Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu các trạng thái stress biểu hiện trên công nhân nhà máy sợi vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 64 trang )

1

MỞ ĐẦU
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong xã hội văn minh hiện đại,
mơi trường chúng ta đang sống có rất nhiều hồn cảnh gây nên Stress.
Stress của môi trường tự nhiên: Con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của
môi trường.Trong những năm gần đây, con người đã tác động rất nhiều lên
môi trường sống tự nhiên, tạo nên nhiều thuận lợi song cũng gây ra khơng ít
bất lợi làm ảnh hưởng xấu đến mơi sinh. Giờ đây lồi người trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đang gánh chịu những hậu quả bất lợi do môi
trường tự nhiên như hạn hán, bão lụt, động đất, lũ quét...Những thiên tai này
làm thiệt hại đến người và của, mất người thân, mất nhà cửa, ruộng vườn, gia
súc chết...đã đẩy con người rơi vào tình trạng Stress. [2]
Stress của mơi trường xã hội: Nước ta cũng như các nước khác trên
thế giới đang bắt đầu chịu tác động bởi Stress của nền văn minh công
nghiệp. Khi điều kiện vật chất được cải thiện, nhu cầu vật chất của con người
ngày càng cao, để thoả mãn các nhu cầu đó con người phải làm việc với tốc
độ căng thẳng trong nhà máy phân xưởng....Khi hết giờ làm việc họ lại bằng
các phương tiện giao thơng máy móc hiện đại trên đường phố đơng đúc, họ
tiếp tục chịu đựng sức ép căng thẳng để giữ thăng bằng, an tồn trở về nhà.
Trong hồn cảnh đó, con người phải cạnh tranh gay gắt và chính trong điều
kiện này đã xuất hiện nhiều Stress như mâu thuẫn với hàng xóm, đồng
nghiệp, giữa các thành viên khác trong gia đình, mâu thuẫn vợ chồng, con
cái hư hỏng, nghiện hút, thất vọng trong sự nghiệp, tình yêu, mất việc làm,
ốm đau kéo dài....[15 ]
Chính vì vậy mà Tiến sĩ Paul Rosch chủ tịch viện nghiên cứuStress
Mỹ(AIS) phải thốt lên rằng “Stress tăng nhanh khủng khiếp ”. [4]
Nghiên cứu Stress là vấn đề mang tính thời đại, có tính chất cấp thiết,
rất cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng .



2

Nhưng sẽ không công bằng và phi khoa học nếu chỉ nhìn các mặt trái
của tâm lý, mà khơng đề cập đến tính tất yếu và tích cực của nó trong cuộc
sống. Chúng ta sẽ có tưởng tượng xem: nếu một con người, không buồn,
cũng không vui, không biết yêu ,ghét, chẳng thối mái cũng chẳng bực tức,
khơng tỏ ra buồn vui, khơng có hồi bão để ước mơ hi vọng, không được
hưởng cái thú khi thành công, hoặc chịu nhiều cay đắng khi thất bại, thì con
người đó đâu phải là con người mà chỉ là một cái máy sống thơi. Khơng có
cảm xúc, thì khơng có cuộc sống, khơng có con người .Vì thế Giáo sư Hens
Selye-người sáng lập viện chống Stress ở Montreal(Canađa) đã nói rất chí lí
và thú vị là :
“Stress là chất muối cho thi vị cuộc đời, thiếu nó khơng có cuộc
sống, Nhưng cái tai hại gây chết người của chất muối đó, là trong nhiều
tình huống buộc ta phải sài quá mặn ”. [23]
Việt Nam nói chung và vùng Bắc chung bộ nói riêng thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới quanh năm có nhiệt độ và độ ẩm cao, không những thế vào
mùa hè cịn có gió Tây nam, đây là những yếu tố tự nhiên gây ra trạng thái
Stress cho con người.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Stress, nhưng cho đến nay vẫn
chưa có các cơng trình nghiên cứu có hệ thống và qui mơ, nhất là ở vùng khí
hậu khắc nghiệt dễ gây Stress như ở Nghệ An nhằm đánh giá các hậu quả
của Stress trong các lĩnh vực khác nhau và tìm ra những biện pháp thiết thực
nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Stress.
Để góp phần nhỏ bé vào mục đích to lớn thiết thực đó chúng tôi chỉ
chọn đề tài :“Nghiên cứu các trạng thái Stress biểu hiện trên công nhân
Nhà máy sợi Vinh”.
II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1- Điều tra thực trạng các trạng thái Stress trên công nhân Nhà máy sợi

Vinh làm việc trong mơi trường có nhiều yếu tố khơng thuận lợi như tiếng
ồn, bụi tự nhiên, bụi hoá học, độ nóng, ánh sáng đã làm thay đổi một số chỉ


3

số sinh lí tim mạch, nhịp thở và hệ quả của Stress đến đời sống sức khoẻ, đời
sống tinh thần của CN như thế nào.
2- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ tham khảo tài liệu, đưa ra
một số biện pháp thiết thực giúp CN giải toả những khi gặp phải Stress bất
lợi. Đồng thời có ý kiến đề xuất, kiến nghị với các tổ chức quản lí con người
trực tiếp đó nhằm nâng cao sức khoẻ, khả năng làm việc đáp ứng được với
công việc trong giai đoạn mới.
III - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là nam nữ công nhân
Nhà máy sợi Vinh ở lứa tuổi từ 25 - 44.
-Thống kê các trạng thái Stress ở 156 CN nam nữ trong độ tuổi nghiên
cứu thông qua thang điểm trắc nghiệm Stress nghề nghiệp (SNN)[14]
-Nghiên cứu các trạng thái Stress trong môi trường làm việc của nhà
máy thông qua các chỉ số : Nhịp tim, huyết áp tối đa, nhịp thở, của 40 CN
nam và 40 CN nữ ,
-Điều tra những thực tổn của Stress nghề nghiệp, những triệu chứng
ứng xử của công nhân qua phiếu điều tra [14].


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA STRESS

1.1.1. Khái niệm chung về Stress.
Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lí học để chỉ
một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỉ 17, Stress được dùng với
nghĩa là một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây
ra phản ứng căng thẳng. Hiện nay thuật ngữ Stress được dùng rộng rãi.Tuy
nhiên, nhiều tác giả sử dụng với các sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: “
Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước trước
những tình huống căng thẳng”. Theo J. Deley: “ Stress là một trạng thái căng
thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối
phó với một tình huống đang đe doạ ”. Khái niệm chung về Stress cho cả hai
ý nghĩa bao gồm:
1. Tình huống Stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích
gây ra Stress.
2. Đáp ứng Stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với Stress.
Stress bình thường là một tình huống Stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được
và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoả đáng.
Stress trở nên bệnh lý khi tình huống Stress xuất hiện bất ngờ và quá
mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, vượt khả năng chịu
đựng của đối tượng, gây ra các rối loạn của cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là
các rối loạn có liên quan đến Stress. [18]
1.1.2. Những nguyên nhân gây ra stress.
Mỗi con người đều phải đối mặt với stress, những thay đổi gây ra
stress là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống: Người thân lâm vào
tình trạng đau ốm, phải đi xa hoặc chết. Hay bản thân bắt đầu một công việc


