Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm trong dạy học địa lí 11 ccgd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 96 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Đại học
TRNG I HC VINH.
KHOA A LÝ.
-------00-------

TRẦN THỊ TÚ NGỌC

HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỢP TÁC THEO NHÓM
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 11-CCGD.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH SƯ PHM A Lí

Vinh -2006.

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Lời cảm ơn

Khoỏ lun tt nghiệp “Hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm trong
dạy học Địa lí 11- CCGD” chính là kết quả nghiên cứu đầu tiên của tôi
sau những chặng được học tập tại khoa Địa lí Trường Đại học Vinh.
Trước hết, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Mai
Văn Quyết, người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong tồn bộ q trình
thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin được cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Địa lí
đã ln tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành đề tài. Cảm ơn tập


thể lớp 43A Địa luôn luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời,
tôi xin được gửi tới những giáo viên, học sinh, bạn bè, đồng nghiệp
Trường THPT Lê Hữu Trác I đã quan tâm giúp đỡ tơi trong cơng việc
nghiên cứu lí thuyết, tìm hiểu thực tiễn và thực nghiệm đề tài lời cảm ơn
chân thành nhất.
Là một sinh viên bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, tôi không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý từ các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Vinh, tháng 5 năm 2006
Sinh viên: Trần Th Tỳ Ngc

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

2


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
A. M U
1. Lớ do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cách mạng khoa học công nghệ
làm biến đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Khối lượng tri thức mà lồi người
tích luỹ được tăng càng ngày càng nhanh và có tính đột biến theo quy luật hàm
số mũ thì cứ mười năm thì số lượng đó lại tăng lên gấp đơi. Chính vì vậy nếu
trước kia chỉ cần học một lần đủ dùng cho cả đời thì ngày nay để tồn tại và thích
ứng chúng ta phải học tập suốt đời. Đúng như UNESCO đã từng nói “con đường
tốt nhất để sống cịn đó là học chung sống với những người khác, học cách lắng
nghe điều người khác nói, học tập là một đặc trưng mới của cuộc sống”. Đây
cũng chính là thơng điệp mà UNESCO gửi đến cho mọi công dân và mọi quốc
gia trên thế giới. Khi xác định 4 trụ cột cho giáo dục trong thế kỷ XXI là:

1. Học để biết sống chung.
2. Học để hiểu.
3. Học để làm.
4. Học để tồn tại.
Để đạt được mục tiêu chung đó giáo dục cần phải hướng tới việc phát huy
tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của người học cần phải đưa người học vào
vị trí trung tâm của q trình giáo dục. Đây là một định hướng lớn đòi hỏi sự đổi
mới toàn diện cả về mục tiêu nội dung phương pháp dạy học. Trong đó phương
pháp dạy học cần được đặc biệt chú trọng. Bởi vì phương pháp chính là con
đường là cách thức giúp con người đạt được mục đích của hoạt động
Ở nước ta được sự soi sáng của nghị quyết Trung ương khoá IV sự nghiệp
đổi mới giáo dục đào tạo đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan, mục
tiêu giáo dục tiệm cận dần với yêu cầu xã hội nhằm tạo ra nhhững con người lao
động tự chủ năng động và sáng tạo có năng lực giải quyết những vấn đề do thực
tiễn đặt ra tự lo liệu được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống,
qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn
minh. Nội dung đào tạo cũng được hiện đại hoá cho phù hợp với yêu cầu mới
của thời đại, đồng thời mềm hoá để phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng
học sinh. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người
học được đặc biệt chú trọng bởi vì “ muốn đào tạo được con người khi vào đời
là con người tự chủ, năng động và sỏng to thỡ phng phỏp giỏo dc cng phi

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

3


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
hng vo lnh vc khi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một
cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động, học tập ở nhà trường”

(Trần Hồng Quân- Tạp chí nghiên cứu giáo dục tháng 9- 1993).
Thời gian qua lý luận dạy học địa lí đã có những bước tiến rõ rệt trong
việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp trong việc dạy học địa lí trung học
phổ thơng. Bên cạnh những phương pháp có tích chất chung như các bộ môn
khác như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học chương trình
hố vv... chúng ta cũng có những phương pháp đặc thù của địa lí như phương
pháp hướng dẫn học sinh tự khai thác tri thức từ bản đồ, phương pháp sử dụng
số liệu thống kê vv...Đặc biệt gần đây phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác
trong nhóm đã được đưa vào dạy học địa lý ở nhiều trường phổ thông và thu
được kết quả đáng khích lệ. Điều đó thúc đẩy chúng ta cần phải có những
nghiên cứu sâu hơn về phương pháp này để một mặt ứng dụng có hiệu quả vào
dạy học và mặt khác tìm ra các kết hợp tối ưu với các phương pháp hiện đang
được sử dụng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lý, đáp ứng mục
tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra dựa trê yêu cầu của xã hội.
Chương trình Địa lý lớp 11- cải cách giáo dục là chương trình địa lí kinh
tế xã hội thế giới với nội dung kiến thức có tầm bao quát lớn, hệ thống kỹ năng
có yêu cầu khá cao. Đồng thời, lứa tuổi học sinh lớp 11 cũng là lứa tuổi đã có sự
trưởng thành nhất định về mặt năng lực nhận thức, trình độ tư duy và khả năng
giao tiếp xã hội. Các em đang tiến dần đến gần cánh cửa của sự lựa chọn nghề
nghiệp, định hướng cho tương lai. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn
học sinh hợp tác theo nhóm trong dạy Địa lí 11 - cải cách giáo dục”. Dựa trên cơ
sở những yêu cầu đang đặt ra cho chương trình học này cũng nhưng dựa trên đặc
điểm của tâm sinh lý, nhu cầu và hứng thú của bản thân học sinh. Đây là một
phương pháp có ưu điểm rất lớn trong việc khuyến khích học sinh tìm tịi, trao
đổi và hợp tác với người khác, biết lắng nghe, chia sẻ và giải quyết các vấn đề
chung, chủ động và tích cực khi đối diện với các yêu cầu của thực tiễn. Phương
pháp này sẽ phát huy vai trị tích cực trong dạy học các vấn đề kinh tế- xã hội cụ
thể trên thế giới và trong từng quốc gia nêu như chung ta biết vận dụng một cách
đúng đắn và sáng tạo.
2. Mục đích và nhim v ca ti

2.1. Mc ớch nghiờn cu

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

4


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Nm vng c s lý luận và cơ sở thực tiễn của phương pháp hướng dẫn
học sinh hợp tác trong nhóm để tiến hành việc vận dụng phương pháp này vào
dạy học địa lí 11- CCGD. Từ đó góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao
hiệu quả dạy học của bộ mơn địa lí.
Thơng qua việc thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của phương
pháp hướng dẫn học sinh hợp tác trong nhóm. Tìm ra các giải pháp nhằm phát
huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của phương pháp khi vận dụng
vào thực tiễn dạy học địa lí 11- CCGD.
Đề xuất những định hướng đổi mới phương pháp dạy học địa lí trung học
phổ thơng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu lý luận để nắm khái quát khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm
của các phương pháp dạy học nói chung và nắm vững phương pháp học sinh
hướng dẫn hợp tác trong nhóm nói riêng.
Nghiên cứu chương trình địa lí 11- CCGD để vận dụng phương pháp
hướng dẫn học sinh hợp tác trong nhóm vào dạy học.
Thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh tính khả thi của phương pháp.
Rút ra các kết luận cần thiết đề xuất khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của phương pháp hướng dẫn học sinh hợp
tác theo nhóm.
Hoạt động học tập và qúa trình nhận thức của học sinh lớp 11 Trường

THPT Lê Hữu Trác I Hà Tĩnh trong mơn địa lí kinh tế- xã hội 11-CCGD.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Trong qúa trình dạy học địa lí, người giáo viên ln phải nắm vững và
vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau trong đó có những phương
pháp có hiệu quả hơn và nó sẽ đóng vai trị chủ đạo hay cịn gọi là phương pháp
“ trội”. Với phạm vi của đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến một phương pháp dạy
học cụ thể đó là phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác trong nhóm. Đồng
thời vận dụng phương pháp này vào dạy học địa lí 11–CCGD với tư cách là một
phương pháp “trội”.
5. Giả thuyết khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài vận dụng phương pháp học sinh hợp tác
trong nhóm sẽ nâng cao hiệu quả dạy học mơn địa lớ 11- CCGD.

