Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813 KB, 115 trang )

Hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp học. Từ trước đến nay các nhà
nghiên cứu thường quan tâm đến vấn đề tác giả tiểu sử, tâm tình, thái độ tình cảm của
Nguyễn Du đối với các triều đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Vấn đề Hình tượng tác giả
trong thơ chữ Hán Nguyễn Du với tư cách là một phạm trù chuyên biệt chưa được
nghiên cứu một cách thấu đáo. Cho nên khi tác giả luận văn đi vào tìm hiểu Hình tượng
tác giả trong thơ chữ Hán Nguyễn Du vừa gặp được những điều thú vị, bổ ích, đồng
thời cũng gặp khơng ít khó khăn do đối tượng nghiên cứu đưa lại.
Nhờ được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trương Xuân Tiếu và sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề ở chuyên ngành lý thuyết và
lịch sử văn học, tơi đã khắc phục được những khó khăn và hồn thành luận văn đúng
thời hạn.
Qua đây tơi xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn tới thầy hướng dẫn cùng tập thể
thầy cô giáo đã chỉ bảo nhiệt tình, định hướng cho chúng tơi mạnh dạn đi vào một
hướng nghiên cứu còn mới mẻ nhưng hứa hẹn nhiều hấp dẫn.

Vinh, ngày 16 tháng 10 năm 2004
Tác giả
Phan Quốc Thanh


2

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1:

3


Hình tượng tác giả qua cái nhìn nghệ thuật

11
1.1.

Khái

niệm

hình

tượng

tác

giả

11
1.2. Cái nhìn nghệ thuật

12

1.2.1. Giới thuyết về cái nhìn nghệ thuật

12

1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

13


Chương 2:

Hình tượng tác giả qua giọng điệu nghệ thuật

51

2.1. Giới thuyết về giọng điệu nghệ thuật
2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

51

2.2.1. Âm hưởng chủ đạo của giọng điệu nghệ thuật trong
thơ chữ Hán Nguyễn Du- Giọng điệu cảm thương

53

2.2.2. Giọng điệu mỉa mai chế giễu

75

2.2.3. Giọng điệu tự trào

83

Chương 3:
3.1.

Hình tượng tác giả qua sự tự thể hiện

Giới


thuyết

về

sự

tự

thể

hiện

của

85
tác

giả

trong

tác

phẩm

85
3.2. Bức chân dung tự hoạ hay cái Tôi tác giả trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
86
3.2.1.

86

Cái

Tôi

tác

giả

qua

hệ

thống

từ

tự

xưng


3

3.2.2. Cái Tôi tự biểu hiện qua từ mang chức năng biểu cảm

KẾT

106


LUẬN

109
TÀI LIỆU THAM KHẢO

112

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Nguyễn Du là tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Bên cạnh
Truyện Kiều và thơ Nôm, thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã lưu giữ lại cho chúng ta
những vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn, giàu giá trị thẩm mĩ. Từ trước đến nay, việc tìm hiểu tác
giả qua thơ chữ Hán đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và đã
thu được nhiều thành tựu. Tâm sự của nhà thơ trong những câu thơ “Bất tri tam bách dư
niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?” (Độc Tiểu Thanh ký) đã được nhiều thế hệ
người Việt cộng cảm, sẻ chia, trân trọng.
1.2. Trước tác của Nguyễn Du là cả một gia tài to lớn và các thế hệ độc giả ở
mỗi thời đại dường như chỉ đến được với Nguyễn Du trên một số phương diện nhất
định. Cơng trình nghiên cứu của chúng tơi là sự tiếp bước hành trình đi vào thế giới
nghệ thuật thơ chữ Hán của tác giả hầu mong tri ngộ cùng người trong nỗi niềm nhân
sinh đầy trắc ẩn.
1.3. Nét nổi bật trong thế giới hình tượng nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du là
hình tượng tác giả. Chúng tơi xác định đi sâu nghiên cứu phạm trù hình tượng tác giả có
ý nghĩa đáng kể đối với việc tìm hiểu ý nghĩa thơ chữ Hán nói riêng và sự nghiệp văn
chương nói chung. Tìm hiểu hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán chúng tơi hi vọng
cơng trình sẽ góp phần hữu ích cho việc dạy thơ văn Nguyễn Du ở nhà trường phổ
thông và Đại học.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Với một cái nhìn tổng quan, chúng tôi thấy từ thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ

XXI đã có nhiều ý kiến đánh giá, cách tiếp cận khác nhau về thơ văn Nguyễn Du nói
chung và thơ chữ Hán nói riêng.


4

Trong phạm vi tư liệu chúng tơi có được và khảo sát, đã có 16 đầu sách, trên 50
bài báo, 36 bài phê bình được tập trung trong những cơng trình lớn, quy mơ cũng như
trên các Tạp chí, sách tham khảo... liên quan đến thơ chữ Hán Nguyễn Du. Chúng tôi
quan tâm tới các hướng nghiên cứu nội dung tư tưởng và thi pháp thơ chữ Hán Nguyễn
Du:
2.1. Hướng đi vào nghiên cứu nội dung tác phẩm:
Hướng đi vào nghiên cứu nội dung tư tưởng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du tuy
chưa có cơng trình nào lớn, nhưng thành tựu của những cơng trình, bài viết để lại có
nhiều giá trị. Chúng tôi quan tâm tới các bài viết, cơng trình sau:
“ Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán” Xuân Diệu trong Các nhà thơ cổ
điển Việt Nam - Nxb Văn học, 1987.
“ Tuyên ngôn sáng tác của Nguyễn Du” Đỗ Đức Dục - Tạp chí Văn học số 2 năm
1984.
“ Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ” Nguyễn Lộc - Giáo trình Văn
học Việt Nam thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX- Nxb Giáo dục, 2001.
“ Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du” Nguyễn Huệ Chi- Tạp chí Văn học số 11
năm 1965.
“ Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông qua thơ chữ Hán” Nguyễn Huệ Chi Tạp chí Văn học số 11 năm 1966.
“ Nguyễn Du trong thời đại Hồ Chí Minh” Nguyễn Đình Chú - Tạp chí Văn học
số 6 năm 1998.
“ Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán” Hồi Thanh - Tạp chí Văn
nghệ tháng 3 năm 1960.
“ Nguyễn Du như một huyền thoại” Thanh Lãng trong sách: Về thơ chữ Hán
Nguyễn Du - Nxb Thanh niên 1999.

“ Nhân đọc “Kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du” nhìn qua vấn đề Truyện Kiều và
Nguyễn Du trong dịp kỷ niệm” Mai Quốc Liên - Tạp chí Văn học số 8 năm 1967.
“ Nguyễn Du - một tâm hồn lạc loài trong xã hội phong kiến” Vũ Đình Liên Tạp chí Văn học số 2 năm 1971.