5


mới mẻ, hoặc có thể bị đình chỉ cơng tác, sa thải, cũng có thể phải rời xa gia
đình… Ngồi những thay đổi to lớn này cịn có những hụt hẫng thường xảy
ra như tắc nghẽn giao thông, tiếng ngáy to của các bạn cùng phòng, những
cuộc thất hẹn. Những sự kiện mang tính tai hoạ khơng thể đốn trước được
như động đất. Những vấn đề tồn tại dai dẳng về mặt xã hội như ô nhiễm, tội
phạm, thành kiến, tình trạng vơ gia cư, q tải dân số, suy thái kinh tế, đại
dịch AIDS, mối đe doạ chiến tranh đều là những nguyên nhân gây ra
stress.[15]
Tuy nhiên Stress có gây bệnh hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều
nhân tố phức tạp. Có hai nhân tố chính đó là: Đặc điểm gây bệnh của stress
và sức chống đỡ của nhân cách.
+ Đặc điểm gây bệnh của stress
- Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn (người thân
chết đột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề). Có những stress tuy không mạnh
và cấp diễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây căng thẳng nội tâm cũng có
khả năng gây bệnh.
- Thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải
là cường độ của stress ( ý nghĩa gây bệnh của đám cháy không phải là cường
độ ngọn lửa mà là giá trị tài sản bị thiêu huỷ và hậu quả cụ thể của mỗi cá
nhân ).
- Những stress gây xung đột nội tâm làm cho cá nhân khơng tìm được
lối thốt cũng thường gây bệnh( một đôi vợ chồng mâu thuẫn gay gắt và kéo
dài nhưng khơng thể li dị được vì đang còn lo nghĩ về những đứa con).
- Stress đập vào một cá nhân thường gây bệnh nhiều hơn stress đập
vào một cộng đồng( cơ chế chia sẻ gánh nặng, nỗi buồn ).
+ Sức chống đỡ của nhân cách.
- Nếu đối tượng nhận thức tình huống stress khơng nguy hiểm và có
thể chống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thích hợp bình thường. Ngược lại



6

nếu đối tượng nhận thức tình huống là nguy hiểm và khơng thể chống đỡ
được thì sẽ xuất hiện phản ứng bệnh lí.
- Cảm xúc khơng ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những
nét nhân cách dễ bị tổn thương.
- Cùng một stress, tuỳ theo phương thức phản ứng của đối tượng mà
có thể biểu hiện bệnh lí khác nhau: lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu
hoá, cao huyết áp….
Những nét nhân cách sau đây dễ bị tổn thương: dễ xúc động, khó làm
chủ bản thân, bi đát hố các tình huống stress, đánh giá cao các khó khăn và
đánh giá thấp bản thân.
Những nét nhân cách sau đây có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủ
được các tình huống stress, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng
thích nghi, mềm dẻo.
+ Môi trường và nhân cách tác động qua lại cảm ứng lẫn nhau rất mật
thiết, khi cảm ứng những nét tiêu cực có thể gây ra trạng thái bệnh lí tập thể,
khi cảm ứng những nét tích cực thì mỗi cá nhân trong tập thể lại được tăng
thêm sức mạnh để chống đỡ stress.
+ Cơ thể khoẻ mạnh cũng là điều kiện hỗ trợ tốt cho nhân cách chống
stress. [11]
1.1.3. Cơ chế gây bệnh của Stress.
Vào năm 1920, nhà sinh lí học Walter Cannon đã phác hoạ mơ tả khoa
học đầu tiên cách con vật và con người đáp ứng với mối nguy hiểm từ bên
ngoài. Tác giả nhận thấy có một trình tự hoạt tính được phát khởi trong các
dây thần kinh và các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị để cơ thể chiến đấu chống
lại hoặc bỏ chạy để bảo tồn tính mạng. Cannon gọi đáp ứng kép này với
Stress là hội chứng chống trả hoặc bỏ chạy. Trung tâm của đáp ứng nguyên
thuỷ này với Stress là vùng dưới đồi, đôi khi được gọi là trung tâm Stress là

vì nó kiểm sốt hệ thần kinh tự chủ và hoạt hoá tuyến yên. Hệ thần kinh tự
chủ (HTKTC) điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể . Trong các


7

tình huống gây ra Stress, nhịp thở trở nên nhanh và sâu hơn, nhịp tim gia
tăng và các cơ quan hơ hấp giúp các đường thở mở rộng thêm kích cỡ khiến
khơng khí lưu thơng tới hai buồng phổi nhiều hơn. Trong khi Stress đang
diễn ra thì HTKTC cịn làm tăng tiết Adrenalin trong máu lưu hành, lá lách
phóng thích nhiều tiểu cầu giúp q trình đơng máu nếu có xảy ra chấn
thương, tuỷ xương phóng thích nhiều bạch cầu hơn để giúp cơ thể chống lại
nhiễm trùng nếu có vết thương xảy ra, gan sản xuất ra nhiều đường hơn tạo
năng lượng cho cơ thể. Tuyến yên đáp ứng với các tín hiệu phát đi từ vùng
dưới đồi bằng cách tiết ra hoocmơn có ý nghĩa sinh tử với phản ứng Stress.
Khi cơ thể lâm vào tình trạng mãn tính thì các “hoocmơn Stress”được sản
xuất gia tăng và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Sự duy trì các chức năng sinh
lý phải bị trả giá bằng các cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Trong cuộc
sống hiện đại, không phải khi nào ta cũng né tránh hoặc chống trả được. Do
đó giờ đây ta phải học cách đáp ứng mới, thích ứng với Stress. Người đầu
tiên theo phương pháp hiện đại nghiên cứu các ảnh hưởng của Stress nặng
tác động liên tục lên cơ thể là Hans Selye, một nhà nội tiết học người
Canada.Vào cuối những năm 1930, Selye báo cáo về đáp ứng phức tạp của
các súc vật thực nghiêm với các tác nhân gây tổn thương như các bệnh do vi
khuẩn, các độc tố, chấn thương, nóng, lạnh,…Theo Selye, có nhiều loại tác
nhân tạo ra Stress và tất cả chúng đều địi hỏi sự thích ứng – duy trì tính tồn
vẹn tổng thể và sự thoải mái bằng cách phục hồi thế cân bằng, còn gọi là cân
bằng nội tại. Về mặt lý thuyết, Stress được quan niệm như một trạng thái bên
trong cơ thể, Selye mơ tả đáp ứng tồn thân với các tác nhân gây Stress
không đặc hiệu như vậy được xem là hội chứng thích ứng chung (GAS). Nó

bao gồm ba giai đoạn (Xem trong bảng “Hội chứng thích ứng chung”) [14]


8

Bảng : Hội chứng thích ứng chung
GIAI ĐOẠN I
PHẢN ỨNG BÁO
ĐỘNG
(nhắc lại liên tục
suốt đời)

GIAI ĐOẠN II
ĐỀ KHÁNG
(Lặp lại liên tục
suốt đời)

