Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 17 trang )

Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

MỤC LỤC
Phần thứ nhất:
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

1. Lí do chọn đề tài

Trang 2

2. Thực trạng về dạy và học Tập viết chữ viết hoa.

Trang 3

3. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 4

Phần thứ hai
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 4

1. Giáo viên cần nắm rõ vị trí, yêu cầu cần đạt và nội dung
chuẩn kiến thức của phân mơn Tập viết.

Trang 4

1.1 Vị trí mơn Tập viết ở Tiểu học



Trang 4

1.2 Nội dung
Trang 5
2. Kết hợp giữa sử dụng công nghệ thông tin với phương pháp
dạy truyền thống trong dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh.
(kèm đĩa VCD)

Trang 5

3. Chia các chữ viết hoa thành các nhóm chữ: theo nét chữ
được viết và theo cỡ chữ.

Trang 8

4. Điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố xung quanh.
Trang 10
Phần thứ ba
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
Trang 13
3. Kết luận (kèm minh chứng):
Trang 13
4. Khuyến nghị
Trang 14

1/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2


Phần thứ nhất ĐẶT

VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Hai năm đầu cấp cắp sách đến
trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang
học tập. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiều học là vô cùng
quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là của học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng
cơ bản cho tồn bộ q trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất
đạo đức tôt như: tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận, kiên trì và óc thẩm mĩ. Đặc biệt
là tập viết chữ viết hoa lại càng khó. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết
cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận,
viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lịng tự trọng đối với
mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình...”
Trong thời đại cơng nghệ 4.0 như hiện nay, chúng ta dần trở nên ít sử dụng
chữ viết tay mà thay vào đó là chữ đánh máy. Bất kì ở đâu, cơng việc gì chúng
ta cũng bắt gặp con người sử dụng các đồ dung công nghệ như điện thoai thơng
mình, máy tính bảng …và…..Chính vì vậy, các em nhỏ, học sinh của chúng ta
cũng thành thạo hoặc biết về đánh chữ trên máy. Vậy để cho các em thấy được
tầm quan trọng của chữ viết tay là việc làm hết sức quan trọng. Hơn thế còn phải
dạy,phải hướng dẫn cho các em viết đúng, viết đẹp và hào hứng với việc tập viết
chữ là điều khó hơn. Do vậy người thầy phải có những biện pháp nhất định nào
đó để giúp cho học sinh nhớ về chữ viết và có sáng tạo hơn trong chữ viết của
mình,
Sau nhiều lần thay đổi, chúng ta lại quay trở về vơi mẫu chữ mềm mại, thanh
gọn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và có thẩm mĩ hơn. Tuy nhiên,
sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được.
Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em

cịn viết sai, viết q chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi
nhưng viết q xấu, trình bày khơng sạch sẽ, rõ ràng thì khơng thể trở thành một
học sinh giỏi tồn diện được. Về phía giáo viên, cịn sợ hoặc ngại dạy Tập viết
vì phải tỉ mỉ, nắn nót và khó hơn nữa là cách truyền đạt tới học sinh. Điều đó
ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các mơn học
khác nói chung. Là một giáo viên dạy lớp 2, tôi nhận thấy dạy Tập viết chữ viết
hoa là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ
năng viết chữ cho học sinh, nhất là học sinh lớp 2 lại càng quan trọng hơn. Vậy
nên, tôi đã dành nhiều công sức và tâm huyết với phần Tập viết chữ viết hoa
thật tốt để học sinh viết đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn. Đó cũng là nhằm
nâng cao chất lượng dạy- học ở Tiểu học nói chung và dạy – học chữ viết hoa
2/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