5

“ Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán” Đào Xuân Quý - Văn nghệ tháng 11
năm 1965.
Và một số bài viết được tác giả Ngô Viết Dinh tuyển chọn, biên tập trong sách
“Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du” Nxb Thanh Niên 1999 và sách “Nguyễn Du về tác
gia và tác phẩm” Nxb Giáo dục 1998.
Nhìn một cách tổng quát, các bài viết trên thường đi vào một số bài thơ tiêu biểu
cho lòng yêu thương con người, phê phán kẻ xấu, cái ác và tìm hiểu tâm tình, thái độ,
tình cảm của Nguyễn Du đối với các triều Lê - Tây Sơn - Nguyễn. Vấn đề tinh thần
nhân đạo trong thơ cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm (Đào Duy Anh,
Nguyễn Lộc, Thanh Lãng...)
Bàn về vấn đề tâm tình, thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại, học giả Đào
Duy Anh cho rằng thơ chữ Hán Nguyễn Du “bộc lộ lòng trung trinh là phần chủ yếu
trong tâm tình Nguyễn Du... Cái lịng ấy đến lúc chết ông vẫn chung chú vào nhà Lê,
vua Lê” [21,13]. Cũng theo Đào Duy Anh, khi làm quan với nhà Nguyễn, Nguyễn Du
luôn mang tâm sự day dứt của kẻ bề tơi phải thờ hai vua, cịn đối với Tây Sơn thì
Nguyễn Du có thái độ chống đối đến cùng. Ý kiến này còn được tác giả bảo lưu trong
phần giới thiệu cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Học giả Đào Duy Anh nhấn mạnh: “nổi
bật nhất là lịng cơ trung của Nguyễn Du đối với nhà Lê trọn vẹn từ trước đến sau. Hình
như nhà thơ thấy rằng nhà Lê mất là mất luôn cả lẽ sống của mình. Khi làm quan với
nhà Nguyễn mà lịng nhớ nhà Lê vẫn không phai nhạt” [63,13]. Vấn đề thái độ của
Nguyễn Du cũng được Trương Chính đề cập trong phần giới thiệu cuốn Thơ chữ Hán
Nguyễn Du - Nxb Văn học 1965. Theo Trương Chính, Nguyễn Du có thái độ trung
thành với nhà Lê và chống Tây Sơn. Khi làm quan với nhà Nguyễn, Nguyễn Du chỉ nhớ

nhà Lê như nhớ “cái sự muôn năm cũ” chứ không phải cơ trung, Nguyễn Du buồn về
cái sự bất đắc chí của một người làm quan bị chèn ép. Ông Trương Chính khơng đồng
tình với nhà phê bình Hồi Thanh khi Hoài Thanh cho rằng thái độ của Nguyễn Du đối
với các triều đại bấy giờ là không rõ lắm. Nguyễn Lộc cũng có hướng nhận định với
Trương Chính trong việc đánh giá tình cảm của Nguyễn Du đối với nhà Lê. Nguyễn Du
quả có nhớ nhà Lê cả trong đời lẫn trong thơ văn, nhưng ông vẫn ý thức được sự sụp đổ
của triều Lê như một tất yếu lịch sử “nhớ mà khơng có ý muốn phục hồi” [36, 314]. Ở
đây Nguyễn Lộc đồng tình với Hồi Thanh trong việc đánh giá thái độ của Nguyễn Du


6

đối với triều Tây Sơn qua bài Long Thành cầm giả ca. Ơng cho rằng ít nhất Nguyễn Du
khơng có thái độ thù địch với nhà Tây Sơn khi ông đặt sóng đơi một bên là người mình
u với một bên là kẻ thù, nếu quả ông coi Tây Sơn là kẻ thù “Tây Sơn cơ nghiệp tận
tiêu vong, Ca vũ không di nhất nhân tại”. Nguyễn Lộc đi đến nhận định khái quát: Điều
quan trọng đối với Nguyễn Du không phải là vấn đề triều đại này hay triều đại khác mà
là vấn đề “Nhà thơ biết đặt lòng mình với những con người bất hạnh, những con người
đau khổ” [36, 333]
Vấn đề tinh thần nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Dựa vào những bài thơ có đề tài về tài tử đa cùng, hồng nhan
đa truân như: Điếu La Thành ca giả, Thái Bình mại ca giả, những bài viết về Khuất
Nguyên, Đỗ Phủ, Văn Thiên Tường, Âu Dương Tu... học giả Đào Duy Anh cắt nghĩa
tấm lòng của nhà thơ đối với những số phận nhân vật trên là bởi Nguyễn Du với họ là
những kẻ đồng bệnh tương liên. Đào Duy Anh cho rằng lòng yêu thương của Nguyễn
Du đối với các nhân vật trên là vì Nguyễn Du “thấy số phận họ cũng bi đát như mình”.
Cịn Nguyễn Lộc khẳng định Nguyễn Du khơng bao giờ “chỉ ngắm cái bóng dưới chân
mình”, và ơng khẳng định trong thơ Nguyễn Du thấm nhuần một chủ nghĩa nhân đạo.
Nguyễn Du luôn quan tâm tới cuộc đời, đến con người “không chỉ riêng Trung Quốc mà
cả ở Việt Nam”, Thanh Lãng gọi Nguyễn Du là công tố viên kết án xã hội “... qua hầu

hết thơ văn chữ Hán của ơng khi thì đậm đà, khi thì phảng phất. Nguyễn Du hầu như
ln có thái độ phê phán xã hội cổ - kim” [10, 183] Thanh Lãng khẳng định: “thơ văn
chữ Hán Nguyễn Du như là chứng nhân sự phá phách cuộc đời hiện thực kỳ quái của
người trong đoạn trường tân thanh”.
Như vậy, vấn đề tác giả tiểu sử, tác giả - nhà tư tưởng xã hội thẩm mỹ Nguyễn
Du đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu và ngày càng có thêm những kiến giải mở
rộng và sâu sắc.
2.2. Hướng đi vào nghiên cứu thi pháp:
Việc nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du một cách toàn diện, nhất quán dưới
góc độ thi pháp học, có thể kể tới cơng trình “Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn
Du” của tác giả Lê Thu Yến. Bên cạnh đó chúng tơi quan tâm tới chương V “Con người
cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII thế kỷ XIX ” do Trần Đình Sử viết trong
sách “Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam ” Nxb Giáo dục- 1997.


7

Ở cơng trình nghiên cứu của Lê Thu Yến, tác giả đã đề cập tới vấn đề quan niệm
con người trong thơ chữ Hán trên mấy phương diện: “Con người lãng mạn mơ ước thật
nhiều nhưng thất bại cũng nặng nề. Suốt đời âm thầm lao vào những cuộc kiếm tìm
nhưng chưa bao giờ đi đến đích. Con người lo âu với những suy tư khắc khoải về bao
điều xảy ra trong cuộc sống: đói nghèo, bệnh tật, già nua và cả cái chết (...) Con người
đau khổ được vẽ nên bởi những bức chân dung thực nhất, cụ thể nhất. Những kiếp đời
phong trần cay đắng, những số phận tài hoa bất hạnh tồn tại trong xã hội như một điều
tất yếu hiển nhiên” [68, 275]. Về phương diện ngơn ngữ nghệ thuật- sau khi khảo sát,
phân tích và thống kê, tác giả có những kết luận: “ngơn ngữ nghệ thuật trong chừng
mực thể hiện chính xác hơn bản chất con người trong đó... Ở câu thơ xuất hiện nhiều
hay ít các dạng câu trong thơ có thể lí giải được tầm nhìn, suy nghĩ của nhà thơ. Ở từ
ngữ, thơng qua mức độ biểu thị có thể nắm bắt được thần thái của mỗi phương diện tâm
trạng. Từ tự xưng biểu hiện con người cá nhân rõ nét. Hư từ biểu hiện sự quẩn quanh bế

tắc, từ đặc biệt nói lên tư thế đơn độc riêng lẻ trong thế giới trống không hiu quạnh”
[Sđd. 276]. Đây là chương sách có những kết luận khoa học giá trị. Những khảo sát
nghệ thuật của tác giả “Tuy chưa toàn diện nhưng đã hình thành được một cách nhìn
mới, giúp đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của một tác giả lớn thời trung đại” [68,
276].
Trần Đình Sử trong phần viết “Con người cá nhân cơ đơn, xót mình đầy tâm
trạng trong thơ chữ Hán và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ” đã có những gợi dẫn để
chúng tơi tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Trong bài viết của mình Trần Đình Sử đã chỉ ra:
“Thanh Hiên thi tập tràn đầy tình cảm tha hương, luân lạc. Trong 80 bài thơ của tập này
có đến 2/3 nói tới luân lạc. “Khách” “lữ” là trạng thái con người thường xuyên ở ngồi
q hương, cộng đồng bè bạn. Đó là trạng thái con người cảm thấy cô độc (…) Hàng
chục bài thơ với sự trở đi trở lại của chữ “lữ” “khách” đã thể hiện cái cá nhân “vô thân”
của con người cơ đơn “thiếu cái chung” thiếu người đồng chí” trước sự công phá của
thời gian và thế sự nhà thơ “ý thức sâu sắc ở chỗ thấy những giá trị mà mình quan trọng,
trở nên vơ dụng, vơ nghĩa” ( 47- 176) . Từ đây tác giả đi đến khẳng định: “Vậy là tài
năng, kiến thức đều vơ ích cả. Giá trị đảo lộn. Xem thế thì biết Nguyễn Du không phải
là người thị tài, khoe tài. Chẳng những thế ông còn thấy mang tài là mang khổ ” (47177).


