Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

De cuong on tap HK I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.9 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Đồng Khởi Tổ: Sử - Địa – GDCD. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2013 - 2014) MÔN: LỊCH SỬ 7 I. KIẾN THỨC: 1. Lịch sử thế giới: 1. Tính chất kinh tế của lãnh địa phong kiến. 2. Những cuộc phát kiến địa lý. 3. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông. 4. Hai giai cấp mới của chủ nghĩa tư bản Châu Âu; người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo. 5. Khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến: các phát minh. 2. Lịch sử Việt Nam: 1. Sự thành lập nhà Ngô; Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, nhận xét công lao của ông. 2. Nhà Đinh xây dựng đất nước, ý nghĩa việc Đinh Bộ Lĩnh xưng “Hoàng đế”; sự thành lập nhà Tiền Lê. 3. Biện pháp, vua Lê khuyến khích sản xuất nông nghiệp: vua nhà Lê về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền. 4. Sự thành lập nhà Lý; luật pháp; chính sách đối ngoại. 5. Kháng chiến chống Tống của nhà Lý: chủ động tiến công để phòng vệ; lực lượng chống quân Tống xâm lược nước ta; cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt, tại sao? 6. Sự thành lập nhà Trần. 7. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên: nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. 8. Giáo dục, khoa học – kĩ thuật thời Trần. 9. Sự thành lập nhà Hồ; ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly. II. CÂU HỎI: A. Trắc nghiệm: 1. Nhận biết: Câu 1: (S7, t3, c1) Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là: A. Lu – thơ B. Ga-li-lê C. Đê-Các-tơ D. Cô-péc-ních Câu 2: (S7, t1, c1) Kinh tế lãnh địa mang tính chất: A. Buôn bán trao đổi với các lãnh địa khác B. Tự cung tự cấp C. Phụ thuộc vào thành thị D. Nông dân làm ruộng và làm nghề thủ công Câu 3: (S7, t11, c1) Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là: A. Quốc Triều hình luật B. Luật Hồng Đức C. Luật hình thư.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> D. Hình luật Câu 4: (S7, t15, c1) Lý Thường Kiệt đánh vào đất Tống nhằm mục đích A. Đánh vào Đồn của đất Tống gần biên giới Đại Việt B. Đánh vào Bộ chỉ huy quân Tống C. Đánh vào thành trị nhà Tống D. Đánh vào nơi quân Tống trữ lương thực, khí giới, căn cứ quân sự để đánh Đại Việt. Câu 5: (S7, t16, c1) Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi: A. Lý Thường Kiệt B. Lê Hoàn C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Khánh Dư Câu 5: (S7, t3, c4) Hệ tư tưởng của xã hội phong kiến Châu Âu là : A. Phật giáo B. Hồi giáo C. Ấn độ giáo D. Ki tô giáo 2. Thông hiểu: Câu 1: (S7, t2, c4) Cuộc phát kiến địa lý mang lại sự giàu có cho tầng lớp: A. Tăng lữ quí tộc B. Công nhân quí tộc C. Tướng lĩnh quân sự quí tộc D. Thương nhân quí tộc Câu 2: (S7, t4, c4) Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường là: A. Tư Mã Thiên, Đồng Trọng Thư, Ngô Thừa Ân B. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị D. La Hán Trung, Bạch Cư Dị Câu 3: (S7, t12, c4) Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân xưng tôn là: A. Bắc Bình Vương B. Bình Định Vương C. Vạn Thắng Vương D. Bố Cái Đại Vương Câu 4: (S7, t16, c3) Nguyên tắc của nhà Lý để giữ vững, duy trì mối quan hệ ban giao với các nước. A. Hòa hảo thân thiện B. Đoàn kết tránh xung đột C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ D. Mở cửa trao đổi lưu thông Câu 5: (S7, t11, c4) Nhận xét bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là: A. Đơn giản B. Phức tạp C. Rất qui mô D. Rất hoàn chỉnh Câu 6: (S7, t7, c3) Đông Nam Á phát triển mạnh là nhờ vào tổ chức: A. ASEAN B. WTO C. NATO D. ĐÔNG TO 3. Vận dụng: Câu 1: (S7, t25, c1) Lịch sử ghi nhận sông Bạch Đằng có bao nhiêu lần ghi lại chiến công A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Năm lần Câu 2: (S7, t15, c2) Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặng thế mạnh của giặc” là câu nói của ai: A. Lý Thánh Tông B. Lý Thường Kiệt C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Cảnh Câu 3: (S7, t26, c3) Kế sách chung của Nhà Lý và Nhà Trần trong kháng chiến chống Tống và kháng chiến chống Mông Nguyên là:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. Tổ chức bê lửa C. Mai phục sông Bạch Đằng. B. Vườn không nhà trống D. Vườn không nhà trống, mai phục sông Bạch Đằng Câu 4: (S7, t25, c3) Tại sao Ô Mã Nhi, không thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương thực của Trương Văn Hổ A. Vì mệt mỏi B. Vì vạn kiếp xây dựng căn cứ C. Tin vào tài năng của Trương Văn Hổ D. Xem thường quân đội nhà Trần Câu 5: (S7, t25, c4) Người lập công đánh bại đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ là: A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Khánh Dư C. Trần Lựu D. Trần Nguyên Hãn Câu 6: (S7, t14, c1) Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng ở triều đại nào A. Nhà Ngô B. Nhà Lý C. Nhà Trần D. Nhà Hồ Câu 7: (S7, t24, c1) Câu nói: “Đầu thân chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của: A. Trần Bình Trọng B. Trần Thủ Độ C. Lý Công Uẩn D. Lý Thường Kiệt Câu 8: (S7, t33, c1) Chữ Nôm được đề cao và sử dụng triệt để ở Triều Đại: A. Nhà Đinh B. Nhà Lý C. Nhà Trần D. Nhà Hồ Câu 9: (S7, t25, c3) Viên tướng nhà Nguyên chui vào ống đồng cho quân sĩ khiêng về nước là ai: A. Thoát Hoan B. Ô Mã Nhi C. Trương Văn Hổ D. Liễu Thăng Câu 10: (S7, t27, c1) Người có công chế tạo súng thần cơ và đóng thuyền lớn vào cuối TK XIV: A. Trần Hưng Đạo B. Hồ Nguyên Trừng C. Hồ Quý Ly D. Trần Quang Khải B. TỰ LUẬN: 1. Nhận biết: Câu 1: (S7, t2, c1) Nêu nguyên nhân và kết quả của các cuộc phát kiến địa lý Câu 2: (S7, t11, c1) Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Câu 3: (S7, t26, c1) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Câu 4: (S7, t16, c1) Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? 2. Thông hiểu: Câu 1: (S7, t31, c1)Cải cách của Hồ Quý Ly có những tiến bộ và hạn chế nào? Câu 2: (S7, t25, c1) Những sự kiện nào thể hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ? Câu 3: (S7, t15, c1) Em hiểu gì về kỹ thuật xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt? Câu 4: (S7, t25, c1) Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Vận dụng: Câu 1: (S7, t11, c1) Công lao của Ngô Quyền trong cuộc đại phá quân Nam Hán ? Câu 2: (S7, t16, c1) Công lao của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống? Câu 3: (S7, t25, c2) Sông Bạch Đằng có bao nhiêu lần ghi lại chiến công? Đó là những lần nào? Câu 4: (S7, t25, c3) Nhận xét về cách đánh giặc của quân và dân ta thời Trần. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ II. Hoàn thành bảng thống kê với các sự kiện cần nhớ qua các triều đại (năm thành lập, kinh đô, người sáng lập) Câu 1: (S7, t32, c1) Thời Ngô – Lê Câu 2: (S7, t32, c2) Thời Lý Câu 3: (S7, t32, c3) Thời Trần Câu 4: (S7, t32, c4) Thời Hồ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 7 HỌC KÌ I: NĂM HỌC 2013 – 2014 I. TRẮC NGHIỆM: 1. Nhận biết: Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: D 2. Thông hiểu: Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6:. D C C B A A. 3. Vận dụng: Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: B Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: D Câu 9: A Câu 10: B II. TỰ LUẬN 1. Nhận biết: Câu 1: (2đ) - Nguyên nhân: + Do nhu cầu phát triển sản xuất. + Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, hải đồ, đóng tàu. - Kết quả: + Thúc đẩy thương nghiệp phát triển. + Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản. Câu 2: (2,5đ) Việc làm của Ngô Quyền sau khi lên ngôi vua. - Chọn Cổ Loa làm kinh đô. - Xây dựng chính quyền. + Trung ương: Vua đứng đầu, quyết định mọi việc, đặt các chức quan văn, quan võ, qui định lễ nghi, sắc phục quan lại các cấp..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các Châu quan trọng. Câu 3: (4đ) * Nguyên nhân thắng lợi: (2,5đ) - Trong ba lần kháng chiến tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, hạt nhân là qúi tộc vương hầu. - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. - Quan tâm chăm lo sức dân, tạo sự gắn bó giữa triều đình với nhân dân. - Tinh thần hy sinh quyết chiến của toàn dân ta nồng cốt là quân đội Nhà Trần - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy. * Ý nghĩa: (1,5đ) - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. - Thể hiện sức mạnh dân tộc đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. - Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự. Để lại nhiều bài học cho đời sau. Câu 4: (1,5đ) * Kết quả: (1đ) - Quân Tống thua to. Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “Giảng hòa”, quân Tống chấp nhận ngay, rút quân về nước. * Ý nghĩa: (0,5đ) - Nền độc lập tự chủ được giữ vững . 2. Thông hiểu: Câu 1: (3đ) * Tích cực: (2đ) - Hạn chế tập trung ruộng đất của quí tộc địa chủ. - Làm suy yếu thế lực họ Trần - Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước. - Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ. * Hạn chế: (1đ) - Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. - Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân. Câu 2: (1,5đ) - Tinh thần quyết tâm chống giặc của nhân dân ta: + Theo lệnh triều đình. + Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống” + Chống trả quyết liệt. Câu 3: (1,5đ) - Kĩ thuật xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt rất chắc chắn. + Phòng tuyến được đắp bằng đất cao vững chắc. + Nhiều lớp gậu tre dày đặc. + Chiều dài khoảng 100km. + Có vị trí hiểm yếu..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Là nơi chặn ngang các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long . Câu 4: - Chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: + Kết thúc thắng lợi vẻ vang. + Bắt sống Ô Mã Nhi + Tiêu diệt 30 vạn quân Nguyên. 3. Vận dụng: Câu 1: (1,5đ) - Công lao của Ngô Quyền trong cuộc đại phá quân Nam Hán. + Đè bẹp ý chí xâm lược của quân Nam Hán. + Chấm dứt 1000 năm thống trị của giặc phương Bắc. + Mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước. Câu 2: (1đ) - Công lao của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống. + Đánh bại kẻ thù xâm lược. + Xây dựng nền độc lập tự chủ. Câu 3: (2đ) - Sông Bạch Đằng có 3 lần ghi lại chiến công. + Lần 1: Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán. + Lần 2: Năm 981 Lê Hoàn đại phá quân xâm lược Tống. + Lần 3: Năm 1287 Trần Hưng Đạo đánh tan quân xâm lược Nguyên. - Hoàn thành bảng thống kê (3đ) Nội dung Thời Ngô Năm thành lập 939 Kinh đô. Cổ Loa. Thời Đinh 968. Tiền Lê 979. Hoa Lư. Hoa Lư. Thời Lý 1009 Thăng Long. Thời Trần 1226 Thăng Long. Hồ 1400 Thăng Long. Định Thủy, ngày 12 tháng 11 năm 2013 Tổ trưởng. Người biên soạn. Nguyễn Thị Thu. Trương Thị Hò.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×