Tải bản đầy đủ (.docx) (0 trang)

Quy luật logic và vai trò của nó trong việc nâng cao năng lực tư duy của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Các bài viết vi phạm quy luật lí do đầy đủ
MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn đến thầy Trần Mai Ước – giảng viên đại
học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh, là người đã trực tiếp giảng dạy và
hướng dẫn em trong môn Logic học, cho em có cơ hội được tiếp xúc với lối tư
duy mới, thấu hiểu hơn nữa vai trò của logic trong đời sống đặc biệt là với sinh
viên chúng em. Qua đó, cung cấp cho em thêm kiến thức và phương hướng để
hồn thành đề tài tiểu luận.
Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của em sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy để
đề tài tiểu luận của em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Tuyết Mai


NỘI DUNG
“ Tôi tư duy nên tôi tồn tại” câu nói của nhà tốn học vĩ đại Rene Descartes
như một lời khẳng định về giá trị của tư duy, đặc biệt là lối tư duy logic đối với
cuộc sống của mỗi người. Trong cuộc sống ngày nay, muốn theo kịp sự phát
triển của xã hội, chăm chỉ nổ lực không chưa đủ, ta còn phải biết cách vận dụng
tư duy logic vào mọi suy nghĩ, hành động của mình như thế mới mang lại đuợc
kết quả tối ưu nhất. Do đó, việc nâng cao năng lực tư duy logic vơ cùng quan
trọng và cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là sinh viên trong thời kì đổi mới.
Bước đầu tiên để cải thiện tư duy một cách hiệu quả, đó là thấu hiểu được


các quy luật logic, biến nó trở thành nền tảng giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề
một cách tổng quan hơn, phát hiện được các mâu thuẫn trong lập luận, từ đó đưa
ra được giải pháp, hành động mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Em nhận thấy đây là
một đề tài có tác động vơ cùng lớn đối với sự thay đổi tích cực về tư duy của con
người, vì lí do đó em chọn “ quy luật logic và vai trị của nó đối với hoạt động
nâng cao năng lực tư duy của sinh viên” để làm đề tài nghiên cứu.
1. Quan điểm chung về quy luật logic
Theo từ điển triết học, quy luật là “mối quan hệ bên trong cơ bản của các
hiện tượng, chi phối sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy. Quy luật biểu
hiện một trình tự nhất định của mối liên hệ nhân quả, tất yếu và ổn định giữa các
sự vật hoặc các đặc tính của đối tượng sự vật, biểu hiện những quan hệ cơ bản
được lập đi lập lại, trong đó sự biến đổi những hiện tượng này gây nên sự biến
đổi của những hiện tượng khác một cách hoàn toàn xác định..”
Như vậy, quy luật logic của tư duy là những mối liên hệ bản chất của sự vật,
hiện tượng mang tính tất yếu, phổ biến, và được lặp đi lặp lại trong quá trình
hình thành tư duy.

4
4


Các quy luật logic đều có những đặc điểm chung là: phản ánh các mối liên
hệ và quan hệ khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng chủ quan
của con người; Được hình thành nên trong hoạt động thực tiễn, là kết quả của
hoạt động nhận thức của con người; Chúng mang tính tồn nhân loại, chứ khơng
mang tính chất dân tộc và giai cấp, càng khơng mang tính cá nhân; Phản ánh
trạng thái ổn định tương đối của sự vật, làm cơ sở cho các thao tác tư duy chính
xác.
2. Các quy luật cơ bản của tư duy logic
Trong số các quy luật của tư duy có bốn quy luật cơ bản, chúng là những quy

luật phổ biến, có tác dụng làm cơ sở, làm nền tảng chi phối các luật khác trong
hệ thống các quy luật của tư duy. Các quy luật cơ bản đó là quy luật đồng nhất,
quy luật không mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba, và quy luật lí do đầy đủ.
Các quy luật này được gọi là cơ bản vì: Thứ nhất chúng phản ánh tính cơ bản
nhất của quá trình tư duy; Thứ hai vì bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải tuân
theo chúng; Thứ ba vì các quy luật khác có thể rút ra từ chúng, nhưng không thể
rút chúng ra từ các quy luật khác.
2.1 Quy luật đồng nhất
Quy luật đồng nhất có thể hiểu ngắn gọn là một tư tưởng, khi đã định hình,
phải ln là chính nó trong q trình tư duy. Luật đồng nhất xuất phát từ tính
tương đối ổn định của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và được
phát biểu như sau: “Mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng, trong cùng một
quan hệ thì phải đồng nhất với chính nó”. Mỗi sự vật hiện tượng trong khơng
gian thời gian xác định là chính nó.
Cơ sở của quy luật đồng nhất là phản ánh tính nhất quán tính xác định của
tư tưởng. Một mặt, nếu tư tưởng khơng được xác định thì khơng thể có tư tưởng.