nói riêng. Chính vì vậy thấy được tầm quan trọng của môn tập viết, tôi đa đi sâu
tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu tìm ra một số yếu tố biện pháp giúp học sinh
viết chữ đẹp, mong các em trở thành những con người phát triển tồn diện, có
ích cho đất nước. Đây chính là lí do mà tơi chọn đề tài:
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2.
2. Thực trạng về dạy và học Tập viết chữ viết hoa.
2.1. Về phía giáo viên
- Về cơ bản, giáo viên Tiểu học chữ viết đạt chuẩn theo mẫu. Tuy nhiên phần
lớn giáo viên đều sợ hoặc ngại dạy Tập viết mà nhất là dạy chữ viết hoa cho học
sinh. Việc chuẩn bị cho một giờ dạy Tập viết của giáo viên cũng như việc đánh
giá và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo. Hơn nữa, do tính
chất của phân mơn như là: khơng hay, khơng hấp dẫn học sinh. Tâm lý giáo viên
thì ngại dạy, có người ngại do khơng viết được chữ mềm dẻo…..Đặc biệt là
khơng có hoặc chưa có một chun đề Tập viết nào do cấp trên tổ chức trong

nhiều năm học trở lại đây. Chính vì vậy, kết quả đạt được của phân môn này
chưa cao, chưa thể hiện rõ mà cịn chung chung, khái qt.
2.2. Về phía học sinh
- Theo kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 2 cho thấy, học sinh rất ngại tập viết
chữ viết hoa. Thứ nhất là chữ khó viết. Thứ hai là địi hỏi phải có sự kiên trì. Cả
hai điều này đối với một học sinh lớp 2 vừa mới từ lớp 1 lên nên rất khó. Các
em lại đang rất bỡ ngỡ với những mơn học hoặc phân mơn mới, mà trong đó tâp
viết chữ viết hoa là phân mơn địi hỏi các em phải kiên trì luyện tập.
Sau đây là phiếu điều tra mà tôi đã khảo sát từ một số tuần đầu của năm học.
Bảng khảo sát khi chưa thực hiện đề tài:
Cỡ chữ
Các nét chữ
Tổng thể chữ viết
STT
Lớp Sĩ
hoa
Số
Đạt
Đạt
Đạt



1

2D

38

<30% 70%


<40%

Từ 50% 30%

70%

2

2A

30

20%

35%

65%

20%

80%

80%

3/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2


3. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 2D – Trường Tiểu học Dương Liễu B- huyện Hoài Đức – Thành
phố Hà Nội.
- Tôi áp dụng với học sinh lớp mà tôi đang chủ nhiệm và giảng dạy và lấy lớp 2A
trong khối 2 để so sánh, đối chứng kết quả.
3.1.2. Thời gian, phạm vi nghiên cứu:
- Ngay từ đầu năm học, khi tơi nhận lớp, tơi đã chú ý tìm hiểu tình hình của
lớp và nhận thấy chất lượng của việc rèn chữ của học sinh sau ba tháng hè cịn
yếu. Thời gian mà tơi áp dụng đề tài là từ tháng 9/2019 và cho đến hết năm học,
Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tôi lấy kết quả vào cuối học kì 1.
3.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua đề tài này tơi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng dạy và học của việc rèn chữ để tìm ra phương pháp dạy học tốt và học
sinh thực hành tốt bài viết trong phân môn chính tả, tập viết và trong những mơn
học khác .

4/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Phần thứ hai

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ khi dạy
Tập viết chữ viết hoa cho học sinh.
1. Giáo viên cần nắm rõ vị trí, yêu cầu cần đạt và nội dung chuẩn kiến thức
của phân mơn Tập viết.

