vùng có nhiệt độ mùa đông lạnh vừa phải, đủ tạo ra giai
đoạn ngủ nghỉ đông của cây, tiếp theo sự ra hoa đồng loạt vào mùa xn là
thích hợp với trồng cây có múi chất lượng cao, vỏ quả đẹp, năng suất cao và
cây khỏe. Trong vùng gần xích đạo ở giữa 15 0 vĩ độ Bắc và 150 vĩ độ Nam,
cam quýt thường trồng có chất lượng thấp và sản phẩm thơng thường chỉ đủ
dùng cho địa phương. Bưởi và chanh thường phát triển khá hơn ở vùng này do
chịu được nhiệt. Khi nhiệt độ cao quanh năm, cây có múi có thể ra hoa vài lần
trong năm.
2.3. Tình hình sản xuất trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2020, sản lượng quả có múi trên
thế giới đạt 152.448.800 tấn, tăng 6.172745 tấn so với năm 2017, trong đó sản
lượng bưởi đạt 9.374.739 tấn chiếm 6,1%. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập
trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ
yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước
như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử dụng
để ăn tươi là chủ yếu. Diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng bưởi ở

các châu lục trên thế giới năm 2018 được thể hiện ở bảng số liệu sau:


10
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế
giới năm 2018
STT

1
2
3
4
5
6
(Nguồn: FAOSTAT, 2020)[32]
Qua bảng 2.1 cho thấy: về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục trong năm
2018 thì châu Á là châu lục có diện tích trồng bưởi lớn nhất với 243.394 ha
(chiếm 65,12 % tổng diện tích của tồn thế giới). Đứng thứ 2 là châu Mỹ, tiếp
đến là châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu là châu Đại
Dương với với 1.026 ha (chiếm 0,27 % tổng diện tích bưởi của tồn thế giới).
Về năng suất, châu Á là châu lục có năng suất cao nhất với 281,888
tạ/ha, sau đó châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và vùng có năng suất thấp nhất là
châu Đại Dương với năng suất 104,551 tạ/ha (2018). Châu Á cũng là châu lục
có sản lượng cao nhất với 6.860.971 nghìn tấn (năm 2018) chiếm 73,19%
tổng sản lượng của thế giới. Sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng
có sản lượng thấp nhất là châu Đại Dương với 10.724 nghìn tấn chỉ chiếm
0,11% sản lượng bưởi của thế giới.
Vùng châu Á được khẳng định là quê hương sản xuất bưởi, hầu hết các
nước châu Á đều sản xuất bưởi với quy mơ khác nhau (nơi thì hình thành
vùng chuyên canh, nơi thì sản xuất tự do…). Cây bưởi được trồng nhiều ở các



11
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippinnes, Việt Nam…
Trong nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng cam quýt
không ngừng tăng. Vành đai trồng trọt cam quýt được trồng trải dài từ 40 0 vĩ
Bắc xuống 400 vĩ Nam, có nghĩa là chỉ trồng được ở vùng Nhiệt đới và Á
nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Cu
Ba, Malaixia và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó
khăn lớn về phát triển cam quýt do một số bệnh hại trên cây có múi như bệnh
greening gây nên. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích
cam quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc khơng
tăng lên được. Trái lại, khí hậu vùng Á nhiệt đới không cho phép các loại
bệnh hại cam quýt điển hình là bệnh greening phát triển mạnh, chính vì thế
vùng cam quýt Á nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện
tích, năng suất, sản lượng, chất lượng quả cũng như đầu tư các biện pháp kỹ
thuật về giống, canh tác.
Trên thế giới, tính đến năm 2018, diện tích trồng cây bưởi đạt 373.735
ha, năng suất bình quân đạt 250,839 ta/ha và sản lượng đạt 9.734.739 tấn.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới
giai đoạn 2014 - 2018
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
(Nguồn FAOSAT,2020)[32]
Qua bảng 2.2 ta thấy: năm 2014 diện tích bưởi của thế giới là 319.105
nghìn ha, năng suất trung bình đạt 260,776 tạ/ha, sản lượng đạt 8.321.169 tấn.
Trong vịng 5 năm (giai đoạn 2014 - 2018) diện tích, năng suất, sản lượng của