5
5


Mặt khác, trong q trình tư duy, chúng ta có thể mắc sai lầm khi vơ tình thay
đổi khái niệm hay cố ý đánh tráo khái niệm. Khi đó, quy trình tư duy của chúng
ta đã vi phạm quy luật đồng nhất và tư duy của chúng ta là không đúng đắn,
thường dẫn tới các mâu thuẫn lôgic.
Nội dung quy luật này có thể được diễn giải một cách cụ thể hơn thông qua
những yêu cầu sau: Trong cùng một quá trình suy luận thì từ ngữ bao giờ cũng
được dùng với một nghĩa duy nhất, tư tưởng phải có cùng một nội dung duy
nhất, cùng một giá trị chân lý duy nhất. Vi phạm yêu cầu này, tư duy sẽ không
nhất quán, lẫn lộn và người khác sẽ không hiểu; Những từ ngữ khác nhau nhưng

có nội dung như nhau, những tư tưởng tương đương với nhau về mặt logic,
nghĩa là bao giờ cũng có giá trị chân lý như nhau, phải được đồng nhất với nhau
trong quá trình suy luận. Vi phạm yêu cầu này, ta không rút ra được thông tin
cần thiết.
Một minh hoạ nhỏ về quy luật đồng nhất là: Người ta cho biết, tác giả bài
thơ Từ Ấy là người làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa
Thiên Huế, và hỏi Tố Hữu quê ở đâu. Nếu như ta không đồng nhất nhà thơ Tố
Hữu với tác giả thơ Từ Ấy, thì ta sẽ không thể suy luận và trả lời được câu hỏi
này.
Quy luật đồng nhất là quy luật vô cùng quan trọng của hệ logic hình thức vì
bản chất quy luật luôn đúng. Nắm vững nội dung quy luật này giúp ta có được tư
duy chính xác, rõ ràng, mạch lạc, tránh các hiểu siêu hình và việc ngộ biện hay
ngụy biện. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn.
2.2 Quy luật không mâu thuẫn
Quy luật mâu thuẫn được phát biểu là: Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn
nhau, trái ngược nhau không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đốn, nhận định
như vậy có ít nhất là một phán đoán, nhận định sai.
6
6


Quy luật này được rút ra trên cơ sở khách quan, bất kì sự vật nào củng có
những thuộc tính khách quan vốn có, những thuộc tính đó thuộc về bản thân của
sự vật trong một không gian thời gian và mối quan hệ xác định. Ví dụ như con
người khi cịn bé, trưởng thành, tuổi già thì sẽ có những đặc điểm tâm lí khác
nhau
Nội dung quy luật này có thể diễn giải một cách cụ thể hơn thơng qua những
yêu cầu sau: không thể vừa khẳng định vừa phủ định một tư tưởng; không thể
khẳng định tư tưởng rồi lại phủ định hệ quả của một khẳng định đó; Khơng được
đồng thời khẳng định hai yếu tố loại trừ nhau ở cùng một sự việc đang xem xét.

