Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.87 KB, 11 trang )

Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

A - PHẦN MỞ ĐẦU
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết khi x©y mét toµ nhµ cao tÇng hiƯn ®¹i th× viƯc xư
lý mãng lµ hÕt søc quan träng, mµ nỊn mãng ng«i nhµ l¹i lµ phÇn n»m s©u trong
lßng ®Êt, nªn ngêi ta thêng chØ nh×n thÊy nh÷ng tÇng cao ë trªn; chØ cã nh÷ng ng-
êi x©y dùng, nh÷ng ngêi cã chuyªn m«n míi thÊy râ tÇm quan träng, gi¸ trÞ ®Ých
thùc cđa nã. BËc TiĨu häc còng ®ỵc coi nh c¸i nỊn mãng cđa ng«i nhµ tri thøc
kia. BËc tiĨu häc ®· t¹o nh÷ng c¬ së ban ®Çu rÊt c¬ b¶n vµ bỊn v÷ng cho c¸c em
tiÕp tơc häc c¸c bËc häc trªn. Néi dung gi¶ng dạy cđa tiĨu häc lu«n g¾n liỊn víi
thùc tiƠn, phơc vơ thiÕt thùc cho cc sèng, kh«ng chØ cã thÕ mµ mçi m«n häc ë
tiĨu häc ®Ịu gãp phÇn vµo viƯc h×nh thµnh vµ ph¸t triĨn nh©n c¸ch häc sinh, cung
cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và
sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.
Ngµy nay, sù ph¸t triĨn m¹nh mÏ cđa khoa häc kü tht vµ c«ng nghƯ
th«ng tin ®· lµm cho kh¶ n¨ng nhËn thøc cđa trỴ còng vỵt tréi. §iỊu ®ã ®· ®ßi hái
nh÷ng nhµ nghiªn cøu gi¸o dơc lu«n lu«n ph¶i ®iỊu chØnh néi dung, ph¬ng ph¸p
gi¶ng d¹y phï hỵp víi nhËn thøc cđa tõng ®èi tỵng häc sinh nh»m kh«ng ngõng
n©ng cao chÊt lỵng gi¸o dơc toµn diƯn gãp phÇn ®µo t¹o nh©n lùc, båi dìng nh©n
tµi cho quª h¬ng, ®Êt níc.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
cung cấp những tri thức ban đầu về kó năng đọc cho học sinh, rèn luyện cho
học sinh thành những thói quen, kó năng, kó xảo. Trong cuộc sống xã hội con
người ln ln phải giao tiếp với nhau. Có nhiều cách để giao tiếp, song phổ
biến chủ yếu là sử dụng ngơn ngữ. Nhờ ngơn ngữ con người có thể trò chuyện,
trao đổi tin tức, bày tỏ tư tưởng tình cảm, học tập tri thức khoa học… Mọi sinh
hoạt đều sử dụng ngơn ngữ làm phương tiện thơng tin. Chính vì thế, việc giúp
học sinh học thành thạo tiếng Việt là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên
chúng ta. Trên cơ sở biết, hiểu tiếng Việt, học sinh học tập các mơn học khác.
Trong q trình học tập, học sinh được củng cố và khắc sâu thêm những tri thức


và kỹ năng về tiếng Việt. Mơn Tiếng Việt nói chung, được dạy theo quan điểm
giao tiếp nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình “hình thành và phát triển” ở
học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). Những kỹ năng
1
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