1.1 Vị trí phân mơn Tập viết ở Tiểu học
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu
học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái
La tinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và
giao tiếp. Với ý nghĩa này, phân mơn Tập viết khơng những có quan hệ mật thiết
tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà cịn góp phần rèn luyện một trong
những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường - kĩ năng viết
chữ. Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi
chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
1.2 Nội dung
Nhìn vào khả năng viết chữ và thực trạng dạy Tập viết của giáo viên Tiểu học
hiện nay mà việc dạy Tập viết phải được tiến hành theo các khâu cơ bản sau:
- Lên kế hoạch dạy học: Kèm theo giáo án điện tử với những bài (chữ viết hoa)
có khả năng làm được của giáo viên.
- Thực hiện kế hoạch trong giờ dạy trên lớp.
Một thực tế cho thấy, người lãnh đạo và người dạy đều thấy rõ về vai trị
của mơn Tập viết chữ viết hoa, nhưng lại chưa xây dựng các chuyên đề Tập viết
lớn để cho giáo viên trao đổi, học tập. Trong môn Tiếng Việt, chưa thực sự coi
trọng phân môn Tập viết như các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu... Vì thế,
chưa tạo được sự hứng thú khi dạy và học các phân môn này. Ở trong một số
trường khi đi kiểm tra, giáo án Tập viết vẫn còn một số giáo viên chưa hướng
dẫn học sinh một cách cơ bản và tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mấu, chưa kết hợp
nhuần nhuyễn việc dạy viết chữ với việc dãy nghĩa của từ, chưa hướng dẫn học
sinh cách trình bày theo từng loại văn bản (thơ, văn xi). Đặc biệt là có giáo
viên sử dụng giáo án điện tử nhưng chỉ là để làm thay việc hướng dẫn và viết
mẫu của giáo viên mà thôi.
2. Kết hợp giữa sử dụng công nghệ thông tin với phương pháp dạy truyền
thống trong dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh. (kèm đĩa VCD)
- Hiện nay, việc sử dụng giáo án điện tử với giáo viên khơng cịn là điều xa lạ

hay khó khan nữa. Tuy nhiên, đối với phân môn Tập viết lại là điều không hề dễ.
5/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Kết hợp sử dụng công nghệ thơng tin với phương pháp dạy truyền thống có thể
đem đến lợi ích, hiệu quả cao cho cả người dạy lẫn người học nếu người dạy sủ
dụng nó như một phương tiện giáo dục một cách đắc lực. Hoặc nó cũng có thể
mang lại tác hại: giậm chân tại chỗ nếu người dạy coi đó là cơng cụ thay thế
hồn tồn thao tác, việc làm của giáo viên. Nói tóm lại, người giáo viên cần sử
dụng linh hoạt, kết hợp sự tối ưu trong công nghệ thông tin với phương pháp
dạy truyền thống để đạt được kết quả dạy học ở mức cao nhất có thể. Người giáo
viên phải sử dụng thế nào đó để tạo sự hấp dẫn, lơi cuốn được học sinh vào bài
học của mình. Đây chính là mục đích của giải pháp này mà tơi thấy được.
- Muốn biện pháp này đạt được kết quả, tôi đã làm như sau:
+ Trước mỗi giờ lên lớp, ngoài việc lên kế hoạch dạy học, tôi cần xây dựng,
kiểm tra lại bài giảng điện tử của mỗi bài tập viết mà mình đã làm. Mỗi chữ viết
hoa đã được viết, được làm như thế nào trong bài giảng điện tử đó. Từ đó, tơi sẽ
lồng ghép với sự hướng dẫn của mình như thế nào để thu hút được học sinh,
+ Mỗi bài, phải có được hình chữ mẫu trên khung kẻ ơ để mơ phỏng cho học
sinh, vì nhìn trên màn hình chiếu học sinh sẽ thấy rõ hơn về chữ mà mình tập
viết. Kết hợp với lời giảng và chỉ dẫn của giáo viên mà học sinh quan sát dễ
dàng hơn để có những nhận xét về cấu tạo chữ, nhận biết về cỡ chữ được chính
xác nhất.
+ Phần quan trọng nhất của giải pháp này, cũng là phần khó khăn nhất với giáo
viên là tạo được hiệu ứng viết chữ. Nếu trong mỗi bài học mà có hiệu ứng này,
sẽ lơi cuốn học sinh hơn bởi sự dễ hiểu của nó. Bởi vì, trong phương pháp dạy
truyền thống, nhiều khi giáo viên vừa viết mẫu vừa nêu cách viết học sinh chỉ có
thể nhận được một hoạt động của giáo viên mà thôi. Vậy nếu tạo ra được hiệu