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

5


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
6. Lch s nghiờn cu đề tài
Vấn đề tăng cường hoạt động trao đổi, hợp tác giữa học sinh trong quá
trình lĩnh hội tri thức là một vấn đề được quan tâm rất lớn trong lịch sử giáo dục.
Ngay từ trước công nguyên, Khổng Tử ( 550- 479) đã viết trong luận ngữ: “Tam
nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện dã nhi tòng chi, kỹ bất thiện
dã nhi cải chi” ( Ba người cùng đi tất có người là thầy, lựa cái hay của người này
mà học, xét cái quấy của người kia mà tự sửa mình). Trong lý thuyết cũng như
thực tiễn dạy học Khổng Tử rất quan tâm đến phương pháp trao đổi lẫn nhau
giữa các môn sinh ( đàm đạo).
Ở phương Tây sau thời kỳ phục hưng việc xây dựng nhà trường mới tích
cực đã để lại nhiều cơng trình nghiên cứu quan trọng về dạy học hợp tác. Đầu

thế kỷ XVII J.A Kômexki trong tác phẩm nổi tiếng “ Lý luận dạy học” lần đầu
tiên đã xây dựng những cơ sở cho phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính chủ động của học sinh, mà một trong những hướng cơ bản là tăng cường
hoạt động của chủ thể lĩnh hội tri thức.
Cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX, Jonh Deway là người đã đưa ra quan
điểm dạy học hợp tác theo nhóm dựa trên cơ sở triết học thực dụng, J. Deway đã
xây dựng một khoa học sư phạm rất tích cực về sự làm việc chung của học sinh.
Ơng đã chỉ ra rằng, thơng qua việc tạo dựng cho trẻ môi trường làm việc chung,
trẻ sẽ có thói quen trao đổi kinh nghiệm thực hành, có cơ hội phát triển lý luận
và những khả năng trừu tượng hóa. Đồng thời, học tập theo nhóm chính là sự tập
dượt cho trẻ làm quen và thích ứng với phong cách làm việc hợp tác trong đời
sống xã hội ngày nay. Trên tư tưởng đó, J. Deway đã tổ chức các nhóm học tập
cho học sinh trong nhà trường.
Sau này Kers chensteiner đã nối tiếp J. Deway trong việc tổ chức dạy học
theo nhóm. Theo ơng hoạt động chung chẳng những khơi dậy tinh thần trách
nhiệm cá nhân trong lương tâm của mỗi con người mà còn loại bỏ được những
hành động gây ra bởi động cơ có tích ích kỷ cá nhân.
Tuy nhiên những cơng trình của J. Deway và Kers chensteiner về dạy học
theo nhóm chủ yếu nhìn nhận vấn đề này theo phương diện là hình tổ chức dạy
học. Chính vì vậy khi áp dụng vào thực tiễn đã gặp phải những hạn chế nhất
định. Đến những năm 20 của thế kỷ XX Causinet là người đã có những nghiên
cứu về dạy học theo nhóm với tư cách là một phương pháp nhằm thoả mãn nhu
cầu hoạt động, nhu cầu xã hội của trẻ em. Tip theo ú l nhng cụng trỡnh ca

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

6


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Guy Pakmade, Joho kodeh ó bổ sung phát triển phương pháp dạy học theo
nhóm theo hướng ngày càng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Chính vì vậy ngày nay phương pháp này được ứng dụng trong nhiều trường học
trên thế giới.
Ở Việt Nam bên cạnh việc đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo, “ không
thầy đố mày làm nên” cha ông ta cũng nhắc nhở “ học thầy không tày học bạn”
điều này có nghĩa là ngay từ rất sớm chúng ta đã nhận thức sâu sắc vấn đề học
bạn, hợp tác với bạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục.
Trong lĩnh vực lý luận dạy học địa lý, những nghiên cứu về dạy học hợp
tác theo nhóm chủ yếu đi sâu vào hình thức thảo luận nhóm. Năm 1998 Trong
“lý luận dạy học địa lí phần đại cương” đồng tác giả Nguyễn Dược- Nguyễn
Trọng Phúc đã đề cập khá chi tiết phương pháp thảo luận nhóm và xếp nó vào
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đến năm 2003, tác giả Đặng
Văn Đức- Nguyễn Thu Hằng đã xây dựng một số phương pháp tích cực trong đó
sử dụng hợp tác nhóm học sinh như phương pháp thảo luận, phương pháp dạy
học hợp tác, phương pháp báo cáo, phương pháp trao đổi.vv... Những vấn đề
này được đề cập trong cuốn “ Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực”
nhà xuất bản Đại học sư phạm 2003.
Ngồi ra phương pháp dạy học theo nhóm cịn được đề cập ở khía cạnh
tích cực hay khía cạnh khác trong một số tài liệu, khoá luận tốt nghiệp, chuyên
đề đổi mới phương pháp.vv... Song nhìn chung chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách tồn diện, đầy đủ và đặc biệt là chưa kết hợp được với các
phương pháp khác mang đặc thù địa lí. Chính vì vậy nên đề tài này sẽ đi sâu vào
việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo
nhóm trong một mơn học cụ thể với một chương trình cụ thể. Đó là chương trình
địa lí kinh tế - xã hội lớp 11- CCGD. Đồng thời, xem xét phương pháp này trong
mối quan hệ các phương pháp dạy học khác, bởi vì chúng ta biết rằng khơng có
một phương pháp nào là tối ưu cũng như khơng có con đường nào là duy nhất.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu và lựa chọn những tài liệu cần
thiết về tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học địa lý, đổi mới phương phỏp
dy hc.vv...

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

7


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Phng phỏp x lý ti liệu: Bao gồm đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh hệ
thống hố những vấn đề liên quan.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra sư phạm: Tiếp xúc và lấy ý kiến giáo viên, học sinh ở trường
THPT. Dự các giờ dạy địa lí ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12, (tập trung nhất ở lớp 11)
Thực nghiệm sư phạm: Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở lớp 11.
Xây dựng các giáo án vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo
nhóm để dạy mơn địa lí lớp thực nghiệm. Sau đó kiểm tra đánh giá kết quả so
sánh với kết quả ở lớp đối chứng để rút ra kết luận.
8. Kế hoạch thực hiện đề tài
Giai đoạn 1: Tháng 9- 2005 đến tháng 11- 2005: chọn đề tài và thu thập
tài liệu.
Giai đoạn 2: Tháng 12- 2005 đến tháng 2- 2006: xử lý tài liệu xây dựng
đề cương.
Giai đoạn 3: Tháng 2- 2006 đến tháng 4-2006 thực nghiệm sư phạm.
Giai đoạn 4: Tháng 4- 2006 đến tháng 5- 2006: Hoàn chỉnh và bảo vệ đề
tài.
9. Bố cục khoá luận
A. Mở đầu.
B. Nội dung

- Chương I: Những cơ sở khoa học của phương pháp hướng dẫn học sinh
hợp tác theo nhóm trong dạy học Địa lý 11-CCGD.
- Chương II: Vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo
nhóm vào dạy học Địa lí lớp 11- CCGD.
- Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
C. Kt lun
D. Ti liu tham kho

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

8


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
B. Phần Nội dung

Ch-ơng I
Những cơ sở khoa học của ph-ơng pháp
h-ớng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm
trong dạy học địa lí 11- CCGD
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học
1.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm triết học phương pháp là cách thức con đường, phương
tiện, là tổ hợp các bước mà trí tuệ phải đi để tìm ra và chứng minh chân lý.
Trong tác phẩm “ Bút ký triết học” V.I Lênin đã nêu lên định nghĩa phương
pháp của Hêghen: Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên
trong của nội dung .
Phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận dạy
học. Đây là một vấn đề còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau.