Ví dụ: “Hôm qua, lúc đang ngủ say tôi thấy tên trộm đi vào nhà”. Câu nói này đã
vi phạm yêu cầu thứ 2.
Quy luật không mâu thuẫn đảm bảo cho tư duy rõ ràng, chính xác. Nếu trong
q trình tư duy nảy sinh mâu thuẫn lơgíc thì tư duy đó là khơng đúng đắn, thiếu
tính nhất qn. Do vậy, tn theo yêu cầu của quy luật không mâu thuẫn là điều
kiện tất yếu để tư duy phản ánh dúng đắn thế giới khách quan, góp phần nâng
cao kết quả của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trong tranh luận người ta
thường sử dụng rộng rãi phương pháp quy về sự vơ lý để bác bỏ những ý kiến
nào đó có dung chứa mâu thuẫn, phản ánh khơng đúng đối tượng. Nắm vững nội
dung và áp dụng thành thạo quy luật khơng mâu thuẫn giúp ta trình bày tư tưởng
nhất quán và dễ dàng phát hiện các biểu hiện ngụy biện trong suy luận
2.3 Quy luật loại trừ cái thứ ba.
Nếu như quy luật phi mâu thuẫn đúng cho các cặp phán đoán mâu thuẫn và
các cặp phán đoán đối chọi, thì quy luật loại trừ cái thứ ba chỉ đúng cho các cặp
phán đoán mâu thuẫn. Quy luật này phát biểu là: Với cùng một đối tượng, xem
xét trong cùng một mối quan hệ tại cùng một thời điểm, thì trong hai phán đốn
mâu thuẫn nhau phải có một phán đốn chân thực, một phán đốn giả dối, khơng
7
7


có khả năng thứ ba. Hai phán đốn mâu thuẫn khơng thể cùng sai. Quy luật này
phản ánh tính chính xác về mặt giá trị logic của tư tưởng đã được nêu lên
Cơ sở của quy luật này là sự tồn tại khách quan của những thuộc tính của đối
tượng hiện thực. Một sự vật hay thuộc tính của nó hoặc tồn tại hoặc khơng tồn
tại, hoặc có nó, hoặc khơng có nó. Khơng thể có hai thuộc tính mâu thuẫn nhau
cùng tồn tại trong một sự vật. Ví dụ: Một người không thể vừa mập vừa gầy
trong cùng một thời gian xác định.
Nội dung quy luật này có những yêu cầu sau: xác định tính chân thực hay giả
dối của một tư tưởng đã định hình; xác định phán đốn đúng trong hai phán đốn

mâu thuẫn nhau. Ví dụ, một một thanh niên khi đi kiếm việc làm được hỏi là có
bằng tiếng Trung khơng thì anh ta chỉ có thể trả lời là “có” hoặc “khơng”, tất cả
những câu trả lời khác đều khơng có giá trị.
Quy luật loại trừ cái thứ ba giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn
nói chung và trong khoa học nói riêng. Nó giúp chúng ta lựa chọn một trong hai
tư tưởng mâu thuẫn nhau, không cho phép người ta trả lời lấp lửng, nước đôi,
tránh né vấn đề khi trả lời mà địi hỏi câu trả lời dứt khốt. Giúp ta tránh mâu
thuẫn trong tư duy, đảm bảo tính chặt chẽ, mạch lạc của tư tưởng, sử dụng quy
luật này để chứng minh, bác bỏ luận đề nào đó bằng phương pháp chứng minh
phản chứng.
2.4 Quy luật lý do đầy đủ
Quy luật lý do đầy đủ có thể phát biểu là: Một tri thức, một tư tưởng chỉ
được coi là đúng đắn, chân thực khi chúng đã được chứng minh, nghĩa là đã xác
định được đầy đủ lý do căn cứ của nó.
Cơ sở của quy luật là từ việc phản ánh những mối quan hệ bản chất giữa các
tư tưởng trong tư duy. Bởi vì trong tư duy, giữa các tư tương và giữa các yêu tố
cấu thành tư tưởng không tồn tại độc lập riêng rẽ, trái lại, giữa các tư tưởng luôn
8
8


tồn tại những mối quan hệ với nhau. Nhờ những mối liên hệ ấy tư duy của chúng
ta mới có thể rút tư tưởng này từ những tư tưởng khác và không ngừng đi sâu
vào khám phá thế giới khách quan
Quy luật này đòi hỏi việc thừa nhận tư tưởng nào đó là đúng đắn, chân thực
phải có đầy đủ căn cứ về mặt logic, tư duy và phải tuân theo hai điều kiện: là
phải xác định giá trị cho một ý nghĩ định hình; đưa ra đủ căn cứ của sự xác định
đó.Ví dụ: Ma có tồn tại. Đây là một suy luận vi phạm điều kiện thứ hai vì khơng
có căn cứ khoa học nào chứng minh điều này.
Tuân thủ nghiêm các quy luật cơ bản trình bày trên đây sẽ giúp suy nghĩ và