này được rèn luyện thông qua các phân môn, trong đó phân môn Tập đọc có
nhiệm vụ rèn các kỹ năng đọc, nghe và nói mà trọng tâm là kỹ năng đọc. Tập đọc
là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc
cho học sinh.Năng lực đọc được tạo từ 4 kĩ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng
của đọc. Bốn kĩ năng được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và
đọc thầm. Vào lớp 1 học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi
sang hoạt động học tập. Đó là một khó khăn đối với các em. Đặc biệt vào lớp 1
chỉ có sự phát triển lời nói là vẫn tiếp tục, các em bắt đầu tiếp xúc với một hình
thức hoạt động, một phong cách ngôn ngữ mới, hoàn toàn khó : đọc và viết.
Chính đặc điểm này đòi hỏi giáo viên phải có cách cư xử đặc biệt với học sinh.
Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, luôn nhấn mạnh vào những thành
công của học sinh. Làm việc kiên trì, tỉ mỉ, khả năng biết tổ chức quá trình dạy
học kết hợp với vui chơi. Người giáo viên phải nắm đặc điểm tâm sinh lí của học
sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi học chữ để có những
biện pháp giáo dục hợp lí.
Đối với học sinh lớp 1 việc giúp các em biết đọc, đọc thành thạo, đọc trơn
tiếng, từ ngữ, luyện đọc lưu loát câu, văn bản là việc làm quan trọng. Qua đó, học
sinh sẽ nhớ và hiểu được nội dung bài. Từ đặc điểm tình hình thực tế hiện nay
trong các trường học là dạy đầy đủ các môn. Muốn học được các môn học khác
học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là kĩ năng đọc. Chính vì vậy
chương trình Tiểu học hiện nay xác định : Dạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh sử
dụng Tiếng Việt hiện đại để học tập và giao tiếp trong các môi trường học tập
phù hợp với lứa tuổi. Các kĩ năng được rèn luyện thông qua nhiều bài tập mang
tình huống phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, có tác dụng kích

thích trẻ có những hành vi ngôn ngữ ứng xử tự nhiên, phù hợp. Tiếng Việt ở Tiểu
học được dạy theo các kiểu bài rèn luyện kĩ năng. Kĩ năng trở thành tiêu chí để
xây dựng các bài dạy. Ở lớp 1 chủ yếu tập trung vào học vần với yêu cầu cần đạt:
Đọc đúng các âm, vần, tiếng của Tiếng Việt, đọc trơn các câu ngắn, đoạn văn
khoảng 20 tiếng có nội dung phù hợp và cụ thể với lứa tuổi, hiểu được nghĩa các
từ ngữ thông thường và ý của câu.Việc rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng ở lớp 1
được thể hiện ở phân môn học vần và tập đọc.
2
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp kiến thức một cách
toàn diện cho học sinh. Thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc, tôi
đã quyết định chọn đề tài: "Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một”.
II. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC
SINH LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I QUẢNG SƠN
1/. Thuận lợi:
Bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp Một và được dự giờ, học hỏi
đồng nghiệp nên tôi cũng đúc rút cho mình được nhiều kinh nghiệm trong rèn
luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Đặc biệt trong năm học này, ngay từ những
ngày đầu nhận lớp tôi rất chú ý đến các đối tượng học sinh và hình thành cho các
em những kĩ năng cơ bản ban đầu phục vụ cho việc học như kĩ năng nghe,
nói,đọc,viết, tính toán. Một trong những kĩ năng mà tôi quan tâm nhất là kĩ năng
đọc.
Đa số học sinh lớp 1 đã được học qua trường lớp Mầm non nên nhanh nhẹn
hơn trong học tập.
Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, mát mẻ, thuận lợi cho việc giảng dạy
của thầy và hoạt động học tập của trò. Ban Giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong công tác.
Hầu hết giáo viên đã vận dụng được việc tổ chức cho học sinh được luyện
đọc nhiều, luyện đọc cá nhân, luyện đọc nhóm, tổ… Qua hoạt động luyện đọc,

giáo viên luôn chú ý giúp học sinh nhận xét, sửa lỗi phát âm, đảm bảo tốc độ đọc.
Trong mỗi tiết học giáo viên luôn lồng ghép các hình thức thi đua, trò chơi, nhằm
cụ thể hóa, truyền thụ kiến thức nhẹ nhàng đến học sinh, phát triển năng lực tư
duy của các em.
2/. Khó khăn:
Đôi lúc giáo viên chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, còn
lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học. Hình thức lớp tổ chức chưa phù hợp ở
một số tiết dạy, còn mất nhiều thời gian.
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhưng thao tác còn chậm làm ảnh
hưởng đến thời gian tiết học. Trình độ học sinh trong lớp chưa đồng đều nên khó
khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức.
3
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