ứng viết chữ thì giáo viên lúc đó chỉ cần nói cách viết là học sinh biết. Sau đó
giáo viên viết lại trên bảng lớp cho học sinh quan sát mà thơi. Vì vậy, với nhiều
bài tơi đã có gắng tìm tịi, tham khảo để tạo được ứng dụng này cho bài dạy của
mình.
+ Sưu tầm tranh ảnh minh họa cho câu ứng dụng trong bài. Có thể nói đây là
phần hấp dẫn nhất giúp học sinh hiểu rõ và nhanh hơn về ý nghĩa của câu ứng
dụng trong mỗi bài.
+ Cuối cùng, để bài tập viết của học sinh đạt kết quả tốt nhất, tôi đã sử dụng
phần trình chiếu bài viết của học sinh. Đây là một ứng dụng công nghệ mới nhất
mà trường tôi đã tạo điều kiện cho giáo viên chúng tơi làm. Đó là mỗi lớp có
được một wedcame để trình chiếu. Việc chấm bài của học sinh trong vở Tập
Viết thường phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đặt ra cho từng bài học theo
chương trình quy định. Qua việc chấm bài, GV cần giúp cho học sinh tự nhận
6/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

thức được ưu điểm để phát huy, thấy rõ những thiếu sót để khắc phục, sửa chữa,
kịp thời động viên được những cố gắng, nỗ lực của từng học sinh khi viết. Cách
chấm bài Tập viết của học sinh về cơ bản tương tự như chấm bài chính tả. Điểm
khác là: Sau khi gạch dưới những chữ học sinh viết sai hoặc không đúng mẫu,
giáo viên có thể viết mẫu chữ đó ra lề vở cho học sinh đối chiếu, so sánh, tự rút
ra những chỗ chưa được để khắc phục. Bên cạnh việc ghi điểm, giáo viên cũng
cần ghi lời nhận xét ngắn gọn thể hiện sự biểu dương hay góp ý, yêu cầu về chữ
viết đối với học sinh.
Vậy là sau mỗi bài viết của học sinh, tôi lại chọn ra một số bài để chiếu
lên cho học sinh nhận xét. Có cả bài viết đẹp, đúng; có cả bài có lỗi chữ sai để
học sinh phân biệt. Nhờ có ứng dụng cơng nghệ này mà học sinh đế dàng nhận
ra chữ viết của mình đúng ở đâu, sai chỗ nào và tự biết cách điều chỉnh.

-Một số ví dụ:
+ Với các bài: Chữ hoa Ă, Â, chữ hoa Đ, chữ hoa Ê, sau khi giới thiệu về chữ
mẫu giáo viên chỉ cần thêm sile về chữ hoa A, D và E thế là học sinh nhận ra
ngay sự giống và khác nhau với các chữ đã học. Giáo viên lại không mất thời
gian lục đục lấy thêm mẫu chữ treo lên bảng.
+ Hoặc khi học viết chữ hoa G, tôi cũng chỉ cần chiếu lại phần cách viết chữ hoa
C thế là học sinh có thế nhận ra cách viết chữ hoa G.
+ Thậm chí có bài, tơi chỉ cần đưa mẫu chữ đã học, rồi làm hiệu ứng thêm nét để
ra chữ mới là học sinh đã tự nhận ra cách viết mà chưa cần cơ hướng dẫn.
Ví dụ:
*Cách viết chữ hoa Đ
Cách viết giống như viết chữ hoa D đã học, sau đó thêm nét gạch ngang ở đường
kẻ 3.
*Hướng dẫn viết chữ cái hoa P
* Gắn mẫu chữ P
+ Chữ P cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?GV chỉ vào chữ P và miêu tả:
+ Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn
vào trong không đều nhau.
GV hướng dẫn cách viết:
- Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên ĐK2.
- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết nét cong trên có 2
đầu uốn vào trong , dừng bút ở giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5.
*Hướng dẫn viết chữ hoa Q (kiểu 2):
- Nét 1 : Đặt bút trên ĐK6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối lượn
7/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2


vào trong bụng chữ, đến ĐK4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút như chữ hoa O
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần ĐK2 trong chữ O, viết
nét lượn ngang từ trong lịng chữ ra ngồi, dừng bút trên ĐK2.
Chữ viết hoa
đã học
Chữ hoa D