8

Như vậy những phương diện giọng điệu, cái nhìn nghệ thuật và cái Tôi tự biểu
hiện- những yếu tố tạo nên hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán Nguyễn Du chưa có
một cơng trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo. Dựa trên thành tựu của những người
đi trước, chúng tơi đi vào nghiên cứu Hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán Nguyễn Du,
với hi vọng sẽ đóng góp được những kiến giải thú vị.

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn của đề tài:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là Hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Đề

tài đi sâu vào một phạm trù thi pháp chưa được nghiên cứu chuyên biệt trong thế giới
nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du.

3.2. Phạm vi và giới hạn của đề tài:

Đi vào nghiên cứu Hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán Nguyễn Du dưới góc
độ thi pháp học, chúng tơi có kết hợp, tìm hiểu các yếu tố về thời đại, cuộc đời của nhà
thơ, góp phần soi sáng thêm thế giới hình tượng tác giả trong thơ. Về cơ bản luận văn
của chúng tơi dựa vào “Nguyễn Du tồn tập” (2 tập) của tập thể tác giả Mai Quốc Liên
phiên âm, dịch nghĩa, chú thích. Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc
học, 1996). Bên cạnh đó chúng tơi có đối chiếu với văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du
của tập thể tác giả Lê Thước, Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch và sắp xếp
với sự cộng tác của nhiều tác giả khác (in lần thứ hai- Nxb Văn học, 1978).
4. Nhiệm vụ của đề tài:
4.1. Khảo sát ba tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành
tạp lục, để thấy được sự biểu hiện đầy đủ của cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ.
4.2. Luận văn có nhiệm vụ làm nổi bật giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Du
qua thơ chữ Hán, có so sánh với giọng điệu tác giả trong Truyện Kiều để thấy được sự
thống nhất và đa dạng trong phương thức biểu hiện thế giới nội tâm của nhà thơ.


9

4.3. Luận văn có nhiệm vụ khảo sát, phân tích sự tự biểu hiện của tác giả - một
trong những phương diện làm nổi bật con người cá nhân nhà thơ trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du.
Từ sự nghiên cứu của mình, chúng tơi rút ra một số kết luận về hình tượng tác
giả trong thơ chữ Hán, khẳng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với tiến
trình lịch sử văn học dân tộc ở phương diện này.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi đã vận dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh, hệ thống
và miêu tả để nghiên cứu.
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn:
6.1. Luận văn là cơng trình khảo sát một cách cơng phu Hình tượng tác giả
trong thơ chữ Hán Nguyễn Du có tính hệ thống, tồn diện, khẳng định đây là một yếu
tố cơ bản tạo nên nét độc đáo trong thi pháp thơ chữ Hán Nguyễn Du.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn triển khai qua ba chương:
Chương 1: Hình tượng tác giả qua cái nhìn nghệ thuật
Chương 2: Hình tượng tác giả qua giọng điệu nghệ thuật
Chương 3: Hình tượng tác giả qua sự tự biểu hiện
Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo.


10

Chương 1:
HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT
1.1. Khái niệm hình tượng tác giả
Theo Bakhtin: Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ
thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới xúc cảm đặc thù và tổ chức lại ngôn từ
theo nguyên tắc nghệ thuật” [55,106]. Hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp
học hiện đại. Trong 150 thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân cũng đã giới thuyết: tác giả
“với tư cách là một phạm trù ngữ văn - là người sáng tạo ra tác phẩm văn học để lại dấu
ấn cá nhân của mình ở thế giới nghệ thuật do mình tạo ra (...) với sự phát triển của nhân
tố cá nhân (đã có từ văn học cổ đại và càng rõ rệt ở thời cận đại, từ thời Phục hưng, nhất
là thời chủ nghĩa lãng mạn). Các phương diện nội dung của nhân cách tác giả như: tính
cách, thế giới quan, đặc biệt là lập trường tư tưởng thẩm mĩ ngày càng nhập sâu vào cơ
cấu nghệ thuật của tác phẩm”.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm hình tượng tác giả được định nghĩa:

là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của
mình trong các phẩm, một vai trị được người đọc chờ đợi (...). Hình tượng tác giả trong
tác phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng
của mình”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “cơ sở tâm lý của hình tượng tác giả là hình
tượng cái tơi” trong nhân cách mỗi người thể hiện giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình
tượng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn học nghệ thuật, văn bản của
tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ
tình. Nhà văn xây dựng văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát
ngơn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Hình tượng tác giả vừa có tính chất loại
hình sâu sắc vừa mang đậm cá tính của tác giả, khi vai trị của cá tính sáng tạo của cái
tơi cá nhân được ý thức đầy đủ” [24, 100].
Khi nghiên cứu hình tượng tác giả, chúng tơi ln có ý thức phân biệt tác giả tiểu
sử - một phạm trù xã hội học pháp lý nằm ngoài khái niệm của thi pháp học. Đó là tác
giả với tên họ, quê quán, hành trạng, thời đại v.v... có góp phần soi sáng cho các khía
cạnh tư tưởng, tâm lý trong tác phẩm, là người nắm tác quyền về mặt pháp lý.


11

Nhìn chung sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác văn học là vấn đề
đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn tới. Có người xem hình tượng tác giả biểu hiện ở
phương diện ngơn ngữ, có người xem hình tượng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố
và cấp độ tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì, trong lập
trường đời sống đến giọng điệu lời văn. Trong giọng điệu thì khơng chỉ giọng điệu
người trần thuật mà cả trong giọng điệu nhân vật. Có người tập trung biểu hiện tác giả ở
mấy điểm: Cái nhìn nghệ thuật của tác giả sức bao quát không - thời gian, cấu trúc cốt
truyện, nhân vật và giọng điệu.
Theo một cách nhìn hợp lý thì hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở cái nhìn
độc đáo, nhất qn, có ý nghĩa tư tưởng đạo đức, thị hiếu; giọng điệu trần thuật gồm cả
một phần giọng điệu nhân vật và sự miêu tả chung của tác giả đối với chính mình.