GIAI ĐOẠN III
KIỆT SỨC

-Vỏ thượng thận to ra -Hệ -Vỏ thượng thận co lại
- Các cấu trúc
limphô to ra
- Các hạt limphô trở về limphô to ra và rối

-Tăng nồng độ hoocmơn bình thường
-Đáp ứng với tác nhân - Duy trì các nồng độ
gây Stress đặc hiệu
hoocmơn
- Đánh thức sinh lý ở

mức độ cao
-Giải phóng epinephrine -Tác động đối trọng của
đồng thời gia tăng đánh nhánh đối giao cảm
thức sinh lý và tác động trong HTKTC
tiêu cực
-Dễ lâm vào tình trạng
-Dễ nhạy cảm hơn với Stress( nếu Stress tiếp
cường độ gia tăng của tác diễn với cường đọ
nhân gây Stress
mạnh, các dự trữ
- Dễ lâm vào tình trạng hoocmơn tiêu kiệt, con
đau ốm (nếu dài, các người bắt đầu mệt mỏi
thành phần chậm hơn của và chuyển sang giai
GAS được huy động, đoạn III)
khởi sự sang giai đoạn II)

loạn
- Tăng các nồng độ
hoocmơn,
- Tiêu kiệt các
hoocmơn thích ứng
- Giảm sức chống
đỡ các tác nhân gây
Stress nội sinh,
ngoại sinh
- Trải nghiệm các
cảm xúc thường là
trầm nhược

Mức

Kháng cự thắng lợi
Kháng cự
Bình thường
Phản ứng báo động

Kháng cự

Đau ốm
kiệt sức


9

Tình huống nguy hiểm càng cao thì các đáp ứng của cơ thể, các thay
đổi về hoạt động sinh lý diễn ra càng nhanh và mạnh mẽ hơn nhiều mẽ hơn
nhiều.
Trước đây nhiều người nghĩ rằng chỉ có những vi sinh vật mạnh, độc
dược hay tai nạn, vũ khí mới giết chết con người mà quên đi rằng có những
cái chết chẳng hề liên quan tới các yếu tố trên ví dụ như chết đứng như Từ
Hải, hay chỉ một phong thư khích bác của Khổng Minh làm cho Chu Du hộc
máu chết tươi. Nguyên nhân của những cái chết đó là do xuất hiện các cảm
xúc quá mức, những chấn thương tâm lý gọi chung là “Stress”.
Thế nhưng Stress không phải là một bệnh mà là nguồn gốc phát sinh
ra hàng loạt các bệnh khác nhau. Stress không chỉ là những rối loạn chức
năng của một bộ phận nào đó gây ra các bệnh như suy nhược thần kinh, lo
âu, hoang tưởng uất ức, day dứt, buồn phiền, loạn thần kinh tim mà nó cịn
thơng qua mối quan hệ hữu cơ giữa thần kinh trung ương và các cơ quan
tạng phủ để gây ra nhiều thương tổn nặng nề hậu quả chết người như xơ vữa
động mạch, cao huyết áp vô căn, suy động mạch vành tim, nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não, loét dạ dày, tiểu đường và cả những bệnh không ngờ

tới như hen suyễn, ung thư …. Chúng được gọi chung là căn bệnh tâm thể. [
23]
1. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU STRESS TRÊN THẾ GIỚI
Cách đây 4000 nghìn năm (nghĩa là 2000 năm trước công nguyên ),
dưới thời Xuân thu chiến quốc ở Trung hoa cổ đại, trong cuốn y lí với tựa đề
là “ Nội kinh tố vấn ”- ngay từ những thiên đầu như “Thượng cổ thiên chân
luận ”, “Âm dương ứng tương đại luận ”v,v… đã nêu thành nguyên lý: Bệnh
tật có 3 căn nguyên duy nhất :
1- Nội nhân hay tác nhân bên trong, Đó là do rối loạn 7 loại cảm xúc
hay cịn gọi là “ Thất tình ” bao gồm: Vui sướng, giận dữ, u buồn,
tư lự, sầu thảm, sợ hãi, khiếp đảm ( hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng ),


10

2- Ngoại nhân tức tác nhân phía ngồi với 6 đặc trưng biểu tượng cho
khí hậu, thời tiết, mơi trường là gió, rét, nắng, ẩm, khơ, hanh và
nóng, hay cịn gọi là “ Lục dâm ” gồm: Phong, hàn, thử, thấp, tác,
hoả đột nhập vào cơ thể gây bệnh ,
3- Bất nội ngoại nhân như tai nạn, ngã, chấn thương, rắn rết cắn, uống
nhầm thuốc, chất độc,vv…
Y lý đó cịn quy tụ cho mỗi tạng thể làm chủ một cảm xúc. Xúc cảm
quá mức đầu tiên là hại tạng phủ đó, rồi qua mối quan hệ “ Tương sinh tương
khắc ” tác động đến bộ phận liên quan, dẫn tới là mất thế cân bình trong cơ
thể tồn vẹn mà sinh bệnh. Thí dụ: Sợ hãi quá làm hại “Thận thuỷ”, thận
thuỷ tương sinh với “can mộc ”tác động tới gan, tương khắc với “tâm hoả ”,
không kiềm chế được tim, làm huyết thịnh, dịch thể suy, kết cục là làm các
hoạt động cơ thể rối tung. Ngoài ra sách cịn ghi : uất giận hại gan, q
khối hại tim, lo nghĩ hao tì vị, buồn rầu thương phổi, sợ hãi làm thận hư,
cịn khủng khiếp q thì gây loạn mọi tạng phủ.

Các nhà nghiên cứu Stress hiện đại cũng nhất trí với cổ nhân ở nhiều
điểm: Những người suy tư nhiều thì ăn uống kém ngon, dễ rối loạn tiêu hoá
hay bị loét dạ dày, tá tràng. Thống kê của Meyer Friedman và RayRoseman
ở viện Mount Zion (San Francisco) xác nhận gần 90%số ngươì bị nhồi máu
cơ tim thuộc về phản ứng tâm lý tuýp A: dễ cáu giận bùng nổ- phù hợp với
lời xưa:giận uất trước thương gan, sau hại tim.
Thời sinh học hiện đại (Biochronologie) đã khẳng định: Con người
được điều khiển như một đồng hồ sống đấy bí ẩn, liên quan khăng khít với
nhịp thời gian : mùa tháng, ngày đêm, của môi trường và những giờ giấc này
có thể bị đảo lộn tùng phèo vì các cảm xúc quá mức và lối sống tuỳ tiện của
chúng ta.
Để tìm hiểu các nguyên nhân gây Stress và hệ quả của nó đối với sức
khoẻ con người, các nhà khoa học đã bắt tay vào làm thí nghiệm dưới sự hỗ