I la Bene ( 1981) cho rằng phương pháp dạy học là một hệ thống hành
động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành
của học sinh đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn.
IUK Baranxki ( 1983) định nghĩa phươg pháp dạy học là cách thức tương
tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển trong quá trình dạy học.
I.D Dverev ( 1980) định nghĩa phương pháp dạy học là cách thức hoạt
động tương hỗ giữa thầy và trị nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này
được thể hiện trong việc sử dung các nguồn nhận thức, các thuật ngữ logic, các
hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển qua q trình nhận thức
của thầy giáo.
Ngồi ra cịn có rất nhiều quan điểm khách nhau về phương pháp dạy học.
Song tựu chung lại ta có thể có một định nghĩa khái quát như sau: Phương pháp
dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong qúa trình dạy
học dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
1.1.2 Tính chất:

TrÇn Thị Tú Ngọc - 43A Địa

9


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Phng phỏp dy hc cú 4 tính chất cơ bản sau:
- Tính mục đích: Đây là tính chất cơ bản nhất của phương pháp dạy học.
Bởi vì mỗi phương pháp đều muốn vạch ra con đường tối ưu để đạt đến mục
tiêu. Phương pháp dạy học trước hết phải phục vụ cho mục tiêu đào tạo của nhà
trường, đào tạo những thế hệ học sinh làm chủ được hoạt động nhận thức, trở
thành người lao động có học vấn, có đạo đức, năng động, sáng tạo, giàu lòng
nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Để đạt được mục tiêu này trong thời gian gần đây các nhà lý luận dạy học
đã đề ra nhiều khuynh hướng dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh: Dạy học giải quyết vấn đề; dạy học chương trình hố; dạy học “hợp tác
nhóm” v.v..chính là biểu hiện cụ thể của khuynh huớng đổi mới này.
- Tính nội dung: Phương pháp dạy học bao giờ cũng là phuơng pháp dạy
học những tri thức nhất định và gắn liền với một hoặc nhiều phương tiện dạy
học nhất định. Phương pháp dạy học địa lí sẽ có những nét đặc thù khác với bộ
môn dạy học lịch sử,và trong bộ mơn địa lí tự nhiên sẽ có những nét đặc thù
khác với bộ mơn dạy học địa lí linh tế xã hội. Hơn nữa khi nội dung thay đổi nó
cịn địi hỏi phương pháp phải thay đổi cho phù hợp. Sự phát triển không ngừng
của khối lượng tri thức mà lồi người tích luỹ được trong thời đại ngày nay đang
làm biển đổi sâu sắc hệ thống phương pháp dạy học.
- Tính hiệu quả: Các phương pháp dạy học chịu sự chi phối mạnh mẽ của
các đặc điểm lứa tuổi học sinh và hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào khả năng
vận dụng của người giáo viên trong những điều kiện cụ thể của lớp học và của
từng học sinh. Ví dụ như phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề ... phù
hợp với học sinh cuối cấp vì trình độ và năng lực của các em đã đạt được đến
mức trưởng thành nhất định. Còn phương pháp sử dụng phương tiện trực quan,
quan sát, kể chuyện sẽ gây được hứng thú ở học sinh nhỏ tuổi.
- Tính hệ thống: Các phương pháp dạy học được vận dụng trong từng
khâu của quá trình dạy học nên phải tạo thành một hệ thống được lựa chọn, cân
nhắc một cách khoa học. Hơn nữa mỗi phương pháp dạy học cũng phải là môt
hệ thống thao tác biện pháp tương xứng với lôgic của hoạt động diễn ra trong
lúc phương pháp dạy học đó được vận dụng.
1.2. Phương pháp hướng dn hc sinh hp tỏc theo nhúm
1.2.1. Khỏi nim

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

10



Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Cỏc Mỏc tng núi rng “ Trong tính hiện thực của nó bản chất của con
người là tổng hoà các mỗi quan hệ xã hội”. Những quan hệ ấy thể hiện trong
toàn bộ hoạt động cụ thể của con người. Khơng có con người trừu tượng mà chỉ
có những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại
nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất định. Chỉ trong toàn bộ những
quan hệ xã hội cụ thể đó con người mới bộc lộ bản chất thật của con người
mình. Chính vì vậy nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu hợp tác trao đổi, chia sẽ là
nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người. Thông qua các mối quan hệ con
người- con người, cá nhân- xã hội mà mỗi người phát huy tính tích cực của chủ
thể, khẳng định bản thân, hoàn thiện nhân cách. Lớp học là nơi tập hợp các chủ
thể, nơi diễn ra các mối quan hệ trò- trò, trò- thầy, là một cộng đồng thu nhỏ
mang trong mình bản chất của xã hội. Việc tập dượt cho các em làm quen với
cách sống, cách ứng xử và các tồn tại để phát triển trong xã hội ngày nay phải
biết bắt đầu ngay từ trong khuôn khổ nhà trường.
Phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm là phương pháp đặt
học sinh vào mơi trường học tập, nghiên cứu thảo luận, theo các nhóm học sinh,
từ đó khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc với người khác.
Tham gia tích cực vào quá trình học tập, đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề
chung.
Trong khái niệm này có hai vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đến:
Thứ nhất: Nhóm học tập là gì?
Thứ hai: Bản chất của phương hướng hướng dẫn học sinh hợp tác theo
nhóm là gì?
Nhóm là một trong những đặc điểm sinh hoạt của loài người ngày nay.
Trong thời đại mà chúng ta đang sống, mọi hoạt động lao động sản xuất, quản lý
xã hội, nghiên cứu khoa học đều là hoạt động hợp tác. Chuyên mơn hố càng
sâu thì hợp tác hố ngày càng chặt chẽ. Tập hợp những người có mối quan hệ

tương tác với nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định, cùng chia sẻ một
mục tiêu chung, cùng tuân theo một hệ thống quy tắc ứng xử sẽ tạo thành một
nhóm. Hợp tác giữa các cá nhân trong một nhóm sẽ tạo điều kiện phát huy sức
mạnh của mỗi người cùng như phát huy sức mạnh của cả tập thể, hiệu quả và
tiến độ thực hiện công việc sẽ cao hơn so với làm việc cá nhân.
Nhóm học tập được thành lập dựa trên cơ sở nguyện vọng nhu cầu cá
nhân của từng học sinh. Nó là tập hợp từ 4 – 6 em hoặc lớn hơn là từ 10 – 12 em