1.2. Cái nhìn nghệ thuật
1.2.1 Giới thuyết về cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập
vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngồi sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm
mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng trong nghệ thuật. Nghệ thuật khơng thể
thiếu cái nhìn. M.Khrapchenkơ nhận xét: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật
khơng tồn tại bên ngồi cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn có ở
từng nghệ sĩ thực thụ” [55, 109]. Dù đối với nghệ thuật dân gian, thần thoại, tính cá
nhân có thay đổi nhất định thì cái nhìn là một điều kiện quyết định, cái nhìn là một biểu
hiện của tác giả. Nhà văn Pháp Mác-xen Prute có nói: “Đối với nhà văn cũng như đối
với nhà hoạ sĩ phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn” [55,
109]. Do vậy, cái nhìn là một biểu hiện của tác giả. Cái nhìn biểu hiện trong tri giác,
cảm giác, quan sát, do đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài... Cái nhìn
bao qt khơng gian, bắt đầu từ điểm nhìn khơng gian và thời gian bị khơng gian chi
phối. Cái nhìn xuất phát từ một cá thể mang thị hiếu và tình cảm yêu ghét. Cái nhìn gắn
với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm biểu hiện trong ví von, ẩn dụ, đối sánh...
Khi nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho chúng ta cùng thấy thì ta đã tiếp thu cái nhìn
của họ, tức là đã bước vào phạm vi ý thức của nhà văn, chú ý cái mà nhà văn quan tâm.
Khi ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia tức là ta đã nhận


12

ra con người nghệ sĩ của tác giả, chúng ta tìm tác giả trong chính cái nhìn của họ. Giáo
sư Trần Đình Sử đã lưu ý cái nhìn mà Nguyễn Du để cho các nhân vật tự xưng với nhau
“ Trách lòng hờ hững với lòng”, “Lấy lòng gọi chút sang đây tạ lịng”... đó là cách xưng
hơ kiểu nhân vật Nguyễn Du. Cũng theo Trần Đình Sử, Nguyễn Du nhìn thấy qua chữ
“ai” những con người cá thể bình thường, bình đẳng đầy nhân tính “Đêm xn ai dễ
cầm lòng cho đang” hay “Tấm lòng ân ái ai ai cũng lịng”... Ơng nhìn con người như
những giá trị mong manh dễ hư nát qua từng “chút” “Thưa rằng chút phận ngây thơ”,

“Được rằng nhờ chút thơm rơi”, “Rằng tôi bèo bọt chút thân”... Có thể nói Nguyễn Du
hiện diện qua những từ ngữ độc đáo chỉ riêng ông sử dụng có hệ thống trong Truyện
Kiều của mình. Hình tượng tác giả là một hình tượng kín, ẩn dấu sau văn bản. Nhiệm vụ
của người nghiên cứu là khám phá đặc điểm của tác giả để làm sao hiểu được tác giả.
Cái nhìn có đặc điểm là một hiện tượng thầm kín, chỉ nằm trong tâm hồn con người.
Mỗi nhà văn sáng tác là để bộc lộ cái nhìn cho người tiếp nhận thấy. Văn học là phương
tiện giao tiếp về cái nhìn. Qua cái nhìn ta nhận ra chân dung tác giả, và cái nhìn là đặc
điểm đầu tiên của hình tượng tác giả.
1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
Cũng giống như bất cứ nhà văn nhà thơ nào, Nguyễn Du đã tự bộc lộ mình trong
quá trình sáng tạo thơ ca. Qua cái nhìn về cuộc đời con người và thế giới hết sức rõ nét
và giàu giá trị thẩm mĩ trong thơ chữ Hán, chúng ta thấy một Nguyễn Du trải đời, đau
đời và cũng tha thiết yêu cuộc đời, trân trọng, ngợi ca và bênh vực những số phận,
những nhân cách cao đẹp.
1.2.2.1. Cái nhìn nghệ thuật về con người
Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Trong khi xây dựng thế giới hình
tượng, người nghệ sĩ bao giờ cũng bộc lộ cái nhìn chủ quan của mình đối với thế giới
hình tượng, qua đó bộc lộ ý nghĩa của đời sống, quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm
mĩ của chính tác giả.
Nguyễn Du sống trong mơi trường xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng sâu sắc
mỹ học trung đại. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, cái nhìn nghệ thuật về con người
khơng vượt qua cái nhìn có tính quy phạm của văn chương trung đại, cái nhìn thể hiện


13

sâu đậm dấu ấn tư duy phân loại. Thông qua cái nhìn nhà thơ “ngụ bao biến, biện thiện
ác”, mặt khác bộc lộ một cá tính nghệ sĩ đậm nét,
tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo.
Xuyên suốt ba tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp

lục là một cái nhìn con người của một nhà thơ lịch duyệt trải đời. Là một nhà Nho nhập
thế trải qua những biến cải vô lường của lịch sử thời Lê mạt, Nguyễn sơ và hoàn cảnh
riêng của bản thân, Nguyễn Du là người nếm trải không chỉ hiện thực khắc nghiệt trên
đất nước Việt Nam và những tháng năm tồn tại trên đất Trung Hoa xa xôi... Khơng có
được một cái nhìn lạc quan về cuộc đời, về con người, cái nhìn của Nguyễn Du có chiều
hướng bi đát, hồi nghi. Tác giả Thanh Lãng có nhận xét “thói thường các nhà thơ cổ
điển xưa ưa nói đến thiên nhiên vũ trụ, đến tha nhân mà ít nói về mình. Nguyễn Du
ngược lại, lúc nào cũng như quay nhìn vào nội giới. Mà cái nội giới được Nguyễn Du
chúi mục vào để suy tư chiêm ngưỡng là cái thân phận đang già, nghĩa là đang bị thời
gian tàn phá huỷ diệt” [10, 213]. Nhà thơ không dễ dàng gì để có được cái nhìn tươi
sáng về cuộc đời mặc dù hơn ai hết trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đã bộc lộ sâu sắc
những suy tư về cuộc đời, về lẽ sống. Một đời ông sống trong cảnh phiêu dạt hết nơi
này đến nơi khác, anh em li tán, quê nhà xa cách.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên (Quỳnh Hải ngun tiêu)
( Chốn non Hồng khơng cịn nhà, anh em tan tác,
Đầu bạc nhiều giận nỗi ngày tháng trơi. )
Nhìn về bản thân và cuộc đời mình, nhà thơ chỉ thấy cơng danh chưa làm nên
tích sự gì mà thân đã suy yếu, tóc bạc phơ trước gió chiều
Sinh vị thành danh thân dĩ suy.
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy.

( Tự thán I )

( Sống chưa làm nên danh, thân đã suy yếu
Tóc bạc phơ phơ, gió chiều thổi )
Một con người luôn sống trong tâm trạng của kẻ lỡ giở, bức bách “hư (văn) kiếm
(võ) đều không thành, sinh kế bức bách”. Nguyễn Du chưa bao giờ thi vị hoá cuộc đời.



14

Hiện thực đã đưa lại cho nhà thơ một cái nhìn thâm trầm, kín đáo. Là người khơng hề ảo
tưởng trước cơng danh quyền lợi, ơng thấm thía hơn ai hết “Nhân sinh quyền lợi thành
vô vị”. Nguyễn Du thương cho kiếp người và cũng là tự thương cho đời mình “Kim cổ
thuỳ năng phá thử mê” (Xưa nay ai có thể phá được cái mê muội ấy). Suốt đời ông luôn
phải lo những nỗi lo rất hiện thực, đó là chuyện cơm áo đời thường, là bệnh tật và đói
rét. Nguyễn Du là một chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đầy ba động, vừa là nạn
nhân của hồn cảnh ấy: “Tảo hàn dĩ giác vơ y khổ” (Rét sớm mới biết cái khổ không
áo).
Là một “trệ khách”- người khách xa nhà lâu ngày nhà thơ thấm thía: “ Nhân đáo
cũng đồ vô hảo mộng” (Người đến bước đường cùng lấy gì mộng đẹp). Nhà thơ đã phải
tự trào một cách chua xót khi đói rét phải ngửa tay xin người bát cơm, phải nhận lấy
lòng thương hại của kẻ khác. Ý chí của người xưa dẫu chết không cần đấu gạo nhà Chu
nay đã thành chuyện hão. Quả là: “Nợ áo cơm phải trả đến hình hài” (Cao Bá Qt).
Nhà thơ khơng ngờ mình lại trở thành kẻ khất thực:
Văn tự hà tằng vi ngã dụng ?