11

trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật hiện đại cùng với những phát hiện
tinh vi mới nhất về cơ thể sống.
Năm 1935, Hen Selye bắt những con chuột và tách chúng ra khỏi đàn
(gây Stress cách ly) rồi nhốt chúng trong các chuồng chật hẹp (Stress kiềm
chế ), mặc dù được nuôi dưỡng đầy đủ nhưng vẫn chết. Mổ xác chuột
thường gặp 3 tổn thương, ông gọi là tam chứng Stress
-Teo tuyến ức và hệ bạch huyết (atrphie thymo-lymphatique).
-Teo tuyến thượng thận và phóng tiết nhiều corti-coit.
-Loét dạ dày tá tràng .
Henry cũng là thí nghiệm trên chuột, ông tách chúng và nhốt trong
lồng rồi đặt trước cũi mèo gây Stresslo sợ. Kết quả cho thấy nhiều chuột bị
cao huyết áp, xơ cứng động mạch chủ, động mạch vành tim hay động mạch
thận. Nhốt mèo cạnh chuồng chó, nhiều tác giả khác cũng thấy mèo lâm

bệnh.
S. Bonfils lặp lại thí nghiệm trên nhiều lần, trên nhiều loại chuột khác
nhau cũng thấy kết quả tương tự, ông gọi loét dạ dày kiểu này là “loét chống
đối”.
R. Portervaf J. Brady làm thực nghiệm trên khỉ: Đặt và cố định hai chú
khỉ trên hai chiếc ghế, chỉ để chân tay tự do hoạt động được. Con thứ nhất
ông gọi là “Khỉ diễn tấu ”, trên tay vịn của ghế có một cái nút ấn nhỏ, khi ấn
nút, một dòng điện nhẹ qua ghế sang người khỉ gây cảm giác khoai khoái tê
tê. Ngồi buồn cơ đơn, khỉ tị mị học nhanh chóng cách bấm nút để nghịch,
và vì buồn nó đã táy máy chơi trò này liên tục. Vài tuần sau nó lăn ra chết, vì
chứng lt thủng dạ dày mặc dù vẫn dược ăn uống tử tế. Con thứ hai mệnh
danh là “Khỉ thụ động”cũng bị buộc trên ghế và cũng được nuôi dưỡng đầy
đủ như con khỉ kia, nhưng cái ghế mà nó ngồi chẳng hề có nút bấm, nên nó
khơng có gì để nghịch ngợm. Vài giờ sau nó tỏ vẻ phớt lờ rồi ngủ, ngủ chán
lại ăn, do đó nó vẫn khoẻ.


12

Các tác giả đã giải thích lý do vì sao con khỉ thứ nhất lại chết như sau :
Trong tình huống bị xung đột tâm lý, con “Khỉ thụ động ”đã thích nghi, cịn
con “khỉ diễn tấu ” đã phản ứng lại hồn cảnh bằng cơng việc đơn điệu cần
mẫn, liên tục gây căng thẳng thần kinh.
Maria Pêtrova – Nữ cộng tác viên của Paplốp để công 15 năm nghiên
cứu các Stress tâm lý và trạng thái căng thẳng trên nhiều chó. Lựa những con
chó cùng lứa tuổi, khoẻ mạnh như nhau, chia chúng thành hai nhóm. Nhóm 1
sống bình thường tự nhiên, cịn nhóm 2 buộc phải tham gia vào các thực
nghiệm như đột ngột bị kích thích bằng ánh sáng mạnh hay tiếng nổ dữ dội,
tiếng động ồn ào liên tục …
Sau một thời gian, tất cả các con ở nhóm 1 đều mạnh khoẻ nhanh

nhẹn, ăn uống tốt và nhìn như béo trẻ ra. Nhóm 2 thì ngược lại, trông chúng
đến là thảm hại, già đi nhanh chóng, lơng rụng, lở lt, ủ rũ, đơi con rụng cả
răng, đui cả mắt, luôn hốt hoảng sợ hãi cúp đi né tránh, có con thì điên
khùng, trở nên cực kỳ hung dữ. Nhiều con chết dưới 15 tuổi. Mổ xác thấy có
nhiều biến đổi nội tạng, có con cịn bị cả ung thư. Với những con bệnh hoạn
mà chưa chết, cho dùng thuốc khỏi và khôi phục lại dáng vẻ bình thường.
Qua hàng loạt các thí nghiệm khác nhau các tác giả đã đi tới nhận
định: Bối cảnh xung đột tâm lý mới đầu gây rối loạn sinh lý, sau có thể làm
tổn thương các tạng phủ và cả cơ thể. [23]
Trong cuộc hội thảo tại Lima Peru(7-1970) Carlos Forno đã đưa ra
dẫn chứng: “Cứ 10 người chết trên hành tinh hiện nay thì 6, 7 người do xơ
vữa động mạch, với các biến cố của nó ở tim não hay là thận ”. Riêng biến
cố tai biến mach máu não thì theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO)
trong 10 năm qua trên 57 quốc gia của năm châu, nó đã chiếm 11,3%đến
14%tổng số tử vong chung, xếp vị trí thứ 2, 3 của 17 nguyên nhân gây chết
hiện hành [23]. Tại Mỹ theo Siefried Heyden và CarlJ, Gerber, mỗi năm có
trên 2 triệu người mắc bệnh và chết khoảng từ 200.000 đến 380.000 số chết
do nhồi máu cơ tim ở đây còn bằng 3 lần nhiều hơn ở não. Tại Nhật, tần xuất


13

tử vong bằng 174 người /100.000 dân/năm, đứng đầu bảng chết. Tại Nga, tờ
“Tin maxtcơva”số 30- 1978 tuyên bố :Tai biến mạch máu não đang đứng đầu
các bệnh tim mạch với tỉ lệ 30-50%con số chết xếp thứ hai trong các bệnh
gây chết của thời đại. Bài báo đề nghị y học cần có sự kết hợp trên qui mơ
lớn để tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn phịng và chữa bệnh. [23]
Theo AIS ước tính có khoảng một triệu công nhân Mỹ vắng mặt nơi
làm việc mỗi ngày do Stress và cướp đi của người Mỹ 300 tỉ USD một năm
để chi phí y tế và các chương trình giúp cơng nhân giảm Stress. Trong khi

đó, một cuộc nghiên cứu của viện Calup Mỹ thực hiện năm 2000 cho thấy
80%công nhân cảm thấy Stress khi làm việc và phân nửa họ yêu cầu cần có
sự hỗ trợ để đối phó với Stress, 25% cơng nhân muốn gào thét vì q căng
thẳng, 14% muốn nổi nóng địi đánh đập đồng nghiệp vì những lí do đơn
giản, 10% lo ngại về việc một đồng nghiệp trở nên bạo lực, và có 20 cơng
nhân bị giết hàng tuần, biến hành động sát nhân trở thành nguyên nhân lớn
thứ hai của cái chết ở nơi làm việc. [2]
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trên trái đất này, mỗi giây lại có
một người tự vẫn, đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên cái chết ở lứa tuổi
từ 15 trở lên. Ngồi ra số người có ý định tự vẫn tăng 10 đến 20 lần [ 4]
Tổ chức y tế thế giới đã thống kê Stress là nguyên nhân của không
dưới 50% tổng số cái chết của nhân loaị hiện hành dưới nhiều bệnh khác
nhau.
Jorgensen và Houston(1989) thấy những người có tiền sử gia đình
THA thì huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lúc nghỉ ngơi cao hơn so
với những người khơng có tiền sử này. Các tác giả cũng nhận thấy huyết áp
tâm thu và tâm trương cao hơn trong thực nghiệm gây Stress. Tuy vậy, mối
lên quan với các biến cố trong cuộc sống lại khác nhau giữa nam và nữ. Giới
nam được chứng minh là huyết áp tâm thu lúc nghỉ cao hơn và có nhiều biến
cố tiêu cực hơn so với nữ.