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

11


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
trong mt lp, cựng thc hiện một nhiệm vụ nhất định trong quá trình học tập,
cùng hướng tới một mục tiêu chung là chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện kỹ năng kỹ
xảo, xây dựng nhân cách. Nói một cách đơn giản nhóm học tập chính là hình
hức hợp tác giữa các học sinh để hồn thành các nhiệm vụ học tập trong những
giai đoạn nhất định.
Bản chất của phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm chính
là sự tích cực hố hoạt động học tập của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Thông qua việc trao đổi, học hỏi, giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ được giao
học sinh sẽ tự mình tìm ra những tri thức mới bằng chính hoạt động cụ thể của
mình. Nếu như trước đây, giáo viên truyền thụ tri thức mới cho các em qua từng
bài giảng thì với phương pháp này tri thức mới đó sẽ được cụ thể hố thành các
nhiệm vụ để học sinh tự thực hiện. Ví dụ: Khi xét về vị trí địa lý của Trung
Quốc thì thay vì chỉ cho học sinh thấy vị trí của Trung Quốc trên bản đồ như thế
nào thì giáo viên sẽ giao cho các nhóm những lược đồ trống và các em căn cứ
vào các sách giáo khoa hay Atlat để xác định vị trí địa lí của Trung Quốc trên
lược đồ trống đó. Với cách làm việc này học sinh sẽ ghi nhớ vị trí địa lí của

Trung Quốc lâu hơn, có kỹ năng bản đồ thành thạo hơn, hình thành nên khái
niệm vị trí địa lí dễ dàng hơn so với việc cố gắng theo dõi giáo viên giảng trên
bảng. Về vấn đề này nhà giáo dục học người Đức A. Dixtewec đã viết: “ Bất cứ
ai cũng muốn được phát triển và giáo dục cũng phải phấn đấu bằng sự hoạt động
của bản thân, bằng sức lực của chính mình, bằng sự cố gắng của bản thân”. Bất
kỳ một tri thức hay một phương thức hành động mới nào chỉ trờ thành bền vững
khi chủ thể tự tìm ra nó.
Ở đây cịn có một câu hỏi nữa mà chúng ta cần quan tâm đó là tại sao các
nhiệm vụ học tập cụ thể lại phải giao cho từng nhóm chứ không phải cho từng
học sinh. Chúng ta đều biết rằng trong điều kiện cụ thể của trường phổ thông ở
Việt nam hiện nay, mỗi lớp học thường có từ 40 – 50 học sinh. Giáo viên rất vất
vả khi vừa phải chú ý đến tính vừa sức chung của tồn lớp, phải chú ý tính vừa
sức riêng của từng học sinh. Tổ chức các nhóm học tập chính là một biện pháp
để tiến tới cá thể hoá việc dạy học nghĩa là quan tâm đến thái độ năng lực nhu
cầu của từng học sinh trong mức độ cho phép. Khi chúng ta giao một nhiệm vụ
cho 50 học sinh chúng ta khơng thể đảm bảo rằng 50 học sinh đó sẽ tự giác làm
việc. Nhưng khi chúng ta cụ thể hố nhiệm vụ đó cho từng nhóm 5 học sinh
dưới sự điều khiển của một nhóm trưởng chắc chắn cả 5 hc sinh ú u phi

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

12


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
tớch cc tham gia gii quyết công việc. Hơn nữa, làm việc theo một tập thể quá
lớn sẽ dễ dẫn tới dàn đều, “ bỏ sót” học sinh, cịn làm việc theo từng cá nhân sẽ
mất thời gian, thiếu sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong một
lớp. Còn làm việc theo nhóm sẽ kích thích được sự tham gia tích cực của mỗi cá
nhân trong một nhóm, khuyến khích các em hỗ trợ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau,

quan tâm đến nhau để cùng tiến bộ. Đồng thời, hợp tác trong nhà trường chính là
bước tập dượt để các em biết cách hợp tác ngoài xã hội.
1.2.2. Mục tiêu của phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm
* Về mặt kiến thức:
Học tập theo nhóm khơng những giúp học sinh trang bị những tri thức
trong sách giáo khoa mà còn giúp các em thu được những kinh nghiệm phong
phú về đời sống xã hội. Trong mỗi nhóm học tập, từng học sinh sẽ ý thức được
trách nhiệm của mình đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho cả
nhóm. Các em mong muốn đóng góp ý kiến để thể hiện vai trị của mình trong
nhóm cũng như vai trị của nhóm trong lớp. Để làm được điều đó học sinh cần
phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, bổ sung bằng những kiến thức
trong tài liệu tham khảo và nhất là làm phong phú những kiến thức trong đời
thống thực tiễn. Chính vì vậy, học tập theo nhóm là con đường ngắn nhất để làm
giàu kiến thức cho mỗi học sinh.
Hơn nữa, cái mà phương pháp hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm
hướng tới là chỉ cho học sinh con đường chủ động để thu hái kiến thức. Đây là
điểm cơ bản phân biệt mục tiêu về mặt kiến thức của phương pháp này với các
phương pháp truyền thống khác. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm một
cách khoa học sẽ phát huy tinh thần đóng góp và chia sẻ ý kiến của các em. Địi
hỏi các em phải tích cực suy nghĩ, tích cực hành động. Nghĩa là học sinh tự
mình tìm ra kiến thức thơng qua việc hợp tác với nhau chứ không phải thụ động
tiếp nhận kiến thực giáo viên truyền cho. Tất nhiên, thực hiện điều này khơng
phải là đơn giản, nó địi hỏi ở người giáo viên những kỹ năng về chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm.
* Về mặt kỹ năng.
Kỹ năng chính là khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn. Học tập theo nhóm khơng những là phương thức rất tốt để hình thành
cho học sinh các kỹ năng địa lí mà cịn tỏ ra rất hiệu quả khi hỡnh thnh cho hc
sinh cỏc k nng xó hi.


Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

13


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
K nng a lớ cn có ở học sinh THPT bao gồm kỹ năng bản đồ, kỹ năng
khảo sát thực địa, kỹ năng làm việc với tài liệu địa lí.vv... Những kỹ năng này
nếu để học sinh hoạt động cá nhân sẽ mất thời gian hơn so với hoạt động theo
nhóm. Bởi vì khi cùng làm trong một nhóm, những học sinh khá hơn sẽ hướng
dẫn cho học sinh yếu hơn, có sự kèm cặp giúp đỡ giữa các em để cùng tiến bộ.
Hơn nữa với việc hoàn thành một lược đồ trống chẳng hạn, nhiều học sinh hợp
tác với nhau sẽ đi đến kết quả nhanh hơn so với từng em làm việc. Mà chúng ta
biết rằng thời gian một tiết học rất ngắn, do đó cần có sự hợp tác giữa các em để
làm tốt nhiệm vụ giáo viên giao cho.
Học tập theo nhóm cịn giúp cho học sinh hình thành kỹ năng xã hội, đó là
kỹ năng giao tiếp với người khác thông qua cách diễn đạt , thuyết phục, kỹ năng
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc, từ đó giúp các em có
khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, kỹ năng báo cáo, kỹ
năng tập hợp và ghi chép tư liệu, kỹ năng tranh luận.vv... cũng dần dần được
hoàn thiện trong quá trình các em làm việc với nhau.
* Về mặt thái độ
Phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm có vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc hình thành thái độ đúng đắn cho học sinh. Trong thời đại
cơng nghệ cao này, người ta đang nói nhiều đến nguy cơ “ biệt lập hoá”, đến sự
tách rời của các cá nhân khỏi xã hội, đến sự cô đơn trong thế giới hiện đại. Hơn
hết thảy, làm việc theo nhóm là cách tốt nhất để hình thành nên tính cộng đồng
cho học sinh. Giúp các em có thái độ đúng đắn đối với bản thân cũng như xã
hội. Trong quá trình học tập với nhau, mỗi học sinh sẽ cảm thấy nhu cầu cần
phải hợp tác với người khác là nhu cầu không thể thiếu. Các em không những

học kiến thức, rèn kỹ năng mà còn học cách giúp đỡ người khác, học cách học
hỏi người khác, học cách chia sẻ ý kiến, cách lắng nghe, thậm chí là học cả cách
kiên nhẫn trước những tình huống căng thẳng. Từ đó các em ý thức sâu sắc về
trách nhiệm, lương tâm và danh dự, về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, về
thái độ tích cực đối với cộng động. Kết quả cơng việc mà nhóm đạt được trong
giờ học cũng chính là kết quả của sự nỗ lực của bản thân mỗi học sinh. Giúp các
em nhận thấy niềm vui trong học tập, thấy được hạnh phúc của mỗi người cũng
chính là hạnh phúc của mọi người.
1.2.3. Cách tổ chức học sinh hợp tác theo nhóm