Cơ hàn bất giác thụ nhân liên

(Khất thực )

( Văn chương chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta?
Khơng dè đói rét phải nhận lịng thương hại của người)
Nguyễn Du cịn đâu hứng thú để ngắm nhìn ngâm ngợi phong nguyệt tuyết hoa
như bao tao nhân mặc khách xưa khi “Bạch đầu sở kiến duy uy thực” (Đầu bạc chỉ lo
chuyện cơm áo) khi gia cảnh của nhà thơ túng quẫn ở nơi quê hương Hồng Lĩnh nắng
hạn lâu ngày, việc nhà nông bị bỏ bê:
Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng ( Ngẫu hứng IV)
( Mười miệng trẻ đói mặt cùng xanh như rau)

Nhìn vào cuộc đời cá nhân và gia cảnh như thế làm sao Nguyễn Du có thể thảnh
thơi, du nhàn. Cuộc đời trôi nổi nơi dặm khách, vợ con đói khổ, tình cảnh nhà thơ thật
đáng thương:
Thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc,
Nhất thân ngoạ bệnh đế thành đông. (Ngẫu đề)


15

( Mười miệng kêu đói ở phía bắc Hồnh Sơn
Một thân nằm bệnh ở phía đơng Hồng thành)
Dù được sinh trưởng trong một gia đình thế gia vọng tộc bậc nhất đế đô xưa
nhưng nay tất cả đã trở thành dĩ vãng, trước mắt nhà thơ chỉ là:
Táo đầu chung nhật vơ n hoả,
Song ngoại hồng hoa tú khả xan (Tạp ngâm II)
( Bếp núc suốt ngày khơng khói lửa,
Hoa cúc vàng ngồi cửa sổ, tươi đẹp tưởng có thể ăn được)
Thời đại Nguyễn Du là thời đại của rất nhiều biến cố lớn lao. Con người khơng
cịn tin tưởng vào một đế chế, một triều đại “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”
được nữa. Đó là thời những giá trị của Nho giáo bị nghi ngờ, bị khủng hoảng một cách
khủng khiếp buộc con người phải nhìn thẳng vào hiện thực trước mắt. Nhà Nho thực sự
bị vỡ mộng. Nguyễn Du cũng bộc bạch gan ruột của mình một cách chân thành và chua
xót:
Cơ Trúc cao phong bất khả tầm. ( My trung mạn hứng)
( Phong cách cao thượng của Bá Di Thúc Tề nước Cơ Trúc khơng thể tìm)
Hiện thực nghiệt ngã nhiều lúc buộc con người phải toan tính, thậm chí phải thực
dụng nữa:
Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận,
Hà sự mang mang thân hậu danh. ( Hành lạc từ I )
(Được mất trước mắt cịn khó biết

Việc gì bận tâm đến cái danh xa xơi sau khi chết)
Nguyễn Du xót xa cho cái sự học, cho văn chương chữ nghĩa, cả một đời từ phú
chỉ là vô ích, sách đèn đầy giá chỉ làm cho con người thêm mụ mị mà thôi. Trong con
mắt nhà thơ, cuộc đời trở nên một chớp mắt hư khơng, một thống chốc:
Trần thế bách niên khai nhãn mộng (La Phù giang thuỷ các độc toạ)
(Cuộc đời trăm năm trên trần thế chỉ là giấc mộng vừa mở mắt)
Ơng nhìn thấy cơng danh như cánh chim bay qua trước mắt, cái danh hão, bọt
bèo đều tiêu trầm “Phù thế công danh khai điếu quá”. Ông cảm nhận một cách sâu sắc


16

vinh hoa chỉ là ảo mộng, chẳng khác gì người mặc áo gấm đi đêm “Dạ tú vinh hoa thân
ngoại huyến”. Trong khi đó đời người thật ngắn ngủi, chóng vánh:
Hảo hoa vô bách nhật
Nhân thọ vô bách tuế

( Hành lạc từ II)

( Hoa đẹp chẳng trăm ngày
Người thọ chẳng trăm tuổi)
Phú quý trước mắt như áng phù vân, chỉ để người đời nay cười người đời xưa.
Kết cục của một đời người chỉ là nắm xương vùi đất. Có lúc Nguyễn Du tự hỏi:
Kim nhân bôn tẩu hà phân phân ? ( Hành lạc từ II)
( Người nay sao cịn chạy vạy bơn chơn? )
Quả thực làm sao biết được ngày mai rồi sẽ ra sao, câu chuyện họp mặt uống
rượu thưởng hoa vào ngày tết trùng cửu dưới gị tây là câu chuyện hão huyền vơ tích sự:
Bách tuế vi nhân bi thuấn tức,
Mộ niên hành lạc tích tu du.
Ninh tri dị nhật tây lăng hạ,

Năng ẩm trùng dương nhất trích vơ ? (Mạn hứng)
Nguyễn Du chỉ thấy xưa nay chỉ là một nỗi sầu miên man không dứt:
Kim cổ nhàn sầu lai tuý hậu ( Dạ toạ)
( Nỗi buồn man mác về xưa nay, lại đến sau khi say.)
Mệt mỏi trên đường danh lợi, có lúc Nguyễn Du tự hỏi:
Phù thế thao thao tử tuẫn danh,
Hối đầu thuỳ khẳng niệm ngộ sinh (Nhị Sơ cố lý)
(Cuộc đời trơi nổi, thói đời suy kém bao người chết vì danh,
Mấy ai chịu quay đầu nhìn lại mà lo cho cuộc sống của mình.)
Soi ngắm cuộc đời mình, soi ngắm nhân tình thế thái, nhà thơ đã có lúc bng
xi, buồn chán. Và như một tất yếu ông hướng tới tơn giáo như một sự cứu vớt cõi
lịng, tìm kiếm nơi an tịnh cho chút lòng trong cơn dâu bể:
Phù lợi vinh danh chung nhất tán


17

Hà như cập tảo học thần tiên. (Mộ xuân mạn hứng)
( Cái lợi bọt bèo, cái danh tươi tốt cuối cùng đều tiêu tan,
Sao bằng kịp thời sớm theo học đạo thần tiên.)
Hướng tới tơn giáo, nhà thơ có được cái bình an cõi lịng, cái nhìn sâu thẳm
mang màu sắc tâm linh hướng nội, với một tấm lòng thường định:
Mãn cảnh giai không hà hữu tướng ?
Thử tâm thường định bất lý thiền,
Đại sư vô ý diệc vô tận,
Phủ thán thành trung đa biến thiên. (Đề Nhị Thanh động)

(Mọi cảnh đều là khơng, thì làm gì có tướng/ Tâm này thường định, không xa rời
đạo thiền/ Bậc đại sư (Phật) vơ ý mà cũng vơ lượng/ Cúi nhìn xuống mà than thở cho
bao nhiêu biến thiên.)

Nhưng dù có hướng tới Đạo giáo hay Phật giáo, Nguyễn Du cũng không phải là
một tín đồ trung thành. Tơn giáo như một thứ thuốc an thần dịu vết thương lịng dù có
lúc ông “muốn bỏ thi thư học Lão Trang” (Nguyễn Khuyến). Trước sau Nguyễn Du vẫn
là một đệ tử trung thành của Nho giáo. Con người “có con mắt trơng thấu sáu cõi, tấm
lịng nghĩ suốt nghìn đời” này làm sao có thể xa lánh cuộc đời, thờ ơ với bổn phận làm
một con người, một người cha và cao hơn là một thần dân, một bậc quân tử, dù không
phát biểu một cách thiết tha như Nguyễn Trãi về đạo cương thường, nghĩa vua tơi, tình
phụ tử “Quyền mưu bản thị dụng trừ gian, Nhân nghĩa duy trì quốc thế an” ( Hạ quy
Lam Sơn I). Nếu Nguyễn Trãi luôn mang trong lịng nỗi tiên ưu, đạo vua tơi “Qn
thần nhất niệm cửu anh hồi” (Đề Đơng Sơn tự) thì Nguyễn Du cũng đã sống và làm
theo đạo cương thường:
Thiên địa nhất thân trung dịch hiếu,
Phong trần vạn lý quốc vong gia. ( Đạo tác cửu thú tư qui)
( Một thân trong trời đất lấy trung đổi hiếu,
Mn dặm gió bụi, vì nước qn nhà)
Thơ vịnh vật tỏ chí, gửi gắm triết lý nhân sinh là loại thơ thường gặp trong thơ
trung đại. Thông qua một cảnh vật, một câu chuyện nhà thơ tỏ bày lập trường của mình.