14

Róenman và Friedman (1974) là hai trong số những người đầu tiên ghi
nhận mối liên quan giữa các sự kiện gây Stress với biểu hiện bề ngoài của
Cholesterol. Theo các tác giả, những nhân viên kế toán ngành thuế trong hai
tuần trước hạn nộp thuế thu nhập có nồng độ Cholesterol trong huyết thanh
cao hơn nhiều so với nhiều tháng trước đó.[14]
Một hậu quả khác của Stress kích thích giao cảm là khiến máu tăng

đơng. Tình trạng tích luỹ tiểu cầu tạo thành một bộ phận của các mảng vữa
xơ làm hẹp lòng động mạch nên áp lực máu(huyết áp ) tăng lên. Thêm vào
đó chất Ca lắng động khiến thành mạch lại cứng hơn, khiến cho tim co bóp
ngày càng khó khăn hơn, vì thế cơ tim dần dần phì đại.Tốc độ phì đại nhanh
hơn mức cơ tim được cung cấp đủ máu và hậu quả là tim bơm hút máu đi
khắp cơ thể không đủ nên cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.
Như vậy Stress thúc đẩy tình trạng cơ tim bị thiếu máu ở người mắc bệnh
động mạch vành.[12]
Jemmot và Locke, (1984) đã thực nghiệm nghiêm túc. Kết quả cho
thấy có mối liên quan giữa Stress với hệ miễn dịch (HMD). Stress đã làm
thay đổi các hoạt động của HMD. Lúc đầu các nhà nghiên cứu thấy rằng
Stress làm giảm sự chống đỡ của cơ thể với bệnh bằng cách ngăn chặn số tế
bào hiện diện chống lại bệnh. Hậu quả đối với con người có thể là tăng tần số
và cường độ những nỗi đau khổ, bất hạnh. Sức đề kháng bị giảm sút và cịn
có thể làm chậm lại q trình hồi phục bệnh đang tồn tại. Có nhiều bằng
chứng thực nghiệm và lâm sàng cung cấp một lập luận vững chắc về mối
tương tác giưã Stress và đáp ứng miễn dịch.
-Irwin và Livnat (1987), Keller (1981) cho thấy có vơ số các tác nhân
gây Stress đã làm giảm sự tuần hoàn của tế bào T.
- Irwin và Livnat(1987) chứng minh các yếu tố di truyền ảnh hưởng
đến đáp ứng miễn dịch với Stress. Song cơ chế đích thực thì chưa rõ ràng.
- Sklar và Alisman (1987) cho rằng những thay đổi đột ngột trong việc
tiếp xúc với bầy đàn đã làm tăng sự phát triển U trong thực nghiệm chuột


15

nhắt, các quan sát phản ứng với Stress ở người nói chung cũng xác nhận kết
quả trên (Locke,Hurst…1978)
- Plaut và Friedman(1981) đã chứng minh Stress làm tăng nguy cơ tiếp

xúc với các bệnh nhiễm trùng, các phản ứng dị ứng và bệnh tự miễn ở người.
- Stone và cộng sự (1987) cho thấy đáp ứng kháng thể mức thấp hơn
vào những ngày tính khí tiêu cực ở mức cao và ngược lại.
- Baitrop và cộng sự (1977) đưa ra nhận xét: nỗi buồn xuất hiện sau
cái chết của người thân và sau một lần sẩy thai có thể làm giảm số lượng tế
bào limphô sẵn sàng chống lại bệnh. Tuy nhiên nghiên cứu về nỗi buồn và
ngăn chặn miễn dịch cần được nhìn một cách thận trọng. Nếu có tình trạng
ngăn chặn miễn dịch thì nó có thể chỉ làm thay đổi tỉ lệ mắc bệnh chứ không
phải thay đổi tỉ lệ tử vong như nghiên cứu ban đầu tạo ra.
- Rober và keith kelley (1989) tin rằng tương tác giữa HMD với các
tác nhân gây Stress là một bộ phận của cả một mạch dài hệ phản hồi mang
tính điều hoà bao gồm các ảnh hưởng hỗ tương. Các tác giả xem đây là một “
cơ chế đích thực cho sự thông tin giữa các hệ sinh lý ” được xem là đối lập
với một ảnh hưởng gián tiếp tình cờ. Bao gồm trong mạng lưới phức tạp này
là catecholamines của não, các chất dạng opi nội sinh và các hc mơn tuyến
n. Vì Stress cũng có thể làm tăng cường chức năng miễn dịch nên điều
quan trọng là phải hiểu các điều kiện nào có thể gây khó khăn hay tạo thuận
lợi. Ảnh hưởng của các tác nhân gây Stress lên HMD tuỳ thuộc bản chất,
thời lượng diễn ra và tần số các sự kiện gây Stress. Ngoài ra, tác nhân gây
Stress còn tương tác với một HMD năng động. Vì lí do trạng thái HMD biến
thiên theo thời gian nên thời gian diễn ra các yếu tố gây Stress là điều quan
trọng. Hoocmôn tăng trưởng của tuyến n là một chất hố học nội sinh có
thể tham gia vào q trình điều hồ miễn dịch tích cực và mang tính phục
hồi. [23]
Năm 1972, Guillemin nhận giải Nobel vì đã phát hiện và chiết xuất ra
được Somatostatine ở vùng dưới đồi thị não, sau đó Dubois tìm thấy nó có cả


16


suốt niêm mạc đường tiêu hoá như dạ dày, ruột … để đưa đến các tế bào 
của các tuỵ đảo Langerhan, ở tuỵ tiết ra insulin chuyển hoá đường, đồng thời
ức chế tế bào  giảm tiết glucogen- chất đối kháng làm tăng đường huyết.
Stress tâm lý ức chế vùng dưới đồi giảm sản sinh ra Somatostatine của tuyến
yên và giảm sản xuất insulin lại thả lỏng cho gluccagôn, đường huyết tăng và
khơng chuyển hố được gây ra đái tháo đường. [14]
Vai trò của Stress trong hen như thế nào, các nhà Stress giải thích:
Stress tâm lý tác động tới hệ miễn dịch, dịch thể của các hạt màu trắng
limphô B, làm tăng các globulin miễn dịch –inbulo- globulin E, lưu trữ
chúng trong các tiểu phế quản tạo ra sự mẫn cảm khởi động. Xúc cảm mạnh
lại kích thích các trung tâm vùng dưới đồi thị trước, qua dẫn truyền giao cảm
xuống phế quản làm tăng tiết Histamin và Acetycholin, đồng thời lại ức chế
trung tâm vùng dưới đồi thị sau, làm giảm sản sinh epinephrin- chất đối
kháng với Histamine để nó tự do phát huy tác dụng làm co phế quản.Yếu tố
Stress không thua yếu tố bẩm sinh, Frick đã chứng minh điều đó bằng hình
thức gây hen thực nghiệm bằng tâm lý. [14]
Tại Mỹ đã xuất bản cuốn sách “Các yếu tố cảm xúc là nguyên nhân
gây ung thư”. Qua phân tích 455 đối tượng, tìm hiểu đặc điểm tâm lý của
những người bệnh trước khi biết bệnh, đối chiếu với nhiều xác xuất thống
kê, giữa Stress và tỉ lệ người bệnh họ kết luận:
…“ Ung thư và tình trạng tuyệt vọng chỉ là biểu hiện hai mặt của các
rối loạn cơ thể và rối loạn hoócmon”
…“Ung thư là cái chết thể xác của những cái chết cảm xúc ”.
- Katz và cộng sự (1970) nghiên cứu một nhóm phụ nữ vào viện để
làm sinh thiết vú. Khi kết thúc cuộc nghiên cứu, các tác giả kết luận: Lâm
vào tình trạng Stress khơng thơi, khơng đủ cắt nghĩa sự khuấy động các cảm
xúc lẫn hoặc các phản ứng sinh lý khẩn cấp như thường được dự đoán từ một
tác nhân gây Stress. Thay vì cả các cơ chế phòng vệ cảm xúc lẫn sự khuấy
động hệ thượng thận đều tỏ ra phụ thuộc vào điều Stress được tri giác, được