TrÇn Thị Tú Ngọc - 43A Địa

14


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Thụng tin phn hi cho thấy rằng muốn bảo đảm kết quả cho việc áp dụng
phương pháp dạy học theo nhóm, một trong những yếu tố quyết định là cách tổ
chức học sinh học theo nhóm như thế nào.
* Các bước tổ chức
Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh.
- Tổ chức các nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cử nhóm
trưởng.
- Hướng dẫn cách làm việc của cả nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Cả nhóm trao đổi, thực hành, thảo luận.vv... về nhiệm vụ được giao.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Tổng kết trước lớp.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

- Cả lớp đánh giá, trao đổi ý kiến.
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài học tiếp theo hoặc vấn đề tiếp
theo.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm để
dạy bài Hoa kỳ tiết 1. “ Ưu thế của vị trí địa lý và lãnh thổ Hoa kỳ trong qúa
trình phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa”. SGK Địa lý lớp 11- CCGD.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu những nét cơ bản về Hoa kỳ.
Nêu nhiệm vụ của tiết học là tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Hoa kỳ, đánh giá tác động của nó với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư
ký để ghi chép ý kiến. Phát cho mỗi nhóm một lược đồ Hoa kỳ để trống.
- Hướng dẫn:
+ Nhiệm vụ thứ nhất: Các nhóm điền lên lược đồ các quốc gia và các đại
dương tiếp giáp với Hoa kỳ, vị trí tiếp giáp đó có thuận lợi và khó khăn gì? (thời
gian 7 phút).
+ Nhiệm vụ thứ hai: Nhóm 1 nghiên cứu miền Đơng, nhóm 2 nghiên cứu
miền Trung, nhóm 3 nghiên cứu miên Tây. Nhận xét về điều kiện tự nhiên và
đánh giá. ( Thời gian 10 phút).
Bước 2: Làm việc theo nhóm.

TrÇn Thị Tú Ngọc - 43A Địa

15


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
+ Nhim v th nht: Ba nhóm sử dụng bút màu, thước kẻ căn cứ vào
SGK và Atlat để điền tên các quốc gia và đại dương tiếp giáp với Hoa Kỳ lên 3
lược đồ trồng đã được giao.
Các học sinh trao đổi với nhau xem vị trí tiếp giáp đó đưa lại cho Hoa Kỳ

thuận lợi và khó khăn gì?
Thư ký ghi lại ý kiến của các bạn.
Nhiệm vụ thứ hai: Từng nhóm nghiên cứu SGK và Atlat. Điền lên lược
đồ các dãy núi, con sơng, đồng bằng.vv... thuộc phần lãnh thổ mà nhóm mình
phụ trách.
Các học sinh trao đổi với nhau trong nhóm để đánh giá tác dụng của điều
kiện tự nhiên mỗi miền đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Thư ký ghi lại ý kiến của các bạn.
Bước 3: Tổng kết trước lớp.
Phần vị trí địa lí.
Nhóm trưởng mỗi nhóm lên bảng, cho cả lớp quan sát lược đồ mà nhóm
mình đã hồn thành và trình bày ý kiến đánh giá của nhóm về vị trí địa lý Hoa
Kỳ.
Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. Bổ sung những chỗ
các em còn thiếu.
- Phần điều kiện tự nhiên.
Nhóm 1 báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm về miền Đơng Hoa Kỳ,
các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến cho bạn.
Tương tự đối với nhóm 2 và nhóm 3 về điều kiện tự nhiên miền Trung và
miền Tây.
Giáo viên cho các em thấy được sự khác biệt giữa 3 miền tự nhiên Hoa
Kỳ, nhấn mạnh ý thiên nhiên Hoa Kỳ tuy phong phú và đa dạng song cũng
khơng ít khó khăn.
Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
Tổng kết bài học.
* Cách chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh:
Giáo viên là người chủ động phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm
nhỏ. Việc chia nhóm này có thể là ngẫu nhiên hay chủ định tuỳ thuộc vào mục
đích hoạt động của nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm
vụ bài học cũng như các thiết bị phụ v cho cỏc hot ng ca nhúm.


Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

16


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
m bo hiu qu cơng việc, tốt nhất giáo viên nên chia nhóm trên cơ
sở đã nắm vững đặc điểm, trình độ của học sinh. Phải làm sao để trong nhóm
nào cũng có những hạt nhân tích cực, là người dẫn dắt giúp đỡ các bạn còn yếu
hơn. Điều này cũng tạo ra tâm lý cơng bằng ở các nhóm. Bởi vì nếu một nhóm
tồn những bạn xuất sắc cịn một nhóm lại chủ yếu là các học sinh kém thì kết
quả cơng việc sẽ không phản ánh đúng sự nỗ lực của bản thân các em.
Việc giao nhiệm vụ cho các nhóm cũng được tiến hành theo nhiều cách,
tuỳ thuộc vào nội dung bài học, giáo viên có thể lựa chọn cho phù hợp có hiệu
quả.
+ Nhóm đồng việc: Là các nhóm nhỏ cùng thực hiện một nhiệm vụ học
tập giống nhau. Xuất phát từ cùng một vấn đề, một nhiệm vụ, song mỗi nhóm sẽ
có những cách giải quyết khác nhau và các ý kiến của các nhóm sẽ được nhóm
trưởng trình bày trước lớp.
Ví dụ như khi dạy về vai trị của ngành nông nghiệp, Bài 16, chương V
Địa lý lớp 10- CCGD, giáo viên có thể nêu lên một vấn đề: Khi khoa học cơng
nghệ phát triển, có thể sản xuất ra thức ăn nhân tạo thì sự tồn tại của ngành nơng
nghiệp sẽ như thế nào? Từng nhóm nhỏ 5- 10 học sinh sẽ thảo luận với nhau để
nêu ý kiến của các em về vấn đề này, sau đó báo cáo trước lớp để cùng so sánh
bổ sung cho nhau.
+ Nhóm chuyên sâu: Lớp học được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm
đảm nhận một nhiệm vụ nhỏ khác nhau của một nhiệm vụ chung. Sau khi kết
thúc công việc, các nhóm chuyên sâu sẽ báo cáo kết quả cho cả lớp cùng biết.
Ví dụ như khi dạy về các vùng kinh tế Hoa Kỳ, Địa lí 11, giáo viên sẽ

chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1 nghiên cứu về vùng Đơng Bắc, nhóm 2 nghiên
cứu về vùng Tây và Đơng Nam, nhóm 3 nghiên cứu về vùng nội địa, nhóm 4
nghiên cứu về bán đảo Alaxia và quần đảo Haoai. Sau đó các nhóm báo cáo về
kinh tế mà nhóm mình phụ trách qua bản đồ kinh tế và thuyết trình.
* Cách tiến hành hoạt động theo nhóm
Để nhóm học tập hoạt động có hiệu quả thì mỗi nhóm cần có một nhóm
trưởng để lãnh đạo các tổ viên trong các hoạt động chung của nhóm. Vai trị của
nhóm trưởng rất quan trọng trong việc dẫn dắt cơng việc, khuyến khích mọi
thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, tránh tranh cãi cá nhân và đảm bảo
cuộc thảo luận đi đúng hướng bằng cách đưa ra những câu hi ó chun b k
(do giỏo viờn giỳp).