18

Qua đấy thi nhân bộc lộ một cách nhìn nhận, một quan niệm thẩm mỹ. Trong thơ chữ
Hán Nguyễn Du, thơ vịnh vật tỏ chí đã thể hiện một cái nhìn thâm trầm, kín đáo về quan
niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mỹ của tác giả hoà quyện với chất thơ, cảm xúc thơ
sâu lắng. Qua câu chuyện chim công múa, Nguyễn Du đã bộc lộ một cách nhìn, cách
đánh giá độc đáo, sâu sắc. Tác giả đã làm nổi bật nét đối lập giữa hành vi, vẻ bề ngoài
với nội dung, bản chất bên trong. Vẻ đẹp sặc sỡ bề ngồi rất dễ đánh lừa con mắt người
đời. Nó có thể che dấu bao tiềm ẩn khó lường từ bên trong. Bộ lông sặc sỡ, quyến rũ
của chim công che dấu trong nó thứ chất độc chết người. Người đời chỉ khen vẻ đẹp sặc
sỡ của bộ lơng, cịn Nguyễn Du chỉ thấy tiếc cho bộ lông lạ của nó lại che dấu thứ mật

độc chết người. Ở đây cái đẹp được nhà thơ nhìn nhận dưới góc độ cái có ích, cái hữu
dụng. Khơng dừng lại ở đây, qua cách đối sánh với chim hạc biển, Nguyễn Du còn bộc
lộ rõ một quan niệm thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh hết sức sâu sắc:
Hải hạc diệc hội vũ
Bất dữ thế nhân tri

(Khổng tước vũ)

( Hạc biển cũng biết múa
Nhưng không cho người đời biết)
Từ mạch thơ thuật tả chim cơng múa, tác giả đi tới nói chuyện hạc biển, tưởng
chừng như kết cấu của bài thơ “lỏng lẻo” xa chủ đề, nhưng chính thơng qua một kết cấu
khá bất ngờ, tưởng như tuỳ tiện này, qua kết cấu đối lập, gấp khúc đó, Nguyễn Du đã hé
lộ cho người đọc một cái nhìn, một cách đánh giá riêng. Vẻ đẹp của chim hạc biển
chính là vẻ đẹp của sự tiềm ẩn, dấu kín, của cái khiêm nhường, khơng khoe mẽ sặc sỡ,
lộ liễu. Người đời mấy ai thấy được, chiêm ngưỡng được điệu múa của chim hạc biển.
Riêng ta, ta thấy được trong điệu múa của con chim hạc ẩn chứa bao xúc cảm thẩm mỹ
và chính khi con người thấy được vẻ đẹp ẩn kín, khiêm nhường thì cái đẹp mới thật có ý
nghĩa, hiện hữu một cách trọn vẹn. Cũng như nhân cách, tâm hồn con người giữa mn
mặt của đời thường, kẻ chỉ nhìn đời bằng con mắt thờ ơ, bàng quan chắc dễ gì đã thấy,
đã kiếm tìm được kẻ tri ân cho đời mình. Trong tín ngưỡng người phương Đơng, hạc
biển là lồi linh điểu, biểu tượng cho những gì thiêng liêng, cao quý. Đọc ba tập thơ chữ
Hán, ta thấy hiện lên một Nguyễn Du đầy vẻ khiêm nhường mà rất thanh cao như con


19

chim linh điểu kia. Người đời nếu chỉ nhìn Nguyễn Du bằng đơi mắt thường tình dễ gì
thấu hiểu được thi nhân.
Không phải chỉ một lần trong thơ chữ Hán, Nguyễn bày tỏ cái nhìn kín đáo sâu

sắc của mình, chúng ta luôn gặp một Nguyễn Du “lộ diện”, bộc bạch những suy tư, cách
nhìn sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời, về con người. Ở đây tác giả không dừng lại biểu
hiện một quan điểm, một lập trường mà còn bộc lộ một tâm hồn nghệ sĩ giàu cảm xúc
trước cái đẹp, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và nặng trĩu tình đời. Yêu cái đẹp, hướng
tới cái đẹp là cả một nhu cầu, một khát vọng mn đời của con người. Nhưng u hoa
sen và có tấm lòng như nhà nghệ sĩ Nguyễn Du quả là khơng phải ai cũng có được. Mấy
ai u hoa như tình yêu của nhà thơ:
Cộng tri liên liên hoa,
Thuỳ giả liên liên cán.
Kỳ trung hữu chân ti,
Khiên liên bất khả đoạn. ( Mộng đắc thái liên IV)
(Mọi người đều biết yêu thích hoa sen/ Nhưng ai là kẻ yêu thân cây sen?/ Trong thân
cây sen rõ có những sợi tơ/ Vấn vương không thể dứt được.)
Khi quan tâm tới một đối tượng nào, nhà thơ luôn quan tâm tới chân diện của vấn
đề, đó là sự quan tâm của một kẻ đa mang, đa cảm. Con người Nguyễn Du là thế.
Thái chi vật thương ngẫu
Minh niên bất phục sinh (Mộng đắc thái liên V)
( Hái sen chớ làm hỏng ngó
Sang năm sen không sinh lại được.)
Mộng đắc thái liên là chùm năm bài thơ tác giả kể lại, miêu tả tâm trạng của
mình cùng cơ hàng xóm đi hái sen Hồ Tây. Có thể nói đây là một câu chuyện rất nên
thơ, rất lãng mạn, cho nên những câu thơ trên vừa là lời tự bạch của tâm hồn nhà thơ với
chính mình vừa là lời tâm tình với cơ gái hái sen trong cảnh “Hồ thuỷ hà xung dung.
Thuỷ trung hữu nhân ảnh” (Nước hồ sao lai láng. Trong nước có bóng người) Mộng
đắc thái liên I. Bóng người đó là bóng hình thi nhân hay bóng hình cơ gái láng giềng in
hình lung linh trên mặt hồ như bông sen thơm kia? Nhà thơ tinh tế biết bao khi hạ


20


những câu thơ tình tứ “Bất tri lai bất tri, Cách hoa văn tiếu ngữ” (Chẳng biết đến lúc
nào không biết, Cách khóm hoa nghe tiếng cười nói) Mộng đắc thái liên III. Những
câu thơ vừa được trích dẫn trên một lần nữa cho ta khẳng định trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du, dù viết về đề tài gì trong thơ vẫn toát lên một vẻ đẹp tinh tế, lấp lánh tình
yêu cuộc sống, mang hơi thở tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Thơ ông đã vượt qua được
cái khô cứng của chất liệu, của đề tài để đi vào lòng người một cách sâu lắng. Những
bài thơ vịnh vật, vịnh sử của Nguyễn Du luôn đầy ắp niềm yêu thương của nhà thơ
trước cuộc đời.
Cái nhìn sâu sắc, thâm trầm ấy tất yếu sẽ không chỉ mang lại cho người đọc một
thế giới giàu chất thơ, trong cái nhìn về cuộc đời còn thể hiện đầy rẫy nỗi hiểm nguy,
nhà thơ cũng đã đưa lại cho người đọc một cái nhìn tỉnh táo, mang màu sắc phản tỉnh rất
rõ nét. Trước cuộc sống hiểm nguy chốn quan trường danh lợi, thi nhân có lúc phải biết
tự dấu mình. Nguyễn Du nghiệm thấy một chung cục:
Tuấn mã bất lão tử,
Liệt nữ vô thiện chung ( Điệu khuyển)
Và:
Phàm sinh phụ kỳ khí,
Thiên địa phi sở dung