17

đánh giá qua con đường nhận thức và được chống trả như thế nào. Các tác
giả thấy tính phản ứng của tuyến thượng thận ở mức cao kết hợp với e sợ, lo
lắng, sợ hãi, chán nản, thất vọng. Sau khi nghiên cứu các cơng trình Stress
với ung thư, Eysenck đưa ra ý kiến khẳng định rằng các tác nhân gây Stress
cấp tính đã hoạt hố cortisol, sau đó ngăn chặn chức năng miễn dịch và dẫn
tới tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. [14]
Ngồi những thay đổi khơng thể đảo ngược được, khi bị Stress lặp đi
lặp lại mà người ta trơng thấy như:
-Phì đại thượng thận và tuyến tiền liệt, teo tuyến ức và các hạc bạch
huyết, loét dạ dày, cao huyết áp vv…còn kèm theo những thay đổi nghiêm
trọng về sinh hố tế bào, Họ gọi đó là nhân chứng của Stress sinh lý.
-Sự tăng tiết corticoteroit và cothecolamin thượng thận.
-Giảm tỉ lệ lipit tỉ trọng cao (LHD) như -lipopotein, axit béo tự do,
phức hợp lipit và albumin trong máu. Bình thường nó có khoảng 2977mg/lit, nhưng khi có một tin buồn đột ngột bỗng tụt xuống có khi dưới
nửa, gây mất thăng bằng với các yếu tố khác, hậu quả dẫn tới Cholesterol
ngưng đọng lại gây xơ vữa động mạch – nguyên nhân của 60% cái chết hiện
hành do biến cố nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. [ 23]
- Giảm tỉ lệ Zn, Zn có tỉ trọng cao trong đầu các tinh trùng, thiếu nó
tinh trùng hoạt động yếu, bất lực gây vơ sinh, làm phì đại tuyến tiền liệt gây
u xơ, điều này cắt nghĩa tại sao nơi nào có mức sống văn minh cao, hoạt
động tâm lý khẩn trương gấp gáp, thì dân số “già đi ”vì đẻ ít, vì khơng đẻ
được.
-Stress chống hấp thu Ca, do đó lượng Ca giảm đi vì vậy dẫn tới thối
hố khớp, xốp xương, lên cơn chuột rút co cứng chân tay. [12]
-Stress còn làm thay đổi nhiều nguyên tố vi lượng – các chất xúc tác
cho sự sống như sodium, potassium, Fe, Mn, Cr,...



18

- Linus Pauling- người đạt giải Nobel- khẳng định do gặp quá nhiều
Stress hàng ngày mà cơ thể có khi mất đi 10%vitaminC, vì thế ơng chủ
trương cho vitamin C liều cao với mọi bệnh, kể cả ung thư.
- Guillemin- Người cũng từng giật giải Nobel vì có cơng khám phá ra
nhiều hoocmôn mới như Somatostatin, endorphin… của tế bào, ơng thấy khi
có Stress tâm lý thì endorphin tăng lên, đây là chất chống đau rất mạnh do tế
bào tự sản xuất ra, tác dụng gấp 200 lần so với thuốc giảm đau hữu hiệu nhất
mà con người đã tạo ra là moócphin. Chỉ cần một hàm lượng rất nhỏ đã làm
cho súc vật trơ ra với mọi đau đớn mổ xẻ. Học thuyết Pavlop cũng như các
nguyên lí trong sinh học nói chung đã chứng minh rằng cơ thể và môi trường
là một khối thống nhất. Sự phát triển, khả năng thích nghi, mọi tập tính sinh
học đều do gen qui định, nhưng tác động tương hỗ giữa các yếu tố tạo nên
genotyp và các yếu tố tạo nên fenotyp có vai trị quan trọng. [23]
Thực vậy, mọi đặc điểm về cấu trúc hình thái, các hoạt động sinh lý,
các q trình sinh lý hố diễn ra trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp của sự thay đổi điều kiện và thành phần hoá học, lý học của
mơi trường bên trong và bên ngồi cơ thể.
Tác động của các thông số môi trường tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm,
tiếng ồn, bụi …đều được nhiều cơng trình làm sáng tỏ.
Cơng trình của G.Mirramirova (1965) và V.A.Makhmudop (1967) đã
khẳng định: tác động nhiệt độ cao của môi trường làm thay đổi một cách rõ
rệt các chức năng thần kinh, nội tiết.
A.A.Voikevich (1967) phát hiện ra làm việc trong mơi trường thường
xun có nhiệt độ cao đã làm thay đổi một cách có qui luật hoạt động của hệ
Hypothalamus - Hypophisis – Supraerales ( dưới đồi – tuyến n – tuyến
trên thận ) [15]
Cơng trình của R.Lemaire (1965) nghiên cứ sự thích nghi của người

với khí hậu nóng đã thấy rằng lượng 17- Testosteroid trong nước tiểu giảm
so với những tháng có nhiệt độ thấp, đồng thời sự tạo thành Corticosteron