trình bày tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn mạch lạc và dễ hiểu.
Ứng dụng các quy luật này, dễ dàng phát hiện cái sai lầm trong suy luận của
mình và người khác để phản bác, vạch trần sự ngụy biện, hoặc tránh sai lầm,
tránh được các tư duy phi logic, mê tín dị đoan
3 Vai trị của các quy luật trong hoạt động của sinh viên
3.1 Vai trò
Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội, việc đào thải những tư duy cũ và
thay vào đó bằng lối tư duy logic, khoa học là điều kiện tất yếu phải xảy ra. Tư
duy logic và các quy luật của nó ln có những đóng góp khơng nhỏ trong hầu
hết các thành tựu của con người, trở thành nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền
vững và mạnh mẽ của xã hội trong thời đại mới. Do đó, việc nâng cao năng lực
tư duy logic vô cùng quan trọng và cần thiết đối đặc biệt là thế hệ sinh viên ngày
nay. Có thể nói, các quy luật logic của tư duy chính là bài học căn bản và nền
tảng nhất để thúc đẩy việc hình thành và nâng cao khả năng tư duy. Là một sinh
viên, khi được tiếp cận các quy luật logic em nhận thấy kiến thức này có vai trò
rất lớn đến việc cải thiện năng lực tư duy của bản thân vì các quy luật này được
áp dụng vô cùng trực quan, gần gũi với các vấn đề thực tế. Một ví dụ minh hoạ
9
9


là: Theo nguồn tin ngày 10.7.2021 của VTV, Phòng Cảnh sát hình sự cơng an
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp với công an huyện Châu Đức điều tra nguyên
nhân vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra ở xã Nghĩa Thành , Huyện Châu Đức
khiến hai mẹ con cô giáo tiểu học tử vong với vết dao cứa ở cổ. Theo nguồn tin
này, Cơng an điều tra vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân vụ án, nhưng trên
mạng xã hội Facebook ngày hơm đó có rất nhiều bài viết và bình luận viết rằng
nguyên nhân vụ án là do người con trai trầm cảm sau áp lực thi cử, cải nhau với
mẹ và đã đâm mẹ tử vong sau đó cắt cổ tự tử. Đó là những nguồn tin khơng xác
thực, chưa có chứng cứ rỏ ràng nhưng nhiều người đã vội xem thơng tin đó là sự

thật. Như vậy là vi phạm quy luật lí do đầy đủ.

Hình 3.1
Ngày nay, những hành động như thế xảy ra rất nhiều trong xã hội, nguyên
nhân là do thiếu nền tảng tư duy logic, dẫn đến việc “ tay nhanh hơn não”, làm
lan truyền những nguồn thơng tin khơng có căn cứ. Một vài trường hợp, còn gây
hại đến bản thân mình như việc lan truyền thơng tin về dịch bệnh Covid- 19
khơng có căn cứ sẽ bị xử phạt hành chính. Một minh chứng khác là trong lịch sử
dân tộc Việt Nam chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra điểm vi phạm quy luật logic
trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam 1945 là : “Bản tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: người ta sinh
10
10


ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về
quyền lợi”. Nhưng Pháp lại hành động ngược lại với bản tuyên ngôn nước Pháp,
chúng đi xâm lược, tước đi quyền tự do, dân quyền của Việt Nam. Tuy thời điểm
Pháp đọc bản tuyên bố và lúc Pháp xâm lược Việt Nam là khác nhau, nhưng
tuyên bố đó của Pháp là tun bố trước tồn dân có giá trị ln khơng đổi và
chúng đã hành động trái ngược lại với tư duy nêu trên, vi phạm quy luật khơng
mâu thuẫn. Vì vậy, Bác Hồ đã dựa vào mâu thuẫn trong tư duy logic để làm nổi
bật tội ác của Pháp khiến chúng khơng thể chối cải được. Qua hai ví dụ minh
họa trên, ta nhận thấy, việc nắm rõ các quy luật logic là vô cùng quan trọng đối
với mọi hoạt động đời sống đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực tư duy của
sinh viên. Vai trò cuả chúng được ví như là nền tảng để hình thành nên lối tư duy
logic, vì những hữu ích sau:
Đối với quy luật đồng nhất: nhận thức đúng quy luật này góp phần rèn luyện
cho ta một tư duy chính xác, rõ ràng giúp cho q trình tư duy mạch lạc, có tính
xác định chặt chẽ và nhất quán. Cũng là cơ sở để đánh giá phê phán những quan