(Điệu khuyển)

Cho nên nhà thơ phải:
Hữu hình đồ dịch dịch,
Vơ bệnh cố câu câu

( Thu chí)

(Có thân hình chỉ vất vả
Khơng bệnh mà lưng lom khom)
Đối với bậc quân tử, tri túc tri chỉ là điều hết sức cần thiết. Nếu ham tiến mà

không biết dừng ắt có ngày bỏ thân. Nguyễn Du thấm thía quy luật “đầy ắt tràn” trong
xã hội phong kiến. Ra làm quan với nhà Nguyễn, đường công danh của ông khá hanh
thơng nhưng trong lịng nhà thơ lúc nào cũng lo âu, trăn trở, bởi lẽ:
Đào hoa mạc tướng đông quân ý,
Bàng hữu phong di tính tối toan (Ngẫu thư cơng quán bích
III)


21

(Hoa đào chớ cậy chúa xn u
Bên cạnh có dì gió tính rất chua ngoa)
Dù biết Gia Long biết tài và trọng dụng nhưng ơng là một trí thức Bắc hà thuộc
vào những kẻ “hàng thần lơ láo” tránh sao được sự nghi kị, hiềm khích:

Thượng uyển oanh kiều đa đố sắc (Tống nhân)
( Những con oanh đẹp trong vườn thượng uyển ghen nhau vì sắc đẹp)
Cái nhìn nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là cái nhìn in
đậm dấu ấn tư duy phân loại, chịu sự chi phối của kiểu tư duy văn học trung đại. Nhà
văn trung đại nhìn nhận, đánh giá hành vi, đạo đức nhân cách con người thường phân
ra: thiện - ác, chính - tà. Nhà văn khơng che dấu thái độ đánh giá đối với từng hạng
người. Khi bàn tới tư duy phân loại trong Truyện Kiều, tác giả Trần Nho Thìn nhận thấy
“Nguyễn Du khơng che dấu thiện cảm dành cho một loại nhân vật khác (...) và càng
thương yêu nhân vật chính diện bao nhiêu, tác giả lại càng căm ghét, khinh miệt nhân
vật phản diện bấy nhiêu” [62, 239]. Thái độ, tình cảm đó của nhà thơ thống nhất với thái
độ, cách đánh giá các hạng người khác nhau trong thơ chữ Hán.
Nhà thơ dựa trên tư duy phân loại để bộc lộ cái nhìn của mình hoặc là thống
nhất, hoặc là đối lập với lý tưởng thẩm mỹ của thời đại để ngợi ca hoặc lên án. Và
“hứng thú lớn nhất khi viết về quá khứ là câu chuyện quá khứ có thể giúp phát biểu khái
qt một cái gì đó có liên hệ mật thiết với những chuyện đời đang diễn ra trước mắt.

Trong thơ vịnh, nhà nho thường nhân dịp đề vịnh nhân vật lịch sử nào đó để thuyết
minh giáo huấn về đạo đức, để bày tỏ quan điểm của bản thân về cuộc đời và xã hội”
[62, 257]. Nhưng viết về đề tài lịch sử trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du không chỉ dừng
lại ở việc thuyết minh, giáo huấn đạo đức một cách chung chung về cuộc đời và tình
người, trong thơ bộc lộ một tình cảm nhiệt thành tha thiết, kính trọng đối với bậc lương
tướng, tơi hiền, bậc thánh nhân liệt nữ, và một thái độ, một cách nhìn khinh bỉ, phê phán
đối với bọn loạn thần tặc tử, bọn tướng giặc xâm lược và loại “gà mái gáy sáng”
Năm 1813 Nguyễn Du phụng mệnh triều đình nhà Nguyễn dẫn đầu đồn sứ bộ
đến Trung Quốc. Trên hành trình tới Yên Kinh, nhà thơ có dịp chứng kiến, tiếp xúc
cảnh vật, con người trên đất nước Trung Hoa, được tận mắt chiêm ngưỡng những danh
thắng, những dấu tích văn hố - lịch sử hàng nghìn năm. Đó là một cơ hội để Nguyễn


22

Du hiểu hơn về cuộc sống nhân dân và tình người, tình đời xưa nay. Với một vốn sống
thực tế hết sức phong phú, một trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ, một cặp mắt nhìn
đời sâu sắc, từng trải, Nguyễn Du đã để lại những bài thơ về lịch sử văn hố, về con
người thấm đẫm tình u thương và ngưỡng vọng. Đối với ông, danh nhân văn hóa hay
bậc hiền thần, tơi trung, giữa nhà thơ với họ dẫu xa cách về thời gian nhưng sự gần gũi
tương đồng về tình cảm, lý tưởng đã đưa tới những cảm xúc gần gũi, chân thành. Cầm
trên tay tập thơ của hai thi nhân Vi Ứng Vật và Lư Chiếu Lân dù người xưa đã khuất
nhưng được đọc thơ, đồng cảm với những xúc cảm thi ca nhà thơ như được gặp hai
người “Thi nhân bất tương kiến, Kiến thi như kiến nhân”. Tình cảm giữa Nguyễn Du
đối với họ cũng như kim và hạt cải dễ cảm ứng với nhau “Chân giới dị tương cảm”. Đó
là một thứ tình cảm tự nhiên nhi nhiên, vượt qua mọi khoảng cách khơng - thời gian.
Trên đường đi gặp di tích Hoàng Sào khởi binh, Nguyễn Du nhận thấy và ngợi ca người
anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa nông dân thời Đường. Ơng tơn xưng Hồng Sào là
bậc đế vương. Vượt qua cái nhìn định kiến giai cấp đối với Hồng Sào cũng như với các
cuộc khởi nghĩa nơng dân thường bị quan lại phong kiến xem là giặc cỏ, là loạn tặc,

Nguyễn Du thấy được vẻ đẹp khí phách anh hùng khác thường của người nghĩa sĩ. Nhà
thơ quả rất bản lĩnh khi đi khen một kẻ nổi loạn chống lại triều đình với một thái độ
ngưỡng vọng thực sự:
Khởi tri Kim Thống Tần Trung đế,
Nãi xuất Tôn Sơn bảng ngoại nhân. (Hoàng Sào binh mã)
( Nào ngờ vua Kim Thống đất Tần Trung
Lại là anh chàng ở ngoài bảng Tơn Sơn)
Thái độ, cách nhìn nhận con người, nhìn nhận lịch sử của Nguyễn Du ở đây
thống nhất với tác giả Truyện Kiều khi ông đã dành những lời lẽ đẹp đẽ nhất ngợi ca Từ
Hải, tôn xưng Từ Hải là đấng, là bậc anh hùng, là người tri kỷ của đời Kiều. Một con
người “Đội trời đạp đất ở đời” và “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, “Nghênh ngang
một cõi biên thuỳ” (Truyện Kiều), con người mang lại cơng lý và chính nghĩa cho số
phận nàng Kiều cũng như mang bao ước mơ và khát vọng của nhân dân sống trong xã
hội phong kiến ngày xưa. Chúng ta có thể khẳng định Hồng Sào và Từ Hải thể hiện lý
tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du, chỉ có khác mỗi điều là do đặc trưng thể loại trữ tình