19

tăng lên rõ rệt và nếu tác động mạnh quá mạnh trong một thời gian dài sẽ
dẫn đến sự hao mòn vỏ tuyến thượng thận và chức năng. [11]
Theo J.Chovers cùng cộng sự (1996) thì mơi trường có nhiệt độ cao đã
tác động lên chức năng tuyến thượng thận như là yếu tố Stress. Qua phản
ứng Stress đã làm thay đổi hoạt động của hệ điều hoà Hypothalamus Hypophisis – Supraerales.
Những cơng trình khác của V.A.Aliranova. A.S.Danherva (1972).
O.V. Molocop(1977) cùng đã chứng minh rằng những rối loạn chức năng
sinh lý khác nhau, trước tiên là quá trình trao đổi chất, chức năng tim mạch,
hệ vận động, thần kinh, nội tiết xuất hiện trong cơ thể dưới ảnh hưởng của
điều kiện khí hậu nóng.
Ngồi yếu tố nhiệt ra, tiếng ồn và chống tiếng ồn là một trong những
vần đề cấp bách hiện nay. [20]
Theo công bố của tổ chức y tế thế giới (WHO) từ đầu thập kỷ 80 trở
lại đây, ở tất cả các thành phố lớn trên thế giới mức tiếng ồn đã tăng lên rất
nhiều lần (0,1- 1,5 lần ) và đạt tới mức gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ con
người, tăng cao tỉ lệ người mắc bệnh điếc nghề nghiệp. [ 21]
Nghiên cứu của X.V.Kalexnik (1976) cho thấy rằng tiếng ồn khi lên
tới 120dB sẽ gây chứng đau đầu, suy nhược thần kinh, mệt mỏi nhanh, năng
suất lao động giảm nhiều.
Patacella(1962) cho rằng dưới tác động của tiếng ồn trong khi lao
động, năng suất lao động bị giảm sút có thể tới 20- 40 % so với môi trường
yên tĩnh, tai nạn lao động cũng dễ phát sinh tăng 10 –20 %.
Sự phối hợp của các tác động khơng có lợi làm tăng thêm q trình
huỷ hoại và có thể dẫn tới bệnh lý. [ 20]

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU STRESS Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, danh y Tuệ Tĩnh của thế kỷ 13- 14 trong tác phẩm bất
hủ “ Nam dược thần hiệu ” cũng đã qui nạp 7 loại tình cảm (thất tình) như y
học Trung Hoa cổ đại. Danh y khẳng định “Thất tình” là nguyên nhân bên


20

trong của mọi bệnh tật, những cảm xúc quá mức của nội tâm đã làm loạn
huyết rối khí, tạo điều kiện để sáu tác nhân bên ngoài trời đất (lục dâm) đột
nhập vào cơ thể gây bệnh. Ơng cịn nói thêm, chỉ riêng “thất tình” cũng đủ
gây nhiều bệnh, với những bệnh này khi chữa…trong khơng cần thang dược,
ngồi khơng cần châm chích, chỉ cần chữa mẹo là khỏi. Chữa mẹo là ám thị
bằng cảm xúc đối lập với cảm xúc gây ra bệnh. Ví dụ, vì q vui do một may
mắn nào đó mà phát cuồng thì thầy thuốc đột ngột dựng lên một tin buồn
như nói dối vợ chết bất ngờ chẳng hạn.
Theo giáo sư Đặng Văn Chung, ở bệnh viện Bạch Mai qua 11.657 lần
mổ tử thi trong 18 năm, thì tỉ lệ tai biến mạch máu não cũng chiếm tới 12,9
%, Nghiên cứu thống kê 17 năm tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam –
Cuba(Hà Nội ) từ năm 1967đến 1982 đã có 4.068 người bệnh chết 1.179
người, bằng 29,98%, mổ xác trên 500 lần có 86%do xơ vữa động mạch và
cũng chiếm giải quán quân trong mọi bệnh gây chết. Thống kê toàn thành
phố Hà Nội năm 1976 của sở y tế, bệng này cũng chiếm 14,5% tổng số cấp
cứu, với 12,96%. Tại bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh), trong
các năm 1978, 1980, 1983, có tới 838 trường hợp, trung bình 280 ca năm.
Với cả thành phố thì con số này chắc không nhỏ.[23]
Theo các số liệu đã công bố qua khảo sát 80 cán bộ làm việc tại khoa
hồi sức cấp cứu, điều trị tích cực, điều trị bỏng của 6 bệnh viện trung ương
và 6 bệnh viện địa phương trong 5 năm thì :
- 100% đã giảm trọng lượng từ 3 đến 5 kg so với ngày mới vào làm

việc tại khoa đó và khơng một ai tăng cân trở lại .
- 15% mắc bệnh, trong đó 4%loét dạ dày, 8% suy nhược thần kinh
(một hình thái trầm nhược ) và 3% mắc các bệnh truyền nhiễm .
- Một khảo sát khác tại 3 bệnh viện tỉnh thấy có 20% cán bộ nhân viên
mắc viêm gan do vi rút .
- Trong số các cán bộ nhân viên y tế làm việc tại khoa X quang và
yhọc của 4 bệnh viện (Bạch Mai, Việt Đức, Viện Lao, Bệnh viện tỉnh Hà


21

Tây ) có tới 8 GS, BS, KTV đã chết trong thời gian đương nhiệm vì các bệnh
xốp xương, gẫy xương nhiều chỗ, tiêu đốt sống, ung thư hạch, ung thư gan,
vịm họng…Ngồi ra, 100% đều bị giảm bạch cầu hạt, 80% bị tổn thương
nhiễm sắc thể trong đó 16% bị biến loạn gen. [14]
Tại địa bàn của thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An, qua đề tài nghiên cứu
cấp cơ sở của Bác sĩ Thái Thị Lý phó chủ nhiệm khoa hồi sức cấp cứu của
Trung tâm y tế Thành phố Vinh đã thống kê trong ba năm 1999 đến 2001
cho thấy tổng số bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (TBMMN) là 112
chiếm 16,04%.Trong đó năm 1999 là 31 bệnh nhân, năm 2000 là 36 bệnh
nhân, năm 2001 là 45 bệnh nhân. Như vậy số bệnh nhân bị TBMMN tăng
dần lên theo từng năm. Đặc biệt báo cáo còn nhấn mạnh bệnh TBMMN chủ
yếu mắc ở lứa tuổi 45 trở lên và hay gặp nhất ở các đối tượng cán bộ giữ
nhiệm vụ trọng trách của xã hội. Ngoài ra trong báo cáo của Bác sĩ Trương
Thị Lan cùng cộng sự là Hà Thị Thuần thuộc khoa nội nghiên cứu trong hai
năm 1999 - 2000 tổng số bệnh nhân bị tăng huyết áp là 198, đã rút ra một số
nhận xét sau: Số bệnh nhân bị cao huyết áp có tìm ra được ngun nhân là
3/198 chiếm 1,5%, (nguyên nhân ở đây chủ yếu là do xơ vữa động mạch, do
mỡ, đường trong máu cao hơn bình thường, do thành cơ tim dày lên ). Số
còn lại là 195/198 chiếm 98,5% khơng tìm thấy ngun nhân ở các cơ quan

tạng phủ và họ cho rằng đó là do Stress gây ra. Bác sĩ Trương Thị Lan và bác
sĩ Hà Thị Thuần cảnh báo trong thời đại cộng nghiệp hiện nay bệnh tăng
huyết áp không rõ nguyên nhân này là bệnh xã hội, do đó cần có sự quan tâm
của toàn xã hội.
Theo điều tra cơ bản tại Nhà máy dệt 8- 3 Hà Nội của chủ đề tài BS.
Phạm Đức Thịnh cùng các cộng sự thực hiện năm 1993 cho thấy sau khi
khám định kì các cơng nhân (CN) ở phân xưởng sợi, thì có 272/1510 người
được gửi tới khám chuyên khoa tâm thần trong đó: 220 CN bị tâm căn suy
nhược, 10 CN bị bệnh tâm thần và 42 CN bình thường. Các BS kết luận rằng
CN của nhà máy (chủ yếu là nữ giới ) phải làm việc trong điều kiện có