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

17


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Ngoi ra mi nhúm cn có một thư ký để ghi chép lại ý kiến của các bạn.
Việc ghi chép này cũng cần có những kỹ năng nhất định, ví dụ như tuyển lựa,
chọn lọc các ý kiến đã được thống nhất, biết ghi chép những ý cơ bản, cốt lõi.
Sau khi công việc của nhóm đã hồn thành, mỗi nhóm cần cử một đại
diện để thay mặt nhóm báo cáo trước lớp. Người được chọn để báo cáo phải là
một học sinh có khả năng diễn đạt tốt, biết cách trình bày, thuyết phục và bảo vệ
ý kiến. Để đảm bảo sự phát triển năng lực cho tất cả các học sinh thì tốt nhất nên
có sự luân phiên nhau báo cáo giữa các tổ viên trong một tổ. Như vậy học sinh
nào cũng học được cách diễn đạt, giao tiếp tự tin, mạnh dạn trước tập thể.
Ví dụ như khi dạy bài “ Đặc điểm các nước đang phát triển Châu Phi”,
Địa lí 11-CCGD, giáo viên có thể nên lên một vấn đề “ Châu phi rất giàu về tài
nguyên khoáng sản và nông sản nhiệt đới, nhưng tại sao hiện nay vẫn là một

châu lục nghèo nhất thế giới”? Sau đó giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và cho
các nhóm 5 phút để thảo luận.
Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn làm sáng tỏ vấn đề bằng việc dẫn dắt
theo gợi ý của giáo viên.
- Châu Phi giàu tài nguyên như thế nào?
- Hiện trạng kinh tế xã hội Châu Phi hiện nay ra sao?
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng đó?
Các học sinh căn cứ vào SGK, bản đồ và nghiên cứu cá nhân để nêu lên ý
kiến. Một thư ký ghi chép lại ý kiến của các bạn, sau đó lần lượt 4 nhóm cử 4
đại diện của mình lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Cả lớp cùng nhau xem
xét, đánh giá các ý kiến, có thể chất vấn người báo cáo để làm rõ hoặc mở rộng
vấn đề, sau đó giáo viên tổng kết lại.
* Cách tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả làm việc của
nhóm
Có nhiều cách tổ chức cho đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả
làm việc của nhóm. Cách trình bày phổ biến nhất là các nhóm viết hoặc minh
hoạ bằng hình vẽ kết quả làm việc trên giấy khổ rộng hay giấy trong và máy
chiếu Overhead.
Giáo viên cũng có thể tổ chức cho các nhúm trỡnh by theo cỏc hỡnh thc
khỏc nhau:

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

18


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
- Phng phỏp bỏo cỏo: Mỗi nhóm cử 1 học sinh đứng tại chỗ hoặc lên
bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm có thể kèm theo việc chỉ dẫn trên bản
đồ, lược đồ tranh ảnh .

- Phuơng pháp thị trường : Các nhóm trình bày lên giấy khổ rộng bằng
ghim và trưng bày trong phòng học. Lớp học giống như một thị trường thông
tin, các học viên sẽ xem xét kết quả của từng nhóm, nghe họ giải thích kết quả
và đặt câu hỏi để họ trả lời. Giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết
quả làm việc của từng nhóm.
- Phương pháp hội chợ: Các nhóm khơng lần luợt trình bày mà chỉ trình
bày kết quả của mình tại một vị trí đã lựa chọn trong phịng. Một đến hai nguời
ở lại nơi trưng bày kết quả của nhóm, cịn những người khác đi lại giới thiệu về
nhóm mình hoặc có thể trao đổi với bất cứ ai, ở bất cứ nhóm nào giống như một
hội chợ.
- Phuơng pháp triển lãm: Các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng
tiếp sau đó các học viên tự do đi lại, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể
thảo luận với các thành viên của nhóm khác giống như các nghệ sỹ trong buổi
triển lãm.
1.2.4. Vai trò của giáo viên khi tổ chức học sinh làm việc theo nhóm
Hợp tác khơng hạ thấp vai trị của người giáo viên và ngược lại, nó khiến
cho người giáo viên càng có vị trí quan trọng hơn trong việc dẫn dắt học sinh đi
tìm tri thức. Ta có thể thấy khi sử dụng phương pháp này người giáo viên giống
như một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc mà thành công của bản giao hưởng phụ
thuộc vào chiếc đũa của người thầy. Đối với các nhóm học sinh cũng vậy, giáo
viên là người giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn các nhóm và cùng với
học sinh đánh giá kết quả làm việc của nhóm.
Trước hết giáo viên là người quyết định thành lập các nhóm học tập. Số
lượng nhóm và số lượng thành viên trong mỗi nhóm thay đổi linh hoạt phụ
thuộc vào mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần đạt tới trong mỗi tiết học. Vì thế
ứng với mỗi nhiệm vụ này giáo viên có thể chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 học
sinh chẳng hạn. Nhưng ứng với nhiệm vụ khác giáo viên có thể chia mỗi nhóm
gồm 2 em ngồi gần nhau làm việc với nhau.
Ví dụ như khi dạy Bài 18: “ Địa lí ngành chăn ni” SGK Địa lí lớp 10CCGD ở mục 1, (vai trị vị trí của ngành chăn ni) giáo viên có thể yêu cầu 35 học sinh ngồi gần nhau để lập thành một nhóm, nghiên cứu ngành chăn ni


TrÇn Thị Tú Ngọc - 43A Địa

19


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
cú vai trũ v c điểm như thế nào. Sau đó chỉ định một số đại diện của nhóm
lên trả lời. Khi chuyển sang mục 2 (địa lí một số ngành chăn ni quan trọng
trên thế giới), giáo viên lại chia lớp thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm tương đương
khoảng 10- 12 học sinh, ( tương đương với 1 lớp có từ 40 – 50 em ) giao nhiệm
vụ cho 4 nhóm như sau:
- Nhóm 1 nghiên cứu về đặc điểm và sự phân bố của ngành chăn ni trâu
bị.
- Nhóm 2 nghiên cứu về đặc điểm và sự phân bố của ngành chăn nuôi
cừu.
- Nhóm 3 nghiên cứu đặc điểm và sự phân bố của ngành chăn ni lợn.
- Nhóm 4 nghiên cứu về đặc điểm và sự phân bố ngành chăn nuôi gia
cầm.
Các nhóm thể hiện kết quả làm việc của mình bằng lược đồ phân bố và
thuyết trình sau đó báo cáo trước lớp.
Đến phần III- ngành nuôi trồng thuỷ sản, giáo viên dùng phương pháp
khác cho cả lớp.
Bên cạnh việc tổ chức các nhóm, giáo viên cịn đóng vai trị là người dẫn
dắt hoạt động của nhóm. Bởi vì chúng ta biết rằng giáo viên là người nắm rõ hơn
ai hết về trình độ và đặc điểm của tâm lý học sinh cũng như mục tiêu về kiến
thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt tới trong mỗi tiết học. Vì vậy giáo viên cần
phải biết học sinh đang cần giúp đỡ gì và gặp khó khăn ở chỗ nào, cần phải
khuyến khích, cần phải uốn nắn như thế nào. Giáo viên sẽ khéo léo đặt các câu
hỏi gợi mở hoặc chỉ dẫn những kỹ năng cần thiết để dẫn học sinh đi tới đích.
Ví dụ như khi dạy phần “Những vấn đề kinh tế xã hội trong thời kỳ hiện

đại”, Địa lí 11- CCGD, ở mục 4 giáo viên có thể nêu câu hỏi tại sao nói ngày
nay các nước phát triển đã giàu lại càng giàu thêm, còn các nước đang phát triển
đã nghèo lại càng nghèo đi? Sau đó chia lớp thành các nhóm 5 –7 em thảo luận
để trả lời câu hỏi này.
Giáo viên có thể gợi mở vấn đề như sau:
- Các nước phát triển có ưu thế gì? ( về tiềm lực khoa học kỹ thuật, vốn,
kinh nghiệm quản lý).
- Những ưu hế đó được phát huy trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
- Các nước đang phát triển có những ưu thế gì? ( Về tài ngun thiên
nhiên, nhân cơng rẻ .vv...)