điểm sai. Giúp rèn luyện khả năng lập luận, thuyết trình hoặc triển khai văn bản.
Ví dụ: Khi làm hợp đồng , quy luật đồng nhất giúp ta triển khai nội dung một
cách rỏ ràng, không sử dụng các từ mà nghĩa của từ ngữ đó dễ bị hiểu lầm, lẫn
lộn.
Đối với quy luật không mâu thuẫn: tuân thủ quy luật này giúp cho suy nghĩ
bảo đảm chặt chẽ, logic trong quá trình tìm ra chân lý vì một suy nghĩ đúng đắn
trong kết cấu logic sẽ không xuất hiện mâu thuẫn.Lấy quy luật này làm cơ sở, để
phát hiện ra mâu thuẫn trong suy luận của bản thân và người khác từ đó tìm cách
cải thiện tư duy bản thân và bác bỏ phán đoán giả dối. Đồng thời, dựa vào quy
luật này làm cho tư duy, suy luận của mình được chặt chẽ, khơng thể bị bắt lỗi
được.Ví dụ: Trường Teen là một chương trình gameshow tranh biện do Đài
Truyền hình Việt Nam thực hiện, dành cho các bạn học sinh yêu thích tranh biện
11
11


và nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình về những vấn đề trong xã hội. Trong
chương này, các cặp thí sinh thường lợi dụng sơ hở, mâu thuẫn trong lập luận
của đối thủ, để đặt câu hỏi, bác bỏ suy luận và dành phần thắng về mình. Đó là
một minh chứng cho việc của học sinh, sinh viên ứng dụng quy luật không mâu
thuẫn vào thực tiễn, để ngày càng phát triển tư duy cính mình.
Đối với quy luật loại trừ cái thứ ba: giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
thực tiễn và trong khoa học. Và khi quy về hai giá trị đúng và sai thì nó giúp ta
dễ dàng đưa ra lựa chọn một cách dứt khoát, tránh sự lấp lửng trong câu trả lời.
Giúp ta tránh mâu thuẫn trong tư duy, đảm bảo tính chặt chẽ, mạch lạc của tư
tưởng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để ta chứng minh, bác bỏ luận đề bằng cách
chứng minh phản chứng. Ví dụ: khi sinh viên giải một bài tốn xác suất, ta có thể
tìm một biến cố thơng qua biến cố đối của nó.
Đối với quy luật lý do đầy đủ: nắm vững nó giúp ta thắt chặt kỷ cương cho
tư duy, hướng tư duy tìm kiếm những cơ sở đảm bảo cho tính có căn cứ của kết

luận, giúp cho ta có được tư duy mạch lạc, rõ ràng, đáng tin cậy, dễ thuyết phục
mọi người. Và khi gặp vấn đề, ta sẽ luôn xem xét mọi việc bằng lí tính, căn cứ
xác thực,chứ khơng phải theo cảm tính, theo số đơng. Từ đó dễ dàng phát hiện ra
được sai lầm,mâu thuẫn trong suy luận, lời nói của người khác,và dựa vào đó
làm cơ sở để bác bỏ nó. Đồng thời, giúp thuận tiện hơn cho việc chọn lọc thông
tin, tiếp cận những thông tin đúng và loại trừ những nguồn tin khơng có căn cứ.
Tránh các lỗi logic, và mê tín dị đoan. Ví dụ: Khi gặp những tin tức có nội dung,
tiêu cực, gây kích động về chính trị.., các bạn sinh viên sẽ tìm hiểu căn cứ để xác
thực bản chất vấn đề, tránh việc nóng vội tin theo, chia sẽ trên mạng xã hội.
Khi nắm vững được các quy luật logic, ta có thể sử dụng chúng để làm cơ sở
cho việc xét đoán. Suy luận nào tuân theo quy luật thì hợp lí, và ngược lại thì giá
trị là vơ lí. Bên cạnh đó, việc áp dụng thành thạo các quy luật này trong cuộc
sống giúp ta tiếp cận và thấu hiểu sâu sắc hơn về cách nhận thức vấn đề từ đó
12
12