22

những yếu tố thường xuyên tác động đến hệ thần kinh trung ương, tiếng ồn,
độ nóng, làm ca... ảnh hưởng tới nhịp sinh học, mặt khác họ là những người
đảm nhiệm cơng việc gia đình, tham gia cơng tác xã hội như mọi phụ nữ
khác khi mà xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Mạnh Dũng
(1980) ỏ Việt Nam cho biết bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn trong sản xuất
gây ra ở một số nhà máy như sau: Khi tiếng ồn vượt quá mức cho phép
(85dB) từ 6 – 34 dB tỷ lệ CN bị điếc nghề nghiệp lên tới 21,5%. Riêng ở CN
tuổi nghề từ 20 năm trở lên bị điếc là 34%.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Thanh Liêm, ở các nhà máy
như Xi măng Cầu đước, hoá chất Vinh CN phải thường xuyên tiếp xúc với
độ ồn 104,85, 98, 97 dB. Vì vậy CN nhân có tỉ lệ mắc bệnh suy nhược thần
kinh, đau đầu mệt mỏi, loét dạ dày, tá tràng. Đặc biệt nhà máy Cơ khí Vinh
xuất hiện các bệnh như tâm thần mãn, tai biến mạch máu não, tai nạn giao
thông sau giờ đi làm về. Ngồi ra, thường có cảm giác đau đầu dai dẳng,
ln như có tiếng muỗi vo ve bên tai, giấc ngủ khơng bình thường, hay

chóng mặt, người nặng nề, dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập
trung, giảm khả năng làm việc, người hay vã mồ hơi, đó là tiền đề của nhiều
bệnh tiếp theo. [16 ]
Như vậy, các tác nhân gây Stress dù là yếu tố tâm lý hay yếu tố môi
trường bất lợi, hầu hết đều ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sức khoẻ con
người nói chung và CN nói riêng. Mặc dù Stress vừa ảnh hưởng tốt, vừa ảnh
hưởng xấu, nhưng xét trong thời đại ngày nay thì Stress đang là nỗi lo của
toàn nhân loại. Các nhà quản lý đối tượng lao động của mình rất mong muốn
đội ngũ CNcó sức khoẻ, có trình độ tay nghề cao đáp ứng sự phát triển của
xã hội, trong khi đó điều kiện sản xuất lại khơng thể thay đổi vì nhiều lý do
khác nhau. Vậy làm thế nào để giúp họ giảm bớt áp lực khơng đáng có. Đây
chính là vấn đề chúng tơi nghiên cứu, điều tra tìm ra ngun nhân và biện
pháp khắc phục nhằm nâng cao sức khoẻ cho công nhân.


23

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU

Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý là
18 độ 32- 20 độ vĩ bắc, 104 độ53 – 106 độ 15 kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp
tỉnh Thanh hố, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp tỉnh Xiêng
Khoảng (Lào), phía đơng giáp biển Đông.


24

Khí hậu Nghệ An nói chung cơ bản là nóng ẩm và có đặc trưng mùa rõ

rệt. Mùa Đơng ngắn hơn so với vùng Bắc Bộ và vẫn chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc. Mùa hè nắng nóng và chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây
Nam (gió Lào), thời điểm cao nhất là vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ tăng cao
(39 –40độ ), độ ẩm thấp (70- 75%), nhất là những hơm trời im gió và chuyển
mưa, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, cơ thể chống đỡ với sức nóng rất vất vả. [24]
Thành phố Vinh tuy là trung tâm công nghiệp của tỉnh nhưng đa số
các nhà máy được xây dựng từ những năm 70, 80, cơ sở hạ tầng xuống cấp,
máy móc sản xuất cũ lỗi thời, lạc hậu, hư hỏng nhiều, mặt khác công nghiệp
thành phố chủ yếu dựa vào đầu tư ngân sách của tỉnh, ít có đầu tư từ các
nguồn vốn ở nước ngoài, do vậy khả năng nâng cấp và sửa chữa đổi mới là
rất khó khăn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống CN, tới chất
lượng sản phẩm, cuối cùng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của CN.
Nhà máy Sợi Vinh nằm phía Đơng Nam của thành phố :
- Phía Nam ( mặt) giáp đường xuống Cảng Bến Thuỷ.
- Phía Tây(hơng phải) giáp đường Phong Đình Cảng.
- Phía Đơng (hơng trái) và phía Bắc giáp khu dân cư Bến thuỷ.
Nhà máy được xây dựng vào cuối những năm 70, đưa vào sản xuất
năm 1985, đến nay gần tròn 20 năm, do đó nhà máy cũng nằm chung trong
tình trạng như các nhà máy khác trong thành phố.
2. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đề tài của chúng tôi được tiến hành trên đối tượng là nam nữ CN nhà
máy Sợi Vinh. Tổng số CBCNVC là 606, trong đó có 235 CNVC lao động
gián tiếp và 371 CNVC lao động trực tiếp trong các phân xưởng .
Trong số 371 CN lao động trực tiếp, tập trung ở 3 độ tuổi chủ yếu sau
:
- Nhiều nhất là số CN sinh năm 1960 – 1964 có tuổi đời là 40- 44,
tuổi nghề là 18 –19 năm, chiếm 65%.


25


- Sau đó là số CN sinh năm 1970- 1974 có tuổi đời là30 –34, tuổi
nghề là 10- 13 năm, chiếm 22%.
- Số cịn sinh năm 1978- 1982 chiếm13%.
Chúng tơi chọn đối tượng CN ở độ tuổi 25 –44. Phát phiếu trắc
nghiệm ở 156 CN gồm 78 nam và 78 nữ, sau đó khảo sát các chỉ số sinh sinh
lí ở 40 CN nam và 40 CN nữ.
Nhà máy có 3 khu vực :- Phân xưởng sợi.
- Phân xưởng phụ trợ.
- Kho.
Trong đó phân xưởng sợi là phân xưởng chính có hệ thống điều
khơng, có số lượng CN lao động đơng nhất. Phân xưởng sợi lại có nhiều gian
máy, mỗi gian máy là một công đoạn khác nhau của một qui trình sản xuất,
vì vậy có các loại máy, số lượng máy khác nhau. Tuy nhiên gian máy OE,
máy se ( kéo bơng thành sợi ) có số máy nhiều nhất. Do đó với khn khổ
của luận văn, thời gian, kính phí nghiên cứu có giới hạn, chúng tơi chỉ điều
tra các đối tượng CN làm việc trong 2 gian máy nói trên, nơi chịu tác động
mạnh nhất bởi các yếu tố môi trường sản xuất .
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 10
năm 2004.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng
tôi chọn các phương pháp sau:
2. 4.1. Phương pháp chọn mẫu.
- Lấy mẫu theo phương pháp có hệ thống.
- Lấy mẫu theo phương pháp phân tầng.
- Lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.
2.4.2. Phương pháp trắc nghiệm.



×