Một số em phát âm chưa chính xác, hay sai do thói quen giao tiếp ở địa
phương gây khó khăn cho giáo viên trong việc rèn đọc.
Từ tuần 1 đến tuần 24, học sinh được học về âm vần; vẫn còn một số em
đọc chậm, có khi còn phải đánh vần nhẩm trước khi đọc tiếng. Từ tuần 25 đến
tuần 35 chuyển từ học vần sang học Tập đọc, phương pháp mới, qui trình mới
làm cho học sinh bỡ ngỡ, do đó các em tiếp thu chậm.
III .M Ộ T SỐ BIỆN PHÁP R ÈN KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG TỐT
CHO HỌC SINH LỚP 1
Trong giờ tập đọc, để tích cực hóa hoạt động của người học, làm cho mỗi
học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển cần tổ chức hoạt động của học
sinh thơng qua các biện pháp và hình thức luyện tập chủ yếu sau:
1/. Người giáo viên phải biết đọc mẫu:
Đọc mẫu là một hoạt động mang tính đặc thù của giáo viên dạy lớp 1. Khi
dạy tập đọc người giáo viên phải đọc mẫu trước lớp để học sinh noi theo. Từ đó
dần dần hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Giọng đọc mẫu của giáo viên có
tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó người giáo viên phải biết đọc

đúng.
Ví dụ:
Qua bài tập đọc “Trường em” giáo viên cần đọc mẫu bài văn với giọng
chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm để giúp học sinh hiểu được sự thân thiết của ngơi
trường với bạn học sinh, từ đó giúp các em luyện đọc được tốt.
2/. Người giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh tập đọc:
Hiện nay có nhiều cách phân chia các hình thức đọc. Nếu dựa trên cơ sở âm
thanh phát ra khi đọc, người ta chia ra đọc thành tiếng và đọc thầm. Nếu dựa vào
số lượng học sinh tham gia đọc cùng lúc phát ra âm thanh, người ta chia ra đọc
đồng thanh và đọc cá nhân. Luyện kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên thường
phải quan tâm đến cả hai hình thức (đặc biệt là các lớp đầu của cấp tiểu học)
nhằm giúp từng cá nhân đạt được u cầu đề ra trong từng giai đoạn học tập.
a). Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh luyện đọc các tiếng, từ ngữ có âm
vần khó. Vậy cần dựa vào đâu để tìm ra các tiếng, từ cần luyện đọc ?
- Dựa vào các từ ngữ được gợi ý trong sách giáo khoa.
4
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

- Căn cứ vào trình độ đọc của lớp để tìm thêm ở trong bài một số từ ngữ cần
luyện đọc
- Cho học sinh tự phát hiện các từ ngữ khó đọc để giáo viên cho luyện đọc.
Ở trường, chúng tôi thường dựa vào trình độ đọc của lớp để tìm các từ khó
đọc. Khi tìm các tiếng có âm, vần khó mà các em hay đọc sai, nhầm lẫn giáo viên
thường qui ước:
+ Tìm những tiếng có âm đầu khó đọc: v - ; qu - ; nh ; tr…
+ Tìm những tiếng có âm cuối đọc hay bị sai: -t ; -n ; c; …
+ Tìm những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã…
Như vậy, giáo viên chỉ cần đưa ra kí hiệu các em sẽ biết nhiệm vụ mình cần
làm là gì.

Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc cấu trúc của âm tiết tiếng Việt trong
bước đầu học vần. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng đọc trơn một âm tiết.
Trong quá trình luyện đọc giáo viên cần kết hợp cho học sinh phân tích tiếng
để củng cố kiến thức đã học về cấu tạo tiếng.
Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc tiếng “mưu” cần kết hợp cho học sinh phân
tích:
+ Tiếng “ mưu” gồm có âm “m” ghép với vần “ưu”
+ Tiếng “ khỏe” gồm có âm “kh” ghép với vần “ oe”và thanh hỏi trên âm “
e”.
Sau khi luyện đọc tiếng , giáo viên cho học sinh luyện đọc từ ngữ. Có thể
cho học sinh tìm từ khó vì thường tiếng khó sẽ gắn liền với một từ ngữ khó đọc.
Ví dụ: Trong bài “Đầm sen ”
- Tiếng khó là “khiết”, học sinh có thể tìm từ “thanh khiết”.
- Tiếng khó là “ngát”, học sinh có thể tìm từ “ngan ngát”; …
Giáo viên hướng dẫn các em luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ sẽ giúp các em
nhớ từ dễ dàng hơn.
Ví dụ: Trong bài “Đầm sen” khi cho học sinh luyện đọc từ khó, giáo viên kết
hợp giải thích từ :
Thanh khiết: Mùi thơm nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu.
Ngan ngát: Mùi hương thơm lan toả rộng, nhẹ nhàng dễ chịu.
b). Luyện đọc câu:
5
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

Nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhận
xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
Giáo viên có thể tổ chức cho từng học sinh đọc, từng cặp học sinh đọc, đọc
theo nhóm (bàn, tổ). Tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp đều được luyện
đọc, đọc nhiều, đặc biệt chú ý tới các em học kém. Để mọi học sinh đều được
đọc, đọc nhiều, khi đọc từng câu giáo viên chỉ định học sinh đọc nối tiếp theo

hàng dọc, hàng ngang, theo tổ, theo nhóm…
Nên chú ý luyện đọc nhiều lần các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc các câu
có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung. Trước khi luyện đọc
từng câu, giáo viên cần hướng dẫn trước cho học sinh những chỗ cần nghỉ hơi
( khi gặp dấu phẩy, khi gặp những chỗ ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung).
Ví dụ: Khi học sinh luyện đọc các câu trong bài “Đầm sen” nên chỉ rõ các chỗ
cần nghỉ hơi.
“Hoa sen /đua nhau vươn cao.//Khi nở /cánh hoa đỏ nhạt/ xòe ra,/ phô đài sen
và nhị vàng //.”
“Suốt mùa sen / sáng sáng / lại có những người / ngồi trên thuyền nan /rẽ lá
hái hoa //.”
Trong các câu trên, câu nào cũng có chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của
nội dung, đòi hỏi giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh. Thực tế cho thấy, nếu được
hướng dẫn cụ thể học sinh sẽ biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhờ vậy giọng đọc trở
nên có yếu tố diễn cảm.
Ở hoạt động này giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc trơn
từng câu cho đến hết bài. Thông qua hình thức luyện đọc này vừa giúp học sinh
có điều kiện rèn kỹ năng đọc, vừa tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh trong tiết học.
c). Luyện đọc đoạn, bài:
Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể chép lại văn bản lên bảng song
không nên quên sử dụng sách giáo khoa ngay từ tiết 1, giúp học sinh quen làm
việc với sách, cá thể hóa việc đọc khi yêu cầu các em đọc nhẩm, đọc thầm, đọc
thành tiếng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng tham gia các trò chơi luyện đọc dưới
nhiều hình thức trò chơi: thi đọc cá nhân, thi đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc trò
6
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

chơi tiếp sức, truyền điện… nhằm rèn luyện kỹ năng đọc và phát triển khả năng

làm việc độc lập của học sinh.
Giáo viên cần “biết nghe học sinh đọc” phát hiện khả năng đọc của mỗi em
để có cách dạy thích hợp với từng học sinh khi đọc cá nhân, từ đó có cách rèn
luyện thích hợp với từng em. Ngoài ra giáo viên còn cần biết cách gợi ý, khuyến
khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ “được” hay “chưa được” của
bạn, nhằm giúp học sinh biết rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn; tránh nhận xét
chung chung, không “dạy” được điều gì cho học sinh về cách đọc.
Đây cũng là điểm lưu ý chung về nguyên tắc dạy học: giáo viên phải nắm
được và xử lý kịp thời những “thông tin ngược” (từ học sinh) để nâng cao hiệu
quả giảng dạy. Đối với học sinh đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc
ảnh hưởng thói quen (ê a, liến thoắng…). Giáo viên cần chỉ rõ hạn chế và tìm
cách giúp đỡ học sinh khắc phục.
Giáo viên nên tổ chức cho học sinh đọc cá nhân thi đua giữa các tổ nhằm rèn
luyện kỹ năng đọc giúp học sinh đọc trơn, đọc thành thạo văn bản và khuyến
khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét cách đọc của bạn từ đó giúp các em có
kỹ năng đọc tốt bài văn.
Ví dụ: Bài “Đầm sen”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 1: “Đầm sen….mặt đầm”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 2: “Hoa sen….xanh thẫm”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 3: “Suốt mùa sen…hái hoa.”
Sau đó, giáo viên cho mỗi tổ đọc một đoạn nối tiếp nhau.
Gọi 2 học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
IV .M Ộ T S Ố PH ƯƠ NG PHÁP D Ạ Y H Ọ C S Ử D Ụ NG TRONG PHAÂN
MOÂN T Ậ P ĐỌ C:
Để việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập đọc nói riêng có hiệu quả, cần
sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh,
các phương pháp đặc trưng của môn học. Một số phương pháp thường sử dụng
trong phân môn Tập đọc:
1/ Phương pháp trực quan:
- Giọng đọc mẫu của giáo viên.