TrÇn Thị Tú Ngọc - 43A Địa

20


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
- Nhng u th ú còn giữ được vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện
nay hay khơng?
- Tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra như thế
nào? .vv...
Cuối cùng giáo viên lại giữ vai trò là người hướng dẫn đánh giá cho các
nhóm học sinh. Đây là một việc làm hết sức quan trọng bởi vì thơng qua đó sẽ
giúp được học sinh thu được những tìn hiệu phản hồi để xem xét khả năng làm
việc của bản thân, cái nào các em đã làm được, cái nào các em chưa làm được.
Từ việc đối chiếu kết quả của nhóm với kết quả nhóm khác và với kết quả của
giáo viên các em sẽ có sự điều chỉnh tích cực cho những lần làm việc sau.
1.2.5. Đặc trưng và ý nghĩa của phương pháp hướng dẫn học sinh hợp tác
nhóm trong dạy học mơn Địa lí THPT
* Tính tổng hợp: Địa lí học là một mơn khoa học có tính lịch sử phát triển

lâu đời và có đóng góp quan trọng đối với nhân loại. Ngày nay mơn địa lí trong
nhà trường phổ thơng được coi là một trong những mơn văn hố cơ bản của
chương trình học của tất cả các nước trên thế giới. Tương ứng với khoa học địa
lí mơn địa lí trong nhà trường cũng gồm 2 bộ phận lớn: Địa lí tự nhiên và địa lí
kinh tế xã hội.
Tri thức địa lí là tri thức có tính tổng hợp bởi vì đối tượng của địa lí là các
lãnh thổ xét về mặt tự nhiên và kinh tế- xã hội. Học địa lí học sinh sẽ có những
kiến thức khoa học về thiên nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và các hoạt động
của con người ở khắp mọi nơi trên trái đất. Nó địi hỏi học sinh phải có một vốn
hiểu biết phong phú khơng chỉ về địa lí mà cịn cả văn hố chính trị, kinh tế.vv...
trong mỗi tiết học, mỗi bài, chương học sinh đều phải huy động những hiểu biết
này để phục vụ cho việc lĩnh hội tri thức mới. Ví dụ như khi học bài “Đặc điểm
các nước đang phát triển ở Châu Phi” học sinh phải có những biểu tượng nhất
định về châu lục này như: Vị trí, cảnh quan, đất nước con người thì mới tạo điều
kiện thuận lợi để khái quát lên châu lục này có những đặc điểm gì trong giai
đoạn hiện nay. Nếu như học sinh chưa từng xem sách báo, tivi hoặc nghe kể
chuyện về Châu phi với những hoang mạc, xavan, rừng rậm nhiệt đới; với lịch
sử bị bóc lột nặng nề, chế độ phân biệt chủng tộc dã man chẳng hạn thì sẽ rất
khó khăn để làm cho các em hiểu rằng Châu Phi là một châu lục giàu tài nguyên
khoáng sản nhưng hiện nay đang đứng trước nguy c chỡm trong nghốo nn lc
hu.

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

21


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Chớnh vỡ vy hp tỏc theo nhóm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dạy
học địa lí bởi vì mỗi học sinh có một vốn hiểu biết riêng, có một kho tàng kiến

thức và kinh nghiệm mà các em đã tích luỹ được. Đứng trước bất kỳ một vấn đề
nào mỗi em sẽ tự huy động những gì mình có để chia sẻ với các bạn nhằm cùng
nhau đi đến kết quả cuối cùng. Có thể học sinh này am hiểu về lịch sử, học sinh
kia thích tìm hiểu những miền đất lạ, học sinh khác lại có những kiến giải sâu
sắc về chính trị xã hội. Mỗi em đóng góp một ý kiến của mình, bàn bạc thống
nhất với nhau dần dần đi đến sáng tỏ vấn đề. Nếu để cho từng học sinh suy nghĩ
tất nhiên các em sẽ mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn hơn.
* Tính cập nhật.
Ngày nay sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang làm
biến đổi nền kinh tế xã hội thế giới vơ cùng nhanh chóng do đó địa lí kinh tế xã
hội cũng phải có những bước cải tiến quan trọng để có thể nghiên cứu và phản
ánh kịp thời những biến đổi này. Một nền kinh tế có thể năm trước cịn trong
tình trạng trì trệ, năm sau đã vươn lên mạnh mẽ. Một ngành sản xuất đang trong
tình trạng phân tán manh mún có thể phát triển theo chiều sâu nếu được trang bị
công nghệ hiện đại. Một lãnh thổ có thể thời gian trước phân bố sản xuất chưa
có gì, vài năm sau đã xuất hiện hàng loạt khu công nghiệp và đô thị nếu được
đầu tư vốn.
Do việc học địa lí kinh tế xã hội địi hỏi phải có sự cập nhật về số liệu, sự
kiện, hiện tượng để khái quát hoá thành quy luật nên việc tổ chức các nhóm học
sinh sẽ có những thuận lợi nhất định. Để đáp ứng yêu cầu cần thiết các em có
thể tổ chức các nhóm nhỏ để khảo sát điều tra thực địa sau đó so sánh với những
gì được biết trong sách giáo khoa. Các em cũng có thể cùng nhau thu thập các số
liệu về sự biến động của một đối tượng địa lí qua nhiều năm, sau đó phân tích và
rút ra kết luận. Những việc làm này giúp học sinh năm sâu sắc hơn những kiến
thức địa lí được học, đồng thời hiện đại hoá cho phù hợp với sự biến đổi của tình
hình mới. Tất nhiên đây là một cơng việc địi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức
nên hợp tác giữa các em là một việc làm cần thiết.
* Rèn luyện kĩ năng địa lí và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Địa lí là một mơn học có khả năng hình thành cho học sinh rất nhiềy kỹ
năng quan trọng, đặc biệt có kỹ năng bản đồ là một kỹ năng mà khơng mơn học

nào có được. Hơn thế nữa những kiến thức địa lí lại có sự ứng dụng thiết thực
vào đời sống. Ví dụ như khi biết cách dùng bản đồ học sinh có th d dng nh