Cách làm

Chữ viết hoa mới

Chữ hoa E

Thêm dấu mũ trên đầu chữ
hoa E
Chữ hoa Ê

Chữ hoa U

Thêm cái râu móc ở nét
móc ngược phải chữ hoa U

Thêm nét gạch ngang giữa
thân chữ hoa D
Chữ hoa Đ

Chữ hoa Ư
- Với các cách làm mà giải pháp này đem đến tác dụng lớn trong giảng dạy
môn Tập viết.
+ Tác dụng lớn nhất mà ai cũng có thể nhận ra, đó là sự hấp dẫn, lơi cuốn của

cơng nghệ mang lại. Nó tạo ra sự hứng thú cho học sinh học tập. Nó khơng cịn
là mơn học cứng nhắc với các bước dập khuôn nữa.
+ Hiệu quả nữa của giải pháp này là: trong mỗi tiết dạy giáo viên không mất
nhiều thời gian cho việc sử dụng đồ dùng hay mẫu vật nữa. Thay vào đó giáo
viên tập trung vào hướng dẫn học sinh viết bài.
+ Một tác dụng nữa của biện pháp này đó là kết quả bài viết của học sinh được
trình chiếu ngay lên bảng cho cả lớp cùng xem. Vậy là các em có thể biết bài
của mình có sai hay đúng nét chữ nào giống của bạn không để tự sửa. Tôi cho
rằng đây là tác dụng lớn nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tập viết
cho học sinh.
3. Chia các chữ viết hoa thành các nhóm chữ: theo nét chữ được viết và theo
cỡ chữ.
- Tác dụng của giải pháp này là tạo ra sự tích cực trong học tập của học sinh.
Các em sẽ được chủ động nhận biết kiến thức, nhận ra kiến thức mới trong mỗi
bài học. Và đây, cũng chính là tác dụng lớn của giải pháp này. Thay vì việc nghe
giáo viên giảng rồi hình dung nét chữ, thì học sinh sẽ được trực quan trực tiếp về
các nét chữ giống nhau trong mỗi nhóm chữ. Qua đó các em chủ động thực hiện
viết nét chữ đã học cho chữ mới học.
8/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

- Cách làm này khơng có gì là khó đối với giáo viên. Chỉ cần dành ra một
khoảng thời gian là mọi người có thể chia nhóm chữ được.
+ Nhóm các chữ cái viết hoa có nét giống nhau
* Nhóm 1 gồm các chữ: U, Ư, X, Y, N(kiểu 2), M(kiểu 2)
* Nhóm 2 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N
* Nhóm 3 gồm các chữ: P, R, B,
* Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V

* Nhóm 5 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S,
* Nhóm 6 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, A(kiểu 2), Q(kiểu 2)
Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ,
tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Đặc biệt, học sinh còn tự nhận ra
nét đã học trong chữ mới và tự viết được nét đó. Từ đó, học sinh nắm chắc được
cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, tơi cũng cho các
em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết hướng dẫn học.
+ Nhóm các chữ cái viết hoa có cùng cỡ chữ: cả độ cao và độ rộng của chữ.
Phần lớn các chữ cái viết hoa có cùng cỡ chữ, chỉ có 1 vài chữ có độ cao
hoặc độ rộng khác biệt. Vậy nên việc chia các chữ cái theo cỡ chữ là khơng mấy
khó khăn. Việc chia theo cỡ chữ sẽ giúp học sinh nhận diện cỡ chữ để viết đúng
cỡ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Các em sẽ không mất thời gian quan sát mẫu mà nhận
dạng, hình dung, sau đó thao tác được nhanh hơn và chính xác hơn.
*Độ cao của chữ: Dù là chữ cỡ vừa hay cỡ nhỏ thì phần lớn các chữ có độ cao
tương đồng. Duy nhất có hai chữ cái viết hoa là có độ cao khác biệt do cấu tạo
chữ. Đó là chữ hoa G và chữ hoa Y.
*Độ rộng của chữ: Trong chữ viết hoa hay viết thường thì độ rộng của chữ bao
giờ cũng là phần mà học sinh khó định lượng nhất, cịn giáo viên thì khó hướng
dẫn nhất. Chính vì thế, việc chia các chữ thành nhóm chữ có độ rộng cũng khó
hơn nhưng lại giúp học sinh dễ nhớ hơn. Đặc biệt là với cỡ chữ nhỏ. Các chữ có
độ rộng khác biệt nhất là chữ hoa M cả kiểu 1 lẫn kiểu 2. Dưới đây là một số
hình mẫu chữ:

9/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

*Ví dụ:
Bài chữ hoa G

Sau khi học sinh quan sát chữ mẫu trên màn hình, trả lời câu hỏi
+ Chữ hoa G cao mấy li, rộng mấy ô li? (Chữ hoa G cao 8 li, rộng 4 ô li.)
+ Chữ hoa G gồm mấy nét? Là những nét nào? (Chữ hoa G gồm 2 nét: Nét 1 là
kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái, 2 nét này viết liền tạo vòng
xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết dưới.)
+ Chữ hoa G có nét chữ giống nét chữ hoa nào đã học?/ Có nét 1 giống chữ hoa
C.
Giáo viên sẽ chỉ trên màn hình rồi nêu cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang
6, viết nét cong dưới (giống chữ hoa C), sau đó đổi chiều bút viết nét cong trái
tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, dừng bút trên ĐK ngang 2. Từ điểm dừng bút của
nét 1, đổi chiều bút viết tiếp nét khuyết dưới, dừng bút ở ĐK ngang 2.
4. Điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố xung quanh.
- Với nhiều năm dạy, tơi thiết nghĩ đây là một yếu tố cực kì quan trọng. Nó có
tầm ảnh hưởng lớn đến chữ viết của học sinh. Cho dù học sinh đã hiểu bài, đã
nắm được cách viết chữ…nhưng với các yếu tố về cơ sở vật chất lại quyết định
đến kết quả chữ viết của học sinh rất nhiều. Đây là giải pháp cuối cùng nhưng
nó lại mang yếu tố quyết định đến chất lượng chữ viết của học sinh và hiệu quả
bài dạy của giáo viên.
- Mỗi một yếu tố có tác dụng riêng nhưng tựu chung nó lại đem đến hiệu quả
thật lớn. Chính vì vậy, khi dạy Tập viết người giáo viên cần chú ý đến tất cả các
yếu tố này. Sau đây tôi sẽ nêu kĩ hơn về từng yếu tố:
4.1. Yếu tố về ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ
của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học đều được trang bị bàn ghế,
đèn chiếu sáng cho các lớp học và đều đạt chuẩn. Tuy nhiên, trong bất cứ giờ
học nào, khi vào lớp thì giáo viên cần để ý đến ánh sáng đầu tiên cho học sinh.