7
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

- Gạch chân (hoặc viết) các tiếng, từ khó để các em được nhìn (bằng mắt), được
tập phát âm (bằng miệng), được nghe (bằng tai), tập viết (bằng tay) sẽ giúp các
em nhớ lâu và đọc đúng.
- Tranh ảnh minh hoạ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đầm sen” nên có vật thật hoặc có tranh ảnh chụp để các em
nhìn tận mắt, học sinh sẽ hiểu cách so sánh và miêu tả của tác giả là đúng và hay,
từ đó các em sẽ cảm nhận tốt bài học.
2/ Phương pháp đàm thoại:
Là phương pháp mà giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài.
Muốn đọc diễn cảm trước hết phải cảm thụ tốt bài văn, phải tái hiện được các
hình tượng đẹp trong tác phẩm. Giáo viên cần hướng dẫn các em những câu hỏi
đàm thoại dễ hiểu.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đầm sen” giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi giúp học
sinh tìm hiểu về đặc điểm của đầm sen:
Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen?
Khi nở, hoa sen trông như thế nào?
Tìm câu văn tả hương sen?
3/ Phương pháp luyện tập:
Là luyện đọc khi dạy Tập đọc, luyện trí nhớ khi dạy học thuộc lòng, là
phương pháp chủ yếu thường xuyên khi dạy Tập đọc, học thuộc lòng. Dưới sự
chỉ đạo của giáo viên, học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Kĩ năng đọc, học thuộc
lòng cần hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện
tập tại lớp, nhận xét và ghi điểm.
Cần chú ý luyện đọc từ dễ đến khó:
+ Luyện phát âm tiếng khó, học sinh hay nhầm lẫn.
+ Luyện phát âm các cụm từ.
+ Luyện đọc đúng tiến tới luyện đọc nhanh, đọc diễn cảm

* Trong thực tế dạy học các phương pháp thường được sử dụng phối hợp chặt
chẽ, không có phương pháp nào là vạn năng. Điều quan trọng là giáo viên phải
nắm vững các phương pháp, các điều kiện cụ thể để vận dụng một cách linh hoạt
và sáng tạo.
V.KẾT QUẢ :
8
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

Qua việc áp dụng những biện pháp rèn kĩ năng đọc và cho học sinh thực
hành, đa số các em đều đọc thành thạo, lưu loát, có nhiều em đọc rất tốt .
Kết quả môn học được nâng cao, cụ thể:
Năm học Số lượng
Học sinh
Giỏi % Khá % Trung
bình
% Yếu %
2011-2012 25 10 40 % 12 48 % 3 12 % 0
Để đạt được những kết quả trên là nhờ giáo viên nắm vững trình tự giảng dạy
môn Tập đọc. Hầu hết các tiết dạy đều đảm bảo được mục tiêu bài dạy, giáo viên
vận dụng tốt các phương pháp phù hợp đặc trưng bộ môn, có chú ý đến việc lựa
chọn một số hình thức tổ chức phù hợp trong các hoạt động giúp học sinh tiếp thu
bài tốt, học tập có hiệu quả.
Học sinh có được kỹ năng đọc tốt, đọc thành thạo qua hoạt động luyện đọc
trong lớp. Học sinh có điều kiện học tập tốt hơn ở tất cả các môn khác. Đa số học
sinh có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động hợp tác giữa các cá nhân trong khi
làm việc. Học sinh hứng thú hơn trong học tập, mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn hơn
trong giao tiếp.
Tôi chắc rằng với những chuyển biến đó , biện pháp kiên trì theo thời gian sẽ
là cơ sở cho các em phấn đấu và có hiệu quả hơn.
VI. M Ộ T S Ố KINH NGHI Ệ M TRONG VI Ệ C R ÈN KĨ NĂNG ĐỌC

THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1:
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện bản thân tôi rút ra được một số kinh
nghiệm sau:
-Kịp thời nắm bắt tình hình thực tế của học sinh, tiếp cận đến từng đối tượng
học sinh.
- Nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình.
- Không ngừng đổi mới phương pháp soạn giảng, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng,
trau dồi kiến thức.
- Tăng cường kiểm tra học sinh đọc
9
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

- Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh khi hết bài, hết chương xem học sinh
nắm bắt kiến thức đến đâu, hổng chỗ nào để còn bổ sung. Có như vậy, các em
mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá.
- Để thực hiện có chuyển biến kết quả trên cần phải nắm vững được nguyên
nhân học sinh còn đọc yếu ở lớp mình, nắm vững mục tiêu bài dạy, nội dung cần
truyền đạt đến học sinh.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể, định hướng, phân bố thời gian cho từng
hoạt động hợp lí.
- Giáo viên cần đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. Giáo viên đọc mẫu
phải chuẩn , đọc đúng âm, dấu thanh, giáo viên đọc tốt lúc đó mới rèn luyện cho
học sinh đọc đúng, đọc hay.
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố, nắm chắc cấu trúc âm vần Tiếng Việt.
- Tạo điều kiện để học sinh rèn đọc nhiều, kết hợp với việc vận dụng một số
phương pháp và hình thức tổ chức lớp phù hợp với nội dung bài và trình độ học
sinh trong lớp.
- Tổ chức trên lớp, tiến trình tiết dạy, phối hợp hợp lí giữa thầy và trò:
- Muốn tổ chức tốt trên lớp thông qua tiến trình một tiết dạy điều quan trọng
nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh: Đọc đúng và đọc trơn tiếng; đọc

liền từ, đọc cụm từ và câu; tập ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Giáo viên nói ít, tổ chức hướng dẫn gợi ý để học sinh làm việc, giáo viên
không làm hộ, làm thay cho học sinh để tạo cảm giác nhẹ nhàng và tự nhiên.
- Chú ý để tất cả học sinh trong lớp đều được đọc; đặc biệt đối với học sinh
đọc kém, giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn, rèn đọc thêm
- Khuyến khích, khen ngợi những học sinh có cố gắng, uốn nắn sai sót, tác
động đến mọi đối tượng học sinh:
- Người giáo viên tiểu học phải nắm được đặc điểm của học sinh, hình dung
hết những khó khăn của học sinh khi học sinh đọc, bình tĩnh trước những sai sót
của các em. Vì vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải biết khen ngợi động
viên, khuyến khích các em để tạo được hứng thú học tập, tạo ra sự thành công
của học sinh, giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập.
10
Kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một

- Tổ chức tốt các trò chơi luyện đọc dưới nhiều hình thức nhằm kích thích học
sinh hứng thú trong học tập; khuyến khích học sinh trao đổi, nhận xét cách đọc
của bạn
- Chuẩn bị đầy đủ các tranh ảnh, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy.
- Giáo viên phải chịu khó kiên trì, cụ thể hóa cho từng đối tượng học sinh
toàn diện trên các môn học, trên tất cả các hình thức luyện đọc.
- Lòng yêu thương học sinh, sự quyết tâm rèn luyện của giáo viên và học sinh
là yếu tố quyết định sự thành công.
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc trước bài tập đọc ở nhà nhiều lần.
- Tìm và gạch chân một số từ ngữ khó đọc, luyện đọc phân tích.
- Trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài tập đọc.
VII. KẾT LUẬN:
Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một không thể ngày một,
ngày hai mà là một quá trình rèn luyện lâu dài đòi hỏi người giáo viên và học
sinh phải có tính kiên trì.

Bản thân tôi đã cố gắng áp dụng các biện pháp, các phương pháp , hình
thức tổ chức dạy học để học sinh được hình thành năng lực tự học, tự phát triển.
Nhưng với kinh nghiệm chưa phải là nhiều tôi chỉ xin trình bày những điều mà
mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy về rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho
học sinh. Vì trình lí luận và thời gian giành cho nghiên cứu có hạn không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng
góp của hội đồng khoa học các cấp đề tài này được hoàn chỉnh hơn và vận dụng
vào thực tế giảng dạy đạt được hiệu quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
11

×