thấy được tính chân thực của tư tưởng và tính đúng đắn về hình thức tư duy
trong mỗi sự việc, sự vật; tránh được các lỗi logic cơ bản từng bước nâng cao
khả năng các tư duy logic: bác bỏ, phán đốn, suy luận, chứng minh.. Việc này
giúp ích cho sinh viên rất nhiều trong học tập, tư duy và cuộc sống. Vì thế, việc
nắm vững cái quy luật logic là vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao năng
lực tư duy của sinh viên.
3.2 Cách rèn luyện và vận dụng được các quy luật logic vào trong đời sống.
Quy luật logic của tư duy là một bài học nền tảng vơ cùng quan trọng giúp ta
hình thành và phát triển tư duy logic. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn cịn
tồn động nhiều bạn trẻ chưa có được lối tư duy logic, hoặc chưa biết cách vận
dụng nói vào đời sống. Vậy làm cách nào để có thể nắm bắt và vận dụng tốt các
quy luật logic này? Đây là một vài phương pháp và cách rèn luyện giúp ta hình
thành các quy luật tư duy logic: Có nhiều phương pháp để phát triển tư duy,

nhưng tất cả đều phải xuất phát từ sự nổ lực, cố gắn của bản thân mình. Đầu tiên
là phương pháp đọc sách, sách là một kho tàng kiến thức vô tận, vì thế nếu ta
biết dùng văn hố đọc một cách hợp lí, chọn lọc những điều hay, học theo cách
tư duy logic trong sách, cách sử dụng các quy luật logic vào từng tình huống,bổ
sung vốn hiểu biết cho mình. Thứ hai là ln có tư duy mở rộng vấn đề, kích
thích khả năng tìm tịi sáng tạo, và tích cực đặt câu hỏi để có thể hiểu vấn đề một
cách sâu nhất, tăng khả năng tìm ra mâu thuẫn để làm căn cứ phản bác. Thứ ba
là chăm chỉ giao tiếp, và qua quá trình trải nghiệm, giao tiếp đó thì khơng ngừng
đúc kết kinh nghiệm để hồn thiện bản thân mình. Thứ tư, tập thói quen suy nghĩ
thật kĩ trước khi nói, ln nói có căn cứ, sử dụng ngôn từ đồng nhất, tránh các
lỗi logic. Cuối cùng là khơng ngừng học tập và tìm hiểu các kỉ năng mới bổ trợ
cho quá trình phát tiển tư duy.

13
13


4 Kết luận.
Rene Descartes đã từng nói “Có trí óc tốt vẫn chưa đủ, quan trọng là biết sử
dụng nó”, thật vậy sự thông minh trong tư duy của con người là một điều cần có,
nhưng chưa đủ, bởi vì con người chỉ thật sự thành công khi biết phát huy đúng
điểm mạnh của tư duy mình. Các quy luật của logic chính là cách thức để phát
huy tốt nhất tiềm lực, tố chất của bản thân và giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề
một cách tổng quan logic, phát hiện được các mâu thuẫn trong lập luận, từ đó
đưa ra được giải pháp, hành động mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Vì thế, sinh viên
ln cần phải trang bị cho mình nền tảng quy luật logic thật vững mạnh, góp
phần hình thành tư duy tốt hỗ trợ mình mang lại thành công trong công việc và
cuộc sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Phạm Đình Nghiệm. Nhập mơn Logic học. Nxb. Đại học quốc gia, Tp. Hồ

Chí Minh, 2008, tr. 35-42. Bản đăng trên triethoc.edu.vn đã được tác giả cho
phép.
2.

Tiến sĩ Trần Hồng, Logic học nhận mơn, Nxb Đại học Sư Phạm Tp Hồ

Chí Minh, 2002
3.

Nguồn:

/>
logichinh-thuc.html?fbclid=IwAR2unoY-WRvO8Ox5EM30ACWdnfgoIEhRFAcInjWzJYzznIqph5i5b4H9gU , 2019
14
14


15
15



×