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

22


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
hng khi n bt k thành phố xa lạ nào nếu có một tấm bản đồ trong tay hoặc
một khi nắm vững về sự hoạt động của các khối khí học sinh có thể dễ dàng giải
thích được các hiện tượng thời tiết khí hậu ở địa phương.
Tuy nhiên việc rèn luyện các kỹ năng địa lí cũng như ứng dụng các kỹ
năng này vào thực tiễn là một vấn đề phức tạp. Sự hạn chế về thời gian mỗi tiết
học, quy mô lớp học q lớn và chương trình học vẫn cịn q nặng khiến cho
giáo viên chưa thể chú ý đúng mức đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo
cho học sinh. Ngoài việc bản thân học sinh tự cố gắng ra, sự giúp đỡ của bạn bè
có vai trị hết sức quan trọng. Chúng ta nên đặc biệt chú ý đến vấn đề này trong
dạy học địa lí bởi vì tính ứng dụng của địa lí rất lớn nhưng nếu khơng biết phát
huy thì sẽ hạn chế hiệu quả; dẫn đến học sinh khơng hững thú bộ mơn này, coi
địa lí chỉ là một môn học thuộc các số liệu, hiện tượng khơ cứng.
Do đó trọng những buổi học chính khố hoặc ngoại khố việc xây dựng
các nhóm học tập địa lí để các em cùng nhau rèn luyện kỹ năng là một vấn đề
nên được quan tâm hơn. Các nhóm học sinh sẽ cùng nhau làm việc với bản đồ,
cùng nhau quan sát và ghi chép các hiện tượng địa lí, cùng tổ chức các trị đố vui
địa lí.vv... Trong thực tiễn cuộc sống, khi gặp bất kỳ hiện tượng tự nhiên hoặc
kinh tế xã hội nào cần tìm hiểu các em có thể trao đổi thắc mắc lẫn nhau, giúp
đỡ nhau làm sáng tỏ sự việc. Đây là những điều mà giáo viên khơng thể có điền
kiện để kèm cặp giúp đỡ các em thường xuyên được.
1.2.6. Các hình thức hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm trong dạy

học Địa lí.
1.2.6.1. Thảo luận nhóm
Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên
cũng như các học sinh với nhau. Mục đích của thảo luận là để khuyến khích sự
phân tịch một vấn đề hoặc các ý kiến bàn luận khác nhau của học sinh và trong
những trường hợp nhất định, nó mang lại sự thay đổi thái độ của người tham gia.
Để thảo luận nhóm đạt kết quả tốt, giáo viên cần tiến hành theo các bước
sau:
* Chuẩn bị thảo luận.
- Chọn những đề tài, vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận. Đó là
những bài khơng khó về mặt nội dung song được nhiều người quan tâm có nhiều
cách giải quyết khác nhau, đặc biệt gần gũi với i sng hc sinh.
Vớ d:

Trần Thị Tú Ngọc - 43A §Þa

23


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
+ Chõu M la tinh đang đứng trước tình trạng dân số tăng nhanh và đơ thị
hố q mức. giải pháp nào cho vấn đề này?
+ Tại sao kinh tế đối ngoại giữ vai trò then chốt đối với Nhật Bản?
- Sau khi đã chọn đề tài thảo luận, giáo viên sẽ chia học sinh thành các
nhóm để các em thảo luận với nhau, mỗi nhóm có một nhóm trưởng để duy trì
thảo luận, hướng dẫn các em chuẩn bị những vấn đề cần thiết.
* Tiến hành thảo luận.
Dưới sự điều khiển của nhóm trưởng các học sinh trong nhóm sẽ nêu ý
kiến về vấn đề đặt ra khi thảo luận theo nhóm nhỏ. Những người vốn dè dặt nhất
cũng thoải mái hơn khi trình bày quan điểm của mình. Các em có thể bàn bạc,

tranh luận với nhau, yêu cầu giáo viên gợi mở sau đó thống nhất ý kiến để cử
một đại diện trình bày trước lớp.
* Tổng kết thảo luận.
Giáo viên tổng kết những ý kiến nêu lên một cách súc tích và có hệ thống
những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất tham gia ý kiến về những vần đề
chưa thống nhất, bổ sung những điều cần thiết.
Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
1.2.6.2. Đóng vai
Đây là hình thức đặt các nhóm học sinh vào những tình huống nhất định
nó khuyến khích học sinh nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào
vị trí của những người có địa vị khác nhau trong xã hội để giải quyết các vấn đề
cụ thể trong cuộc sống. Thơng qua việc đóng vai, học sinh khơng chỉ học được
kiến thức mà còn học được cách tưởng tưởng, sáng tạo diễn tả cảm xúc.
Ví dụ như khi học bài Trung Quốc- tiết 1- Địa lí 11-CCGD phần đặc điểm
tự nhiên, giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm lớn. Một nhóm đóng vai những
người miền Đơng, một nhóm đóng vai những ngươi miền Tây. Hai nhóm sẽ lần
lượt hỏi và đáp để giới thiệu về thiên nhiên miền đất và con người mình sinh ra.
Hình thức đóng vai cịn có thể diễn ra dưới dạng những vở kịch ngắn do
các nhóm tự biên soạn. Mỗi vở kịch tương ứng với một tình huống học tập mà
kết quả của nó phải là sự giải quyết những vấn đề cho tình huống đó đặt ra. Từ
đó giúp học sinh lĩnh hội những tri thức, những phương thức hành động mới.
Tất nhiên để có thể diễn các vở kịch này địi hỏi phải có sự đầu tư và thời gian
diễn xuất khá dài. Do đó thơng thường trong phạm vi tiết học các vở kịch nên có
một nội dung ngắn gọn đơn giản. Ví dụ như học bài “ Quan hệ kinh t v cỏc

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

24



Khoá luận tốt nghiệp Đại học
khi kinh t, a lớ 10- CCGD, ta có thể phân lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm
đại diện cho một khối kinh tế như ASEAN, EU, OPEC vv... sau đó giả sử tình
huống là các em đang ở trong một hội nghị quốc tế, các em sẽ thay mặt khối
kinh tế của mình để phát biểu giới thiệu và tìm kiếm đối tác tại hội nghị như thế
nào. Còn đối với những vở kịch đòi hỏi thời gian dài hơn như kịch bản về dân
số, mơi trường về phát triển bền vững thì giáo viên nên tổ chức thành buổi ngoại
khoá hoặc xêmina.
1.2.6.3. Làm việc với bản đồ
Việc học địa lí khơng thể tách rời khỏi bản đồ, bởi vì bản đồ vừa là
phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức. Bằng việc giao cho học sinh những
bản đổ cá nhân, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thể hiện các hiện tượng đối
tượng địa lí lên bản đồ rút ra nhật xét hoặc ngược lại có thể u cầu các em phân
tích bản đồ tìm ra những mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng tàng trữ trong
đó.
Tổ chức học sinh làm việc với bản đồ theo tiến trình sau:
- Xác định nhiệm vụ kiến thức, kỹ năng.
- Chia nhóm học sinh và giao bản đồ cho các nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm làm việc với bản đồ.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên và học sinh cần nhận xét, đánh giá.
Ví dụ dạy bài 17- Địa lí ngành trồng trọt, sách giáo khoa 10-CCGD, phần
II. §ặc điểm cây lương thực.
- Xác định nhiệm vụ: Quan sát lược đồ sự phân bổ các cây lương thực
trên thế giới, rút ra đặc điểm và sự phân bố của các cây lương thực.
- Chia líp thµnh 3 nhãm lín: Nhãm 1 nghiên cứu về lúa mì, nhóm 2 nghiên cứu
về lúa gạo, nhóm 3 nghiên cứu về ngô. Giao cho các nhóm l-ợc đồ và ATLAT
thế giới.
- H-ớng dẫn: Quan sát l-ợc đồ, ATLAT và đọc SGK.
+ Lúa mì phân bố ở vành đai nào ? thuộc những quốc gia nào ?

+ Đặc điểm khí hậu, thổ nh-ỡng của vành đai ®ã ra sao ?
+ Tõ ®ã rót ra ®Ỉc ®iĨm phân bố cây lúa mì trên thế giới. T-ơng tự với lúa
gạo và ngô...
- Các nhóm báo cáo kết quả bằng cách chỉ dẫn trên l-ợc đồ có thuyết
trình, giáo viên tổng kết.

Trần Thị Tú Ngọc - 43A Địa

25


×