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2


Nếu ngồi trời khơ ráo, có ánh sáng mặt trời thì cần mở cửa lấy đủ ánh sáng cho
học sinh. Cịn với những hơm tối trời do thời tiết thì cần bật hết hệ thống đèn
điện để lấy đủ ánh sáng cho các em. Anh sáng theo tiêu chuẩn học đường có
bảng chống lố, có dịng kẻ rõ ràng mới giúp học sinh học tập tốt mà trong tiết
Tập viết mới đạt hiệu quả tối đa.
Đối với bàn ghế cũng vậy, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học
sinh cấp lớp 2. Bàn ghế kê không ngay ngắn cũng làm ảnh hưởng tới tư thế ngồi
viết của các em, khơng những thế cịn ảnh hưởng tới sức khỏe của các em sau
này. Bời thế nên khi vào lớp, tôi phải quan sát tới bàn ghế của học sinh. Nếu bàn
ghế nào chưa ngay ngắn, lập tức tôi chỉnh sửa lại. Một việc nhỏ nữa cũng cần
chú ý, đó là khoảng cách giữa các em học sinh. Đây là việc mà tôi thường xuyên
phải nhắc nhở, để cho các em ngồi đúng chỗ, cách đều các bạn. Học sinh lớp 2
vẫn cịn nhỏ, tính hiếu động cao nếu giáo viên không chú ý, các em sẽ ngồi sán
với nhau để trò chuyện hoặc làm việc riêng ngay. Chính vì thế, khi viết bài cần
chú ý đến khoảng cách chỗ ngồi cho các em.
4.2. Bút viết của học sinh
Nhiều người cho rằng, với học sinh tiểu học thì viết bút nào cũng được
miễn sao là bút mực. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Càng với học sinh
nhỏ, việc lựa chọn bút viết cho các em càng cần phải kĩ càng. Hiện nay, trên thị
trường có rất nhiều loại bút mực, nhưng để có loại bút phù hợp cho học sinh lớp
2 là không hề dễ chọn. Khơng phải học sinh nào cũng có thể viết được bút mài
ngịi, hay em nào cũng có thể viết được các loại bút. Vì vậy, năm học nào cũng
vậy, ngay từ đầu năm tôi đã quan sát xem học sinh của mình viết loại bút như
thế nào, có phù hợp với các em khơng. Thậm chí tơi đã chọn loại bút mà tất cả
học sinh đều có thể viết được. Đó phải là bút có ngịi lá tre, có phần đầu cầm dễ
dàng, bút phải nhẹ để các em có thể sử dụng trơn tru. Có thể nhiều giáo viên cho
rằng như thế là cầu kì, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm rèn chữ cho học sinh
thì tơi biết đó là việc làm khơng thừa chút nào. Chính vì vậy, các bài tập viết của
học sinh lớp tôi đều đạt hiệu quả cao, chất lượng vở sạch chữ đẹp cũng khá tốt
so với các lớp cùng khối.

Ngoài các yếu tố trên về cơ sở vật chất thì cịn một vài yếu tố nhỏ nữa
khơng thể bỏ qua. Đó là, bảng con, phấn viết của học sinh. Nếu bảng con
khơng có kẻ li rõ, phấn viết bị cứng quá cũng sẽ ảnh hưởng đến phần tập viết
của các em. Bởi trước khi học sinh viết bài trong vở thì các em đều phải luyện
trên bảng để làm quen. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra
những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì

11/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

tơi thống nhất tồn lớp để tránh tình trạng của em này thì có ơ to, bảng của em
kia thì có ơ nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết
Đây là mẫu bút mực và bảng con tôi hướng dẫn học sinh sử dụng khi tập viết.

4.3. Yếu tố về tư thế ngồi và cách cầm bút viết
- Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi
nghiêng, vẹo sẽ dẫn đến chữ viết khơng thẳng, bị lệch dịng. Khơng những thế
cịn có hại cho sức khoẻ: Sẽ bị cận thị nếu cúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, phổi
bị ảnh hưởng…. Nếu ngồi viết không ngay ngắn. Vì trẻ nhỏ tư duy trực quan là
chủ yếu nên để các em nhớ kĩ tư thế ngồi viết và cách cầm bút tôi đã treo ở lớp
bức tranh “Hướng dẫn tư thế ngồi viết, ..”được phóng to từ vở tập viết in và
được tô màu để hấp dẫn các em .
- Một việc hết sức quan trọng là cách cầm bút.
+ Cầm bút bằng ba đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc
vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá).
+ Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng từ trái sang phải (Chú ý
không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy).
+ Cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại

và thoải mái. Tôi lưu ý các em cách cầm bút vừa phải. Còn vở viết cũng nên đặt
hơi nghiêng sang phải để viết được dễ dàng và thuận lợi hơn. Trước khi viết bài
tôi cũng luôn hỏi các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút và cách đặt vở. Những
yếu tố tưởng chừng như không quan trọng ấy nhưng thực chất đã góp phần tích
cực vào việc rèn chữ cho học sinh.
Nếu giáo viên thường xuyên chú ý đến yếu tố này không những chỉ giúp học
sinh ngồi học đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ viết mà còn giúp đảm bảo về sức khỏe
cho học sinh: chống cận thị, tránh cong vẹo cột sống ,… Đây chính là tác dụng
của yếu tố này khi dạy học sinh tập viết.


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Phần thứ ba

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Do nắm được vai trị quan trọng của mơn Tập viết nên những việc làm trên
đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ hoc. Nếu so với đầu
năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí cịn lệch dịng kẻ, sai cỡ chữ thì
chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, bài viết sạch đẹp: tốc độ viết của
học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Cụ
thể là:
- Nhiều em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, sạch.
- Một số em thời gian đầu viết chữ cịn nguệch ngoạc, thậm chí là khơng
biết viết chữ viết hoa, nhưng giờ đây, các em đã biết viết và có chữ hoa viết
được đẹp.
- Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định
và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn.
- Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận.

- Lớp đạt lớp Vở sạch chữ đẹp học kì 1 lớp 2D.
Sĩ số
38 HS

Loại A

Loại B

30 HS = 78,9%

8HS = 21,1%

Một kết quả nữa không thể không kể tới, đó là học sinh đã bắt đầu thích
viết chữ viết hoa, ứng dụng để viết chữ viết hoa đúng.
Dưới đây là bảng khảo sát kết quả sau khi thực hiện đề tài
Cỡ chữ
Lớp Sĩ
Số

Đạt



Đạt



Tổng thể chữ viết
hoa
Đạt



1

2D

38

85%

15%

>90%

<10%

85%

15%

2

2A

30

70%

30%


>80%

<20%

>70%

<30%

STT

Các nét chữ

13/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Bảng so sánh đối chiếu trước – sau khi thực hiện đê tài
Cỡ chữ

Các nét chữ

STT

Đạt



Trước
khi

thực hiện
<30% 70%
Sau khi thực 85%
hiện

15%

Đạt



<40%

Từ 50%

>90%

<10%

Tổng thể chữ viết
hoa
Đạt

30%

<70%

>90%

<10%


So sánh
2. Khuyến nghị:
Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tơi xin có một vài đề xuất
sau:
*Đối với nhà trường:
- Cung cấp hoặc hướng dẫn giáo viên cách soạn giáo án điện tử phần cách viết
chữ hoa trên phần mềm PowePoin để làm phong phú hơn cho bài giảng điện tử
phân môn Tập viết.
- Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra
từng nét chữ để giúp học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết.
- Nhà trường có thể tổ chức cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh và
giáo viên.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” tiêu biểu.
- Đặc biệt là đề nghị tổ chức nhiều chuyên đề Tập viết ở các cấp để cho giáo
viên chúng tôi học hỏi và trao đổi lẫn nhau. Đây là việc làm rất cần mà những
năm qua chưa có.
* Đối với mỗi giáo viên:
- Địi hỏi đầu tiên theo tơi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ. Trong
mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng
như hứng thú cho học sinh.
- Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp (vì tư duy của trẻ chủ
yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo).
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo.
- Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức như: sưu
tầm tranh ảnh, chữ mẫu đẹp để phục bài học.
14/15



Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

- Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ
trong việc “Rèn chữ - Giữ vở”.
Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong
việc dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2. Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo
viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các em sẽ có
những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có
tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân
tương lai của đất nước.
Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra. Tơi rất mong có sự bổ
sung, ý kiến góp ý của Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên trong khối,
trong trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 20/2/2020
Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hồng

15/15


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Bài viết của học sinh ở phân môn Tập viết.


Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Bài viết của học sinh ở phân mơn Chính tả.




×