12
bưởi có sự biến động qua từng năm. Năm 2015, diện tích và sản lượng bưởi
tăng rõ rệt so với năm 2014: diện tích tăng từ 319.105 ha lên 354.113 ha, sản
lượng tăng từ 8.321.169 tấn lên 8.864.859 tấn. Năm 2017, tuy diện tích trồng
bưởi có giảm so với năm 2016 và 2015 nhưng năng suất và sản lượng bưởi
vẫn tăng (năng suất đạt 269,527 tạ/ha, sản lượng 8.966.891 tấn. Đến năm
2018, diện tích và sản lượng bưởi đều tăng, năng suất vẫn ở mức cao (250,839
tạ/ha). Như vậy cho đến năm 2018, so với năm 2014 thì diện tích trồng bưởi
trên thế giới đã được tăng lên rõ rệt đạt 373.735 ha. Và đặc biệt là sản lượng
đạt 9.374.739 tấn, tăng hơn 1.000.000 tấn. Tuy nhiên năng suất bưởi khơng có
sự chuyển biến rõ rệt
Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giớitập trung phần lớn ở
các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, Thái Lan…. Kết quả
được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất bưởi ở 1 số nước tiêu biểu trên thế giới
năm 2018
STT
1
2
3
4
5
6
(Nguồn: FAOSTAT, 2020)[32]
Châu Á tuy có sản lượng bưởi cao ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài
Loan, nhưng do điều kiện kinh tế của các nước châu Á nên nghề trồng cam
quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác
(trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng



13
trồng bưởi khác trên thế giới. Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự
pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền
thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine...Ở vùng này hiện nay tình hình
sâu bệnh hại trên cây có múi xảy ra nghiêm trọng, đặc biệt với bệnh gân xanh
vàng lá. Trung Quốc: Là quốc gia có sản lượng bưởi đứng đầu thế giới do
diện tích 92.289 ha, năng suất bình quân cao nhất thế giới 547,880 tạ/ha, sản
lượng 5.056.331 ngàn tấn. Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài
Loan... Trung Quốc có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Trung
Quốc, bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc công nhận
là hàng nông nghiệp chất lượng cao.
Tại Mỹ, sản lượng bưởi quả của Mỹ đứng thứ 2 thế giới, trong đó chủ
lực là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, công tác chọn tạo giống cây cam quýt nói
chung và giống bưởi nói riêng rất được quan tâm và thực hiện bài bản, do vậy
Mỹ đã trở thành quốc gia có bộ giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới,
với nhiều giống cho quả không hạt (thể bất dục đực, bất dục cái, thể tam bội,
…). Năm 2018, diện tích 20.113 ha, năng suất bình quân 227,845 tạ/ha, sản
lượng 558.830 ngàn tấn, trong đó chủ yếu là bưởi chùm.

Thái Lan, cây bưởi được trồng tập trung, quy mô lớn, sản xuất
hàng hóa
ở các tỉnh miền Trung, một phần ở miền Bắc và miền Đông. Các giống bưởi chủ
lực trong sản xuất là những giống nổi tiếng như Cao Phuang, Cao Fan,... Năm

2018, Thái Lan trồng 24.664 ha và đạt sản lượng 219.838 ngàn tấn.
2.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Nước ta có điều kiện sinh thái đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới gió

mùa cùng với sự phân hóa địa hình tạo nên các tiểu vùng sinh thái có thể phát
triển được nhiều loại cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới,
trong đó nhiều loại có năng suất và chất lượng khá tốt. Trên phạm vi toàn quốc
đến nay đã hình thành các vùng cây ăn quả tập trung quy mô lớn. Cây cam, cây


14
bười là cây có múi, thuộc nhóm cây ăn quả đang có xu hướng phát triển mạnh
trong những năm gần đây, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị xuất khẩu của
ngành. Cam và bưởi cũng là sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia theo
Thơng tư số 37/2018/TT-BNNPTNT (nhóm rau quả). Giai đoạn 2014 - 2018,
diện tích, sản lượng bưởi tăng nhanh. Đặc biệt trong năm 2018, diện tích bưởi
đạt 86.730 ha (tăng 39.579 ha so với năm 2017) và sản lượng đạt 657.660 tấn
(tăng 15% so với năm 2017. Tuy nhiên năng suất bưởi giai đoạn này không
tăng, năm 2018 năng suất bưởi còn giảm đáng kể so với các năm trước đó do
tình hình dịch bệnh và trình độ khoa học kỹ thuật cịn hạn chế.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2018
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)

Theo thống kê Bộ Nơng nghiệp & PTNT đến năm 2016 cây bưởi tập
Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long với diện tích 27,07 ngàn ha với năng

suất khá cao 123,8 tạ/ha, sản lượng 267,7 ngàn tấn chiếm 54% và sản lượng
của cả nước. Đặc biệt, có các giống cây có múi đặc sản nổi tiếng được người
tiêu dùng ưa chuộng và mua với giá cao (bưởi Da Xanh của Bến Tre; bưởi
Năm Roi của Vĩnh Long, Hậu Giang...).


Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: Cây có múi ở vùng này được


×