23

nên hình tượng Hồng Sào hiện lên chưa trọn vẹn như chân dung Từ Hải trong Truyện
Kiều. Ngẫm suy về bản chất hẹp hòi, đố kị của giai cấp phong kiến xưa nay, Nguyễn Du
rút ra bài học lịch sử sâu sắc:
Ngộ quốc mỗi nhân câu hạn lượng,
Cùng thời tự khả biến phong vân (Hoàng Sào binh mã)
( Lầm lỡ việc nước chỉ vì câu nệ hẹp hịi,
Người ta đến lúc cùng có thể làm biến đổi gió mây)
Nguyễn Du khơng những đồng tình với hành động đứng về dân đen của bậc
nghĩa sĩ chống lại triều đình, ơng cịn thấy được sức mạnh vơ dịch “có thể làm biến đổi
gió mây” ở con người này.
Nhất quán trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là cái nhìn trân trọng, đồng cảm với số

phận những con người tài hoa bất hạnh, những nhân cách, tâm hồn cao đẹp bị vùi dập,
đố kị. Thăm nhà cũ Liễu Từ Hậu ở Vĩnh Châu, ông tưởng nhớ tới tài trí của người xưa người đã có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển văn xuôi Trung Quốc nhưng đã bị bọn
nịnh thần hãm hại. Liễu Tử Hậu phải nhận lấy cái chết bi thảm nơi đất khách quê người.
Người lữ khách Nguyễn Du thấy như trong câu chuyện của người xưa với số phận của
kẻ tha hương là chính mình có những mối tương cảm đặc biệt. Nguyễn Du nhắc tới tài
năng của người thiên cổ để rồi tự vận vào mình:
Tráng niên ngã diệc vi tài giả
Phải chăng Nguyễn Du nhận ra lẽ tài mà vô dụng như một chung cục tất yếu của
cổ kim?. Thời trai trẻ với bao hoài bão lớn lao, nay cũng tiêu ma theo gió chiều thu tới.
Nguyễn Du khơng có được cái lạc quan “hữu tài ắt hữu dụng”, khơng có được khí phách
trượng phu như cây Tùng của Nguyễn Trãi “Tài đống dương cao ắt cả dùng” (Tùng).
Trải đời nhiều, cái nhìn của Nguyễn Du về con người, về số phận cá nhân càng thêm
cay đắng. Viết về những danh nhân văn hoá, nhà thơ đặc biệt dành tình cảm nồng hậu
tha thiết đối với Khuất Nguyên - một nhà thơ, một nhân cách suốt đời Nguyễn Du
ngưỡng vọng, kính phục. Người xưa dẫu đã xa cách 2000 năm nhưng hương thơm của
tâm hồn cố nhân như còn thoảng đâu đây cùng hoa lan hoa chỉ. Nguyễn Du đánh giá rất
cao trước tác của tiền nhân: “Sở Từ vạn cổ thiện văn chương” (Sở Từ mãi mãi là áng
văn tuyệt tác của muôn đời). Nhà thơ gọi Khuất Nguyên là người “độc tỉnh”. Tỉnh một


24

mình trong khi cả triều đình u mê, là kẻ “cô trung” (Người trung thần ôm mối hận cô
độc) và xót thương cho kiếp đời tài hoa, tâm huyết của người thiên cổ. Nhà thơ day dứt
trước nỗi đau nhân tình.
Thiên cổ thuỳ nhân liên độc tỉnh
Tứ phương hà xứ thác cô trung ? (Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu II)
( Nghìn xưa, có ai thương người một mình tỉnh táo,
Bốn phương có chốn nào gửi được tấm lịng cô trung ? )
Nguyễn Du day dứt băn khoăn cho người xưa bao nhiêu ơng càng buồn lịng cho

thế thái nhân tình bấy nhiêu:
Cận thời mỗi hiếu vi kỳ phục,
Sở bội tiêu lan cánh bất đồng.
( Gần đây, mỗi khi người ta thích trang phục lạ,
Thì thứ hoa tiêu, hoa lan họ đeo chẳng giống ơng chút nào.)
Tình cảm Nguyễn Du dành cho Khuất Nguyên vô cùng sâu sắc, tất cả dồn nén
vào bài Phản chiêu hồn. Nhà thơ làm bài thơ này để luận chiến với Tống Ngọc, tranh
biện với ý kiến người xưa khi Tống Ngọc làm bài chiêu hồn Khuất Ngun trở về. Dưới
góc nhìn của Nguyễn Du, nhân gian đầy rẫy bọn quỷ quái, bốn phương tám hướng
khơng cịn chốn tựa nương, hồn làm sao có thể trở về, đến cả “lên trời xuống bể” cũng
chẳng được nữa huống chi một mảnh đất như thành Yên Sính, dẫu thành qch cịn đó
nhưng chủ nhân của nó đã khác xưa. Nếu trở về chỉ thêm đau lòng thi nhân. Chúng là
những kẻ vênh váo, ăn nói bắt chước hiền thần xưa như ông Cao ông Quỳ thời Nghiêu
Thuấn nhưng trong bụng chứa đầy nọc độc. Bản chất thâm hiểm của chúng thật đáng
rùng mình:
Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di ! (Phản chiêu hồn)
(Họ che dấu nanh vuốt và nọc độc,
Nhưng cắn xé thịt người ngọt xớt như đường)
Nói chuyện, tranh luận với người xưa cũng là cách đặt vấn đề của nhà thơ về đời
nay ông đang chứng kiến. Hiện thực đương thời khơng gì khác :


25

Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu
Chỉ hữu sấu tích, vơ sung phì. (Phản chiêu hồn)
(Hồn khơng thấy mấy trăm châu ở Hồ Nam đó sao?
Chỉ có những người gày gị, khơng ai béo tốt. )
Những câu thơ kết của bài Phản chiêu hồn đã khái quát triệt để hiện thực đương

thời:
Hậu thế nhân nhân giai Thượng quan,
Đại địa xứ xứ giai Mịch La
Ngư long bất thực, sài hổ thực,
( Đời sau người đều là Thượng quan,
Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La.
Cá rồng chẳng nuốt, hùm sói cũng ăn )
Cái nhìn dẫu mang màu sắc cực đoan nhưng từ đây tốt lên một nỗi lịng đau đáu
đau đời của Nguyễn Du. Thương cho hồn Khuất Ngun nhưng ngay chính Nguyễn Du
cũng khơng biết làm sao bây giờ
Hồn hề! hồn hề! nại hồn hà?
( Hồn ơi! Hồn ơi! Hồn làm thế nào ? )
Nguyễn Du không có câu trả lời, thời đại ơng cũng khơng thể có lời giải đáp. Bi
kịch của một nhân cách lớn lao cũng là bi kịch của cả thời đại. Quả đúng là “Cha ông
xưa đấm nát tay trước cửa cuộc đời, cửa vẫn đóng và đời im ỉm khố” (Chế Lan Viên)
Hiểu thấu nỗi cô trung của Khuất Nguyên, cõi lòng nhà thơ nước Sở, Nguyễn Du
đã phản bác lại lời bàn của Giả Nghị khi ông cho rằng Khuất Ngun “sao khơng trải
chín châu mà tìm vua, hà tất ôm lấy mối cô độc?”. Đứng trên lập trường chính thống
Nguyễn Du cho rằng: liệt nữ không thờ hai chồng, kẻ trung thần khơng thờ hai dịng họ,
lẽ đâu lại đi tìm vua ở chín châu. Và hơn thế Nguyễn Du hiểu tấm lịng suốt đời vì dân
vì nước của Khuất Nguyên chứ đâu chỉ là câu chuyện chọn chủ để thờ! Người khác đâu
hiểu được nỗi niềm sâu kín, thiết tha ấy của Khuất Nguyên. Tấm lòng Khuất Nguyên
được Nguyễn Du ví trong như nước Sơng Tương, Chương Phú Hoài Sa trong Cửu
Chương “thiên thu vạn thu trong thấy đáy” trường tồn cùng nhật nguyệt. Nguyễn Du so


×